Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Giáo trình tổ chức công tác khuyến nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 132 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ KIM CHUNG

GIÁO TRÌNH

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2021


ii


LỜI NĨI ĐẦU
Năm 2012, giáo trình Tổ chức cơng tác khuyến nông được xuất bản do các tác giả
GS.TS. Đỗ Kim Chung (chủ biên), ThS. Nguyễn Văn Mác và ThS. Nguyễn Thị Minh
Thu biên soạn, nhằm cung cấp cho các khuyến nông viên, nhà quản lý và tổ chức khuyến
nông, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng những kiến thức, kỹ năng và thái độ
để thực hiện tốt, có hiệu quả hoạt động khuyến nơng. Tuy nhiên, gần một thập kỷ qua, có
rất nhiều biến đổi lớn về kinh tế - xã hội. Sự đổi mới về chính sách và thể chế phát triển
kinh tế - xã hội đã đặt ra yêu cầu mới về sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp cơng lập, trong đó
có khuyến nơng. Nền kinh tế nước ta đang tiến vào hội nhập quốc tế sâu rộng với các hiệp
định thương mại song phương và đa phương. Điều này địi hỏi nơng nghiệp nước ta phải
nâng cao hiệu quả chuyển giao để tăng cường sức cạnh tranh của nông sản. Hơn nữa,
cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra sâu rộng ở mọi lĩnh vực, trong
đó có khuyến nông. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng này, công tác khuyến nơng địi
hỏi phải đổi mới về phương pháp, cách thức tổ chức chuyển giao cho phù hợp với hồn
cảnh mới. Vì thế, giáo trình này được biên soạn mới, nhằm đáp ứng các đòi hỏi trên. Khác
với lần xuất bản năm 2012, giáo trình này bổ sung nhiều nội dung mới về tổ chức công
tác khuyến nông như: Thảo luận có hệ thống hơn về bản chất của tổ chức công tác khuyến


nông dựa trên lý thuyết Quản trị vận hành (Operation management); bổ sung nguyên tắc
tổ chức khuyến nông, thảo luận các vấn đề tổ chức công tác khuyến nông, nhất là khuyến
nông nhà nước trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ
chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập; Tổ chức các hoạt động khuyến nông và huy động sự tham gia của người dân
trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Giáo trình Tổ chức công tác khuyến nông được biên soạn cho bậc đại học các ngành
kinh tế nông nghiệp, khuyến nông, phát triển nông thôn và các ngành liên quan khác. Sau
khi hồn thành mơn học, người học nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản để tiến hành
tổ chức được hệ thống khuyến nông, lập và triển khai kế hoạch khuyến nông, tổ chức
nguồn lực cho các hoạt động khuyến nông, đánh giá hiệu quả khuyến nông trong hệ thống
khuyến nơng hiện hành ở Việt Nam.
Giáo trình này cũng giành cho các cán bộ giảng dạy, sinh viên, học viên cao học,
nghiên cứu sinh, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và khuyến nông
ở các viện nghiên cứu và các trường đại học, là cẩm nang của cán bộ khuyến nông viên, cơ
quan nhà nước và tư nhân, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác.
Với mục tiêu đó, giáo trình này có nhiều nội dung mới như Nghị quyết số 19NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/10/2017 về
iii


tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 83/2018-NĐ-CP về khuyến nơng của
Chính phủ để đổi mới tổ chức và cách thức chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp,
các nội dung tổ chức và quản lý công tác khuyến nông trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 và xây dựng nền nông nghiệp thông minh. Mặt khác, giáo trình cập nhật
các thơng tin do các địa phương sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công khác như thú y,
bảo vệ thực vật, thuỷ nông… theo Nghị quyết số 19-NQ/TW để hình thành trung tâm
cung cấp dịch vụ công cho nông nghiệp. Việc nhập như trên đảm bảo cho bộ máy cung
cấp dịch vụ công cho nơng nghiệp tinh gọn hơn. Dù duy trì tổ chức theo hình thức cũ hay

áp dụng mơ hình mới thì các địa phương vẫn phải duy trì bộ phận làm công tác khuyến
nông ở cấp tỉnh và cấp huyện.
Giáo trình xuất bản được chia thành 6 chương. Chương 1 giới thiệu các vấn đề cơ
bản của tổ chức công tác khuyến nơng như khái niệm, vai trị, đặc điểm tổ chức công tác
khuyến nông, nội dung tổ chức công tác khuyến nông, các điều kiện tổ chức công tác
khuyến nông. Chương 2 thảo luận những nguyên tắc và nội dung cơ bản của tổ chức hệ
thống khuyến nông bao gồm những vấn đề về: hệ thống khuyến nông Việt Nam, tổ chức
hệ thống khuyến nông nhà nước, tổ chức khuyến nông của các cơ quan nghiên cứu và
chuyển giao, tổ chức khuyến nông của các doanh nghiệp và tổ chức hệ thống khuyến nơng
cơ sở. Chương 3 trình bày các nguyên tắc, nội dung trong tổ chức nguồn lực cho khuyến
nông như: tổ chức nhân lực và vật tư thiết bị, tổ chức kinh phí cho khuyến nơng. Chương
4 trình bày các vấn đề cơ bản về kế hoạch khuyến nơng như: mục tiêu, nội dung, phương
pháp, trình tự lập kế hoạch khuyến nông; tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến nông, giám
sát và đánh giá kế hoạch khuyến nông. Chương 5 thảo luận về sự tham gia của nông dân
vào khuyến nông như: thành lập các tổ chức khuyến nơng cơ sở, lập kế hoạch khuyến
nơng, đóng góp nguồn lực, triển khai, giám sát các hoạt động khuyến nơng. Chương 6
trình bày về đánh giá hiệu quả của hoạt động khuyến nông.
Mỗi chương được kết cấu như sau: Sau phần tóm tắt nội dung là phần trình bày chi
tiết của từng mục trong chương, phần Các tài liệu tham khảo và đọc thêm giúp người đọc
có thể tìm hiểu thêm từng vấn đề thảo luận trong chương đó và cuối cùng là phần Câu
hỏi thảo luận giúp người đọc tóm tắt lại những vấn đề cơ bản đã trình bày trong chương.
Với cách bố trí như vậy, các tác giả hy vọng rằng cuốn sách sẽ giúp cho bạn đọc có nhiều
thuận lợi trong khi sử dụng nó.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê, TS. Dương Văn Hiểu,
TS. Nguyễn Đình Thi, ThS. Đỗ Lê Anh đã đóng góp cho hồn thiện giáo trình. Tác giả
trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ khuyến nông, các cán bộ lãnh đạo của
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, Trung tâm
Khuyến nông ở một số tỉnh đã góp ý kiến cho việc hồn thiện nội dung liên quan tới
iv



khuyến nông. Tác giả trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Mác và ThS. Nguyễn Thị
Minh Thu đã tham gia đóng góp trong lần biên soạn năm 2012.
Tổ chức cơng tác khuyến nông là nội dung mới và phức tạp. Trong tình hình đó,
cuốn sách khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn và rất
mong thu nhận được những góp ý của độc giả xa gần để lần xuất bản sau được tốt hơn.

TÁC GIẢ
GS.TS. Đỗ Kim Chung

v


MỤC LỤC
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG...1
1.1. Sự ra đời, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học .......................1
1.1.1. Sự ra đời của môn học .........................................................................................1
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học Tổ chức khuyến nông...............................2
1.1.3. Nhiệm vụ của môn học ........................................................................................2
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu môn học ......................................................................2
1.2. Khái niệm tổ chức công tác khuyến nông .....................................................................3
1.3. Vai trị của tổ chức cơng tác khuyến nơng ....................................................................5
1.4. Đặc điểm của tổ chức công tác khuyến nông ................................................................5
1.5. Nguyên tắc tổ chức công tác khuyến nông....................................................................6
1.6. Nội dung của tổ chức công tác khuyến nông ................................................................7
1.6.1. Tổ chức hệ thống khuyến nông ...........................................................................7
1.6.2. Tổ chức nguồn lực cho khuyến nông ..................................................................9
1.6.3. Xây dựng, thực hiện kế hoạch khuyến nông ....................................................10
1.6.4. Giám sát và đánh giá kế hoạch khuyến nông ...................................................10
1.6.5. Huy động sự tham gia của nông dân trong khuyến nông ................................11

1.6.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông ......................................................11
1.7. Các điều kiện tổ chức công tác khuyến nông ..............................................................11
Câu hỏi thảo luận chương 1 .........................................................................................15
Tài liệu tham khảo và đọc thêm chương 1 ..................................................................16
Chương 2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG .............................................................. 17
2.1. Hệ thống khuyến nơng việt nam ..................................................................................17
2.1.1. Lược sử hình thành và tổ chức hệ thống khuyến nông Việt Nam ...................17
2.1.2. Các thành phần chủ yếu của hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam .........18
2.2. Tổ chức hệ thống khuyến nông nhà nước ...................................................................20
2.2.1. Căn cứ pháp lý của tổ chức hệ thống khuyến nông nhà nước .........................20
2.2.2. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức hệ thống khuyến nông nhà nước ...................20
2.2.3. Hệ thống tổ chức của khuyến nông nhà nước ..................................................21
2.2.4. Tổ chức hệ thống khuyến nông nhà nước ở cấp Trung ương ..........................23
2.2.5. Tổ chức hệ thống khuyến nông nhà nước ở cấp tỉnh, thành phố ....................24
2.2.6. Tổ chức hệ thống khuyến nông nhà nước ở cấp huyện ...................................26
2.2.7. Tổ chức hệ thống khuyến nông nhà nước ở cấp xã ..........................................28
2.3. Tổ chức hệ thống khuyến nông cơ sở ..........................................................................29
2.3.1. Tổ chức hệ thống khuyến nông cơ sở ...............................................................29
2.3.2. Khuyến nông viên cơ sở ....................................................................................29
vi


2.4. Tổ chức hệ thống khuyến nông của cơ quan đào tạo, nghiên cứu ...................................31
2.4.1. Tổ chức công tác chuyển giao của các cơ quan nghiên cứu ............................31
2.4.2. Cán bộ chuyển giao của các cơ quan nghiên cứu và đào tạo ..........................31
2.5. Tổ chức hệ thống khuyến nông trong doanh nghiệp ..................................................32
2.5.1. Tổ chức hệ thống khuyến nông trong doanh nghiệp ........................................32
2.5.2. Nhiệm vụ cơ bản của cán bộ chuyển giao của doanh nghiệp ..........................33
2.5.3. Nhiệm vụ cơ bản của các đại lý các cấp ...........................................................34
2.6. Tổ chức hệ thống khuyến nông trong các dự án phát triển ........................................34

2.6.1. Tổ chức hệ thống khuyến nông của các dự án phát triển.................................34
2.6.2. Nhiệm vụ cán bộ dự án phụ trách hợp phần khuyến nông ..............................35
Câu hỏi thảo luận và bài tập chương 2 ........................................................................36
Tài liệu tham khảo và đọc thêm chương 2 ..................................................................38
Chương 3. TỔ CHỨC NGUỒN LỰC CHO KHUYẾN NÔNG ............................................... 39
3.1. Nguồn lực cho khuyến nông ........................................................................................39
3.1.1. Khái niệm............................................................................................................39
3.1.2. Phân loại nguồn lực cho hoạt động khuyến nông ............................................39
3.1.3. Đặc điểm của các loại nguồn lực cho hoạt động khuyến nông .......................40
3.2. Tổ chức nguồn lực cho hoạt động khuyến nông .........................................................41
3.2.1. Khái niệm tổ chức nguồn lực cho hoạt động khuyến nơng .............................41
3.2.2. Vai trị của tổ chức nguồn lực cho hoạt động khuyến nông ............................43
3.2.3. Yêu cầu của tổ chức nguồn lực cho hoạt động khuyến nông ..........................43
3.3. Tổ chức nhân lực cho khuyến nông .............................................................................43
3.3.1. Phân loại nhân lực cho khuyến nông ................................................................43
3.3.2. Yêu cầu tổ chức nhân lực cho khuyến nông .....................................................45
3.3.3. Căn cứ tổ chức nhân lực cho khuyến nông .......................................................46
3.3.4. Chức năng nhiệm vụ của các cán bộ khuyến nơng ..........................................47
3.3.5. Chính sách cho người hoạt động khuyến nông ................................................51
3.4. Tổ chức nguồn lực vật chất cho khuyến nông ............................................................53
3.4.1. Nguồn lực vật chất cho khuyến nông................................................................53
3.4.2. Yêu cầu của tổ chức nguồn lực vật chất cho khuyến nông..............................54
3.4.3. Căn cứ tổ chức nguồn lực vật chất cho khuyến nông ......................................54
3.4.4. Nội dung tổ chức nguồn lực vật chất cho khuyến nông ..................................55
3.4.5. Tổ chức cơ sở vật chất kỹ thuật cho cơ quan khuyến nông .............................56
3.4.6. Tổ chức cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị cho các hoạt động khuyến nơng .57
3.5. Tổ chức nguồn lực tài chính cho khuyến nơng ...........................................................59
3.5.1. Nguồn lực tài chính cho khuyến nơng ..............................................................59
3.5.2. Yêu cầu của tổ chức nguồn lực tài chính cho khuyến nông ............................59


vii


3.5.3. Căn cứ tổ chức nguồn lực tài chính cho khuyến nông .....................................60
3.5.4. Nội dung tổ chức nguồn lực tài chính cho khuyến nơng .................................60
Câu hỏi thảo luận và bài tập chương 3 ........................................................................64
Tài liệu tham khảo và đọc thêm chương 3 ..................................................................66
Chương 4. KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG ................................................................................... 67
4.1. Những vấn đề cơ bản của kế hoạch khuyến nông.......................................................67
4.1.1. Khái niệm kế hoạch khuyến nông .....................................................................67
4.1.2. Phân loại kế hoạch khuyến nơng .......................................................................67
4.1.3. Vai trị của kế hoạch khuyến nông ....................................................................67
4.1.4. Yêu cầu cơ bản của kế hoạch khuyến nông ......................................................68
4.1.5 Những căn cứ để xây dựng kế hoạch khuyến nông .........................................68
4.1.6. Phương thức lập kế hoạch khuyến nông ...........................................................69
4.1.7. Các công cụ cơ bản để lập kế hoạch khuyến nông...........................................70
4.1.8. Thực hiện lồng ghép các hoạt động khuyến nơng ............................................70
4.1.9. Tổ chức lập kế hoạch khuyến nơng...................................................................71
4.2. Trình tự lập kế hoạch khuyến nông .............................................................................71
4.2.1. Xác định nhu cầu khuyến nông .........................................................................71
4.2.2. Xác định mục tiêu kế hoạch ..............................................................................79
4.2.3. Xác định các giải pháp và hoạt động khuyến nông ..........................................82
4.2.4. Xác định kết quả dự kiến cho kế hoạch khuyến nơng .....................................85
4.2.5. Xác định kinh phí cho kế hoạch khuyến nông .................................................88
4.2.6. Xây dựng kế hoạch thực hiện ............................................................................89
4.2.7. Thảo luận và hoàn thiện kế hoạch .....................................................................91
4.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến nông ...................................................................92
4.3.1. Thông qua và phê duyệt kế hoạch .....................................................................92
4.3.2. Tổng hợp kế hoạch của đơn vị ..........................................................................92
4.3.3. Xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị ...........................................................92

4.3.4. Tổ chức các nguồn lực để thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị ................93
4.4. Giám sát và đánh giá kế hoạch khuyến nông ..............................................................93
4.4.1. Đánh giá tính khả thi của kế hoạch khuyến nơng ............................................93
4.4.2. Giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch khuyến nông ...........................94
4.4.3. Đánh giá kết quả và tác động của hoạt động khuyến nông .............................95
Câu hỏi thảo luận và bài tập chương 4 ........................................................................96
Tài liệu tham khảo và đọc thêm chương 4 ..................................................................97
Chương 5. SỰ THAM GIA CỦA NÔNG DÂN TRONG KHUYẾN NÔNG ....................... 98
5.1. Khái niệm và vai trị của sự tham gia của nơng dân trong khuyến nông ..................98

viii


5.1.1. Khái niệm về sự tham gia của nông dân trong khuyến nơng ..........................98
5.1.2. Vai trị của sự tham gia của nông dân trong các hoạt động khuyến nông ......99
5.2. Nội dung nông dân tham gia trong khuyến nông..................................................... 100
5.2.1. Phản ánh nhu cầu khuyến nông ...................................................................... 100
5.2.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của dân khi tham gia khuyến nông .......................... 101
5.2.3. Xây dựng các giải pháp khuyến nông ............................................................ 102
5.2.4. Đóng góp nguồn lực ........................................................................................ 103
5.2.5. Thực hiện các hoạt động khuyến nông .......................................................... 103
5.2.6. Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động khuyến nông .................................... 104
5.2.7. Quản lý các thành quả khuyến nông .............................................................. 104
5.2.8. Hưởng lợi từ hoạt động khuyến nông ............................................................ 104
5.3. Phương thức để nông dân tham gia trong khuyến nông .......................................... 104
5.4. Các điều kiện để nông dân tham gia trong khuyến nông ........................................ 105
5.5. Tổ chức để nông dân tham gia trong khuyến nơng.................................................. 106
5.5.1. Câu lạc bộ khuyến nơng.................................................................................. 107
5.5.2. Nhóm nơng dân cùng sở thích ........................................................................ 107
5.5.3. Nhóm liên hộ ................................................................................................... 107

5.5.4. Hợp tác xã ........................................................................................................ 107
5.5.5. Các tổ chức đoàn thể xã hội............................................................................ 108
5.5.6. Câu lạc bộ khuyến nông.................................................................................. 108
Câu hỏi thảo luận và bài tập chương 5 ..................................................................... 109
Tài liệu tham khảo và đọc thêm chương 5 ............................................................... 110
Chương 6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG .............................. 111
6.1. Những vấn đề cơ bản của đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông ................... 111
6.1.1. Hiệu quả hoạt động khuyến nông ................................................................... 111
6.1.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả của hoạt động khuyến nơng ................................... 112
6.1.3. Vai trị của đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông ................................. 114
6.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nơng ........................................ 114
6.2.1. Phân tích hiệu quả từng phần ......................................................................... 114
6.2.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất một sản phẩm .................................................... 116
Câu hỏi thảo luận và bài tập chương 6 ..................................................................... 120
Tài liệu tham khảo và đọc thêm chương 6 ............................................................... 121

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương)

EU

Europian Union

EVFTA


Europian Union- Việt Nam Free trade Areas (Hiệp định Tự do thương mại
Việt Nam liên hợp châu Âu)

FFS

Farmer Field Schools (Lớp tập huấn nông dân trên đồng ruộng)

HTX

Hợp tác xã

IPM

Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại)

PTNT

Phát triển nông thôn

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

x



Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC CƠNG TÁC

KHUYẾN NƠNG
Mục đích cơ bản của Chương này là giới thiệu sự ra đời của môn học, đối tượng,
nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học, cung cấp các vấn đề lý luận, các kiến
thức cơ bản về tổ chức cơng tác khuyến nơng, từ đó chuẩn bị các kỹ năng cơ bản để tổ
chức các hoạt động khuyến nông ở một cơ quan chuyển giao cụ thể. Vì thế, chương này
thảo luận về: Khái niệm, vai trị, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung và các điều kiện tổ chức
công tác khuyến nông. Đặc biệt, nội dung tổ chức công tác khuyến nông được thảo luận
trên các phương diện: Tổ chức hệ thống khuyến nông; Tổ chức nguồn lực cho khuyến
nông; Xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá kế hoạch khuyến nông; Huy động sự
tham gia của nông dân trong khuyến nông; Đánh giá hiệu quả khuyến nông.
1.1. SỰ RA ĐỜI, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MƠN HỌC
1.1.1. Sự ra đời của mơn học
Khoa học Khuyến nơng được hình thành và phát triển ở Châu Âu từ nửa cuối của
thế kỷ XVIII (Đỗ Kim Chung, 2010). Ở Việt Nam, công tác Khuyến nông chính thức
được triển khai và thực hiện từ năm 1993 theo Nghị định của Chính phủ số 13-CP ngày
2/3/1993 ban hành quy định về cơng tác Khuyến nơng. Từ đó đến nay, nước ta đã phát
triển được hệ thống khuyến nông rộng khắp trong cả nước. Công tác khuyến nông bao
gồm các công việc tổ chức ra hệ thống khuyến nông, tổ chức nguồn lực, lập và triển khai
kế hoạch khuyến nông, đánh giá tác động và hiệu quả của cơng tác khuyến nơng. Đến nay
đã có một số sách, giáo trình thảo luận chung về Khuyến nơng như của Van den Ban
(1996), Payne (1987), Tài liệu tập huấn Phương pháp Tổ chức lớp học hiện trường (FFS)
của Trung tâm khuyến nông quốc gia và Trường Đại học Nông lâm Huế (2007), Phương
pháp khuyến nơng có sự tham gia của người dân (2003) của Trung tâm Khuyến nông tỉnh
Sơn La, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến lâm Lai Châu, Trung tâm Giống và Kỹ thuật
cây lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Đoàn kết
quốc tế vì Hợp tác và Phát triển (CIDSE), Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội sông Đà.

Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào thảo luận chuyên sâu về Tổ chức cơng tác khuyến nơng.
Vì vậy, giáo trình này được xây dựng và xuất bản lần đầu năm 2012. Tuy nhiên, gần một
thập kỷ qua, có nhiều biến đổi về kinh tế - xã hội: Sự đổi mới về chính sách và thể chế
phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế đang tiến vào hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Năm 2018, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
1


Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
(CPTPP). Năm 2020, Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA với 28 nước thành viên EU). Hơn nữa, nền kinh tế nước ta đang chịu ảnh hưởng
của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nền nông nghiệp đang chuyển sang nền nông
nghiệp số, vận dụng nhiều thành quả của thế hệ công nghệ thứ 4 1 vào nơng nghiệp (Đỗ
Kim Chung, 2017). Trong bối cảnh đó, cần phải đổi mới nội dung và cách thức tổ chức
cơng tác khuyến nơng phù hợp với hồn cảnh mới. Vì thế, giáo trình này được biên soạn
lại. Khác với lần xuất bản năm 2012, giáo trình này cập nhật các đổi mới về chính sách
và tổ chức khuyến nơng trong bối cảnh nền nông nghiệp đang hội nhập sâu rộng và đang
chuyển sang nền nông nghiệp số.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học Tổ chức khuyến nông
Đối tượng nghiên cứu của môn học này là các vấn đề về tổ chức, quản trị, điều hành
và giám sát, đánh giá các hoạt động khuyến nông, bao gồm: Các loại hình tổ chức làm
khuyến nơng gắn liền với cơ sở pháp lý và thể chế của các loại hình tổ chức đó; Q trình
tổ chức các hoạt động khuyến nơng ở từng cấp; Nghiên cứu quá trình hình thành hệ thống
khuyến nông và hoạt động của các hệ thống khuyến nông.
1.1.3. Nhiệm vụ của môn học
Nhiệm vụ của môn học này là cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng về
tổ chức công tác khuyến nông, bao gồm: (i) Tổ chức hệ thống khuyến nông; (ii) Tổ chức
nguồn lực cho khuyến nông; (iii) Kế hoạch khuyến nông; (iv) Sự tham gia của nông dân
trong khuyến nông; (v) Đánh giá hiệu quả khuyến nông.
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu môn học

Để nắm vững các kiến thức của môn học này, yêu cầu người học phải có sự am hiểu
về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nắm được phương pháp và kỹ năng khuyến nơng.
Người học sẽ có cơ hội nắm vững lý thuyết và thực hành các hoạt động về tổ chức công
tác khuyến nông trên lớp học hay đi thực địa.
Phương pháp cơ bản để nghiên cứu môn học này là thảo luận trên lớp, thảo luận nhóm
và thực hành. Bài tập thực hành bao gồm cả bài tập nhóm và cá nhân để nâng cao kỹ năng
cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm của người học về tổ chức cơng tác khuyến nơng.
1

Lồi người đã trải qua 3 thế hệ công nghệ: Thế hệ thứ nhất: Công nghệ động cơ hơi nước (1784); Thế hệ thứ 2: Động
cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt (1871); Thế hệ thứ 3: Máy tính và tự động hố (1969) và Thế hệ cơng nghệ
thứ 4 bao gồm 9 thành tố sau đây: 1) Internet vạn vật (The industrial internet of things - IoT); Kết hợp các hệ thống
ngang và hệ thống dọc (Horizontal and Vertical Systems integration); Đám mây điện tốn (The clouds); Mơ phỏng
(Simulations); Cơng nghệ rơ-bốt tự động (Autonomous robots); Chế tạo tích lũy (Additive Manufacturing, đặc biệt là công
nghệ in 3D); Cơ sở dữ liệu và phân tích quy mơ lớn (Big data and analytics); Thực tế ảo (Augmented reality); Siêu an
ninh mạng (Cyber security).

2


Nghiên cứu môn học này, người học phải nắm được các kiến thức cơ bản về tổ
chức, các thể chế và chính sách về khuyến nơng, am hiểu được thực trạng khuyến nông,
am hiểu các vấn đề phát triển nông nghiệp và nơng thơn.
1.2. KHÁI NIỆM TỔ CHỨC CƠNG TÁC KHUYẾN NƠNG
Trong khuyến nơng, các khuyến nơng viên cần phải nắm vững hai nhóm kiến thức
và kỹ năng cơ bản về phương pháp khuyến nông, tổ chức hoạt động khuyến nơng tại nơi
mình làm việc như ở nơng trại, thơn bản, xã, huyện, tỉnh và ở cấp Trung ương. Để đảm
bảo cho khuyến nơng viên có được nhóm kiến thức và kỹ năng thứ nhất có mơn học
Phương pháp khuyến nông. Môn học Tổ chức công tác khuyến nông giúp khuyến nơng
viên có được các kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động khuyến nơng ở nơi mình

cơng tác. Để hiểu được khái niệm về tổ chức công tác khuyến nông, cần thảo luận một số
khái niệm cơ bản liên quan đến tổ chức và công tác khuyến nông.
Quản trị vận hành: Mọi hoạt động kinh tế, kinh doanh khi được tổ chức và triển
khai được gọi là Quản trị vận hành (tên tiếng Anh là Operation management). Đó là q
trình tổ chức một tập hợp các hoạt động chuyên môn (administration of extension business
practices) để tạo ra hiệu quả cao nhất có thể trong một tổ chức (to create the highest level
of efficiency possible within an organization). Điều này liên quan đến việc chuyển đổi
vật chất và lao động thành hàng hố, dịch vụ một cách có hiệu quả để tối đa hoá lợi nhuận
cho tổ chức (Anastasia Belyh, 2016). Như vậy, quản trị vận hành là q trình tổ chức,
huy động, bố trí, sắp xếp, quản lý và sử dụng các nguồn lực về vật chất, nhân lực, thể chế
và tài chính... để triển khai một hoạt động nào đó theo thời gian và khơng gian nhất định
nhằm đạt được mục tiêu xác định của hoạt động đó với chi phí thấp nhất. Quản trị vận
hành là công việc không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động nào của một cá nhân, một
tổ chức và một địa phương.
Cũng như mọi hoạt động kinh tế khác, lĩnh vực khuyến nông cũng vận dụng khoa
học của quản trị vận hành. Quá trình vận dụng khoa học quản trị vận hành vào khuyến
nơng được gọi là q trình tổ chức cơng tác khuyến nơng. Vì thế, tổ chức công tác khuyến
nông được hiểu là tập hợp các hoạt động tổ chức và quản lý để tạo ra hiệu quả cao nhất
có thể trong một tổ chức khuyến nơng, để chuyển đổi vật chất, tài chính và lao động thành
hàng hố và dịch vụ khuyến nơng một cách có hiệu quả, tối đa hoá lợi nhuận cho tổ chức
khuyến nông. Tổ chức công tác khuyến nông là gồm các hoạt động tổ chức quản lý nhằm
kết hợp giữa công nghệ cần chuyển giao với nguồn lực vật chất (đất đai, vật tư, vật liệu,
phương tiện…), nhân lực, tài chính ở thời gian và không gian cụ thể thông qua công cụ
kế hoạch, giám sát và đánh giá để thực hiện chuyển giao có hiệu quả cơng nghệ, tiết kiệm
nguồn lực, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển vền vững, đảm vảo lợi ích của các
bên tham gia.
3


Công tác khuyến nông bao gồm năm lĩnh vực sau:

- Tổ chức hệ thống dịch vụ khuyến nông ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở;
- Lập kế hoạch khuyến nông;
- Tổ chức các nguồn lực vật chất, nhân lực và tài chính cho khuyến nơng;
- Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá kế hoạch khuyến nông ở các cấp;
- Sự tham gia của nông dân vào các hoạt động khuyến nông.
Tuỳ theo phạm vi hoạt động của các cán bộ khuyến nông mà công tác khuyến nơng
có nội dung rộng hay hẹp. Nếu cán bộ khuyến nông làm việc ở cấp Trung ương (Trung
tâm khuyến nông quốc gia), công tác khuyến nông mà cán bộ đảm nhận mang nội dung
rất rộng, che phủ trong phạm vi cả nước. Nếu cán bộ khuyến nông làm việc ở cơ sở thì
ba lĩnh vực của tổ chức cơng tác khuyến nơng có tính chất rất cụ thể cho cấp huyện, xã,
hay thôn bản. Nếu khuyến nông viên làm ở doanh nghiệp thì phạm vi của cơng tác khuyến
nơng phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Các lĩnh vực trên có liên quan
mật thiết lẫn nhau và làm nền tảng cho nhau. Cụm từ “công tác” trong khái niệm này
được hiểu là các hoạt động khuyến nông của cả khu vực công và tư nhân tiến hành. Cụm
từ “khuyến nơng” trong giáo trình này bao hàm khuyến nông cho trồng trọt, chăn nuôi,
khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công (chế biến nông lâm thuỷ sản) và khuyến thương
(các hoạt động liên quan đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp).
Tổ chức cơng tác khuyến nơng là q trình phối hợp, kết hợp giữa các nguồn lực
nói chung, giữa nhân lực với nguồn lực vật chất và tài chính nói riêng theo thời gian,
khơng gian cụ thể để: 1) Hình thành hệ thống tổ chức khuyến nông, 2) Lập được kế hoạch
khuyến nông một cách khả thi cho đơn vị; 3) Tổ chức tốt các nguồn lực cho triển khai tốt
kế hoạch khuyến nông, lồng ghép các hoạt động khuyến nông, 4) Tổ chức thực hiện và
giám sát đánh giá kế hoạch khuyến nông ở đơn vị.
Cụm từ “đơn vị” trong khái niệm này là các đơn vị sự nghiệp làm nhiệm vụ khuyến
nơng nhà nước có thể ở cấp Trung ương (Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư quốc
gia), cấp tỉnh (Trung tâm khuyến nông tỉnh hay bộ phận khuyến nông trực thuộc Trung
tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp), cấp huyện (Trạm khuyến nông hay Trung tâm dịch
vụ kỹ thuật nơng nghiệp huyện, có nơi nằm trong đơn vị sự nghiệp công lập của huyện),
khuyến nông cụm xã, khuyến nông xã, khuyến nông thôn bản và của các tổ chức kinh tế
- xã hội liên quan đến khuyến nơng (các đồn thể xã hội, hợp tác xã...). Đối với khuyến

nơng của các doanh nghiệp thì cụm từ “đơn vị” được hiểu là phòng (phòng nghiên cứu
và phát triển của các doanh nghiệp), tổ nhóm làm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ. Tổ
chức hoạt động khuyến nông là công việc thường xuyên của cơ quan khuyến nông,
khuyến nông viên các cấp và các đơn vị có liên quan.
4


1.3. VAI TRỊ CỦA TỔ CHỨC CƠNG TÁC KHUYẾN NƠNG
Tổ chức cơng tác khuyến nơng có các vai trị cơ bản như sau:
- Là nội dung cơ bản tạo ra hệ thống tổ chức khuyến nơng theo chính sách phát triển
nơng nghiệp và nơng thơn của Chính phủ. Tổ chức công tác khuyến nông tạo tiền đề và
là cơ sở cho tổ chức khuyến nông nhà nước, khuyến nông tư nhân, khuyến nông của
doanh nghiệp và của hợp tác xã.
- Tổ chức công tác khuyến nông giúp cho cơ quan khuyến nông ở các cấp, các tổ
chức nghiên cứu, chuyển giao và tổ chức xã hội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của
mình về khuyến nơng, triển khai các hoạt động và chương trình khuyến nơng của đơn vị
mình. Khoa học tổ chức công tác khuyến nông tạo tiền đề để các cơ quan chuyển giao bố
trí, phối kết hợp nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để tổ chức các hoạt động chuyển
giao công nghệ một cách có hiệu quả ở từng địa điểm cụ thể.
- Tổ chức công tác khuyến nông giúp khuyến nông viên hiểu được cơng việc của
mình, có kiến thức và kỹ năng để triển khai công việc một cách hiệu quả trong hệ thống tổ
chức khuyến nông của đơn vị. Khoa học tổ chức công tác khuyến nông trang bị cho từng
khuyến nông viên, các cán bộ chuyển giao kiến thức, kỹ năng và thái độ trong cơng việc
của mình. Sau khi hồn thành mơn học này, họ biết cách lập kế hoạch, bố trí nguồn lực, tổ
chức thực hiện các hoạt động chuyển giao hiệu quả, biết giám sát và điều chỉnh q trình
chuyển giao cơng nghệ một cách phù hợp.
- Tổ chức cơng tác khuyến nơng góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu về
khuyến nơng và do đó góp phần thực hiện được các chương trình mục tiêu về phát triển
nơng nghiệp và nơng thơn, đóng góp thiết thực vào thực hiện chương trình xây dựng nơng
thơn mới, xố đói giảm nghèo, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn.

1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC CƠNG TÁC KHUYẾN NƠNG
Tổ chức cơng tác khuyến nơng có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Là cơng việc không thể thiếu được của bất cứ tổ chức khuyến nơng nào dù đó
thuộc khu vực kinh tế cơng hay khu vực kinh tế tư nhân. Bất cứ tổ chức khuyến nơng nào
cũng cần hình thành được hệ thống tổ chức, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các
bộ phận và của từng cá nhân; cần phải xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch
khuyến nơng.
- Nội dung, tính chất và quy mơ của tổ chức công tác khuyến nông khác nhau giữa
khuyến nông nhà nước, khuyến nông của các tổ chức kinh tế và khuyến nông của các tổ
chức xã hội. Khuyến nông nhà nước được tổ chức từ Trung ương tới cơ sở (xã, thơn, bản).
Tính chất của khuyến nơng nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập, thể hiện sự hỗ trợ của
Chính phủ tới nơng nghiệp, nơng dân và nơng thôn. Phạm vi che phủ của khuyến nông
5


nhà nước từ phạm vi quốc gia, đến tỉnh, huyện và cơ sở. Do đó, cơng tác tổ chức cơng tác
khuyến nông nhà nước được tiến hành theo hệ thống luật pháp của nhà nước quy định về
khuyến nông. Khuyến nông của các tổ chức kinh tế bao gồm khuyến nông của các doanh
nghiệp, hợp tác xã, liên doanh, hộ và trang trại tiến hành vì mục đích kinh tế xã hội của tổ
chức kinh tế đó. Do đó, tính chất, phạm vi, quy mô của tổ chức công tác khuyến nông, tổ
chức kinh tế tập trung vào nâng cao sức cạnh tranh và thích ứng của tổ chức kinh tế đó
trong thị trường. Khuyến nơng của các tổ chức đồn thể xã hội như: Hội khuyến nơng tự
nguyện, Hội phụ nữ, Hội nơng dân... được tổ chức ra vì lợi ích kinh tế - xã hội của các
thành viên trong các tổ chức đó. Do đó, tổ chức cơng tác khuyến nông phụ thuộc nhiều
vào bản chất và mục tiêu hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội đó.
- Phạm vi, nội dung tổ chức cơng tác khuyến nông khác nhau tuỳ theo từng cấp. Từ
trung ương tới cơ sở, cơng tác tổ chức khuyến nơng có phạm vi nhỏ dần, nhưng tính cụ
thể về các hoạt động tổ chức công tác khuyến nông lại tăng lên.
- Tổ chức công tác khuyến nông khác nhau tuỳ theo đặc điểm kinh tế xã hội của
từng cộng đồng và từng địa phương. Ở các tỉnh đồng bằng, hệ thống tổ chức khuyến nơng

nhà nước có thể được tổ chức theo 4 cấp (tỉnh, huyện, xã và thôn bản). Ở các tỉnh miền
núi, đất rộng, người thưa, điều kiện đi lại khó khăn, hệ thống tổ chức khuyến nơng có thể
được tổ chức theo 5 cấp (tỉnh, huyện, cụm xã, xã và thôn bản). Ngay tổ chức khuyến nông
cấp cơ sở cũng rất khác nhau: Nhóm nơng dân cùng sở thích, Làng khuyến nơng tự quản,
Câu lạc bộ khuyến nơng...
- Tổ chức công tác khuyến nông khác nhau tuỳ theo sản phẩm mà khuyến nông
hướng tới. Chẳng hạn như, khuyến nông chuyển giao công nghệ mới về thức ăn chăn nuôi
gia súc, khác với khuyến nông chuyển giao giống cây trồng mới hay sử dụng một loại
phân bón mới. Hay công tác khuyến nông trong trồng trọt khác với công tác khuyến nông
trong nuôi trồng thuỷ sản...
- Tổ chức công tác khuyến nơng cịn phụ thuộc vào nguồn lực của địa phương dành
cho khuyến nông. Các nguồn lực như nhân lực, vật chất, tài chính là rất quan trọng cho
triển khai các hoạt động của khuyến nơng. Do đó, sự sẵn có về nguồn lực này sẽ giúp cho
địa phương tổ chức công tác khuyến nông được tốt hơn. Ngược lại, sự thiếu nguồn lực sẽ
hạn chế đến hiệu lực, hiệu quả của công tác khuyến nông.
1.5. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CƠNG TÁC KHUYẾN NƠNG
Tổ chức cơng tác khuyến nơng kể cả khuyến nông nhà nước, tư nhân và cộng đồng
đảm bảo nguyên tắc sau đây:
Bộ máy khuyến nông phải tinh gọn và có cơ cấu hợp lý, phù hợp với từng loại hình
tổ chức khuyến nơng (Khuyến nơng nhà nước, khuyến nông tư nhân và cộng đồng), phù
6


hợp với hoàn cảnh, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương và từng loại cây, con,
kỹ thuật được chuyển giao.
Cơ quan khuyến nơng phải có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhất là công
tác kế hoạch, tài chính và hoạt động theo cơ chế thị trường. Hoạt động khuyến nông là
hoạt động của đơn vị sự nghiệp. Cơ quan khuyến nông tự chủ động tạo ra các nguồn thu
thông qua cung cấp dịch vụ khuyến nông và tự trang trải các khoản chi cho các hoạt động
khuyến nơng của mình. Do đó, cơ quan khuyến nơng tự chịu trách nhiệm về kế hoạch,

nguồn tài chính cho tất cả các hoạt động của mình. Trên cơ sở hoạt động theo cơ chế thị
trường, trừ một số hoạt động khuyến nông theo nhiệm vụ quy định của nhà nước thực
hiện theo cơ chế phí, cịn phần lớn các dịch vụ khuyến nông sẽ chuyển dần theo cơ chế
giá. Điều đó có nghĩa là: Người sử dụng dịch vụ khuyến nông phải trả tiền cho dịch vụ
mà họ nhận được theo nguyên tắc thị trường.
Cơ quan khuyến nông phải được áp dụng mơ hình quản trị tiên tiến: Phải đảm bảo
rằng các hoạt động chuyển giao tới nông dân sát đúng, phù hợp và kịp thời với nhu cầu
của khách hàng, gắn được trách nhiệm chuyển giao tới kết quả chuyển giao. Mơ hình
quản trị tiên tiến cho phép phát huy tối đa sự chủ động, tự giác và sáng tạo của các khuyến
nông viên và sự hợp tác của các thành viên trong một tổ chức, đảm bảo tổ chức bền vững
và lớn mạnh.
Tổ chức công tác khuyến nông phải đảm bảo cho hoạt động khuyến nông hiệu lực
và hiệu quả: Ngun tắc này địi hỏi, mơ hình tổ chức khuyến nơng dù là khuyến nơng
nhà nước, khuyến nông tư nhân hay cộng đồng đảm bảo giảm được chi phí, sự chồng
chéo, tăng hiệu lực chuyển giao và do đó tăng được hiệu quả nguồn lực đầu tư cho chuyển
giao. Sự tồn tại của các tổ chức khuyến nơng phụ thuộc vào tính hiệu lực và hiệu quả mà
tổ chức đó hoạt động.
1.6. NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
1.6.1. Tổ chức hệ thống khuyến nông
Công việc đầu tiên của tổ chức công tác khuyến nông là tổ chức hệ thống khuyến
nông. Dù là khuyến nông nhà nước hay khuyến nông của các tổ chức khác, vấn đề đầu
tiên của công tác khuyến nông là tổ chức được hệ thống khuyến nông.
1.6.1.1. Tổ chức hệ thống khuyến nông nhà nước
Trước năm 2018, với khuyến nông nhà nước, tổ chức hệ thống khuyến nông từ cấp
trung ương tới cơ sở (thôn bản). Tổ chức hệ thống khuyến nông này bao gồm: Tổ chức
Trung tâm khuyến nông quốc gia, Trung tâm khuyến nông cấp tỉnh, Trạm khuyến nông
của huyện, Tổ chức khuyến nông xã và thôn bản.
7



Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, từ năm 2018 trở đi,
công tác khuyến nông nhà nước được đổi mới và sắp xếp lại theo định hướng sau:
- Bảo đảm cung cấp và nâng cao khả năng tiếp cận của nông dân về dịch vụ khuyến
nơng, nâng cao vai trị cung cấp dịch vụ công của khuyến nông.
- Đẩy mạnh xã hội hố cơng tác khuyến nơng, nhất là trong các lĩnh vực và địa bàn
mà khu vực ngồi cơng lập làm được và làm tốt; Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển lành mạnh thị trường dịch vụ trong nông nghiệp và nông
thôn. Thực hiện công khai, minh bạch. Bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các đơn vị cung
cấp dịch vụ khuyến nơng cơng lập và ngồi cơng lập.
- Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong quá trình đổi
mới hệ thống tổ chức và quản lý khuyến nông, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của các đơn cung cấp dịch vụ khuyến nông.
- Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị cung cấp dịch vụ khuyến nơng cơng lập,
phát huy vai trị giám sát của người dân trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản
lý công tác khuyến nông.
- Bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả hoạt động khuyến nông.
- Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp. Phát
triển thị trường dịch vụ khuyến nông và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia
phát triển dịch vụ khuyến nông.
Với nguyên tắc trên, các địa phương đã và đang sắp xếp lại bộ phận khuyến nông đơn vị sự nghiệp công từ cấp tỉnh trở xuống tới xã, phường. Cấp Trung ương vẫn duy trì
Trung tâm khuyến nơng quốc gia, ở cấp tỉnh và huyện, Trung tâm khuyến nông tỉnh hay
trạm khuyến nông huyện được nhập với các đơn vị sự nghiệp khác như thú y, bảo vệ thực
vật, thuỷ nông thành thuộc Trung tâm dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp tỉnh, trên cơ sở sáp
nhập Trung tâm khuyến nông, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật theo Nghị quyết số 19-TW về sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công năm 2017 2.
Tương tự, ở cấp huyện, Trạm Khuyến nông được sáp nhập với Trạm Chăn nuôi thú y,

Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Thuỷ nông... thành Trung tâm dịch vụ kỹ thuật
nông nghiệp huyện. Việc nhập như trên đảm bảo cho bộ máy cung cấp dịch vụ công cho
nông nghiệp ít đầu mối, tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả hơn. Một số nơi, không gọi trung
tâm tên là Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp mà đặt tên là Trung tâm Dịch vụ công
2

Một số tỉnh gọi Trung tâm này là Trung tâm Cung cấp dịch vụ công cho nông nghiệp.

8


cho phát triển nông nghiệp. Việc đặt tên như vậy làm cho phạm vị hoạt động và phục vụ
của Trung tâm không chỉ tập trung vào dịch vụ kỹ thuật nơng nghiệp mà cịn bao hàm
nhiều dịch vụ khác như kinh tế, xã hội, tổ chức, tư vấn phát triển chuỗi giá trị nông sản
để giúp nông dân tăng cao được giá trị nơng nghiệp và thích ứng hơn với điều kiện kinh
tế thị trường. Dù duy trì tổ chức theo hình thức cũ hay áp dụng mơ hình mới thì các địa
phương vẫn phải duy trì bộ phận làm công tác khuyến nông ở cấp tỉnh và cấp huyện và
cấp cơ sở.
1.6.1.2. Tổ chức hệ thống khuyến nông của các tổ chức khác
Các tổ chức khác bao gồm: Viện nghiên cứu, các trường đại học có nghiên cứu và
đào tạo liên quan đến nông nghiệp, chế biến thực phẩm của khu vực nhà nước hay khu
vực của tư nhân… đều có bộ phận làm khuyến nơng để thực hiện chức năng chuyển
giao các kỹ thuật tiến bộ hay công nghệ và phát hiện các vấn đề mới của thực tiễn, làm
cơ sở cho các chương trình nghiên cứu tiếp theo. Với khuyến nông của các tổ chức kinh
tế này, nội dung tổ chức hệ thống khuyến nông sẽ cụ thể hơn, nhất là hình thành được
bộ máy tổ chức để các đơn vị đó chuyển giao được cơng nghệ hay kỹ thuật tiến bộ tới
người sử dụng.
Ví dụ như Phịng nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ trực thuộc các trường và
các viện. Phòng này lại tổ chức thành các đơn vị như trạm, trại để thử nghiệm, quảng
bá các sản phẩm và công nghệ chuyển giao ở các địa bàn sinh thái khác nhau như miền

núi, trung du, đồng bằng, vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Từ các trạm trại ở các
địa bàn khác nhau, tổ chức mạng lưới liên kết giữa trạm trại với người sử dụng là nông
dân, doanh nghiệp, hợp tác xã thông qua các tổ chức, câu lạc bộ khuyến nơng, nhóm
nơng dân sở thích, khuyến nơng cộng đồng... Căn cứ cơ bản để tổ chức hệ thống khuyến
nông là các thể chế và chính sách liên quan đến từng tổ chức khuyến nông. Nội dung tổ
chức hệ thống khuyến nông bao gồm: xác định hình thức tổ chức, chức năng nhiệm vụ,
tổ chức con người, phân định trách nhiệm và quyền lợi khi họ tham gia trong tổ chức
khuyến nơng đó.
1.6.2. Tổ chức nguồn lực cho khuyến nơng
Sau khi hình thành được hệ thống tổ chức khuyến nông, một nội dung cơ bản của
tổ chức công tác khuyến nông là tổ chức nhân lực, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài
chính cho khuyến nông. Trên cơ sở phát huy sự tham gia của nông dân, các tổ chức kinh
tế - xã hội khác vào khuyến nông, các cơ quan khuyến nông và khuyến nông viên phát
huy cao độ sự tham gia đóng góp và tổ chức nguồn lực của nơng dân và các tổ chức hưởng
lợi khác của nông dân. Căn cứ cơ bản để tổ chức nguồn lực là đặc điểm của hệ thống tổ
chức khuyến nông, nhiệm vụ khuyến nơng, đặc điểm và mức độ sẵn có về nguồn lực của
nông dân, cộng đồng và các tổ chức hưởng lợi khác trong khuyến nông.
9


1.6.3. Xây dựng, thực hiện kế hoạch khuyến nơng
Khi có tổ chức khuyến nơng rồi thì việc tiếp theo là lập kế hoạch vận hành các hoạt
động khuyến nông trong tổ chức đó. Việc lập kế hoạch khuyến nơng là xác định được các
những vấn đề cơ bản mà khuyến nông cần giải quyết cho từng cộng đồng nông dân, xác
định các mục tiêu cần đạt, các hoạt động cần tiến hành và kết quả dự kiến, dự tính nguồn
lực thực hiện và kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá. Kế hoạch khuyến nơng có thể
ở tầm quốc gia, tầm tỉnh, huyện, xã và cũng có thể lập cho từng đơn vị, từng nhóm khuyến
nơng viên.
Tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến nông bao gồm: 1) Lập kế hoạch triển khai hoạt
động khuyến nông; 2) Tổ chức các nguồn lực; 3) Tổ chức các hoạt động khuyến nông

theo kế hoạch.
- Lập kế hoạch triển khai hoạt động khuyến nơng là xác định rõ vai trị và trách nhiệm
của từng người, từng nhóm khuyến nơng viên tham gia vào khuyến nơng phải làm những
việc gì, làm như thế nào, kết quả dự kiến là gì, bao nhiêu nguồn lực cần để thực hiện kế
hoạch đó, lúc nào bắt đầu và kết thúc, ai cùng phối hợp...
- Trên cơ sở kế hoạch đã thiết lập, các định mức kinh tế kỹ thuật và khung pháp lý
cho phép, các cơ quan khuyến nông tổ chức nguồn lực như: nhân lực, vật chất (mẫu vật,
vật tư, trang thiết bị, mơ hình...) và kinh phí để triển khai các hoạt động khuyến nơng. Tổ
chức nguồn lực là điều kiện cơ bản cho sự thành công của kế hoạch khuyến nông.
- Tổ chức triển khai từng hoạt động khuyến nông theo kế hoạch đã được lập là sự
phối hợp giữa các nguồn lực như nhân lực, tài chính và vật chất để triển khai từng hoạt
động khuyến nông theo thời gian, không gian và địa bàn cụ thể triển khai các hoạt động
khuyến nông. Quá trình này thường đan xen với việc theo dõi, giám sát và đánh giá để có
những điều chỉnh kịp thời. Để tổ chức thực hiện kế hoạch, cần phải có kế hoạch phân
cơng thực hiện, chỉ rõ ai, làm gì? Làm lúc nào? Kết quả đầu ra là bao nhiêu, nguồn lực
nào được giao để thực hiện nhiệm vụ đó.
1.6.4. Giám sát và đánh giá kế hoạch khuyến nơng
Việc tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá kế hoạch khuyến nơng là tạo điều kiện
để hồn thành được kế hoạch khuyến nông. Theo dõi, giám sát và đánh giá kế hoạch
khuyến nơng có tác dụng phát hiện kịp thời các lệch lạc, các vấn đề nảy sinh, các thời cơ
và nguy cơ đã, đang và sẽ xảy ra trong q trình thực hiện. Từ đó, đề xuất các giải pháp
điều chỉnh kịp thời, đảm bảo cho hoàn thành tốt kế hoạch khuyến nông.
Hoạt động theo giỏi, giám sát và đánh giá bao gồm: xác định các chỉ tiêu giám sát
và đánh giá, tổ chức thu lượm thông tin, phân tích tình hình và đưa ra các biện pháp điều
chỉnh. Việc giám sát và đánh giá kế hoạch khuyến nông rất cần thiết cho xây dựng kế
hoạch khuyến nông hàng năm, hàng vụ hoặc các chương trình khuyến nơng ở cấp trung
ương, tỉnh, huyện.
10



1.6.5. Huy động sự tham gia của nông dân trong khuyến nơng
Khuyến nơng chỉ có hiệu quả khi các cơ quan khuyến nông và các khuyến nông viên
hiểu được tầm quan trọng, phát huy cao độ sự tham gia của nông dân vào công tác khuyến
nông. Sự tham gia của nông dân vào khuyến nông được thể hiện ở việc nông dân thành lập
ra các tổ chức khuyến nông ở cơ sở, tham gia lập kế hoạch, đóng góp nguồn lực, tổ chức
triển, giám sát, đánh giá các hoạt động khuyến nơng tại địa phương của họ. Vì thế, để tổ
chức tốt công tác khuyến nông, điều kiện cơ bản là phải nắm được nội dung và kỹ năng huy
động sự tham gia của nông dân vào tất cả nội dung của công tác khuyến nông.
1.6.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông
Hiệu quả của công tác khuyến nông thể hiện trước tiên ở hiệu quả của từng công
nghệ được chuyển giao. Hiệu quả công nghệ được xem xét ở các cấp độ khác nhau: cấp
hộ nông dân, cấp cộng đồng (thôn, bản, xã), cấp vùng và cấp quốc gia. Hiệu quả được
xem xét trên góc độ kinh tế, xã hội, mơi trường. Vì vậy, một trong những nội dung không
thể thiếu được của tổ chức công tác khuyến nông là phải đánh giá được hiệu quả của việc
chuyển giao cơng nghệ trên các lĩnh vực nói trên.
1.7. CÁC ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
Các điều kiện tổ chức công tác khuyến nông được nhiều học giả trên thế giới như
Payne (1987), Van den Ban (1996) và Tổ chức Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO,
2020) thảo luận. Tuỳ theo loại hình khuyến nơng (khuyến nơng nhà nước hay khuyến
nông tư nhân), phương thức khuyến nông (khuyến nơng truyền thống hay khuyến nơng
có sự tham gia của dân) mà cơng tác tổ chức có các điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, tổ
chức cơng tác khuyến nơng nói chung cần phải có các điều kiện cơ bản như sau:
- Phải nắm được bản chất của tổ chức tham gia khuyến nơng. Trong thực tế, có rất
nhiều tổ chức khác nhau tham gia khuyến nông như: Khuyến nông nhà nước; Khuyến
nông của các trường và các viện; Khuyến nông của các tổ chức kinh tế (các doanh nghiệp,
hợp tác xã và tư nhân); Khuyến nông của cộng đồng; Khuyến nơng của các chương trình
dự án... Bản chất của khuyến nông nhà nước là thực hiện sự hỗ trợ và can thiệp của nhà
nước về khuyến nông.
Khuyến nông của các trường, viện nghiên cứu là thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và
chuyển giao của các tổ chức đó. Khuyến nơng của các tổ chức kinh tế là thực hiện hoạt

động chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì thế, tổ chức
cơng tác khuyến nơng phải tuân theo luật tổ chức phù hợp với các loại hình kinh tế đó
như Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã...
Khuyến nông cộng đồng là thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ do cộng
đồng quản lý và tiến hành, giúp các thành viên của cộng đồng vươn lên.
11


Với các chương trình dự án trong nước và quốc tế có các hoạt động chuyển giao
cơng nghệ, bản chất của công tác khuyến nông giúp thực hiện các mục tiêu của các chương
trình và dự án đó. Vì vậy, để tổ chức tốt công tác khuyến nông, cần trả lời rõ câu hỏi: Tổ
chức nào tham gia vào khuyến nơng và tham gia vì mục đích gì? Trả lời được câu hỏi này
sẽ góp phần hiểu được bản chất của công tác khuyến nông.
- Phải nắm được quy định pháp lý của các tổ chức khi tham gia khuyến nông. Nội
dung và phương thức tổ chức khuyến nông được phản ánh đầy đủ ở các văn bản pháp lý
của các tổ chức tham gia vào khuyến nông.
Với khuyến nông nhà nước, cơng tác tổ chức phải tn thủ chính sách của Chính phủ,
bộ ngành và những văn bản quy định cụ thể hoá của Ủy ban nhân dân tỉnh về cơng tác
khuyến nơng. Văn bản của Chính phủ là các Nghị định về công tác khuyến nông. Văn bản
của Ủy ban nhân dân các tỉnh bao gồm các Quy định cụ thể hố các chủ trương chính sách
của Chính phủ trong điều kiện cụ thể của tỉnh về công tác khuyến nông.
Với khuyến nông của các viện nghiên cứu và các trường, tổ chức công tác khuyến
nông phải dựa theo quy định của các viện, trường và luật chuyển giao công nghệ. Với
khuyến nông của các tổ chức kinh tế, tổ chức công tác khuyến nông phải tuân theo luật tổ
chức các loại hình kinh tế đó (Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã...).
Với khuyến nông cộng đồng, công tác khuyến nông được tổ chức phù hợp những
quy định của cộng đồng (như các quy định của làng khuyến nông, câu lạc bộ khuyến
nông, hiệp hội nghề nghiệp...).
Với khuyến nơng của các chương trình dự án trong nước và quốc tế, tổ chức công
tác khuyến nông phải tuân theo các quy định trong tổ chức triển khai các hoạt động dự án

của các chương trình hay dự án đó. Để nắm được các quy định pháp lý trên, cần trả lời
câu hỏi: Tổ chức công tác khuyến nông của đơn vị phải được dựa trên cơ sở pháp lý nào?
- Phải có đội ngũ khuyến nơng viên có trình độ và chuyên nghiệp. Tuỳ theo tính
chất và chức năng nhiệm vụ của từng người, từng vị trí trong hệ thống tổ chức khuyến
nông, mỗi khuyến nông viên cần được đào tạo những kỹ năng phù hợp với công việc mà
họ được giao. Cần có sự mơ tả rõ ràng công việc của mỗi khuyến nông viên ở từng vị trí
cơng tác. Đội ngũ cán bộ khuyến nơng thường được chia thành hai nhóm: nhóm chuyển
giao cơng nghệ và nhóm quản lý. Tuy nhiên, tính chất của khuyến nơng địi hỏi các
khuyến nơng viên phải có kiến thức tồn diện cả về quản lý và chuyển giao công nghệ.
- Phải có các nguồn lực về tài chính và vật chất để tổ chức hệ thống khuyến nông
hay cụ thể là tổ chức bộ máy, tổ chức nhân lực và trang thiết bị. Kinh phí cho hoạt động
khuyến nơng thường quyết định quy mơ và chất lượng các loại hình tổ chức và các hoạt
động khuyến nơng. Kinh phí khuyến nơng phụ thuộc vào bản chất của từng tổ chức tham
gia vào công tác khuyến nông.
12


- Phải nắm vững các định mức kinh tế - kỹ thuật - tổ chức cho triển khai các hoạt
động khuyến nông. Tổ chức khuyến nông là sự phối hợp và kết hợp có hiệu quả các nguồn
lực vật chất, nhân lực và tài chính để triển khai các hoạt động khuyến nông theo thời gian
và không gian nhất định. Điều kiện để phối hợp và kết hợp có hiệu quả là phải dựa trên
các định mức kinh tế - kỹ thuật - tổ chức phù hợp với từng loại hình, từng điều kiện kinh
tế - xã hội của mỗi địa phương. Các định mức kinh tế - kỹ thuật - tổ chức bao gồm định
mức về nhân lực (số hộ/xã, cộng đồng tối thiểu mà mỗi khuyến nông viên phải phụ
trách...), định mức về đầu vào (hạt giống, phân bón, thức ăn, vật tư thiết bị cần thiết cho
một đơn vị diện tích hay đầu con...), định mức về tổ chức (tuỳ theo các cấp trung ương,
tỉnh, huyện, xã, cụm xã, thôn bản...).
- Phải nắm vững đối tượng mà khuyến nông phục vụ. Đối tượng mà khuyến nông
phục vụ cịn được gọi là nhóm mục tiêu của khuyến nơng. Tổ chức cơng tác khuyến nơng
cần phụ thuộc vào nhóm mục tiêu của khuyến nơng. Nhóm mục tiêu của khuyến nơng rất

khác nhau tuỳ theo địa bàn khuyến nơng, tình trạng kinh tế, đặc điểm xã hội của cộng
đồng nông dân. Nếu nhóm mục tiêu của khuyến nơng chủ yếu là người nghèo thì cơng tác
khuyến nơng tập trung cho xố đói giảm nghèo. Cách tiếp cận trong tổ chức công tác
khuyến nông là khuyến nông cho giảm nghèo. Việc tổ chức khuyến nông dựa trên nguyên
tắc quản lý cộng đồng để liên kết những nông dân nghèo lại, tạo ra sự phát triển và làm
tăng tính tự lập của người nghèo. Nếu nhóm mục tiêu của khuyến nơng là phục vụ các
trang trại, doanh nghiệp thì tổ chức cơng tác khuyến nơng tập trung cho sản xuất hàng
hố. Cách tiếp cận trong tổ chức công tác khuyến nông là khuyến nơng sản xuất hàng
hố. Trên phương diện này, bản chất của tổ chức công tác khuyến nông dựa theo cách
tiếp cận coi khuyến nông là dịch vụ đầu vào, nơng dân sản xuất hàng hố phải mua dịch
vụ đó. Nếu nhóm mục tiêu của khuyến nơng là nơng dân thuộc các dân tộc thiểu số thì tổ
chức cơng tác khuyến nông khác với tổ chức công tác khuyến nông cho nơng dân thuộc
dân tộc đa số. Vì thế, “Khuyến nông khuyến ai?” là một câu hỏi quan trọng cần phải trả
lời của người làm công tác khuyến nông. Câu hỏi này được trả lời ngay trong công tác kế
hoạch của khuyến nông.
- Phải nắm vững nhu cầu của nông dân và nhóm mục tiêu mà khuyến nơng hướng
tới. Nhu cầu của nơng dân và nhóm mục tiêu sẽ quy định chủng loại, phương pháp chuyển
giao và công tác tổ chức khuyến nông. Nhu cầu này được phản ánh trong kế hoạch khuyến
nơng. Do đó, để lập được kế hoạch khuyến nông, người làm công tác lập kế hoạch khuyến
nông cần phải trả lời câu hỏi: Khuyến nơng khuyến gì? Kỹ thuật nắm bắt nhu cầu khuyến
nông sẽ được thảo luận ở chương Kế hoạch khuyến nông.
- Phải nắm được mức độ sẵn có về thơng tin và kiến thức cần chuyển giao. Trên cơ
sở nhu cầu khuyến nông, cần nắm được mức độ sẵn có về thơng tin, kiến thức cần chuyển
giao. Mức sẵn có về thơng tin, kiến thức cần chuyển giao tuỳ thuộc vào nguồn thông tin,
khả năng tiếp cận thông tin của cơ quan khuyến nông và của người dân.
13


- Phải nắm được đặc điểm cộng đồng và địa phương nơi cơng tác khuyến nơng
được tiến hành. Tính chất khác nhau về cộng đồng và xã hội sẽ quy định sự khác nhau về

công tác tổ chức khuyến nông. Tổ chức khuyến nông ở miền núi khác với đồng bằng,
miền Bắc khác với miền Nam... Sự sai khác này do tính chất kinh tế - xã hội của từng địa
phương quy định.
- Phải nắm vững phương pháp khuyến nông. Mỗi phương pháp khuyến nơng địi
hỏi những điều kiện nhất định khi áp dụng. Do đó, tổ chức cơng tác khuyến nông phải
dựa trên nhu cầu thông tin, đặc điểm kinh tế - xã hội và khả năng nguồn lực... để lựa chọn
phương pháp khuyến nơng cho phù hợp.
Tóm lại, để tổ chức tốt công tác khuyến nông cần nắm vững bản chất loại hình tổ
chức tham gia khuyến nơng, quy định pháp lý, nguồn lực cho khuyến nông, các định mức
kinh tế - kỹ thuật, nhóm mục tiêu của khuyến nông, nhu cầu và thông tin cần chuyển giao,
phương pháp chuyển giao.

14


CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG 1
1.

Phân biệt các khái niệm: quản trị vận hành, quản trị vận hành trong khuyến nông,
khuyến nông, tổ chức công tác khuyến nông, tổ chức hoạt động khuyến nơng? Cho
ví dụ cụ thể?

2.

Phân tích vai trị của tổ chức cơng tác khuyến nơng và liên hệ thực tế ở địa phương
mà anh chị biết.

3.

Phân tích các đặc điểm cơ bản của tổ chức công tác khuyến nơng? Từ mỗi đặc điểm

đó, cần lưu ý những gì khi tổ chức cơng tác khuyến nơng?

4.

Phân tích các đặc điểm cơ bản của tổ chức công tác khuyến nông nhà nước trước
và sau khi thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW? Lấy ví dụ cụ thể ở địa phương để
chứng minh.

5.

Phân tích các đặc điểm cơ bản của tổ chức cơng tác khuyến nơng của các doanh nghiệp?

6.

Phân tích các đặc điểm cơ bản của tổ chức công tác khuyến nơng cơ quan nghiên
cứu và chuyển giao? Cho ví dụ cụ thể?

7.

Phân tích các đặc điểm cơ bản của tổ chức cơng tác khuyến nơng tổ chức xã hội?
Cho ví dụ cụ thể?

8.

Phân tích các đặc điểm cơ bản của tổ chức cơng tác khuyến nơng cộng đồng? Cho
ví dụ cụ thể?

9.

Phân tích các nội dung cơ bản của tổ chức công tác khuyến nông và liên hệ thực tế?

Cho ví dụ cụ thể?

10.

Phân tích các điều kiện cơ bản của tổ chức công tác khuyến nông? Tại sao khi tổ
chức khuyến nơng lại cần các điều kiện đó? Cho ví dụ cụ thể?

15


×