BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
--------------------
NGUYỄN THỊ HIẾU PHƯƠNG
H
P
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CHO NGƯỜI BỆNH
UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH NĂM 2021
U
H
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8.72.08.02
HÀ NỘI NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
--------------------
NGUYỄN THỊ HIẾU PHƯƠNG
H
P
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CỦA NGƯỜI BỆNH UNG
THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH NĂM 2021
U
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
H
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8.72.08.02
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. BÙI THỊ TÚ QUYÊN
HÀ NỘI NĂM 2021
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện cho tơi tham dự khóa học này.
Tơi muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Bùi Thị Tú Quyên, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập, thực hiện
Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y tế Công cộng đã
giúp đỡ tơi nhiệt tình trong thời gian tơi học tập và thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo, đồng nghiệp tại phòng Quản lý chất
H
P
lượng, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện để tơi
an tâm học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp các khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi được thu thập số liệu để thực hiện Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình và bạn bè, cùng tập thể anh chị em
U
học viên lớp Thạc sỹ Quản lý bệnh viện khóa XII đã động viên khuyến khích tơi rất
nhiều để hoàn thành Luận văn.
H
Cuối cùng, với những phát hiện trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả
đồng nghiệp trên mọi miền đất nước.
Học viên
Nguyễn Thị Hiếu Phương
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ...................................................................... iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1 Một số khái niệm .................................................................................................4
1.2. Nguyên tắc trong chăm sóc giảm nhẹ ..................................................................6
H
P
1.3. Các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho NBung thư trên thế giới và tại Việt Nam
.....................................................................................................................................8
1.4. Nghiên cứu chăm sóc giảm nhẹ cho NB ung thư giai đoạn cuối trên thế giới và
tại Việt Nam .............................................................................................................. 10
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giảm nhẹ .......................... 16
U
1.6 Giới thiệu Khoa Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y dược ....................21
1.7 Khung lý thuyết nghiên cứu ..............................................................................23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 24
H
2.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................24
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................24
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...................................................................25
2.5. Công cụ thu thập số liệu ....................................................................................26
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................27
2.7 Các biến số nghiên cứu .....................................................................................28
2.8. Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................29
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .......................................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 32
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................32
ii
3.2 Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ của NB ung thư giai đoạn cuối tại Bệnh viện Y
dược Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................33
3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho NB ung thư
giai đoạn cuối ............................................................................................................44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 52
4.1. Nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho NB ung thư
giai đoạn cuối tại Khoa Lão, Bệnh viện Đại học Y - Dược, Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2021 ................................................................................................................... 52
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc
giảm nhẹ cho NB ung thư giai đoạn cuối tại Khoa Lão, Bệnh viện Đạo học Y -
H
P
Dược, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 ............................................................... 62
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................... 72
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 74
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76
U
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát nhu cầu về các hoạt động CSGN của NB ung thư và thực
trạng cung cấp các hoạt động CSGN. ....................................................................... 84
Phụ lục 2: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu giành cho Trưởng khoa và Điều dưỡng
H
trưởng ........................................................................................................................ 95
Phụ lục 3: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu giành cho Bác sĩ và Điều dưỡng chăm
sóc trực tiếp cho NB .................................................................................................. 97
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn sâu giành cho cho NB ung thư giai đoạn cuối ............. 99
Phụ lục 5: Biến số nghiên cứu................................................................................. 101
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Acquired Immunodeficiency Syndrome là Hội
AIDS
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BS
Bác sĩ
BV
Bệnh viện
CSGN
Chăm sóc giảm nhẹ - Palliative Care
CTXH
Cơng tác xã hội
ĐD
Điều dưỡng
ĐHYD-TPHCM
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
ĐTV
Điều tra viên
NB
NB
NVYT
Nhân viên y tế
PVS
Phỏng vấn sâu
U
H
P
World Health Organization; Tổ chức Y tế thế giới
WHO
H
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 1. 1: Vai trị của điều trị chăm sóc giảm nhẹ trong tiến trình bệnh ung thư
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3. 1: Thông tin nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=70) ...................32
Bảng 3. 2: Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ của NB ung thư giai đoạn cuối về vấn
đề thể chất theo tuổi (n=70) .....................................................................................33
Bảng 3. 3: Nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ về vấn đề thể chất của
NB ung thư giai đoạn cuối (n=70) ............................................................................34
Bảng 3. 4: Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ của NB ung thư giai đoạn cuối về vấn
H
P
đề tâm lý, tinh thần theo tuổi (n=70) ........................................................................35
Bảng 3. 5: Nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ về vấn đề tâm lý, tinh
thần của NB (n=70) ...................................................................................................36
Bảng 3. 6: Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ của NB ung thư giai đoạn cuối về vấn
đề giao tiếp, mối quan hệ theo tuổi (n=70) ...............................................................38
U
Bảng 3. 7: Nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ về vấn đề giao tiếp, mối
quan hệ của NB (n=70) .............................................................................................38
Bảng 3. 8: Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ của NB ung thư giai đoạn cuối về vấn
H
đề cung cấp thông tin y tế theo tuổi (n=70) ..............................................................39
Bảng 3. 9: Nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ về vấn đề được cung
cấp thơng tin y tế của người bệnh (n=70) .................................................................40
Bảng 3. 10: Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ của NB ung thư giai đoạn cuối về
vấn đề quyền tự chủ theo tuổi (n=70) .......................................................................42
Bảng 3. 11: Nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ về vấn đề quyền tự chủ
của người bệnh (n=70) ..............................................................................................42
Bảng 3. 12: Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ của NB ung thư giai đoạn cuối về
vấn đề tài chính, phúc lợi xã hội theo tuổi (n=70) ....................................................43
Bảng 3. 13: Nhu cầu và hoạt động hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ về vấn đề tài chính,
phúc lợi xã hội của người bệnh (n=70) .....................................................................43
v
H
P
H
U
vi
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Vì vậy để tìm hiểu các hoạt động CSGN cho NB ung thư giai đoạn cuối tại
bệnh viện Đại học Y dược hiện đang thực hiện như thế nào, nhóm nghiên cứu
chúng tơi thực hiện đề tài: “Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho NB ung thư giai
đoạn cuối và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2021”. Với 2 mục tiêu (1) là mô tả thực trạng nhu cầu và (2) yếu tố
ảnh hưởng tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Định lượng
tiến hành thực hiện phỏng vấn 70 NB nội trú về nhu cầu và hoạt động CSGN. Định
tính thực hiện phỏng vấn sâu đối với Lãnh đạo khoa, 02 bác sĩ (BS), 02 điều dưỡng
H
P
(ĐD) và 04 NB ung thư về các yếu tố ảnh hưởng đáp ứng hoạt động CSGN cho NB
ung thư giai đoạn cuối. Phỏng vấn sâu được thực hiện tại phòng riêng, thời gian từ
20-30 phút.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% NB có nhu cầu về quyền tự chủ của NB,
về tài chính, xã hội và giao tiếp, mối quan hệ đều được đáp ứng chăm sóc phù hợp
U
và một phần. Nhu cầu chăm sóc về thể chất thì 100% NB khó thở được đáp ứng phù
hợp. Yếu tố đặc điểm nhân khẩu xã hội học: NB trẻ tuổi, là nữ giới, có trình độ
học vấn cao (từ trung cấp trở lên), chưa kết hôn, ly dị sống một mình có xu hướng
H
đáp ứng các hoạt động CSGN hạn chế hơn. Yếu tố cơ quan chủ quản: Yếu tố
nguồn nhân lực: Hạn chế về nhân lực, áp lực công việc ảnh hưởng tiêu cực. Trình
độ chun mơn, thái độ phục vụ, giao tiếp ứng xử của NVYT ảnh hưởng tích cực
đến nhu cầu của CSGN của NB. Thâm niên cơng tác của các BS, ĐD càng cao thì
càng có ảnh hưởng tích cực. Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất,
trang thiết bị ảnh hưởng tích cực. Hạn chế về thuốc hiện nay chưa đáp ứng được
nhu cầu của NB. Yếu tố chính sách Bộ Y tế, bệnh viện (BV): Chính sách của Bộ Y
tế, của BV là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến đáp ứng nhu cầu CSGN của NB
Khuyến nghị: Đảm bảo nguồn cung ứng thuốc cho NB. Có chế tài động viên,
khuyến khích đối với các NVYT đang cơng tác.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chăm sóc giảm nhẹ
(CSGN - Palliative Care) là các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của
người mắc các bệnh nặng đe dọa cuộc sống và gia đình họ bằng cách phịng ngừa,
phát hiện sớm, điều trị đau và các triệu chứng thực thể, các vấn đề tâm lý và tinh
thần mà NB và gia đình họ phải chịu đựng. Đối với những người mắc những bệnh
đe dọa cuộc sống thì cần phải áp dụng những nguyên tắc về CSGN ngay từ khi chẩn
đoán xác định bệnh cho đến thời điểm cuối đời và hỗ trợ người nhà sau khi người
bệnh (NB) qua đời (1).
H
P
Hiện nay, ở nước ta số lượng NB phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn cuối
còn rất cao và các đối tượng NB ung thư trong giai đoạn muộn và cuối đời hiện
chưa được quan tâm nhiều, những NB này phải trải qua gánh nặng triệu chứng vô
cùng nặng nề vào giây phút cuối đời và thân nhân họ cũng phải chịu đau khổ khi
chứng kiến cái chết của người thân. Hầu hết người dân ở các nước có thu nhập cao
đều có quyền tiếp cận với các hoạt động điều trị CSGN, nhưng đối với NB ở các
U
quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tỷ lệ này cịn thấp. Mỗi năm ước tính có 40
triệu người đang cần CSGN, 78% trong số đó sống ở các quốc gia có thu nhập thấp
H
và trung bình và trong đó có Việt Nam (2).
Dựa vào tỉ lệ bình qn NB cần được CSGN của thế giới thì tại Việt Nam
hiện nay với dân số trên 97 triệu người năm 2020 thì mỗi năm phải có ít nhất
khoảng 365.690 người lớn và trên 15.000 trẻ em cần CSGN. Việt Nam xếp hạng
năng lực CSGN đứng thứ 12 trong số 18 nước Châu Á – Thái Bình Dương. Ngồi
ra, khi xem xét trong bảng xếp hạng thế giới thì hoạt động CSGN của nước ta vẫn
cịn đứng ở vị trí thấp, xếp hạng 58 trên 80 quốc gia tham gia xếp hạng năm 2015
của EIU (Economist Intelligence Unit) và được xếp vào nhóm CSGN - 3a (phát
triển chưa đồng bộ, cịn khu trú) (3).
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho những NB ung thư giai đoạn cuối,
tại BV Đại học Y Dược TPHCM (ĐHYD-TPHCM) vừa đưa vào hoạt động Đơn vị
Chăm sóc giảm nhẹ thuộc khoa Lão, BV ĐHYD-TPHCM(4). Đây là Đơn vị hoạt
2
động điều trị lấy NB làm trung tâm, có sự tham gia của nhân viên y tế, gia đình NB,
nhân viên xã hội… CSGN là một phần quan trọng của chương trình phịng chống
ung thư, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho NB. Tại đây, NB sẽ được điều
trị để giảm nhẹ những đau đớn về thể xác. Ngồi ra, đơn vị cịn phối hợp cùng gia
đình NB, nhân viên thiện nguyện để tư vấn về tâm lý, tín ngưỡng nhằm nâng đỡ về
tinh thần góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho NB.
Thời gian vừa qua dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ
Chí Minh, theo đánh giá có đến 40% NB ung thư giai đoạn cuối đang điều trị chăm
sóc giảm nhẹ tại Đơn vị chăm sóc giảm nhẹ thuộc Khoa Lão, Bệnh viện ĐHYD TP.
HCM (4). Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của NB. Từ việc
H
P
cung cấp dịch vụ y tế trực tiếp, tại Đơn vị sẽ cấp thuốc, khám bệnh, tư vấn cho NB
qua điện thoại. Với mục đích nâng cao chất lượng sống cho NB, đơn vị luôn cập
nhật những liệu pháp mới trong điều trị và chăm sóc cho NB. Tuy nhiên, cho tới
hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá thực trạng các hoạt động
CSGN đang được thực hiện ở Đơn vị chăm sóc giảm nhẹ trong khi đó số lượng
U
người bệnh ngày càng tăng và nhu cầu người bệnh ngày càng đa dạng. Để trả lời
cho câu hỏi thực trạng hoạt động CSGN cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối như
thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động CSNG? Nhóm nghiên cứu
H
chúng tơi thực hiện đề tài: “Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư
giai đoạn cuối và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2021”. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để làm bằng
chứng cho giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cuối đời, và nhu cầu chăm sóc
giảm nhẹ cho NB ung thư giai đoạn cuối khơng cịn khả năng điều trị tại Khoa
Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại hoc Y Dược TPHCM.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư giai đoạn
cuối thơng qua đánh giá đáp ứng nhu cầu từ góc độ đánh giá của người bệnh tại
Bệnh viện Đại học Y dược, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ
cho NB ung thư giai đoạn cuối tại Bệnh viện Đại học Y dược, thành phố Hồ Chí
Minh năm 2021.
H
P
H
U
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về chăm sóc giảm nhẹ
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO (2002): “Chăm sóc giảm nhẹ
là hoạt động cải thiện chất lượng cuộc sống của NB và gia đình NB, những người
đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự ốm đau đe dọa đến tính mạng, thơng
qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận biết sớm,
đánh giá toàn diện và điều trị đau & các vấn đề khác, thể lực, tâm lý xã hội và tinh
thần” (5).
Theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam (2006): “Chăm sóc giảm nhẹ cho NB
H
P
ung thư và AIDS là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự chịu đựng và cải thiện
chất lượng cuộc sống của NB thơng qua phịng ngừa, phát hiện sớm và điều trị đau
những vấn đề tâm lý và thực thể khác, đồng thời tư vấn & hỗ trợ nhằm giải quyết
những vấn đề xã hội và tinh thần mà NB và gia đình đang phải gánh chịu” (6).
Theo tài liệu hướng dẫn thực hành lâm sàng trong ung thư học thì CSGN lấy
U
NB và gia đình là trung tâm, tập trung vào việc kiểm soát hiệu quả cơn đau và các triệu
chứng khác, đồng thời kết hợp với chăm sóc tâm lý, xã hội và tinh thần theo nhu cầu,
tín ngưỡng, văn hóa của NB, cải thiện chất lượng chăm sóc và giảm việc sử dụng các
dịch vụ y tế (7).
H
Có nghĩa là các định nghĩa đều nhấn mạnh về các đặc điểm: (i) Đáp ứng và
làm giảm tất cả các loại tổn thương: thực thể – tâm lý – xã hội – tinh thần; (ii) Nâng
cao chất lượng cuộc sống; (iii) Lấy NB và gia đình làm trung tâm.
Theo WHO thì hoạt động chăm sóc giảm nhẹ bao gồm (5):
Giảm đau và giảm các triệu chứng gây khó chịu: Đánh giá cẩn thận liên tục,
bao gồm cả những chẩn đốn phân biệt; Điều trị tích cực.
Hỗ trợ về tâm lý - xã hội, tinh thần cho bệnh nhân và gia đình: Tìm hiểu các
giá trị, niềm hy vọng và nỗi sợ của NB; Giúp NB và gia đình hiểu được chẩn đốn,
tiên lượng bệnh một cách thích hợp; Hỗ trợ tinh thần để giúp NB và gia đình đối
5
mặt với bệnh tật; Giúp NB hấp hối chuẩn bị trước cái chết nếu thích hợp; Hỗ trợ xã
hội cho NB nghèo.
Tiên đoán và lập kế hoạch giải quyết những triệu chứng tiềm tàng và những
vấn đề tâm lý xã hội có thể xảy ra trong tương lai.
Bảo vệ người bệnh khỏi những can thiệp y tế khơng thích hợp hoặc khơng
mong muốn như những điều trị duy trì sự sống một cách quá mức (5).
Điều trị duy trì sự sống như thở máy, hỗ trợ thơng khí khơng xâm nhập và
lọc máu đang trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Những điều trị này có thể bảo tồn
sự sống nhưng cũng gây đau và khó chịu. Khi những biện pháp điều trị này phổ
biến hơn, trước khi quyết định phải cân nhắc nhiều hơn về mối tương quan giữa lợi
H
P
ích và gánh nặng của những biện pháp điều trị duy trì sự sống đặc biệt cho từng NB.
1.1.2. Khái niệm cơ bản về ung thư
Theo tài liệu “Những khái niệm cơ bản ung thư” của Nguyễn Thụy Liên,
định nghĩa ung thư là một bệnh lý ‘ác tính” của tế bào. Khi bị kích thích bởi tác
nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn, vô tổ chức và khơng tn theo
U
các cơ chế kiểm sốt về sự phát triển bình thường của cơ thể. Đa số NB ung thư
hình thành các khối u ác tính, khác với các khối u lành tính (chỉ phát triển chậm, có
vỏ bọc chung quanh) các khối u ác tính xâm lấn vào các tổ chức lành chung quanh,
H
giống như các rể cây lan tỏa phân nhánh ăn sâu trong đất. Các tế bào của khối u ác
tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các
khối u ở nhiều cơ quan và cuối cùng dẫn đến tử vong(8). Trong y văn, việc phân
loại ung thư cũng có thể chia thành ung thư giai đoạn sớm và ung thư giai đoạn cuối
(giai đoạn muộn)(9).
Theo sách “Ung thư học đại cương” do tác giả Nguyễn Bá Đức thì ung Thư
giai đoạn cuối là tình trạng ung thư đã diễn tiến và khơng thể cắt bỏ hoặc loại trừ
với bất cứ phương pháp điều trị gì. Gồm 2 giai đoạn (9):
1. Khi khối u đã xấm lấn hoặc di cắn đến các cơ quan khác: tùy theo tạng bị
xâm lấn mà sinh mạng sẽ chấm dứt sớm hay muộn. có những tạng vị xâm lấn, di
căn nhưng NB vẫn không bị hạn chế sinh hoạt, ăn – uống – hoặc tham gia công
việc hằng ngày, ví dụ ung thư da di căn gan, phổi…., đôi khi các diễn tiến này kéo
6
dài hang năm hoặc lâu hơn. Triệu chứng chủ yếu trong giai đoạn này là đau hoặc
các triệu chứng do các tạng bị xâm lấn, di căn gây ra nếu thương tổn nhiều (suy
gan, suy hô hấp…)(9).
2. Khi khối ung thư đã xâm lấn, di căn đến các tạng có vai trò quan trọng
trong chức năng sống còn: như thần kinh, hơ hấp, gan, ống tiêu hóa, chức năng tiết
niệu…., khi đó tồn trạng người bệnh sẽ mau chóng suy sụp(9).
Tùy theo các chức năng sống bị ảnh hưởng đến mức độ nào, sự hỗ trợ về y
khoa sẽ can thiệp nhằm giúp NB khơng đau, tiếp tục duy trì chức năng sống cho
đến khi nhiều tạng cùng lúc bị suy yếu, sẽ làm chấm dứt đời sống của NB. Do vậy,
tùy theo loại ung thư, tùy theo các tạng nào bị tổn thương do ung thư lan tràn, sẽ
H
P
làm cho NB có những vấn đề liên quan với các chức năng đó, y học sẽ hỗ trợ bằng
nhiều phương thức, gọi chung là chăm sóc giảm nhẹ(9).
1.2. Nguyên tắc trong chăm sóc giảm nhẹ
Nguyên tắc điều trị bệnh ung thư: Điều trị bệnh ung thư cần dựa vào bản
chất mô bệnh học của mỗi loại ung thư, giai đoạn của bệnh, mục đích của điều trị,
U
thể trạng của NB và nhiều yếu tố liên quan. Có 2 phương pháp điều trị là:
Điều trị triệt căn nhằm giải quyết tận gốc với hy vọng điều trị khỏi bệnh, kéo
dài thời gian sống và hạn chế khắc phục tối đa hậu quả. Mục đích của điều trị này
H
thường áp dụng cho các trường hợp ung thư giai đoạn sớm.
Điều trị tạm thời thường được áp dụng cho NB ung thư trong giai đoạn muộn,
vượt quá khả năng điều trị khỏi bệnh, trường hợp này điều trị giảm đau và giảm nhẹ
triệu chứng để cải thiện chất lượng sống, đồng thời kéo dài tối đa thời gian sống là
tiêu chí chính cho các trường hợp này (11).
Càng điều trị ung thư ở giai đoạn sớm, NB càng có nhiều cơ may khỏi ung
thư. Ở những giai đoạn muộn mục đích của điều trị là làm giảm bớt các triệu chứng,
đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh, việc điều trị nhằm kéo dài cuộc sống
hoặc cải thiện chất lượng sống cho NB ở giai đoạn cuối. Cho đến nay, việc điều trị
ung thư dựa vào 5 phương pháp chính: Phẫu thuật; Tia xạ; Hóa chất; Nội tiết; Miễn
dịch. Tuy nhiên áp dụng phương pháp nào để điều trị có hiệu quả còn tuỳ thuộc vào
7
giai đoạn, vào sức chịu đựng của cơ thể, vào khả năng của cơ sở điều trị và một
phần vào kinh nghiệm của thầy thuốc chuyên khoa(11).
Nguyên tắc trong CSGN theo WHO:
Mục đích của CSGN là giảm đau khổ để cải thiện chất lượng cuộc sống cho
những người bị tổn thương nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe (5). Một số nguyên
tắc CSGN bao gồm: Cung cấp các hoạt động CSGN cho tất cả những người mắc
bệnh đe doạ tính mạng; Giúp cho NB thoát khỏi cơn đau và các triệu chứng khó chịu
khác; Khẳng định chất lượng cuộc sống, coi cái chết là một q trình bình thường;
(5). Khơng cố ý làm thúc đẩy hoặc trì hỗn cái chết của NB; Quan tâm và lồng ghép
chăm sóc các vấn đề về tâm lý xã hội cũng như tinh thần cho NB; Cố gắng đưa ra
H
P
một hệ thống hỗ trợ, giúp NB có một cuộc sống tích cực nhất, độc lập một cách tối đa
cho đến khi cuối đời, nâng cao tính tự chủ cũng như các kỹ năng và kiến thức tự
chăm sóc của NB và gia đình(5). Hỗ trợ giúp gia đình của NB giải quyết với những
khó khăn, kể cả khi NB qua đời; Hỗ trợ NB tăng cường tuân thủ điều trị và làm giảm
các tác dụng phụ của thuốc cho NB; Lấy NB là trung tâm, làm việc theo nhóm chăm
U
sóc đa thành phần, bao gồm cả người có chun mơn và khơng chun nhằm giải
quyết toàn diện các nhu cầu về thể chất, tinh thần và tâm lý xã hội của NB và gia đình
họ kể cả sau khi NB qua đời; Nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần tác động tích
H
cực tới quá trình diễn tiến của bệnh; Cung cấp cho NB sớm được tiếp cận với các
phương pháp điều trị đặc hiệu khác (như hoá xạ trị liệu) nhằm kéo dài cuộc sống cho
NB. Động viên, hỗ trợ về tinh thần cho NB giúp họ hiểu tốt hơn về các diễn biến của
bệnh, các biến chứng và tác dụng phụ trong quá trình điều trị (5).
Ung thư giai đoạn cuối là giai đoạn người bệnh cận kề với cái chết; sau thời
gian điều trị tràn đầy hy vọng “sẽ khỏi bệnh”, “bệnh sẽ thuyên giảm”, họ sẽ bị
khủng hoảng về tâm lý, phải chấp nhận ra đi. Đây cũng là giai đoạn đau đớn về thể
xác và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, với CSGN sẽ giúp giảm bớt triệu chứng,
hỗ trợ tinh thần, … nâng cao chất lượng cuộc sống trong những ngày cuối cùng.
8
1.3. Các yêu cầu, hướng dẫn, quy trình về chăm sóc giảm nhẹ
1.3.1 Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ trên Thế giới
Trên thế giới, CSGN xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước và là hệ
quả của phong trào tế bần ở Hoa Kỳ. Năm 1957, một bệnh viện ở Ohio, Hoa Kỳ đưa
CSGN đến với những NB ung thư giai đoạn cuối và sau khi trải qua hai thập kỷ, với
những nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu ung thư Cleverland, Ohio. Người ta
nhận thấy rằng CSGN có thể kéo dài cuộc sống cho NB ung thư giai đoạn cuối. Ở
Anh, CSGN được công nhận là một lĩnh vực trong y tế vào năm 1987. Ở Australia
và New Zealand, CSGN được biết đến từ những năm 1960 và cả hai quốc gia này
đều có những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực CSGN. Đến năm 1990, trung tâm
H
P
CSGN đầu tiên đã được thành lập. Ở Châu Âu, CSGN đã xuất hiện ở nhiều quốc
gia, các trung tâm đầu tiên được xây dựng tại Na Uy năm 2009 là kết quả của sự
phối hợp nhiều bệnh viện và tổ chức nghiên cứu trên khắp Châu Âu (12).
Năm 2005, Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 58 đã tích hợp đầy đủ dịch vụ
chăm sóc giảm nhẹ vào nghị quyết WHA58.22 nhằm cải thiện cơng tác Phịng ngừa
U
và Kiểm soát Ung thư (13). 16 Nghị quyết này cơng nhận chăm sóc giảm nhẹ là một
thành phần thiết yếu của chăm sóc ung thư tồn diện, ngang bằng với ung thư y tế,
phẫu thuật và xạ trị và kêu gọi các quốc gia thành viên tích hợp đầy đủ chăm sóc
H
giảm nhẹ vào các chương trình kiểm sốt ung thư quốc gia của họ.
Năm 2006, Hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ đã phê duyệt Tuyên bố đồng
thuận của Hiệp hội Ung thư Y tế Châu Âu (ESMO) của Hội Ung thư lâm sàng Hoa
Kỳ về Chất lượng Chăm sóc Ung thư. Tuyên bố 10 điểm này liệt kê các mục tiêu
chung để đảm bảo khả năng tiếp cận và tính liên tục của dịch vụ chăm sóc ung thư
chất lượng cao. Nó bao gồm quản lý cơn đau, chăm sóc hỗ trợ và giảm nhẹ(14).
Trên khắp Hoa Kỳ, các tổ chức đã bắt đầu chính thức tích hợp chăm sóc
giảm nhẹ vào các chương trình ung thư của họ và một số cơ sở thực hành cộng đồng
lớn cũng đang thuê các bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ để nâng cao dịch vụ của họ. Hoạt
động này được phản ánh bởi nhiều chương trình trên tồn thế giới(15).
9
1.3.2 Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam
Hoạt động CSGN được biết đến ở Việt Nam vào năm 2001, nhưng sự phát
triển còn rất chậm và chưa được mở rộng. Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP
ngày 15/05/2003 của Chính phủ, Bộ Y tế cơng bố Quyết định số 2601/QĐ-BYT
ngày 24/07/2006 kèm nội dung “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với NB ung thư
và AIDS”. Với hướng dẫn lâm sàng CSGN quốc gia được Bộ Y tế ban hành và
thực hiện với các hoạt động khởi đầu là đào tạo lâm sàng CSGN cho BS và ĐD khi
các chương trình đào tạo và chuyên gia đầu nghành về CSGN đã có sẵn. Ngồi ra,
cịn sửa đổi các quy định về việc kê đơn thuốc gây nghiện để hỗ trợ cho hoạt động
CSGN. Tất cả các chương trình này đã giúp cho việc thiết lập các hoạt động CSGN
H
P
bắt đầu xuất hiện trong các bệnh viện. Theo Bộ Y tế Việt Nam: CSGN cho NB ung
thư là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự đau khổ và cải thiện chất lượng
cuộc sống của NB thông qua sự phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị đau cũng
như điều trị những vấn đề tâm lý. Cung cấp sự tư vấn và hỗ trợ tập trung vào những
vấn đề xã hội và tâm linh mà NB và gia đình đang phải gánh chịu. Định nghĩa này
U
nhấn mạnh về yếu tố sau:
1. Đối phó lại sự chịu đựng đau đớn bằng cách phịng ngừa và làm giảm nó
bang nhiều biện pháp.
H
2. Tập trung không chỉ vào những vấn đề thực thể mà còn những vấn đề về tâm
lý, xã hội và tâm linh.
3. Nâng cao tối đa chất lượng cuộc sống (6).
Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ ở Việt Nam chú trọng các mục tiêu sau:
Dành cho tất cả những người mắc bệnh đe doạ tính mạng; Tiến hành ngay từ
khi phát hiện bệnh và tiếp tục duy trì trong suốt quá trình diễn tiến của bệnh; Phối
hợp với các biện pháp điều trị đặc hiệu; Tăng cường việc tuân thủ các phương pháp
điều trị đặc hiệu và giảm bớt các tác dụng không muốn của các điều trị đó; Hỗ trợ
NB sống tích cực đến cuối đời; Coi cuộc sống và cái chết là tiến trình bình thường,
khơng cố ý đẩy nhanh hoặc trì hỗn cái chết; Chăm sóc về tâm lý, xã hội là yếu tố
quan trọng trong CSGN; Hỗ trợ NB và gia đình trong thời gian NB đau ốm và khi
qua đời; Xây dựng mô hình chăm sóc giảm nhẹ theo hình thức “Nhóm chăm sóc đa
10
thành phần”, trong đó NB là trung tâm, có sự tham gia của nhân viên y tế, gia đình
NB, nhân viên xã hội, người tình nguyện; Thực hiện tại các cơ sở y tế, gia đình và
cộng đồng (2).
Các hoạt động CSGN nhẹ ở Việt Nam đã được triển khai và chủ yếu được đề
cập tại các trung tâm điều trị ung thư và các bệnh viện bứu lớn. Hiện nay, trên cả
nước có 13 BV và trung tâm có các hoạt động CSGN được ghi nhận. Năm 2001,
BV Ung bướu Hà Nội có khoa điều trị nội trú CSGN đầu tiên tại Việt Nam và tiếp
theo đó là bệnh viện Chợ Rẫy (16). Năm 2011, BV Ung bướu TH.HCM đã khai
trương khoa CSGN, bao gồm các hoạt động chăm sóc nội trú, ngoại trú và tại nhà
cho người lớn và trẻ em (16). BV Đại học Y Dược TP.HCM có khoảng 30 giường
H
P
tại khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ để dành riêng cho NB ung thư giai đoạn cuối và
NB nan y. Đơn vị không chỉ chuyên về điều trị mà cịn tích hợp nhiều liệu pháp
chăm sóc để NB cải thiện sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần. BV cũng đang lên kế
hoạch để cung cấp hoạt động CSGN tại nhà cho NB (17). Trung tâm chăm sóc giảm
nhẹ, Khoa Chống Đau Bệnh viện K cũng rất phát triển với các y, bác sĩ giỏi và
U
nhiều kinh nghiệm. Khoa hiện có hiện có 10 BS (bao gồm 1 tiến sĩ y khoa, 1 BS
chuyên khoa I, 3 thạc sĩ y khoa, 5 BS chuyên khoa định hướng) và 16 điều dưỡng
viên (18). BV đa khoa Cà Mau cũng đã cung cấp hoạt động CSGN cho NB ở cả
H
bệnh viện và tại nhà NB. Điều này giúp giảm mệt mỏi cho NB khi phải đi xa để
điều trị (19).
Chăm sóc giảm nhẹ vẫn cịn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam,
nhưng do nhu cầu về CSGN ở các BV vẫn tiếp tục tăng lên và giá trị của CSGN
cuối đời ngày càng được nhiều người nhận ra, rất có thể các chương trình này sẽ
tiếp tục xuất hiện trên khắp đất nước trong tương lai.
1.4. Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối trên
thế giới và tại Việt Nam
1.4.1 Trên Thế giới
Một nghiên cứu tổng hợp cơ sở dữ liệu từ năm 2000 đến năm 2007 ở Mỹ về
CSGN và thực trạng các hoạt động CSGN đang cung cấp cho NB ung thư tuyến
11
tụy. Kết quả cho thấy chỉ có 5,8% NB được tiếp cận các hoạt động CSGN trong số
54.130 NB ung thư tụy. Tỷ lệ NB được cung cấp các hoạt động CSGN tăng từ 1,4%
năm 2000 lên 7,4% năm 2007 (20). Một nghiên cứu được thực hiện trên toàn quốc
tại Pháp từ năm 2013 đến năm 2015 để đánh giá tỷ lệ NB ung thư tiếp cận được
hoạt động CSGN từ lúc được chẩn đoán cho đến khi tử vong, có 57% NB được tiếp
cận với hoạt động CSGN nội trú. Thời gian trung bình mỗi NB được CSGN cho tới
lúc tử vong là 29 ngày (21). Kết quả của hai nghiên cứu trên cho thấy hoạt động
CSGN ngày càng được coi trọng và NB ngày càng được tiếp cận các hoạt động
CSGN nhiều hơn. Để cung cấp cho người bệnh ung thư dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ
chất lượng cao, nhiều nghiên cứu gần đây tìm cách mơ tả tình trạng và phạm vi hiện
H
P
tại của các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ được cung cấp tại các trung tâm ung thư
quốc gia. Một cuộc khảo sát năm 2015 của Calton và cộng sự đã chỉ ra rằng tất cả
các cơ sở đáp ứng đều có dịch vụ tư vấn nội trú và đa số có phịng khám ngoại trú
để quản lý triệu chứng và chăm sóc cuối đời; tuy nhiên, chỉ 23% có dịch vụ chăm
sóc giảm nhẹ tại nhà và 80% các cơ sở này vẫn báo cáo không đủ năng lực để đáp
U
ứng nhu cầu(22).
Một nghiên cứu khác ở Mỹ năm 2007 về mức độ và các hoạt động CSGN mà
NB và gia đình nhận được trong quá trình điều trị ung thư cho tới cuối đời. Nghiên
H
cứu được thực hiện trên 94.000 NB tại 2066 bệnh viện được lựa chọn trên toàn
quốc(23). Kết quả cho thấy NB và gia đình của NB nhận được các hoạt động trên
năm hạng mục chăm sóc giảm nhẹ chính: chăm sóc điều dưỡng, chăm sóc bác sĩ,
quản lý thuốc, chăm sóc tâm lý xã hội và hỗ trợ chăm sóc cho gia đình NB. Có 22%
NB nhận được các hoạt động CSGN trong 5 hạng mục CSGN chính và có sự khác
biệt rõ rệt giữa các BV trong việc cung cấp các hoạt động CSGN. Một phần ba BV
đã cung cấp cho NB và gia đình từ 1 đến 2 trong số 5 hạng mục CSGN chính, trong
khi đó 300 BV tương đương với 14% cung cấp đủ cả 5 hạng mục CSGN chính.
Ngồi ra, tất cả các hoạt động CSGN mà NB nhận được đều tăng khi kết thúc
nghiên cứu. Trong 8 năm cho thấy hạng mục CSGN được cái thiện tốt nhất là tình
trạng quản lý thuốc opiod điều trị giảm đau và hạng mục hỗ trợ chăm sóc cho gia
đình NB đều tăng 20% từ 39% lên 59%. Kế đến là hạng mục chăm sóc bác sĩ tăng
12
18% từ 21% lên 39%. Chăm sóc điều dưỡng tăng 16% từ 29% lên 45%. Cuối cùng,
hạng mục chăm sóc tâm lý xã hội tăng thấp nhất chỉ tăng 12% từ 59% lên 71% (23).
Nghiên cứu của Tao Wang và các cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tổng
quan dựa trên 50 nghiên cứu với mục tiêu xác định nhu cầu CSGN của các NB ung
thư giai đoạn muộn. Kết quả chỉ ra 3 nhóm nhu cầu chính của NB (1) hỗ trợ thông
tin y tế, (2) hỗ trợ về tâm lý tinh thần và (3) hỗ trợ về thể chất. Trong đó tỉ lệ NB có
nhu cầu hỗ trợ về thông tin y tế ghi nhận giao động từ 4-66,7%. Bên cạnh đó tỉ lệ
NB có nhu cầu hỗ trợ về tinh thần giao động từ 10,1-84,4% và đối với nhu cầu về
thể chất là từ 18-76,3% (24). Trong nghiên cứu này không đề cập đến việc đáp ứng
các nhu cầu của NB.
H
P
Nghiên cứu của Mariame Henis (2018) tại Hà Lan trên 78 NB ung thư cho
thấy có đến 85-91% NB tham gia nghiên cứu có nhu cầu hỗ trợ khi gặp các triệu
chứng nhu đau hay mệt mỏi (25). Hầu hết tất cả NB đều đánh giá việc cung cấp
thông tin và tôn trọng quyền tự chủ của họ là quan trọng. Đa số cũng đánh giá việc
hỗ trợ khi bị các triệu chứng cụ thể là quan trọng, đặc biệt là hỗ trợ khi bị đau. Có
U
đến 49% những người cho rằng việc nhận hỗ trợ khi bị mệt mỏi là quan trọng và
23% những người muốn nhận thơng tin về tiến trình bệnh dự kiến của họ đã không
nhận được điều này hoặc chỉ thỉnh thoảng mới nhận được(25). Nghiên cứu của Eva
H
K. Masel và cộng sự (2016) tại Bệnh viện Đại học Y khoa Vienna. Kết quả cho thấy
NB ung thư đang điều trị tại đây có nhu cầu hỗ trợ về thể chất, cụ thể là quản lý
triệu chứng. Khoảng 35% NB kỳ vọng vào các triệu chứng của họ sẽ cải thiện trong
thời gian điều trị tại đơn vị CSGN của bệnh viện (26). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
đã cung cấp được hầu hết các nhu cầu của NB ung thư, đặc biệt là khía cạnh động
viên, tâm lý và chăm sóc về thể chất. Tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được toàn bộ
nhu cầu của NB (19), (20).
1.4.2 Tại Việt Nam
Tháng 6 năm 2005, Bộ Y tế có nghiên cứu đánh giá nhanh thực trạng CSGN
trên NB ung thư tại 5 khu vực là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh
và An Giang. Kết quả cho thấy rằng: 79,48% NB đã từng phải chịu đựng những cơn
13
đau; 97,43% NB đã từng phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu về thể xác và
87% NB trả lời rằng họ thấy không vui hoặc rất buồn (27). Năm 2006, Bộ Y tế triển
khai và ban hành “Hướng dẫn quốc gia về Chăm sóc giảm nhẹ đối với NB ung thư
và AIDS” cho tới nay cả nước ta đã có nhiều phát triển trong lĩnh vực CSGN.
Cung cấp hoạt động CSGN đối với nhu cầu hỗ trợ thể chất: Nghiên cứu
tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2018) cho biết trong các nội dung CSGN thì nhu cầu
hỗ trợ thể chất có tỷ lệ 32,1% do trong chăm sóc bệnh nhi ung thư, các triệu chứng
thường gặp như sốt, buồn nôn, đau, nôn trớ… được NVYT thực hiện hằng ngày, do
đó nhu cầu hỗ trợ thể chất thấp hơn hẳn các nhu cầu khác (28). Đối với NB ung thư,
đặc biệt là đối với những NB phải dùng hóa chất điều trị thì việc xuất hiện các triệu
H
P
chứng như buồn nôn, nôn, đau đớn, phù… là những triệu chứng rất dễ gặp phải. Vì
thế, NB rất cần hỗ trợ để giảm tình trạng đó, với bệnh nhi ung thư cũng vậy, nhất là
với tác dụng của hóa chất, thể trạng các bé rất mệt mỏi, xanh xao, do đó tỷ lệ nhu
cầu hỗ trợ giảm tình trạng mệt mỏi cao hơn tỷ lệ những nhu cầu khác trong hỗ trợ
thể chất. Do đó việc sử dụng các loại thuốc giảm đau và động viên NB để NB nghĩ
U
đến những điều tích cực để giúp NB phân tán sự chú ý và khuyến khích NB tự
khống chế cơn đau của mình. Hướng dẫn NB nằm tư thế thoải mái để giảm đau. Khi
bị ho khiến đau tăng lên, hướng dẫn NB đặt tay ôm ngực khi ho để giảm đau. Tăng
H
cường giấc ngủ, làm giảm lo lắng cho NB. Thực hiện thuốc giảm đau theo y
lệnh.(29).
Cung cấp hoạt động CSGN đối với chăm sóc tâm lý, tinh thần: Trong các
loại hình hoạt động CSGN mà BN được cung cấp thì chăm sóc tâm lý – xã hội đứng
thứ nhất ở Việt Nam (chiếm 85,6%) (30). Các nghiên cứu về chăm sóc tâm lý – xã
hội trong hoạt động CSGN của NB ung thư có tỷ lệ nhu cầu được chăm sóc rất cao.
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Liên và Lê Thanh Tùng (2019) cho thấy các nhu
cầu giao tiếp xã hội có tỷ lệ giao động từ 62,9% đến 82,4% và các nhu cầu hỗ trợ
tinh thần giao động từ 60% đến 87% (31). Nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Sơn
(2017) trên đối tượng NB phẫu thuật thần kinh cho thấy nhu cầu cần được hỗ trợ
tâm lý là 90,6% và nhu cầu hỗ trợ giao tiếp xã hội là 70% (32). Vì vậy NVYT và
14
người chăm sóc cần thường xuyên thăm hỏi, động viên an ủi NB an tâm điều trị.
Quan tâm diễn biến tâm lý NB để phát hiện bất thường. Giải thích những thắc mắc
của NB để NB không lo lắng.
Cung cấp hoạt động CSGN đối với nhu cầu hỗ trợ quan hệ, giao tiếp của
NB: Nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Sơn (2017) tại bệnh viện Xanh Pôn trên đối
tượng sau phẫu thuật thần kinh, kết quả cho thấy NB có tỷ lệ nhu cầu là gần 70%.
NB thường xuyên ở viện một mình nên họ quan tâm hơn đến những hỗ trợ trong
giao tiếp tại bệnh viện(32). Nghiên cứu của Trần Thị Liên và Lê Thanh Tùng
(2019) tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Về nhu cầu giao
tiếp quan hệ, nhóm nhu cầu cao nhất mà các đối tượng nghiên cứu mong muốn nhất
H
P
là nhu cầu cần sự động viên của người thân và gia đình (82,4%), sau đó là nhóm
nhu cầu được điều dưỡng chăm sóc lắng nghe, quan tâm, chia sẻ (76,3%) (31). Một
số bệnh viện xây dựng câu lạc bộ ung thư, hoặc tự NB liên hệ với nhau tạo thành
một nhóm để nói chuyện chia sẻ với nhau với những người có cùng hồn cảnh.
Điều dưỡng là đối tượng tiếp xúc với NB nhiều nhất cũng thường xuyên dành thời
U
gian thảo luận những vấn đề khó khăn. Khi NB lâm vào hồn cảnh khó khăn, hiểm
nghèo nhất, những NB đều mong muốn phía sau mình là một gia đình hiểu và động
viên để vượt qua khó khăn. Về mặt gia đình là thế cịn trong q trình điều trị bệnh
H
những người gần gũi nhất với NB là các điều dưỡng chăm sóc(31). Người thân và
người chăm sóc NB có thể giúp NB thoải mái nhất có thể trong những ngày cuối
đời. Các bác sĩ và y tá có thể hướng dẫn người chăm sóc từng bước chi tiết dựa trên
tình trạng sức khỏe và những nhu cầu cụ thể của NB.
Cung cấp hoạt động hỗ trợ cung cấp thông tin y tế cho NB: NB ln có
nhu cầu được cung cấp thông tin điều trị. Nnghiên cứu của Trần Thị Liên và Lê
Thanh Tùng (2019) tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình,
cho biết chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nhu cầu này là nhu cầu chẩn đoán bệnh
với 91,8%, tiếp theo là nhu cầu tiên lượng bệnh với 85,3%, nhu cầu được biết
phương pháp điều trị (83,7%), nhu cầu được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp
(83,2%)(31). Kết quả nghiên cứu của Akon Ndiok và Busisiwe Ncama (2018)
15
“Đánh giá nhu cầu CSGN của NB, gia đình sống chung với UT ở một nước đang
phát triển”. Kết quả nghiên cứu của Akon Ndiok cho thấy hầu hết các nhu cầu phổ
biến của NB là thông tin về khả năng điều trị và tác dụng phụ (92,8%), chẩn đoán
(91,6%), xét nghiệm (91,1%) và các triệu chứng thực thể (90,9%). Ngồi ra cịn có
các nhu cầu khác, chẳng hạn như nhu cầu tâm lý, tinh thần và tài chính, liên quan
đến các yếu tố gây đau khổ cho NB và gia đình sau chẩn đốn ung thư (31). Vì vậy,
hàng ngày trong q trình điều trị thì các NVYT ln thăm khám và cung cấp các
thơng tin về tình trạng bệnh mỗi ngày, thông tin về các loại thuốc được sử dụng, các
loại xét nghiệm cần thực hiện,…
Cung cấp hoạt động CSGN hỗ trợ quyền tự chủ cho NB: Nghiên cứu của
H
P
Đỗ Thị Thắm và cộng sự (218) tại bệnh viện K cho thấy rằng nhu cầu của NB trong
việc tham gia vào quá trình điều trị là 52,6%. Tỉ lệ cịn lại thì họ cho biết họ phụ
thuộc vào quyết định của bác sĩ, họ tin tưởng vào quyết định, năng lực điều trị của
bác sĩ (33). Tham gia tích cực vào các quyết định về chăm sóc y tế: Trong phạm vi
pháp luật cho phép, NB được tham gia vào các quyết định điều trị của họ trong đó
U
bao gồm cả quyền từ chối phương pháp điều trị và nhận thông báo về các hậu quả
về mặt sức khỏe của việc từ chối đó. Tham gia vào việc giải quyết các tình huống
khó xử về mặt đạo đức phát sinh trong q trình chăm sóc và điều trị: bao gồm cả
H
các vấn đề về giải quyết xung đột, từ chối các dịch vụ hồi sức cấp cứu và từ bỏ hoặc
rút khỏi phương pháp điều trị duy trì sự sống. NB có thể tham khảo ý kiến một
thành viên trong hội đồng đạo đức của bệnh viện đối với các thắc mắc và mối quan
ngại về đạo đức bằng cách hỏi nhân viên y tế. Được tôn trọng, hỗ trợ về việc đánh
giá và kiểm soát đau (34),(35).
Cung cấp hoạt động CSGN hỗ trợ tài chính, phúc lợi xã hội cho NB:
Nghiên cứu của Đỗ Thị Thắm (2018) tại Bệnh viện K cho thấy tỉ lệ NB có nhu cầu
hỗ trợ về tài chính, phúc lợi xã hội là khá cao đến 73,2%. Lý do đưa ra là do chi phí
điều trị trong thời gian dài khiến cho họ khơng cịn điều kiện chi trả và mong muốn
được hỗ trợ để giảm đi gánh nặng chi phí điều trị(33). Vì vậy NB có quyền được
minh bạch thơng tin về chi phí điều trị trong suốt q trình điều trị, thông qua các
16
hóa đơn tài chính, phiếu thanh tốn,... Các hóa đơn sẽ được giải thích rõ cho NB dù
được thanh tốn từ bất kỳ nguồn tiền nào (cá nhân, bảo hiểm, quỹ từ thiện,…). NB
sẽ được bảo vệ khỏi những rủi ro, mất mát và được hỗ trợ bảo quản tài sản trong
q trình điều trị bệnh. NB sẽ được thơng báo và giải thích đầy đủ về các chi phí y
tế có thể ước tính được. Ngồi ra, NB có thể được hỗ trợ tiếp cận sử dụng các dịch
vụ y tế ngồi BV (34),(35).
Trong nghiên cứu này chúng tơi chỉ đánh giá nhu cầu CSGN và sự đáp ứng
nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ dựa trên góc độ đánh giá của người bệnh, khơng đánh
giá q trình đáp ứng nhu cầu của NVYT.
H
P
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giảm nhẹ
1.5.1. Yếu tố nhân khẩu học từ góc độ nhu cầu của người bệnh
Giới tính
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các NB nữ mắc ung thư có nhu cầu hỗ trợ
về chăm sóc giảm nhẹ cao hơn so với NB nam mắc ung thư. Điều này đã được
chứng minh nghiên cứu của Morasso G và cộng sự trên 94 NB ung thư giai đoạn
U
cuối đang tiếp nhận chăm sóc giảm nhẹ tại 13 trung tâm của Ý đã chỉ ra rằng so với
nam giới, nữ giới có tỉ lệ nhu cầu tinh thần cao hơn đáng kể (67,6% so với 40,0%,
H
p=0,01), chăm sóc cá nhân (26,3% so với 5,9%, p<0,01) và giao tiếp (38,9% so với
19,1%, p=0,05) (36). Kết quả này cũng hoàn toàn tương đồng với kết quả trong
nghiên cứu của Rob Sanson-Fisher rằng phụ nữ có nhiều khả năng báo cáo nhu cầu
tâm lý hơn nam giới (p<0,001; OR 1,63; KTC 95%, 1,04-2,56)(37).
Về khía cạnh hỗ trợ thể chất kết quả của một nghiên cứu tại Nhật Bản (2016)
cho thấy các NB nữ ung thư giai đoạn cuối có nhu cầu hỗ trợ về thể chất hơn nam
giới (p = 0,009) (38). Nghiên cứu của tác giải Đỗ Thị Thắm tại Bệnh viện K năm
2018 cũng chỉ ra điều tương tự: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ NB có
nhu cầu hỗ trợ thể chất, sinh hoạt hàng ngày theo giới tính. Cụ thể tỉ lệ nhu cầu này
ở nữ cao hơn so với nam (OR = 0,25; KTC 95% 0,03-0,19) (33).