Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tình hình thiếu vitamin d ở bệnh nhân suy tim p1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.8 KB, 50 trang )

Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÌNH HÌNH THIẾU VITAMIN D
Ở BỆNH NHÂN SUY TIM
Mã số:

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. CHÂU NGỌC HOA

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2018

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÌNH HÌNH THIẾU VITAMIN D


Ở BỆNH NHÂN SUY TIM
Mã số:

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

PGS. TS. Châu Ngọc Hoa

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2018

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Châu Ngọc Hoa
2. Nghiên cứu viên: Trần Đại Cƣờng

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ

PHỐI HỢP CHÍNH
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ ANH VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
THÔNG TIN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ CẤP TRƢỜNG ...............................................................................................1
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................6
3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................7
3.1. Suy tim .............................................................................................................7
3.2. Vitamin D .......................................................................................................10
3.3. Vai trò của vitamin D đối với bệnh lý tim mạch............................................17
3.4. Tình hình thiếu vitamin D ..............................................................................26
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................29
4.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................29
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................29
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................29
4.4. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................35
4.5. Thu thập và xử lý thống kê ............................................................................35

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

4.6. Y đức ..............................................................................................................36

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .....................................................................................37
1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................37
1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu..............................................................................37
1.2. Tình hình thiếu vitamin D ..............................................................................46
1.3. So sánh nhóm suy tim và khơng suy tim .......................................................50
1.4. Liên quan giữa vitamin D và suy tim .............................................................53
2. BÀN LUẬN ..........................................................................................................56
2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu..............................................................................56
2.2. Tình hình thiếu vitamin D ..............................................................................60
2.3. So sánh nhóm suy tim và khơng suy tim .......................................................63
2.4. Liên quan giữa vitamin D và suy tim .............................................................67
2.5. Hạn chế...........................................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................76
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................76
2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 Phụ lục 1: Danh sách bệnh nhân
 Phụ lục 2: Mẫu thu thập số liệu
 Phụ lục 3: Bản thông tin dành cho đối tƣợng nghiên cứu và chấp thuận tham
gia nghiên cứu
 Phụ lục 4: Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ ANH VIỆT
Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
2D
Two – Dimension
25-(OH) Vitamin D 25-hydroxycholecalciferol
ABI

Ankle Brachial Index

AGE
ALT
ANP
AST
ATP
BMI
BMP2
BNP
BUN

Advanced Glycation End
Alanine Aminotransferase
Atrial Natriuretic Peptide
Aspartate Aminotransferase
Adenosin Triphosphat
Body Mass Index
Bone Morphogenetic Protein 2
B - type Natriuretic Peptide
Blood Urea Nitrogen


Cdk2

Cyclin Dependent Kinase 2

CLIA
CRP
CYP
DBP
DNA
ECG
EF
eGFR
ELISA
ESC

Chemiluminescent Immuno
Assay
C - Reactive Protein
Cytochrome P
Vitamin D Binding Protein
Deoxyribonucleic acid
Electrocardiogram
Ejection Fraction
estimated Glomerular
Filtration Rate
Enzyme Linked Immuno
Sorbent Assay
European Society of
Cardiology


FDA

Food and Drug Administration

FGF 23

Fibroblast Growth Factor 23

FS
GF
HDL

Fractional Shortening
Growth Factor
High Density Lipoprotein

HPLC

High – Performance Liquid
Chromatography

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn

Tiếng việt
Hai chiều
Chỉ số huyết áp
cổ chân – cánh tay
Các sản phẩm glycat hoá
Peptide lợi niệu natri nhĩ

Chỉ số khối cơ thể
Protein tạo hình xƣơng loại 2
Peptide lợi niệu natri loại B
Kinase phụ thuộc cyclin loại
2
Thử nghiệm phản ứng miễn
dịch quang hoá
Protein phản ứng C
Protein gắn vitamin D
Điện tâm đồ
Phân suất tống máu
Độ lọc cầu thận ƣớc tính
Thử nghiệm miễn dịch hấp
phụ gắn men
Hội Tim châu Âu
Cơ quan quản lý thực phẩm
và dƣợc phẩm Hoa Kì
Yếu tố tăng trƣởng nguyên
bào sợi thứ 23
Phân suất co rút
Yếu tố tăng trƣởng
Lipoprotein tỉ trọng cao
Thử nghiệm phƣơng pháp
sắc ký lỏng
cao áp


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

HR

hs CRP
IFNγ
IL
IOF
LC - MS
LDL
MAP
MCH
MCHC
MCV
MDRD
MMP
MRI
NFKB
NO
NT - ProBNP
NYHA
PAI 1
ProBNP
PTH
RAA

Hazard Ratio
High - sensitive C - Reactive
Protein
Interferon γ
Interleukin
International Osteoporosis
Foundation
Liquid Chromatography –

Mass Spectrometry
Low Density Lipoprotein
Mitogen Activated Protein
Mean Corpuscular
Hemoglobin
Mean Corpuscular
Hemoglobin Concentration
Mean Corpuscular Volume
Modification of Diet in Renal
Disease
Matrix Metalloproteinase
Magnetic Resonance Imaging
Nuclear Factor Kappa B
Nitric Oxide
N - terminal pro - B type
Natriuretic Peptide
New York Heart Association
Plasminogen Activator
Inhibitor type 1
Pro-B type Natriuretic Peptide
ParaThyroid Hormon
Renin Angiotensin
Aldosterone

RCT

Randomized Controlled Trial

RECORD


Randomised Evaluation of
Calcium or vitamin D

RIA

Radio Immuno Assay

RNA
ROS
SD

Ribonucleic acid
Reactive Oxygen Species
Standard Deviation
Suppressors Of Cytokine
Signaling

SOCS

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn

Tỉ số nguy hại
Protein phản ứng C siêu nhạy

Liên đồn lỗng xƣơng thế
giới
Thử nghiệm phƣơng pháp
phổ sắc ký lỏng
Lipoprotein tỉ trọng thấp

Số lƣợng hemoglobin trung
bình trong một hồng cầu
Nồng độ hemoglobin trung
bình trong một hồng cầu
Thể tích trung bình một hồng
cầu
Nghiên cứu đánh giá về chế
độ ăn về bệnh thận
Cộng hƣởng từ
Yếu tố nhân Kappa B

Hội Tim New York
Yếu tố ức chế hoạt hoá
plasminogen loại 1
Hormon cận giáp
Hệ renin – angiotensin –
aldosterone
Thử nghiệm ngẫu nhiên có
chứng
Nghiên cứu ngẫu nhiên đánh
giá về canxi, vitamin D
Thử nghiệm miễn dịch phóng
xạ
Gốc tự do oxy hố
Độ lệch chuẩn
Các yếu tố ức chế tín hiệu
cytokine


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM


SPF
TF

Sun Protection Factor
Tissue Factor

TGF

Transforming Growth Factor

TIMP
TLR
TM
TNF
UVB
VDBP, DBP
VDR
VDR - RXR
VEGF
VINDICATE

Tissue Inhibitor of Matrix
Metalloproteinase
Toll Like Receptor
Thrombomodulin
Tumor Necrosis Factors
UltraViolet B
Vitamin D Binding Protein
Vitamin D Receptor

Vitamin D Receptor - Retinoid
X Receptor
Vascular Endothelial Growth
Factor
Vitamin D Treating patients
with Chronic heart failure

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn

Yếu tố bảo vệ ánh nắng
Yếu tố mô
Yếu tố tăng trƣởng chuyển
dạng
Yếu tố ức chế mô của Matrix
Metalloproteinase
Thụ thể giống Toll
Yếu tố hoại tử u
Tia cực tím loại B
Protein gắn vitamin D
Thụ thể vitamin D
Thụ thể retinoid gắn kết
vitamin D
Yếu tố tăng trƣởng nội mạc
mạch máu
Nghiên cứu vitamin D trong
điều trị bệnh nhân suy tim
mạn



Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Tác động của vitamin D lên các tế bào và ảnh hƣởng trên tim mạch .........17
Bảng 2. Phân độ thiếu vitamin D ..............................................................................26
Bảng 3. Tiền căn nhóm suy tim ................................................................................38
Bảng 4. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng suy tim ......................................................39
Bảng 5. Phân độ NYHA nhóm suy tim .....................................................................39
Bảng 6. Đặc điểm lâm sàng nhóm suy tim ...............................................................40
Bảng 7. Đặc điểm cận lâm sàng nhóm suy tim .........................................................40
Bảng 8. Đặc điểm siêu âm tim nhóm suy tim ...........................................................41
Bảng 9. Tiền căn nhóm khơng suy tim .....................................................................43
Bảng 10. Đặc điểm lâm sàng nhóm khơng suy tim ..................................................44
Bảng 11. Đặc điểm cận lâm sàng nhóm không suy tim ............................................44
Bảng 12. Đặc điểm siêu âm tim nhóm khơng suy tim ..............................................45
Bảng 13. Tỉ lệ thiếu vitamin D nhóm suy tim theo giới ...........................................46
Bảng 14. Mức độ thiếu vitamin D nhóm suy tim......................................................46
Bảng 15. Mức độ thiếu vitamin D nhóm suy tim theo giới ......................................47
Bảng 16. Nồng độ vitamin D nhóm suy tim theo giới ..............................................47
Bảng 17. Tỉ lệ thiếu vitamin D nhóm khơng suy tim theo giới ................................48
Bảng 18. Mức độ thiếu vitamin D nhóm khơng suy tim...........................................48
Bảng 19. Mức độ thiếu vitamin D nhóm khơng suy tim theo giới ...........................49
Bảng 20. Nồng độ vitamin D nhóm khơng suy tim theo giới ...................................49
Bảng 21. So sánh các biến số định tính nhóm suy tim và khơng suy tim .................50
Bảng 22. So sánh các biến số định lƣợng nhóm suy tim và khơng suy tim ..............51
Bảng 23. So sánh tỉ lệ và mức độ thiếu vitamin D nhóm suy tim và khơng suy tim 52
Bảng 24. So sánh nồng độ vitamin D nhóm suy tim và khơng suy tim ....................52
Bảng 25. So sánh đặc điểm nhóm suy tim thiếu và không thiếu vitamin D .............53
Bảng 26. Mối liên quan giữa mức độ thiếu vitamin D và các chỉ số tim..................54
Bảng 27. Mối liên quan mức độ thiếu vitamin D và phân độ NYHA ......................54

Bảng 28. Mối liên quan nồng độ vitamin D và các chỉ số chức năng tim ................55

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

Bảng 29. Mối liên quan nồng độ vitamin D và phân độ NYHA ..............................55
Bảng 30. Nguyên nhân (Bệnh lý tiền căn) suy tim ...................................................58

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Chuyển hố vitamin D .................................................................................12
Hình 2. Tác động của vitamin D lên các cơ quan .....................................................14
Hình 3. Tác động của vitamin D lên các loại tế bào qua VDR .................................15
Hình 4. Tác động của vitamin D lên các hệ cơ quan ................................................17
Hình 5. Mức độ thiếu vitamin D trên thế giới...........................................................27
Hình 6. Hƣớng dẫn chẩn đoán suy tim theo Hội tim châu Âu 2012 .........................31
Hình 7. Sơ đồ quy trình lấy mẫu nghiên cứu ............................................................35

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn



Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Tỉ lệ giới nhóm suy tim ...........................................................................37
Biểu đồ 2. Tỉ lệ nơi ở nhóm suy tim .........................................................................37
Biểu đồ 3. Tỉ lệ cơng việc nhóm suy tim ..................................................................38
Biểu đồ 4. Nồng độ 25-hydroxycholecalciferol nhóm suy tim .................................41
Biểu đồ 5. Tỉ lệ giới nhóm khơng suy tim ................................................................42
Biểu đồ 6. Tỉ lệ nơi ở nhóm khơng suy tim ..............................................................42
Biểu đồ 7. Tỉ lệ cơng việc nhóm khơng suy tim .......................................................43
Biểu đồ 8. Nồng độ 25-hydroxycholecalciferol nhóm khơng suy tim ......................45
Biểu đồ 9. Tỉ lệ thiếu vitamin D nhóm suy tim.........................................................46
Biểu đồ 10. Nồng độ vitamin D nhóm suy tim theo giới ..........................................47
Biểu đồ 11. Tỉ lệ thiếu vitamin D nhóm khơng suy tim............................................48
Biểu đồ 12. Nồng độ vitamin D nhóm khơng suy tim ..............................................49
Biểu đồ 13. Tỉ lệ bệnh toàn bộ suy tim theo nhóm tuổi ............................................57
Biểu đồ 14. Thay đổi nồng độ vitamin D theo thời gian, mùa và vĩ độ ...................63
Biểu đồ 15. Đặc điểm khác giữa nhóm suy tim và không suy tim dân số nghiên cứu
...................................................................................................................................64
Biểu đồ 16. Liên quan giữa nồng độ vitamin D với mùa, giới, BMI và tuổi ............66
Biểu đồ 17. Thay đổi kích thƣớc, chức năng tim theo nồng độ vitamin D ...............69
Biểu đồ 18. Liên quan giữa nồng độ vitamin D và tái cấu trúc thất trái ...................70
Biểu đồ 19. Liên quan giữa vitamin D và kích thƣớc, phân suất tống máu ..............71
Biểu đồ 20. Liên quan giữa PTH và nguy cơ nhập viện vì suy tim ..........................73

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM


1

THÔNG TIN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân suy tim
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Châu Ngọc Hoa Điện thoại: 0913694141
Email:
- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): Bộ môn Nội Tổng quát,
Khoa Y, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian thực hiện: Tháng 5/2016 – Tháng 7/2017
2. Mục tiêu: Khảo sát tình hình thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan ở bệnh
nhân suy tim nhập viện.
3. Nội dung chính:
Các nghiên cứu cho thấy vitamin D có vai trị nhất định trong bệnh lý suy tim,
và tình trạng thiếu vitamin D dù là nguyên nhân hay hậu quả cũng góp phần thúc
đẩy suy tim nặng hơn qua nhiều cơ chế khác nhau. Tại Việt Nam, dù là nƣớc ở vùng
nhiệt đới, các nghiên cứu tiến hành cho thấy tỉ lệ thiếu vitamin D ở cộng đồng cũng
khá cao. Tuy nhiên, chƣa có bất kỳ một nghiên cứu nào đƣợc tiến hành ở Việt Nam
để đánh giá tình hình thiếu vitamin D trên bệnh nhân tim mạch, đặc biệt là suy tim.
Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân suy
tim”, với mục tiêu tổng quát là khảo sát tình hình thiếu vitamin D và các yếu tố liên
quan ở bệnh nhân suy tim nhập viện, và ba mục tiêu cụ thể là
-

Khảo sát tỉ lệ thiếu vitamin D ở bệnh nhân suy tim nhập viện.

-


So sánh tỉ lệ thiếu vitamin D ở bệnh nhân suy tim và không suy tim.

-

Mối liên quan giữa thiếu vitamin D và suy tim.

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này mong muốn mang lại thông tin về thực
trạng thiếu vitamin D ở bệnh nhân suy tim cũng nhƣ đánh giá xem vấn đề thiếu

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

2

vitamin D có gì khác biệt ở bệnh nhân suy tim và khơng suy tim, từ đó hi vọng sẽ
mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu để đánh giá về vấn đề giá trị cũng nhƣ điều trị bổ
sung vitamin D trên bệnh nhân suy tim trong tƣơng lai.
Kết quả chúng tôi ghi nhận đƣợc tỉ lệ thiếu vitamin D ở nhóm suy tim là 56,9%.
Mức độ thiếu vitamin D từ nhẹ, trung bình đến nặng lần lƣợt là 54,1%, 40,5% và
5,4%. Chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt giữa tỉ lệ thiếu vitamin D, mức độ
thiếu vitamin D cũng nhƣ nồng độ vitamin D giữa nhóm suy tim và không suy tim.
Tuy không ghi nhận sự liên quan giữa vitamin D với các chỉ số chức năng tim bao
gồm phân suất tống máu thất trái, BNP và phân độ NYHA nhƣng chúng tơi nhận
thấy có sự khác biệt giữa nồng độ PTH ở nhóm bệnh nhân suy tim và khơng suy tim
cũng nhƣ nhóm suy tim thiếu và không thiếu vitamin D, p < 0,05.
4. Kết quả chính đạt đƣợc:

 Về đào tạo: Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú – Thạc sĩ Nội Tổng qt
 Cơng bố trên tạp chí trong nƣớc và quốc tế (tên bài báo, tên tạp chí, năm
xuất bản): Châu Ngọc Hoa, Trần Đại Cƣờng (2018), “Tình hình thiếu
vitamin D ở bệnh nhân suy tim”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Đại học
Y Dƣợc TPHCM, Phụ bản tập 25 (số 1), tr. 83 - 89.
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại: chƣa ghi nhận

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

3

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Tại các nƣớc phát triển, tần suất của
suy tim ở ngƣời trƣởng thành là 2%, tần suất này gia tăng theo tuổi với 6 – 10%
ngƣời trên 65 tuổi bị suy tim. Tần suất toàn bộ của suy tim ngày càng tăng, một
phần do hiệu quả của các phƣơng pháp điều trị hiện nay đối với nhồi máu cơ tim,
bệnh van tim, rối loạn nhịp tim… đã giúp kéo dài tuổi thọ của ngƣời bệnh. Dù đã có
rất nhiều tiến bộ trong chẩn đốn cũng nhƣ điều trị, suy tim vẫn còn là một gánh
nặng y tế trên thế giới [5], [6]. Chính vì vậy việc chẩn đoán sớm nguyên nhân và
các yếu tố thúc đẩy suy tim rất có ý nghĩa.
Bên cạnh điều trị chuẩn, các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm các yếu tố góp
phần điều trị tối ƣu suy tim. Vitamin D là một trong các yếu tố đó. Wahl và cộng sự
công bố năm 2012 trên 200 nghiên cứu với 46 quốc gia trong giai đoạn 1990 – 2000
cho thấy nồng độ vitamin D trung bình ở ngƣời lớn trên 18 tuổi < 75 nmol/L [100],

thậm chí ở một số nghiên cứu, tuy nồng độ vitamin D trung bình không thấp, tỉ lệ
thiếu vitamin D trong mẫu nghiên cứu cũng hơn 30% [43]. Từ khi đƣợc biết đến
vào năm 1948 [3], [88], rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đƣợc tiến hành nhằm
tìm hiểu vai trị, giá trị của vitamin D đối với con ngƣời. Vitamin D không chỉ ảnh
hƣởng lên hệ cơ xƣơng khớp, hệ nội tiết, chức năng thận mà còn tác động lên hệ tim
mạch và nhiều cơ quan khác. Yan Chun Li năm 2003 đã đề cập đến vai trò của
vitamin D nhƣ là một nội tiết tố điều hoà của hệ RAA khi nghiên cứu trên chuột
[61]. Năm 2005, tác giả Wei Xiang thực nghiệm trên chuột cũng cho thấy thiếu hụt
vitamin D và thụ thể vitamin D sẽ gây phì đại cơ tim, tăng huyết áp [109]. Năm
2006, Schleithoff nghiên cứu trên bệnh nhân suy tim ghi nhận vitamin D góp phần
cải thiện các cytokines viêm và có lẽ nên đƣợc xem nhƣ một yếu tố kháng viêm
trong tƣơng lai [96].

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

4

Trong khi đó, phân tích gộp trên 18 nghiên cứu RCT, Autier [23] nhận thấy
bổ sung vitamin D làm giảm tỉ lệ tử vong chung. Từ số liệu của Điều tra dinh dƣỡng
và sức khoẻ quốc gia Hoa Kì, nhóm tác giả David Martins [67] nhận thấy rằng nồng
độ 25-hydroxycholecalciferol có liên quan đến các yếu tố nguy cơ tim mạch quan
trọng ở ngƣời Mỹ trƣởng thành. Tác giả Dae Hyun Kim và cộng sự cũng lƣu ý rằng
tỉ lệ thiếu vitamin D cao hơn ở bệnh nhân bệnh mạch vành và suy tim so với dân số
chung trong bài báo công bố năm 2008 [52]. Nồng độ 25-hydroxycholecalciferol
thấp dƣới 17,8 ng/mL đƣợc nhóm tác giả Michal L. Melamed ghi nhận là yếu tố độc
lập liên quan đến tử vong do mọi nguyên nhân ở dân số chung [70]. Các công bố

tiếp theo của các tác giả Pilz, Wang vào năm 2008 cũng có chung nhận định thiếu
vitamin D có liên quan đến tỉ lệ bệnh tim mạch, rối loạn chức năng cơ tim, suy tim
và đột tử do tim [84], [104]. Trong nghiên cứu trình bày ở hội nghị thƣờng niên của
Hội tim châu Âu năm 2010, Liu nhận xét rằng nồng độ vitamin D thấp liên quan
đến kết cục xấu ở bệnh nhân suy tim và có sự liên quan giữa vitamin D, hoạt tính
renin huyết tƣơng và CRP – gợi ý rằng vitamin D có tác động đến hệ RAA trong
suy tim [13], [62].
Trong bài báo đăng trên tạp chí của Hội tim châu Âu năm 2010, Drechsler và
cộng sự ghi nhận bệnh nhân đái tháo đƣờng phải lọc máu kèm thiếu vitamin D nặng
dƣới 25 nmol/L có nguy cơ đột tử do tim cao gấp 3 lần so với bệnh nhân có nồng độ
vitamin D > 75 nmol/L [35]. Năm 2016, tác giả Klaus K. Witte [107] ghi nhận dù
khơng có cải thiện khi đánh giá kiểm tra đi bộ 6 phút, tuy nhiên có cải thiện về cấu
trúc và chức năng thất trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân suy tim bổ sung vitamin D
đã đƣợc điều trị tối ƣu đồng thời. Vì vậy, thiếu vitamin D cần đƣợc quan tâm trên
bệnh nhân tim mạch và suy tim.
Tại Việt Nam, dù là nƣớc ở vùng nhiệt đới, các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ
thiếu vitamin D ở cộng đồng khá cao. Nghiên cứu đƣợc cơng bố vào năm 2011 của
nhóm tác giả Hồ Phạm Thục Lan ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ thiếu
vitamin D nói chung là 37,6% [43]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Thị Thu Hiền
công bố năm 2012 ở miền Bắc ghi nhận tỉ lệ thiếu vitamin D là 55,3% [41].

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

5

Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đƣợc tiến hành ở Việt Nam để đánh giá

tình hình thiếu vitamin D trên bệnh nhân tim mạch, đặc biệt là suy tim. Do đó,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân suy tim” để
khảo sát về vấn đề này.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

6

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình hình thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy
tim nhập viện.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Khảo sát tỉ lệ thiếu vitamin D, mức độ thiếu vitamin D ở bệnh nhân suy tim
nhập viện.
2.2. So sánh tỉ lệ thiếu vitamin D ở bệnh nhân suy tim và không suy tim.
2.3. Đánh giá mối liên quan giữa vitamin D và các chỉ số chức năng tim phân
suất tống máu thất trái, phân độ NYHA, nồng độ BNP.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

7


3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1. Suy tim
3.1.1. Định nghĩa
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của bất kì rối loạn
nào về cấu trúc hoặc chức năng của tim (di truyền hay mắc phải) dẫn đến giảm khả
năng đổ đầy hoặc bơm máu của tâm thất [5].
Suy tim là hậu quả sau cùng của nhiều bệnh lý khác nhau nhƣ tăng huyết áp,
bệnh van tim, viêm nội tâm mạc, bệnh cơ tim, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim.
Suy tim không chỉ là vấn đề tại tim mà còn là sự đáp ứng của cơ thể đối với
sự suy giảm chức năng tim nhƣ sự hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm, hệ renin –
angiotensin – aldosterone và các cytokines [5], [48].
3.1.2. Dịch tễ
Suy tim là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Tại các nƣớc phát triển, tần suất suy
tim ở ngƣời trƣởng thành là 2%, tần suất này gia tăng theo tuổi, với 6 – 10% ngƣời
trên 65 tuổi bị suy tim. Mặc dù tỉ lệ suy tim ở phụ nữ thấp hơn nam giới, một nửa số
bệnh nhân suy tim là phụ nữ do có tuổi thọ cao hơn. Tần suất toàn bộ của suy tim
ngày càng tăng, một phần do hiệu quả của các phƣơng pháp điều trị hiện nay đối
với nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim đã giúp kéo dài tuổi thọ của
ngƣời bệnh [5].
Dù đã có rất nhiều tiến bộ trong chẩn đốn cũng nhƣ điều trị, suy tim vẫn
cịn là một gánh nặng y tế trên thế giới. Suy tim là nguyên nhân của 5 – 10% tổng
số trƣờng hợp nhập viện và là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở dân số trên 65
tuổi. Không những vậy, tỉ lệ tử vong do suy tim khá cao, 30 – 40% bệnh nhân tử
vong trong vịng 1 năm sau chẩn đốn và 60 - 70% tử vong sau 5 năm, chủ yếu do
suy tim nặng thêm hoặc do một biến cố đột ngột (rối loạn nhịp thất). Mặc dù khó dự
đốn tiên lƣợng cho từng ngƣời, những bệnh nhân có triệu chứng cơ năng ngay cả
khi nghỉ ngơi (NYHA IV) có tỉ lệ tử vong hàng năm 30 – 70%, trong khi tỉ lệ này ở
những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khi hoạt động thể lực trung bình (NYHA II)


Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

8

chỉ trong 5 – 10%. Về chi phí điều trị, ƣớc tính hàng năm khoảng 25 tỉ đơ đƣợc
dùng cho điều trị và chăm sóc bệnh nhân suy tim tại Hoa Kì [5], [6].
Tại Việt Nam chƣa có số liệu thống kê chính thức về bệnh suất và tử suất của
suy tim.
3.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn để chẩn đốn suy tim, trên lâm sàng hiện tại
thƣờng áp dụng chẩn đoán suy tim theo Framingham và theo Hội tim châu Âu 2012.
3.1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo Framingham [66]
 Tiêu chuẩn chính:
 Khó thở kịch phát về đêm
hoặc khó thở khi nằm
 Tĩnh mạch cổ nổi
 Ran ở phổi
 Tim to

 Gallop T3
 Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh
> 16 cmH2O
 Phản hồi bụng – tĩnh mạch
cảnh dƣơng tính

 Phù phổi cấp

 Tiêu chuẩn phụ:
 Phù mắt cá chân
 Ho về đêm
 Khó thở khi gắng sức
 Gan to

 Dung tích sống giảm 1/3 so
với tối đa
 Nhịp tim nhanh (tần số >
120 lần/phút)

 Tràn dịch màng phổi
 Tiêu chuẩn chính hoặc phụ:
 Giảm cân > 4,5 kg trong 5 ngày, đáp ứng với điều trị suy tim
 Chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn Framingham khi có ít nhất 2 tiêu chuẩn
chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính kết hợp với 2 tiêu chuẩn phụ. Tiêu chuẩn phụ
chỉ đƣợc chấp nhận khi khơng bị quy cho các bệnh lý khác (ví dụ nhƣ tăng
áp phổi, bệnh phổi mạn tính, xơ gan, hội chứng thận hƣ).
 Tiêu chuẩn Framingham có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 79% để chẩn đoán
suy tim.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

9

3.1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo Hội tim châu Âu 2012

[63], [81]
 Có triệu chứng cơ năng suy tim
 Có triệu chứng thực thể suy tim
 Giảm phân suất tống máu thất trái (suy tim tâm thu) hoặc phân suất tống
máu thất trái bảo tồn (suy tim tâm trƣơng)
 Bằng chứng bệnh cấu trúc cơ tim và/hoặc rối loạn chức năng tâm trƣơng
(áp dụng với suy tim tâm trƣơng)
3.1.3.3. Peptide lợi niệu natri loại B (BNP) [2], [11]
ProBNP là một chuỗi polypeptide gồm 108 acid amin đƣợc dự trữ trong các
hạt chế tiết tại cơ tâm thất và tâm nhĩ. ProBNP đƣợc giải phóng khi có sự căng
thành tâm thất hoặc khi có hiện tƣợng tái cấu trúc cơ tim, sau đó đƣợc thuỷ phân
thành BNP (32 acid amin) và NT – ProBNP (76 acid amin). Cơ quan quản lý thực
phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kì (FDA) cho phép sử dụng BNP và NT – ProBNP nhƣ
một xét nghiệm để chẩn đoán suy tim từ năm 2002.
Giới hạn bình thƣờng của BNP chƣa đƣợc xác định rõ. Tuy nhiên qua nhiều
cơng trình nghiên cứu, ghi nhận nồng độ BNP trong máu > 100 pg/mL gợi ý chẩn
đoán suy tim và đây cũng là giới hạn trên của bình thƣờng đƣợc gợi ý bởi nhà sản
xuất bộ xét nghiệm.
Hội tim châu Âu năm 2012 đã khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm BNP
trên bệnh nhân suy tim nhằm loại trừ các nguyên nhân khác gây khó thở và cung
cấp thơng tin để tiên lƣợng tình trạng suy tim (mức khuyến cáo IIa, mức độ chứng
cứ C) [69]. Theo hƣớng dẫn về điều trị suy tim năm 2013 của Hội tim Hoa Kì, xét
nghiệm BNP nên đƣợc thực hiện trên các bệnh nhân nhập viện vì khó thở nhằm hỗ
trợ chẩn đoán suy tim và tiên lƣợng mức độ nặng của suy tim (mức khuyến cáo I,
mức độ chứng cứ A) [110].
3.1.3.4. Siêu âm tim qua thành ngực [2], [5]
Siêu âm tim 2D và Doppler đánh giá kích thƣớc, chức năng thất trái cũng
nhƣ các nguyên nhân gây suy tim nhƣ bệnh lý van tim, bệnh lý màng ngồi tim và

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.

Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

10

các rối loạn vận động vùng trong bệnh mạch vành... Trong suy tim, siêu âm tim qua
thành ngực có vai trị quan trọng trong việc đánh giá kích thƣớc thất trái (đƣờng
kính thất trái cuối tâm trƣơng, cuối tâm thu qua mặt cắt cạnh ức trục dọc ngang qua
mép van hai lá ở chế độ Time Motion), phân suất co rút FS, phân suất tống máu thất
trái, mức độ nặng của tái cấu trúc thất trái, các biến chứng và những thay đổi trong
chỉ số tâm trƣơng. Chức năng tâm thu thất trái đƣợc đánh giá qua phân suất tống
máu EF với phƣơng pháp Teichholz (dựa trên mặt cắt cạnh ức trục dọc ngang qua
mép van hai lá ở chế độ Time Motion) hoặc Simpson (dựa trên mặt cắt 4 buồng và 2
buồng từ mỏm). Ngoài ra, siêu âm tim cịn có vai trị hỗ trợ đƣa ra quyết định điều
trị, theo dõi và tiên lƣợng cho bệnh nhân.
3.1.4. Phân độ suy tim
Hiện nay có nhiều bảng phân độ suy tim, trong đó áp dụng phổ biến là bảng
phân độ theo Hội tim New York (NYHA) [69]:
 NYHA I: Không giới hạn hoạt động thể lực, hoạt động thể lực thơng thƣờng
khơng gây khó thở, mệt mỏi hay hồi hộp.
 NYHA II: Giới hạn nhẹ hoạt động thể lực, cảm giác dễ chịu khi ngồi nhƣng
hoạt động thể lực thơng thƣờng gây khó thở, mệt mỏi hay hồi hộp.
 NYHA III: Giới hạn đáng kể hoạt động thể lực, cảm giác dễ chịu khi nghỉ,
nhƣng hoạt động thể lực ít hơn thơng thƣờng gây khó thở, mệt mỏi hay hồi hộp.
 NYHA IV: Không thể tiến hành bất kì hoạt động thể lực nào mà khơng có
cảm giác khó thở, triệu chứng xuất hiện cả khi nghỉ, bất kì hoạt động thể lực nào
đều gây khó thở.
3.2. Vitamin D

3.2.1. Lịch sử [3], [88]
Vitamin D đƣợc biết đến nhờ vào những nghiên cứu bệnh còi xƣơng ở trẻ em.
Những mô tả đầu tiền của Ephesus, nhà vật lý nổi tiếng thế kỉ I – II sau công
nguyên, về những khiếm khuyết xƣơng ở trẻ em sống ở Roma đƣợc xem là biểu
hiện của bệnh còi xƣơng. Đến thế kỉ XVII, cịi xƣơng mới đƣợc cơng nhận là một
thể bệnh riêng biệt. Cùng với q trình đơ thị hố diễn ra mạnh mẽ, sự thay đổi lối

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

11

sống, tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng, khoảng giữa thế kỉ XVII đƣợc xem là thời kì
hồng kim của bệnh còi xƣơng.
Năm 1922, McCollum thử nghiệm đun nóng dầu cá để mất đi các hoạt tính
của vitamin A nhƣng vẫn cịn hoạt tính chống cịi xƣơng, và ông đặt tên cho yếu tố
này là vitamin D. Năm 1924, Steenbock và Hess độc lập với nhau, dùng đèn hơi
thuỷ ngân chiếu vào thức ăn làm cho chúng có tác dụng chống cịi xƣơng. Từ đó,
các ơng suy ra rằng sự chiếu xạ thức ăn có thể tạo ra vitamin D. Sự hợp tác của
Hess, Adolf Windaus, Otto Rosenheim đã phân lập đƣợc một tiền chất của vitamin
D từ nấm có chứa vịng sterol và đặt tên là ergosterol. Cấu trúc hoá học lập thể của
vitamin D đƣợc xác định năm 1948 bởi Orowfoot Hodgkin. Từ năm 1968 đến năm
1970, các nhà khoa học đã xác định đƣợc cấu trúc của 25-hydroxycholecalciferol và
1,25-dihydroxycholecalciferol.
Cho đến nay, ngƣời ta đã tìm ra hơn 11 đồng phân của vitamin D trong cơ
thể, trong đó 25-hydroxycholecalciferol và 1,25-dihydrocholecalciferol là 2 chất có
tác dụng sinh học, đồng thời cũng khám phá ra những chức năng khác của vitamin

D, ngồi tác dụng chống cịi xƣơng còn ảnh hƣởng lên tim mạch, nội tiết, miễn
dịch, ung thƣ, bệnh lý thần kinh, bệnh thận…
3.2.2. Nguồn gốc và chuyển hoá vitamin D [1], [42], [47], [59]
3.2.2.1. Nguồn gốc vitamin D
Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể: từ bức xạ mặt trời và từ thức ăn
tự nhiên hoặc tổng hợp.
Từ bức xạ mặt trời: tia cực tím có bƣớc sóng 290 – 315 nm xun qua da,
xúc tác phản ứng chuyển tiền chất của vitamin D3 (7-dehydrocholesterol có sẵn
trong lớp mỡ dƣới da) thành vitamin D3 (cholecalciferol). Đây là nguồn cung cấp
vitamin D chính của cơ thể. Lƣợng vitamin D dƣ thừa bị huỷ nhanh chóng cũng
bởi ánh sáng mặt trời, nên trong thực tế không có tình trạng ngộ độc vitamin D do
tiếp xúc ánh nắng nhiều. Sự xuyên thấu của tia cực tím để tổng hợp vitamin D bị
ảnh hƣởng bởi lƣợng melanin – sắc tố da. Những ngƣời da màu có lƣợng melanin
nhiều sẽ hấp thụ tốt tia bức xạ UVB, lƣợng bức xạ cực tím qua da cịn khơng đáng

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

12

kể, do đó giảm tổng hợp vitamin D. Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) biểu thị khả
năng hấp thu tia cực tím của da. SPF càng cao, melanin càng nhiều. SPF thấp,
melanin trong da ít, khả năng tổng hợp thành vitamin D càng cao. Lƣợng bức xạ
cực tím cũng phụ thuộc vào mùa: nhiều vào mùa hè, ít vào mùa đông, cũng nhƣ vị
trí địa lý so với đƣờng xích đạo: tia cực tím tiếp xúc mặt đất càng nhiều nếu càng ở
gần đƣờng xích đạo. Vùng tay và mặt tiếp xúc ánh nắng mặt trời 20 phút mỗi ngày
sẽ tạo ra đủ vitamin D cho nhu cầu cơ thể.

Từ thức ăn tự nhiên hay tổng hợp: chiếm phần nhỏ trong tổng lƣợng vitamin D
cơ thể. Vitamin D là vitamin duy nhất không cần thiết phải cung cấp từ thức ăn. Các
chất ergocalciferol (tiền chất của vitamin D2) hay 7-dehydrocholesterol (tiền chất của
vitamin D3) có sẵn trong thực vật và động vật sẽ chuyển thành vitamin D2 và D3 dƣới
xúc tác của tia cực tím. Vitamin D2 và vitamin D3 có cấu trúc hố học hơi khác nhau,
sự khác nhau này ảnh hƣởng không đáng kể lên chức năng cũng nhƣ chuyển hố, vì thế
chúng đƣợc gọi chung là vitamin D.
3.2.2.2. Chuyển hố vitamin D

Hình 1. Chuyển hố vitamin D [44]

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

13

i. Hấp thu vitamin D
Vitamin D tổng hợp từ da đƣợc hấp thu trực tiếp vào máu, tại đây vitamin D
đƣợc gắn với vitamin D binding protein (DBP). DBP là một globulin huyết tƣơng
do gan sản xuất, có nhiệm vụ vận chuyển vitamin D.
Vitamin D hấp thu từ thức ăn thông qua hệ bạch huyết, nhờ chylomicron vận
chuyển trong hệ tuần hồn.
ii. Chuyển hố vitamin D
Sau khi đƣợc hấp thu vào máu, vitamin D đƣợc đƣa đến gan, nhờ có men
25-hydroxylase nằm trong ty thể gắn gốc –OH tạo thành 25-hydroxycholecalciferol,
đây là dạng vitamin D chủ yếu trong máu. 25-hydroxycholecalciferol cũng là dạng
dự trữ vitamin D ở trong gan. Tốc độ sản xuất 25-hydroxycholecalciferol tuỳ thuộc

lƣợng dự trữ ở gan theo cơ chế điều hoà ngƣợc. Do đó, 25-hydroxycholecalciferol
phản ánh trực tiếp vitamin D dự trữ trong cơ thể.
25-hydroxycholecalciferol gắn protein vận chuyển vitamin D DBP đƣợc lọc
qua màng đáy cầu thận, sau đó đƣợc tái hấp thu tại ống thận gần qua cơ chế thực
bào qua trung gian megalin. Tế bào ống thận gần chuyển 25-hydroxycholecalciferol
thành 1,25-dihydroxycholecalciferol, còn gọi là calcitriol, nhờ men 1α-hydroxylase
trong ty thể. Calcitriol là dạng hoạt động của vitamin D, tác động lên các mơ cơ thể.
Một số mơ khác cũng có lƣợng 1α-hydroxylase nội tại nhƣ tế bào β tuỵ, tiền liệt
tuyến, tuyến vú, cơ xƣơng… nhƣng số lƣợng không đáng kể và thận vẫn là nơi chủ
yếu tổng hợp 1α-hydroxylase. Ở ngƣời bình thƣờng, tốc độ tổng hợp đối với
1,25-dihydrocholecalciferol độc lập với nồng độ 25-hydroxycholecalciferol.
iii. Thải trừ vitamin D
Men 24-hydroxylase có ở gan và các mơ khác nhƣ sụn, ruột non, nhau thai…
chuyển vitamin D thành các dạng bất hoạt 24,25-dihydroxycholecalciferol và
1,24,25-trihydroxycholecalciferol. Đây là các dạng không hoạt động và đƣợc đào
thải theo đƣờng gan mật. Chu trình gan – ruột tái hấp thu vitamin D về gan.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


×