Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Bài Tiểu Luận Môn Quan Ly Bieu Dien Nghe Thuat (Tham Khao).Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.57 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT…

1
3

1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………….

3

2. Đối tượng được tổ chức biểu diễn nghệ thuật………………………………….

6

3. Các loại hình biểu diễn nghệ thuật……………………………………………

7

4. Lực lượng biểu diễn nghệ thuật…………………………………………………

7
9

LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………...

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
CHUYÊN NGHIỆP……………………………………………………………………..



1. Thực trạng hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp………………………………

9

2. Những tích cực và hạn chế trong biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp………

9

CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CHUYÊN NGHIỆP…………………..

19

1. Đổi mới phương pháp quản lý………………………………………………..
2. Cải thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nghệ sĩ, diễn viên………………..

20
21

3. Quy hoạch lại mạng lưới các đoàn nghệ thuật biểu diễn…………………….

21

4. Đầu tư cho sáng tác và dàn dựng tiết mục……………………………………..

22

5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật…………………………………….


22

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền………………………………………………..

22
23
24

KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………


2
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
MÔN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
Tên học viên: Dương Văn Giới
Lớp: Cao học QLVH-K16
Khoa: Sau đại học
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về
hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một đất nước với nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản
sắc dân tộc đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Ngày
nay, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân đã được cải thiện và ngày một
nâng cao. Chính vì vậy, nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thật cũng được nâng cao,
đặc biệt là các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ngoài những lợi thế
về cơ hội được giao thoa những tinh hoa văn hóa của thế giới, hoạt động biểu diễn
nghệ thuật chuyên nghiệp ở Việt Nam còn gặp nhiều bất cập về cách quản lý, tổ
chức, nội dung, hình thức biểu diễn và chưa làm thỏa mãn hết nhu cầu của người
dân.

Hơn một thập niên trở lại đây, với chủ trương đổi mới toàn diện của Đảng và
Nhà nước đã tạo nên một sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ cho toàn bộ đời sống
xã hội, trong đó có văn hóa nghệ thuật. Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ngày càng
đáp ứng kịp thời, linh hoạt thị hiếu, nhu cầu khác nhau của công chúng. Các loại
hình nghệ thuật biểu diễn trở nên sinh động, phong phú với những hình thức, thể
loại đa dạng, nội dung hấp dẫn... tạo sinh khí và sắc thái mới cho đời sống tinh
thần xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, ngành nghệ thuật biểu diễn
hiện nay vẫn còn những tồn tại, bất cập. Một số quốc gia lớn đang tạo áp lực đến
đời sống văn hóa, nghệ thuật của nước ta, tác động khơng nhỏ vào quá trình nhận
thức và thị hiếu về nghệ thuật, thẩm mỹ, dẫn đến hiện tượng một bộ phận giới trẻ
đã bị lệch chuẩn về văn hóa. Trước sức ép về nhu cầu hưởng thụ cuộc sống, một số
nghệ sỹ, người mẫu bất chấp quy định của pháp luật, coi thường chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp dẫn đến những hành vi vi phạm về thuần phong mỹ tục, đi ngược
lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Những hành vi sai phạm này đã tác động xấu
đến nhận thức của giới trẻ, làm suy giảm các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm
mỹ của văn học nghệ thuật đối với đời sống xã hội.
Nhận thức rõ điều này, Đảng và Nhà nước ta ln coi văn hóa là nền tảng tinh
thần, động lực, mục tiêu của CNXH. Việc quản lý nhằm bảo tồn, kế thừa, phát
triển những giá trị văn hóa dân tộc là quốc sách hàng đầu được ghi nhận trong các
bản hiến pháp. Một trong những lĩnh vực hoạt động phổ biến trong đời sống văn
hóa xã hội ở nước ta, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm, nhận thức của
nhiều người đó là hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Sự tác động của khoa học kỹ


3
thuật, cơng nghệ cao, của q trình giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế đã đưa
nghệ thuật biểu diễn không chỉ trở thành sản phẩm tinh thần đáp ứng nhu cầu của
quần chúng mà còn trở thành một bộ phận của kinh tế thị trường phát triển năng
động, sáng tạo. Phát triển nghệ thuật biểu diễn đi đúng hướng dân tộc, khoa học,
đại chúng chắc chắn không thể thiếu vai trị then chốt của quản lý nhà nước.

Chính vì vậy, với khn khổ Tiểu luận học phần mơn Quản lý biểu diễn nghệ
thuật em chọn Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp” để tìm ra và phân tích những lợi
thế và hạn chế trong công tác quản lý nghệ thuật chuyên nghiệp ở nước ta hiện
nay, nhằm góp phần nhỏ bé nâng cao hiệu quả quản lý nghệ thuật biểu diễn nói
chung và biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ở các địa phương hiện nay nói riêng
trong thời đại mới.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm biểu diễn nghệ thuật:
Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau vì vậy
đến nay chưa có một khái niệm đầy đủ, chính xác. Mỗi khái niệm đưa ra chỉ bao
hàm được một khía cạnh nào đó.
Theo tác giả Đình Quang quan niệm rằng nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật
tổng hợp, là một cơng trình tập thể. Tổng hợp vì nó bao gồm cả giá trị văn học, hội
họa, âm nhạc, vũ đạo; thể hiện ra trong câu ca, nhạc nền, điệu bộ, dáng múa, phục
trang, ánh sáng... Tập thể vì đây là cơng sức góp lại của nhiều người, từ đạo diễn,
tác giả, diễn viên đến nhạc sĩ...
Tác giả Trần Trí Trắc thì cho rằng nghệ thuật biểu diễn là sự thể hiện sáng tạo
của nghệ sỹ trước khán giả, là tiếng nói từ trái tim đến trái tim, từ tình cảm đến với
tình cảm và trở thành một bảo tàng sống của dân tộc. Trong hệ thống văn bản luật
của nhà nước cũng nêu rõ biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp
là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với cơng chúng qua sự trình
diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc
sống thơng qua tác phẩm sân khấu, ca, múa, nhạc...
Xây dựng một xã hội có đời sống vật chất đầy đủ, đời sống văn hóa tinh thần
phong phú, lành mạnh là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và toàn dân đang theo đuổi.
Trong đó các hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói
riêng càng cần được định hướng và quản lí nhằm phục vụ hiệu quả cho mục tiêu

đó. Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động
nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật
khách quan. Và dĩ nhiên, việc quản lý là sự chỉ đạo… căn cứ vào các quy luật, định
luật, nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống, quá trình vận động theo ý muốn của
người quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.


4
Quản lý nhà nước, theo nghĩa rộng được hiểu là hoạt động tổ chức, điều hành
của cả bộ máy nhà nước, bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước
trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà
nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp
luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Quản lý
nhà nước theo nghĩa hẹp còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà
nước.
Như vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng
khơng nằm ngồi các khái niệm nêu trên. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
là một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có; thấy được, thấy đúng
cái cần có và biết tìm mọi biện pháp khả thi, tối ưu để đưa từ cái hiện có lên cái
cần có. Quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật là tổng lực của
nhà nước trong các phạm vi, nhằm tác động phù hợp với quy luật phát triển ngành
nghệ thuật biểu diễn trong những nhiệm vụ, mục đích cụ thể.
1.2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Trong hệ thống văn bản luật của nhà nước cũng nêu rõ biểu diễn và tổ chức
biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở
diễn đến với cơng chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện
hình tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca, múa,
nhạc..
Theo khoản 1, Điều 2 của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của

Chinh phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và
người mẫu đã chỉ rõ: “Biểu diễn nghệ thuật là trình diễn chương trình, tiết mục,
vở diễn trực tiếp trước công chúng của người biểu diễn”.
Là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với cơng chúng qua sự
trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình tượng nghệ thuật, phản ánh
cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca, múa, nhạc nhằm giáo dục tư tưởng,
tình cảm, đạo đức, lối sống, nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ
văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
* Hoạt động biểu diễn nghệ thuật và tổ chức biểu diên nghệ thuật (theo điều
11,12,13,14,15,16 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chinh phủ
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu quy định cụ
thể như sau:
Tại Điều 11 của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chinh
phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người
mẫu đã nêu nội dung: “Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang của tổ chức,
cá nhân nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”


5
1. Khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại trụ sở không phải
đề nghị cấp giấy phép nhưng phải thực hiện quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7
Nghị định này.
2. Khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang ngồi trụ sở hoặc nơi
cư trú, phải thông qua đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này làm
thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Trường hợp mời tổ chức, cá nhân
nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam biểu
diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9
Nghị định này.

- Tại Điều 12 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ
quy định: “Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang khơng bán vé,
thu tiền” nêu các nội dung:
1. Tổ chức, cá nhân tổ chức cho đoàn nghệ thuật, người Việt Nam biểu diễn
nhằm mục đích phục vụ nội bộ hoặc biểu diễn tại các cơ sở lưu trú du lịch, nhà
hàng ăn uống, giải khát không bán vé, thu tiền xem biểu diễn, không phải đề nghị
cấp giấy phép nhưng phải thực hiện các quy định có liên quan tại Điều 7 và các
quy định khác tại Nghị định này.
2. Trong chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có sự tham
gia của cá nhân nước ngồi, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực
hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
- Tại Điều 13 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ
quy định: “ Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang của lực lượng vũ
trang”
1. Tổ chức thuộc lực lượng vũ trang tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn
thời trang phục vụ nội bộ, phục vụ nhiệm vụ chính trị; tổ chức, cá nhân thuộc lực
lượng vũ trang ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; tổ chức,
cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật,
trình diễn thời trang thực hiện theo quy định của Bộ chủ quản.
2. Trường hợp tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang nhằm mục
đích kinh doanh thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
- Tại Điều 14 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ
quy định: “ Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang của cơ quan
phát thanh, cơ quan truyền hình”
1. Khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trong trụ sở cơ quan
phát thanh, cơ quan truyền hình hoặc nhằm mục đích phát sóng, người đứng đầu
cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình chịu trách nhiệm về nội dung chương


6

trình và khơng phải đề nghị cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang.
2. Trường hợp tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang nhằm mục
đích kinh doanh, ngoài trụ sở của cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình thực
hiện theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này.
- Tại Điều 15 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ
quy định: “Biểu diễn nghệ thuật quần chúng”
1. Khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng không phải đề nghị cấp giấy
phép nhưng phải thực hiện các quy định tại Điều 6, các Khoản 1, 2 và 3 Điều 7
Nghị định này và các quy định cụ thể sau:
a) Khi tổ chức trong khu dân cư, trong nội bộ nhằm phục vụ nhiệm vụ chính
trị hoặc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cơ sở do người tổ chức chịu
trách nhiệm;
b) Khi tổ chức ngoài phạm vi nội bộ, phải thông báo bằng văn bản về mục
đích, phạm vi, nội dung chương trình, thời gian, địa điểm biểu diễn với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch nơi biểu diễn ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày biểu
diễn.
2. Đoàn nghệ thuật quần chúng khi biểu diễn ở địa phương khác phải thông
báo bằng văn bản cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương nơi biểu
diễn ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày biểu diễn về nội dung chương trình, thời
gian, địa điểm biểu diễn, người chịu trách nhiệm tổ chức.
3. Đoàn nghệ thuật quần chúng khi biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
có bán vé, thu tiền thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
- Tại Điều 16 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ
quy định: “Tổ chức các cuộc thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật”
Việc tổ chức thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quy định.
1. Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp
Là đơn vị hoạt động về tổ chức biểu diễn nghệ thuật được cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định thành lập hoặc thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp

bao gồm:
1. Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật công lập gồm: đơn vị do Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ra quyết định thành lập.
2. Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật ngồi cơng lập gồm: đơn vị được
thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Đối tượng được tổ chức biểu diễn nghệ thuật


7
Tại Điều 8 Nghị số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chinh phủ định quy
định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu:
Đối tượng biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
1. Đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang bao gồm:
a) Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao;
b) Nhà hát, đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang;
c) Doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang;
d) Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật;
đ) Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình;
e) Chủ địa điểm, hộ kinh doanh tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang;
2. Đối tượng biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
a) Cá nhân là người Việt Nam;
b) Cá nhân là người nước ngoài;
c) Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngồi.
3. Các loại hình biểu diễn nghệ thuật
Theo Điều 5 của nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chinh
phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người
mẫu : “Loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: Tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa

rối, bài chịi, kịch nói, kịch dân ca, kịch câm, nhạc kịch, giao hưởng, ca, múa, nhạc,
ngâm thơ, tấu hài và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện trên sân khấu
thông qua diễn xuất của diễn viên chuyên nghiệp”.
4. Lực lượng biểu diễn nghệ thuật
Là người được đào tạo tại các trường nghệ thuật hoặc được truyền nghề về
những loại hình nghệ thuật quy định tại Điều 5, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch về việc ban hành "Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ
chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp" và đang hoạt động biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CHUYÊN NGHIỆP
1. Thực trạng hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp
1.1. Thực trạng về lực lượng nghệ sỹ biểu diễn (diễn viên, nhạc công…):
Lực lượng nghệ sỹ biểu diễn chuyên nghiệp là trung tâm của sân khấu biểu
diễn. Người diễn viên, nhạc cơng đóng vai trị quan trọng trong việc tham gia vào
q trình sáng tạo nên các tác phẩm sân khấu nghệ thuật.


8
Tại các đơn vị nghệ thuật truyền thống hiện nay, xét về mặt bằng chung, đa số
nghệ sỹ là diễn viên, nhạc cơng ở các đồn nghệ thuật chun nghiệp đã lớn tuổi.
Một số diễn viên, nhạc cơng có trình độ chuyên môn đang kiêm nhiệm công tác
quản lý nên ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng các chương trình nghệ thuật.
Một số khác, diễn viên, nhạc công đã hết tuổi làm nghề nhưng chưa đến tuổi nghỉ
hưu (do bất cập về cơ chế chính sách nên chưa thể giải quyết được vấn đề này). Vì
vậy, nguồn nhân lực tính theo chỉ tiêu biên chế được giao cơ bản là đủ, nhưng trên
nên thực tế lại thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực khi triển khai dàn dựng và
biểu diễn tác phẩm bởi số lượng nghệ sỹ tuổi cao, không cịn sức làm nghề chiếm
số đơng trong biên chế.

Đối với các đơn vị nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp, công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ nghệ sỹ, diễn viên biểu diễn nghệ thuật truyền thống có tài, tâm
huyết với nghề được cải thiện đáng kể, với khoảng trên 3.000 nghệ sỹ chuyên
nghiệp. Các nghệ sỹ đã nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn của cuộc sống để gìn
giữ, bảo tồn và tiếp tục phát huy vốn di sản nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Các đơn vị nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối, Ca Múa
Nhạc dân tộc đã có những tác phẩm tốt, những chương trình, vở diễn hấp dẫn.
Nhiều đơn vị đã đổi mới phương thức hoạt động để đến với khán giả, đặc biệt là
khán giả vùng sâu, vùng xa, số lượng buổi diễn ngày càng tăng. Công việc sưu
tầm, sưu tập, giới thiệu một số tác phẩm Tuồng, Chèo truyền thống đã đạt được
nhiều
kết
quả.
Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, các đơn vị nghệ thuật sân khấu truyền thống đang
thiếu tài năng trẻ sân khấu biểu diễn, nhiều đơn vị hoạt động cầm chừng, chỉ đáp
ứng đủ chỉ tiêu đêm diễn được giao và phục vụ cơng tác chính trị, lễ tết, vùng sâu
vùng xa. Có những đồn nhiều năm không dàn dựng được tác phẩm nghệ thuật đạt
chất lượng cao vì thiếu hụt lực lượng nghệ sỹ biểu diễn. Phần lớn lực lượng diễn
viên hiện nay có trình độ Trung cấp được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật
chuyên nghiệp trong cả nước. Nghệ sỹ diễn viên, nhạc cơng có trình độ Đại học
chiếm tỷ lệ khoảng từ 17 đến 22%.
Bên cạnh những nghệ sỹ tài năng thành danh hoạt động lâu năm đã xuất hiện
các tài năng trẻ sân khấu được khẳng định qua các cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu
toàn quốc nhưng kinh nghiệm, kiến thức chung về lịch sử, văn hoá nghệ thuật
thuộc ngành, lĩnh vực còn non yếu và chưa đủ trí, lực để đảm đương những vai
diễn trong cả một chương trình,vở diễn đã trở thành một cản trở lớn trong việc đổi
mới nội dung trong hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.
1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Việc phát triển, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và kinh phí
cho văn hóa nói chung và hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói riêng cịn q thấp,

thiếu đồng bộ, không đảm bảo cho các hoạt động. Hệ thống Trung tâm Văn hóa,
nhà hát của các địa phương vật chất xuống cấp và lạc hậu; một số nơi chưa được
đầu tư, gặp nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật.


9
Cả nước hiện có khoảng 130 đơn vị nghệ thuật chun nghiệp, hơn 200 đồn
nghệ thuật xã hội hóa, hơn 42.000 đội văn nghệ cấp xã, phường, hàng trăm đội
thông tin tuyên truyền và gần 200 câu lạc bộ nghệ thuật tư nhân. Tuy nhiên, hầu
như hệ thống cơ sở vật chất của các đơn vị không đáp ứng được những yêu cầu về
công năng biểu diễn chuyên nghiệp và nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của
cơng chúng.
1.3. Về công tác đào tạo:
Thực tế cho thấy, các thi sinh đăng ký dự thi vào các ngành nghệ thuật ngày
một giảm. Xu thế hiện nay là thí sinh đang theo đuổi các ngành nghề mang tính
thời thượng, dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và có thu nhập cao. Nguy cơ thiếu
vắng sinh viên của các trường đại học và thiếu tài tài năng trong các ngành nghệ
thuật nói chung, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống đang là thách thức không nhỏ
đối với các nhà giáo dục. Nguồn tuyển sinh cho sân khấu truyền thống thời gian
qua đều ở tình trạng báo động vì thưa vắng thí sinh đăng ký. Mặc dù Nhà nước đã
có chế độ ưu đãi giảm 70% học phí cho sinh viên theo học sân khấu truyền thống,
hằng tháng có tiền bồi dưỡng nghề, được cấp quần áo tập và các phương tiện học
tập khác nhưng số lượng thí sinh thi vào các chuyên ngành nghệ thuật truyền thống
vẫn ngày càng giảm. Tình trạng hạ điểm chuẩn, hạ thấp chất lượng đầu vào hoặc
nới điều kiện dự tuyển, chấp nhận những thí sinh chưa đạt lắm về khả năng đã dẫn
đến hệ quả các sinh viên tốt nghiệp với chất lượng không như mong muốn.
Trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, cải tiến phương
pháp dạy và học, kết hợp với truyền nghề nhưng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu
quả; công tác tuyên truyền về chủ trương và chiến lược đào tạo nhằm phát triển
nguồn nhân lực cho các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống chưa tốt. Mơ

hình đào tạo theo hướng xã hội hóa xuất hiện tập trung chủ yếu ở các thành phố
lớn nhưng chỉ thích hợp với các loại hình nghệ thuật khác, cả nước chưa có mơ
hình đào tạo diễn viên nghệ thuật sân khấu truyền thống theo phương thức xã hội
hóa đã gây khó khăn khơng nhỏ trong việc phát hiện, đào tạo những tài năng trẻ.
2. Những tích cực và hạn chế trong biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp
2.1. Mặt tích cực
Trong nghệ thuật biểu diễn, những vấn đề đạo đức xã hội được chuyển tải
bằng yếu tố thẩm mỹ, từ đó góp phần bồi dưỡng tinh thần u nước, lịng tự hào
dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Khi cảm thụ, thưởng thức tác phẩm nghệ
thuật , công chúng đánh giá - tiếp nhận không chỉ cảm nhận cái đẹp, cái cao cả, cái
bi, cái hài... Nghệ thuật biểu diễn là tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu, thể
hiện khát vọng chân thiện mỹ của con người, là một trong những động lực to lớn
trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn
diện của con người Việt Nam.
Nghệ thuật biểu diễn ca, múa, nhạc đã đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán
giả. Với các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp (Đoàn nghệ thuật Chèo, đoàn nghệ
thuật Cải lương, đồn Kịch...), và các nhóm biểu diễn nghệ thuật hoạt động tự do


10
hàng trăm nghìn chương trình biểu diễn ca, múa, nhạc lớn nhỏ khác nhau, với đủ
các thể loại từ độc tấu, hòa tấu các loại nhạc cụ đến đơn ca, hợp ca các tiết mục hát
mới, các ca khúc nước ngoài, hát chầu văn, hát xẩm, hát quan họ, hát chèo, hát cải
lương, các tiết mục dân vũ, các tiết mục múa dân gian đương đại… đảm bảo đáp
ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Việc gắn nghệ thuật ca, múa, nhạc với du lịch đã phần nào đáp ứng nhu cầu
vật chất – tinh thần của nghệ sĩ. Từ việc biểu diễn các tiết mục trong chương trình
ca, múa, nhạc phục vụ khách du lịch, người nghệ sĩ sẽ được trả công theo hợp đồng
hoặc hoặc theo thỏa thuận. Các khoản thù lao này góp phần nâng cao đời sống vật
chất của người nghệ sĩ. Bên cạnh đó, chính việc đi diễn này đã góp phần rèn giũa

chuyên môn, tạo động lực trong sự đam mê nghề nghiêp cho các nghệ sĩ.
Biểu diễn nghệ thuật nói chung, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn truyền thống
chính là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian
văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng
đồng. Loại hình nghệ thuật này không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thể hệ
này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
khác. Loại hình nghệ thuật biểu diễn này đã góp phần khơi dậy lịng u nước, giữ
gìn và lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc.
2.2. Mặt hạn chế
Nhìn lại những giai đoạn vừa qua, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn
thời trang đã có những đóng góp tích cực trong sự phát triển đất nước. Bên cạnh
những giá trị tích cực, trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn vẫn còn để xảy ra một
số vi phạm khi biểu diễn nghệ thuật như hát nhép, nghệ sĩ mặc trang phục, nhạc và
ca từ phản cảm, quảng cáo mạo danh nghệ sĩ… Đây chủ yếu là những hành động
chạy theo thị hiếu tầm thường cố tình gây sốc, tạo scandal, gây sự chú ý của cơng
chúng và truyền thơng để lăng xê hình ảnh.Ngun nhân chính là do hạn chế, lệch
lạc về nhận thức thẩm mỹ, ý thức, trách nhiệm với cộng đồng của một bộ phận
nghệ sỹ. Bên cạnh đó, do cơng tác hậu kiểm chưa nghiêm và phối hợp chưa chặt
chẽ giữa các cấp, các ngành, chế tài xử phạt quá nhẹ… gây nhiều bức xúc trong
nhân dân, nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, có nhiều
nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên, nhưng trong đó có lý do chủ quan là cơng
tác quản lý nhà nước cịn yếu kém.
Bên cạnh nhiều vụ việc mang tính cá nhân của các ca sĩ, diễn viên như: hát
nhép, sử dụng trang phục, lời nói, hành vi phản cảm trên sân khấu, không phù hợp
thuần phong mỹ tục..., đã xảy ra nhiều sai phạm của các đơn vị và công ty tổ chức
sự kiện, biểu diễn nghệ thuật, thể hiện sự coi thường quy định của ngành chức
năng và mang tính khơng chun nghiệp. Ðã có khơng ít đơn vị, cơng ty tìm cách
lách luật, tự tiện thay đổi nội dung hoặc biểu diễn không đúng với kiểm duyệt. Có
trường hợp cịn cố tình biểu diễn khi chưa được cấp phép tổ chức, ký hợp đồng,
bán vé thu tiền song không thực hiện đúng hợp đồng, bán vé quá số ghế quy định;

tự ý tăng giá vé; quảng cáo sai, khơng đúng chương trình, thậm chí mạo danh các


11
ca sĩ, diễn viên nổi tiếng để lừa khán giả, sử dụng tác phẩm biểu diễn thu tiền mà
không thực thi quyền tác giả, vi phạm tổ chức in ấn, ghi âm, ghi hình,...
Ví dụ như những năm trước đây, chương trình thời trang "Ðêm hội chân dài"
tại TP Hồ Chí Minh cũng đã bị xử phạt 35 triệu đồng vì trình diễn nội y phản cảm
khơng đúng với nội dung đã được duyệt. Trước đó, đơn vị này cịn bị nhắc nhở vì
phát hành thiệp mời có hình ảnh các người mẫu bán khỏa thân và quảng cáo rượu.
Theo nhiều người tham dự, đêm hội tuy mang danh trình diễn thời trang, nhưng
thật ra chủ yếu là tập trung vào phơ diễn cơ thể người mẫu... Hiện nay có những
biểu hiện khơng phù hợp với truyền thống văn hóa việt nam.Trên sân khấu nhiều
nghệ sĩ trưng bày những hình ảnh không hề đẹp mắt. Nghệ sĩ phản cảm khoe thân
thể trên sân khấu. Tình trạng người đẹp, người mẫu “xé rào” thi chui không xin
giấy phép ngày càng phổ biến.
Hiện nay cả nước có tới 130 đồn nghệ thuật chuyên nghiệp được Nhà nước
bao cấp, gần 100 đoàn hát tư nhân và 34.622 đội văn nghệ, tuy hoạt động không
chuyên nhưng mỗi năm cũng tổ chức hơn 2.400 cuộc liên hoan, hội diễn… Thành
lập ra nhiều đoàn nghệ thuật như vậy nhưnglại phân bố khơng hợp lý, có nơi thừa,
nơi thiếu,chồng chéo, trùng lặp nhiều đơn vị trên một địa bàn. Ngay tại Hà Nội có
tới 23 đồn nhưng công chúng và du khách quốc tế chẳng biết xem gì và xem ở
đâu. Đó là chưa kể việc tổ chức không khoa học nên dẫn đến tuỳ tiện, manh mún.
Trong tổng số 5.200 nghệ sỹ, diễn viên thì số người được đào tạo chính quy có
trình độ đại học chỉ chiếm 11%, trong khi độ tuổi trung bình là gần 40 tuổi chiếm tỉ
lệ cao, mặc dù ai cũng biết "thầy già con hát trẻ” nhưng chất lượng biểu diễn đang
có xu hướng đi xuống do nhiều nguyên nhân, mà tuổi tác cũng là một trong những
nguyên nhân nêu trên.
Theo thống kê, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấp phép cho 45 ca sỹ, nhạc sỹ
hải ngoại về nước biểu diễn, cấp phép cho 26 đoàn nghệ thuật, nghệ sỹ nước ngoài

vào Việt Nam biểu diễn, gần 4 triệu băng đĩa với 600 chương trình được lưu hành
phổ biến trong cơng chúng.Trong khi đó, chúng ta có q ít nhà hát để biểu diễn
nghệ thuật nhưng lại dư thừa các loại hội trường, nên việc biểu diễn trong những
cái rạp hội trường như thế vơ cùng khó khăn, kể cả Nhà hát lớn Hà Nội cũng còn
quá nhiều bất tiện trong việc biểu diễn…
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT.
1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Trong những năm trở lại đây, với chủ trương đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà
nước đã tạo nên một sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ cho tồn bộ đời sống xã
hội, trong đó có văn hóa nghệ thuật.
Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ngày càng đáp ứng kịp thời, linh hoạt thị hiếu,
nhu cầu khác nhau của cơng chúng. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn trở nên sinh
động, phong phú với những hình thức, thể loại đa dạng, nội dung hấp dẫn... tạo


12
sinh khí và sắc thái mới cho đời sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những
mặt tích cực, ngành nghệ thuật biểu diễn hiện nay vẫn còn những tồn tại, bất cập.
Một số quốc gia lớn đang tạo áp lực đến đời sống văn hóa, nghệ thuật của nước ta,
tác động khơng nhỏ vào q trình nhận thức và thị hiếu về nghệ thuật, thẩm mỹ,
dẫn đến hiện tượng một bộ phận giới trẻ đã bị lệch chuẩn về văn hóa.
Trước sức ép về nhu cầu hưởng thụ cuộc sống, một số nghệ sỹ, người mẫu bất
chấp quy định của pháp luật, coi thường chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp dẫn đến
những hành vi vi phạm về thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống văn hóa
của dân tộc. Những hành vi sai phạm này đã tác động xấu đến nhận thức của giới
trẻ, làm suy giảm các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn học nghệ
thuật đối với đời sống xã hội.
Trên toàn quốc có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu

diễn nghệ thuật, có khoảng gần 10.000 nghệ sĩ, người mẫu, trong đó có khoảng 1/3
ngồi cơng lập. Con số nghệ sĩ đông đảo, sự bùng nổ tự phát của nhiều thành phần
tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhà
nước trên địa bàn tồn quốc khơng nắm được số lượng, nhân thân của các cá nhân
tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trên địa bàn được
giao
quản
lý.
Trong bối cảnh đó, việc uốn nắn, điều chỉnh, quản lý của các cơ quan Nhà nước có
chức năng đã và đang trở thành một tất yếu khách quan vì quản lý hoạt động biểu
diễn nghệ thuật tạo mơi trường thuận lợi cho ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển,
góp phần tạo nên sự ổn định về chính trị, đem lại hiệu quả kinh tế, tạo nên sự ổn
định và công bằng xã hội. Hơn nữa, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn
nhằm bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý:
2.1. Cơ sở pháp luật
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh
bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Điều 5 của nghị định số 79/2012/NĐ-CP này quy định rõ về cơ quan quản
lí nhà nước chịu trách nhiệm quản lí về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cụ thể
như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn
thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình
ca múa nhạc, sân khấu trong phạm vi cả nước.



13
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp
và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn
thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình
ca múa nhạc, sân khấu theo thẩm quyền.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình
diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi
hình ca múa nhạc, sân khấu tại địa phương trong phạm vi, quyền hạn của mình.
* Tại Nghị định số 76/2013/NĐ – CP ngày 16/07/2013 quy định rõ về chức năng
nhiệm vụ, quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong cơng tác quản lí về
hoạt động biểu diễn nghệ thuật:
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm: Quản lý hoạt
động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp
và người mẫu trực tiếp trước công chúng; phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu
trên mạng internet; phát sóng các chương trình biểu diễn nghệ thuật; phát hành, lưu
hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu trên lãnh thổ Việt
Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân thuộc Trung ương ra nước ngồi biểu
diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; tổ chức nước ngồi vào Việt Nam biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang theo chương trình giao lưu, hợp tác văn hóa.
3. Cấp giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp có quy mơ tồn quốc; cuộc thi
người đẹp quốc tế tại Việt Nam.
4. Cấp phép tổ chức cuộc thi người mẫu quốc tế tại Việt Nam.
5. Đình chỉ phát sóng các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang vi phạm quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan
6. Đình chỉ, thu hồi quyết định đã cấp theo thẩm quyền khi phát hiện tổ chức,

cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
* Theo Quyết định 39/2008/QD – BVHTTDL quy định rõ về chứ năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Nghệ thuật biểu diễn trong công tác quản lí về
hoạt động biểu diễn:
1. Duyệt, cấp giấy phép cơng diễn chương trình, tiết mục, vở diễn ở trong
nước và có yếu tố nước ngồi cho các đối tượng:
2. Đơn vị nghệ thuật biểu diễn, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chun
nghiệp thuộc Bộ Văn hóa - Thơng tin, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực
thuộc Chính phủ;


14
3. Đơn vị nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp thuộc Hội nghề nghiệp, cơ sở
đào tạo chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội
thuộc Trung ương.
4. Đề xuất nhân sự, xây dựng chương trình nghệ thuật lớn ở trong nước và tổ
chức ra nước ngồi biểu diễn do Bộ Văn hóa Thơng tin u cầu. Đề nghị Bộ Văn
hóa - Thơng tin đình chỉ hoạt động biểu diễn, những chương trình tiết mục, vở diễn
nghệ thuật, diễn viên cố tình làm trái với Quy chế này và các quy định có liên
quan.
5. Tiếp nhận hồ sơ và xin ý kiến cơ quan chức năng trước khi trình Bộ Văn
hóa - Thơng tin cho phép đơn vị nghệ thuật Trung ương, diễn viên thuộc Trung
ương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
6. Tiếp nhận hồ sơ và xin ý kiến cơ quan chức năng trước khi trình Bộ Văn
hóa - Thơng tin cho phép:
7. Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc Trung ương mời
đơn vị nghệ thuật, diễn viên nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp;
8. Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp Việt Nam mời diễn
viên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước biểu diễn nghệ thuật trên

phạm vi toàn quốc.
9. Phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa - Thơng tin thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và các quy định
pháp luật có liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp trên
phạm vi tồn quốc.
* Tại Thơng tư liên tịch 43/2008/TTLT – BVHTTDL – BNV hướng dẫn về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phịng Văn hố và Thơng tin thuộc
Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong cơng tác quản lí họat động biểu diễn nghệ
thuật:
1. Cấp giấy phép cho đối tượng thuộc địa phương tổ chức biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang.
2. Cấp giấy phép cho đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang; Đoàn nghệ
thuật quần chúng biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương.
3. Cấp giấy phép cho tổ chức thuộc địa phương phát hành, phê duyệt nội dung
và nhãn kiểm soát bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
4. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn tại địa điểm đã
thơng báo theo quy định.
5. Đình chỉ, thu hồi giấy phép, quyết định đã cấp theo thẩm quyền khi phát
hiện tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này và pháp luật có liên
quan.
* Trách nhiệm và thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh:


15
1. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm: Quản lý hoạt động
biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và
người mẫu trực tiếp trước công chúng; phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu trên
mạng internet; phát sóng các chương trình biểu diễn nghệ thuật; phát hành, lưu
hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu trong phạm vi địa

phương.
2. Cấp giấy phép chotổ chức, cá nhân thuộc địa phương ra nước ngoài tổ chức
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;
3. Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật,
trình diễn thời trang tại địa phương. Trường hợp tổ chức biểu diễn tại địa phương
khác, phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi
dự định đến biểu diễn.
4. Cấp phép tổchức cuộc thi người đẹp và người mẫu trong phạm vi địa
phương.
5. Đình chỉ phát sóng các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang của các tổ chức thuộc địa phương vi phạm quy định của Nghị định này và
pháp luật có liên quan.
6. Đình chỉ, thu hồi quyết định đã cấp theo thẩm quyền khi phát hiện tổ chức,
cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2.2. Hoạt động quản lí được diễn ra cụ thể như sau:
Để quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật một cách có hiệu quả, các cơ quan
nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này. Cụ thể
gồm một số văn bản như sau:
- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP Nghị định quy định về biểu diễn nghệ thuật,
trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; người lưu hành, kinh doanh
bản ghi âm, ghi ca múa nhạc, sân khấu.
- Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL Thông tư quy định chi tiết thi hành một
số điều của nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính
phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người
mẫu; người lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi ca múa nhạc, sân khấu và Nghị
định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định số 79/2012/NĐ-CP.
Về chế tài xử lí: theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
Cụ thể, xử phạt vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời

trang được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2013/NĐ-CP như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:


16
a) Không thông báo bằng văn bản về nội dung chương trình biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi biểu diễn,
trình diễn theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản về nội dung chương trình biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang của tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại
Việt Nam đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt trụ sở theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thêm,
bớt lời ca, lời thoại hoặc thêm động tác diễn xuất khác với khi duyệt cho phép biểu
diễn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang khơng đúng nội dung ghi trong
giấy phép;
b) Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc
thay cho âm thanh thật của nhạc cụ độc diễn;
c) Sử dụng trang phục hoặc hóa trang khơng phù hợp với mục đích, nội dung
biểu diễn, trình diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
d) Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng
mà khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mà khơng có giấy phép;
b) Thực hiện hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống
văn hóa Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại trong

quá trình tổ chức biểu diễn;
c) Tổ chức biểu diễn hoặc biểu diễn tác phẩm chưa được phép phổ biến.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Tổ chức cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước
ngồi biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang không đúng nội dung ghi trong
giấy phép;
b) Tổ chức biểu diễn cho người đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấm
biểu diễn hoặc trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động biểu diễn;
c) Mua, bán, chuyển nhượng, sửa chữa, cho mượn, cho thuê giấy phép tổ
chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;
d) Ra nước ngồi biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang hoặc dự thi theo
quy định phải có giấy phép mà khơng có giấy phép.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Tổ chức cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước
ngồi biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mà khơng có giấy phép;
b) Tổ chức cho người ra nước ngồi biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
mà khơng có giấy phép.


17
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức
biểu diễn tác phẩm có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam; xúc phạm uy tín của tổ chức, danh
dự và nhân phẩm của cá nhân.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức
biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, tác phẩm bị cấm
biểu diễn.
9. Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 3 tháng đến 6 tháng đối với người biểu

diễn có một trong các hành vi sau đây:
a) Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có nội dung truyền bá tệ nạn xã
hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam; xúc
phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, tác phẩm bị
cấm biểu diễn.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 1 tháng đến 3 tháng đối với người biểu
diễn có hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều
này;
b) Đình chỉ hoạt động tổ chức biểu diễn từ 1 tháng đến 3 tháng đối với tổ
chức có hành vi quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này.
Bên cạnh đó Cục Nghệ thuật biểu diễn đã thực hiện tốt vai trò tham mưu với
lãnh đạo Bộ trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo điều
hành công tác phát triển văn học nghệ thuật trên phạm vi toàn quốc tạo cơ sở pháp
lý để các Sở, ban ngành, các đơn vị nghệ thuật hoạt động, phát triển đạt kết quả tốt.
Trong năm 2014, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã và đang hoàn thiện các văn bản sau:
- Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển Nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng
Chính phủ ký phê duyệt;
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch phát triển nghệ thuật
biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt
trong tháng 12 năm 2014;
- Xây dựng dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 180/QĐ-TTg ngày
09/6/2006 về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và tiền bồi dưỡng luyện tập, biểu
diễn đối với lao động lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - đã trình Thủ tướng Chính phủ
tháng 11 năm 2014;
- Xây dựng Đề án Xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài chính quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề

nghiệp, mã số ngạch viên chức ngành Nghệ thuật biểu diễn;
- Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh
bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;


18
- Xây dựng Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều Nghị định sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của
Chính phủ;
- Hồn thiện Thơng tư quy định chi tiết việc cấp Thẻ hành nghề biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang;
- Xây dựng Thơng tư quy định về đấu thầu, đặt hàng, cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn;
- Xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội
vụ về Quy chế tổ chức và hoạt động của các Câu lạc bộ Văn học;
- Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Nghệ thuật
trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn;
- Xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa Cục Nghệ thuật biểu diễn và
các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương: Hội Nhà văn Việt Nam,
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt
Nam.
- Phối hợp xây dựng và đóng góp ý kiến một số Nghị định, Thơng tư do các
Cục, Vụ trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì.
(Trong số các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo
Cục Nghệ thuật biểu diễn chuyển một số văn bản trình phê duyệt sang năm 2015
như: Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 79/2012/NĐ-CP; Thông tư sửa đổi
thông tư 03/2013/TT-BVHTTDL; Thông tư cấp Thẻ hành nghề và Thông tư quy
định về đấu thầu, đặt hàng, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách

Nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn)
2.3. Kết quả đạt được trong cơng tác quản lí nhà nước về hoạt động biểu
diễn nghệ thuật:
Từ Nghị định 79/2012/NĐ-CP được thực thi, công tác quản lý hoạt động nghệ
thuật biểu diễn trên cả nước đã có chuyển biến rõ rệt:
2.3.1. Về mặt tích cực:
Việc ban hành văn bản trên, lần đầu tiên có một Nghị định điều chỉnh toàn bộ
các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật biểu diễn đã đánh dấu bước tiến đáng kể trong
công tác xây dựng pháp luật ở lĩnh vực này. Sau một thời gian triển khai đã có
những kết quả đáng ghi nhận mà nổi bật là việc khắc phục tình trạng dàn trải,
chồng chéo các văn bản quy phạm pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo
điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tổ chức biểu diễn. Hoạt động biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi
âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu... đã có những chuyển biến tích cực, đi vào nề
nếp. Các vi phạm trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang giảm
mạnh, ít xảy ra tình trạng sử dụng trang phục, lời nói, hành vi phản cảm, khơng
phù hợp thuần phong mỹ tục; hát nhép trên sân khấu hoặc vi phạm quá lớn trong
các chương trình biểu diễn. Ưu điểm của văn bản mới này là tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp về việc xin phép cũng như đơn giản hóa thủ tục tiếp nhận các đơn vị
nghệ thuật tại địa phương.


19
Tạo ra được môi trường nghệ thuật trong sạch, lành mạnh, tạo hành lang pháp
lý và năng lực quản lý được nâng lên
2.3.2. Về mặt hạn chế:
Một số Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn bng lỏng cơng tác quản lý nhà
nước từ khâu thẩm định hồ sơ, cấp phép, duyệt chương trình, kiểm tra, xử lý vi
phạm. Vì vậy vẫn để xảy ra một số trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Việc cấp giấy phép công diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang hiện nay chủ yếu được thực hiện qua việc thẩm định hồ sơ của các tổ chức,
cá nhân nên vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm quảng cáo khơng đúng sự thật, tổ
chức biểu diễn không đúng nội dung trong giấy phép. Bên cạnh đó, giấy phép tổ
chức biểu diễn nghệ thuật cấp cho các doanh nghiệp kèm theo nội dung chương
trình có q nhiều tiết mục và nghệ sỹ biểu diễn, nhưng lại không quy định cụ thể
số tiết mục, số nghệ sỹ tham gia trong một đêm diễn.
Tình trạng một số đồn nghệ thuật đến các cơ quan, xí nghiệp, trường học
thường xuyên nài ép, vận động mua vé xem biểu diễn gây bức xúc. Một số quán cà
phê mời ca sỹ về hát dưới hình thức giao lưu với khán giả không bán vé nhưng
thực chất phụ thu vào tiền nước của khách với giá cao và khi tổ chức thường không
thông báo…
Một số địa phương, việc cấp giấy phép biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang chủ yếu thực hiện trên hồ sơ, khơng thực hiện thẩm định
nội dung chương trình, cơng tác kiểm tra, hậu kiểm còn lỏng lẻo, chế tài xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang cịn
q nhẹ nên chưa đủ sức răn đe, một số điều khoản chưa phù hợp với thực tế.
Hàng năm, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã tạo mọi điều kiện để bồi dưỡng cán
bộ đang công tác tại Cục, tuy nhiên năng lực của một số cán bộ trong biên chế còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác được phân công. Vì vậy
Cục cịn gặp nhiều khó khăn về soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ
công tác quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp.
CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CHUYÊN NGHIỆP
Những hạn chế trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn hiện nay ngoài sự tác
động khách quan của nền kinh tế thị trường còn phải nói đến vai trị chủ quan của
cơng tác quản lý. Nguyên nhân sâu xa là sự thiếu nghiêm minh, khoa học ở ba
khâu: quản lí hoạt động cấp phép, quản lý đơn vị tổ chức và quản lý đội ngũ nghệ
sĩ, diễn viên. Vấn đề đặt ra cho các chủ thể quản lý là phải căn cứ tình trạng thực

tế, dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước
đề ra các biện pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động


20
biểu diễn nghệ thuật nói riêng và biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp nói riêng với
những giải pháp cụ thể như sau:
1. Đổi mới công tác quản lý
Biểu diễn nghệ thuật khơng chỉ giữ vai trị đặc biệt trong đời sống xã hội mà
còn là một bộ phận của nền kinh tế thị trường, phát triển trong năng động, sáng tạo.
Nhưng những mặt trái của kinh tế thị trường và xu thế tồn cầu hóa đang đẩy nghệ
thuật biểu diễn vào tình trạng lộn xộn, gây tác hại về văn hóa, chính trị, tư tưởng...
Trước tình hình đó, hơn bất kỳ biện pháp nào, quản lý nhà nước chính là cách thức
hiệu quả nhất. Sự quản lý kết hợp giữa mềm dẻo, năng động với kỷ cương, kỷ luật;
giữa thuyết phục và cưỡng chế; giữa tập trung và dân chủ sẽ tạo ra sự ổn định và
phát triển cho nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.
Trước hết, cần tăng cường phối hợp quản lý giữa Cục nghệ thuật biểu diễn và
các cấp, ngành trong việc sản xuất và chuyển tải các sản phẩm đến với công chúng.
Xác lập một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Cơ quan quản lý nhà nước các cấp chủ động xây dựng văn bản phục vụ công tác
quản lý. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn và năng
lực đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ. Thực tế cho thấy hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn
xảy ra nhiều tiêu cực.
Tiếp tục hoạch định, ban hành chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển nghệ
thuật biểu diễn theo từng giai đoạn, đồng thời phân bổ nguồn lực hợp lý, có trọng
tâm, trọng điểm, thực hiện có hiệu quả thực chất và bền vững các chiến lược, quy
hoạch, đề án. Các chiến lược, quy hoạch, đề án mang tính định hướng dài hạn, tuy
nhiên để đạt được các mục tiêu đã đề ra thông qua các giải pháp, kế hoạch hoạt
động, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn cần được phân bổ những nguồn lực thích đáng
và kịp thời hơn nữa. Nếu khơng có các nguồn lực thích đáng, kết quả thực thi các

chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch sẽ rất hạn chế. Sau khi kết thúc việc thực
thi các chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch cần tổng kết, đánh giá toàn diện
những kết quả đã đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm để làm cơ sở cho
việc hoạch định các chiến lược, quy hoạch, đề án tiếp theo.
Ngoài lý do cơng tác quản lý thiếu hiệu quả thì một phần không nhỏ là do
năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý cịn yếu kém về chun mơn, đội ngũ nghệ sĩ,
diễn viên thiếu sáng tạo, chưa nhanh nhạy nắm bắt thực tế...
Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh sự cố gắng của các cơ quan quản lý
nhà nước thì bản thân các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải có biện pháp,
hướng đi riêng. Chủ động trong việc quản lý, đào tạo nghệ sĩ, diễn viên thuộc đơn
vị mình, nắm rõ năng lực từng người để bố trí cơng việc đúng vị trí, khả năng. Chủ
động tạo nguồn kinh phí cho hoạt động nghệ thuật từ các nguồn đầu tư, viện trợ.
Đặc biệt, các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật nên chú trọng mở rộng việc
tuyển chọn các tài năng nghệ thuật trẻ có năng lực, từng bước trẻ hóa đội ngũ nghệ
sĩ, diễn viên, tạo sức sống cho ngành nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.
2. Cải thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nghệ sĩ, diễn viên



×