HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THỊ THU TRANG
QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI VÀO PHÁT TRIỂN
CƠNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2022
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THỊ THU TRANG
QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI VÀO PHÁT TRIỂN
CƠNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 931 01 02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS .NGUYỄN MINH QUANG
2. TS. MAI THẾ HỞN
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu
là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, những kết luận nêu trong luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Thu Trang
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGỒI VÀO PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUN
8
1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến lợi ích và quan hệ lợi ích
8
1.2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vai trị, các nhân tố ảnh
hưởng tới quan hệ lợi ích trong thu hút FDI
11
1.3. Các cơng trình nghiên cứu về giải pháp hài hịa các quan hệ lợi ích
trong thu hút FDI
17
1.4. Đánh giá kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên
quan đến đề tài và hướng phát triển của luận án
24
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH
TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH
28
2.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm và vai trị của quan hệ lợi ích trong
thu hút FDI vào phát triển cơng nghiệp ở tỉnh
28
2.2. Hình thức biểu hiện, nhân tố ảnh hưởng và các phương thức thực
hiện quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp
ở tỉnh
44
2.3. Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương trong nước về thực hiện
quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư FDI vào phát triển công ở tỉnh
65
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG THU HÚT ĐẦU
TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở
TỈNH THÁI NGUYÊN
78
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên có ảnh hưởng tới
quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp
78
3.2. Khái quát quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển công
nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
86
3.3. Đánh giá quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển công
nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
120
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUAN HỆ LỢI
ÍCH TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI VÀO PHÁT
TRIỂN CƠNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2030
128
4.1. Dự báo, mục tiêu và quan điểm hoàn thiện quan hệ lợi ích trong
thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
128
4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ lợi ích trong thu hút FDI
vào phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Thái Ngun
KẾT LUẬN
137
159
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
162
PHỤ LỤC
173
APA
BHTN
BHXH
BHYT
CNH
FDI
GRDP
HĐH
HĐLĐ
HFDI
IMF
ILO
KCN
KCX
KH-CN
KT-XH
KTTT
LIKT
NLĐ
PCI
PTCN
R&D
OECD
QHLI
SDLĐ
SXCN
SXKD
USD
VFDI
WB
WTO
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
DANH MỤC VIẾT TẮT
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cơng nghiệp hóa
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Hiện đại hóa
Hợp đồng lao động
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc
Tổ chức tiền tệ quốc tế
Tổ chức lao động thế giới
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khoa học - công nghệ
Kinh tế - xã hội
Kinh tế thị trường
Lợi ích kinh tế
Người lao động
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam
Phát triển công nghiệp
Nghiên cứu và phát triển
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Quan hệ lợi ích
Sử dụng lao động
Sản xuất công nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Đô la Mỹ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang
Ngân hàng thế giới
Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan giai đoạn 2013 - 2018
66
Bảng 3.1: Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp phân theo loại
hình doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2018
88
Bảng 3.2: Tiền lương của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2019
89
Bảng 3.3: Mức thưởng tết dao động Min - Max phân theo các loại hình
doanh nghiệp ở Thái Nguyên năm 2019
90
Bảng 3.4: Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh
nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp
92
Bảng 3.5: Mức chi tiêu trang bị tài sản, thiết bị bảo hộ trên 1 lao động ở
các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2018
94
Bảng 3.6: So sánh số lượng lao động phân theo các thành phần kinh tế ở
tỉnh Thái Nguyên năm 2009 và 2019
96
Bảng 3.7: Thực trạng số lượng hợp đồng lao động ở các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2015 và năm 2017
97
Bảng 3.8: Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2010-2018
101
Bảng 3.9: Nguồn cung lao động chia theo giới tính và khu vực nơng thơn,
thành thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019
102
Bảng 3.10: Chất lượng lao động ở các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2012 - 2019
104
Bảng 3.11: Hiện trạng hoạt động đầu tư và khai thác của các KCN trên điạ
bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến năm 2020
108
Bảng 3.12: Lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015
109
Bảng 3.13: Các ưu đãi và điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp FDI muốn
đầu tư vào Việt Nam hiện nay
112
Bảng 3.14: Diện tích đất thu hồi để xây dựng KCN, CCN trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên tính tới năm 2015
115
Bảng 3.15: So sánh tỉ lệ lao động khơng có việc làm thời điểm trước và
sau khi bị thu hồi đất
116
Bảng 3.16: Thực trạng giải phóng mặt bằng giai đoạn 2013 - 2017 trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
117
Bảng 3.17: Tình hình đền bù giải phóng mặt bằng ở một số KCN tỉnh
Thái Nguyên từ năm 2015 tới 2020
118
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Dòng chảy FDI vào Trung Quốc giai đoạn từ 1979 tới 2017
68
Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam theo tỉnh thành năm 2019
72
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu đất tự nhiên tỉnh Thái Nguyên năm 2019
79
Biểu đồ 3.2: So sánh cơ cấu lao động trong các ngành Nông, lâm thuỷ
sản; Dịch vụ và Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2009 và
năm 2019
81
Biểu đồ 3.3: GRDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2019
82
Biểu đồ 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo
thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019
83
Biểu đồ 3.5: So sánh cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2010 và năm 2018
91
Biểu đồ 3.6: Tai nạn lao động trong doanh nghiệp FDI trong ngành công
nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019
94
Biểu đồ 3.7: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2010 - 2018
100
Biểu đồ 3.8: Chất lượng lao động trên toàn tỉnh Thái Nguyên phân theo
giới tính và khu vực thành thị, nơng thơn giai đoạn 2009-2019
105
Biểu đồ 3.9: Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp đang theo
học và ra trường ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019
106
Biểu đồ 3.10: Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư FDI cho ngân
sách địa phương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019
110
Biểu đồ 3.11: So sánh vốn đầu tư từ FDI ở tỉnh Thái Nguyên qua các giai
đoạn phân theo loại hình kinh tế
111
Biểu đồ 3.12: Khảo sát doanh nghiệp FDI về mức độ hài lòng của họ đối
với việc giải quyết thủ tục hành chính của địa phương tỉnh Thái Nguyên
114
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Thái Ngun
78
Hình 3.2: Các yếu tố đánh giá mối quan hệ lợi ích giữa người lao động và
người sử dụng lao động trong doanh nghiệp cơng nghiệp FDI
87
Hình 3.3: Các yếu tố đánh giá lợi ích của doanh nghiệp FDI trong mối
quan hệ lợi ích với người lao động
99
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2020),
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện và tạo được
nhiều dấu ấn nổi bật. Kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được
cải thiện, quy mô mở rộng, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Huy
động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng lên, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tăng mạnh. Nếu như giai đoạn 2011-2015 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đăng ký đạt gần 100,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 60 tỷ USD thì
giai đoạn 2016-2020 tổng vốn FDI đăng ký đã đạt mức kỷ lục với 167,8 tỷ USD,
vốn thực hiện đạt 92,8 tỷ USD và hiệu quả sử dụng dần được nâng cao… Với kết
quả đó, khu vực FDI đã đóng góp khoảng 25,5% cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam
chiếm khoảng 13% GDP năm 2010 và 19,6% năm 2019. Đến năm 2019 lao động
làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI vào khoảng 6,1 triệu người. Năng suất
lao động của khu vực FDI đạt mức khoảng 118 triệu đồng (mức giá 2010), đạt tốc
độ tăng trưởng khoảng 8,7%/năm (cao hơn rất nhiều so với năng suất lao động của
khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN): 8,7/4,6). Năm 2020 thu nhập trung bình
của lao động thuộc khu vực doanh nghiệp FDI đạt khoảng 11,2 triệu đồng/tháng cao
hơn mức trung bình của nền kinh tế khoảng 1,2 lần… Đây là kết quả của việc tạo
điều kiện thuận lợi và giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích (QHLI) để FDI có những
đóng góp to lớn cho phát triển nhanh và bền vững theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước [58, tr.13-14].
Bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như sự phát triển của của khoa học công
nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số đang tạo ra nhiều cơ hội và
thách cho việc thu hút FDI, "săn đại bàng" kêu gọi các công ty xuyên quốc gia hàng
đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam. Với quan điểm ưu tiên những dự án đầu tư nước
ngồi có trình độ cơng nghệ cao, thân thiện với mơi trường, sử dụng lao động
(SDLĐ) có kỹ năng; đầu tư vào những ngành, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển; có
liên kết chuyển giao cơng nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát
triển, tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, phục vụ hiệu quả chiến lược
CNH, HĐH đất nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững cả về kinh tế, xã hội và
môi trường trong giai đoạn nay.
2
Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua đã nổi lên như một địa phương thu hút
FDI hàng đầu của miền Bắc, và quan trọng hơn, đã tận dụng được FDI hiệu quả cho
phát triển công nghiệp (PTCN) ở tỉnh. Theo Niên giám thống kê của tỉnh năm 2019,
Thái Nguyên xếp thứ 4 trong tổng số 63 tỉnh thành trong cả nước về giá trị sản xuất
công nghiệp (SXCN) (đạt xấp xỉ 823 nghìn tỉ đồng năm 2019) với tổng sản phẩm
trên địa bàn (GRDP) đạt xấp xỉ 108 nghìn tỷ đồng, tạo ra thu nhập bình quân đầu
người là 83,5 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo
hướng tích cực với tỷ trọng cơng nghiệp và xây dựng chiếm hơn 57%, dịch vụ
chiếm gần 32% còn tỷ trọng nơng, lâm nghiệp giảm cịn xấp xỉ 11%. Năm 2019, đã
thu hút 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới vào PTCN với số vốn đạt
trên 368 triệu đô la Mỹ (USD). Tổng số dự án FDI ở tỉnh Thái Nguyên năm 2019 là
146 dự án, đạt gần 8.194 triệu USD [50, tr.107]. Để có được những thành công này
việc giải quyết linh hoạt, chủ động, sáng tạo bài toán QHLI giữa các thành phần
kinh tế, các chủ thể liên quan tới FDI là rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình thu hút
FDI ở tỉnh vẫn cịn tồn tại khơng ít vướng mắc, nhiều điểm nghẽn, thậm chí mâu
thuẫn, xung đột trong QHLI giữa doanh nghiệp FDI và NLĐ cịn mang tính ngắn hạn,
chưa đi vào chiều sâu, thiếu bền vững. Sự bình đẳng trong QHLI giữa doanh nghiệp cơng
nghiệp FDI với chính quyền địa phương các cấp chưa cao.Nhận thức của của các chủ thể
đối với việc thực hiện lợi ích trong thu hút FDI vào PTCN còn nhiều hạn chế, đặc biệt là
người dân. Những thay đổi nhanh về chính sách từ vĩ mơ đến vi mơ của chính quyền các
cấp chưa sát với thực tiễn gây khó khăn trong triển khai thực hiện. Đặc biệt trong bối
cảnh phát triển mới tới năm 2030, áp lực cạnh tranh, áp lực cải cách thể chế, phát
triển hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... để kêu gọi FDI cùng các giải
pháp khác nhằm điều chỉnh mối QHLI này hài hòa hơn, song trùng lợi ích, cùng
thắng và phát triển... là nhiệm vụ của tỉnh. Vì vậy, đề tài nghiên cứu "Quan hệ lợi
ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh
Thái Nguyên" được tác giả chọn làm luận án tiến sĩ kinh tế, ngành kinh tế chính trị
có tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, mục tiêu tổng quát
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về QHLI trong thu hút FDI vào phát
3
triển PTCN ở một tỉnh. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, quan điểm, giải pháp giải
quyết bài toán QHLI theo hướng hài hịa, cùng có lợi giữa các chủ thể trong thu hút
FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên.
Thứ hai, mục tiêu cụ thể
Một là, xây dựng khung lý thuyết về QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở
một tỉnh.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng QHLI trong thu hút FDI vào PTCN
ở tỉnh Thái Nguyên.
Ba là, đề xuất mục tiêu,quan điển và giải pháp nhằm giải quyết hài hòa
QHLI giữa các chủ thể liên quan trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề quan hệ hệ
lợi ích trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh để chỉ ra những kết quả đã được luận giải
và khoảng trống, những vấn đề mới tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
Thứ hai, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện khung lý luận về QHLI trong thu
hút FDI vào PTCN ở tỉnh phù hợp với bối cảnh mới hiện nay
Thứ ba, xác định các nhân tố ảnh hưởng, các điều kiện đảm bảo và phương
thức thực hiện QHLI của các chủ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp trong thu hút
FDI vào PTCN ở một tỉnh.
Thứ tư, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và một số tỉnh trong nước có đặc
điểm tương đồng với tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu bài học trong việc giải quyết
QHLI giữa các chủ thể trong thu hút FDI vào PTCN.
Thứ năm, đánh giá thực trạng QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh
Thái Nguyên chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế, và nguyên nhân.
Thứ sáu, trên cơ sở dự báo về xu hướng biến động tình hình đầu tư FDI
những năm tới, luận án đề xuất quan điểm, mục tiêu và giải pháp để giải quyết phù
hợp các QHLI của các chủ thể trong quá trình thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào PTCN gồm: Quan hệ về lợi ích kinh tế
4
(LIKT), chính trị, xã hội; lợi ích quốc gia, dân tộc... Tiếp cận theo chuyên ngành
kinh tế chính trị xác định: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tập hợp những nhân
tố cấu thành các nội dung liên quan đến QHLI giữa các chủ thể trong thu hút FDI
vào PTCN ở một tỉnh (trong đó QHLI kinh tế là trọng tâm).
Theo đó, luận án nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại về lợi ích giữa
các chủ thể tham gia quá trình thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Nhấn mạnh LIKT mà
các chủ thể đạt được trong quá trình này. Xác định các mâu thuẫn nảy sinh khi có
xung đột LIKT giữa các bên, từ đó tìm hướng đi phù hợp giải quyết các vấn đề đặt
ra một cách hài hịa, song trùng lợi ích để cùng phát triển
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề về QHLI trong thu hút FDI
vào PTCN (không nghiên cứu FDI trong nông nghiệp và dịch vụ) gồm: người dân,
người lao động (NLĐ), doanh nghiệp, chủ đầu tư FDI và chính quyền nhà nước địa
phương các cấp. Hướng đến mục tiêu thu hút FDI phục vụ cho PTCN ở tỉnh, đây là
QHLI lớn nhất: FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên gắn với địa bàn
thực hiện các dự án FDI về PTCN gồm (các KCN, khu đô thị và các vùng địa lý liên
quan). Trong đó, tập trung chủ yếu là các KCN của tỉnh.
- Về thời gian: Số liệu khảo sát, đánh giá chủ yếu trong giai đoạn 2010-2020.
Thời kỳ này, Thái Nguyên được đánh giá là điểm sáng và có nhiều thành công trong
thu hút FDI cả về triển khai chiến lược và điều chỉnh chiến lược, bước đầu thu hút
được "đại bàng" FDI ở tỉnh. Các giải pháp đề xuất đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp đặc thù của kinh tế chính
trị là trừu tượng hóa khoa học để phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Đồng thời, chọn lọc những nội dung mới, cốt lõi liên quan đến
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về QHLI kinh
tế trong thu hút FDI vào PTCN trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường
(KTTT) hiện đại và hội nhập quốc tế. Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết
5
của kinh tế học hiện đại vào một số nội dung cụ thể để nghiên cứu triển khai các
chương, tiết của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Từ cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án vận dụng
phù hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị như: Trừu
tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa logic và lịch sử; thống kê, so
sánh, xây dựng các bảng, biểu đồ để chứng minh các lập luận nêu ra; tổng kết thực
tiễn quá trình thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên; thu nhập và xử lý thông
tin sơ cấp và thứ cấp. Các phương pháp này sẽ được sử dụng linh hoạt trong các
chương như sau:
- Chương 1: Sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá theo hệ thống các
cơng trình nghiên cứu, sau đó quy nạp nhằm rút ra những kết luận mang tính tổng
quát về QHLI trong thu hút FDI vào phát tiển công nghiệp ở tỉnh, từ đó đánh giá
mức độ, phạm vi, nội dung, kết quả đạt được của các cơng trình nghiên cứu trong
nước và quốc tế đã được cơng bố có liên quan tới chủ đề luận án. Cũng đồng thời
qua đó, luận án tìm ra những khoảng trống về lý luận và thực tiễn liên quan đến đề
tài nghiên cứu đặt trong bối cảnh mới để định hướng thực hiện hoàn thành mục tiêu
nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.
- Chương 2: Chủ yếu sử dụng phương pháp trừu tượng hóa kết hợp với phân
tích, tổng hợp và so sánh. Trong đó, phân tích, tổng hợp trước hết được sử dụng để
đánh giá các quan điểm và các dòng lý thuyết về QHLI; về thu hút FDI và mối quan
hệ giữa các chủ thể tham gia... Từ đó hình thành khung lý thuyết cho đề tài luận án,
tạo căn cứ khoa học để phát triển các chương tiếp theo.Phần nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế và các tỉnh trong nước có điều kiện tương đồng với Thái Nguyên
trong quá trình thu hút FDI vào PTCN. Từ đó, đánh giá phương thức điển hình mà
mỗi quốc gia và các tỉnh sử dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong QHLI khi
thu hút FDI để rút ra bài học kinh nghiệm.
- Chương 3: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp thu
thập và xử lý thông tin sơ cấp và thứ cấp. Luận án thu thập số liệu thông tin thông
qua mẫu phiếu điều tra đối với doanh nghiệp và qua các số liệu thống kê của Cục
Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân
6
dân (UBND) tỉnh Thái Nguyên, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái
Nguyên và qua các văn bản cơng bố chính thức của các cơ quan chức năng liên
quan tới thu hút FDI.
- Chương 4: Chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích, dựa
trênươngcác điểm còn bất cập chưa được giải quyết triệt để về QHLI kinh tế trong
thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả tổng hợp các mục tiêu chung và
mục tiêu cụ thể, từ đó phân tích, đề xuất các giải pháp giải quyết những bất cập,
mâu thuẫn lợi ích.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận
Luận án góp phần bổ sung để hồn thiện cơ sở lý luận về QHLI trong thu
hút FDI vào PTCN ở tỉnh trong bối cảnh mới. Trong đó nhấn mạnh về thể chế và
các phương thức giải quyết QHLI kinh tế của các chủ thể tham gia để đạt được
những mục tiêu đề ra.
5.2. Về thực tiễn
Thứ nhất, phân tích, đánh giá thực trạng khoa học, khách quan quá trình thực
thi các QHLI (đặc biệt là LIKT) trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2010-2020. Chỉ ra những kết quả đạt được, các mâu thuẫn nảy sinh và các
vấn đề cần tập trung giải quyết cả trước mắt và lâu dài ở tầm vĩ mô và vi mơ, nhằm
đảm bảo hài hịa QHLI của các chủ thể trong quá trình thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh
Thái Nguyên.
Thứ hai, đề xuất quan điểm, xác định mục tiêu cơ bản và các giải pháp nhằm
thực hiện hài hòa QHLI của các chủ thể trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái
Nguyên. Trong đó, nhấn mạnh đến các giải pháp mang tính đổi mới, sáng tạo và đặc
thù nhằm định hướng lâu dài, phục vụ cho quá trình phát triển bền vững và hiện đại
của tỉnh. Áp dụng các thể chế, biện pháp, công cụ kinh tế trong quản lý, phân bổ các
nguồn lực kinh tế cũng như thực hiện các chính sách phù hợp.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục
hình/bảng/biểu đồ, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có kết cấu gồm
4 chương như sau:
7
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan về quan hệ lợi ích
trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về quan hệ lợi ích trong thu hút FDI
vào phát triển công nghiệp ở tỉnh
Chương 3: Thực trạng về quan hệ lợi ích trong thu hút FDI ở tỉnh Thái Nguyên
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hồn thiện quan hệ lợi ích trong thu hút
FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ
LỢI ÍCH TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI VÀO
PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LỢI ÍCH VÀ
QUAN HỆ LỢI ÍCH
1.1.1. Các cơng trình nƣớc ngoài
Năm 1971, tác giả B.B. Radaev đã nêu quan điểm về lợi ích trong cuốn LIKT
trong chủ nghĩa xã hội rằng mối quan hệ giữa LIKT và lợi ích tinh thần của mỗi cá thể
hay lợi ích của riêng một cá thể và lợi ích chung của tồn xã hội là các mối quan hệ
biện chứng. Theo đó, tác giả cho rằng khi cân bằng được các mối quan hệ giữa lợi ích
cá nhân và lợi ích chung của xã hội thì sẽ thúc đẩy được sự phát triển của xã hội [105].
Như vậy, lợi ích giống như một nhân tố thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội.
Tới năm 1973, nhà kinh tế học D.I. Chesnokov đã nêu định nghĩa lợi ích
trong cuốn Chủ nghĩa duy vật lịch sử với tính cách là xã hội học của chủ nghĩa Mác
- Lênin rằng:
Lợi ích là mối quan hệ khách quan của xã hội, hay của một con người
riêng lẻ đối với điều kiện sống của xã hội và các nhu cầu hiện có của
mình, là mối quan hệ kích thích, tác động đến tập thể hay cá nhân mỗi
người nhằm bảo đảm điều kiện thuận lợi cho đời sống và sự phát triển
của cá nhân hay tập thể, đấu tranh với những điều kiện cản trợ sự tồn tại
và phát triển của họ [113, tr.127].
Lợi ích kinh tế xuất hiện nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu của chủ
thể với điều kiện sống của xã hội. Bằng việc giải quyết mối quan hệ này, chủ thể đó
nhận được động lực để bảo vệ và tranh đấu giành lấy lợi ích trước sự cản trợ của các
yếu tố khác [113].
Tác giả V.N. Lavrinenco (năm 1978) lại định nghĩa LIKT là "mối quan hệ xã
hội khách quan của sự tự khẳng định xã hội của chủ thể" [132, tr.16]. Đối với NLĐ,
họ lao động với mục đích là nhận tiền lương và trang trải cho cuộc sống của họ và
9
gia đình họ. Đối với nhà tư bản, mục đích của họ không chỉ là trang trải cuộc sống
nữa mà là lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất. Chính vì vậy, họ có xu hướng
hành động khác nhau để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Hay có thể nói, hành
động của họ khác nhau vì mục tiêu lợi ích mà họ muốn đạt được là khác nhau. Từ
đó, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích để xây dựng nên mối
QHLI trong xã hội. Theo tác giả, hai yếu tố này ln gắn bó và tương hỗ lẫn nhau.
Lợi ích chỉ xuất hiện từ nhu cầu của chủ thể và lợi ích chính là phương thức để thỏa
mãn nhu cầu đó.
Như vậy, lợi ích được nhìn nhận như một tất yếu khách quan, nó là động lực
cho sự phát triển của con người và xã hội và lợi ích được đặt trong các mối quan hệ
đan xen, tác động qua lại lẫn nhau.
1.1.2. Các cơng trình trong nƣớc
Năm 1982, các tác giả Đào Duy Tùng và các cộng sự, đã cho ra đời cuốn
Bàn về ba LIKT [96], trong đó trình bày các cơ sở lý luận nhằm hồn thiện hệ thống
quản lý kinh tế của nhà nước lúc bấy giờ. Ở giai đoạn những năm 1980, nền kinh tế
nước ta chưa quan tâm tới lợi ích cá nhân của NLĐ, vì vậy lợi ích của xã hội khơng
được người dân quan tâm và đóng góp sức lực. Việc quản lý kinh tế cịn theo hình
thức mệnh lệnh, áp dụng từ trên xuống nhưng lại khơng có sự xâu xát ở cấp các địa
phương. Từ thực tế đó, các tác giả đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo hài hòa
QHLI tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) cho đất nước, các giải pháp
bao gồm nhận thức đúng vai trị của các lợi ích trong nền kinh tế, đặc biệt là lợi ích
cá nhân, xây dựng cơ chế quản lý nhằm điều tiết và cân bằng hài hịa các lợi ích
trong nền kinh tế.
Năm 1999, Nguyễn Linh Khiếu trong cuốn Lợi ích động lực phát triển xã hội
đã đưa ra khái niệm QHLI là "Mối quan hệ khách quan giữa các chủ thể có cùng
nhu cầu và cùng đối tượng thỏa mãn nhu cầu như nhau trong việc thực hiện nhu cầu
đó" [67, tr.11]. Tác giả phân tích mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng,
giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Theo đó, lợi ích riêng là động lực thúc đẩy
mỗi cá nhân lao động, là nền tảng của lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất
nước. Và khi đó, lợi ích chung trở thành điều kiện định hướng cho lợi ích riêng.
10
Cũng giống vậy, lợi ích vật chất là tiền đề và giữ vai trị quyết định để thực hiện lợi
ích tinh thần. Tiếp đó, lợi ích tinh thần tạo ra những khả năng mới trong việc nảy
sinh những phương thức thực hiện lợi ích vật chất mới. Theo đó, các mối QHLI đều
góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của đất nước. Năm 2002, cũng với chủ đề về
QHLI, tác giả nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ QHLI kinh tế gắn với các thành
phần kinh tế và chỉ ra biểu hiện tập trung nhất của các QHLI là LIKT. Cuốn sách
Góp phần nghiên cứu QHLI [68], một lần nữa khẳng định QHLI kinh tế là nhân tố
thúc đẩy các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện sản xuất và đóng góp cho sự phát
triển của lợi ích xã hội chung. Cùng quan điểm này, tác giả Hồng Văn Luận (2000)
đã phân tích trong luận án tiến sĩ Lợi ích - động lực của sự phát triển xã hội bền
vững rằng động lực phát triển bền vững cho xã hội chính là lợi ích, trong đó LIKT
được coi là động lực cơ bản nhất cho một xã hội phát triển bền vững [74]. Luận án
này đã phân tích những nhân tố tác động tới LIKT và các nội dung của phát triển
LIKT đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng LIKT cho xã hội.
Luận án tiến sĩ của Lê Văn Bửu năm 2012 với chủ đề Vấn đề lợi ích trong
nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng Nam bộ hiện nay cũng tập trung làm
rõ cơ sở lý luận về các vấn đề lợi ích, đặc biệt là trong bối cảnh của nền KTTT định
hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta [15]. Luận án này được chia làm 4 chương, tập
trung vào các nội dung gồm tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan tới luận
án, cơ sở lý luận về lợi ích trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, thực trạng
lợi ích trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng Nam bộ Việt Nam và
các giải pháp đảm bảo lợi ích cho vùng Nam bộ Việt Nam trong điều kiện nền kinh
tế nêu trên. Vấn đề lợi ích cơ bản được tác giả nghiên cứu trong luận án là LIKT và
lợi ích xã hội ở vùng Nam bộ. Tác giả cũng phân tích những tác động của nền
KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa lên LIKT và xã hội của vùng này, từ đó đề xuất
giải pháp để gia tăng LIKT và xã hội cho vùng Nam bộ, hạn chế các tác động tiêu
cực từ nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa lên các lợi ích cơ bản của vùng.
Cuốn Giải quyết QHLI kinh tế trong q trình đơ thị hóa ở nước ta hiện nay
của Đỗ Huy Hà (2013) lại đề cập tới QHLI kinh tế trong bối cảnh của quá trình đơ
thị hố [61]. Theo tác giả, QHLI kinh tế là những mối quan hệ thể hiện nhu cầu,
11
động cơ khách quan về sự hoạt động của các đối tượng khi tham gia vào hoạt động
kinh tế xã hội và chịu sự quyết định của hệ thống quan hệ sản xuất. Bên cạnh đó, tác
giả cũng nghiên cứu về q trình đơ thị hóa và những mối QHLI diễn ra trong quá
trình này khi người dân bị thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho tiến
trình đơ thị hóa diễn ra ở một số địa phương điển hình trong cả nước như thủ đơ Hà
Nội. Cùng với đó là các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các bất cập cịn tồn đọng,
góp phần giải quyết hài hòa các QHLI giữa các chủ thể trong mối quan hệ trên.
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÒ,
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG THU HÚT FDI
1.2.1. Các cơng trình nƣớc ngồi
Các tác giả Andrea Fosfuri, Massimo Motta, Thomas Ronde (2001) với bài
viết "Foreign Direct Investment and spillovers through workers’ mobili" (Đầu tư
trực tiếp nước ngoài và lan tỏa thơng qua dịng chảy lao động) đã đánh giá rằng
thơng qua dịng chảy FDI, nguồn lao động, yếu tố cơng nghệ vơ tình được chuyển
từ một cơng ty sang cơng ty khác [104, pp.205-223]. Một công ty đa quốc gia có thể
chuyển giao một cơng nghệ vượt trội cho chi nhánh nước ngồi chỉ sau khi đào tạo
cơng nhân địa phương. Sau khi được đào tạo, cơng nhân này có thể được thuê bởi
một công ty địa phương và sự lan tỏa cơng nghệ có thể xảy ra. Ngay cả khi sự lan
tỏa này khơng xảy ra thì mức lương mà người cơng nhân này nhận được cũng có
tính cạnh tranh hơn nhằm tránh việc bị công ty khác thuê lại. Chính vì vậy, nhiều
cơng ty cơng nghệ cao thường đưa một lực lượng công nhân lõi từ công ty mẹ sang
chi nhánh đó để thay thế việc đào tạo cơng nhân địa phương. Tuy nhiên, chi phí đưa
cơng nhân lõi sang sẽ cao hơn. Do đó, tùy theo mức độ cạnh tranh của cơng nghệ
mà cơng ty đó sẽ có chính sách khác nhau, tạo nên sức lan tỏa của từng cơng nghệ
tại nước sở tại khác nhau. Chính vì vậy, tài liệu nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa trong
việc phân tích tác động của nguồn vốn FDI và lợi ích mà nước sở tại nhận được
thơng qua tác động đó.
Tác giả Dirk Willem te Velde (2001) đã khẳng định trong cuốn Government
policies towards inward Foreign Direct Investment in Developing Countries:
Implications for human capital formation and income inequality (Các chính sách
12
của chính phủ đối với FDI vào các nước đang phát triển: Những tác động đối với
việc hình thành vốn con người và bất bình đẳng thu nhập) rằng nguồn vốn FDI
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, làm tăng thu nhập quốc dân, tạo ra môi trường
kinh tế thuận lợi và giúp người dân giảm nghèo khi tạo ra công ăn việc làm cho họ
[111]. Tuy nhiên, FDI trong sản xuất thường chỉ SDLĐ lành nghề và vì vậy những
lao động tay chân thông thường sẽ không thực sự được hưởng lợi. Điều này tạo nên
sự bất bình đẳng về thu nhập tiền lương giữa lao động có trình độ và lao động phổ
thông. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị chính sách trong việc thu hút
nguồn vốn FDI nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng về tiền lương, đó là việc tập
trung cho giáo dục, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Hai tác giả Sourafel Girma, David Greenaway and Katharine Wakelin (2001)
trong bài tạp chí "Who benefits from Foreign Direct Investment" (Ai hưởng lợi từ
FDI) đã phân chia lợi ích nhận được từ nguồn vốn FDI làm hai loại: trực tiếp và
gián tiếp [127, pp.119-143]. Lợi ích trực tiếp chính là NLĐ trong các doanh nghiệp
FDI khi họ nhận được mức lương cao hơn. Lợi ích gián tiếp là việc các cơng ty nội
địa có cơng nghệ thấp có thể nhận được lợi ích gián tiếp thơng qua việc th lao
động có trình độ và tay nghề cao từ các công ty FDI. Tuy nhiên, các cơng ty có
cơng nghệ q thấp, trình độ kỹ thuật kém và không cạnh tranh được với các công
ty nước ngồi thì sẽ bị tổn hại nặng nề khi có sự tham gia của các cơng ty FDI vào
thị trường. Do vậy, nguồn vốn FDI vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu
cực đối với sự cạnh tranh của các công ty nội địa.
Tác giả Robert E. Lipsey (2004) với cuốn Home- and Host- Country Effects
of Foreign Direct Investment (Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nước
tiếp nhận đầu tư và nước đầu tư) đã đánh giá những tác động của FDI trong mối
quan hệ giữa quốc gia của công ty đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư [124]. Theo
đó, tác động của FDI đối với nước đi đầu tư ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ
giữa công ty mẹ tại quê nhà và công ty tại nước sở tại trong các khâu của quy trình
sản xuất cũng như ảnh hưởng tới các vấn đề lao động. Tác giả nhận định rằng các
công ty đầu tư FDI theo chiều ngang nên thay thế cho ngành xuất khẩu của các công
ty mẹ tại q nhà, ít nhất trong sản xuất vì sẽ giúp giảm chi phí đầu vào và tạo lợi
13
thế cạnh tranh hơn nhưng không phải trong ngành dịch vụ. Các cơng ty đầu tư FDI
theo chiều dọc có thể hỗ trợ cho xuất khẩu của công ty mẹ. Việc phân tích này sẽ có
ý nghĩa quan trọng cho mối QHLI giữa bên trao và bên nhận FDI.
Bài tạp chí "FDI and the effects on society" (FDI và tác động của nó với xã
hội) của Michelle Herman, Darla Chisholm và Hadley Leavell (2005) đã chỉ ra
những yếu tố ảnh hưởng tới QHLI của các chủ thể trong mối quan hệ FDI [119,
pp.6-26]. Theo các tác giả, trong hoạt động FDI có thể chia thành 2 mảng chủ thể
lớn là nước đi đầu tư hay doanh nghiệp FDI và nước sở tại nhận đầu tư hay NLĐ tại
nước sở tại. Từ các lý do trên, các tác giả cũng đã nghiên cứu và đánh giá tác động
2 chiều của hoạt động FDI. Yếu tố tích cực của FDI chính là tạo cơng ăn việc làm,
góp phần tăng nguồn thu thuế cho nước sở tại và góp phần phát triển cơng nghệ
cũng như kỹ năng tiếp cận và phát triển công nghệ, giúp doanh nghiệp FDI tiếp cận
thị trường kinh doanh mới cùng việc thắt chặt các yếu tố chính trị khác. Mặt khác,
FDI cịn có một số mặt tiêu cực khác ảnh hưởng tới xã hội, môi trường nước sở tại
như vấn đề nhân quyền, khoét sâu khoảng cách giàu nghèo, biến động tài chính,
hoạt động chuyển giá dưới nhiều hình thức như núp bóng nước trung chuyển để
tránh bị đánh thuế xuất khẩu và các vấn đề bất ổn xã hội... Từ đó, các tác giả cũng
đưa ra một số đề xuất nhằm hạn chế các mặt tiêu cực của FDI.
Các tác giả Nigel Drifield và James H. Love (2007) phân tích mối liên kết
cũng như tác động của nguồn vốn FDI tới hiệu quả sản xuất của nền kinh tế nước sở
tại trong bài tạp chí "Linking FDI motivation and host economy productivity
effects: conceptual and empirical analysis" (Mối liên hệ giữa động lực FDI và hiệu
quả năng suất của nền kinh tế nước sở tại: khái niệm và phân tích thực nghiệm)
[120, pp.460-473]. Bài nghiên cứu phân tích mối liên kết cũng như tác động của
nguồn vốn FDI tới hiệu quả sản xuất của nền kinh tế nước sở tại. Tác giả nhận định
hiệu ứng lan tỏa của nguồn vốn FDI tới nền kinh tế nước sở tại có xu hướng vừa
tích cực vừa tiêu cực, xong yếu tố tích cực vẫn chiếm phần nhiều hơn cả. Lợi ích
mà nền kinh tế sở tại nhận được từ nguồn vốn FDI thông qua sự lan tỏa năng suất từ
các doanh nghiệp đa quốc gia. Sự lan tỏa này có thể xảy ra trực tiếp thông qua các
liên kết xuôi và ngược với các công ty nội địa, thông qua việc cấp phép cho một
14
công nghệ cụ thể, thông qua mạng lưới nhà cung cấp hoặc các hợp đồng thầu phụ,
hoặc gián tiếp khi nguồn tri thức về các phương thức quản lý, vận hành và sản xuất
trở nên công khai và lan tỏa tới các doanh nghiệp nội địa. Một yếu tố khác chính là
tính di động của lực lượng lao động, nó có thể tạo ra sự lan tỏa về cơng nghệ hoặc
kiến thức chung khi các công nhân chuyển từ các doanh nghiệp FDI sang các công
ty nội địa. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu hiệu ứng
lan tỏa của nguồn vốn FDI tới các doanh nghiệp nội địa nhằm tăng hiệu quả năng
suất và cải thiện nền kinh tế nước sở tại.
Năm 2008, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đề cập tới các tác
động của FDI trong báo cáo The impact of Foreign Direct Investment on wages and
working conditions (Ảnh hưởng của FDI tới tiền lương và điều kiện làm việc) [121].
Cụ thể, bản báo cáo này nghiên cứu về tác động xã hội của nguồn vốn FDI đặc biệt
là tiền lương và điều kiện làm việc được cung cấp bởi các doanh nghiệp FDI tại
nước sở tại. Theo đó, mức lương do các doanh nghiệp FDI đề xuất đều cao hơn mặt
bằng chung lương tại các doanh nghiệp nội địa. Điều này đã gây nên sức ép cho các
doanh nghiệp nội địa, đồng thời tạo nên động lực phát triển cho các doanh nghiệp
nội địa. Các doanh nghiệp nội địa buộc phải cải tiến phương thức sản xuất hoặc
quản lý cũng như tạo mối liên kết trong chuỗi hoạt động với các doanh nghiệp khác,
bao gồm cả các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp nội địa. Đồng thời, với
sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa theo hướng tích cực hơn sẽ rút ngắn
khoảng cách lương giữa các nhân công tiêu chuẩn lõi và nhân công khác.
Các ảnh hưởng, tác động của FDI cũng được trình bày rõ trong bài tạp chí
quốc tế "The impact of horizontal and vertical FDI on host’s country economic
growth" (Tác động của đầu tư FDI theo chiều ngang và chiều dọc đối với tăng
trưởng kinh tế của nước sở tại) của các tác giả Sjoerd Beugelsdijk, Roger Smeets
and Remco Zwinkels [125, pp.452-472]. Các tác giả đưa ra các khái niệm về FDI
theo chiều ngang (HFDI) và FDI theo chiều dọc (VFDI). Sự khác biệt lớn nhất giữa
hai loại hình FDI này chính là mục đích và lợi ích căn bản mà nhà đầu tư hướng tới.
Đối với VFDI, nhà đầu tư mong muốn tận dụng các nguồn đầu vào giá rẻ như chi
phí nhân cơng giá rẻ, ưu đãi về chi phí nhà xưởng, thuế. Ngược lại, nhà đầu tư theo
15
hình thức HFDI lại có nhu cầu thực hiện q trình sản xuất tại nước đó nhằm hỗ trợ
cho hoạt động xuất khẩu tại nước mẹ bằng việc tiếp cận thị trường mới, tránh chi
phí thương mại, chi phí xuất nhập khẩu, vừa là chi phí vận chuyển vừa là rào cản
thương mại. Đồng thời, đối với mỗi hình thức đầu tư FDI đều có các tác động nhất
định tới nước sở tại về cả tích cực cũng như tiêu cực. Tuy nhiên, đối với các quốc
gia phát triển, tuy ban đầu mục đích mà nhà đầu tư hướng đến có khác nhau song
trong q trình hoạt động và sản xuất vẫn có sự đan xen về hai hình thức này. Đây
là nguồn tài liệu có tính hiệu quả cao, hỗ trợ các quốc gia sở tại trong việc phân loại
và tiếp nhận các nguồn đầu tư tùy theo mục đích và đường hướng phát triển theo
từng giai đoạn của quốc gia đó.
1.2.2. Các cơng trình trong nƣớc
Cuốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp của
Trần Xuân Tùng (2005) [97] phân tích xu hướng vận động và vai trò khách quan
của FDI trong q trình phát triển KT-XH của nước ta, từ đó chỉ ra tác động của
FDI đối với sự phát triển KT-XH của Việt Nam cùng những hạn chế cần khắc phục.
Từ việc xác định các nguyên nhân của các hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp
chủ yếu tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả nguồn vốn FDI ở nước ta.
Các giải pháp hướng vào xây dựng chiến lược thu hút FDI; hoàn thiện môi trường
đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư; chú trọng phát triển nguồn nhân lực.
Cuốn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và
trình độ cơng nghệ của Việt Nam của các tác giả Lê Hữu Nghĩa và Lê Văn Chiến
(2014) [69] phân tích thực trạng FDI ở Việt Nam từ năm 1988 đến 2014. Các tác
giả khẳng định nguồn vốn FDI có nhiều vai trị tích cực đối với sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam, nó giúp tăng sản lượng kinh tế, thúc đẩy ngoại thương Việt
Nam, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập NLĐ, đóng góp ngân sách nhà nước.
Các doanh nghiệp nước ngồi có thể thâu tóm thị trường trong nước, thu hẹp sản
xuất của các doanh nghiệp nội địa. Nhưng thông qua dịch chuyển lao động cùng với
các hình thức hợp tác, liên doanh, nhà thầu phụ, các doanh nghiệp nội địa có thể
tiếp cận với công nghệ mới, nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó góp phần nâng cao
năng suất lao động chung.