Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Cảm Hứng Chủ Đạo Trong Tập Thơ Gió Lào Cát Trắng Của Xuân Quỳnh.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.38 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2021- 2022

CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG
TẬP THƠ GIÓ LÀO CÁT TRẮNG CỦA XUÂN QUỲNH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

THANH HÓA, THÁNG 04/2022


BM08-QT02/QLKH/ĐTNCKHSV

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2021- 2022

CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TẬP THƠ GIÓ LÀO CÁT TRẮNG
CỦA XUÂN QUỲNH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

Đại diện sinh viên/nhóm sinh viên thực hiện: Trần Thị Lan
Dân tộc: Kinh


Lớp, khoa: K22- Đại học Sư phạm Ngữ văn, khoa KHXH
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Đại học Sư phạm Ngữ văn
Người hướng dẫn: TS. Hồng Thị Huệ

THANH HĨA, THÁNG 5 /2022

Nam, Nữ: Nữ


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT

Họ và tên

Lớp

Nội dung tham gia

1

Trần Thị Lan

Nhóm trưởng

2

Nguyễn Thị Duyên


3

Nguyễn Kiều Trang

K22 ĐHSP Ngữ văn
CLC
K22 ĐHSP Ngữ văn
CLC
K22 ĐHSP Ngữ văn
CLC

Thành viên
Thành viên


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tên đề tài: Cảm hứng chủ đạo trong tập thơ Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh
2. Cấp dự thi: cấp trường
3. Nhóm sinh viên thực hiện:
- Họ và tên: Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Kiều Trang
- Lớp: K22 Đại học Sư phạm Ngữ văn
- Khoa: Khoa học xã hội
4. Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Huệ
5. Thời gian thực hiện: 06 tháng (từ tháng 10 /2021 đến tháng 4 /2022).
6. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức.
7. Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa khoa học xã hội

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 04 năm 2022
Hiệu trưởng


Đơn vị chủ trì

GV hướng dẫn

Hồng Thị Huệ

Trưởng nhóm

Trần Thị Lan


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong nền thi ca Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh có một vị trí quan trọng.
Bà là một trong số khơng nhiều những nhà thơ nữ được nhiều thế hệ độc giả yêu
mến và là nữ thi sĩ duy nhất có tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn ở cả
cấp trung học cơ sở và trung học phổ thơng.
Trong hành trình thơ Xn Quỳnh, những năm tháng khốc ba lơ vào vùng
đất lửa Vĩnh Linh - Quảng Bình là những năm tháng đầy ý nghĩa. Chính vùng đất
của gió Lào, cát trắng ấy đã cho bà những cảm hứng thơ thật mới mẻ, tạo dựng
trong thơ bà một cái tôi thế hệ - cái tôi của tuổi trẻ gánh trên vai trách nhiệm với đất
nước. Vẫn là một cái tôi đầy nữ tính trong những rung cảm đời thường thuở Chồi
biếc (tập thơ đầu tay của Xuân Quỳnh), ở thời kì chiến tranh chống Mỹ, Xuân
Quỳnh đã có một sự chuyển biến để gắn liền với cái tơi thế hệ. Có được bước
trưởng thành này cũng là một sự ghi nhận cho những đóng góp của Xuân Quỳnh đối
với phong trào thơ kháng chiến chống Mỹ nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói
chung. Tìm hiểu về tập thơ Gió Lào cát trắng, ở góc nhìn những cảm hứng chủ đạo,
chúng tôi muốn hiểu sâu hơn về một giai đoạn sáng tác đặc biệt của Xuân Quỳnh
nói riêng và thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ nói chung, cũng là
khẳng định thêm đóng góp của nhà thơ vào tiến trình thơ hiện đại Việt Nam.

Đã có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu, tìm hiểu về thơ Xuân Quỳnh, ở
nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, những công trình, bài viết đó phần lớn tập
trung vào giai đoạn sáng tác sau 1975 của bà. Tìm hiểu tập thơ Gió Lào cát trắng, ở
góc nhìn cảm hứng chủ đạo, chúng tơi muốn phân tích, luận giải những giá trị nội
dung tư tưởng và nghệ thuật mà Xuân Quỳnh đã thể hiện ở một chặng đường thơ rất
đặc biệt trong nền thơ Việt Nam hiện đại - chặng đường thơ kháng chiến chống Mỹ.
Từ đó góp phần khẳng định những đóng góp của nhà thơ vào thành cơng của của
thơ giai đoạn kháng chiến chống Mỹ nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung.
Thực hiện đề tài nghiên cứu này cũng là cơ hội để chúng tôi thêm một lần
hiểu hơn về một thời kì gian khổ mà hào hùng của thế hệ cha anh, bồi đắp thêm
niềm tự hào và lí tưởng phấn đấu của tuổi trẻ. Những cảm xúc của một nhà thơ, một
người phụ nữ trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ


đã chạm đến trái tim những người trẻ chúng tôi. Đặc biệt trong những ngày này, đất
nước đang đứng trước những thử thách khốc liệt, chưa từng có do bệnh dịch, chúng
tôi càng thấy ý nghĩa giáo dục của việc tìm lại những giá trị mà thế hệ cha anh đã
thể hiện. Tập thơ của Xuân Quỳnh phần nào mang ý nghĩa giáo dục ấy.
Trên đây là những căn cứ để chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Cảm
hứng chủ đạo trong tập thơ Gió Lào cát trắng của Xuân Quỳnh”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngồi nước
Đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết về thơ Xn Quỳnh. Trong
phạm vi tìm hiểu của đề tài này, chúng tơi xin lược lại những cơng trình, bài viết
tiêu biểu, có tính chất gợi mở để chúng tơi thực hiện đề tài.
Sớm nhất có thể kể đến bài viết Tơ tằm và chồi biếc của nhà nghiên cứu Lê
Đình Kỵ (đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1/1964) về tập thơ đầu tay của
Xuân Quỳnh. Tác giả bài viết đã nhận ra chất thơ Xuân Quỳnh ngay từ tập thơ đầu
tay này: “Thơ Xuân Quỳnh vốn rất bạo, nhưng cái hay là khơng ai nhận thấy nó
q đáng cả” [5, tr.20].
Chất thơ đầy nữ tính có lẽ là điểm nổi bật của thơ Xuân Quỳnh mà các nhà

nghiên cứu và bạn đọc cảm nhận được. Chu Nga trong bài Xuân Quỳnh - một chồi
thơ sắc biếc, tinh tế nhận ra “một chồi thơ khỏe, tràn đầy sức sống và hứa hẹn một
cây thơ vững chắc, xanh tươi. Thơ Xn Quỳnh tuy chưa nói gì nhiều về các vấn đề
chung, lớn của thời đại song thơ Xuân Quỳnh lại cuốn hút tôi bằng những lời tâm
sự chân thành về những chuyện hết sức riêng tư như tình yêu, ước mơ và khát
vọng” [3, tr.38].
Nhìn lại hành trình thơ Xuân Quỳnh, qua từng bước trưởng thành của nhà thơ,
Vương Trí Nhàn cũng đánh giá ở nét hồn cốt xuyên suốt “Từ khi cho in những bài
thơ đầu tiên cho tới giữa năm 1988, sửa soạn tập thơ cuối cùng “Hoa cỏ may”,
Xuân Quỳnh đã có một chặng đường thơ khoảng một phần tư thế kỷ, nhìn vào thơ,
ta thấy con đường bà đi khá thơng thống, vài ba năm lại có một tập thơ ra đời.
Qua thơ, ta bắt gặp “một Xuân Quỳnh hào phóng, nồng nhiệt, tha thiết với cuộc
sống” [8, tr. 165]
Bước vào thế giới Xuân Quỳnh là bước vào tòa lâu đài tâm hồn của một
“người đàn bà u và đang làm thơ”. Thơ tình có lẽ là điểm đến hấp dẫn nhất trong


thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh. Sức hấp dẫn của thơ Xuân Quỳnh, nhất là
mảng thơ về đề tài tình yêu được chứng minh ở số lượng các bài viết, các cơng trình
nghiên cứu lớn nhỏ, theo suốt chặng đường thơ bà. Nhìn chung các cơng trình
nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh chủ yếu tập trung về thơ tình u của bà. Có thể
nhắc đến những cơng trình, bài viết như: “Tính nữ trong tập thơ Khơng bao giờ là
cuối của Xuân Quỳnh” của tác giả Tạ Thị Thanh Tân, Thơ tình của Xuân Quỳnh
của tác giả Dương Thị Ngọc Hà... Những cơng trình, bài viết này tập trung nghiên
cứu về mảng thơ tình yêu, về những niềm hạnh phúc giản dị và cả những dự cảm
trong hạnh phúc đời thường của nhà thơ. Nhà nghiên cứu Đoàn Thị Đặng Hương
khẳng định “những bài thơ tình của Xuân Quỳnh có một nhan sắc riêng, chân thật
và đam mê mãnh liệt”. Đây chính là “tiếng thơ rất sớm của một người con gái, một
người đàn bà đã chủ động yêu và địi quyền được u. Đây cũng chính là chân dung
con đường tình yêu – nghệ thuật Xuân Quỳnh đã đi và cống hiến cho đời” [4, tr

223].
Trong Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh của Lưu Khánh Thơ, quá trình sáng tác
thơ của Xuân Quỳnh “là một chặng đường đi lên không bị đứt đoạn. Hồn thơ của
chị ngày càng một đa dạng và không ngừng được mở ra” [24, tr. 3]. Cùng chung
cảm nhận về tâm hồn thơ đầy nữ tính của Xn Quỳnh, nhà nghiên cứu văn học
Đồn Thị Đặng Hương tinh tế nhận ra ở đó khơng có mạch thơ nào thật sự là bình
n và đơn giản mà thường có nhiều trăn trở băn khoăn, “thơ Xuân Quỳnh bao giờ
cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu
thương” [4, tr. 214 - 215]; “thơ chị chính là đời sống của chị, là những tâm trạng
thực của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống” [ 4, tr. 223].
Mai Quốc Liên trong Vài lời muộn màng, lời bạt cho tập Thơ viết tặng anh có
những đánh giá hết sức thấu đáo về thơ Xuân Quỳnh. Theo tác giả, chắc chắn là thơ
Xuân Quỳnh có nhiều kiệt tác để lại cho đời sau, đi vào vĩnh cửu. Chị là một trong
“những nhà thơ hàng đầu trong thời chúng ta đang sống, một nhà thơ lớn, một nhà
thơ đã đi hết cái tơi của mình một cách hồn nhiên, dung dị và sâu lắng” [6, tr. 117].
Thiên nhiên cũng là một mảng rất lớn trong thế giới nghệ thuật thơ Xuân
Quỳnh. Bởi vậy, tìm hiểu về thiên nhiên trong thơ bà cũng là điểm gặp gỡ của
nhiều bài viết. Lê Thị Ngọc Quỳnh trong bài viết Thế giới thiên nhiên trong thơ


Xuân Quỳnh đã có những đồng cảm với cảm xúc về thiên nhiên của nhà thơ: “thiên
nhiên với chị (Xuân Quỳnh) không chỉ là bà mẹ thứ hai như người ta thường nói,
mà như người mẹ duy nhất với tất cả ý nghĩ chở che, đón đợi, thủy chung và tin cậy
- như một nơi trở về của chị” [11, tr. 223]. Tác giả cho rằng cảnh sắc quê hương là
kỷ niệm về tuổi thơ của Xuân Quỳnh. Khung cảnh thiên nhiên trong thơ Xuân
Quỳnh luôn biến đổi như thời gian cuộc sống không đứng yên. Xuân Quỳnh dùng
thiên nhiên để thể hiện những quan niệm về tình yêu và hạnh phúc. Trong thơ Xuân
Quỳnh có một thiên nhiên rộng lớn (lý tưởng và cái nhìn lãng mạn của tác giả hướng ngoại) và một thiên nhiên nhỏ đời thường (khoảng hiện thực đời thường,
đậm chất nữ tính - hướng nội). Đó là một thiên nhiên hịa hợp với tâm hồn của chị.
Cảm xúc về tình yêu, cảm xúc với thiên nhiên... đã cho thấy một tâm hồn thơ

Xuân Quỳnh trong sự nhạy cảm với những gì nhỏ bé, mong manh. Đây cũng là
điểm dễ nhận ra của bất cứ ai khi thâm nhập vào thế giới nghệ thuật thơ Xuân
Quỳnh. Chu Văn Sơn trong bài viết Cánh chuồn trong giơng bão ví “cái tơi của
Xn Quỳnh trong thơ là một cánh chuồn mỏng manh bay tìm chỗ nương thân
trong nắng nôi giông bão của cuộc đời”. Theo tác giả, thơ Xuân Quỳnh có một
“chất thơ từ tổ ấm” [18, tr. 21] và một giọng thơ luôn “phấp phỏng lo âu” [18, tr.
22].
Như vậy, Xuân Quỳnh là một hiện tượng thơ có được sự đánh giá tương đối
thống nhất. Dù ý kiến như thế nào thì tất cả đều khẳng định giá trị của thơ Xuân
Quỳnh cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Hầu hết đều nhìn nhận Xuân Quỳnh là một
nhà thơ nữ sắc sảo, tài hoa, viết thơ tình hay, nghệ thuật thơ tự nhiên, giọng thơ trữ
tình đầy nữ tính. Tiếng thơ Xn Quỳnh “là tiếng nói mới của thơ dân tộc, tiếng nói
phản ánh chiều sâu của văn hóa dân tộc” [11, tr. 223].
* Những bài viết, cơng trình nghiên cứu về tập thơ Gió Lào cát trắng:
Gió Lào cát trắng là một thi phẩm đặc biệt trong hành trình thơ đặc biệt của
nhà thơ Xuân Quỳnh. Tập thơ bộc lộ sự khốc liệt của thiên nhiên vùng gió Lào cát
trắng, trong những ngày tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, đồng thời thể
hiện tình cảm của một người phụ nữ - nhà thơ - chiến sĩ gắn bó với con người và
cảnh vật thiên nhiên. Những vần thơ mang tính thời sự nhưng vẫn đậm chất nữ tính
của Xuân Quỳnh khiến bạn đọc bồi hồi xúc động.


Tuy có một vị trí xứng đáng trong hành trình thơ Xn Quỳnh, nhưng những
cơng trình nghiên cứu, bài viết về tập thơ Gió Lào cát trắng vẫn cịn khiêm tốn.
Ngoài một vài bài viết nhỏ lẻ về riêng bài thơ Gió Lào cát trắng thì mới chỉ có một
bài

viết

cho


thấy

cái

nhìn

bao

qt

về

tập

thơ,

đăng

trên

“Dấu ấn Quảng Bình trong thơ Xuân Quỳnh”.
Đây cũng là một khoảng trống để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Cảm
hứng chủ đạo trong tập thơ Gió Lào cát trắng của Xuân Quỳnh”.
Việc lược khảo những bài viết, cơng trình nghiên cứu về thơ Xn Quỳnh nói
chung và tập thơ Gió Lào cát trắng nói riêng giúp gợi mở, định hướng, là nguồn tài
liệu vô cùng quý báu để nhóm chúng tơi tìm hiểu, tiếp thu và thực hiện đề tài
nghiên cứu.
3. Mục tiêu
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến mục tiêu cụ thể sau:

Trên cơ sở nghiên cứu tập thơ Gió Lào cát trắng, chỉ ra được những giá trị về
mặt nội dung, nghệ thuật và những cảm hứng chính làm nên nội dung tư tưởng của
tập thơ, phân tích làm rõ sự chi phối của cảm hứng đó tới những phương diện nghệ
thuật của tập thơ và những đóng góp của Xuân Quỳnh trong thơ ca hiện đại Việt
Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Việc nghiên cứu đề tài Cảm hứng chủ đạo trong tập thơ Gió Lào cát trắng
của Xuân Quỳnh đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về một chặng đường thơ đặc
biệt trong hành trình sáng tạo của Xn Quỳnh; từ đó làm rõ hơn phong cách thơ
của bà. Đề tài được thực hiện là góp phần khẳng định giá trị và phong cách của một
trong những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất trong nền thơ hiện đại Việt Nam, cũng là
đóng góp vào quá trình nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại.
- Đề tài đóng góp và có ý nghĩa giáo dục làm tư liệu tham khảo cho sinh viên
ngành sư phạm Ngữ văn trong quá trình nghiên cứu và học tập.


5. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài khám phá, tìm hiểu và chỉ ra phong cách thơ của Xuân Quỳnh có sự
chuyển biến từ cái tơi giàu nữ tính khơng chỉ ở tình u, hạnh phúc đời thường, khát
vọng tình u mà xuất hiện cái tơi của thế hệ có tinh thần trách nhiệm cao độ trước
vấn đề thời đại đất nước trong nền văn học chống Mỹ. Bà viết vể đất nước, viết về
con người trong những năm tháng chiến tranh; viết về bức tranh dung dị của hạnh
phúc đời thường. Dù ở mảng đề tài nào, thơ của bà cũng tha thiết một niềm yêu đời,
yêu cuộc sống, yêu con người.
Đề tài tìm hiểu, đánh giá một cách tồn diện những cảm hứng chính, những
hình thức nghệ thuật thể hiện cảm hứng chính trong tập thơ Gió Lào cát trắng - một
chặng đường đặc biệt trong hành trình sáng tạo của Xuân Quỳnh. Kết quả nghiên
cứu của đề tài đã góp phần làm sáng rõ, đầy đủ hơn những bước trưởng thành của
cái tôi Xuân Quỳnh trong thơ; làm rõ hơn những nét phong cách thơ bà. Từ đó,
khẳng định thêm những đóng góp của nhà thơ vào tiến trình thơ Việt Nam hiện đại.

Đề tài hồn thành cũng có thể là mơt tài liệu tham khảo cho giáo viên Ngữ văn và
sinh viên chuyên ngành.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cảm hứng chủ đạo trong tập thơ Gió Lào cát trắng;
những phương diện nghệ thuật tiêu biểu thể hiện cảm hứng ấy.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi vấn đề: Cảm hứng chủ đạo và những phương diện nghệ thuật thể
hiện cảm hứng ấy.
+ Phạm vi tư liệu: Tập thơ Gió Lào cát trắng. Q trình nghiên cứu có sự mở
rộng so sánh với thơ của các nhà thơ cùng thế hệ.
7. Nội dung nghiên cứu
Chương 1. Phong trào thơ trẻ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và bước trưởng
thành của thơ Xuân Quỳnh ở tập Gió Lào cát trắng
1.1. Khái quát về phong trào thơ trẻ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ
1.1.1. Sự ra quân của một thế hệ nhà thơ với tuổi đời cịn rất trẻ
1.1.2. Những đóng góp của thơ trẻ vào phong trào thơ chống Mỹ
1.2. Gió Lào cát trắng - bước trưởng thành của thơ Xuân Quỳnh


1.2.1. Hoàn cảnh ra đời của tập thơ
1.2.2. Từ cái tơi cá nhân đến cái tơi thế hệ
Chương 2. Tình cảm cơng dân mạnh mẽ và cảm xúc bình dị với thiên nhiên,
con người
2.1. Cảm hứng của một nhà thơ - chiến sĩ
2.1.1. Nỗi buồn xót xa về vùng đất khô cằn, khốc liệt
2.1.2. Tinh thần dấn thân và trách nhiệm trước thời cuộc
2.1.3. Niềm tin yêu vào sự hồi sinh của vùng đất lửa
2.2. Cảm hứng của một tâm hồn thơ đầy nữ tính trước những hình ảnh bình dị,
nhỏ nhặt
2.2.1. Nhạy cảm với những hình ảnh mộc mạc, bình dị của thiên nhiên

2.2.2. Gắn bó, cảm thơng với những con người nơi tuyến lửa
Chương 3. Những nét nghệ thuật tiêu biểu trong thể hiện cảm hứng chủ đạo
của tập thơ Gió Lào cát trắng
3.1. Ngơn ngữ
3.1.1. Ngơn ngữ bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường
3.1.2. Ngơn ngữ giàu hình ảnh
3.2. Giọng điệu
3.2.1. Giọng lạc quan, tin tưởng
3.2.2. Giọng trữ tình, sâu lắng
8. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp Phân tích - Tổng hợp: Là phương pháp được sử dụng trong suốt
quá trình thực hiện đề tài, giúp phân tích những cảm hứng chủ đạo được thể hiện
trong văn bản thơ; tổng hợp, khái quát để đi đến những nhận định chung.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được dùng để so sánh thơ
Xuân Quỳnh với thơ của những nhà thơ cùng thế hệ, từ đó có thể nhận ra điểm
chung, những nét riêng biệt, từ đó có thể nhận ra và khẳng định đóng góp của thơ
Xuân Quỳnh về nội dung và nghệ thuật.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tập thơ ra đời ở thời điểm đặc biệt của
lịch sử - cuộc chiến tranh chống Mỹ. Bởi vậy, phương pháp sẽ giúp chúng tôi mở


rộng kiến thức văn hóa - lịch sử để hiểu sâu hơn giá trị nội dung tư tưởng của tập
thơ.
9. Kết luận và kiến nghị
Kết luận: Tìm hiểu cảm hứng chủ đạo của “Gió Lào cát trắng”, chúng tơi nhận
ra đó là sự hịa quyện giữa cảm xúc của một nhà thơ chiến sĩ, trước sự khắc nghiệt
của thiên nhiên, sự khốc liệt của chiến tranh nơi vùng đất lửa Vĩnh Linh - Quảng
Bình với sự nhạy cảm của một người phụ nữ trong những những bình dị, nhỏ nhặt
của cuộc sống đời thường. Cảm hứng của một nhà thơ chiến sĩ cũng là tinh thần sẵn

sàng dấn thân và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến; là niềm tin yêu
vào sự hồi sinh của vùng đất lửa. Cùng với đó, “Gió Lào cát trắng” cũng cho thấy
nét rất riêng của cái tôi Xuân Quỳnh, trong cảm hứng với những hình ảnh nhỏ nhặt,
mộc mạc của thiên nhiên, hình ảnh bình dị của con người vùng tuyến lửa.
Tìm hiểu cảm hứng chủ đạo của tập thơ “Gió Lào cát trắng” là một dịp để thế
hệ trẻ chúng tôi hiểu hơn về một thời đạn lửa mà thế hệ cha anh đã trải qua. Giữa
những ngày ác liệt ấy, tâm hồn thơ đầy nữ tính của Xuân Quỳnh vẫn nghĩ về “tha
thiết một màu xanh”. Khát vọng sống, khát vọng dựng xây ấy của một thế hệ như
Xuân Quỳnh, thế hệ sẵn sàng gánh trên vai trách nhiệm của mình với Tổ Quốc, đã
tạo nên một hệ giá trị cho những thế hệ sau. Tìm hiểu cảm hứng chủ đạo của thơ
Xuân Quỳnh ở tập thơ “Gió Lào cát trắng” cũng là một gợi mở để chúng tôi có
thêm những hướng nghiên cứu mới về thơ giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, một
giai đoạn thơ với những đóng góp to lớn trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
Kiến nghị: Sử dụng kết quả nghiên cứu làm tư liệu tham khảo cho sinh viên
ngành sư phạm Ngữ văn trong q trình nghiên cứu và học tập.

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2022
Hiệu trưởng

Đơn vị chủ trì

GV hướng dẫn

Trưởng nhóm


CHƯƠNG 1. PHONG TRÀO THƠ TRẺ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ VÀ BƯỚC TRƯỞNG THÀNH CỦA THƠ XUÂN QUỲNH Ở
TẬP GIÓ LÀO CÁT TRẮNG
1.1. Khái quát chung về phong trào thơ trẻ trong cuộc chiến tranh chống

Mỹ
1.1.1. Sự ra quân của một thế hệ nhà thơ với tuổi đời còn rất trẻ
Từ năm 1964, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước sang
một giai đoạn mới, vơ cùng ác liệt. Trước tình đó buộc chúng ta phải phát huy cao
độ sức mạnh hiện tại và thời đại, đặc biệt cần khơi dậy sức mạnh truyền thống vốn
tồn tại hàng ngàn đời của dân tộc để tiếp thêm nguồn sức mạnh cho cuộc chiến đấu
hôm nay. Trong những u cầu và địi hỏi đó của thời đại, thơ ca có thể đáp ứng
một phần khơng nhỏ.
Đội ngũ sáng tác của nền thơ chống Mỹ hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: thế
hệ nhà thơ đã thành danh từ trước cách mạng tháng Tám (Xuân Diệu, Tố Hữu, Chế
Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh…), thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng
chiến chống Pháp (Chính Hữu, Hồng Trung Thơng, Nguyễn Đình Thi…) và đặc
biệt là một thế hệ nhà thơ với tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, xuất hiện trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Có thể nói, mỗi thế hệ nhà thơ đều có thế mạnh và đóng
góp riêng cho nền thơ chống Mỹ nói riêng và thơ Việt Nam nói chung. Mỗi nhà thơ,
bằng phong cách riêng của mình đã đem đến một cách nhìn, một cách cảm nhận
riêng về cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, góp phần dựng lên bức tranh hiện thực
lớn lao của đất nước.
Trong bức tranh hiện thực cuộc chiến tranh chống Mỹ mà thơ ca xây dựng,
nếu các nhà thơ thuộc thế hệ trước cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến
chống Pháp tập trung khám phá và phát hiện Tổ quốc trong bề rộng của không gian,
chiều dài của thời gian, trong mối quan hệ mật thiết với lịch sử bốn nghìn năm của
dân tộc thì dường như vẫn cịn khuyết thiếu một gam màu. Mặc dù thế hệ những
nhà thơ lớp trước có những đóng góp đáng ghi nhận về việc tái hiện cuộc kháng
chiến nhưng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu
nhận thức và tình cảm của bạn đọc.


Nhu cầu khám phá hiện thực cuộc chiến tranh bằng cái nhìn của người trong
cuộc, những người trực tiếp cầm súng, bằng chính cuộc sống - chiến đấu của mình

để có những trải nghiệm bằng thơ là nhu cầu lớn của bạn đọc ở thời điểm cuộc
chiến tranh bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Đó phải là cái nhìn, sự miêu tả sinh
động từ trải nghiệm thực tế của những nhà thơ trực tiếp cầm súng, thực sự xông vào
mưa bom bão đạn ngoài chiến trường, từng giờ từng phút đối mặt với cái chết để
nói về chiến tranh, để nói về mình và về đồng đội của mình. Từ địi hỏi đó của thời
đại, nhu cầu của bạn đọc đã dẫn đến sự hình thành, xuất hiện của một lớp nhà thơ
trẻ, lớp nhà thơ tuổi mười tám đơi mươi, nhanh nhạy và kịp thời, nóng bỏng tính
thời sự, hừng hực tinh thần chiến đấu, tinh thần dấn thân “nhập cuộc”, tham gia trực
tiếp vào cuộc chiến tranh cứu quốc vĩ đại của toàn dân tộc. Sự xuất hiện ấy còn là
đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền thơ chống Mỹ. Những gương mặt
tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ lần lượt xuất hiện, làm nên một phong trào thơ
đặc biệt - phong trào thơ trẻ những năm chiến tranh chống Mỹ: Bằng Việt, Xuân
Quỳnh, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ,
Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm…
Thế hệ nhà thơ trẻ hầu hết được sinh ra từ sau cuộc cách mạng. Trong số đó,
khơng ít những nhà thơ từ trường học đi thẳng đến chiến trường, chiến đấu với mưa
bom bão đạn. Hiện thực ác liệt của cuộc chiến tranh đã giúp họ trưởng thành, không
chỉ vững vàng trong cuộc sống mà cịn có bản lĩnh trong nghệ thuật. Sáp mặt với
thực tế chiến tranh, họ ý thức sâu sắc về vị trí, vai trị của thế hệ mình, sự xuất hiện
đúng lúc, kịp thời của thế hệ mình. Phạm Tiến Duật nhận ra: “Ta đi hơm nay đã
không là sớm - Đất nước hành quân mấy chục năm rồi - Ta đến hôm nay cũng chưa
là muộn - Đất nước cịn đánh giặc chưa thơi” (Chào những đội quân tuyên truyền –
Chào những đội quân nghệ thuật). Bằng ý chí của tuổi trẻ và sức mạnh của thời đại,
họ tự nhận thức sâu sắc về sứ mệnh lịch sử lịch sử của thế hệ mình: “Cả thế hệ dàn
hàng gánh đất nước trên vai” (Bằng Việt).
Trong thực tế, các nhà thơ trẻ chỉ thực sự khẳng định được vị trí của mình
trong nền thơ chống Mỹ khi họ có một sự thống nhất chung cao độ của cả một thế
hệ, có cách nhìn riêng, có giọng điệu riêng khi viết về chiến tranh. Hiểu được bản
chất của sự sáng tạo nghệ thuật, các nhà thơ trẻ ý thức được sự cần thiết phải tạo ra



nét riêng cho thế hệ mình. Và cứ như thế, với ý thức “Khơng có sách chúng tơi làm
ra sách – Chúng tơi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình” (Hữu Thỉnh), một thế hệ thơ trẻ
chống Mỹ đã tự khẳng định mình, vừa tiếp nối truyền thống của các thế hệ trước,
vừa có những sáng tạo độc đáo làm nên những nét riêng không dễ lẫn.
Theo sát cuộc chiến tranh chống Mỹ, phong trào thơ trẻ có những bước trưởng
thành. Mỗi một giai đoạn phát triển của cuộc chiến tranh chống Mỹ đều ghi dấu một
bước trưởng thành của phong trào thơ trẻ.
Ở chặng đường đầu tiên (từ 1964 - 1968), với sự xuất hiện của những cây bút
trẻ tiêu biểu như: Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Lê Anh Xuân, Cảnh
Trà, Phạm Ngọc Cảnh… đã bước đầu làm nên diện mạo của thơ trẻ với những nét
riêng có: trẻ trung, tươi tắn, sơi nổi, đậm màu sắc lí tưởng. Chưa nhiều những chi
tiết sinh động của cuộc hiện thực sống chiến trường, thơ trẻ chặng đường đầu phần
lớn nói về những dự cảm vào cuộc, những cuộc chia tay, những đêm hành quân,
khát vọng ra quân, … Một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn này: Đêm hành quân của
Lưu Quang Vũ; Gửi Bến Tre, Trở về quê nội của Lê Anh Xuân; Tiếng gà trưa, Hoa
dọc chiến hào của Xuân Quỳnh; Tình yêu và báo động, Trở lại trái tim mình của
Bằng Việt... đem đến cho người đọc sự trong trẻo, rưng rưng của cảm xúc; bay
bổng chất men say nồng của tuổi trẻ. Người đọc như được tiếp thêm khát khao cống
hiến sức trẻ cho đất nước từ những cảm xúc chân thành, trong sáng ấy:
Ơi ta thèm được cầm khẩu súng.
Đi giữa đồn qn cùng với bạn bè
Nằm chờ giặc trên quê hương anh dũng
Ta say nồng mùi lá rụng bờ tre.
(Gửi Bến Tre – Lê Anh Xuân)
Cũng thật dễ hiểu khi ở những năm đầu cuộc chiến tranh, thơ của các nhà thơ
trẻ thường là cảm xúc bồng bột, mang đậm cái nhìn lãng mạn. Là vì, mới hơm qua
thơi, họ vẫn là những cô cậu học sinh, sinh viên vô tư trong sáng. Họ sẵn sàng lí
tưởng hóa mọi khó khăn, gian khổ để làm bật lên tinh thần lạc quan… Niềm tin của
thế hệ trẻ cầm súng được biểu hiện rõ trong thơ của Lưu Quang Vũ, Nguyễn Mỹ...

Cái nhìn lãng mạn, lí tưởng hóa, thi vị hóa cũng rất đậm trong thơ Lê Anh Xuân ở
chặng đường này:


Ta có ngờ đâu em ta đấy
Dưới mái lều kia em đã lớn lên
Em đẹp lắm như mùa xuân bừng dậy
Súng trên vai cũng đẹp như em
Em ơi! Sao tóc em thơm vậy
Hay em vừa đi qua vườn sầu riêng
Ta yêu giọng em cười trong trẻo
Ngọt ngào như nước dừa xiêm
Yêu dáng em đi qua cầu tre lắt lẻo
Dịu dàng như những nàng tiên
(Trở về quê nội – Lê Anh Xuân)
Tuy nhiên, nếu cứ mãi như thế, nếu mãi chỉ là những cảm xúc sôi nổi trong
trẻo của tuổi trẻ thì thơ trẻ sẽ khơng thế ơm chứa hết hiện thực cuộc chiến tranh,
không thể đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Đáp ứng phần nào nhu cầu đó, vào những
năm cuối của chặng đường đầu này, thơ trẻ đã hé lộ những cách nhìn, cách cảm mới
về cuộc chiến - đó là khả năng suy tư, khái quát. Dù chưa thật rõ rệt nhưng đó là sự
báo hiệu cho một giai đoạn phát triển tiếp theo của thơ trẻ - giàu hơn chất suy tư,
giàu hơn cảm xúc khái quát, phân tích.
Khi cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất (từ 1969 1972) cũng là lúc thơ trẻ bước vào chặng đường trưởng thành vượt bậc. Sự trưởng
thành đó, ghi nhận trước hết ở đội ngũ nhà thơ. Bên cạnh những nhà thơ ở chặng
đường đầu, ở chặng này, phong trào thơ trẻ được bổ sung thêm nhiều cây bút tài
năng khác: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đức Mậu, Phan Thị
Thanh Nhàn, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Thị Mỹ Dạ… Một lực lượng viết đông đảo
sẽ đem đến cho thơ trẻ giai đoạn này những vần thơ giàu chi tiết chân thực, sinh
động như còn vương bụi đất chiến trường và mùi khét lẹt của đạn bom, mang khí
thế hừng hực của cuộc chiến đấu.

Nếu như cảm xúc trong trẻo, hồn nhiên nhưng cũng đậm màu sắc lí tưởng là
nét nổi bật của thơ trẻ ở chặng đường đầu thì việc phản ánh chân thực, sinh động
hiện thực của cuộc sống chiến trường là nét nổi bật đáng ghi nhận cũng là đóng góp
lớn nhất của thơ trẻ ở chặng đường thứ hai trong hành trình thơ. Đi tìm chất liệu cho


thơ từ trong chính những mảng hiện thực chiến trường trần trụi, thô nhám, khốc liệt
là khuynh hướng phát triển của thơ trẻ chặng đường này. Cảm hứng thơ, vì thế, bớt
dần nét trong trẻo mà ngày càng trở nên mãnh liệt, sơi nổi. Cùng với đó, thơ trẻ
trong chặng đường này có xu hướng vươn tới tầm khái quát những mảng hiện thực
lớn của cuộc chiến tranh chống Mỹ với những sắc thái dữ dội, ác liệt, làm ngời sáng
chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ trong thời đại chống Mỹ. Lật giở bất
cứ trang thơ nào của các nhà thơ trẻ giai đoạn này cũng có thể bắt gặp những chi tiết
chân thực, sinh động của đời sống chiến trường. Đời sống thực của người lính được
thể hiện chân thực trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hồng Nhuận
Cầm, Thanh Thảo.
Những đồng chí cơng binh lầm lì
Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát
Trên áo giáp lấm đầy đất cát
Lộp bộp cơn mưa bỉ sắc đuối tầm
(Vầng trăng và quầng lửa - Phạm Tiến Duật)
Bước vào chặng cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cùng với những nhà thơ
ở hai chặng đường đầu, thơ trẻ chống Mỹ đã bổ sung thêm một số nhà thơ đồng thời
cũng là những chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường. Những cây bút
tiêu biểu ở giai đoạn này là: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Anh
Ngọc… Vì đây là chặng cuối nên khuynh hướng cơ bản của thơ là phản ánh những
mảng hiện thực lớn của chiến tranh. Cùng với đó là nhu cầu tổng kết, về những gì
cả dân tộc đã trải qua trong suốt hành trình vĩ đại của cuộc chiến tranh ái quốc. Ở
những trang thơ ấy, người đọc có thể bắt gặp những cảm xúc sâu lắng, những suy
tư thâm trầm nhất về nhiều vấn đề lớn, nhiều câu hỏi lớn. Tổ quốc, nhân dân, sức

mạnh của cả dân tộc, sứ mệnh của tuổi trẻ... Đây cũng là nguyên nhân để chặng
đường cuối của phong trào thơ trẻ chống Mỹ được nối dài khoảng 10 năm sau chiến
tranh với rất nhiều trường ca.
Như vậy, sự xuất hiện của một thế hệ nhà thơ với tuổi đời và tuổi nghề còn rất
trẻ đã đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh chống Mỹ và của nền thơ chống Mỹ.
Bằng tất cả nhiệt huyết, lí tưởng của tuổi trẻ, họ đã làm nên một phong trào thơ đặc


biệt - phong trào thơ trẻ. Từng giai đoạn phát triển của cuộc chiến tranh chống Mỹ
cũng là những bước trưởng thành của phong trào thơ trẻ. Bám sát và phản ánh hiện
thực cuộc chiến tranh với những nét riêng độc đáo, phong trào thơ trẻ đã có những
đóng góp nhất định vào cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và thơ chống Mỹ
nói riêng.
1.1.2. Những đóng góp của thơ trẻ vào phong trào thơ chống Mỹ
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã khơi nguồn cảm hứng lớn cho thơ,
lôi cuốn một lực lượng sáng tác đông đảo. Lớp cha trước, lớp con sau, các thế hệ
nhà thơ cùng có mặt bên nhau trong trận tuyến đánh Mỹ. Có thể nói, lịch sử dân tộc
và truyền thống thơ ca dân tộc chưa có thời kì nào chứng kiến một cuộc ra quân
hùng hậu như thời kì chiến tranh chống Mỹ. Với sức mạnh của tuổi trẻ và cả những
nỗ lực cố gắng, thơ trẻ đã có những đóng góp đáng kể vào cuộc chiến tranh chống
Mỹ nói chung và phong trào thơ chống Mỹ nói riêng.
Thơ là thể loại nhanh nhạy, nhà thơ là những người nhạy cảm, hơn ai hết các
nhà thơ chống Mỹ hiểu được sứ mệnh, sức mạnh của thơ trong cuộc chiến tranh
chống Mỹ. Cũng như mọi thể loại khác, thơ đã trở thành vũ khí tinh thần, tham gia
tích cực vào cuộc chiến tranh, gắn bó với vận mệnh của dân tộc, nhân dân. Các nhà
thơ mong muốn “Thơ hãy đến góp một vài que củi” (Hữu Thỉnh), chỉ một vài que
củi thôi nhưng có thể thổi bùng lên một đống lửa, của niềm tin, lịng căm thù. Trong
sự góp mặt tạo nên sức mạnh đó của thơ, khơng thể khơng nói đến những đóng góp
của thơ trẻ.
Thế hệ những nhà thơ trẻ, nhà thơ - chiến sĩ đã đem lại cho thơ sức sáng tạo

mới, trẻ trung, trong sáng mà trong đó khơng ít tài năng đã sớm được chú ý và
khẳng định: Nguyễn Khoa Điềm, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Thanh
Thảo, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh... Sinh ra trong lịng nơi cách
mạng, được đào tạo dưới mái trường XHCN, họ tha thiết tin yêu cách mạng và đang
có mặt trên khắp các mặt trận sản xuất, chiến đấu. Tiếng thơ của họ trẻ trung mà
luôn trăn trở, nghĩ suy đầy trách nhiệm về Tổ quốc, về dân tộc.
Chính từ sự nhận thức đúng đắn về trách nhiệm nặng nề của một thế hệ
“gánh đất nước trên vai”, con đường ra trận trở thành đường vui, đường tới những
niềm tin tất thắng. Theo từng chặng đường của cuộc chiến tranh chống Mỹ, thơ trẻ


càng ngày càng có những bước trưởng thành. Khơng chỉ cầm súng, họ cịn thấm
thía hơn sức mạnh của thơ ca, coi thơ ca như một “viên đạn bắn vào đầu thù”.
Không cao giọng, lên gân, hô khẩu hiệu, họ thể hiện quyết tâm của mình sẵn sàng
vượt mọi khó khăn gian khổ hy sinh để thống nhất Tổ quốc như một lời tâm sự:
“Chúng tôi đi không tiếc cuộc đời mình - Nhưng tuổi hai mươi làm sao khơng tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi còn chi Tổ quốc” (Thanh Thảo). Cho nên, khi
phải đối mặt với sự thật nghiệt ngã, cái chết rình rập vây bủa các nhà thơ vẫn tìm
đến một cách thể hiện đầy lạc quan vượt lên trên hiện thực tàn khốc.
 

Dân tộc Việt Nam có truyền thống vừa đánh giặc, vừa làm thơ. Lịch sử dân

tộc đã ghi nhận biết bao lần người Việt Nam “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút
hoa” như một nét đẹp truyền thống. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ vĩ
đại và oai hùng, nét đẹp ấy được phát huy cao độ. Theo suốt hành trình dài chiến
tranh chống Mỹ, phong trào thơ chống Mỹ nói chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng
đã góp phần không nhỏ, tạo nên sức mạnh cả dân tộc hành quân, cả dân tộc ra trận.
Có thể đó là những bài thơ viết vội trên chiến trường, trong chiến hào chống Mỹ,
trên đường hành quân ra trận... chưa kịp chỉnh sửa vần nhịp, vẫn còn nguyên mùi
khét lẹt của đạn bom, song nó là hiện thực cuộc sống, là chất thơ ngồn ngộn được

thăng hoa qua tâm hồn người chiến sĩ để rồi nó đã được lưu lại trong lịch sử thơ ca
Việt Nam như những bài thơ mang hơi thở của thời đại.
 

Phong trào thơ trẻ, với sự tiếp sức của nhiều cây bút mà phần lớn đều còn rất

trẻ đã tiếp bước cha anh viết tiếp những bản trường ca dân tộc. Đóng góp lớn nhất
của phong trào thơ trẻ, đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và với phong
trào thơ chống Mỹ nói riêng, chính là một cảm xúc tươi mới, cách nhìn, cách phản
ánh hiện thực cuộc chiến tranh ở một tư thế mới trong hình tượng cái tơi đặc biệt cái tơi thế hệ. Đây là kiểu cái tơi riêng có ở phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Khác với
kiểu cái tôi sử thi - cái tôi chủ yếu được làm nên bởi thế hệ những nhà thơ đã trưởng
thành từ trước Cách mạng như Tố Hữu, Chế Lan Viên... cái tôi thế hệ, như đã nói,
thuộc về thế hệ những nhà thơ tuổi mười tám đôi mươi. Tuổi trẻ đã làm nên bản
chất nội tại của hình tượng cái tơi thế hệ. Có ý thức cao về trách nhiệm của thế hệ:
“Khơng có súng chúng tơi làm ra súng; Chúng tơi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”,
“Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai”..., cũng có cả những băn khoăn, trăn


trở “Chúng tơi đã đi khơng tiếc cuộc đời mình; Nhưng tuổi hai mươi làm sao không
tiếc” nhưng đáng quý hơn, sau tất cả vẫn là lí tưởng cao cả của tuổi trẻ, ý thức được
sứ mệnh thiêng liêng của thế hệ “Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi; Thì cịn chi Tổ
Quốc”. Cái tơi thế hệ, trong nét đẹp riêng có của nó, đã góp phần tạo nên sức mạnh
tinh thần cho dân tộc, nhất là thế hệ trẻ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ; đã điểm
tô thêm vẻ đẹp của cái tôi sử thi trong phong trào thơ chống Mỹ, làm phong phú
thêm và đặc biệt tạo một dấu ấn khơng thể qn khi nói đến thơ chống Mỹ.
Đóng góp của phong trào thơ trẻ đối với sự phát triển của thơ chống Mỹ còn ở
phương diện nghệ thuật. Có thể nói, đến thơ trẻ, thơ chống Mỹ đã có được những
bước tiến đáng kể về hình thức nghệ thuật. Không chỉ phản ánh chân thực, sinh
động hiện thực khốc liệt của cuộc sống chiến trường, các nhà thơ trẻ đã cố gắng trau
chuốt hơn ở ngôn từ, hình ảnh... thơ. Bức chân dung tinh thần người lính, vì thế đạt

tới tính chân thực cao. Họ ý thức được sự hi sinh mất mát để sẵn sàng nhận về mình
những mất mát hi sinh. Ngơn từ, hình ảnh thơ giảm bớt tính mộc mạc, đơn giản của
thơ ca kháng chiến chống Pháp mà thay vào đó, giàu suy tư, chiêm nghiệm:
Đi qua hết tuổi thanh xuân
Để lại trong rừng những gì quý nhất
Mất mọi thứ để nhân dân không mất
Những ý thơ giàu sức khái quát cũng là một đặc điểm đáng chú ý của thơ trẻ,
đóng góp vào thành tựu chung của thơ chống Mỹ. Để đạt tới tầm khái quát ấy, việc
trau chuốt, gọt rũa ngôn từ, xây dựng những hình ảnh, hình tượng thơ là một thành
công đáng ghi nhận của thơ trẻ. Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Thanh Thảo,
Hữu Thỉnh, ... đều là những nhà thơ cố gắng vươn tới tầm khái quát, triết lí trong
thơ. Hình ảnh một cây tre mộc mạc bình dị, một hơi ấm ổ rơm nồng nàn thân quen
trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam đã được Nguyễn Duy nâng lên tầm khái
quát, ngợi ca sức sống bền bỉ, dẻo dai, ngợi ca tình quân dân thắm thiết. Để từ đó,
chúng ta bắt gặp những câu thơ giản dị mà xúc động (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ
rơm...).
Nói đến những thành cơng về nghệ thuật của thơ trẻ chống Mỹ không thể không
nhắc đến sự xuất hiện của thể loại trường ca. Với thể loại này, thơ trẻ muốn vươn
tới cái nhìn bao quát, với những nhận thức sâu sắc hơn về nhân dân, đất nước và về



×