Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giáo Trình Đại Cương Hộ Sinh - Cao Đẳng Y Tế Hà Nội.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.37 MB, 86 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẢNG Y TẾ HÀ NỘI

Giáo trình

ĐẠI CƯƠNG Hộ SINH
Tài liệu giảng dạy dành cho Cao đẳng ngành Hộ sinh

Bộ môn: Điều dưỡng Sản phụ khoa

HÀ NỘI, 2021


GIÁO TRÌNH

ĐẠI CƯƠNG Hộ SINH


Bài 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH Hộ SINH
(1 tiết)
Mục tiêu
* Kiến thức:
1. Trình bày được tổng quan về nghề Hộ sinh và q trình sinh đẻ.
2. Phân tích được bối cảnh chung của Hộ sinh Việt Nam và quốc tế.
3. Trình bày các chủ đề chính trong chng trình đào tạo Hộ sinh.
* Nàng lực tự chủ và trách nhiệm:
4. Thế hiện được sự tự hào, trách nhiệm khi học và chọn nghề Hộ sinh.
NỘI DUNG
1. Tống quan về ngành Hộ sinh và quá trình sinh đẻ
Nghề hộ sinh liên quan trực tiếp đến quá trình làm mẹ. cốt lõi của nghề hộ sinh


là liên quan đến mối quan hệ vói từng người mẹ và em bé của người mẹ. Người hộ
sinh cần biết rằng mối quan hệ này đóng một vai trò quan trọng đối với thể chất, sự sống,
tình cảm và tinh thần của trẻ sơ sinh. Do đó, mục đích chăm sóc của nghề hộ sinh là đảm
bảo sự khỏe mạnh của bà mẹ và trẻ sơ sinh với mức độ can thiệp ít nhất để có được sự an
toàn cho mẹ và con.
Điều cơ bản của việc chăm sóc hộ sinh là nhằm tạo ra sức khỏe tốt cho bà mẹ và
trẻ sơ sinh. Người hộ sinh có một vị trí quan trọng trong cộng đồng và hệ thống chăm sóc
sức khỏe bởi chính người hộ sinh đã tự chuấn bị cho mình đế chăm sóc phụ nữ trong suốt
những thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời họ. Thơng qua q trình giáo dục và đào
tạo, người hộ sinh chịu trách nhiệm chăm sóc cho phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh sản.
Nhiệm vụ trọng tâm của người hộ sinh là đấy mạnh công tác nâng cao sức khỏe và cơng
tác y tế dự phịng trong các gia đình và cộng đồng. Các kỹ năng cơ bản của người hộ sinh
là những kỳ năng làm cho họ trở thành những người tốt nhất, phù họp nhất để tham gia
vào quá trình sinh đẻ của người phụ nữ (WHO 2007).
Một trong số trong những phương thức làm vững mạnh nghề hộ sinh là việc đưa ra
các quy định và cấp giấy phép hành nghề, xác định các năng lực nghề nghiệp và các
phương thức đào tạo liên tục. Ngoài ra cần củng cố nghề nghiệp bằng cách cải thiện kiến
thức và thực hành của người hộ sinh thông qua các tài liệu hướng dẫn, những bằng chứng
được phổ biến từ các nghiên cứu; các tiêu chuẩn về lâm sàng, nghiệp vụ chuyên môn và
quản lý.
"Việc chăm sóc đạt chat lượng tốt đem lại lợi ích cho tất cả: các bà mẹ, trẻ sơ
sinh, cộng đồng, gia đình, hệ thong chăm sóc y tế và nghề hộ sinh. Sự hài lòng của phụ
nữ đoi với việc chăm sóc được thế hiện qua mối tương quan tích cực của việc sử dụng
dịch vụ chăm sóc và kết quả là dẫn tới giảm tỉ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em. Đe biết
những người phụ nữ muốn gì, người hộ sinh cần phải học hỏi từ những người phụ nữ.
Điều này được thực hiện tốt nhất nếu việc chăm sóc được cung cap cho phụ nữ. Một
trong những cách đế tăng cường mối quan hệ giữa những người hộ sinh và phụ nữ là
việc những người hộ sinh khởi xướng các sảng kiến chăm sóc tại địa phương đế tự mình
có thế gần gũi hơn với phụ nữ" (WHO 2007: 5)



2. Bối cảnh chung về Hộ sinh
2.1. Hộ sình Việt Nam
Theo Niên giám thống kê Y tế năm 2011, hộ sinh trình độ trung cấp và điều dưỡng
sản phụ trình độ cao đẳng và đại học chiếm 6,57% tổng số nhân lực y tế trong toàn quốc,
tăng 0,22% so với năm 2007. Địa bàn làm việc của hộ sinh từ bệnh viện tuyến Trung
ương đến trạm y tế xã, trong đó số lượng hộ sinh làm việc tại tuyến cơ sở chiếm tỷ lệ cao
(54%).
Hộ sinh Việt Nam, ngoài nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, họ
cịn thực hiện những nhiệm vụ chun mơn khác tại cơ sở y tế và cộng đồng như: Tư vấn
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuối; khám và điều trị một số tình trạng
bệnh lý phụ khoa thông thường; tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn
và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần; chăm sóc sức khỏe trẻ em dưới 5
tuổi; tiêm chủng mở rộng...
về đào tạo, tại Việt Nam, hộ sinh đã được đào tạo từ những năm 40 của thế kỷ
XX, bắt đầu là trường Hộ sinh Đông Dương tại Sài Gịn, sau đó phát triển ra tồn quốc
nhưng chỉ dừng lại ở trình độ trung cấp. Từ năm 2010, bắt đầu có đào tạo hộ sinh trình độ
cao đắng (3 năm). Tính đến năm 2013, tồn quốc có 63 cơ sở đào tạo hộ sinh trình độ
trung cấp, 20 cơ sở đào tạo trình độ cao đắng và một số trường đại học đào tạo cử nhân
điều dưỡng chun ngành sản phụ. Ngồi chương trình đào tạo hộ sinh trình độ cao đắng
đã được thiết kế trên cơ sở Chuẩn Năng lực hộ sinh quốc tế, các chương trình khác chưa
đáp ứng được đầy đủ yêu cầu này.
Một thực trạng tương tự như nhiều nước trên thế giới và thách thức đặt ra với công
tác đào tạo Hộ sinh Việt Nam là chưa có hộ sinh trình độ đại học trở lên. Vì vậy, giảng
viên tham gia đào tạo hầu hết vẫn là đội ngũ đại học và trên đại học các chuyên ngành
gần là sản khoa và nhi khoa. Vì vậy, Chuấn Năng lực cơ bản của hộ sinh Việt Nam sẽ
giúp cho việc thống nhất nội dung đào tạo, phương pháp dạy học cho hộ sinh.
2.2. Hộ sinh quốc tế
Liên đoàn hộ sinh quốc tế (ICM) là Hiệp hội của ngành hộ sinh trên toàn thế giới.
ICM phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức của Liên hợp

quốc, các Chính phủ nhằm hồ trợ chương trình “Làm mẹ an tồn và các chiến lược chăm
sóc sức khỏe ban đầu phục vụ các gia đình trên tồn cầu”. ICM lãnh trách nhiệm đi đầu
trong việc định nghĩa, xây dựng, phác họa khả năng hành nghề hộ sinh trên thực tế (năng
lực hộ sinh thiết yếu). ICM cũng phát triển tiêu chuấn năng lực, khung năng lực và
chương trình đào tạo hộ sinh cho các trường y tế, định hướng cho việc phát triến quy chế
thực hành hộ sinh; hỗ trợ các quốc gia tăng cường khả năng của các hiệp hội hộ sinh và
phát triển lãnh đạo ngành hộ sinh tồn cầu. Với trách nhiệm đó, ICM đã ban hành “Năng
lực cơ bản cho thực hành Hộ sinh” năm 2010 và đã được bố sung, chỉnh sửa năm 2013.
Thông qua bộ tài liệu này cụm từ “Năng lực” được sử dụng rộng rãi cho quản lý
hộ sinh, cũng như được sử dụng để thiết kế yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cho hộ
sinh thực hành an toàn trên mỗi hoạt động của mình. “Năng lực” cũng trả lời cho những
câu hỏi “Một hộ sinh sẽ phải hiếu biết những gì?” và “Là hộ sinh thì phải làm gì?”.
Những năng lực này đều dựa vào bằng chứng. Hầu hết những năng lực này được
xem như cơ bản hoặc cốt lõi, nghĩa là chúng cũng sẽ trở thành tiêu chuẩn đầu ra cho
những sinh viên hộ sinh sau khi tốt nghiệp.


Những năng lực thiết yếu cho thực hành hộ sinh cơ bản được ICM hoàn thành là
chuẩn mực và hướng dẫn liên quan đến đào tạo hộ sinh, luật pháp và thực hành lâm sàng.
Những năng lực này là kim chỉ nam cho việc biên soạn sách giáo khoa hộ sinh, thơng tin
chính thức cho các chính phủ, các tố chức chính sách cần thiết đế hiểu sự đầu tư cho hộ
sinh là đầu tư cho hệ thống y tế. Những năng lực thiết yếu cho thực hành hộ sinh cơ bản
được ICM hoàn thành chuấn mực và hướng dẫn liên quan đến giáo dục đào tạo hộ sinh,
luật pháp và thực hành lâm sàng.
Bên cạnh mơ hình và hoạt động của hệ thống y tế, ba yếu tố cơ bản của lực lượng
Hộ sinh có chất lượng bao gồm: Đào tạo hộ sinh, Quy định hành nghề và Phát triến hiệp
hội hộ sinh. Ba yếu tố này là quan trọng để xây dựng lực lượng hộ sinh liên tục và có chất
lượng cao.
2.2.1. Đào tạo hộ sinh
Năm 2010, ICM đã xây dựng bộ tiêu chuấn toàn cầu dành riêng cho đào tạo Hộ

sinh. Bộ tiêu chuấn này đã được bố sung hồn thiện vào năm 2013. Theo đó, một hộ sinh
viên có đủ trình độ phải qua đào tạo chính quy theo đánh giá về năng lực cơ bản của
ICM, bao gồm:
- Trình độ đầu vào là phố thơng trung học.
- Thời gian tối thiếu đào tạo Hộ sinh là 3 năm.
- Nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Hộ sinh: lý thuyết tối thiêu là 40%
và thực hành tối thiểu là 50%.
Đồng thời với đào tạo chính quy, việc đào tạo liên tục cũng hết sức quan trọng và
ngày càng thuận tiện nhờ công nghệ thông tin và truyền thông. Đào tạo liên tục là cần
thiết cho sự an toàn của người nhận dịch vụ và cũng là trách nhiệm chuyên môn của
người hộ sinh, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
2.2.2. Quy định hành nghề
Quy định hành nghề là cách đế giám sát cán bộ y tế xem có đủ năng lực và kỹ
năng làm việc hay không. Các cơ quan quản lý nghiệp vụ y tế khác nhau ở mỗi quốc gia,
có chức năng cấp giấy phép hành nghề cho mồi cá nhân và xử lý hoạt động của người
hành nghề.
2.2.3. Hiệp hội hộ sinh
Yếu tố quan trọng thứ ba là Hiệp hội hộ sinh. Hiệp hội hộ sinh phải chuyên nghiệp
và vững mạnh, được sự ủng hộ của các hội viên và được chính phủ, các cơ quan quản lý
thừa nhận.
3. Các chủ đề chính trong chương trình đào tạo Hộ sinh
Xuyên suốt trong chương trình đào tạo Hộ sinh là 5 chủ đề. Những chủ đề này là
trụ cột của các năng lực. Mục đích của chúng là gắn chặt sự hiếu biết và đánh giá nền
tảng lý thuyết của sự hoàn hảo trong thực hành nghề hộ sinh. Năm chủ đề đó là:
3.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm sự bình đắng và tiếp cận dịch vụ chăm sóc
phụ nữ, dịch vụ dựa trên nhu cầu cá nhân, sự tham gia và họp tác của cộng đồng, sử dụng
kỳ thuật một cách thích đáng, và cung cấp dịch vụ chăm sóc hộ sinh bền vừng (WHO
1978 và được khẳng định lại năm 2008).
3.2. Thực hành dựa vào bằng chứng



Thực hành dựa vào bằng chứng đòi hỏi cần phải chủ động xem xét việc thực hành
chăm sóc và điều trị đã được đảm bảo một cách nghiêm ngặt thông qua việc đánh giá một
cách khắt khe dựa trên các bằng chứng hay chưa.
Các nhà lâm sàng phải thường xuyên suy nghĩ, phản ánh trong quá trình thực
hành, thường xuyên thu thập và phân tích các dữ liệu, đọc các bài báo, tạp chí và tham
gia vào các cuộc thảo luận chun mơn và tìm cách làm thế nào để thực hành được tốt
hơn, cải tiến hơn. Từ đó việc thực hành chăm sóc được dựa trên các bằng chứng có được
từ nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
3.3. Thông tin giao tiếp
Thông tin giao tiếp là then chốt trong mối quan hệ giữa người hộ sinh với tư cách
là nhà chun mơn chăm sóc sức khỏe và người phụ nừ. Nó đóng vai trị thiết yếu cho
việc đánh giá, chấn đốn chính xác và chuyến tuyến cũng như việc trao đối chuyên môn
thực hành với đồng nghiệp trong và ngồi chun khoa của minh. Đó là nền tảng của việc
thực hành nghề hộ sinh an toàn.
3.4. Nhận biết và nhạy cảm về văn hóa
Nhận biết, tơn trọng và nhạy cảm về văn hóa là nền tảng để hiếu người phụ nữ, gia
đình của họ và thái độ của họ đối với việc mang thai, sinh con và ni con. Sở thích
mang tính văn hóa cần phải được tôn trọng trong thực hành nghề hộ sinh trừ khi chúng
khơng phù hợp với sự an tồn trong chăm sóc.
3.5. Chăm sóc lấy phụ nữ trung tâm
Trong khn khố của nghề hộ sinh, chăm sóc lấy người phụ nữ làm trung tâm là
một quan niệm trong đó việc chăm sóc được chú trọng vào nhu cầu cá nhân. Người phụ
nữ có hồn cảnh, kỳ vọng và khát vọng của riêng mình, những điều đó cần phải được
tách biệt ra và được tôn trọng bởi những người làm công việc chun mơn đang tham gia
vào việc chăm sóc họ.
Chăm sóc lấy người phụ nữ làm trung tâm bao hàm các nhu cầu của em bé và gia
đình cũng như cơng nhận tầm quan trọng của các mối quan hệ của người phụ nữ với
những người khác và với cộng đồng của họ giúp cho người phụ nữ có thể đàm phán trực

diện giữa mình với cộng đồng và các cơ sở y tế tham gia vào toàn bộ các giai đoạn của
thai kỳ, sinh đẻ và sau đẻ. Chăm sóc lấy người phụ nữ làm trung tâm là toàn diện về mặt
giải quyết các nhu cầu và mong đợi thuộc về xã hội, tình cảm, thế chất, tâm lý, văn hóa
và tinh thần của người phụ nữ.


Bài 2
VAI TRÒ VÀ NHIỆM vụ CỦA NGƯỜI Hộ SINH
(1 tiết)
Mục tiêu:
* Kiến thức:
1. Trình bày được vai trị của Hộ sinh.
2. Phân tích được các nhiệm vụ của Hộ sinh.
3. Trình bày được phạm vi nghề Hộ sinh.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
4. Thế hiện được sự tự hào, trách nhiệm khi học và chọn nghề Hộ sinh.
NỘI DUNG
1. Vai trò của người hộ sinh
Trong hầu hết các xã hội trên thế giới, các phụ nữ đã được giúp đờ bởi người phụ
nữ khác trong quá trình làm mẹ. Hộ sinh là những người chăm sóc sức khỏe ban đầu ở
hầu hết các quốc gia nơi mà việc sinh đẻ là một phần của cuộc sổng gia đình. Các nước
có tỷ lệ được hộ sinh chăm sóc cao nhất hiện nay- chăm sóc trước sinh, giáo dục và trao
quyền cho phụ nữ khi sinh con - cũng là những nước có được kết quả chăm sóc tốt nhất
cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Người hộ sinh là một cán bộ y tế chăm sóc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai,
sinh đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Họ cần phải tôn trọng các nhu cầu của phụ nữ, bao gồm
nhu cầu cá nhân và phong tục tập quán trong sinh đẻ. Dựa vào các quá trình sinh lý tự
nhiên của thời kỳ mang thai, chuyến dạ và sinh con, kết họp các kỹ năng truyền thống và
kỳ thuật y tế hiện đại, người hộ sinh phải đảm bảo an tồn cho việc sinh con bình thường.
Ngồi ra, người hộ sinh cịn phải duy trì sự liên kết với các bác sĩ sản khoa và các

cơ sở chăm sóc y tế khác để đảm bảo rằng bà mẹ và trẻ sơ sinh có thế được tiếp cận và
thụ hưởng những hồ trợ mang tính cơng nghệ hiện đại tốt nhất. Việc chăm sóc của nghề
hộ sinh là một cơng việc tiếp diễn liên tục có liên quan đến lâm sàng, giáo dục, nâng cao
sức khỏe và hồ trợ xã hội.
Cơng tác chăm sóc của nghề hộ sinh được xây dựng dựa vào niềm tin mạnh mẽ
trong mối quan hệ với người phụ nữ mang thai, xem quá trình sinh đẻ như một sự kiện
cuộc sống bình thường. Người hộ sinh cổ gắng nồ lực đế trang bị cho các bậc cha mẹ
những kiến thức và hồ trợ họ để thu được những kinh nghiệm sinh đẻ tốt nhất cho minh.
Người hộ sinh cần phải đối xử thân mật, riêng tư, đảm bảo sự toàn vẹn của gia đình và
phải có sự kiên nhẫn, sự hiểu biết đế tiến hành cơng việc chăm sóc trong thời kỳ mang
thai và sinh con của phụ nữ (Hiệp hội Nữ hộ sinh, bang Washington, năm 2010).
2. Nhiệm vụ của ngưòi hộ sinh
Các nhiệm vụ của người hộ sinh bao gồm:
• Đánh giá tình trạng sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong suốt thời kỳ thai nghén
và chuyển dạ.
• Cung cấp hồ trợ giáo dục sức khỏe thích họp để đảm bảo bà mẹ và thai nhi khỏe
mạnh.


Hỗ trợ người phụ nữ, chồng và gia đình của cơ ta trong q trình đau đẻ, tại thời
điểm sinh con và khoảng thời gian sau sinh.
• Theo dõi người phụ nữ đang chuyển dạ đẻ; đánh giá tình trạng thai nhi và tình
trạng của các trẻ sơ sinh sau khi sinh; đánh giá các nguy cơ; phát hiện sớm các bất
thường.
• Thực hiện các can thiệp nhỏ, nếu cần thiết như bấm ối, cắt tầng sinh mơn; chăm
sóc trẻ sơ sinh sau khi sinh.
• Hỗ trợ người phụ nừ việc ni con bằng sữa mẹ và chăm sóc trẻ sơ sinh trong giai
đoạn đầu của thời kỳ sau đẻ.
• Chuyển đến tuyến chăm sóc cao hơn, nếu các nguy cơ hoặc các biến chứng xảy
ra.

3. Phạm vi hành nghề hộ sinh
Từ "Hộ sinh" trong tiếng Anh được bắt nguồn từ hai từ Anglo-Saxon; “mid” có
nghĩa là “với”, “wif’ có nghĩa lả ’’người phụ nữ”. Trong tiếng Anh, “midwife” có nghĩa
là người chăm sóc liên tục cho một người phụ nữ và con của người phụ nữ ấy từ thời kỳ
mang thai tới sau khi sinh.
Tại Pháp, “hộ sinh” là “sage-femme”: một người phụ nữ khơn khéo chăm sóc liên
tục.
Ở Việt Nam, từ dành cho người hộ sinh là hai chừ ”hộ sinh” có nghĩa là người
giúp người mẹ trong việc sinh con.
Năm 2005, Liên đoàn quốc tế hộ sinh (ICM=International Confederation of
Midwives) đã thông qua định nghĩa sau đây về người hộ sinh:
"Hộ sinh là một người thường xuyên theo học chương trình giảo dục hộ sinh, được
cơng nhận hợp pháp ở trong nước nơi họ làm việc và đã hồn thành khóa học về hộ sinh
theo quy định và cỏ đủ trình độ pham chat đế được cấp chứng chỉ giấy phép hành nghề
hộ sinh một cách hợp pháp.
Người hộ sinh được mọi người công nhận là một nhà chun mơn có bốn phận và
trách nhiệm trong moi quan hệ với phụ nữ đế cung cap cho họ các hỗ trợ cần thiết, chăm
sóc và tư vấn trong khi mang thai, chuyến dạ đẻ và giai đoạn sau sinh, thực hiện đỡ đẻ
với trách nhiệm của người hộ sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh. Các chăm sóc này bao gồm
các biện pháp phòng ngừa, tăng cường đấy mạnh việc sinh đẻ bình thường, phát hiện
sớm các biến chứng ở người mẹ và trẻ sơ sinh, tìm cách tiếp cận và chuyến người phụ nữ
đến cơ sở hỗ trợ y tế phù hợp và tiến hành các biện pháp cap cứu trong các trường hợp
khan cap xảy ra.
Người hộ sinh có một nhiệm vụ quan trọng trong việc tư vẩn và giáo dục sức khỏe,
không chỉ cho bản thân người phụ nữ, mà cịn cho các gia đình và cộng đồng. Công việc
này liên quan đến giảo dục kiến thức chuẩn bị làm cha mẹ và có thế mở rộng ra đến sức
khỏe phụ nữ, tình dục hoặc sức khoẻ sinh sản và chăm sóc trẻ em. Một người hộ sinh có
thế thực hành nghề trong bat kỳ hoàn cảnh nào kế cả tại nhà, cộng đồng, bệnh viện,
phòng khảm hoặc các đơn vị y tế".
Định nghĩa này đã được Liên đồn quốc tế hộ sinh cơng nhận vào 19 tháng 7 năm

2005.
Liên đoàn Quốc tế hộ sinh (ICM) hồ trợ, đại diện và hoạt động để tăng cường
quan hệ giữa các hiệp hội nghề nghiệp của hộ sinh trên tồn cầu. Hiện nay ICM có 98



thành viên hiệp hội tại 87 quốc gia. ICM làm việc với hộ sinh và các hiệp hội hộ sinh trên
toàn cầu đế bảo đảm quyền và khả năng tiếp cận của phụ nữ với các hộ sinh đế được
chăm sóc trước, trong và sau khi sinh.
Phạm vi hành nghề hộ sinh có thể được định rõ hơn nữa theo pháp luật địa phương
hoặc quốc gia. Đó là trách nhiệm của người hộ sinh phải chấp hành theo đúng các yêu
cầu như vậy. Điều quan trọng là tất cả các hộ sinh phải vừa có năng lực lẫn thực hành an
tồn trong nghề nghiệp. Người hộ sinh có năng lực có khả năng cung cấp sự chăm sóc
cho phụ nữ ở mọi cơ sở, có khả năng đánh giá được người phụ nữ trong mọi tình huống,
xác định và sử dụng các nguồn lực sẵn có, đưa ra các quyết định hợp lý và đáp ứng một
cách thích họp với các nhu cầu của người phụ nữ. Những nhu cầu này bao gồm nhu cầu
thế chất, tinh thần, cảm xúc, văn hóa và tâm lý. Đáp ứng được những nhu cầu này địi hỏi
phải có các kỳ năng trong việc đánh giá, giao tiếp trao đổi thông tin và chuyển tuyến một
cách thích đáng.


Bài 3
Hộ SINH VÀ SÚC KHOE CỘNG ĐỒNG
(1 tiết)
Mục tiêu:
* Kiến thức:
1. Trình bày được vai trị của người Hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
2. Trình bày được “Thực hành Hộ sinh dựa vào bằng chứng”.
3. Giải thích được vai trị của thơng tin giao tiếp trong thực hành Hộ sinh.
4. Nêu và giải thích được khái niệm “An tồn về văn hóa” trong thực hành Hộ sinh.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
5. Thể hiện được tơn trọng những khác biệt văn hóa liên quan đến sinh con và chăm
sóc bà mẹ.
NỘI DUNG
1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu và ngưòi hộ sinh
Trong nhiều thế kỷ, chăm sóc cho trẻ sau sinh và trẻ em được coi là việc riêng của
gia đình và là lĩnh vực của phụ nữ và hộ sinh. Trong thế kỷ 20, chăm sóc sức khỏe của bà
mẹ và trẻ em đã được chuyển đối từ quan điếm hoàn toàn riêng tư của gia đình thành một
ưu tiên chăm sóc sức khỏe cộng đồng với trách nhiệm tương ứng cho cả nước. Trong
những năm đầu của thế kỷ 21, mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là cuộc đấu tranh chống
đói nghèo và bất bình đẳng, cũng như vấn đề quyền con người. Tầm quan trọng của sự
thay đối này dẫn đến sự ảnh hưởng rộng lớn đổi với cách thức thế giới phản ứng với sự
phát triến rất không đồng đều ở các quốc gia khác nhau.
Việc thiếu quyền quyết định liên quan đến các vấn đề của phụ nữ và sự đối xử bất
bình đắng về vấn đề việc làm, tài chính, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cơ bản và các
nguồn lực khác được coi là nguyên nhân gốc rề bệnh tật của phụ nữ và con cái họ. Nghèo
dinh dưỡng ở trẻ gái, sớm khởi đầu của hoạt động tình dục và mang thai tuổi vị thành
niên đều gây hậu quả không tốt cho sức khỏe trong khi mang thai và sau sinh cho cả phụ
nữ và trẻ gái. Hàng triệu phụ nừ và gia đình họ sống trong một môi trường xã hội mà
công việc họ đang làm chống lại việc đảm bảo sức khỏe cho họ. Phụ nữ thường bị giới
hạn trong việc tiếp cận sự giáo dục, thông tin và ý tưởng mới mà điều này có thế làm họ
mang thai lại và ảnh hưởng đến tính mạng của họ trong lúc sinh đẻ. Phụ nữ có thế nói
khơng trong việc có nên sử dụng biện pháp tránh thai hoặc nơi nào sinh con. Họ có thể từ
chối sử dụng dịch vụ y tế mà họ cảm thấy bị đe dọa và làm nhục bởi đội ngũ nhân viên
hoặc gây áp lực đế chấp nhận phương pháp điều trị mâu thuẫn với cá nhân và phong tục
của họ.
Làm việc như một nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, người hộ sinh cung cấp
sự chăm sóc cho phụ nữ tại nhà hoặc tại phịng khám trong cộng đồng, tập trung nâng
cao và hồ trợ quá trình mang thai và sinh con bình thường của họ. Người hộ sinh có thể
can thiệp và xử lý trong phạm vi hành nghề đổi với các vấn đề sức khỏe và nhu cầu của

phụ nữ. Họ cũng phối họp làm việc với các chuyên gia sản khoa và nhân viên chăm sóc
khác để cung cấp chăm sóc cấp 2 và 3 cho phụ nừ.


Nghề hộ sinh có tầm quan trọng đối với việc nâng cao và duy trì sức khỏe. Người
hộ sinh hiểu rằng chăm sóc sức khoẻ ban đầu khơng chỉ đơn thuần là việc di dời các
nguồn lực từ bệnh viện về cộng đồng; mà cịn liên quan đến sự cơng bằng, quyền tiếp cận
dịch vụ, quyền lực và chính trị. Phụ nữ không chỉ được cung cấp các dịch vụ chăm sóc
sản khoa tại các bệnh viện, mà cịn có thể được chăm sóc tại cộng đồng một cách trực
tiếp, thích họp với nhu cầu cụ thể của họ.
2. Thực hành Hộ sinh dựa trên bằng chứng
Hộ sinh, giống như các nhân viên y tế khác, cần phải có sự phê phán về việc thực
hành chun mơn của chính mình. Điều này có nghĩa rằng họ nên xem xét lại những cơng
việc chăm sóc mà họ đã thực hiện có đảm bảo dựa trên các bằng chứng khoa học hay chỉ
dựa vào thói quen, phỏng đốn trong q trình thực hành nghề.
Một yếu tố then chốt để phân tích việc thực hành nghề nghiệp là quá trình suy
nghì-phản ánh về một sự kiện, kết quả và tác động của nó. Q trình suy nghĩ phản ánh
này có thể được thực hiện bởi người hộ sinh hoặc một nhóm các đồng nghiệp của mình
(hộ sinh lẫn các nhân viên y tế khác). Q trình phản ánh có tư duy giúp tạo ra các câu
hỏi liên quan đến thực hành nghề nghiệp. Người hộ sinh sẽ muốn tìm tịi đọc các tài liệu
đã nghiên cứu hoặc thực hiện nghiên cứu có liên quan đến các câu hỏi đã đặt ra. Kết quả
nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi đó đồng thời bố sung vào các bằng chứng cho việc thực
hành nghề nghiệp của mình.
Việc thu thập các dữ liệu thường quy đế phân tích cũng là một cách để người hộ
sinh có thế đóng góp vào bằng chứng cho việc thực hành của họ. Ví dụ, các hộ sinh có
thể ghi chép lưu giữ các số liệu liên quan đến sinh đẻ cho cơ sở y tế của họ. Ở mức đơn
giản nhất, dữ liệu này sẽ nói cho các hộ sinh biết số trường họp đẻ thường, sổ trường họp
mổ lấy thai, các can thiệp khác trong một khoảng thời gian nhất định, số liệu này có thế
được sử dụng để tính tốn tỉ lệ và so sánh chúng với các thời điếm khác hoặc với cơ sở y
tế khác

3. Thông tin giao tiếp trong thực hành nghề hộ sinh
Trao đổi thông tin là nền tảng cho thực hành nghề hộ sinh an tồn. Người hộ sinh
khơng thể đánh giá một cách hiệu quả nhu cầu của người phụ nữ, lập kế hoạch và đánh
giá kết quả chăm sóc của mình nếu như khơng có những kỳ năng trao đổi thơng tin hiệu
quả.
Người hộ sinh được cho quyền chăm sóc suốt cuộc đời của người phụ nữ nhất là
khi họ chuẩn bị sinh ra một thành viên mới của gia đình. Đe có thế tối ưu hóa các cơ hội
nhằm cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh được thế hiện trong các giai đoạn mang thai
và sinh đẻ, người hộ sinh cần phải phát triển mối quan hệ với từng cá nhân phụ nữ một
cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là phải phát triển thật tốt các kỹ năng giao tiếp để đảm
bảo làm cho người phụ nữ tin tưởng người hộ sinh để người hộ sinh hiểu được các nhu
cầu của người phụ nữ và người hộ sinh có khả năng cung cấp đầy đủ thơng tin thích hợp,
hướng dẫn và giáo dục cho người phụ nữ. Người hộ sinh cũng cần phải có khả năng giao
tiếp trao đổi thông tin với các đồng nghiệp khác, sử dụng các thuật ngữ chun mơn thích
hợp dưới mọi hình thức cả bằng văn bản và lời nói.
Giao tiếp thông tin được định nghĩa như:


“Bất kỳ bằng phương cách nào mà một thông điệp chứa đựng thông tin được
chuyến tải từ người này sang người khác, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền
thông nào. Thơng tin giao tiếp có thế bằng lời hoặc khơng bằng lời; nó có thế diễn ra
trực tiếp như đoi thoại trực diện hoặc thông qua điệu bộ; hoặc có thế diễn ra từ xa, cách
biệt về khơng gian và thời gian chang hạn như viết và đọc hoặc thu và nghe lại qua mảy
ghi âm ” (Harris p và cs, 2006)
4. Sự hiểu biết về văn hóa, sự nhạy cảm và tơn trọng trong chăm sóc của nghề hộ
sinh
Trẻ em là tương lai của xã hội và các bà mẹ là người giám hộ tương lai của con
mình. Các bà mẹ đóng vai trị khơng chỉ đơn thuần là những người chăm sóc và nội trợ
trong gia đình mà họ còn là người chuyến giao lịch sử văn hố của gia đình và cộng đồng
cùng với các chuấn mực và truyền thống xã hội. Bà mẹ có ảnh hưởng sớm đến hành vi,

lối sống của các đứa con. Điều này không chỉ quyết định sự phát triển tương lai, sức khỏe
của con họ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triến của xã hội. Vì vậy, sức khỏe của bà mẹ
và trẻ em là giá trị của xã hội, vì tương lai của xã hội và khơng đơn thuần chỉ là một đóng
góp cho sự giàu có của dân tộc.
Trong bất kỳ bối cảnh nào, nghề hộ sinh phải đặc biệt quan tâm đến các mối quan
hệ, không giống như bất kỳ ngành nghề y tế khác, nghề hộ sinh được cho quyền có cơ hội
được "cùng với” người phụ nữ trong suốt giai đoạn mang thai, sinh con và làm mẹ.
Người hộ sinh và sản phụ cần phát triển mối quan hệ bình đắng, tin tưởng và hiểu biết lẫn
nhau. Người hộ sinh và sản phụ cũng vẫn cần phải giữ mối quan hệ với nhau như vậy
trong tình hình thực tế của các dịch vụ bệnh viện như sự chăm sóc chưa tốt, biên chế
nhân lực khơng đầy đủ, phân cấp và kiểm sốt mang tính tổ chức. Những cơ sở y tế như
vậy có thể làm suy yếu nghề hộ sinh và giảm lòng tin vào nghề hộ sinh, làm cho người hộ
sinh gặp khó khăn khi hồ trợ sản phụ trong việc kiếm soát việc sinh đẻ của riêng họ. Dù
cho bối cảnh đó như thế nào, người hộ sinh nên xem xét các mối quan hệ của họ với sản
phụ bởi vì các mối quan hệ đó đóng vai trị cốt lõi của viêc hành nghề hộ sinh.
5. An tồn về văn hóa
Quan điểm về quyền lực gắn kết với khái niệm và q trình có liên quan đến an
tồn về văn hóa. Các điều dưỡng hoặc hộ sinh được thử thách để nhận ra quyền lực của
chính mình và quyền lực của các tổ chức và xã hội trong đó họ đang làm việc và sinh
sống.
An tồn về văn hóa được định nghĩa là:
“Việc thực hành nghề nghiệp điều dưỡng hoặc hộ sinh cho một người, một gia
đình từ nền văn hóa khác nhau có hiệu quả hay khơng được xác định bởi cá nhân và gia
đình đó. Văn hóa bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi tuổi tác hoặc thế hệ; giới tính;
khuynh hướng tình dục; nghề nghiệp; tình trạng kinh tế-xã hội; nguồn gốc dân tộc bản
xứ hoặc di cư; niềm tin tôn giáo hoặc tinh thần và khuyết tật. Người điều dưỡng hoặc hộ
sinh cung cap dịch vụ chăm sóc điều dưỡng hoặc hộ sinh sẽ phải trải qua một q trình
phản ánh bản sắc văn hóa riêng của mình và sẽ nhận ra văn hóa cả nhản của mình đã có
tác động, ảnh hưởng tới việc hành nghề như thế nào. Thực hành khơng an tồn về văn
hóa bao gồm bất kỳ hành động nào làm giảm, coi thường hoặc tước bỏ quyền về vàn hóa

và sự khỏe mạnh của một cả nhân ” (Pairman et al 2010: #)


Bản chất bên trong các khái niệm và thực hành về an tồn văn hóa là quan điếm
“mối quan hệ về quyền”. Cho dù đó là mối quan hệ giữa hai người, hai nhóm, hai nền văn
hóa hoặc hai nước, “mối quan hệ về quyền” công nhận quyền và tôn vinh các quyền và
trách nhiệm của nhau (McAra-Couper 2005). Khái niệm an tồn về văn hóa hoặc “mối
quan hệ về quyền” được thực hiện ở mức độ cá nhân, nghề nghiệp và tổ chức, nó địi hỏi
sự tơn trọng lần nhau và giao tiếp cởi mở giữa các bên. Người hộ sinh phải mở rộng sự
hiếu biết về an toàn văn hóa trong bối cảnh thực hành của mình và điều này trong nhiều
hồn cảnh cũng có nghĩa người hộ sinh thay mặt ủng hộ cho người phụ nữ để đảm bảo
người phụ nữ được an tồn về khía cạnh văn hóa.


Bài 4
CHĂM SÓC Hộ SINH VỚI PHỤ NỮ
(1 tiết)
Mục tiêu:
* Kiến thức:
1. Giải thích được việc “Chăm sóc lấy người phụ nữ làm trung tâm”.
2. Trình bày được vai trị của Hộ sinh với việc kiếm soát nhiễm khuấn trong thực
hành Hộ sinh.
3. Trình bày được sự thay đổi tâm lý của người phụ nữ và vai trò của chăm sóc tâm
lý khi sinh đẻ.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
4. Thể hiện được cấn thận, tôn trọng khi chăm sóc sức khỏe phụ nữ.
NỘI DUNG
1. Chăm sóc lấy ngưịi phụ nữ làm trung tâm
Chăm sóc lấy người phụ nữ làm trung tâm là một khái niệm bao gồm một sự trân
trọng và thấu hiểu về mọi khía cạnh thuộc về sức khỏe của người phụ nừ.

Chăm sóc lấy người phụ nữ làm trung tâm là một ý tưởng cơ bản công nhận người
phụ nữ như một cá thế từ khía cạnh nền tảng xã hội và mơi trường cụ thế của họ với
những ý nghĩ, hy vọng và kỳ vọng riêng của họ.
Cung cấp dịch vụ chăm sóc lấy người phụ nữ làm trung tâm phụ thuộc vào nhận
thức và sự tôn trọng người phụ nừ của người hộ sinh, thông tin giao tiếp một cách hiệu
quả và cung cấp chăm sóc hộ sinh theo cách người phụ nữ cảm thấy được tham gia một
cách chủ động không phải bị động trong quá trình sinh đẻ. Người hộ sinh phải có khả
năng hồ trợ người phụ nừ theo sự lựa chọn của người phụ nữ và thay mặt cho người phụ
nữ nói mọi người ủng hộ và giúp đỡ họ. Nhiều khi, người hộ sinh sẽ phải đàm phán với
người phụ nữ về việc chăm sóc sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vừa đảm bảo sự an
tồn cho người phụ nữ.
Đe có thể thực hành nghề hộ sinh hiệu quả và an toàn, người hộ sinh cần phải có
một nền tảng vừng chắc về khoa học thế chất, hiếu biết về tâm lý học, xã hội học và bối
cảnh của quốc gia. Điều quan trọng nhất, người hộ sinh phải có một trí óc tỉnh táo và
nhạy bén. Đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời là những kỳ năng cần phải có ở một người
hộ sinh chuyên nghiệp.
2. Thay đối của người phụ nữ khi sinh đẻ
2.1. Tâm lý của việc sinh đẻ
Sinh đẻ là một thay đối lớn cho cuộc sống mồi người phụ nữ, ảnh hưởng đến nhân
thân của họ, vai trò của họ trong xã hội và cần thiết phải có sự hồ trợ tinh thần, vật chất
và xã hội trong giai đoạn này. Hồ trợ có thế tạo sự khác biệt đem lại lợi ích về mặt cảm
xúc và khả năng ứng phó của từng cá nhân. Gia đình, bạn bè, người giúp việc chuyên
nghiệp và các tố chức xã hội có thể cung cấp hồ trợ dưới nhiều cách khác nhau. Trong
hầu hết các xã hội trên toàn thế giới, phụ nữ có truyền thống giúp nhau bằng cách cung
cấp sự chăm sóc và hồ trợ sau khi sinh. Sự giúp đỡ này có thể có sự hưởng ứng từ trong


gia đình, chăm sóc của các đứa con hiện có, chăm sóc cá nhân hoặc cung cấp thực phẩm
cho các gia đình mới. Nó thường thể hiện dưới dạng khun bảo hay chỉ bảo từ những
người mẹ khác.

Sau khi sinh là thời kỳ điều chỉnh, phục hồi cho người mẹ. Thời kỳ này liên quan
đến việc điều chỉnh thế chất, tình cảm và thay đổi xã hội và có thế mất vài tuần hay vài
tháng. Thời gian sáu tuần sau khi sinh được gọi là thời kỳ ở cữ hoặc thời kỳ hậu sản. Sự
thay đối trong thời gian sinh đẻ bắt đầu từ lúc mang thai - đẻ - có thai trở lại, cho dù
người phụ nữ khơng trở về trạng thái sinh lý và giải phẫu giống như trước khi mang thai.
2.2. Thay đối vai trò trong gia đình
Vai trị làm cha mẹ địi hỏi phải điều chỉnh hành vi, lối sống và các mối quan hệ
trong vài tuần và vài tháng sau khi sinh.
Việc chuyển đối từ thời kỳ mang thai thông qua sinh đẻ đế trở thành làm mẹ là
một thời gian đầy thử thách cho người mẹ và gia đình lớn của họ. Một loạt các cảm xúc
trong giai đoạn sau sinh, nhiều phụ nữ mơ tả đó là sảng khối, niềm vui, hạnh phúc và
cũng có những cảm xúc tuyệt vọng, sợ hãi. Những cảm xúc sẽ khác nhau tùy thuộc vào
từng người phụ nữ, sự sinh đẻ, kinh nghiệm cuộc sống, vai trò gia đình và lịch sử. Tất cả
cảm xúc này sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh của người phụ nữ với trách nhiệm mới khi
trở thành một người mẹ. Trong những ngày và tuần đầu tiên sau khi sinh, có sự gián đoạn
so với sinh hoạt trước đó do nhu cầu chăm sóc trẻ sơ sinh. Phá vờ giấc ngủ, thiếu tự do,
thiếu đời sống xã hội và thay đổi mối quan hệ với chồng và các thành viên khác trong gia
đình góp phần gây ra những thay đổi về cảm xúc của những tuần và tháng đầu tiên sau sự
ra đời của trẻ sơ sinh.
3. Hộ sinh vói việc kiếm sốt nhiễm khuẩn
Kiểm sốt và phịng ngừa nhiễm khuấn là một khía cạnh quan trọng. Nhiễm trùng
là một yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến cả tỷ lệ tử vong và bệnh tật trong chăm sóc bà mẹ
và trẻ sơ sinh. Từ vệ sinh cơ bản trong gia đình, vệ sinh bàn tay cho tới quy trình vơ trùng
khử khuấn, người hộ sinh cần phải cảnh giác và nghiêm túc để bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ
sinh khỏi bị nhiễm khuấn.
Vì vậy, người hộ sinh phải hiếu biết các phương thức nhiễm khuẩn cơ bản, bản
chất của vi sinh vật và khả năng nhân lên và lan truyền của chúng. Người hộ sinh phải
luôn quan tâm tới môi trường nơi việc chăm sóc diễn ra và thực hiện những bước cần
thiết đế đảm bảo làm giảm thiểu tối đa những nguy cơ nhiễm khuẩn. Người hộ sinh cũng
có trách nhiệm theo dõi nhiễm khuấn trong khi thực hành và đề phòng sự lan truyền.

Đảm bảo việc sử dụng an toàn và hiệu quả các chất khử nhiễm, chất tiệt trùng, chất hoặc
thuốc sát khuấn là một khía cạnh quan trọng của thực hành nghề hộ sinh.


BÀI 5.
QUY CHẾ VÈ NGHỀ Hộ SINH- HIỆP HỘI Hộ SINH
(1 tiết)
MỤC
1.
2.
3.
4.

TIÊU
Trình bày khái niệm và chức năng của hội đồng.
Trình bày được các quy chế của Hiệp hội Hộ sinh quốc tế 2010.
Giải thích được hệ thống quản lý Hộ sinh quốc tế.
Liên hệ giải thích hệ thống quản lý hộ sinh ở Việt Nam và các tiêu chuẩn và phạm
vi hành nghề Hộ sinh Việt Nam.

NỘI DUNG:

1. Một số khái niệm và quy chế nghề nghiệp
1.1. Khái niệm về nghề nghiệp và nghề Hộ sinh
Nghề nghiệp được cấp phép bởi một cơ quan quản lý có quyền cấp phép và kỷ luật
các thành viên.
Nghề hộ sinh được dựa trên sự phát triển về phấm chất chính thức đạt được thông
qua giáo dục và năng lực trong thực hành nghề hộ sinh. Là một nghề trong lĩnh vực y tế,
nghề hộ sinh ở nhiều quốc gia được quản lý bởi pháp luật định rõ, quy định phạm vi hành
nghề nhất định, mức độ tự chủ hộ sinh, quy trình để đăng ký hành nghề, dự kiến tiêu

chuẩn hành nghề (năng lực) và các quy định về trách nhiệm và cơ chế kiểm soát.
Ở Việt Nam, nghề hộ sinh được công nhận bởi pháp luật, thể hiện ở thông tư sổ
12/2011/TT-BYT ngày 15/03/2011 Tiêu chuân nghiệp vụ các ngạch viên chức Hộ sinh.
Hộ sinh có chức năng nhiệm vụ rõ ràng và có tiêu chuẩn năng lực được quy định cụ thể
bởi chuấn năng lực cơ bản hộ sinhViệt Nam ban hành 2014.
1.2. Các thuộc tỉnh đặc trưng nghề hộ sinh
Các thuộc tính đặc trưng nghề hộ sinh đã được mô tả gồm:
- Các cam kết ở mức độ cao;
- Quá trình đào tạo nghiêm ngặt và lâu dài;
- Cơ quan duy nhất của tri thức và kỳ năng;
- Sự ủy quyền tự quyết và phán quyết;
- Tổ chức nghề nghiệp chặt chẽ và năng động;
- Giá trị xã hội được cơng nhận và các đóng góp.
1.3. Khái niệm về hội đồng
Hội đồng là cơ quan quản lý nghề nghiệp. Chức năng chủ yếu của cơ quan này là
để đảm bảo các thành viên của họ có đủ điều kiện, có năng lực theo các tiêu chuẩn về
thực hành và đạo đức được quy định rõ ràng. Các cơ quan này có trách nhiệm cấp giấy
phép hành nghề và cũng có thế kiếm tra và/hoặc cơng nhận các khóa học đế đảm bảo
năng lực hành nghề và tuân thủ đạo đức quy tắc hành nghề.
Các cơ quan quản lý nghề nghiệp đã được ủy quyền theo pháp luật của chính phủ
để kiểm soát việc hành nghề của các thành viên của họ vì lợi ích cộng đồng. Nhiệm vụ
của họ là đế phục vụ và bảo vệ khách hàng.


Ví dụ tại úc các cơ quan quản lý nghề hộ sinh được gọi là Hội đồng điều dưỡng
và hộ sinh Australia. Hội đồng điều dưỡng và hộ sinh Australia là cơ quan có uy tín, độc
lập đối với nghề hộ sinh và điều dường trực thuộc hệ thống kiểm định và đang ký quốc
gia (National Registration and Accreditation Scheme). Cơ quan này đề ra các tiêu chuẩn
về việc cấp phép và kiểm định các khóa học về hộ sinh và điều dường và các cơ sở đào
tạo.

Cơ quan quản lý nghề hộ sinh ở New Zealand là Hội đồng hộ sinh của New
Zealand. Hội đồng hộ sinh của New Zealand có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và sự an
toàn của phụ nữ và trẻ sơ sinh trong quá trình sinh con bằng cách cung cấp các cơ chế đế
đảm bảo rằng người hộ sinh có năng lực và phù họp để hành nghề hộ sinh. Tất cả các cơ
quan quản lý thực hiện quy trình trả lời khiếu nại của bệnh nhân và cơng chúng; hành
động khi có một trong những thành viên của họ đang hành nghề mà không đủ năng lực,
thiếu đạo đức, bất họp pháp hoặc bị suy yếu do rượu, thuốc hay bệnh tật.
Ớ Việt Nam chưa có Hội đồng Hộ sinh, Điều dưỡng. Tuy nhiên, một số các chức
năng của hội đồng đang được điều hành bởi các phòng ban chức năng của Sở y tế hoặc
Bộ y tế.
1.4. Chức năng của Hội đồng
Chức năng của hội đồng hộ sinh và điều dưỡng thường bao gồm:
- Đăng ký hành nghề điều dưỡng và hộ sinh và sinh viên;
- Phát triển các tiêu chuẩn, các quy tắc và hướng dẫn cho nghề điều dưỡng và hộ
sinh;
- Thông báo xử lý, khiếu nại, điều tra và điều trần;
- Đánh giá các học viên được đào tạo ở nước ngoài muốn hành nghề tại nước sở
tại;
- Phê duyệt công nhận các tiêu chuẩn và công nhận các khóa học.
Cơ quan quản lý nghề hộ sinh có thể yêu cầu một số tiêu chuẩn nhất định về hành
nghề và giáo dục phải được tôn trọng đế sát hạch mồi năm cho việc đăng ký hàng năm.

2. Một số yêu cầu đối vói Hộ sinh
2.1. Phát triển liên tục về chuyên môn nghiệp vụ (Continuing professional
development-CPD)
Nữ hộ sinh - người đang tham gia vào bất kỳ hình thức hành nghề hộ sinh nào phải
phát triển nghề nghiệp không ngừng (CPD) có liên quan phạm vi thực hành của họ. Điều
này bao gồm việc thực hiện các hoạt động học tập để duy trì, nâng cao kiến thức và kỳ
năng liên quan đến hành nghề. Tiếp tục phát triến nghề nghiệp khơng ngừng có nghĩa là
các thành viên duy trì, cải thiện và mở rộng năng lực chun mơn và phát triển những

phẩm chất cá nhân cần thiết cho nghề nghiệp của họ. Chu kỳ phát triến nghề nghiệp
không ngừng (CPD) liên quan đến việc xem xét thực tế, xác định nhu cầu học tập, lập kế
hoạch và tham gia các hoạt động có liên quan học tập và phản hồi lại giá trị của những
hoạt động đó.
Ớ Việt Nam không riêng Hộ sinh, các đối tượng khác trong ngành chăm sóc sức
khỏe phải có trách nhiệm tự học tập suốt đời, được đào tạo liên tục hàng năm theo quyết
định 07 của Bộ Y tế (http.7/thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-07-2008-TT-BYThuong-dan-cong-tac-dao-tao-lien-tuc-can-Bo-Y-te-vb66426.aspx). Và gần đây nhất là


thông tư Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 hướng dẫn đào tạo liên tục cho
cán bộ y tế.
2.2. Thời gian thực hành, hành nghề gần đây nhất (recency practice)
Hộ sinh có thế cần phải bảo đảm hành nghề đầy đủ năm năm trước đó đế chứng
minh năng lực trong nghề nghiệp của họ. Hành nghề được định nghĩa là bất kỳ vai trị
nào, cho dù được trả lương hay khơng, trong đó các cá nhân sử dụng kỹ năng và kiến
thức của mình như một hộ sinh. Tiêu chuấn này thường áp dụng cho những hộ sinh đang
xin đăng ký, xác nhận đăng ký hoặc đối mới đăng ký. Tiêu chuấn này không áp dụng cho
sinh viên mới tốt nghiệp từ các chương trình hộ sinh đang nộp đơn xin đăng ký lần đầu
tiên.
2.3. Bảo hiếm rủi ro nghề nghiệp
Ớ một số nước, hộ sinh đã đăng ký không được thực hành nghề của họ nếu họ
không được bảo đảm bảo hiếm rủi ro nghề nghiệp khi hành nghề.
2.4. Kiếm sốt các vi phạm
Một Hội đồng đăng ký có thể có quyền hạn kiếm tra lịch sử các vi phạm của các
nữ hộ sinh đã đăng ký trước khi quyết định về đơn xin gia hạn đăng ký, hoặc bất cứ lúc
nào trong thời gian đăng ký.
2.5. Chương trình cấp chứng nhận lại
Hội đồng quản lý có thể yêu cầu nữ hộ sinh chứng minh năng lực liên tục đế có
được một chứng chỉ hành nghề hàng năm. Điều này có thể bao gồm các thành phần sau:
Tờ khai hàng năm về năng lực và việc tham gia vào một chương trình cấp giấy chứng

nhận lại; chứng minh việc hành nghề trên phạm vi hành nghề hộ sinh; duy trì một danh
mục nghề nghiệp; giáo dục bắt buộc; tự giáo dục và hoạt động nghề nghiệp; tham gia
trong một quá trình xem xét lại các tiêu chuẩn nghề hộ sinh; kiểm tra.
Trong một bối cảnh toàn cầu của khoa học kỳ thuật và sự phát triển của y học
ngày càng tăng, cần tiếp tục vai trò quan trọng của nghề hộ sinh bằng cách khuyến khích
và hồ trợ các nữ hộ sinh thực hành bằng sự tự chủ cá nhân và chuyên nghiệp của họ; sử
dụng kiến thức hộ sinh của minh với sự tự tin trong nồ lực đế giảm bớt tác động của các ý
thức hệ toàn cầu về phụ nữ sinh con và gia đình họ.

3. Quy chế nghề Hộ sinh
Hiệp hội Hộ sinh quốc tế (ICM) hồ trợ, đại diện và hành động đế làm vững mạnh
hiệp hội nghề hộ sinh trên toàn cầu. Trong nồ lực đế củng cố nghề hộ sinh trên toàn cầu,
ICM đề cử một nhóm cơng tác từ các thành viên của mình đế xây dựng lên một bộ các
quy chế nghề hộ sinh quốc tế. Nhóm này bao gồm những người điều hành nghề hộ sinh
trên toàn cầu. Các quy chế đã được phác thảo được liệt kê phần dưới.
3.1. Quy chế quốc tế (Hiệp hội Hộ sinh quốc tế 2010), các tiêu chuẩn toàn cầu về quản
lỷ hộ sinh
3.1.1. Quy chế là đặc trưng cho nghề hộ sinh
- Nghề hộ sinh cần luật đặc biệt để hồ trợ việc hành nghề hộ sinh một cách tự chủ và hỗ
trợ cho nghề hộ sinh được công nhận như là một nghề tự chủ.
- Luật mang tính đặc trưng nghề hộ sinh bảo vệ bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em bằng
cách đảm bảo việc thực hành nghề hộ sinh hiệu quả và an toàn.


Nghề hộ sinh không phải là một chuyên ngành của điều dưỡng trong mẫu quy chế của
Hiệp hội hộ sinh quốc tế (ICM). Vì vậy, "chủ đề Điều dường chuyên ngành Sản phụ
khoa” không được xem xét trong các tiêu chuấn này. Một cơ quan quản lý riêng nghề
hộ sinh không thể điều tiết mảng điều dưỡng của lĩnh vực "điều dường chuyên ngành
Sản Phụ khoa”. Cũng không một cơ quan quản lý điều dưỡng có thể điều tiết mảng hộ
sinh của lĩnh vực đó.

3.1.2. Quy chế nên ở mức độ quốc gia
Nếu có thể, quy chế nên ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, nếu điều này khơng thể thì
phải có một cơ chế họp tác và giao tiếp giữa các cơ quan quản lý hộ sinh.
3.2. Đãng ký nghề
Chỉ những trường hợp được cho phép theo pháp luật có liên quan mới có thế sử dụng
danh hiệu "bà đờ ” hay Hộ sinh
- Các bà mẹ và gia đình họ được chăm sóc từ một bà đỡ có quyền biết rằng họ đang
được chăm sóc bởi một nhân viên y tế đủ điều kiện về mặt pháp lý. Người hành nghề
có đủ điều kiện họp pháp có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về hành động của mình
và được yêu cầu tuân theo luật nghề và các tiêu chuẩn.
- Việc luật pháp bảo vệ đối với lình vực này cho phép cơ quan quản lý truy tố những
người vi phạm pháp luật bằng cách từ chối họ là một hộ sinh khi họ khơng có đăng
ky.
- Ớ Việt Nam, vấn đề đăng kí nghề với Hộ sinh chưa thật tốt. Hầu hết Hộ sinh được đào
tạo, có bằng ra trường vào một cơ sở y tế hành nghề Hộ sinh. Tuy nhiên một số nhân
viên y tế khơng có chứng chỉ nghề Hộ sinh, bác sĩ chuyên ngành sản nhưng khi tham
công tác chuyên môn tại các bệnh viện tuyến huyện hoặc các cơ sở y tế vẫn phải làm
cơng việc như một hộ sinh, ví dụ bác sĩ đa khoa hoặc điều dường. Ngoài ra, một số
vùng xa xôi hẻo lánh, một số bà mụ vườn (là những người khơng được đào tạo nhưng
có kinh nghiệm giúp đờ phụ nữ sinh đẻ tại nhà) cũng tham gia các hoạt động chăm
sóc phụ nữ như một hộ sinh. Điều này đã mang lại những chăm sóc khơng an tồn cho
người phụ nữ và con của họ.
- Đe giải quyết bài toán nhân lực này cho các vùng đặc biệt khó khăn, ngành y tế đã có
những hoạt động tích cực dưới sự hồ trợ của các tổ chức quốc tế cũng như trong nước
để tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực chun mơn cho các đối tượng đó những kiến
thức cơ bản để trở thành một người đỡ đẻ có kĩ năng hay thành cơ đỡ thơn bản chăm
sóc phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cho hiện tại.

-


3.3. Hệ thống quản lý hộ sinh theo Hiệp hội Hộ sinh quốc tế
3.3.1. Luật pháp để ra một quá trình minh bạch cho việc đề cử, lựa chọn và bố nhiệm
các cơ quan quản lý và xác định các điều khoản của việc bo nhiệm
ICM đề nghị một sự kết họp của bổ nhiệm và bầu cử cho tất cả các thành viên của
cơ quan quản lý hộ sinh vì khơng có sự rõ ràng cho bất kỳ mơ hình cụ thể của việc lựa
chọn của các thành viên cho các cơ quan quản lý.
3.3.2. Hầu hết các thành viên của cơ quan quản lý là các hộ sinh
Các thành viên phải được bố nhiệm hoặc được bầu từ đề cử đưa ra bởi những
người cùng nghề hộ sinh. Các thành viên hộ sinh cần phải phản ánh sự đa dạng của hành
nghề hộ sinh ở trong nước và có uy tín trong nghề.


3.3.3. Phải có sự đề xuất đối với quan điếm công chúng
Các thành viên từ công chúng của cơ quan quản lý hộ sinh cần đuợc bố nhiệm hoặc
được bầu từ đề cử đưa ra dựa trên nhu cầu chứ không phải là cá nhân tự đề cử. Trong
phạm vi pháp lý, nơi có nhiều người trong nghề việc đề xuất phải được thực hiện bao
gồm quan điểm của họ. Các thành viên phải chứng minh kinh nghiệm và năng lực chun
mơn đối với các tiêu chí lựa chọn xác định trước như kinh nghiệm chuyên môn rộng
trong nghề hộ sinh; khả năng chun mơn tài chính và cơng việc; khả năng về luật và
giáo dục.
3.3.4. Pháp luật nên đặt ra các quy chế kiếm soát cơ quan quản lý
Các cơ quan quản lý có các hệ thống và các quy trình thực hiện để xác định vai trị
và trách nhiệm của hội đồng, các thành viên hội đồng; quyền hạn của hội đồng; việc bổ
nhiệm chủ tịch. Các cơ quan quản lý xác định các quy trình thực hiện chức năng theo
pháp luật.
3.3.5. Người đứng đầu của cơ quan quản lý hộ sinh phải là một hộ sinh
Người đứng đầu của cơ quan quản lý hộ sinh phải là một hộ sinh để họ có thể thấu
hiểu, hồ trợ, giúp đỡ và triển khai các hoạt động của cơ quan quản lý hộ sinh tốt nhất và
thực tế nhất.
3.3.6. Các cơ quan quản lỷ được cấp kỉnh phí bởi những người trong nghê

Việc đóng phí là trách nhiệm nghề nghiệp mà tất cả các hộ sinh có được giấy phép
hành nghề nếu hộ sinh đó đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu. Tại các quốc gia nơi mà các
lực lượng hộ sinh còn nhỏ, việc huy động một số nguồn hồ trợ của chính phủ có thể được
u cầu.
3.3.7. Cơ quan quản lý hoạt động trong sự hợp tác với các tố chức nghề hộ sinh
Cơ quan quản lý cần phải hoạt động trong sự họp tác với các tố chức nghề hộ sinh
khác, cũng như có vai trị trong việc thiết lập tiêu chuẩn và sự an toàn cộng đồng như là
hiệp hội nghề hộ sinh. Sự họp tác với các cơ quan quản lý khác, cả trong nước và quốc tế,
thúc đấy sự hiểu biết về vai trò của quản lý và nhất quán hơn các tiêu chuấn tồn cầu. Các
quy trình của các cơ quan quản lý phải dựa trên các nguyên tắc họp tác và tham vấn.
4. Hiệp hội Hộ sinh
4.1. Liên đoàn Hộ sinh Quốc tế (ICM) và các tố chức quốc tế với ngành Hộ sinh
ICM hồ trợ, đại diện và hành động đế tăng cường các hiệp hội nghề hộ sinh trên
toàn cầu. Hiện nay, ICM có 99 hiệp hội thành viên tại 88 quốc gia. ICM là một tổ chức
phi chính phủ được công nhận và hoạt động chặt chẽ với Tổ chức y tế Thế giới (WHO),
UNICEF, UNFPA và các tổ chức khác trên toàn thế giới để đạt được mục tiêu chung
trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
ICM có một mối quan hệ chính thức với Liên Họp Quốc và đại diện ICM được chỉ
định cho văn phòng khu vực của Liên Hiệp Quốc. ICM đã làm việc với các đối tác này
nhiều thập kỷ trong sáng kiến toàn cầu đế giúp giảm số lượng các bà mẹ và trẻ sơ sinh bị
từ vong trong và xung quanh cuộc đẻ. Bằng chứng cho thấy mở rộng chăm sóc hộ sinh là
một trong những cách tốt nhất đế chống lại tử vong mẹ. Nỗ lực cho làm mẹ an toàn tiếp
tục tăng sức mạnh khi nhiều phụ nữ hơn trên toàn thế giới đạt được quyền tiếp cận chăm
sóc hộ sinh.
Các mục tiêu của ICM là:


- Đe phát huy vai trò của các hộ sinh như là một nhân viên y tế, thúc đấy việc cung
cấp chăm sóc thai sản, do đó nâng cao chất lượng chăm sóc cho các bà mẹ, trẻ và gia
đình trên toàn thế giới.

- Đe hồ trợ và tư vấn cho các hiệp hội hộ sinh trong quan hệ với các chính phủ của
họ; đại diện hộ sinh cho các hội và các cơ quan quốc tế trong các cuộc họp, tham vấn và
trong mối quan hệ trực tiếp với người đứng đầu hoặc cơ quan chính phủ của tổ chức đó.
- Để tăng cường vị trí trên tồn cầu các hộ sinh và giá trị của hộ sinh; để đạt được
việc giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật mẹ và trẻ sơ sinh.
4.2. Hội Hộ sinh Việt Nam
Hội Nữ hộ sinh Việt Nam được thành lập ngày 09/12/1995 theo quyết định số
657/Ttg do Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức
phê duyệt ngày 16/10/1995.
Ngay sau khi thành lập, Hội chính thức gia nhập Tổng hội Y học Việt Nam và trở
thành một hội thành viên của Tống hội Y học Việt Nam. Với sự giúp đờ của Quỳ Nhi
đồng Liên Hiệp Quốc (Uniceí), Hội NHS Việt Nam chính thức gia nhập Liên đoàn Hộ
sinh Thế giới (ICM) và trở thành một trong những thành viên chủ chốt của Liên đoàn vào
năm 1996.
* Sứ mệnh của hội:
Hội NHS Việt Nam là một Hội nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp nâng cao sức
khỏe sinh sản cộng đồng thông qua các hoạt động:
- Cải thiện sức khỏe sinh sản cộng đồng.
- Thúc đấy các hoạt động đào tạo và đào tạo lại đế nâng cao kiến thức, kỳ năng
chuyên môn cho Hội viên nhằm phục vụ tốt cho cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
cộng đồng.
- Duy trì và phát triến các Trung tâm tư vấn- Dịch vụ SKSS mang tính chuyên
nghiệp có chất lượng làm cơ sở cho cơng tác đào tạo liên tục.
- Bảo vệ quyền lợi cho Hội viên.
Hội đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao năng lực cho Hộ sinh các cơ sở và
chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ thông qua các hoạt động đào tạo lại hoặc trực tiếp chăm
sóc sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của hội chưa đủ sức lan toả và
đặc biệt chưa làm tròn sứ mệnh mà hội đề ra.



BÀI 6
MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ CHU SINH - sức KHỎE BÀ MẸ - TRẺ EM,
THU THẬP DỬ LIỆU, PHÂN TÍCH VÃ xu HỪỚNG
(4 tiết)
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
1. Trình bày được các tiêu chuẩn cần thiết để lựa chọn một chỉ số để sử dụng ở cấp
quốc gia và toàn cầu
2. Trình bày được một số khái niệm về các chỉ số về cs SKSS tại Việt Nam và cách
tính
3. Trình bày được cách thu thập các số liệu về SKSS tại VN và ý nghĩa các chỉ số.
Kỹ năng:
4. Tính và phân tích được một số các chỉ số về chu sinh; sức khỏe bà mẹ, trẻ em trong
các bài tập tình huống.
* Nàng lực tự chủ và trách nhiệm:
5. Thể hiện sự cấn thận, chính xác khi tính và phân tích các chỉ số chu sinh; sức khỏe
bà mẹ, trẻ em.

NỘI DUNG
1. Một số chỉ số theo quy định quốc tế
Sau nhiều hội nghị quốc tế về dân số và sức khỏe phụ nữ, đến cuối thế kỷ XX,
nhiều quốc gia trên thế giới đã thông qua một số mục tiêu toàn cầu và chỉ tiêu trong lĩnh
vực rộng lớn của sức khoẻ sinh sản và tình dục. Nhiều mục tiêu và chỉ tiêu đã được hình
thành là những mục tiêu rõ ràng, có thế định lượng, thời gian được giới hạn và được
thông qua bởi các quốc gia như một phần của các chính sách, các chương trình và các
dịch vụ quốc gia liên quan đến sức khỏe (các tổ chức song phương và đa phương và các
tố chức phi chính phủ đã nội hóa tương tự các mục tiêu và chỉ tiêu trong các hoạt động
thực thi các hiệp định và hồ trợ kỳ thuật của mình).
Để đánh giá mức độ mà các nước có thể đạt được những mục tiêu và chỉ tiêu đó,
cần thiết phải thiết lập hệ thống đế theo dõi và đánh giá. Điều này thường liên quan đến

việc quy định về các chỉ số và các hướng dẫn cần thiết về cách thu thập chúng (Các chỉ
số chỉ có thế có ở nơi mà có dữ liệu sẵn và nơi các chính phủ đã hồ trợ việc thu thập dữ
liệu ở cấp độ của mỗi ca sinh).
Trong suốt công tác phát triển về các chỉ số đã có một sự đồng thuận chung về các
yêu cầu của một chỉ số hiệu quả. Lý tưởng nhất chỉ số đó phải họp đạo đức, hữu ích, có
tính khoa học mạnh mẽ, có tính đại diện và dễ tiếp cận (Graham và Macfarlane, 1997).
2. Tiêu chuẩn cần thiết đế lựa chọn một chỉ số đế sử dụng ở cấp quốc gia và toàn cầu
- Hợp đạo đức: một chỉ số phải họp đạo đức để thu thập, xử lý và trình bày trong
các điều khoản của quyền bí mật cá nhân, tự do lựa chọn trong việc cung cấp dữ liệu và
sự đồng ý về bản chất và ý nghĩa của dữ liệu được yêu cầu.
- Tính hữu ích ở cấp quốc gia và quốc tế: một chỉ số phải có khả năng tác động
như một "mốc của sự tiến bộ” hướng tới cải thiện tình trạng sức khoẻ sinh sản hoặc như


là một biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc là một thước đo của sự tiến bộ đã
được định hướng tới việc tiếp cận các mục tiêu. Việc tính tốn các chỉ số cấp quốc gia
cũng địi hỏi phải tập hợp những dữ liệu thu thập ở mức độ địa phương, các dữ liệu cũng
phải hữu ích cục bộ.
- Tính khoa học: để có tính khoa học, một chỉ số phải phản ánh có căn cứ, đặc
trưng, có độ nhạy và đáng tin cậy của những gì nó đo lường. Một chỉ số có căn cứ đo
lường một cách thực sự vấn đề hoặc yếu tổ mà được coi là đúng để đo. Một chỉ số đặc
trưng chỉ phản ánh những thay đối trong vấn đề hoặc yếu tố đang được xem xét. Độ nhạy
của một chỉ số phụ thuộc vào khả năng của nó đế lộ ra những thay đối quan trọng trong
các yếu tố quan tâm. Một chỉ số đáng tin cậy là cái mà sẽ cung cấp cho cùng một giá trị
đo lường của nó nếu được lặp đi lặp lại trong cùng một cách giống nhau trong cùng quần
thế và tại thời điếm gần như giống nhau.
- Tính đại diện: để có tính đại diện một chỉ số phải bao gồm đầy đủ tất cả các vấn
đề hoặc nhóm quần thể này dự kiến sẽ bao quát.
- Đe có thế hiếu được một chỉ số phải đơn giản để định nghĩa và giá trị của nó phải
dề dàng đế giải thích bằng thuật ngừ lĩnh vực sức khoẻ sinh sản.

- Một chỉ số có thế tiếp cận là các dữ liệu cần thiết đã có sẵn hoặc tương đối dễ
dàng có được bằng những phương pháp khả thi đã được xác nhận trong các thử nghiệm
thực địa.
3. Khái niệm về một số các chỉ số
3.1. Ca sinh sống
Chỉ các trường họp thai xổ ra hoặc sảy ra khỏi người mẹ các kết quả của sự thụ
thai, bất chấp tuối thai mà sau đó có thở hoặc có dấu hiệu khác của sự sống. Ví dụ: Tim
vẫn đập, dây rốn đập hoặc sự cử động rõ tự nhiên của cơ. Mồi sản phâm của cuộc sinh
như vậy được coi là sinh ra sống.
3.2. Phụ nữ đẻ được quản lý thai
Là phụ nừ đẻ trong kỳ báo cáo được khám lần đầu, được ghi tên vào sổ khám thai
và lập phiếu khám thai tại các cơ sở y tế nhà nước hoặc tư nhân.
3.3. Phụ nữ đẻ được khám thai > 3 lần trong 3 thời kỳ
Là số phụ nữ đẻ đã được y bác sỹ, nữ hộ sinh khám thai từ 3 lần trở lên trong 3
thời kỳ của thai nghén (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối).
3.4. Đẻ tại cơsởy tế
Là những trường họp bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế nhà nước hoặc tư nhân.
3.5. Đẻ được cán bộ y tế chăm sóc
Là những trường hợp bà mẹ khi đẻ được cán bộ đã qua đào tạo về chăm sóc thai
sản đờ (bao gồm cán bộ y tế, nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản được đào tạo).
3.6. Đẻ khó
Là những trường họp khi đẻ phải can thiệp bằng phẫu thuật, foóc xép, giác hút.
3.7. Tai biến sản khoa
5 tai biến sản khoa bao gồm sản giật, vờ tử cung, băng huyết, uốn ván và nhiễm
trùng sau đẻ.
3.8. Chết mẹ (hay tử vong mẹ)


Là những phụ nữ chết từ khi mang thai đến 42 ngày sau khi kết thúc thai nghén do
bất kỳ một nguyên nhân nào và ở đâu, trừ tai nạn, ngộ độc và tự tử.

Tử vong mẹ được phân loại như sau:
- Tử vong mẹ do nguyền nhân trực tiếp: là những trường họp tử vong do biến
chứng sản khoa trong thời kỳ thai sản (gồm thời kỳ mang thai, chuyển dạ đẻ và trong
vòng 42 ngày sau đẻ), do khơng kịp can thiệp sản khoa, chẩn đốn sai, điều trị không
đúng hoặc tất cả những nguyên nhân kể trên. Ví dụ: chảy máu (băng huyết), nhiễm
khuẩn, tiền sản giật/sản giật, đẻ khó, phá thai khơng an tồn, chừa ngồi tử cung, tắc
mạch ối, tai biến gây mê/gây tê trong mổ lấy thai...
- Tử vong mẹ đo nguyên nhân gián tiếp: là những trường họp tử vong do những
bệnh hiện tại hoặc đã mắc từ trước khi có thai và phát triển nặng lên trong quá trình mang
thai, hoặc do hậu quả của việc mang thai mà không phải do nguyên nhân sản khoa trực
tiếp. Ví dụ: thiếu máu, bệnh gan, tim mạch, hen, lao, AIDS...
3.9. Phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh
Là những bà mẹ và/hoặc trẻ sơ sinh được cán bộ y tế chăm sóc trong giai đoạn sau
sinh, từ khi về nhà đến 42 ngày sau sinh (những trường họp được y tế thôn bản hoặc cô
đỡ thôn bản đã được đào tạo chăm sóc cũng được tính).
3.10. So lượt khảm phụ khoa
Là số lượt người phụ nữ được thầy thuốc hoặc nừ hộ sinh thăm khám nhằm phát
hiện các bệnh về phụ khoa, bao gồm khám của các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân.
3.11. Số lượt chữa bệnh phụ khoa
Là số lượt phụ nữ mắc bệnh phụ khoa được điều trị bao gồm điều trị nội, ngoại trú
kể cả các trường họp cho đơn về điều trị tại nhà.
3.12. Vô sinh
Những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ từ 20-49 tuối muốn có thai, khơng sử
dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng qua 1 năm (12 tháng) vẫn khơng có thai,
được coi là vơ sinh.
3.13. Tai biến do phá thai
Bao gồm chảy máu, chấn thương đường sinh dục, rách cổ tử cung, thủng tử cung,
nhiễm khuẩn, uốn ván...
3.14. Chu sinh
Chỉ giai đoạn từ khi thai nghén được 22 tuần đến dưới 7 ngày sau sinh.

- Chết chu sinh (hay tử vong chu sinh): là các trường họp chết của thai nhi từ khi
đủ 22 tuần tuối trở lên và chết của trẻ sơ sinh < 7 ngày tuổi. Như vậy:
- Số chết chu sinh = số chết thai nhi từ khi đủ 22 tuần tuối trở lên cho đến trước
khi sinh + số chết thai nhi trong khi sinh + số chết sơ sinh < 7 ngày tuổi.
3.15. Tỷ lệ chết chu sinh (PNMR)
- Định nghĩa: số thai chết lưu và tử vong sơ sinh trong tuần đầu tiên (tử vong sơ
sinh sớm) trên tống số 1000 ca sinh (sinh và tử vong) trong một năm hoặc thời kỳ nhất
định.
- Chỉ số này thường được báo cáo thường niên. Đây là mốc chính đế đánh giá chất
lượng chăm sóc sức khỏe.
3.16. Sơ sinh
Chỉ giai đoạn từ khi sinh ra đến dưới 28 ngày sau sinh.


- Chết sơ sinh-. Là những trường hợp trẻ chết < 28 ngày tuổi.
- Chết sơ sinh sớm-. Là những trường họp trẻ chết < 7 ngày tuổi.
- Chết sơ sinh muộn, xuất hiện từ 7 ngày cho đến hết 28 ngày tuổi.
- Tử vong sau sơ sinh: trong cả 11 tháng còn lại của năm đầu tiên.
3.17. Suy dinh dưỡng ở trẻ em <5 tuổi
- Suy dinh dưỡng cân nặng/tuối ở trẻ em <5 tuổi còn được gọi là SDD thể nhẹ
cân: là số trẻ em < 5 tuối có cân nặng nhỏ hơn trọng lượng trung bình (M) của nhóm tuổi
đó trừ 2 độ lệch chuẩn (SD) so với chuẩn của Tố chức Y tế thế giới.
- Suy dinh dưỡng chiều cao/tì ở trẻ em <5 tuổi cịn được gọi là SDD thể thấp
còi: là số trẻ em < 5 tuối có chiều cao nhỏ hơn chiều cao trung bình (M) của nhóm tuổi
đó trừ 2 lần độ lệch chuẩn (SD) so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
3.18. Trẻ < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ
Là những trẻ <1 tuổi được tiêm (uống) đủ liều từng loại vắc xin theo quy định của
chương trình tiêm chủng mở rộng.
3.19. Tỷ lệ sơ sinh < 2500gram (trẻ thấp cân)
Là số trẻ đẻ ra có trọng lượng < 2500 gram tính trên 100 trẻ đẻ ra được cân của

một khu vực trong thời kỳ báo cáo. Trẻ sơ sinh <2500gram còn gọi là trẻ đẻ thấp cân. Đe
thống nhất việc tính tốn trọng lượng của trẻ, theo quy định trẻ đẻ ra phải được cân ngay
trong giờ đầu sau khi sinh.
3.20. Tỷ số giới tính khi sinh
Là số trẻ đẻ ra là trai tính trên 100 trẻ đẻ ra là gái thuộc một khu vực trong năm
xác định
4. Cơng thức tính một số chỉ số
4.1. Tỷ suất chết chu sinh (Perinatal mortality rate - PMR)
Là số chết của thai nhi từ khi được 22 tuần tuối trở lên và trẻ sơ sinh chết < 7 ngày
tính trên 1000 trẻ đẻ ra sống.
Công thức:
Thai nhi chết từ khi >22 tuần tuổi
và chết < 7 ngày sau sinh
Tỷ suất chết chu
thuộc một khu vực trong năm xác định
xiooo
sinh (%o)
Tổng số trẻ đẻ ra sống
của khu vực đó trong cùng kỳ
4.2. Tỷ suất chết sơ sinh
Là số trẻ chết < 28 ngày tuối tính trên 1000 trẻ đẻ ra sống thuộc một khu vực trong
năm xác định.
Công thức:

Tỷ suât
chết sơ sinh
(%o)

Tổng số trẻ chết < 28 ngày tuổi
thuộc một khu vực trong năm xác định

=--------------- —----------------------------------------- xiooo
Tổng số trẻ đẻ ra sống
của khu vực đó trong cùng kỳ


×