Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Kịch bản Dẫn chương trình ngoại khóa công viên toàn cầu UNESCO Non nước Cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.57 KB, 13 trang )

Nam: Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cơ giáo và các em HS thân mến!
Non nước Cao Bằng như một bức tranh thủy mặc khổng lồ của người họa sĩ
thiên nhiên khống đạt với núi, sơng, hồ, thác. Vùng đất mang trong mình những
câu chuyện truyền thuyết huyền bí trong lịch sử hình thành nên nước Việt cổ xưa,
đồng thời là mảnh đất biên thùy, làm nên những chiến công vang dội trong các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Một địa danh duy nhất được gọi là non nước,
vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Nữ: Từ năm 2015, Ủy ban Quốc gia UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao đã giới
thiệu với tỉnh Cao Bằng mơ hình phát triển bền vững của Cơng viên địa chất toàn
cầu UNESCO. Trong năm 2017, Ủy ban Quốc gia UNESCO đã phối hợp cùng
chính quyền tỉnh Cao Bằng và nhân dân địa phương tiến hành các bước bảo vệ
thành cơng hồ sơ trước các cơ quan uy tín quốc tế, bao gồm nhóm Thẩm định
Cơng viên địa chất tồn cầu và Hội đồng Cơng viên địa chất tồn cầu của
UNESCO.
Nam:: Vào 12 giờ 56 phút giờ Paris ngày 12/4/2018, Hội đồng Chấp hành
UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công
nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Tồn cầu
UNESCO . Với danh hiệu này, Cơng viên Địa chất Non Nước Cao Bằng trở thành
CVĐCTC thứ hai ở Việt Nam, sau Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Nữ: Thực hiện công văn số 1296/SGD-ĐT ngày 16 tháng 11 năm 2017 của
sở GD & ĐT về việc hướng thực hiện ngoại khóa tuyên truyền, giáo dục về công
viên địa chất non nước Cao Bằng, thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 và căn
cứ kế hoạch sô …./KH – THPT ngày 17/3/2021 của trường THPT X; Hôm nay
trường THPT X tổ chức buổi ngoại khóa Tuyên truyền giáo dục về CƠng viên địa
chất tồn cầu Cao Bằng.
Nam: Nhằm mục địch tuyên truyền, giáo dục đến toàn thể HS những giá trị
văn hóa, lịch sử, địa chất, địa mạo và sự đa dạng sinh học ở mảnh đất Cao Bằng.
Từ đó các em thêm yêu mến, tự hào và góp phần quảng bá du lịch địa phương đến
bạn bè trong nước và quốc tế.



Nữ: Đến dự với buổi ngoại khóa hơm nay, tơi xin trân trọng giới thiệu Thầy
A - Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường - Trưởng ban chỉ đạo. (Đề nghị chúng ta
nhiệt liệt chào mừng)
Nam: Cô B - Phó bí thư chi bộ - Phó hiệu trưởng, Phó ban chỉ đạo. (Đề nghị
chúng ta nhiệt liệt chào mừng)
Nữ: Cơ C phó hiệu trưởng - Trưởng ban tổ chức. Cùng với sự góp mặt của
tồn thể giáo viên, nhân viên và HS của trường. (Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào
mừng)
Sau đây, xin trân trọng kính mời Thầy A - Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà
trường lên khai mạc buổi ngọa khóa. Xin mời thầy!
Nam: Xin cảm ơn thầy. Buổi ngoại khóa hơm nay sẽ có sự tham gia của 3
đội tuyên truyền, đến từ 3 khối lớp 10, 11,12. Ba đội sẽ cùng nhau trải qua 4 phần
thi dưới hình thức sân khấu hóa. Bất cứ cuộc thi nào cũng cần có 1 ban giám khảo
để đánh giá kết quả thật công bằng, khách quan. Thay mặt ban tổ chức tôi xin trân
trọng giới thiệu các thành viên trong ban giám khảo:
STT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Cô B

P. Hiệu trưởng

Trưởng ban


2

Thầy D

TTCM

Phó ban

3

Thầy V

CTCĐ

Ủy viên

4

Cơ T

TPCM

Ủy viên

5

Cơ Q

PBTĐT


Ủy viên

Cơ H - Thư kí tổng hợp.
Nữ: Khơng để chúng ta phải chờ đợi lâu, sau đây chúng ta sẽ đến với phần
thi thứ nhất: Thi văn nghệ.


Nam:Ở phần thi này, Mỗi đội chơi chuẩn bị 01 tiết mục văn nghệ mang bản
sắc văn hóa các Dân tộc của Cao Bằng như múa mông, dao, hát sli, lượn, pựt
lằn,...(Thời gian cho mỗi đội thi không quá 5 phút, Tổng điểm 20 điểm).
Nữ: Dựa theo thứ tự bốc thăm, Đội đầu tiên tham gia phần thi này là đội
khối 12 với tiết mục mang tên:............................................................................
Nam: Chúc mừng đội khối 12 đã hồn thành phần thi của mình với 1 tiết
mục rất ấn tượng. Tiếp theo chương trình, xin mời phần thi của đội khối 11 với tiết
mục múa Tày: Sắc màu nón lá.
Nữ: Chúc mừng đội khối 11 đã hồn thành phần thi của mình với 1 tiết mục
rất đặc sắc. Tiếp theo chương trình, xin mời phần thi của đội khối 10 với tiết
mục .....................................................................................................
Nam: Như vậy, chúng ta đã hoàn thành phần thi thứ nhất. Ngay sau đây
chúng ta cùng bước vào phần thi thứ 2: Thi Tìm hiểu kiến thức về cơng viên địa
chất non nước Cao Bằng bằng cách trả lời bộ câu hỏi trắc nghiệm.
Nữ: Ở phần thi này, Mỗi đội cử ra 5 thành viên ngồi theo đội, trả lời theo
gói câu hỏi bốc thăm (Mỗi gói câu hỏi gồm 10 câu hỏi về “ Công viên địa chất non
nước Cao Bằng, mỗi câu 5 điểm - Tổng điểm cả phần thi là 50 điểm). Thời gian
cho mỗi đội là 15 phút.
Nam: Sau đây mời các đội thi lên sân khấu.
(Thi theo các gói câu hỏi)

GĨI CÂU HỎI SỐ 1

Câu 1: Chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng được thành lập ngày 1-4-1930
tại đâu?
A. Nặm Lìn, Hồng Tung, Hịa An, CB


B. Cao Bình, Hưng Đạo, TP Cao Bằng
C. Nà Mạ, Trường Hà, Hà Quảng, CB
D. Tam Kim, Nguyên Bình, Cao Bằng.
(Ngày 1/4/1930, Chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng được thành lập tại
Nặm Lìn, xóm Hào Lịch, xã Hồng Tung, huyện Hịa An, gồm 03 đồng chí: Hồng
Văn Nọn (Hồng Như) - Bí thư, Nơng Văn Đơ, Lê Đồn Chu. Năm 1995, di tích
được bộ VHTTDL cơng nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.)
Câu 2: Hãy cho biết trận đánh đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân vào 25/12/1944 diễn ra tại đâu?
A. Nà Ngần, Hoa Thám, Nguyên Bình
B. Phai Khắt, Tam Kim, Nguyên Bình
C. Nà Sang, Tam Kim, Nguyên Bình
D. Nà Vạ, Tam Kim, Nguyên Bình
(Ngay sau ngày thành lập - 22/12/1944- Đội Việt Nam tuyên truyền đã có trận
đánh mở màn và giành chiến thắng, đó là trận đánh diễn ra ngày 25/12/1944 tại
Phai Khắt, Tam Kim, Nguyên Bình. Chiến thắng này đã mở ra cho trang sử hào
hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam)
Câu 3: Địa điểm Bác Hồ quan sát, chỉ đạo chiến dịch Biên giới năm 1950 là?
A. Bản Mới, Đức Long Thạch An, CB
B. Nà Giới, Đức Long, Thạch An, CB
C. Nà Lạn, Đức Long, Thạch An, CB
D. Nà Mản, Đức Long, Thạch An, CB
Câu 4: Làng nghề Pác Rằng xã Phúc Sen, Quảng Uyên, CB có từ khi nào?
A. Thế kỉ X
B. Thế kỉ XI

C. Thế kỉ XII


D. Thế kỉ XIII
Câu 5:
" Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là,
Đây suối Lê nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà". (Hồ Chí Minh)
Em hãy cho biết tên gọi của bài thơ?
A. Tức cảnh Pác Bó.
B. Pác Bó linh thiêng.
C. Nước non Cao Bằng.
D. Pác Bó hùng vĩ.
Câu 6: Khu di tích Pác Bó được thủ tướng chính phủ cơng nhận là khu di tích quốc
gia đặc biệt vào năm nào?
A. 2009
B. 2013
C. 2010
D. 2012
Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà
Quảng, khu di tích nằm sát biên giới Việt-Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn
50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày
28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về tổ quốc, qu cột mốc 108. Người đã
chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng từ 1941-1945.
Câu 7: Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn hai xã nào
của huyện Nguyên Bình?
A. Hoa Thám và Ca Thành
B. Tam Kim, Mai Long.
C. Quang thành, Tam Kim.

D. Hoa Thám, Tam Kim.


Nơi đây, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
(VNTTGPQ – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập gồm 34
chiến sĩ do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy
Câu 8: Ở làng Phja Thắp, xã Quốc Dân huyện Quảng Uyên cũ có nghề truyền
thống nào?
A. Nghề làm đường phên.
B. Nghề làm miến.
C. Nghề làm hương.
D. Nghề làm giấy dó.
Nghề làm hương trầm của người Nùng An, làng Phja Thắp, xã Quốc Dân, huyện
Quảng Uyên cũ đã xuất hiện từ lâu đời. Nguyên liệu làm củ yếu từ cỏ cây quê
hương, những người dân nơi đây đều tâm niệm, hương là một vật phẩm giúp kết
nối, thông linh với người đã khuất. Bởi vậy những người làm nghề này phải có cái
tâm, cái tình và các thao tác kĩ thuật cẩn thận để sản phẩm đảm bảo chất lượng
Câu 9: Xóm Bó Tờ, thị trấn Hịa Thuận, huyện Phục Hịa cũ có nghề truyền thống
nào?
A. Nghề làm đường phên
B. Nghề rèn.
C. Nghề làm hương.
D. Nghề làm giấy dó.
Xóm Bó Tờ, thị trấn Hịa Thuận, Phục Hịa cũ có nghề làm đường phên ngon
nổi tiếng, nghề làm đường phên có từ lâu đời và là một trong những nghề mang lại
nguồn thu nhập tương đối ổn định cho bà con nông dân trong vùng. Được làm từ
cây mía bà con tự trồng và chăm sóc, chế biến bằng phương pháp thủ công nhưng
đường phên Phục Hòa vẫn đảm bảo chất lượng được nhiều người ưa chuộng
Câu 10: Đền Vua Lê (làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An) thờ vị vua nào?
A. Lê Thái Tổ.

C. Lê Thánh Tông.

B. Lê Thái Tông.
D. Lê Hiển Tông.


Đền Vua Lê nằm trong quần thể di tích thành Nà Lữ - Là trung tâm hoạt động kinh
tế văn hóa quân sự của triều đại vua quan phong kiến (từ thời nhà Lý thế kỉ XI cho
đến thời nhà Mạc – Lê thế kỉ XVI-XVII). Năm 1862, quan trấn thủ Cao Bằng đã
xin đổi cung điện nhà Mạc thành đền thờ vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi)

GÓI CÂU HỎI SỐ 2
Câu 1: CVĐC non nước Cao Bằng được cơng nhận là Cơng viên địa chất tồn cầu
vào thời gian nào?
A. 12/4/2016

B. 12/4/2017

C. 12/4/2018

D. 12/4/2019.

(Ngày 22/12/2015 UBND tỉnh Cao Bằng quyết định thành lập CVĐC non nước
Cao Bằng với diện tích hơn 3.000 km2 trên địa bàn 9 huyện; Vào 12 giờ 56 phút
giờ Paris ngày 12/4/2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204
tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước
Cao Bằng là Công viên Địa chất Tồn cầu UNESCO. Với danh hiệu này, Cơng
viên Địa chất Non Nước Cao Bằng trở thành CVĐCTC thứ hai ở Việt Nam, sau
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)
Câu 2: Hiện nay, Cơng viên địa chất tồn cầu Cao Bằng nằm trên địa bàn bao

nhiêu huyện?
A. 6 huyện

B. 7 huyện

C. 8 huyện

D. 9 huyện

(Công viên địa chất non nước Cao Bằng có diện tích 3.072,0 km2 nằm trên địa bàn
7 huyện bao gồm Hà Quảng, Hòa An, Trùng Khánh, Quảng Hịa, Hạ Lang, Thạch
An, Ngun Bình)
Câu 3: Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén được thủ tướng chính phủ phê duyệt
ngày tháng năm nào ?
A. 10/01/2018

B. 11/01/2018.

C. 12/01/2018.

D.

13/01/2018.
Vườn quốc gia Phja Oắc- Phja Đén được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo
QĐ số 57/QĐ-TTg ngày 11/01/2018 thuộc địa bàn 04 xã Thành Công, Quang


Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc của huyện Ngun Bình với
diện tích 10593,5 ha. Vườn thành lập vườn quốc gia nhằm bảo tồn các hệ sinh thái
đặc trưng, đa dạng sinh học; đặc biệt bảo tồn 90 loài thực vật và 58 loài động vật

quý, hiếm; bảo tồn các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, môi trường sinh thái
tại đây.
Câu 4: Đối với khách du lịch đến tham quan CVĐCTC cần có trách nhiệm
A. Trồng cây, trồng rừng.
B. Giới thiệu quảng bá về giá trị của các di sản.
C. Không vứt bừa bãi, giữ gìn vệ sinh.
D. Thoải mái di chuyển các di tích di sản của CVĐCTC.
Câu 5: Xã nào sau đây thuộc huyện Ngun Bình có nghề in hoa văn sáp ong trên
vải ?
A. Tam Kim.

B. Hoa Thám

C. Thành Công.

D.Minh

Tâm.
Câu 6: Vào tháng 3 âm lịch hàng năm người dân Cao Bằng thường làm món bánh
gì ?
A. Bánh trơi.

B. Bánh áp chao.

C. Bánh cuốn.

D. Bánh

trứng kiến.
Bánh trứng kiến là loại bánh được làm từ gạo nếp ngâm và xay thành bột, ép

mỏng, cho trứng kiến đã chế biến vào giữa, dùng lá vả non gói bên ngồi, cho vào
chõ hấp chín. Trứng kiến để dùng làm bánh là trứng loài kiến nhỏ màu đen, người
Tày gọi kiến này là tua rày. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm ở Cao Bằng mọi người
sẽ được thưởng thức món pẻng rày.
Câu 7: Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ...
mang ý nghĩa gì?
A. Cầu mưa thuận gió hịa
C. Mở mùa gieo trồng mới

B. Cầu mùa màng bội thu
D. Cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Câu 8: Lễ hội Pháo hoa huyện Quảng Uyên cũ được tổ chức vào ngày nào hàng
năm?


A. 1/2 âm lịch

B. 2/2 âm lịch

C. 3/2 âm lịch

D. 4/2 âm lịch

Lễ hội Pháo hoa Quảng Uyên là một lễ hội truyền thống độc đáo tranh đầu
pháo hoa tại thị trấn Quảng Uyên để cầu mong cho một năm mới may mắn, phát
tài, phát lộc. Hàng năm cứ vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch, nhân dân trong vùng
và du khách lại nô nức về huyện Quảng Uyên xem lễ hội Pháo hoa
Câu 9: Trên phạm vi CVĐCTC UNESCO Non Nước Cao Bằng, các di tích cự
thạch được tìm thấy ở những huyện nào?

A. Hịa An và Trùng Khánh

B. Nguyên Bình và Hà Quảng

C. Hà Quảng và Trùng Khánh

D. Hòa An và Hà Quảng.

Cự thạch là các tảng đá lớn được sử dụng để xây dựng các kết cấu hay các di tích,
hoặc là đứng một mình hoặc là cùng với các tảng đá khác. Trên phạm vi CVĐCTC
UNESCO Non Nước Cao Bằng các di tích cự thạch được tìm thấy ở Xã Hồng Việt,
huyện Hịa An và xã Trường Hà, huyện Hà Quảng
Câu 10: Có bao nhiêu trống đồng đã được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng?
A. 16

B. 15

C. 14

D. 13

Trống đồng là di vật khảo cổ học tiêu biểu cho thời dựng nước, mang đặc trưng
văn hóa Đơng Sơn và hậu Đơng Sơn. Ở Cao Bằng đã phát hiện được 16 trống
đồng, trong đó 5 trống thuộc phạm vi CVĐCTC UNESCO Non Nước Cao Bằng
(niên đại cách ngày nay khoảng 2000 năm), đó là:
- Trống Đoỏng Đeng (xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh)
- Trống Bản Hòa 1(xã Dân Chủ, huyện Hòa An)
- Trống Lũng Nọi (xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh)
- Trống NGọc Khê (xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh)
- Trống Bản Hòa 2 ( xã dân Chủ, huyện Hịa An)

GĨI CÂU HỎI SỐ 3
Câu 1: Bài thơ “ Lên núi” được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi tham gia chiến
dịch nào?
“Chống gậy lên non xem trận địa


Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí phách nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”
A. Chiến dịch Việt Bắc (1947)
B. Chiến dịch biên giới (1950)
C. Chiến dịch Đông Xuân (1953-1954)
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
(Tại núi Báo Đông ở Nà Lạn, xã Đức Long ( Thạch An). Cách Đông Khê 11 Km
đường chim bay, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến mở
màng chiến dịch Biên Giới, cũng tại đây, Bác cảm hứng và để lại cho đời bài thơ
"Lên núi".
Câu 2: Đền Dẻ Đng (Hồng Việt- Hịa An- CB) được xây dựng vào khoảng thời gian nào?
A. Năm 1429

B. Năm 1430

C. Năm 1431

D. Năm 1432

(Ngôi đền thuộc làng Dẻ Đoóng (tiếng địa phương nghĩa là “Giang Động”) nằm
cạnh con sơng Bằng chảy qua bồn trũng Hịa An. Bồn trũng này hình thành do
hoạt động của đứt gãy sâu Cao Bằng-Tiên Yên. Đền Dẻ Đoóng là nơi duy nhất
trong các điểm tham quan của CVĐC Non Nước Cao Bằng, nơi du khách có thể

trải nghiệm cuộc sống và cảnh quan giống như ở một làng xóm châu thổ Sơng
Hồng, giữa một vùng non nước. Đền Dẻ Đoóng được xây vào năm 1429, lúc đầu
thờ các vị thần sông, thần núi có cơng với người dân tổng Nhượng Bản, châu
Thạch Lâm xưa. Đền gắn với sự tích chấn n dịng sơng, ngăn không cho thác lũ
phá hoại mùa màng, gieo rắc tang thương cho người dân)
Câu 3: Đồng chí Hồng Đình Giong là một trong những đảng viên ĐCS đầu tiên
của Cao Bằng và cũng là người trực tiếp rèn luyện và xây dựng Đảng bộ CB. ông
là người dân tộc nào?
A. Tày

B. Nùng

C. Kinh

D. Dao

(Đồng chí Hồng Đình Giong (1904-1947), sinh ra trong một gia đình có truyền
thống u nước và cách mạng tại làng Thơm Hống, xã Hạ Hồng (nay thuộc


phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng), dân tộc Tày. Đồng chí là
một trong những cán bộ lãnh đạo tiền bối tiêu biểu thời dựng Đảng, có nhiều công
lao to lớn đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Trong quá trình hoạt động cách
mạng gian khổ, bị địch bắt, tù đày, đồng chí ln giữ vững khí tiết của người cộng
sản, nêu cao tinh thần kiên trung, bất khuất, biến nhà tù đế quốc thành “trường
học cách mạng”. Đồng chí ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng giao,
anh dũng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân
dân, và là tấm gương sáng của người cộng sản mẫu mực cho các thế hệ sau học
tập, noi theo.)
Câu 4: Di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo ( Huyện Ngun Bình- Tỉnh Cao

Bằng) được cơng nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào thời gian nào?
A. 9/12/2013

B. 10/12/2013

C. 11/12/2013

D. 12/12/2013.

(Di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo (Huyện Nguyên Bình- Tỉnh Cao Bằng), nơi
thành lập Đội Việt Nam tun truyền giải phóng qn, được cơng nhận là di tích
quốc gia đặc biệt vào Ngày 11/12/2013 theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ)
Câu 5: Hát Then - đàn tính, một hình thức sinh hoạt có vị thế quan trọng trong tín
ngưỡng của dân tộc nào?
A.Tày. 

B. Nùng

C. Mơng

D. Dao

( Then có thể hiểu là “thiên”, tức là trời, vì thế điệu hát Then được người Tày coi
là điệu hát của thần tiên. )
Câu 6: Miếu Nà An (xóm Nà Ý, xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh cũ) thờ ai?
A. vua Lê Thái Tổ.
C. Nùng Trí Cao.

B. Bà Nơng Thị Vưu.

D. Thổ thần.

Miếu Nà An thuộc xóm Nà Ý, xã Cao Chương, huyện Trà lĩnh, là nơi thờ bà Nông
Thị Vưu – người có cơng khai thơng úng ngạp vùng Trà Lĩnh được nhân dân trong
vùng suy tôn là thần nông
Câu 7: Trang phục chủ yếu của người Mông được khâu bằng loại vải nào?


A. Vải nhung

B. Vải lanh tự dệt

C. Vải chàm

D. Vải lụa

Người Mơng có trang phục chủ yếu được khâu từ vải lanh tự dệt. Một bộ y phục
cổ truyền của phụ nữ gồm có: khăn quấn đầu, yếm, áo, thắt lưng, váy, áo, tạp dề
trước và sau, xà cạp quấn chân. Các bộ trang phục đều sống động về màu sắc,
phong phú về kĩ thuật tạo hình, phản ánh khả năng sáng tạo của người phụ nữ
Mông.
Câu 8: Nghi lễ Then của người Tày ở Cao Bằng được công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia năm nào?
A. 2014

B. 2015

C. 2016

D. 2017


Đặc sắc nhất trong các loại hình dân ca của Cao Bằng là hát Then – đàn tính
một hình thức sinh hoạt có vị thế quan trọng trong tín ngưỡng của người Tày. Nói
đến hát Then khơng thể khơng nhắc dến đàn Tính và ngược lại. Tiếng đàn Tính và
hát Then phản ánh tâm tư tình cảm của cả người chơi lẫn người nghe như có ma
lực huyễn hoặc lòng người, tạo cảm giác bâng khuâng, lưu luyến.
Câu 9: Món ăn nào của Cao Bằng dã đạt Huy chương vàng tại Hội thi “Chế
biến các món ăn dân tộc” do Tổng cục du lịch tổ chức năm 2002 tại Hà Nội?
A. Bánh cuốn

B. Phở chua

C. Bánh áp chao

D. Lợn sữaquay

Ở Cao Bằng thường chọn loại lợn địa phương từ 4 đến 6 kg để quay. Sau khi sơ
chế xong, nhồi lá mác mật cùng các gia vị khác vào bụng con lợn rồi khâu lại,
dùng cây xuyên từ mõm tới đuôi rồi quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng
mật ong phết lên mình con lợn để cho bì giịn tan và khỏi nứt. Thịt quay ngon là
thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giịn tan, mùi thơm quyến rũ
Câu 10: Khu bảo tồn loài sinh cảnh Trùng Khánh bảo tồn loài vượn nào sau đây ?
A. Vượn Cao Vít.

B. Vượn đen tuyền.

C. Vượn má trắng.

D. Vượn má vàng.


Vượn Cao Vít là một trong 25 loài linh trưởng nguy câp nhất thế giới đồng thời
cũng là một trong 5 lồi linh trưởng cực kì nguy cấp ở Việt Nam. Ở Việt Nam lồi
này chỉ cịn được ghi nhận ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vit huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.


Nữ: Tiếp theo chương trình là một phần thi rất hấp dẫn. phần Thi trò chơi
dân gian. Trò chơi thứ nhất là Trò chơi Lày cỏ. Luật thi của phần thi Lày cỏ
như sau:
Trò chơi thứ 2: Thi nhảy bao bố.
4. Thi trình diễn trang phục dân tộc Mỗi đội chuẩn bị các bộ trang phục,
trình diễn trên nền nhạc phù hợp, có thuyết trình. (Tổng 30 điểm).
Đội đầu tiên tham gia phần thi này là đội khối 12.
Nam: Chúc mừng đội khối 12 đã hoàn thành phần thi của mình với màn
trình diễn ấn tượng. Tiếp theo chương trình, xin mời phần thi của đội khối 11.
Nữ: Chúc mừng đội khối 11 đã hồn thành phần thi của mình với 1 màn
trình diễn rất đặc sắc. Tiếp theo chương trình, xin mời phần thi của đội khối 10.
Kết thúc: Sau đây là phần công bố điểm của 3 đội chơi , xin mời đại diện bgk cô
giáo B - Trưởng ban giám khảo lên công bố điểm của ba đội chơi.
 Như vậy là đội thi  dành giải nhất là đội …………
 Đội dành giải nhì là đội……………..
Đội dành giải 3 là đội….
Xin chúc mừng  cả 3 đội thi .
Sau đây là phần trao giải thưởng của chương trình. Kính
mời ............................................................................................. bước lên sân khấu
trao giải thưởng cho cả ba đội chơi của chúng ta ngày hơm nay.
Buổi ngoại khóa tun truyền Công viên địa chất non nước Cao Bằng đến
đây kết thúc. Xin cảm ơn sự có mặt của q vị đại biểu, các thầy cô giáo, cùng tất
cả các em HS.




×