ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------
CHO MYEONG SOOK
SO SÁNH LỚP TỪ HÁN-HÀN TRONG TIẾNG HÀN
VÀ LỚP TỪ HÁN – VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 2003 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------
CHO MYEONG SOOK
SO SÁNH LỚP TỪ HÁN-HÀN TRONG TIẾNG HÀN
VÀ LỚP TỪ HÁN – VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH
MÃ SỐ : 5. 04. 27
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.T.S. ĐINH LÊ THƯ
T.S. TRẦN XUÂN NGỌC LAN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 2003 -
QUY ƯỚC TRONG LUẬN ÁN NÀY
1. Trong luận án này, chúng tôi sẽ dùng 4 hệ thống phiên âm :
1. phiên âm theo chữ viết Hàn ; 2. phiên âm theo chữ viết Việt ; 3. phiên âm
theo bằng phiên âm quốc tế ; 4. phiên âm theo quy định của luận án.
2. Hiện nay, nhiều người sử dụng phiên âm quốc tế để ghi âm tiếng Hàn mà
nhiều trường hợp không phù hợp với thực tế phát âm; cách xa với cách phát
âm đúng. Vì thế, đối với tiếng Hàn chúng tôi sẽ chấp nhận bảng phiên âm
tiếng Hàn bằng chữ La Mã theo” Quy định của Viện nghiên cứu quốc ngữ quốc
gia (năm 2000)” của Hàn Quốc, chứ không theo ký hiệu phiên âm quốc tế,
nhưng chỉ có hai âm <어, 으> không theo quy định của
ngữ quốc gia> để học viên Việt Nam dễ đọc hai âm này, chúng tôi xử lý đặc
biệt theo quy ước riêng như <[ ]어, eo Ỉ ŏ >, <[ ]으, eu Ỉ ŭ >.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hệ thống ngữ âm của hai
lớp từ Hán – Hàn và Hán – Việt gần gũi nhau, chỉ có một số âm vị khác thôi.
Do đó chúng tôi không chọn phiên âm quốc tế mà cố gắng tìm dùng những
âm có cách phát âm gần giống giữa hai ngôn ngữ để tiện lợi cho việc đọc,
nếu cần giải thích thì chúng tôi sẽ chú thêm âm quốc tế.
Bảng phiên âm dưới đây chúng tôi đã sử dụng vào năm 1997 trong một
công trình nghiên cứu khác của chúng tôi, Bảng này đã có sửa chữa và bổ
sung cho phù hợp với những kết quả nghiên cứu mới nhất.
BẢNG PHIÊN ÂM TIẾNG HÀN RA CHỮ ROMAN
Nguyên âm
C.H
I.P.A
C.V
a
ă, a
1) ㅏ
2) ㅓ
Phụï âm
P.A
a
â,ơ
C.H
1) ㄱ
I.P.A
g
C.V
g-/-c
P.A
g-/-k
ŏ(eo)
2) ㄴ
n
n-/-n
n-/-n
3) ㅗ
o
ô
o
3) ㄷ
d
đ-/-t
d-/-t
4) ㅜ
u
u
u
4) ㄹ
l
l-/-l
l-/-l
ư
ǔ(eu)
5) ㅁ
m
m-/-m
m-/-m
đơn 5) ㅡ
6) ㅣ
i
i/y
i
6) ㅂ
b
b-/-p
b-/-p
7) ㅐ
ε
e
ae
7) ㅅ
s
s-/-t
s-/-t
8) ㅔ
e
eâ
e
8) ㅇ
zero/-ng
zero/-ng
oeâ
oe
9) ㅈ
z
gi-/-t
j-/-t
9) ㅚ
10) ㅟ
y/wi
uy/ui
wi
10) ㅊ
ts
kh. có/-t
ch-/-t
11) ㅑ
ja
ya
ya
11) ㅋ
k
kh-/-c
k-/-k
12) ㅕ
j
yŏ
12) ㅌ
t
th-/-t
t-/-t
13) ㅛ
jo
yô
yo
13) ㅍ
p/f
ph-/-p
p-/-p
14) ㅠ
ju
yu
yu
14) ㅎ
h
h-/-t
h-/-t
kép 15) ㅒ
jε
ye
yae
15)ㄲ
k
c-,k-/-k
kk-/-k
16) ㅖ
je
yê
ye
16) ㄸ
t
t-
tt-
17) ㅢ
ij
ưi/ưy
ǔi
17) ㅃ
p
p-
pp
18) ㅘ
wa
oa
wa
18) ㅆ
s
x-/-t
ss-/-t
19) ㅝ
w
wo
19) ㅉ
c
ch
jj
20) ㅙ
wε
oe
wae
21) ㅞ
we
uê
we
C.H. : chữ viết Hàn I.P.A.: phiên âm quốc tế C.V. : thể hiện bằng chữ viết Việt
P.A. : phiên âm quy định trong luận án này
1) con chữ<ㅏ(1),ㅓ(2),ㅣ(6)>có âm dài âm ngắn nhưng chỉ cảm nhận trong ngữ điệu,
trong tiếng Việt khu biệt rõ âm dài âm ngắn bằng con chữ
2) <ㅘ(18)> giống như phiên âm <oa> của cách phát âm miền Nam [wa]
3) <ㅈ-(9)> như phiên âm <d-/gi-> theo cách phát âm tiếng Việt miền Bắc
4) <ㅊ-(10)> tiếng Hàn phát âm gần như <ch> của ví dụ < chair> tiếng Anh .
5) <kh. có(10)> là viết tắt của <không có>
6) chú ý phát âm <ㅍ(13)> là âm môi-môi, không phải là âm môi răng như [f]
tiếng Việt
3. Trong phụ lục có dấu <*> và < +> ở trước âm tiết hoặc âm Hán -Hàn
1) <dấu +> là biểu thị những từ trật tự ngược lại giữa từ Hán – Hàn với
Hán - Việt
2) <dấu *> là biểu thị cách phát âm biến đổi âm khác trong một âm tiết
nhưng chữ cái không đổi để dễ so sánh ngữ âm của hai lớp từ Hán – Hàn
và Hán – Việt. Thực tế, có những từ tiếng Hàn sai biệt giữa chính tả với
cách phát âm, nhưng chúng tôi ghi âm của những từ trường hợp này theo
chính tả chỉ đánh dấu trước phụ âm đầu và cuối.
a. trường hợp như âm đầu < ㄱ[g-],ㄷ-[d-],ㅂ-[b-],ㅅ-[s-], ㅈ[j]> xuất
hiện ở sau âm cuối <-ㄱ[-k], -ㄹ[-l], -ㅂ[-p]> trong một âm tiết thứ hai
hoặc thứ 3 trong từ thì được đọc cứng như phụ âm kép <ㄲ-[kk], ㄸ-[tt],
ㅃ-[pp], ㅆ-[ss], ㅉ[jj]>.
b.<dấu *> ở trước phụ âm <ㄹ[l-]> là biểu thị phụ âm <ㄹ-[l-]> âm
<ㄴ[n]> hóa. Sự đồng hóa phụ âm trong ngữ pháp tiếng Hàn(子音同化)
c. <dấu *> ở trước phụ âm <ㄴ-[n-]> là biểu thị phụ âm <ㄴ[/n-]> âm
<ㄹ-[l]> hoùa. (子音同化)
LỜI MỞ ĐẦU
Khi một người giao tiếp với một người khác, với một xã hội khác, với một
nền văn hóa khác, thì tự nhiên nảy sinh ý muốn so sánh những sự vật hiện
diện trước mắt, đó là một hiện tượng hết sức tự nhiên. Sự so sánh đó của con
người cho phép phát hiện ra những cái mới về mặt văn hóa, lịch sử, tư tưởng
và từ đó dần dần phát triển đi sâu hơn về tư tưởng, văn hóa cũng như ngôn
ngữ …
Riêng tôi có cơ hội học tiếng Việt vào năm 1993 rồi ngẫu nhiên gặp
quyển “Hán – Việt từ điển “. Từ đó, tôi càng yêu thích học tiếng Việt và
quan tâm so sánh cách phát âm của những chữ Hán cùng tìm thấy trong hai
thứ tiếng. Trong từ điển đó, có nhiều từ sử dụng chữ Hán và từ Hán -Việt
giống hiện tượng trong từ Hán - Hàn, những từ Hán -Việt có điểm giống về
phương diện phát âm và phương diện ý nghóa với từ Hán -Hàn.
Trong quá trình vừa dạy tiếng Hàn vừa học tiếng Việt, tôi đã giúp chồng
tôi dạy tiếng Hàn ở khoa Đông Phương học ĐHKHXH & NV TP. HCM từ
năm 1994 đến năm 1998. Trong khi hiệp lực với khoa để phát triển ngành
Hàn Quốc học, tôi dần dần hiểu biết một số đặc điểm của tiếng Việt và phát
hiện giữa tiếng Việt với tiếng Hàn có một số điểm tương đồng về mặt ngôn
ngữ, cũng như về mặt văn hóa, lịch sử v.v… Tôi đã bước đầu rút ra một số
quy tắc tương ứng giữa từ Hán – Hàn với từ Hán – Việt, rồi tôi thử dạy cho
sinh viên ngành Hàn Quốc học về cách đọc từ Hán – Hàn trong một học kỳ.
Có hai lý do khiến tôi làm việc này, một là, để làm cho sinh viên nhận biết
từ Hán – Hàn quan trọng, nếu các sinh viên muốn nghiên cứu sâu về tiếng
Hàn hoặc những lónh vực quan hệ với Hàn Quốc thì cần hiểu từ Hán – Hàn
và cách phát âm chữ Hán ở Hàn Quốc, thứ hai là, để đưa ra một số quy tắc
cho sinh viên, nếu sinh viên hiểu một số quy tắc phát âm giữa hai lớp từ Hán
– Hàn và từ Hán – Việt thì sinh viên dễ thuộc từ vựng Hán - Hàn, dễ đọc
các thư tịch nghiên cứu khoa học bằng tiếng Hàn vì những sách khoa học sử
dụng từ Hán – Hàn nhiều và nếu nắm được một số yếu tố Hán –Hàn thì dễ
thuộc những từ ghép từ Hán – Việt vì các yếu tố đó sinh sản được những từ
ghép bằng phương thức kết hợp, đồng thời dễ phát hiện được cách cấu tạo từ
của Hán – Hàn có diện mạo tương đồng với từ Hán – Việt.
Luận án này có thể nói là một đứa con tinh thần của gia đình chúng tôi khi
sống ở Việt Nam khoảng năm năm và cũng là kết quả của ngành Hàn Quốc
học ở trường ĐHKHXH& NV tại Việt Nam. Tôi hy vọng rằng, luận án này
mang lại lợi ích cho học viên Việt Nam lần đầu tiên học tiếng Hàn, giúp họ
dễ hiểu và dễ nắm bắt từ vựng từ Hán – Hàn trong tiếng Hàn, cũng giúp cho
học viên Hàn Quốc học tiếng Việt.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy và giúp cho tôi tiếp
tục nghiên cứu trong hoàn cảnh không ít khó khăn. Xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đối với cô Đinh Lê Thư và cô Trần Xuân Ngọc Lan đã hướng dẫn
hết lòng để tôi thực hiện luận án này và các thầy cô phòng đào tạo sau đại
học.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn chồng tôi Anh Doo Hwan đã khích lệ, trợ lực cho
tôi học tập đến nay và hai con trai Anh Jae Seok và Ahn Jae Heon đã hiểu
biết hoàn cảnh của mẹ, cho mẹ thêm lực.
CHO MYEONG SOOK
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
QUY ỚC TRONG LUẬN ÁN NÀY
trang
DẪN NHẬP
Ⅰ. Lý do chọn đề tài
4
Ⅱ. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
7
Ⅲ. Phương pháp nghiên cứu
11
Ⅳ. Lịch sử nghiên cứu
15
Ⅴ. Ý nghóa khoa học
20
Ⅵ. Bố cục luận án
23
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH TIẾP XÚC GIỮA TIẾNG HÁN
VỚI TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
Ⅰ. Nhận xét chung
24
Ⅱ. Hoàn cảnh tiếp xúc giữa tiếng Hàn và tiếng Hán
Ⅲ. Hoàn cảnh tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán
31
37
CHƯƠNG 2: SO SÁNH LỚP TỪ HÁN - HÀN VÀ TỪ HÁN -VIỆT
VỀ MẶT NGỮ ÂM
Ⅰ. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt
44
1
2
1.Nhận xét chung
44
2.Ngữ âm tiếng Việt và từ Hán - Việt
46
Ⅱ. Hệ thống ngữ âm tiếng Hàn
54
1. Nhận xét chung
54
2. Ngữ âm tiếng Hán và từ Hán - Hàn
60
Ⅲ. So sánh ngữ âm từ Hán - Hàn và từ Hán -Việt
75
1. So sánh phụ âm đầu giữa từ Hán - Hàn với từ Hán -Việt
75
2. So sánh nguyên âm giữa từ Hán - Hàn với từ Hán -Việt
96
3. So sánh phụ âm cuối giữa từ Hán - Hàn với từ Hán -Việt
107
4. So sánh thanh điệu giữa từ Hán - Hàn với từ Hán -Việt
110
5. Tiểu kết; quy tắc tương ứng ngữ âm giữa từ Hán - Hàn
112
với từ Hán - Việt
CHƯƠNG 3: SO SÁNH LỚP TỪ HÁN - HÀN VÀ TỪ HÁN - VIỆT
VỀ MẶT CẤU TẠO TỪ
Ⅰ. Từ và cấu tạo của từ Hán - Việt
115
1. Nhận xét chung
115
2. Từ đơn Hán - Việt
118
3. Từ phức Hán -Việt
119
3.1. Từ ghép Hán - Việt
120
3.2. Từ láy Hán - Việt
122
3.3. Từ rút gọn Hán - Việt
124
Ⅱ. Từ và cấu tạo của từ Hán - Hàn
1. Nhận xét chung
125
125
2
3
2. Từ đơn Hán - Hàn
130
3. Từ phức Hán - Hàn
133
3.1.Từ hợp thành Hán - Hàn
134
3.2. Từ phái sinh Hán - Hàn
137
3.3. Từ láy Hán - Hàn
147
3.4.Từ rút gọn Hán - Hàn
148
Ⅲ. So sánh cấu tạo từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt
150
1. So sánh từ đơn Hán - Hàn với từ đơn Hán - Việt
151
2. So sánh từ ghép Hán - Hàn với từ ghép Hán - Việt
156
3. So sánh từ láy Hán - Hàn với từ láy Hán -Việt
159
4. So sánh từ rút gọn Hán - Hàn với từ rúy gọn Hán - Việt
160
5. Tiểu kết; Bảng so sánh phát âm các âm tiết Hán- Hàn
và âm tiết Hán – Việt
161
KẾT LUẬN
170
THƯ MỤC THAM KHẢO
175
PHỤ LỤC
1
Phụ Lục 1. Bảng so sánh những từ Hán-Hàn và những từ Hán - Việt
tương ứng
2
Phụ Lục 2. Bảng so sánh niên đại lịch sử Hàn Quốc, Việt Nam,
Trung Quốc
120
Phụ Lục 3. Cứ liệu giải thích nguyên lý sáng chế Hun Min Jong Um
3
124
4
DẪN NHẬP
Ⅰ. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo phân loại của ngôn ngữ học loại hình, tiếng Hàn là tiếng chắp dính
(agglutinative language), tiếng Việt là tiếng đơn lập (isolating language), nên
thoạt không tìm thấy điểm tương đồng về cơ cấu ngữ pháp.
Nhưng qua quá trình nghiên cứu từ Hán - Hàn và từ Hán -Việt, chúng tôi cảm
thấy hai ngôn ngữ này gần gũi hơn, việc phát hiện được những điểm tương đồng
giữa hai ngôn ngữ, khiến cho ta dễ tiếp cận các lónh vực khác như văn hóa, lịch
sử … của hai nước Hàn Quốc và Việt Nam.
Nhìn về mặt lịch sử, tiếng Hàn và tiếng Việt, chúng ta thấy, quá trình tiếp
xúc với tiếng Hán và hoàn cảnh du nhập tiếng Hán vào tiếng Hàn và tiếng Việt
cũng giống nhau, hai nước đều gọi tiếng mẹ đẻ của mình là “ Quốc ngữ 國語”,
và cũng dùng thuật ngữ “Ngữ văn 語文”. Trong quá trình tìm nguồn gốc của
cách phát âm từ gốc Hán trong tiếng Hàn và tiếng Việt, (khoảng 5200 từ của
phụ lục trong luận án), chúng tôi đã phát hiện những sự tương ứng nhất định giữa
từ Hán - Việt với Hán- Hàn. Việc phát hiện những sự tương ứng nhất định ngữ
âm giữa từ Hán - Việt với từ Hán - Hàn này thôi thúc chúng tôi quan tâm nhiều
hơn đến đề tài này. Đó là một lý do khiến chúng tôi đi sâu nghiên cứu so sánh từ
Hán -Việt trong tiếng Việt và từ Hán -Hàn trong tiếng Hàn. Nếu người Hàn hiểu
một số quy tắc về cách phát âm từ Hán -Việt thì cũng có thể dễ thuộc từ vựng
Hán - Việt, rồi từ đó hiểu được những từ Hán -Việt Việt hóa vì quá trình Việt
hóa diễn ra cũng theo một số quy tắc nhất quán. Đồng thời, nếu người Việt hiểu
một số quy tắc tương ứng con chữ của ngữ âm giữa từ Hán - Việt với từ Hán Hàn thì cũng có lợi cho việc học tập từ vựng tiếng Haøn.
4
5
Nhiều học giả đã nhất trí rằng: tuy thời gian du nhập tiếng Hán vào tiếng
Hàn và tiếng Việt nhưng chủ yếu đều là du nhập từ tiếng Hán trung cổ, tức là
vào giai đoạn Tuy - Đường - Tống. Do đó việc nghiên cứu so sánh từ Hán - Hàn
và từ Hán - Việt không thể không tìm hiểu nghienâ cứu đối chiếu với tiếng Hán ở
giai đoạn đặc biệt này. Việc làm này còn có thể đưa lại những lợi ích cho người
học tập tiếng Hàn và tiếng Việt, cũng như đưa đến những lợi ích ở lónh vực Đông
phương học thế giới.
Khi chúng tôi học tập tiếng nước ngoài, chúng tôi nhận thấy nếu mình vận
dụng tốt từ vựng của tiếng mẹ đẻ thì cũng dễ hiểu biết tiếng khác, vì vậy nắm
chắc từ vựng rất quan trọng khi học một ngôn ngữ khác.
Hiện nay, từ Hán - Việt và từ Hán - Hàn có ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt
ngôn ngữ của hai nước Hàn Quốc và Việt Nam, và chiếm tỷ lệ rất lớn trong vốn
từ vựng chung. Vì vậy, các nhà ngôn ngữ học cần quan tâm nhiều đến vấn đề
này, nhưng trước thế kỷ 20, việc nghiên cứu từ Hán - Hàn vẫn chưa được quan
tâm nhiều. Mãi đến nửa cuối thế kỷ 20 mới bắt đầu nghiên cứu về từ Hán - Việt
và từ Hán - Hàn.
Tại Hàn Quốc, sau năm 1894(甲午改革), có một phong trào yêu nước kêu
gọi sử dụng từ thuần Hàn, do đó cống bố sử dụng từ thuần Hàn không viết bằng
chữ Hàn thay cho từ Hán - Hàn, thường là chữ Hán khó viết đọc ; từ đó dần dần
sách vở đều ghi chép bằng từ Hán - Hàn hoặc giải thích bằng từ thuần Hàn,
không có chữ Hán trong sách giáo khoa tiểu học, trung học. Mặc dù chữ Hán sử
dụng giảm hơn nhưng chữ Hán vẫn được sử dụng và từ Hán - Hàn cùng vẫn
không giảm trong sinh hoạt ngôn ngữ của người Hàn. Thực tế, những yếu tố từ
Hán - Hàn vẫn đang tiếp tục sinh sản những từ mới.
5
6
Ở Phương Tây, người Châu Âu học chữ La tinh để giải thích nguồn gốc từ
ngữ tiếng mình, họ gọi tiếng La tinh là tiếng La tinh thôi, không phải gọi tiếng
một quốc gia, một địa phương.
Còn nhiều dân tộc ở phương Đông đã sử dụng chữ Hán trong thời quá khứ,
cũng coi trọng chữ Hán giống như người Châu Âu quan tâm về chữ La tinh vậy.
Do đó, cần khu biệt giữa chữ Hán, tiếng Hán cổ với tiếng Trung Quốc hiện đại.
Hơn nữa, việc tạo ra từ Hán -Hàn và Hán -Việt là một sản phẩm văn hóa mang
bản sắc tự chủ của hai nước Hàn Quốc và Việt Nam.
Trong lịch sử tiếng Hán, cách phát âm của các từ Hán cũng biến đổi theo thời
đại. Và thực sự, chữ Hán đã có nhiều cách phát âm Thiết vận, Đường vận,
Quảng vận, Tập vận v.v… theo thời đại và hiện nay trong nội bộ tiếng Trung
Quốc cũng vẫn tồn tại nhiều cách phát âm chữ Hán của nhiều vùng phương ngữ.
Từ quan điểm trên mà xét thì việc nghiên cứu từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt
đương nhiên là một vấn đề phải được giới nghiên cứu ngôn ngữ học của hai nước
quan tâm, việc sử dụng từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt và việc nghiên cứu về hai
lớp từ này không phải là thiếu tinh thần yêu nước.
Luận án này nhằm giúp cho các bạn thấy rõ hơn những đặc điểm quan trọng
của từ Hán - Việt và từ Hán - Hàn trong hai thứ tiếng Hàn và tiếngViệt.
Trong công trình này, chúng tôi tiến hành so sánh và nghiên cứu từ Hán Hàn và từ Hán - Việt, chúng tôi cố gắng tìm ra những đặc điểm tương đồng và
khác biệt để giúp cho việc học hai thứ ngôn ngữ này dễ dàng hơn.
6
7
Ⅱ. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu so sánh ngôn ngữ trên thực tế đã có từ lâu, có thể đi ngược
lên đến Hy Lạp cổ đại.
Từ đó đến nay, đối tượng và phạm vi của ngôn ngữ học so sánh đã dần dần
biến đổi, và những thuật ngữ ngôn ngữ học so sánh cũng thay đổi theo.
Thoạt đầu ngôn ngữ học so sánh chỉ nghiên cứu các ngôn ngữ có quan hệ họ
hàng thân thuộc mục đích là tìm ra cấu trúc của ngôn ngữ mẹ thông qua những
quy tắc tương ứng của hai hay nhiều ngôn ngữ. Do đó, đối tượng nghiên cứu phải
có quan hệ họ hàng với nhau thì mới nghiên cứu so sánh được.
Như vậy nghiên cứu so sánh tiếng Hàn và tiếng Việt là hai ngôn ngữ không
có quan hệ họ hàng làm sao có thể sử dụng phương pháp so sánh trước đây ?
Nhưng sau chiến tranh thế giới, các nước trên thế giới xích gần lại với nhau
trong thời gian và không gian, làm nảy nở sự quan tâm cực lớn đối với tính đa
dạng của tiếng nước ngoài. Chính nhờ khuynh hướng mới này, mà phương pháp
so sánh ngôn ngữ trước đây bây giờ có thể quan tâm so sánh đối chiếu nhiều
ngôn ngữ không có quan hệ họ hàng thân thuộc, làm cho phương pháp so sánh
đối chiếu dần dần rộng rãi hơn, quan tâm nghiên cứu đến cả sự khác biệt của xã
hội và văn hóa trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Luận án này so sánh giữa từ Hán-Hàn trong tiếng Hàn với từ Hán -Việt trong
tiếng Việt. Nhưng trước khi đi vào nghiên cứu so sánh, chúng tôi thấy cần phải
định nghóa khái niệm từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt. Về định nghóa từ Hán –
Hàn (bằng tiếng Hàn được gọi 한국한자어 ([han quk han ja ŏ] 韓國漢子語 ) và
định nghóa từ Hán - Việt, giữa các học giả có một số ý kiến khác nhau, tuy
không lớn lắm. Trong những tài liệu nghiên cứu từ Hán - Hàn, khái niệm từ Haùn
7
8
- Hàn được các tác giả mô tả khác nhau một phần nhỏ về phạm vi và nội dung
của khái niệm. Tuy nhiên sự khác nhau này là đại đồng tiểu dị. Do đó, chúng tôi
thấy không cần liệt kê những ý kiến của các học giả ở đây, mà tập hợp những ý
kiến đó lại như sau:
“Từ Hán - Hàn hiện đại là những từ thuộc từ vựng tiếng Hàn được viết bằng
chữ Hán đồng thời chữ Hán đó được đọc thống nhất với cách phát âm Hán - Hàn
hiện đại mà không quan tâm nguồn gốc xuất phát từ đâu”. Chẳng hạn một từ
Hán - Hàn tên nước 한국 (韓國); chữ 한국 đựơc phát âm theo cách phát âm Hán
- Hàn, chữ 한국 được viết thay cho chữ Hán. Do đó, chữ 한국 thuộc từ Hán Hàn. Lấy thêm một ví dụ tên sách tiếng Hàn để hiểu rõ hơn : ví dụ, tên một
quyển sách là 言語와 文化 (ngôn ngữ và văn hóa), người Hàn thường đọc tên
này là 언어와 문화 [ ŏn ŏ wa mun hwa], theo cách phát âm từ Hán - Hàn, chứ
không phải đọc theo tiếng Trung Quốc, vì hệ thống phụ âm và nguyên âm của từ
Hán - Hàn đã nhập vào trong hệ thống ngữ âm tiếng Hàn. Nói một cách đơn
giản thì từ Hán - Hàn thường được giải thích rằng đó là những từ đọc theo cách
phát âm chữ Hán ở Hàn Quốc hay những từ đọc theo cách phát âm Hán - Hàn.
Về định nghóa từ Hán - Việt (bằng tiếng Hàn được gọi 월남한자어 [wol nam
han ja ŏ]越南漢子語 hoặc 베트남 (Việt Nam) 漢子語 [be tu nam han ja ŏ]),
chúng tôi tham khảo khái niệm cách đọc Hán - Việt của tác giả Nguyễn Tài Cẩn
(tr. 15, 16) trong sách Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán – Việt.
Tác giả nói rằng cách đọc Hán - Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam,
theo lối đọc riêng của người Việt. Đó là một sản phẩm của việc tiếp xúc giữa
tiếng Việt với tiếng Hán. Ngay ở Việt Nam những chữ Hán vừa có cách ñoïc
8
9
Hán Việt vừa có cách đọc Cổ Hán Việt, có chữ Hán vừa có cách đọc Hán Việt
vừa có cách đọc Hán Việt Việt hóa. Theo lối đọc riêng của người Việt mà những
chữ này vừa có cách đọc Hán Việt vừa có cách đọc Cổ Hán Việt, vừa có cách
đọc Hán Việt Việt hóa.
Nhưng trong luận án này, đối tượng nghiên cứu so sánh của chúng tôi là từ
Hán -Việt, chứ không phải là từ Hán Hàn cổ và từ Hán Việt Việt hóa.
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn đề cập đến yếu tố Hán -Việt và phân biệt rõ, đó là
chữ có cách đọc Hán -Việt và thường có cần tạo là âm tiết, và thường âm tiết
này có tính độc lập, vừa là tiếng, vừa là từ đơn như <tuyết, học>, có trường hợp
âm tiết không độc lập, chỉ là tiếng mà không phải là từ như < quốc, gia>. Các
yếu tố Hán -Việt không độc lập có thể kết hợp thành những từ đa tiết. Do đó,
theo tác giả Nguyễn Tài Cẩn, từ Hán -Việt phải thỏa mãn đïc hai điều kiện:
Một: phải là từ (một âm tiết, hai âm tiết, ba âm tiết, bốn âm tiết…>, Hai: phải là
có liên quan đến cách đọc Hán Việt.
Đêå dễ hiểu hơn khái niệm từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt, chúng tôi xin dẫn
thêm một ý kiến khác tham khảo của Nguyễn Tài Cẩn (tr.13). Theo ông thì một
chữ Hán có thể có hai hay ba cách phát âm.
Ví dụ: 肝 có hai cách phát âm <can, gan>, 近 cũng có hai cách phát âm
gần>
Trong đó, âm <gan, gần> có tính độc lập và được dùng một từ đơn lập trong
tiếng Việt nhưng âm < can, cận> là âm theo cách phát âm Hán - Việt tuy nhiên
hai âm này có thể chỉ được coi là yếu tố Hán - Việt vì không có tính độc lập. Ví
dụ : âm Hán - Việt < can và cận> chỉ là một âm tiết, mà không phải là một từ
đơn Hán - Việt, âm <gan, gần> là âm theo cách phát âm Hán Việt Việt hóa, có
tính độc lập trong tiếng Việt.
9
10
Trong tiếng Hàn, 肝 và 近 chỉ có một cách phát âm thôi; 肝 có cách phát âm
간[gan] và 近 có cách phát âm 근[gŭn]. 肝간[gan] thường trở thành yếu tố Hán
- Hàn hoặc là từ đơn vì 肝간[gan] có tính độc lập trong tiếng Hàn tức là một từ
đơn nhưng 近근[gŭn] là một yếu tố Hán - Hàn, không có tính độc lập trong tiếng
Hàn.
Khi so sánh giữa từ Hán - Hàn với từ Hán - Việt, từ Hán Việt cổ hoặc từ Hán
Việt Việt hóa, chúng tôi đã phát hiện được những quy tắc tương ứng cách phát
âm của các lớp từ này. Nhưng luận án này, trước tiên so sánh từ Hán - Hàn với
từ Hán - Việt, sau này nếu có cơ hội thì sẽ so sánh tiếp từ Hán - Hàn với các lớp
từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hóa.
Hai khái niệm từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt có điểm giống nhau về mặt
cách phát âm chữ Hán (tức xuất phát từ một gốc), nhưng có điểm khác: về khu
vực và theo lối riêng của người Hàn hay người Việt.
Trong từ vựng Hán - Hàn và từ vựng Hán - Việt, có thể thấy được chữ Hán như
là một <code> chung xa xưa của người Hàn và người Việt, họ đều đã biết để dễ tìm
ra nguồn gốc của cách phát âm hai thứ tiếng. Từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt có thể
nói đó là kết quả có được thông qua bộ lọc của hệ thống ngữ âm tiếng Hàn và tiếng
Việt.
Tiếng Hàn và tiếng Việt tuy không có quan hệ họ hàng theo ngôn ngữ học
lịch sử, nhưng xem xét về phạm trù từ Hán - Hàn và từ Hán -Việt, thì hai lớp từ
này có thể gặp nhau ở một thời điểm nào đó. Luận án này hạn chế về thời gian
và không gian, có nghóa là chúng tôi không nghiên cứu so sánh hoàn chỉnh về
hoàn cảnh lịch sử sinh sản của hai lớp từ này mà chỉ đề cập đến nguồn gốc trong
một chừng mực nhất định để phân tích được đơn giản và so sánh có hiệu quả hơn.
10
11
Luận án này sẽ nhận xét về những nguyên nhân tiếp xúc giữa hai thứ tiếng
với chữ Hán, cách phát âm chữ Hán của hai thứ tiếng và chúng tôi chủ yếu xem
xét một số nguồn gốc căn bản, cấu tạo từ của từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt,
cách phát âm chữ Hán thế nào ở Hàn Quốc và ở Việt Nam, tức là chúng tôi cần
nhận xét vừa lịch đại vừa đồng đại.
Ⅲ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngôn ngữ học so sánh là một bộ môn của ngôn ngữ học. Sau thế chiến thứ
nhất, người ta nhận thấy có nhu cầu về việc nghiên cứu so sánh các ngôn ngữ
cùng loại hình và khác loại hình, các ngôn ngữ trong khu vực, nghiên cứu các
phương tiện giao tiếp, thuộc các nền văn hóa khác nhau. Do đó phương pháp này
càng ngày càng phát triển rộng rãi về phạm vi, đối tượng và phương pháp so
sánh cũng dần dần đa dạng hóa.
Trong thế kỷ 18, 19, việc nghiên cứu so sánh ngôn ngữ đạt được những thành
tựu ở đỉnh cao với những tên tuổi như R. C. Rask (1787 – 1832), F. Bopp (17911867), Grimm (1785-1863).
Vào thế kỷ 20, phương pháp so sánh ngôn ngữ đã phát triển hết sức đa dạng,
việc so sánh ngôn ngữ đa dạng hơn và chủ yếu là tiếp cận bằng cài nhìn đồng
đại (Synchronisch) hơn là đi tìm phổ hệ lịch đại (Dyachronisch) như thế kỷ trước.
Thành tựu từ phương pháp này là rất to lớn.
Sau Schleicher, ngôn ngữ học so sánh (Vergleichende Sprachwissenschaft
oder Komparative Sprachwissenschaft) đã chứng minh quan hệ thân thuộc họ
hàng của hai hay nhiều ngôn ngữ và đi đến thủ pháp phục nguyên
(Rekonstruktion) cấu trúc ngôn ngữ nguồn gốc trước đây.
11
12
Năm 1941, trường phái Prager (Prager Schule) đã nghiên cứu phân tích đồng
đại (Synchronisch) các ngôn ngữ. Và từ đó đến nay, phương pháp so sánh này
đã phát triển mạnh trong lónh vực ngôn ngữ học so sánh ngôn ngữ các nước trên
thế giới.
Hiện nay, có một loại hình so sánh ngôn ngữ trong ngôn ngữ học so sánh gọi
là ngôn ngữ học đối chiếu (Kontrastive Linguistik). Ngôn ngữ học đối chiếu này
là một bộ phận của ngôn ngữ học ứng dụng trên cơ sở so sánh ngôn ngữ.
Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu để phục vụ cho việc học tiếng nước ngoài,
phương pháp này cố gắng tìm ra giải pháp cho việc giải quyết những khó khăn
gặp phải trong khi học ngoại ngữ. Do đó, phương pháp này chú ý đến sự khác
biệt nhiều hơn sự giống nhau của ngôn ngữ mục tiêu (Zielsprache).
Ở Đức ngôn ngữ học so sánh đối chiếu có thể gọi bằng hai thuật ngữ:
“Kontrastive Linguistik” và thuật ngữ “Konfrontative Linguistik”, khái niệm của
hai thuật ngữ này hơi khác nhau. Xuất phát của “Kontrastive Linguistik” là
nghiên cứu sự khác biệt của ngôn ngữ, còn “Konfrontative Linguistik” là nghiên
cưú điểm tương đồng và điểm khác nhau giữa hai hay nhiều ngôn ngữ. Vì vây,
khái niệm “Konfrontative Linguistik” rộng hơn khái niệm “Kontrastive
Linguistik”. Nhưng thực tế hiện nay khái niệm “Kontrastive Linguistik” thường
được dùng như một khái niệm phổ quát của “Konfrontative Linguistik”.
Như vậy, có thể nói ngôn ngữ học so sánh đối chiếu là một phương pháp thực
dụng hơn phương pháp ngôn ngữ học so sánh truyền thống (ngôn ngữ học so
sánh lich sử) vì phương pháp so sánh đối chiếu này có thể ứng dụng trong việc
giảng dạy và học tập ngôn ngữ hay ngoại ngữ.
12
13
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu mà có
thể nói chính xác là phương pháp “Konfrontative Linguistik”, để miêu tả sự khác
biệt và sự giống nhau giữa từ Hán -Hàn và từø Hán -Việt.
Theo lý luận của phương pháp này, trước tiên chúng tôi cần cái thứ ba để so
sánh. Chẳng hạn (Probleme der kontrastiven Sprachwissenschaft, Sprache im
technischer Zeitalter, K.H.Wagner tr.307), nếu chúng tôi muốn so sánh ngôn ngữ
<A> với ngôn ngữ<B> thì cần thiết một cái thứ 3 (Tertium Comparationis). Việc
xác lậëp một cái thứ 3 là vấn đề lớn nhất trước khi nghiên cứu so sánh những
ngôn ngữ không tương tự theo phương pháp này. Việc so sánh đối chiếu từ Hán Hàn và tư øHán -Việt là rất phù hợp với điều kiện phương pháp này.
Chúng ta hãy xem minh họa bên trái ở dưới và minh họa ứng dụng quan hệ từ
Hán-Hàn và từ Hán-Việt bên phải ở dưới.
X
C
C : Chữ Hán gốc
x : Từ Hán-Hàn
A
B
A (x)
B (y)
y :Từ Hán-Việt
Việc so sánh đối chiếu giữa từ Hán-Hàn và từ Hán-Việt có thể coi là một
ứng dụng của phương pháp này một cách thích hợp nhất, thuận lợi nhất, vì việc
xác lập < cái thứ ba>không mấy khó khăn. So sánh hai đối tượng này, chúng ta
không được loại bỏ yếu tố lịch sử hình thành của từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt.
Về phương pháp, các đặc trưng ngôn ngữ học so sánh đối chiếu hiện đại dần
dần được bổ sung thêm để thích ứng với những xu thế hòa nhập với các nền văn
hóa, lịch sử trên thế giới.
13
14
B.Whorf, E. Sapir, W.Humboldt đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa
ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Thực tế, việc nghiên cứu so sánh đối chiếu từ Hán
-Hàn và từ Hán -Việt cũng gắn liền với văn hóa và tính dân tộc, không thể gạt
bỏ hoàn toàn những điều kiện lịch đại (Diachronisch).
Từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt thông dụng hiện nay đều có tính đồng đại
nhưng cũng là kết quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ và sự phát triển lâu dài
trong lịch sử. Do đó cần xét đến nguồn gốc và quá trình hình thành của hai lớp từ
này. Có thể nhận thấy các từ Hán-Hàn và từ Hán-Việt xuôi theo lịch sử lâu dài
đi vào từ vựng tiếng Hàn và tiếng Việt. Hơn nữa, từ Hán - Hàn và từ Hán-Việt
đã mọc rễ sâu trong tiếng Hàn và Việt. Chính vì thế, trong luận án này, việc
nghiên cứu so sánh đối chiếu từ Hán-Hàn và từ Hán -Việt được thực hiện chủ
yếu là ở diện đồng đại nhưng cũng không loại trừ diện lịch đại.
Về phương pháp, ngoài những thuyết minh bên trên, luận án xin được lưu ý
mấy điểm sau đây:
a. Phương pháp miêu tả và phân loại chủ yếu là dựa vào phương pháp đồng đại,
tuy nhiên trong một chừng mực nhất định khi cần thiết làm rõ một số yếu tố nào
đó chúng tôi sẽ sử dụng đến phương pháp lịch đại.
b. Lâu nay ở Hàn Quốc cũng như ở Việt Nam về bình diện ngữ âm thường
người ta sử dụng phiên âm quốc tế, tuy nhiên hệ thống này như đã nói thường rất
xa với cách đọc của người Hàn. Do vậy, để tiện cho in ấn và cũng để dễ trình
bày, luận án sẽ sử dụng cách phiên âm theo quy ước được ghi chú ở đầu luận án.
Tất nhiên bên cạnh đó chúng tôi cũng ghi chú hệ thống phiên âm quốc tế để tiện
lợi cho việc so sánh đối chiếu.
c. Về mặt ngữ âm lịch sử, có một số thuật ngữ ở Hàn Quốc sử dụng khá thống
nhất, thì đến nay cũng hết sức phức tạp, trong tiếng Việt cũng vậy. Luận án naøy
14
15
sẽ sử dụng bộ máy khái niệm phổ biến trong sách ngôn ngữ học tiếng Hàn và
tiếng Việt.
Ⅳ. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Ở một số nước Châu Á, từ gốc Hán do nhiều 1ý do khác nhau có một vị trí
quan trọng trong giáo dục, văn hóa giao tiếp xã hội. Do vậy chúng rất được giới
nghiên cứu quan tâm đến. Ở đây trong phạm vi tài liệu có được chúng tôi điểm
qua một vài công trình chính (Hàn Quốc và Việt Nam và các nước khác).
Hai nước Hàn Quốc và Việt Nam, trước đây đã có một số nghiên cứu về từ Hán Hàn và từ Hán - Việt.
Ở Hàn Quốc, chuyên ngành ngữ văn, khoa tiếng Trung Quốc và Hán văn học
đều có quan tâm đến từ Hán - Hàn. Trong ngành ngữ văn, việc nghiên cứu có
thể chia ra hai xu hướng theo quan điểm của tác giả: một là, từ Hán - Hàn được
phân tích giống như từ thuần Hàn hay khu biệt từ Hán - Hàn với từ thuần Hàn.
Hai là, từ Hán - Hàn được chi phối hệ thống ngữ âm tiếng Hàn. Từ Hán - Hàn
chiếm khoảng 60 % - 70% (theo con số thống kê của Quốc ngữ đại từ diển
69.32%, Tiêu chuẩn quốc ngữ đại từ điển 58.5%) , theo thống kê năm 1999 của
viện nghiên cứu quốc ngữ, từ Hán - Hàn chiếm khoảng 60%, từ thuần Hàn
chiếm khoảng 25%, từ ngoại lai chiếm khoảng 5%, từ còn lại 10% (từ hỗn hợp
Hán - Hàn với từ thuần Hàn) trong tiếng Hàn mà chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về từ Hán - Hàn. Thêm nữa vì cấu tạo từ Hán - Hàn khác với từ
thuần Hàn và khó phân tích do vẫn có thuộc tính của tiếng Hán, vì vậy cần thiết
nghiên cứu sâu về từ Hán - Hàn. Sau đây, luận án này sẽ tổng quan về tình
hình nghiên cứu từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt.
15
16
1. Lịch sử nghiên cứu từ Hán – Hàn
Việc nghiên cứu từ Hán - Hàn tại Hàn Quốc bắt đầu từ sau thời kỳ khai hóa
(cuối thế kỷ XIX) nhưng việc nghiên cứu từ Hán - Hàn đầu thế kỷ khai hóa còn
rất đơn giản chỉ dùng phương pháp lịch sử và địa lý. Còn việc nghiên cứu từ Hán
- Hàn bằng phương pháp ngôn ngữ học có thể nói mới được bắt đầu chính thức từ
năm 1960, phần lớn có thể chia theo hai nội dung, thứ nhất là nghiên cứu về lịch
sử Hán ngữ (nhà nghiên cứu Thụy Điển Bernhard Karlgren), thứ hai là việc
nghiên cứu tiếng Hàn cổ đại (học giả Nhật Bản 河野六郞, giáo sư Park Byeong
Chae ở Hàn Quốc). Các nhà nghiên cứu có quan tâm đến xuất phát điểm của
cách phát âm Hán - Hàn, ví dụ cách phát âm Hán ngữ bắt đầu từ thời đại nào,
bắt nguồn từ khu vực nào v.v…. Trước khi nghiên cứu so sánh hệ thống ngữ âm
từ Hán - Hàn và từ Hán -Việt để tìm ra những quy tắc tương ứng và khảo sát lai
nguyên cách phát âm của từ Hán - Hàn, chúng ta cần phải xem xét một cách đại
lược ý kiến của các nhà nghiên cứu trên và những vận thư của Hán ngữ trung cổ.
Giáo sư Park Byeong Chae đã nghiên cứu nhiều về ngữ âm tiếng Hàn cổ đại.
Ông đã so sánh cách phát âm giữa Huấn Mông Tự Hội với phiên thiết của “Thiết
vận, Quảng vận”. Có kiến giải về cách phát âm từ Hán - Hàn bắt nguồn từ hệ
thống Thiết vận thời Tùy và thời đại đầu Đường ở Trung Nguyên phía Bắc. Có
nhiều học giả Hàn Quốc ủng hộ ý kiến này.
Nguyễn Tài Cẩn đã giảng dạy, nghiên cứu cách phát âm của từ Hán - Việt ,
cũng đã nghiên cứu về lai nguyên ngữ âm từ Hán -Việt và đã viết nhiều công
trình, trong đó có liên quan đến từ Hán - Hàn. Trong công trình của Nguyễn Tài
Cẩn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt (tr.98, 99), tuy không
phải đề cập cụ thể về hệ thống cách phát âm từ Hán - Hàn nhưng ông có kiến
giải về nguồn gốc của cách phát âm từ Hán - Hàn. Công trình này đề cập đến
16
17
các cách phát âm từ Hán - Hàn để so sánh với cách phát âm từ Hán - Việt.
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng cách phát âm từ Hán - Hàn cổ hơn cách phát âm từ
Hán - Việt. Nguyễn Tài Cẩn cũng cho rằng cách phát âm Hán-Hàn là một cách
đọc cổ hơn Đường âm, và gần gũi với tiếng Ngô ở vùng Đông Nam sông Dương
Tử.
Bernhard Karlgren (tên gọi bằng tiếng Trung Quốc là 高本漢) là một tác giả
nghiên cứu âm vận học, ông cũng không phải đề cập cụ thể nguồn gốc và xuất
phát điểm của cách phát âm từ Hán - Hàn nhưng chúng ta có thể thấy rằng
Karlgren có kiến giải về cách phát âm từ Hán - Hàn bắt nguồn từ âm Trung
Nguyên phía Bắc, khoảng thế kỷ VII thời Tùy và đầu thời đại Đường trong một
công trình Nghiên cứu âm vận học tiếng Trung Quốc ( Études sur la Phonologie
Chinoise).
河野六郞 đã nghiên cứu về cách phát âm từ Hán –Hàn thông qua phân tích
những Vận Thư như Huấn Mông Tự Hội, 訓蒙子會 của tác giả Choe Se
Jin 최세진, Thiên Tự Văn 天子文 , Hiếu Kinh Ngạn Giải 孝經諺解 , Kinh Thư
Ngạn Giai 經書諺解 và những vận thư thế kỷ 18 . 河野六郞 đã so sánh giữa
những Vận Thư này với <Thiết Vận 切韻> và phiên thiết Nhất Thiết Kinh Âm
Nghóa 一切經音義 . 河野六郞 có kiến giải về cách phát âm từ Hán - Hàn bắt
nguồn từ thời Đường, ở Trường An.
Ngoài ra, các giáo sư Hàn Quốc như Sim Jae Ki (沈在基), Nam Gwang Woo
(南廣祐) , Lee Yun Dong(李潤東), Lee Don Ju(李敦株), Song Gi Jung(宋基重),
No Myeong Hee(盧明嬉), Jong Won Su(鄭源洙), Lee Ik Seop(李翼燮), Choe
17
18
Gyu Il(崔奎一), Kim Wan Seon(金完善), Yu Chang Gyun(柳昌均), Kang Sin
Hang(姜信抗), Song Hwan Gap(成煥甲), Lee Yong Ju(李容周), v.v… cũng đã
nghiên cứu từ Hán -Hàn nhưng đại bộ phận tác giả nghiên cứu về từ Hán - Hàn
cổ đại và trung cận đại , chưa có nhiều công trình về từ Hán - Hàn hiện đại.
Ý kiến trong giới nghiên cứu hiện còn khá nhiều điểm khác nhau, như:
Người Hàn đọc theo cách phát âm nào? Những từ Hán - Hàn là từ đọc theo cách
phát âm chữ Hán của người Hàn hay cách phát âm chữ Hán ở Hàn Quốc. Đây là
một lối đọc bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán vào thời kỳ nào? Có nhiều
chủ trương và ý kiến khác nhau của các học giả đã nói trên.
Nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung cổ, các nhà ngôn ngữ học Hàn
Quốc nhận định rằng cách phát âm từ Hán - Hàn, vốn bắt nguồn từ tiếng Hán
trung cổ. Ý kiện này là ý kiến được nhiều nhà ngôn ngữ học Hàn Quốc tán thành.
Cách phát âm này đã đi vào trong kho từ vựng tiếng Hàn, làm thành những từ
đơn có khả năng vận dụng độc lập, được Hàn hóa cao độ và trở thành những từ
đơn quen thuộc, ai ai cũng biết.
2. Lịch sử nghiên cứu từ Hán - Việt
Việc nghiên cưú của các tác giả Việt Nam về từ gốc Hán trong tiếng Việt có
thời gian chưa lâu. Các tác giả như Nguyễn Tài Cẩn, Hồ Lê, Đào Duy Anh, Phan
Văn Các, Nhữ Thành, Thiều Chửu, Nguyễn Văn Khang, Phan Ngọc, Nguyễn
Thiện Giáp, Nguyễn Văn Thạc, Trương Chính, Đặng Đức Siêu… nghiên cứu về
nguồn gốc, cách phát âm, về hệ thống vần, về ngữ nghóa, về từ vựng và đem
giảng dạy ở các trường trung học, đại học ở các lớp, trường….
Năm 1912, H. Maspéro (nhà Đông phương học người Pháp) đã bước đầu
phân biệt các lớp từ gốc Hán trong tiếng Việt, từ Hán -Việt cổ, từ Hán -Việt, từ
18