Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Ninh Thuận Lớp 10.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.56 MB, 89 trang )

lOMoARcPSD|29238390

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Th

án g

2
03– 20

Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()

NINH THUẬN

3

TỈNH


lOMoARcPSD|29238390

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN HUỆ KHẢI – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên)
NGUYỄN ANH LINH – NGUYỄN THỊ HIỂN (đồng Chủ biên)
NGUYỄN THỊ LƯU AN – VŨ ĐÌNH BẢY – NGUYỄN ĐỨC HOÀI
NGUYỄN THỊ XUÂN LỘC – HOÀNG MINH PHÚC
VÕ VĂN THẬT – PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT – TRẦN THỊ THANH VÂN


TỈNH

NINH THUẬN
10

Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

MỤC TIÊU

Yêu cầu cần đạt sau mỗi chủ đề.

KHỞI ĐỘNG

Giúp các em tạo tâm thế, hứng thú và kết nối với
chủ đề.

KHÁM PHÁ

Giúp các em quan sát, tìm hiểu,… để phát hiện và
trải nghiệm những điều mới.

LUYỆN TẬP

Giúp các em luyện tập và thực hành những điều
vừa khám phá được.


VẬN DỤNG

Giúp các em vận dụng những nội dung đã học
vào thực tiễn.

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng
các em học sinh lớp sau.

2
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung giáo dục địa phương của Chương trình
Giáo dục phổ thơng năm 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức biên soạn
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Thuận – Lớp 10. Tài liệu gồm các chủ đề về:
Địa lí, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kinh tế và pháp luật, Công nghệ. Mỗi chủ đề được
thiết kế qua các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng nhằm
tạo điều kiện giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập, khả năng sáng tạo,
đồng thời hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học cũng như định hướng
nghề nghiệp trong tương lai.
Với tính chất đồng hành, hỗ trợ, chúng tôi hi vọng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh
Ninh Thuận – Lớp 10 sẽ đồng thời giúp các em phát triển các phẩm chất và năng lực
của bản thân, vừa cụ thể hố tình u q hương bằng những suy nghĩ, hành động
và việc làm cụ thể; góp phần xây dựng quê hương Ninh Thuận phát triển bền vững,
hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; hội nhập sâu rộng với các khu vực, vùng miền

trên cả nước.
Chúc các em có những trải nghiệm bổ ích cùng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh
Ninh Thuận – Lớp 10.
CÁC TÁC GIẢ

3
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

MỤC LỤC
Hướng dẫn sử dụng sách .............................................................................................................2
Lời nói đầu .........................................................................................................................................3
CHỦ ĐỀ 1. CÁC DÂN TỘC TRÊN QUÊ HƯƠNG NINH THUẬN ..........................................5
CHỦ ĐỀ 2. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
Ở NINH THUẬN ...................................................................................................... 13
CHỦ ĐỀ 3. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU VỀ VĂN HOÁ CHĂM
Ở TỈNH NINH THUẬN .......................................................................................... 25
CHỦ ĐỀ 4. MỘT SỐ CA KHÚC TIÊU BIỂU VIẾT VỀ TỈNH NINH THUẬN ....................... 38
CHỦ ĐỀ 5. LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH NINH THUẬN ....................................... 43
CHỦ ĐỀ 6. CƠ CẤU CÁC NGÀNH KINH TẾ.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH NINH THUẬN ..................... 50
CHỦ ĐỀ 7. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH NINH THUẬN ...................................................... 61
CHỦ ĐỀ 8. CÂY TRỒNG ĐẶC TRƯNG VÙNG KHÔ HẠN ................................................... 73
Bảng tra cứu thuật ngữ .............................................................................................................. 85

4
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()



lOMoARcPSD|29238390

CHỦ ĐỀ 1:

CÁC DÂN TỘC TRÊN QUÊ HƯƠNG NINH THUẬN
MỤC TIÊU
– Nêu được thành phần dân tộc theo dân số tại tỉnh Ninh Thuận.
– Trình bày được một số phong tục, tập quán và các hoạt động kinh tế của một số
dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
– Nêu được vai trị của các dân tộc trong q trình xây dựng và phát triển quê hương
Ninh Thuận nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình 1, hình 2, em hãy chọn các từ phù hợp với chỗ trống trong câu bên
dưới (Việt, Chăm, Raglai, Cơ Ho, Chu Ru, cồng, chiêng, mã la, trống).

Hình 1.

Hình 2.

Đồng bào ..............?.............. ở tỉnh Ninh Thuận đang biểu diễn nhạc cụ ..............?..............

KHÁM PHÁ
1. Thành phần tộc người theo dân số tại tỉnh Ninh Thuận
Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 34 dân tộc cùng sinh sống;
trong đó các dân tộc chiếm số lượng dân cư đơng hơn các dân tộc còn lại là người Kinh
(Việt), người Raglai, người Chăm, người Hoa, người Cơ Ho và người Nùng. Tổng số dân
toàn tỉnh là 593 644 người, người Kinh (Việt) chiếm 75,58% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc
thiểu số chiếm 24,42% dân số tồn tỉnh, trong đó: dân tộc Raglai chiếm 11,92%; dân tộc

Chăm chiếm 11,43%; các dân tộc thiểu số khác chiếm 1,07%.
(Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh Ninh Thuận
thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050)
5
Downloaded by Hồng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

Em có biết?
Người Kinh (Việt) ở Ninh Thuận đến định cư từ nhiều vùng, nhiều địa phương khác nhau
theo quá trình khai hoang ruộng đất bằng đường bộ của nơng dân và bằng đường biển của
ngư dân. Người Việt ở tỉnh Ninh Thuận đến nhiều nhất là từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú n, Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Cư dân Việt xây dựng được
hệ thống làng xã và một vùng văn hoá có được như ngày hơm nay là cả một q trình vất vả,
cực nhọc vật lộn với thiên nhiên của biết bao thế hệ.
Đồng bào Raglai là một trong năm tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam. Tên tộc
người được các tài liệu phiên âm bằng nhiều cách khác nhau: Raglai, Radlai, Ranglai, Roglai,...
Người Raglai cư trú ở vùng núi cao ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
Cho đến nay, chưa có tư liệu nào thống kê dân số Raglai trong quá trình lịch sử. Trong các
dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận, người Raglai có số dân khá lớn (đứng thứ 2 sau người Việt).
Dân tộc Raglai cư trú khá tập trung, sống tương đối độc lập ở các triền núi phía tây thuộc 3
tỉnh Khánh Hồ, Ninh Thuận và Bình Thuận, trong đó tập trung đông nhất là ở tỉnh Ninh Thuận
(trên 50%).

?

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nhận xét về thành phần tộc người theo dân số tại
tỉnh Ninh Thuận.


2. Một số phong tục, tập quán và các hoạt động kinh tế của một số dân tộc trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận
a) Một số phong tục, tập quán của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
– Lễ tết người Chăm
Người Chăm hiện nay khơng cịn tổ chức tết năm mới như của người Kinh. Đối với
người Chăm theo đạo Bà La Môn, lễ hội Katê là một lễ hội lớn, mặc dù diễn ra vào giữa
năm Chăm lịch nhưng vẫn được coi như là “tết”. Trong lễ Katê, người Chăm tổ chức phần
hội hè và “ăn tết” cả tháng. Đối với người Chăm Awal (Chăm Bà-ni) và người Chăm I-xlam
cũng vậy, tết Ra-mư-wan (Ra-ma-đan) cũng chỉ là lễ hội có tính tơn giáo, khơng phải là
“tết”, nhưng từ lâu, cộng đồng người Chăm Bà-ni và Chăm I-xlam đã coi nó như là tết
của cộng đồng.
– Hơn nhân của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, nhà gái sẽ chủ động trong việc hôn nhân. Sau
một q trình tìm hiểu nhau, khi đơi nam nữ quyết định đi đến hôn nhân, nhà gái sẽ
cử một ông mai (Ông Janhuk) mang lễ vật sang nhà trai để thưa chuyện và xin nhà trai
định ngày để làm lễ hỏi cưới. Hai bên nhà trai và nhà gái sẽ thống nhất với nhau về cách
thức và thời gian tổ chức lễ cưới. Ảnh hưởng tôn giáo thể hiện qua nghi lễ đám cưới của
người Chăm Bà La Môn và người Chăm Bà-ni có khác nhau:
+ Nghi lễ cưới của người Chăm theo đạo Bà La Môn
Lễ cưới của người Chăm theo quy định phải tổ chức vào buổi chiều thứ tư vào các
ngày chẵn (các số thuộc âm) 2, 4, 6, 8, 10, 12 và 14 của các tháng 3, 6, 8, 10, 11 lịch Chăm
6
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

và phải nhằm vào những ngày hạ tuần trăng (từ đêm trăng tròn đến khi hết trăng).
Đến ngày đã ấn định làm lễ cưới, họ hàng nhà trai tự tổ chức đưa chú rể sang nhà
vợ. Dẫn đầu là ông Inư Amư (cha mẹ đỡ đầu), đi theo sau là chú rể, kế đến là những

người phụ nữ và các thành viên trong họ tộc nhà trai. Khi gần tới nhà cơ dâu, có nhóm
đại diện nhà gái đến đón nhà trai vào nhà. Ông Inư Amư dắt tay chú rể đến phịng cơ
dâu và bàn giao cho nhà gái. Cô dâu giúp chú rể sửa soạn lại trang phục. Sau đó, hai
người cùng ăn một miếng trầu cau mang ý nghĩa cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, đắng cay
trong cuộc sống. Từ đây, chú rể chính thức trở thành thành viên của gia đình nhà gái.
Chú rể và cơ dâu cầm tay nhau bước ra khỏi hơn phịng dâng trầu cau, rượu mời cha mẹ
và tuyên bố khai tiệc cưới.
+ Lễ cưới của người Chăm Bà-ni
Người Chăm Bà-ni có hai hình thức tổ chức lễ cưới. Một là lễ cưới theo tập quán cổ
truyền, hai là lễ cưới theo nghi thức tôn giáo.
Lễ cưới theo tập quán cổ truyền tương tự như lễ cưới của người Chăm Bà La Môn.
Lễ cưới theo nghi thức tôn giáo được tiến hành sau khi tổ chức lễ cưới theo tập quán
cổ truyền ít nhất một ngày. Lễ cưới theo nghi thức tôn giáo tổ chức trong nhà lễ (Kajang)
được dựng lên tại nhà gái. Các nghi lễ cưới do vị sư cả (Pơ Gru) làm chủ lễ. Trong lễ, có hai
em bé mặc trang phục truyền thống Chăm. Theo quan niệm của người Chăm, đây được
coi như là sự hiện diện của hai vị thần Hô Thanh, Hô Thai – con của thánh Ali và Fatimưh
chứng giám. Ngồi bên cạnh cô dâu là một bà lão (Muk Pađam), bà này có nhiệm vụ
“giữ chặt” cô dâu khỏi bị cướp đi. Các thầy Acar làm lễ thành hôn cho cô dâu chú rể bằng
các động tác làm phép và đọc kinh cầu phúc cho hạnh phúc của hai người.

Hình 3. Lễ cưới của người Chăm Bà-ni
7
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

– Nghi lễ nông nghiệp của người Raglai
Người Raglai là cư dân sống bằng nông nghiệp nương rẫy, chủ yếu là phát rừng
làm rẫy, phụ thuộc vào thời tiết và chịu ảnh hưởng tín ngưỡng đa thần của cư dân nơng

nghiệp Đơng Nam Á. Với một vùng khí hậu khơ nóng như Ninh Thuận, các cây trồng
phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, người Raglai cũng có những nghi lễ theo vịng cây
trồng theo chu kì thời tiết mùa vụ nương rẫy như lễ cúng rẫy, lễ hội Mừng lúa mới, lễ
ăn đầu lúa,...
+ Lễ trưởng thành (Pôk Kaya) của người Raglai
Lễ trưởng thành dành cho đứa trẻ khi đã được 15, 16 tuổi. Người Raglai quan niệm
rằng, khi đến tuổi trưởng thành, đã thành một con người và đủ khả năng phạm tội với
thần linh. Vì vậy, lễ này mang ý nghĩa giải tội với thần linh. Bao gồm các thần như Pô
Sun, Pô Ali, Muk Bbuai, Muk Grang và thần Thổ địa. Lễ này phải mời thầy cúng đến làm
lễ. Lễ vật thường thấy là thịt gà hoặc thịt heo, trầu cau, rượu,… được dọn thành 2 mâm.
Một mâm để cúng giải tội, tẩy uế, tống tiễn những điều xấu, một mâm mừng đứa trẻ đã
trưởng thành. Khi đứa trẻ được 18 tuổi, lại phải làm lễ “tháo còng”.
+ Nghi lễ cưới
Người Raglai chịu sự chi phối bởi chế độ mẫu hệ, con gái bắt chồng về nhà mình.
Tuy nhiên, con trai lại chủ động đi hỏi vợ.
Lễ cưới (Bbăk Abu)
Lễ cưới được người Raglai (tuỳ theo từng vùng gọi là Huăk Abu hay Bbăk Abu).
Theo tập tục, lễ cưới phải có 2 con heo (một lớn, một nhỏ) vài chục gà con và sản phẩm
nông nghiệp. Rượu cần là đặc sản quan trọng để đãi khách.
Nhà trai đưa chàng rể và mang lễ vật sang nhà gái. Khi đến nhà gái, nhà trai và
nhà gái trao lễ vật cho nhau rồi làm lễ cúng tổ tiên. Sau lễ cúng, gia chủ sẽ dọn cơm đãi
hai họ và bà con láng giềng đến chúc mừng.
Sáng hôm sau cô dâu chú rể cùng theo họ nhà trai về nhà cha mẹ (chồng). Chú rể
cũng mang cây ná ống tên (cung tên khơng những là vũ khí tự vệ, mà cịn là cơng cụ săn
bắt thú rừng của đàn ơng tộc người Raglai). Cô dâu mang gùi đựng một đùi heo, một ché
rượu cần và một ít gạo. Theo tục đây là quà tặng cha mẹ chồng (nghĩa báo hiếu).
Nhà trai làm heo, gà cúng để trình báo tổ tiên, là con trai đã đi lấy vợ và theo vợ.
Sau lễ cúng nhà trai đãi cơm rượu họ nhà gái, hai họ cùng gởi gắm cô dâu chú rể. Sáng
hôm sau, chú rể theo vợ về ở luôn bên nhà vợ, ăn đời ở kiếp với nhau.


8
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

Em có biết?
Tại Đơng Hải (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận), vào các ngày 20 và 23
tháng 5 âm lịch, ngư dân lại tổ chức lễ hội tại Lăng Ông. Phần lễ cũng gồm nhiều nghi lễ như
lễ rước Ông dưới biển, Cúng tế giao cảm với thần bằng văn tế, vật tế, hát bả trạo hầu Ông.
Nội dung xoay quanh việc ca ngợi công đức cá Ông đã hộ trì cho người đi biển tránh được
cuồng phong bão tố và bội thu. Ngoài các mục tế, hát tuồng, hát bả trạo, đua thuyền,… Lễ hội
Cầu ngư Đơng Hải cịn mang thêm một nét đặc biệt, chính là phần múa siêu, với nội dung là
biểu diễn bài võ Siêu Đao. Bài võ Siêu Đao, dân trong vùng quen gọi bằng Siêu Ơng.

Hình 4. Lễ hội Cầu ngư của người dân các làng biển Mỹ Tân, Khánh Hội, Sơn Hải, Cà Ná

?

Nêu những nét đặc sắc về phong tục, tập quán của một dân tộc (Chăm hoặc Raglai)
mà em ấn tượng nhất.
b) Hoạt động kinh tế của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Các cư dân tại tỉnh Ninh Thuận hiện chủ yếu là nông nghiệp – ngư nghiệp – diêm nghiệp.
Nghề trồng lúa nước phát triển ở đồng bằng. Ngồi ra cịn có cây cơng nghiệp (mía, mì,
thuốc lá); cây ăn trái (nho, táo); cây hoa màu (rau, hành, tỏi); chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu), gia
cầm (gà, vịt đàn). Nghề đánh bắt cá có từ lâu đời, ngồi ra cịn có nghề nuôi cá bè, cá mú, tôm
hùm lồng; tôm thịt, tôm giống rất phát triển.

Hình 5. Cánh đồng muối Đầm Vua (xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải)

9
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

Ngày nay, nơng nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của
tồn tỉnh. Với khí hậu đặc thù, một số cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng cao,
trở thành đặc sản của địa phương có giá trị xuất khẩu như: nho, táo, hành, tỏi, dê, cừu,
hải sản tự nhiên (mực, cá cơm khơ).

Hình 6. Chăn ni cừu (huyện Ninh Hải)

Hình 7. Vườn nho (huyện Ninh Hải)

Nghề thủ công ra đời từ rất sớm và phát triển ở nhiều nơi như nghề dệt thổ cẩm
ở Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ; nghề gốm ở Bàu Trúc (huyện Ninh Phước); dệt chiếu (thôn
An Thạnh); nghề đan lát song mây tre, đồ gỗ mĩ nghệ ở huyện Bác Ái, Ninh Sơn; chế biến
nước mắm ở các làng ven biển;… Đến nay có một số ngành cơng nghiệp phát triển như
thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá granit), muối cơng nghiệp, mía đường,
khai thác chế biến nông, thuỷ sản. Tỉnh Ninh Thuận là trung tâm năng lượng sạch của
cả nước, một số dự án điện gió ở huyện Thuận Nam, Ninh Hải, Thuận Bắc, Ninh Phước,
Ninh Sơn, Bác Ái.
Em có biết?
Nhà máy điện gió tại tỉnh Ninh Thuận
lớn nhất Việt Nam, đóng tại xã Lợi Hải và
xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh
Thuận kết hợp với nhà máy điện mặt trời
công suất 204 MW; từ đó, hình thành nên tổ
hợp năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện

gió lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam cũng
như khu vực Đông Nam Á. Tổng sản lượng
khai thác hằng năm của tổ hợp năng lượng
điện gió, điện mặt trời tại đây đạt 950 triệu
kWh, tương đương 1 tỉ kWh điện/ năm.

Hình 8. Cánh đồng quạt gió Đầm Nại
(huyện Thuận Bắc)

10
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

?

– Trình bày những nét chính về các hoạt động kinh tế của các dân tộc trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận.
– Nhận xét về vai trò của các hoạt động kinh tế đối với đời sống của cộng đồng các dân
tộc ở tỉnh Ninh Thuận.
3. Vai trò của các dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương Ninh Thuận,
đất nước
Tỉnh Ninh Thuận – mảnh đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống cách mạng và
có nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc, dù trải qua bao biến cố lịch sử, đồng bào
các dân tộc vẫn giữ gìn, tơn tạo và làm phong phú thêm văn hố nghệ thuật. Trong lịch sử
hình thành và phát triển, tỉnh Ninh Thuận đã hội tụ trong lịng mình các dân tộc anh em:
Kinh, Chăm, Raglai, Chu Ru, Cơ Ho, Hoa,... Tất cả các đân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận đã góp phần xây dựng và phát triển quê hương đất nước từ khi hình thành
cho đến nay.

Qua những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, nhiều người con ưu tú của các
dân tộc là những nhà yêu nước chống giặc, chống chế độ hà khắc của phong kiến, thực
dân. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nhiều thanh niên, cán bộ,
chiến sĩ là con em của các đồng bào dân tộc trên vùng đất Ninh Thuận cùng đồng bào
miền Bắc, Trung, Nam đến tham gia hoạt động, chiến đấu đã có những đóng góp to lớn
vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược trên
quê hương Ninh Thuận. Các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là những người con
của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chiến đấu ngoan cường, tiêu biểu như:
anh hùng Đặng Quang Cầm, anh hùng Pinăng Tắc, anh hùng Đặng Chí Thanh, anh hùng
Pinăng Thạnh, anh hùng Nguyễn Trọng Nghĩa, anh hùng Đổng Dậu, anh hùng Huỳnh
Phước, anh hùng Chamaléa Châu, anh hùng Pô Pơr Thị Dú,…
Ngày nay, đất nước hồ bình và phát triển, các dân tộc sinh sống trên quê hương
Ninh Thuận lại có những đóng góp to lớn trên mặt trận chính trị, văn hố, kinh tế,
giáo dục,…
Cơng tác quản lí nhà nước về văn hoá và thể thao tiếp tục có những chuyển biến
tích cực. Nhiều hoạt động văn hố đã đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện với chất
lượng nâng cao. Nhiều cơng trình phục vụ nhu cầu văn hố, vui chơi giải trí được đầu tư
thích đáng. Cơng tác bảo tồn bảo tàng các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được quan
tâm. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố được triển khai rộng khắp
và có 93,4% hộ gia đình, 97% thơn, khu phố và 100% cơ quan, đơn vị được cơng nhận đạt
chuẩn văn hố.
Trên chặng đường hình thành và phát triển của quê hương, các thành phần dân tộc
tỉnh nhà không ngừng phát huy những phẩm chất truyền thống kết hợp hiện đại, phù
hợp với các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
từng bước góp phần xây dựng tỉnh Ninh Thuận phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hố, chính trị, xã hội.
11
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()



lOMoARcPSD|29238390

Hình 9. Quảng trường 16 tháng 4 (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm)

?

Theo em, các dân tộc đang sinh sống trên quê hương Ninh Thuận có những
đóng góp quan trọng nào trong việc phát triển văn hoá của tỉnh?

LUYỆN TẬP
Em hãy hồn thành bảng tóm lược các phong tục, tập quán của các dân tộc sống
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo mẫu:
STT

Tên phong tục, tập quán

Nội dung tóm lược

?

?

?

?

?

?


?

?

?

?

?

?

VẬN DỤNG
Em hãy cùng các bạn trong lớp lập kế hoạch tham dự ít nhất hai lễ hội của các
dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và viết bài thu hoạch sau chuyến đi này.

12
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

CHỦ ĐỀ 2:

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
Ở TỈNH NINH THUẬN
MỤC TIÊU
– Nêu được một số vấn đề chung về di sản văn hoá của tỉnh Ninh Thuận.
– Nêu được thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Ninh Thuận.
– Nêu được một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Ninh Thuận.

– Thực hiện được một số việc làm phù hợp góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hố
ở địa phương.

KHỞI ĐỘNG

Hình 1. Tháp cổ ở tỉnh Ninh Thuận

?

Quan sát hình 1, em hãy cho biết tên gọi của di sản văn hoá này. Theo em, di sản
văn hố đó có những giá trị gì cần được phát huy và bảo tồn?
13
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

KHÁM PHÁ
1. Khái quát về di sản văn hoá của tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là vùng đất có dấu tích của nền văn hố Sa Huỳnh, nơi gìn giữ những
di sản quý báu của nền văn hoá Chăm-pa. Cùng sự đa dạng về địa hình, phong phú về
thành phần dân cư, vùng đất này có nhiều di sản thiên nhiên, di sản lịch sử – văn hoá
đặc sắc, mang dấu ấn đặc trưng của các cộng đồng dân tộc.
a) Xếp hạng
Theo Luật Di sản văn hoá Việt Nam (văn bản hợp nhất – 2013), di sản văn hoá được
phân loại thành di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hố vật thể. Trong đó, di sản vật thể
bao gồm di tích lịch sử – văn hố, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia.
Di sản phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học dân gian, nghệ thuật trình diễn
dân gian, tập quán xã hội, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống và
tri thức dân gian.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tổng số 239 di sản văn hố; trong đó có 65
di sản văn hoá đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp. Cụ thể: có 2 di tích quốc gia đặc biệt,
13 di tích quốc gia (trong đó có 1 danh lam thắng cảnh quốc gia), 5 di sản văn hố phi vật
thể quốc gia, 45 di tích cấp tỉnh.
Di tích quốc gia đặc biệt gồm có:
Di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ
tháp Hoà Lai (huyện Thuận Bắc, tỉnh
Ninh Thuận) và Di tích kiến trúc nghệ
thuật tháp Pơ Klong Garai (thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm).

Hình 2. Tháp Pơ Klong Garai
Em có biết?
Cơng trình cụm tháp Pơ Klong Garai (Ninh Thuận) được xây dựng từ thế kỉ XIII
để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Pan-du-ran-ga (Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay), ngài là
Pơ Klong Garai (1151 – 1205). Cụm tháp Pô Klong Garai bao gồm 3 ngôi tháp, được xây từ
loại gạch nung đỏ sẫm. Tháp Chính là nơi thờ vua; Tháp Cổng và Tháp Lửa là nơi hành lễ
của các vị tu sĩ. Cụm tháp có kiến trúc độc đáo, là nơi linh thiêng đối với cộng đồng người
Chăm. Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Pơ Klong Garai
được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt (năm 2016).
14
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

Di tích quốc gia gồm có 13 di tích: bẫy đá Pinăng Tắc (Phước Bình – Bác Ái), tháp
Pơ Rơmê (Phước Hữu – Ninh Phước), đình Vạn Phước (Phước Thuận – Ninh Phước),
đình Đắc Nhơn (Nhơn Sơn – Ninh Sơn), đình Dư Khánh (Khánh Hải – Ninh Hải), đình
Văn Sơn (Văn Hải – thành phố Phan Rang – Tháp Chàm), đình Thuận Hồ (Phước Thuận –

Ninh Phước), đình Khánh Nhơn (Nhơn Hải – Ninh Hải), miếu Xóm Bánh (Đài Sơn –
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm), đình Tấn Lộc (Tấn Tài – thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm), chùa Ông (Kinh Dinh – thành phố Phan Rang – Tháp Chàm), đình Tri Thuỷ
(Tri Hải – Ninh Hải) và danh thắng Vịnh Vĩnh Hy (Vĩnh Hải – Ninh Hải).

Hình 3. Tháp Pơ Rơmê

Hình 4. Nghi lễ Bỏ mả của người Raglai

Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia gồm có 5 di sản: lễ hội Katê của người Chăm,
nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân,
huyện Ninh Phước), lễ Bỏ mả của người Raglai tỉnh Ninh Thuận (xã Phước Chiến, huyện
Thuận Bắc), lễ hội Cầu ngư, nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn,
huyện Thuận Bắc).

Hình 5. Nghệ nhân gốm Bàu Trúc

Hình 6. Sản phẩm gốm Bàu Trúc

15
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

Em có biết?
Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
là một trong những làng nghề gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á với các sản phẩm gốm
thủ công và kĩ thuật nung gốm độc đáo. Gốm Bàu Trúc là sản phẩm thủ công mang nét
đặc trưng không lẫn với gốm nơi khác. Nguyên liệu làm gốm là đất sét, cát, nước ngọt,

đặc biệt đất sét ở làng Bàu Trúc có độ kết dính cao. Từ một khối đất, người thợ gốm Bàu
Trúc sẽ nặn, tạo hình thành nhiều loại sản phẩm khác nhau, được trang trí phong phú.
Nghệ thuật rắc màu lên áo gốm là cách thức tự do và ngẫu nhiên nhất, độc đáo và rất
sống động.
Chiều ngày 29 – 11 – 2022, di sản “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đã được ghi
danh vào Danh sách Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO.
Di tích cấp tỉnh gồm có 45 di tích, phong phú các loại hình như di tích lịch sử cách
mạng, kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng, kiến trúc nghệ thuật,… Có thể kể ra như đồn
Tà Lú – Ma Ty (Phước Đại – Bác Ái), núi Cà Đú (thị trấn Khánh Hải – Ninh Hải), căn cứ 7 (CK 7)
(Nhị Hà – Thuận Nam), chùa Thiên Tràng (Nhơn Hải – Ninh Hải),…
Em có biết?
Nằm giữa một vùng đồng bằng
rộng lớn của huyện Ninh Hải, núi Cà Đú
từng là căn cứ chống Pháp của nghĩa
quân Cần vương và cũng là cơ sở cách
mạng của nhân dân Ninh Thuận trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hình 7. Núi Cà Đú
Ngày 5 – 12 – 2013, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO ghi danh là
Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Tỉnh Ninh Thuận vinh dự nằm trong
danh sách 21 tỉnh, thành được cơng nhận danh hiệu này.

Hình 8. Tác phẩm biểu diễn trong Liên hoan Đờn ca tài tử
và cải lương tỉnh Ninh Thuận năm 2015
16
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390


Em có biết?
Theo đánh giá của UNESCO, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã đáp ứng được các
tiêu chí đặt ra (được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua giáo dục chính
thức và khơng chính thức tại khắp 21 tỉnh phía Nam, liên tục được tái tạo thơng qua
trao đổi văn hố với các dân tộc khác nhau, thể hiện sự hoà hợp và tôn trọng lẫn nhau
giữa các dân tộc,…). Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ khẳng định sức sống của văn hố
truyền thống Việt Nam trong dịng chảy hội nhập cùng văn hố thế giới.

?

– Dựa vào thơng tin trong bài, em hãy lập bảng thống kê các di sản văn hoá của tỉnh
Ninh Thuận theo mẫu:
Phân loại

Tên di sản

Di sản văn hoá vật thể

?

Di sản văn hoá phi vật thể

?

– Quan sát hình 3, 4, em hãy phân tích những nét đặc trưng của các di sản đó.
b) Giá trị của các di sản văn hoá trên vùng đất Ninh Thuận
Theo dòng thời gian hàng ngàn năm,
bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân tộc
tỉnh Ninh Thuận được kết tinh trong các di

sản vật thể và phi vật thể, lưu truyền đến
hiện tại. Chính vì vậy, các di sản văn hố của
tỉnh Ninh Thuận có nhiều giá trị nổi trội về
văn hoá, giáo dục, du lịch,…
– Giá trị về văn hoá
Ninh Thuận là vùng đất giao thoa của
nhiều nền văn hoá, tạo nên sự phong phú về
lịch sử, văn hoá. Các di sản văn hoá của tỉnh
Ninh Thuận là “bức tranh” phản chiếu bản sắc
văn hoá cộng đồng, là chứng nhân lịch sử,
dấu gạch nối giữa quá khứ – hiện tại.

Em có biết?
Điều 12 – Luật Di sản văn hoá Việt Nam
(văn bản hợp nhất 2013): Di sản văn hố
Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
1. Phát huy giá trị di sản văn hố vì
lợi ích của toàn xã hội;
2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
3. Góp phần sáng tạo những giá trị
văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản
văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu
văn hố quốc tế.

17
Downloaded by Hồng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390


Hệ thống đình, chùa ở tỉnh Ninh Thuận mang phong cách kiến trúc, nghệ thuật,
tôn giáo riêng tồn tại hàng thế kỉ và nay vẫn là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh quan trọng
của cộng đồng. Lễ hội phản ánh đời sống tinh thần đặc sắc, tiêu biểu của cộng đồng các
dân tộc trên địa bàn tỉnh (Lễ hội Cầu ngư của ngư dân vùng biển, Lễ Bỏ mả của người
Raglai, Lễ hội Katê của người Chăm, Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa,…).

Hình 9. Đua thuyền rồng trong lễ hội Cầu ngư của cư dân xã Cà Ná và Phước Diêm
(huyện Thuận Nam)
Đặc biệt, vùng đất này gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chăm,
bao gồm chữ viết, dân ca, nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật
kiến trúc và điêu khắc. Ở đây gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng
trong nhiều thế kỉ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai (Ba Tháp), cụm tháp Pô Klong Garai
và cụm tháp Pô Rơmê.
Tỉnh Ninh Thuận cịn có hai làng nghề truyền thống của người Chăm là làng gốm
Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp, là nơi lưu giữ những nét văn hoá độc đáo của kĩ thuật
chế tác, sản xuất và nghệ thuật trang trí từ đời xưa.
– Giá trị về giáo dục
Các di sản văn hoá ở tỉnh Ninh Thuận là kho tàng lưu giữ tri thức dân gian, phản
chiếu trí tuệ và tâm hồn của các thế hệ đi trước. Đây là nguồn tư liệu đặc biệt để dạy học,
thực hiện mục tiêu “học tập suốt đời” và xây dựng “xã hội học tập”. Giáo dục di sản đã được
đưa vào trường học, trở thành một kênh quan trọng để học sinh có thể hiểu về lịch sử,
văn hố của q hương mình. Từ đó, hình thành trong các em ý thức bảo vệ, giữ gìn và
phát huy giá trị di sản.

18
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390


Hình 10. Du khách trải nghiệm làm gốm tại làng gốm Bàu Trúc
Di tích lịch sử cách mạng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về
đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, lịng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, tự hào về
truyền thống của quê hương. Những di tích tiêu biểu như di tích Đềpơ xe lửa Tháp Chàm
(thành phố Phan Rang – Tháp Chàm), bẫy đá Pinăng Tắc (huyện Bác Ái), đồn Tà Lú –
Ma Ty (huyện Bác Ái), căn cứ 7 (CK 7) (huyện Thuận Nam), cây me Bảo An (thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm),… ghi dấu những chiến công của quân và dân tỉnh Ninh Thuận
trong sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm.
Em có biết?
Di tích Bẫy đá Pinăng Tắc, ở xã
Phước Bình (huyện Bác Ái, Ninh
Thuận) là một trong những di tích
độc đáo, thể hiện sức mạnh, bản
lĩnh của cộng đồng người Raglai
nói riêng và người Ninh Thuận nói
chung. Tên di tích cũng chính là tên
người anh hùng Pinăng Tắc, người
đã biến hàng triệu hòn đá vơ tri
thành vũ khí khiến qn địch khiếp
hãi. Chọn khu vực đồi núi hiểm trở
Hình 11. Bẫy đá Pinăng Tắc
và con đường độc đạo, anh hùng
Pinăng Tắc đã bố trí hệ thống gồm 17 bẫy đá. Mỗi bẫy chứa hàng chục tấn đá nằm trên
đỉnh cao núi cao và sẵn sàng đổ xuống đầu quân địch. Những chiến công hiển hách của
anh hùng Pinăng Tắc và đồng bào huyện Bác Ái (Ninh Thuận) trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước đã đi vào sử sách.

19
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()



lOMoARcPSD|29238390

– Giá trị về du lịch
Văn hoá các dân tộc là một thế mạnh để phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận. Di sản
văn hoá là một “tài nguyên” đặc biệt, độc đáo và hấp dẫn du khách. Dòng sản phẩm du
lịch văn hoá gắn với các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng tơn giáo, trải nghiệm các làng
nghề ở tỉnh Ninh Thuận đã mang lại nhiều lợi thế và giá trị kinh tế, giúp cho người dân
xố đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thiên nhiên cũng ưu đãi
cho vùng đất Ninh Thuận
những thắng cảnh tuyệt đẹp,
trở thành nguồn tài nguyên
thúc đẩy du lịch. Trong đó, đặc
biệt là vịnh Vĩnh Hy, đã được
xếp hạng là Di tích danh thắng
quốc gia (2020).
Hình 12. Vịnh Vĩnh Hy
Em có biết?
Vịnh Vĩnh Hy nằm ở huyện Ninh Hải, cịn có tên gọi khác là Vũng Căng hay Vũng Găng
(Vĩnh Hy có nghĩa là mong muốn việc buôn bán sầm uất, náo nhiệt với nhiều cơ hội,
nhiều may mắn, hướng về một cuộc sống an hồ, vui vẻ, bình n). Vịnh Vĩnh Hy có những
giá trị nổi bật về thẩm mĩ, địa hình, địa thế, hệ sinh thái phong phú,... Địa danh này là
điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch và được xác định là một trong những tuyến
du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận. Danh thắng này đã được Tổ chức kỉ lục Việt
Nam xác lập vào top 10 vịnh đẹp nhất của Việt Nam.

?


Em hãy chọn một di sản văn hố của q hương em và trình bày những giá trị tiêu biểu
của di sản đó.

2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở tỉnh Ninh Thuận
a) Thực trạng
Tỉnh Ninh Thuận nằm ở Dun hải Nam Trung Bộ, cịn nhiều khó khăn về kinh tế,
xã hội nhưng lại “giàu” về văn hoá. Kho tàng di sản văn hoá phong phú, đa dạng, được
tỉnh Ninh Thuận bảo tồn và phát huy với nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít khó khăn.
– Cơng tác bảo tồn di sản
Hệ thống di sản văn hoá của tỉnh Ninh Thuận được lập hồ sơ, kiểm kê, bảo tồn dựa
trên thành tựu của các ngành khoa học – công nghệ hiện đại. Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận
đã có 65 di sản đã được công nhận và xếp hạng các cấp, trong đó có các di sản được xếp
hạng cấp quốc gia. Trong thời gian tới vẫn cịn có các di tích lịch sử – văn hố cần được
bảo tồn, lập hồ sơ khoa học để được xếp hạng.
20
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

Hình 13. Lễ cơng bố và đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
đối với "Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bình Nghĩa" cho xã Bắc Sơn
(huyện Thuận Bắc)
Di sản văn hoá vật thể tại tỉnh Ninh Thuận nổi bật với các kiến trúc nghệ thuật,
tôn giáo tồn tại hàng thế kỉ. Đặc biệt, hệ thống các tháp Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đến nay
gần như cịn ngun vẹn. Thơng qua các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học từ năm
1981 đến nay, các tháp Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã được nghiên cứu, thám sát khảo cổ
học và trùng tu nhiều đợt. Các cơng trình phụ trợ, khn viên của các tháp Chăm được xây
dựng, tôn tạo khang trang.
Bên cạnh đó, cịn có các di tích cấp quốc gia của tỉnh Ninh Thuận được quan tâm tu bổ,

gia cố chống xuống cấp thơng qua nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hố. Một số di tích cấp tỉnh được chính quyền, người dân địa phương, các nhà tài trợ tu bổ
thêm qua các năm bằng nguồn kinh phí của địa phương và nguồn xã hội hố.
Tỉnh Ninh Thuận cịn có hệ thống các lễ nghi, phong tục tập quán, nghề thủ công
truyền thống, văn học nghệ thuật dân gian,... của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Các di sản này được lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế hệ, không ngừng được tái tạo,
kế tục để thích nghi với đời sống cộng đồng. Vì thế, việc bảo tồn các di sản này ở tỉnh Ninh
Thuận được thực hiện rộng rãi trong cộng đồng, chú trọng tới vai trò của nghệ nhân trong
phổ biến, trao truyền và phát huy các di sản.

Hình 14. Dệt thổ cẩm truyền thống của làng Chăm Mỹ Nghiệp
21
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

– Cơng tác phát huy di sản văn hố
Phát huy tiềm năng, lợi thế về hệ thống di tích lịch sử, văn hoá của địa phương,
những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch di sản kết
nối di tích với các danh lam thắng cảnh để thu hút du khách trong và ngoài nước.
Du khách đến với tỉnh Ninh Thuận sẽ được chiêm ngưỡng, khám phá hệ thống các
đền tháp Chăm cổ kính, các đình, chùa có phong cách kiến trúc, nghệ thuật tơn giáo
độc đáo. Du khách được hồ mình vào trong các lễ hội đặc sắc tại di tích, cảm nhận được
bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân tộc. Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm như:
Lễ hội Cầu ngư của ngư dân, Lễ Bỏ mả của người Raglai, Lễ hội Katê của người Chăm,
cụm Nghi lễ Đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc),...
Kết hợp với đó là các tour trải nghiệm tới các làng nghề truyền thống như làng gốm
Bàu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp, làng dệt Chung Mỹ,...
Loại hình du lịch cộng đồng đang từng

bước được nhân rộng ở tỉnh Ninh Thuận.
Đặc biệt, một số làng Chăm truyền thống đã
được khai thác thành địa chỉ lưu trú du lịch,
trải nghiệm sinh thái nhân văn. Đây là nét mới
trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận, thu
hút ngày càng đông người dân địa phương
cùng liên kết, tham gia làm du lịch sinh thái
một cách bền vững. Việc phát huy di sản gắn
với cộng đồng là một hướng đi đúng ở tỉnh
Ninh Thuận. Cộng đồng tham gia thực hành di
Hình 15. Hướng dẫn viên du lịch
sản, góp phần bảo tồn di sản và được hưởng
người Chăm với du khách ở đồng cừu
những giá trị di sản đem lại.
Nhiều năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng được quy chế quản lí, bảo vệ và sử
dụng các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã kêu gọi
các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vào hoạt động bảo tồn và phát huy
các giá trị di tích gắn văn hóa với phát triển kinh tế, văn hoá với phát triển du lịch; thực
hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về di tích, danh thắng dưới nhiều hình
thức như: phim tư liệu, in sách, tờ gấp; mở nhiều cuộc trưng bày triển lãm tại bảo tàng
tỉnh và trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm nhằm phục vụ nhu cầu giáo dục về văn hoá,
vừa phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân trong tỉnh.

?

Em hãy nêu thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố ở tỉnh Ninh Thuận.
b) Khó khăn

– Hệ thống các di tích kiến trúc nghệ thuật, tơn giáo được xếp hạng ở tỉnh Ninh
Thuận có niên đại hàng trăm năm, vật liệu kiến trúc chủ yếu làm bằng vôi, vữa, gỗ nên

dưới sự tác động khắc nghiệt của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của cơng trình,
nguy cơ làm phai mờ dấu tích xưa.
22
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

– Cơng tác trùng tu, bảo tồn di sản có
khi bị sai nguyên tắc, làm cho nhiều thành
phần nguyên gốc của di tích bị xâm phạm,
hư hỏng, nhiều chi tiết chạm khắc đã bị
biến dạng.
– Sự hạn chế về ý thức chấp hành pháp
luật của một bộ phận dân cư, tình trạng các
di vật bị thất thốt, di tích bị lấn chiếm khiến
cơng tác bảo vệ di tích gặp khó khăn.
– Một số di tích ở các địa phương đang
bị xuống cấp nhưng chưa được tu bổ kịp thời
vì thiếu kinh phí; việc thu hút khách du lịch
đến các điểm di tích tham quan cịn nhiều Hình 16. Tháp Hồ Lai ở tỉnh Ninh Thuận
hạn chế.
đang bị đe doạ bởi thời gian và môi trường
– Một số lễ hội, phong tục tập quán, nghề truyền thống có nguy cơ mai một do sự
thay đổi của môi trường sống, tập quán sản xuất và sinh hoạt.
– Một số địa phương, đơn vị cịn thiếu cán bộ chun trách có trình độ nghiệp vụ
làm công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản trên địa bàn. Do vậy, việc phân cấp trực tiếp
quản lí di tích, di sản văn hố cịn nhiều bất cập, chưa phát huy hiệu quả một cách triệt để.
– Sự hạn chế về ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận dân cư (về vấn đề khai
thác di sản, vệ sinh mơi trường,…), tình trạng các di vật bị thất thốt, di tích bị lấn chiếm

khiến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích gặp khó khăn.

?

Em hãy nêu những khó khăn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
ở tỉnh Ninh Thuận.

3. Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Ninh Thuận
Di sản văn hoá là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá, tạo nên những giá trị lịch sử và
bản sắc của đất và người Ninh Thuận. Trong công cuộc xây dựng tỉnh Ninh Thuận thời kì
mới, di sản văn hố được xem là nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố ở tỉnh Ninh Thuận có những biện pháp
cụ thể sau:
– Tăng cường công tác quản lí nhà nước về lĩnh vực di sản văn hố; gắn trách nhiệm
của chính quyền, các tổ chức đồn thể và người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hoá.
– Đẩy mạnh việc nghiên cứu, lập hồ sơ để bảo tồn và giới thiệu những di sản văn hoá
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Chú trọng phát triển các ứng dụng công nghệ số nhằm hỗ
trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan tại các di tích, bảo tàng, các điểm tham
quan du lịch.
– Kết hợp hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá với các hoạt động
phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn. Trong đó, tập trung bảo tồn, phát huy giá trị các di
sản, các cơng trình văn hố có giá trị tiêu biểu, có ý nghĩa chính trị, lịch sử, truyền thống
23
Downloaded by Hồng Minh Hi?u ()


lOMoARcPSD|29238390

đặc sắc để góp phần xây dựng và phát triển văn hố, con người Ninh Thuận vì sự phát

triển chung, bền vững của đất nước.

Hình 17. Các vận động viên lướt ván diều
tại biển Ninh Chử

Hình 18. Chương trình dân vũ đặc sắc
do thiếu nữ Chăm biểu diễn đón mừng
Lễ hội Katê

– Huy động nguồn xã hội hoá, mở rộng nguồn đầu tư về vật lực và tài lực trong công
tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá theo phương châm nhà nước và nhân dân
cùng làm.
– Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, đề cao vai trò của nhân
dân trong việc tham gia quản lí và phát huy giá trị di sản văn hoá.

?

Hãy nêu những biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Ninh Thuận.

LUYỆN TẬP
1. Em hãy lập bảng thống kê các di sản văn hoá của tỉnh Ninh Thuận đã được
xếp hạng theo mẫu:
Xếp hạng

Di tích
quốc gia đặc biệt

Di tích
quốc gia


Di sản
phi vật thể quốc gia

Di tích
cấp tỉnh

Tên di sản

?

?

?

?

2. Em hãy nêu vai trị của cộng đồng trong cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản
ở tỉnh Ninh Thuận.
3. Em hãy cho biết thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở q hương em.
4. Theo em, nhà trường có vai trị gì trong cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hoá ở địa phương.

VẬN DỤNG
Em hãy chọn một di sản văn hoá của tỉnh Ninh Thuận, xây dựng một báo cáo giới thiệu
giá trị của di sản, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị ấy.
24
Downloaded by Hoàng Minh Hi?u ()



×