SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHĨA TÂM
BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Kỹ thuật cơng nghiệp
DÙNG MƠ HÌNH MẶT PHẲNG CHIẾU
TRONG GIẢNG DẠY CÁC BÀI HÌNH CHIẾU MÔN
CÔNG NGHỆ LỚP 8
Tác giả : Phan Dũng Thành
Trình độ chun mơn: Cao đẳng sư phạm kỹ thuật điện tử
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS và THPT Nghĩa Tâm
Yên Bái, ngày 29 tháng 01 năm 2022
1
2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Dùng mơ hình mặt phẳng chiếu trong giảng dạy các bài
hình chiếu mơn cơng nghệ lớp 8
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Các bài hình chiếu của vật thể môn công
nghệ lớp 8
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020
5. Tác giả:
Họ và tên: Phan Dũng Thành
Năm sinh: 1980
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Kỹ thuật điện tử
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS và THPT Nghĩa Tâm
Địa chỉ liên hệ: Thôn Tho, xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0942 574 279
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công giảng dạy mơn Cơng nghệ 8,
trong q trình giảng dạy các bài về hình chiếu của vật thể, bản thân tơi đã sử
dụng theo phương pháp dạy thông thường là tranh ảnh giáo khoa và các vật mẫu
trong bộ thiết bị dạy học môn công nghệ 8 được Bộ GD&ĐT trang bị. Nhưng qua
các bài học phần hình chiếu tơi nhận thấy học sinh vẫn mắc phải một số thiếu sót
sau:
- Nhận biết các hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng trên bản
vẽ còn lúng túng.
- Sắp xếp các hình chiếu đứng đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng trên
bản vẽ chưa đúng.
- Khi vẽ các hình chiếu của một vật thể, tương quan kích thước các chiều
của các hình chiếu chưa đúng.
- Một số học sinh cịn nhầm lẫn giữ hình chiếu vng góc và hình chiếu
trục đo.
Kết quả bài kiểm tra, năm học 2019 - 2020 ở khối lớp 8 sau khi học xong
phần I - Vẽ kỹ thuật, với 103 học sinh:
3
Thiếu sót của học sinh
Số học
Tỉ lệ%
sinh
Lúng túng khi nhận diện các hình chiếu trên bản vẽ
25
24,2
Sắp xếp vị trí các hình chiếu chưa đúng
50
48,5
Tương quan kích thước các chiều của các hình chiếu chưa đúng
30
29,1
Nhầm lẫn giữa hình chiếu vng góc và hình chiếu trục đo
15
14,5
Chính vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học các bài học phần vẽ kỹ thuật
công nghệ lớp 8, tôi đã nghiên cứu và áp dụng giải pháp “Dùng mơ hình mặt
phẳng chiếu trong giảng dạy các bài hình chiếu mơn cơng nghệ lớp 8” và đưa vào
giảng dạy trong năm học 2020 - 2021 nhằm giúp học sinh hiểu rõ về các mặt
phẳng chiếu, hướng chiếu, vị trí các hình chiếu và sự tương quan về kích thước
của các hình chiếu đứng, chiếu bằng, chiếu cạnh.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Dùng mơ hình mặt phẳng chiếu kết hợp với mẫu vật, tranh ảnh giáo khoa,
chùm tia sáng để hình thành và khắc sâu kiến thức về phân biệt các mặt phẳng
chiếu, hướng chiếu, vị trí các hình chiếu từ đó học sinh xác định chính xác được
vị trí các mặt phẳng chiếu, hướng chiếu, vị trí các hình chiếu và sự tương quan
giữa hình dạng, kích thước các chiều của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.
- Nội dung giải pháp
Dùng mặt phẳng chiếu kết hợp với vật thể, tranh sách giáo khoa, chùm tia
sáng để làm rõ khái niệm về hình chiếu, các phép chiếu, vị trí các mặt phẳng chiếu,
hướng chiếu và hình chiếu của vật thể tương ứng, sự tương quan giữa hình dạng,
kích thước các chiều của vật thể trong các bài hình chiếu mơn cơng nghệ 8.
Cách thức thực hiện:
Giáo viên sử dụng mặt phẳng chiếu kết hợp với mơ hình vật thể cùng với
tia sáng để giảng dạy các bài hình chiếu
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị (giáo viên)
+ Mơ hình ba mặt phẳng chiếu: làm từ bìa caton của thùng giấy A4; gỗ dán
hoặc tấm alu kết hợp với các bản lề (chi phí ngun vật liệu khoảng 100 nghìn
đồng), có nam châm ở mặt phẳng chiếu để có thể gắn lên bảng từ.
+ Mơ hình vật thể trong các bài học (bài 2, bài 4, bài 6, bài 8): làm từ các
bìa caton, xốp và dùng keo dán, băng dính để gắn.
4
+ Phụ kiện: đế kê vật thể bằng nhựa trong, đèn pin có pha lớn (từ 80 đến
100 ngàn đồng), giá đỡ đèn pin (điều chỉnh được độ cao): sử dụng giá và kẹp từ
bộ dụng cụ của bộ môn vật lí
Bước 2: Tiến hành
+ Giáo viên dùng mơ hình ba mặt phẳng chiếu cùng vật thể và gắn lên trên
bảng từ ở vị trí mà học sinh quan sát được nhiều nhất.
+ Giáo viên dùng đèn pin tạo ra các tia chiếu để chiếu vật thể lên các mặt
phẳng chiếu để học sinh quan sát các hình chiếu thu được trên mặt phẳng chiếu.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thình trong sgk và gọi học sinh
lên bảng chỉ vị trí và tên của các mặt phẳng chiếu hoặc hình chiếu trên mơ hình
mặt phẳng chiếu, sau đó giáo viên chốt kiến thức
Ví dụ: Dùng mặt phẳng chiếu để dạy mục III-Các hình chiếu vng góc
trong bài 2-Hình chiếu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
III-Các hình chiếu vng góc
1. Các mặt phẳng chiếu
- GV gắn các mặt phẳng chiếu cùng mơ
hình vật thể như hình 2.3 sgk lên bảng
- GV u cầu HS quan sát mơ hình trên
bảng với hình ảnh trong sgk. Chỉ rõ vị
trí, tên gọi các mặt phẳng hình chiếu
trên mơ hình mặt phẳng
- HS lên bảng trình bày
- GV mời HS khác nhận xét
- GV kết luận
- Mặt phẳng chính diện gọi là mặt
phẳng chiếu đứng.
- Mặt phẳng nằm ngang gọi là mặt
phẳng chiếu bằng
- Mặt bên phải gọi là mặt phẳng chiếu
cạnh
2. Các hình chiếu
- GV dùng ánh sáng của đèn pin chiếu
từ trước tới vật thể để tạo ra hình chiếu
trên mặt phẳng chiếu đứng.
- GV đặt câu hỏi: Hình chiếu thu được
gọi là hình chiếu gì? Thuộc mặt phẳng
5
chiếu nào? Có hướng chiếu như thế
nào?
- HS trả lời
- Hình chiếu đứng thuộc mặt phẳng
- GV mời HS khác nhận xét
chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới
- GV kết luận
- Hình chiếu bằng thuộc mặt phẳng
chiếu bằng có hướng chiếu từ trên
- Với hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng xuống
GV thực hiện tương tự như với hình - Hình chiếu cạnh thuộc mặt phẳng
chiếu đứng
chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang
- Tính mới, sự khác biệt của biện pháp:
Sử dụng mơ hình mặt phẳng chiếu, vật thể tự làm để phục vụ quá trình
giảng dạy giúp giáo viên dễ dàng đạt được các mục tiêu của các bài học hình chiếu
mơn cơng nghệ lớp 8.
3. Khả năng áp dụng của biện pháp:
Biện pháp dùng mặt chiếu trong giảng dạy các bài hình chiếu có thể áp
dụng để giảng dạy các bài 2, bài 4, bài 6 và bài 8 trong chương trình cơng nghệ
lớp 8 hiện hành.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
biện pháp
Khi thực hiện biện pháp “Dùng mơ hình mặt phẳng chiếu trong giảng dạy
các bài hình chiếu mơn cơng nghệ lớp 8” trong năm học 2020 – 2021, tôi nhận
thấy học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, phát huy được tính tích cực,
chủ động của học sinh trong q trình học.
Kết quả bài kiểm tra sau khi HS học xong phần I- Vẽ kỹ thuật, năm học
2020 - 2021 với 97 học sinh lớp 8:
Thiếu sót của học sinh
Số học
Tỉ lệ%
sinh
Lúng túng khi nhận diện các hình chiếu trên bản vẽ
11
11,3
Sắp xếp vị trí các hình chiếu chưa đúng
17
17,5
Tương quan kích thước các chiều của các hình chiếu chưa đúng
12
12,3
3
3,1
Nhầm lẫn giữa hình chiếu vng góc và hình chiếu trục đo
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
6
+ Giáo viên phải chuẩn bị các mặt phẳng chiếu để có thể gắn được lên bảng
từ, có thể tập dụng vật liệu như giấy bìa caton hoặc bằng gỗ dán hoặc tấm alu;
mua sắm đèn pin, giá đỡ đèn pin
+ Giáo viên phải chuẩn bị các mơ hình vật thể trong các bài học.
6. Tài liệu gửi kèm:
- Ảnh chụp các mặt phẳng chiếu bằng bìa caton
- Ảnh chụp cảnh chiếu vật thể lên mặt phẳng chiếu đứng bằng đèn pin
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tơi xin cam kết biện pháp “Dùng mơ hình mặt phẳng chiếu trong giảng dạy
các bài hình chiếu mơn công nghệ lớp 8” là sản phẩm của cá nhân không sao chép
hoặc vi phạm bản quyền của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Yên Bái, ngày 29 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phan Dũng Thành
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
7
Ảnh chụp các mặt phẳng chiếu bằng bìa caton
8
Ảnh chụp cảnh chiếu vật thể lên mặt phẳng chiếu đứng bằng đèn pin