Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Đề và đáp án học sinh giỏi quốc gia môn sinh học năm học 20202021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 34 trang )

B ộ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
£)È TH I CHÍNH T I

BAN CHINH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao để)
Ngày thi thứ nhất: 25/12/2020
(Đe thi có 05 trang, gồm 12 câu)

Câu 1 (1,5 điểm)
Hình 1.1 mơ tả sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN
nhân tế bào động vật lưỡng bội (2n) qua các pha của chu kì tế
bào. Cohesin là prơtêin gắn kết các crômatit chị em dọc chiều
dài của chúng và condensin là prơtêin giúp đóng xoắn (cơ đặc)
sợi nhiễm sắc.
a) Vẽ lại đồ thị Hình 1.1 vào bài làm và ghi vị trí các pha của
chu kì té bào bằng các chữ cái tương ứng Gi, Ơ2, M và s,
đánh dấu kí hiệu hoa thị (*) vào thời điểm sinh tổng hợp
phần lớn histơn và kí hiệu tam giác (A) vào thời điểm lắp ráp
nuclêơxơm.
b) Hình nào (Hình 1.1 hay Hình 1.2) mơ tả chu kì tế bào của tế
bào phơi sóm? Giải thích.
c) Ti lệ hàm lượng cohesin/condensin có trên nhiễm sắc thể từ
đầu pha Ũ2 tới đầu kì sau của pha M tăng hay giảm?
Giải thích.
d) Điều gì xảy ra với tế bào nếu nồng độ cohesin khơng đổi từ
kì giữa tới cuối kì sau của pha M? Giải thích.


0 3 6 9 12 15 18 21
H ình 1.1 Thời gian (giờ)

0 3 6 9 12 15 18 21
H ình 1.2 Thời gian (giờ)

Câu 2 (2,0 điểm)
Hình 2.1 biểu thị một phần cấu
Ơligơsaccarit
trúc màng sinh chất của tế bào hồng
cầu (X, Y, z là các prôtêin màng, w là
prôtêin khung xương tể bào). Hlnh 2.2
biểu thị phân bố của các loại
phôtpholipit (SM, PS và các
phôtpholipit khác) theo tỉ lệ phần
trăm về hai phía màng sinh chất của
Bề mặt trong
tế bào hồng cầu ở thú. Việc bổ sung
H ình 2.1
một đoạn ngắn các phân tử đường
(ôligôsaccarit) vào phân tử prôtêin hoặc phơtpholipit bởi enzim gọi là sự glicơsin hóa. Các SM được
glicơsin hóa, trong khi các PS mang các nhóm chức cacbôxyl và amin ở đầu ưa nước.
a) So sánh sự phân bố mỗi loại phôtpholipit và prôtêin ở bề
□ Bề mặt trong ■ Bề mặt ngoài
mặt ngoài và bề mặt ừong của màng sinh chất tể bào hồng cầu.
b) Phần lớn sự glicơsin hóa phơtpholỉpit và prơtêin diễn ra Khác
ở bào quan nào của tế bào gốc tủy (tế bào sinh hồng cầu)?
Nêu vai trị của sự biến đổi hóa học này.
PS
c) Trong mao mạch, tế bào hồng cầu dạng đĩa bầu dục

chuyển động nhanh hơn dạng đĩa tròn, ở trạng thái không
SM
kết họp với Ơ 2, hêmôglôbin (Hb) liên kết chặt với prôtêin
X (ái lực của prôtêin X với Hb cao hơn so với prôtêin Z).
0
10.
20
30
Khi mô cơ trơn đang hoạt động bình thường, tốc độ
Phân bố phơtpholipit (%)
chuyển động của hồng cầu ở đầu mao mạch và cuối mao
Hình 2.2
mạch của cơ trơn đó khác nhau như thế nào? Giải thích.
1/5


Câu 3 (3,0 điểm)

Phagơ lambda (X) có thơng tin di truyền là ADN sợi kép, mạch thẳng (dsADN). Khi xâm nhập vào
Escherichia colỉ, dsADN của nó cỏ thể tồn tại độc lập, làm tan tế bào chủ hoặc gắn với ADN hệ gen của
té bào chủ, không làm tan tế bào chủ.
Virut HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) thuộc nhóm retrovirus có vật liệu di
truyền là ARN sợi đơn mạch dưong viết tắt là ssARN(+) được tái bản bởi enzim phiên mã ngược (RTaza).
Virut SARS-Cov.2 thuộc nhóm Coronavirus có vật liệu di truyền cũng là ssARN(+) song được tái bản
bởi replicaza (RdRP) là một enzim ARN pưlimeraza dùng ARN làm mạnh khn,
a) Hình 3.1 minh họa sơ đồ dịng thơng tin di Nhân đơi
trun ở câp độ phân tử điên hình. Hãy vẽ sơ
Dịch mã
Prơtêin
^A D N —

mã > ARNđồ dịng thơng tin di truyền phù hợp với mỗi
loại: phagơ X, Coronavirus và retrovirus.
Hình 3.1
b) So sánh hoạt động của dsADN ở phagơ X với
dsADNc của HIV khi gắn với ADN hệ gen tế bào chủ.
c) Bằng cách nào virut SARS-Cov.2 có thể tổng họp được mARN của bản
thân nó trong tể bào chù?
d) Thuốc Hivid, tên gọi khác của điđêơxy-xitơzin (ddX; cơng thức hóa học
được minh họa ở Hình 3.2), là thuốc phịng chống AIDS nhờ chức năng
ức chế tổng họp dsADNc. Thuốc nảy có nhiều khả năng ức chế enzim
RdRP của Coronavirus khơng? Giải thích.
Hình 3.2
Câu 4 (1,0 điểm)
Trong giâm cành, cách cắm cành vào đất ảnh hường đến sự ra rễ. Mỗi cành giâm gồm 2 đầu: đầu già
là đầu hướng gốc, đầu non là đầu hướng ngọn. Lấy 60 đoạn thân cây sắn (khoai mì) có nhiều mấu (mắt)
với chiều dài bằng nhau, độ tuổi như nhau, chia thành hai nhóm bằng nhau và cắm vào đất theo hai cách.
Cách 1: cắm đầu già xuống đất (nhóm thí nghiệm 1). Cách 2: cắm đầu non xuống đất (nhóm thí nghiệm 2).
Các điều kiện ờ 2 nhóm thí nghiệm là như nhau. Sau 10 ngày, quan sát thấy: ở nhóm thí nghiệm 1 cả 30
đoạn thân đều ra rễ; ở nhóm thí nghiệm 2 khơng có đoạn thân nào ra rễ.
a) Tại sao có sự khác biệt về số đoạn thân ra rễ giữa nhóm thí nghiệm 1 và nhóm thí nghiệm 2?
b) Khi quan sát rễ dưới kính hiển vi, nhận thấy: ở vùng rễ non, tế bào thuộc miền phân chia có kích thước
nhỏ; đến gần miền trường thành (miền có lơng hút xuất hiện), tế bào có kích thước lớn hơn nhiều lần,
thành tế bào dày hơn. Thành tế bào, màng sinh chất và nhân tham gia như thế nào trong q trình tăng
kích thước tế bào? Auxin có vai trị gì trong q trình này?
Câu 5(1,5 điểm)
Ở một lồi thực vật, rễ câv có hỉnh thành nốt sần khi nhiễm Rhizobium. Một nghiên cứu được tiến
hành ờ loài thực vật này trên 2 nhóm thí nghiệm trong cùng một điều kiện: (1) nhóm cây bình thường
(cây KD) và (2) nhóm cây đột biển (cây ĐB). Cây ĐB có đặc điểm giảm khả năng sử dụng nitơ so với
cây KD. Bảng 5.1 cho thấy giá trị trung bình của khối lượng chồi/cây và số lượng nốt sần/cây ở hai nhóm
thí nghiệm này. Bảng 5.2 cho thấy các giá trị này sau khi tiến hành ghép các cây ĐB và cây KD theo hai

cách khác nhau.

CâyKD
Cây ĐB

Bảng 5.1_______________
Khối lượng chồi (g) Số lượng nốt sần
80
59
52
105

Bỗng 5.2
Khối lượng chồi (g)
Cây ghép: chồi KD - rễ ĐB
82
Cây ghép: chồi ĐB - rễ KD
48

Số lượng nốt sần
52
108

Dựa trên kết quả thí nghiệm, hãy trả lời các câu hỏi sau và giải thích:
a) Sinh trưởng của chồi và số lượng nốt sần ở rễ cây có mối tương quan như thế nào?
b) Tín hiệu kích thích tăng số lượng nốt sần là từ chồi hay từ rễ cây?
c) Vi khuẩn Rhizobium sống tự do trong đất có khả năng cố định nitơ khơng?
2/5



Câu 6 (1,5 điểm)

Cồn (đồi) cát ven biển là một trong những nơi nắng
nóng và khơ hạn, khơng thuận lợi cho nhiều lồi sinh vật
sinh sống. Một thí nghiệm được tiến hành nhằm tìm hiểu
đáp ứng của hai lồi cỏ (D và E) trong điều kiện khô hạn
nhân tạo, trong đó mỗi cây được trồng riêng rẽ trong các
ống cao chứa cát với điều kiện thí nghiệm như nhau. Khối
lượng trung bình của rễ (Hình 6.1) và thế nước ở lá (Hình 6.2)
của hai lồi được theo dõi trong 20 ngày không được tưới
nước. Kết quả cũng cho thấy lớp cát sâu nhất trong các
ống thí nghiệm chỉ tìm thấy rễ của lồi D.
a) Hãy phân tích sự biến đổi khối lượng rễ và thế nước ở
lá của hai loài cỏ D và E khi không được tưới nước.
Sự thay đổi thế nước ở lá cây có liên quan như thế nào
tới sự sinh trưởng của rễ ở hai loài này?
b) Lồi nào thích nghi tốt hơn với điều kiện sống ở cồn
cát ven biển? Đặc điểm sinh trưởng của rễ lồi này
thích nghi với mơi trường sống khơ hạn như thế nào?

0

5

0

5

10


10
Hình 6.2

15

20

15

20
Ngày

Câu 7 (1,5 điểm)
Quang họp ở thực vật gồm pha sáng và pha tối.
Trong đó, pha sáng là q trình chuyển hóa năng
lượng ánh sáng mặt trời và tích trữ trong các hợp
chất ATP, NADPH sỗ được dùng cho pha tối. Hình 7
minh họa vị trí tác động ức chế chuỗi truyền điện
tử pha sáng của diuron (một chất ơxi hóa).
a) Sự tổng họp ATP và NADPH của pha sáng bị
tác động bởi diuron như thế nào? Giải thích.
b) Hiệu quả tác động lên quang họp của một chất
X khi ức chế chuỗi truyền điện tử 1 nhanh hơn
hay chậm hơn so với khi ức chế chuỗi truyền
điện tử 2? Giải thích.

Áp suất (mmHg)

Câu 8 (2,0 điểm)
Hình 8 biểu thị sự thay

764
đổi thể tích và áp suất ở một
số cơ quan hơ hấp trong q
760
trình hít thở của một người
khỏe mạnh bình thường lúc
756
nghỉ ngơi.
752
a) Hãy cho biết các đường
đồ thị (1), (2), (3) tương
Thời gian (giây)
ứng với chi số nào sau
Hình 8
đây: áp suất khoang
màng phổi; áp suất phổi;
thể tích phổi? Giải thích. Biết rằng áp suất khí quyển là 760 mmHg.
b) Thể tích thơng khí phút là thể tích khí lưu thơng qua phổi trong 1 phút. Từ số liệu ở Hình 8 hãy nêu
cách tính và tính thể tích thơng khí phút (L/phút) của người này lúc nghi ngơi.
c) Hãy nêu cách tính và tính cung lượng tỉm (lưu lượng tim) theo đơn vị L/phút, biết rằng: trong 16 phút,
lượng Ơ2 người này tiêu thụ là 4 L; lượng O2 trong máu động mạch cung cấp cho mô và lượng O2
trong máu tĩnh mạch rời mô lần lượt là 20 mL 0 2 /dL máu và 15 mL 0 2 /dL máu (ldL = 100 mL).
3/5


Câu 9 (2,0 điếm)

Hình 9.1 biểu thị sự thay đổi áp ỉực trong tâm nhĩ trải, tâm thất trái và động mạch chủ của chu kì hoạt
động tim ở một người trưởng thành bình thường lúc nghỉ ngơi. Dấu “o” trên Hình 9.1 phân chia các pha
(từ (1) đến (5)) của một chu kì hoạt động tim. Hình 9.2 và Hình 9.3 biểu thị sự thay đổi này ở 2 người,

mỗi người mắc một dị tật về van tim.

a) Van động mạch chủ (van bán nguyệt bên trái) ở trạng thái đóng tại các pha nào trong số các pha từ (1)
đến (5) biểu thị ờ Hình 9.1? Giải thích.
b) ở pha (5) (Hình 9.1) máu có từ tĩnh mạch chảy vào tâm nhĩ khơng? Giải thích.
c) Hãy cho biết mỗi Hình 9.2 và Hình 9.3 biểu thị tương ứng với 2 người nào trong 3 người sau: (1)
người bị hở van hai lá (van nhĩ thất bên trái); (2) người bị hở van động mạch chủ; (3) người bị hẹp
van động mạch chủ? Giải thích.
Câu 10 {2,0 điềm)
a) Ở người, tốc độ lọc ở cầu thận và quá trình tái hấp thu nước ở ống thận ành hưởng đến lượng nước
tiểu. Tốc độ lọc ở cầu thận là lượng dịch lọc được tạo thành ở cầu thận trong một phút (mL/phút). Tốc
độ lọc phụ thuộc vào hệ số lọc và áp suất lọc (áp lực lọc). Hệ số lọc là lượng dịch qua màng trong 1
phút ở áp suất lọc là 1 mmHg.
(1) Hãy nêu cách tính và tính tốc độ lọc ở một cầu thận. Biết rằng, tại cầu thận đó có áp suất thủy tĩnh
(huyết áp) trong mao mạch là 55 mmHg, áp suất keo huyết tương là 28 mmHg, áp suất thủy tĩnh
trong lòng bao Bowman là 17 mmHg, áp suất keo trong lòng bao Bowman là 0 mmHg, hệ số lọc
là 12 mL/phút/mmHg.
(2) So với trạng thái bình thường trước khi bị bệnh, người bị bệnh hẹp động mạch thận (đường kính
động mạch nhỏ) và người bị bệnh tuyến n khơng tiết hoocmơn ADH có lượng nước tiểu tăng
hay giảm? Giải thích.
b) Hình 10 biểu thị sự thay đổi về lượng thức ăn và tốc độ tiết H+ trong dạ dày sau bữa ăn của một người
khỏe mạnh bình thường. Hãy trả lời các câu hỏi sau và giải thích:
(1) Hai đường đồ thị (m) và (n), đường nào biểu thị sự thay đổi về lượng thức ăn trong dạ dày, đường
nào thể hiện sự thay đổi về tốc độ tiết H+ của tể bào viền (tế bào đỉnh) tuyến vị?
(2) Tốc độ tiết dịch mật ở người này sau bữa ăn
1,5 giờ tăng hay giảm so với ữước bữa ăn 20
phút?
(3) Ngưịi có tế bào viền tăng tiết HC1 quá mức có
nồng độ hoocmồn secretin huyết tương sau
bữa ăn cao hơn hay thấp hơn so với người

khỏe mạnh bình thường ăn cùng lượng thức ăn
và thành phần chất dinh dưỡng?
(4) Người có thụ thể hoocmơn gastrin bị bất hoạt
có tốc độ tiết H+ của tế bào viền sau bữa ăn
cao hơn hay thấp hơn so với người bình
thường ăn cùng lượng thức ăn và thành phần
chất dinh dưỡng?
4/5


Câu 11 ụ , 0 điểm)
Hình 11 biểu thị sự biến đổi hoocmôn và phát triển nang trứng trong một chu kì sinh đục ở phụ nữ.
Biết rằng P, Q là 2 trong 3 hoocmôn: LH, ơstrôgen, prôgestêron.
a) Nồng độ trung bình của hoocmơn Q ở người
phụ nữ tại thời điểm sau mãn kinh cao hon
hay thấp hon so với thịi điểm người đó đang
trong độ tuổi sinh sản? Giải thích.
b) Nồng độ trung bình của hoocmơn p ở người
phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị ưu năng vỏ
tuyến trên thận (dẫn đến có nồng độ
testostêrơn cao) cao hon hay thấp hon so với
người phụ nữ khỏe mạnh bình thường cùng
độ tuổi? Giải thích.

c) Nồng độ trung bình của hoocmơn FSH của
Hình ỉ ỉ
người phụ nữ đang uống một loại thuốc tránh
thai hằng ngày cao hon hay thấp hơn so với thời điểm không uống thuốc tránh thai? Giải thích. Biết
rằng thuốc ừánh thai đó chứa hoạt chất ethinylestradiol (tác dụng tương tự ơsữôgen) và desogestrel
(tác dụng tương tự prôgestêron).

Câu 12 ụ , 0 điểm)
Bảng 12 biểu thị nồng độ ion và một số chất bổ sung trong môi trường nuôi cấy ờ ống nghiệm đối
chứng (ĐC) và 4 ống nghiệm thí nghiệm (TN1, TN2, TN3, TN4). Lấy 5 nơron cùng loại cùa loài mực
ống (dịch nội bào đều có nồng
Bảng 12
độ Na+ là 15 mM và K+ là 150
■—
Óng nghiệm
mM), mỗi nơron đưa vào một Thành phân
TN4
ĐC
TN1
TN2
TN3
ổng nghiệm, tiếp đó ghi điện mơi trường ni c ấ y ~ '- " ^ ^
thế nghỉ và điện thế hoạt động Nồng độ Na+ (mM)
150
150
150
165
150
của các noron này trong cùng
Nồng độ K+ (mM)
3
5
5
5
5
một điều kiện kích thích.
Chất làm giảm tính thấm của

Khơng
Khơng
Khơng
Khơng

Hình 12.1 biểu thị giá trị màng tế bào với K+
điện thế màng của nơron trong Chất làm giảm tính thấm của
Khơng
Khơng
Khơng
Khơng

ống nghiệm ĐC ở trạng thái màng tế bào với Na+
nghỉ và sau khi bị kích thích.
■>+30
Hình 12.2 thể hiện tính thấm
tương đối của màng nơron
này khi bị kích thích.
a) Cho biết đường đồ thị (1),
(2) ờ Hình 12.2 biểu thị
tính thấm của ion nào trong
0
1 2
4
5
2
3
4
số các ion: C l\ Ca2+, K+,
Thời gian (mili giây)

Kích thích
Thời gian (mili giây)
Na+? Giải thích.
Hình 12.1
Hình 12.2
b ) Giá trị điện thế nghi ghi
được ở nơron trong ống nghiệm TN1 cao hơn hay thấp hơn so với nơron ừong ống nghiệm ĐC?
Giải thích.
c) Neu giá trị điện thế nghi ghi được là -60 mV thì nó phù họp hơn cả với nơron trong ống thí nghiệm
nào (TN1, TN2, TN3, TN4)? Giai thích.
d) Neu kích thích tới ngưỡng nơron trong ống nghiệm TN2 thì biên độ (độ lớn) điện thế hoạt động ghi
được thay đổi như thế nào (tăng, giảm) so với giá trị ghi được ở nơron trong ống nghiệm ĐC?
Giải thích.
-----------------------------h ế t ---------------------------• Thí sình khơng được sử dụng tài liệu. • Giám thị khơng giải thích gì thêm.
5/5


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỔC GIA THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ hai: 26/12/2020
(Đề thi có 05 trang, gồm 12 câu)

ĐẺ TỷU CHINH ỊH Ư C

BANCH1NH


Câu 1 (1,5 điểm)
Lát cắt của nhiều loại quả để ngồi khơng khí sẽ chuyển sang màu nâu là do hoạt động của enzim
catechol oxidaza (COX) xúc tác cho phản ứng: Catechol + Ö2 Quinone + H2O.
Thí nghiệm ỉ: Sử dụng một lượng xác định COX xúc tác ở 30°C, pH tối ưu = 6,5 để xem xét ảnh
hường của nồng độ catechol tới hoạt tính COX (Hình 1.1).
§8 0
Thí nghiệm 2: COXp là đột biến ở vùng khởi động, COXs là đột Ịg
biến thay thế một số nuclêơtit vùng mã hóa trung tâm hoạt động I ,60
của COX. Hàm lượng COX từ quả của cây không đột biến (E) và Jf 40
các cây đột biến (E1 và E2) được định lượng (Hình 1.2). Các COX I
được tách chiết từ quả cây mang đột biến COXp và COXs để kiểm Ồ20
tra hoạt tính ở 30°C với cùng lượng enzim sử dụng trong thí „g 0
nghiệm 1. Hình 1.3 biểu thị hoạt tính của COX từ các cây đã đột H 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
biến ở pH tối ưu và Hình 1.4 biểu thi ảnh hưởng của pH tới hoat
N°n8 đtính của cox.
mnh11

E

El

Hình 1.2

E2

0

1


2

3

4

5

6

7

*

9

Nồng độ catechol (mM)
Hỉnh 1j

0

1

2

3

4

5


6

7

8

9

pH

10

Hình 1.4

a) Hãy nhận xét về ảnh hường của nồng độ cơ chất đến tốc độ phản ứng xúc tác bởi COX ở Hình 1.1.
b) Khi lấy quả cà trắng ra từ bình muối cà, để trên đĩa ngồi khơng khí một lúc thì thấy hiện tượng quả
cà bị thâm nâu. Hãy giải thích hiện tượng này.
c) El và E2 tương ứng với thể đột biến COXp hay COXsl Giải thích.
d) Catechol oxidaza từ cây mang đột biến COXp và COXs tương ứng với đường cong nào: (1) hay (2)
trong Hình 1.3; (pl) hay (p2) trong Hình 1.4? Giải thích.
Câu 2 (1,5 điểm)
Histôn và ADN là hai thành phần cơ bản của chất nhiễm
Axêtyl-CoA
CoA
sắc ở sinh vật nhân thực. Hình 2 mơ tả sự axêtvl hóa (gắn
gốc axêtyl bởi enzim axetylaza) và đêaxêtyl hóa (loại bỏ gốc
Axetylaza
axêtyl bời enzim đêaxêtylaza) phân tử histơn. Khi khơng AxetylfC
được axêtyl hóa thì histơn cỏ ái lực cao với ADN vả ngăn

Histôn
His¡tôn
cản hoạt động của bộ máy phiên mã (ARN pưlimeraza). Khi
Đêaxêtylaza
được axêtyl hóa thì lực liên kết (ái lực) của histôn với ADN
Axêtyl
giảm. Một gen có vùng điều hịa chứa đoạn trình tự tăng
Hình 2
cường (sẵn có trên phân tử ADN) là vị trí liên kết đặc hiệu
của yếu tố phiên mã. Yếu tố phiên mã này gắn kết với axetylaza từ trước và đưa enzim đến vùng NST
mang gen. Biêt răng, histôn và yếu tổ phiên mã liên kết ở 2 bề mặt khác nhau của phân tử ADN sợi kép
nên chúng không cạnh ừanh với nhau khi liên két ADN trong vùng NST mang gen này.
a) Trong mỗi điều kiện dưới đây, gen có được phiên mã hay khơng? Giải thích. Biết rằng có đầy đủ các
điêu kiện khác cho q trình phiên mã.
Điều kiện (1): Histơn chưa được biến đổi hóa học, khơng có yếu tố phiên mã, có enzim axetylaza.
Điều kiện (2): Đêaxêtyl hóa histơn, có yểu tố phiên mã, khơng có enzim axetylaza.
Điều kiện (3): Có yếu tố phiên mã, có enzim axetylaza.
1/5


b) PPARỵ là prơtêin u tố phiên mã hoạt hóa các gen tích lũy mỡ vào mơ mỡ. PPARy được hoạt hóa
khi được axêtyl hóa. ứ c chế hoạt động enzim đêaxêtylaza có xu hướng làm thay đổi sự tích lũy mỡ
như thế nào (tăng hay giảm)? Giải thích.
c) Di truyền ngoại gen (epigenetics) giải thích sự biệt hóa giữa các mơ trong cơ thể đa bào do biến đổi
hóa học cùa NST (gồm cả sự biến đổi hóa học histôn nêu trên) mà không liên quan đến sự thay đổi
ừình tự nuclêơtit trên ADN. Hai nhóm tế bào của cùng một mơ có kiểu hình khác nhau do sự biểu
hiện khác nhau của một nhóm gen liên kết trên NST. Hãy dùng cơ chế di truyền ngoại gen để giải
thích hiện tượng này.
Câu 3 (1,5 điểm)
Trong chuyển gen ở động vật, một vấn đề là gen được chuyển (gen ngoại lai) có thể ngẫu nhiên gắn

vào giữa vùng mã hóa hoặc giữa vùng khởi động (promoter) của một gen biểu hiện chức năng sẵn có
trong tế bào chủ (tế bào nhận gen). Biet rằng, động vật chuyển gen vẫn có thể sống sót và phát triển.
a) Những vị trí gắn kết như fren của gen ngoại lai có khuynh hướng gây hậu quả gì về kiểu hình (quan
sát thấy) ờ động vật chuyển gen? Giải thích.
b) Có thể phân biệt được hai kiểu gắn kết nêu trên khi chỉ dựa vào kiểu hình hoặc chì dựa vào phân tích
sản phẩm của gen (ARN hoặc prôtêin) hay không? Tại sao?
Câu 4 (1,0 điểm)
Giả định có một prơtêin có tên là VUIVE giúp những người khỏe mạnh bình thường cười vui mỗi
ngày. Nó bị bất hoạt ở người mắc bệnh buồn chán mãn tính (kéo dài thường xun). Trình tự ADN đầy
đủ của gen và phân tử mARN trưởng thành từ các cá thể mắc bệnh của một gia đình được đem so sánh
với những cá thể khỏe mạnh bình thường của gia đình đó. Kết quả cho thấy phân tử mARN ờ người bệnh
thiêu 168 nuclêôtit năm trọn vẹn trong vùng mã hóa (khung đọc mở ORF) cùa gen, nhưng trình tự ADN
gen của người bệnh chi thay đổi một nuclêơtit duy nhất (tính trên mạch mã hóa) so với gen của người
khỏe mạnh bình thường.
a) Cơ chế đột biến đơn nuclêôtit nào trên phần tử ADN dẫn đến sản phẩm phiên mã mARN có đặc điểm
ngắn lại nhiều nuclêơtit như vậy? Giải thích.
b) Prơtêin VUIVE ờ người bệnh khác thế nào với prơtêin ờ người khỏe mạnh bình thường về độ dài
chuỗi pơlipeptit? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm)
Ung thư ruột kết thường gặp hơn ở người lớn tuổi và
ít gặp hơn ờ người trẻ tuổi. Các đột biến gen KRAS và
gen APC được tìm thấy phổ biển ờ tế bào ung thư này.
Những đột biến KRAS luôn là đột biến thay thế axit
amin, điển hình nhất ở các cơđon 12 và 61. Phần lớn đột
biến APC là đột biến vơ nghĩa hoặc đột biến dịch khung
trong vùng mã hóa chuỗi pơlipeptit của gen.
Phả hệ của một gia đình ở Hình 5 cho thấy một số cá
thể mắc chứng Polyp biểu mơ ruột kết ác tính (một giai
đoạn của ung thư ruột kết; các cá thể được tơ đen, • /■ )
kèm theo kiểu gen của một trong 2 gen nêu trên ở từng

cá thể. Có 4 alen của gen này được tìm thấy (kí hiệu a,
b, c và d). Các cá thể thế hệ I, II và III đã đủ lớn tuổi để
biểu hiện bệnh, trong khi các cá thể thế hệ rv cịn trẻ
nên có thể mang alen bệnh nhưng khơng biểu hiện bệnh.

1

2

3

4

5

6

Hình 5

Từ các thơng tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau đây và giải thích:
a) Mỗi gen KRAS vằAPC nhiều khả năng là gen ung thư (oncogene) hay gen ức chế khối u (tumor suppressor
gene)? Kiểu gen được mô tả ở phả hệ trên nhiều khả năng hơn là của gen nào (KRAS hay APCfi
b) Những cá thê nào ở thế hệ thứ IV cỏ nguy cơ mắc bệnh cao (mang alen bệnh) và thấp (không mang
alen bệnh)?
2/5


Câu 6 (1,5 điểm)

ở ruồi giấm Drosophila, các con cái kiểu dại (9KD)

Bảng 6
dị hợp tử về 3 đột biến đom gen trên NST thường được Nhóm Kiểu hình
Số lượng
đem lai với các ruồi đực có kiểu hình lặn (cỷĐB) về 3
I
Kiểu dại (cả 3 tỉnh trạng)
25
tính trạng này: mắt màu ghi, thân màu đen và dạng cánh
n Cánh xẻ
7
xẻ. Số lượng các con lai theo các nhóm kiểu hình được
484
III Thân đen
trình bày trên Bảng 6 (với các nhóm từ II đến VI, chi nêu
IV Mắt ghi, thân đen
8
kiểu hình đột biến, các tính ừạng cịn lại đều là kiểu dại).
V
Mắt
ghi,
cánh
xẻ
449
Cho biết trong phép lai nàỵ không phát sinh đột biến
mới, sức sống của các cá thể như nhau.
VI Mắt ghi, thân đen, cánh xẻ
27
a) Cơ chế di truyền nào chi phối 3 tính trạng nêu trên?
Giải thích.
b) Lập bản đồ di truyền dựa trên sổ liệu thu được, với quy ước kí hiệu các cặp alen kiểu dại/đột biến

tương ứng quy định 3 tính ừạng màu mắt, màu thân và dạng cánh là M/m, T/t và C/c.
Câu 7 (1,5 điểm)
Hội chửng Saníllippo là một bệnh di truyền đơn gen bẩm sinh gây rối loạn chuyển hóa. Trẻ phát triển
bình thường những năm đầu đời, nhưng sau đó bệnh khởi phát và thường tử vong ở độ tuổi vị thành niên.
Bệnh do đột biến pen lặn trên NST thường và tìm thấy ở nhiều quần thể tự nhiên (được coi là cân bằng di
truyên và ngẫu phôi) với tần suât cứ 50.000 người có một 1 người bị bệnh.
Hãy tính và nêu cách tính các chi số sau đây ở các quần thể trên:
a) Số người không mắc bệnh nhưng mang aỉen gây bệnh trung bình trong một triệu (106) người là bao
nhiêu? Làm trịn kết quả tính đến số nguyên.
b) Nếu giao phối cận huyết xảy ra giữa các cá thể cách 2 thế hệ (hệ số F = 1/16) thì nguy cơ trẻ lớn lên
mắc bệnh là bao nhiêu?
c) Nếu giao phối cận huyết xảy ra giữa các cá thể cách 3 thế hệ (hệ số F = 1/64) thì nguy cơ trẻ lớn lên
mắc bệnh tăng bao nhiều lần so với khi khơng có giao phối cận huyết?
Câu 8 (2,0 điểm)
Mơ hình ước đốn sự đa dạng lồi trên đảo của MacAthur có thể dùng để dự đốn số lượng lồi chim
trên đảo di cư từ đất liền. Theo mơ hình này, các đảo gần đất liền có sổ lượng lồi nhập cư (tính bằng tỉ
lệ tương quan với số loài trên đất liền) cao hơn và có số lồi tuyệt chủng thấp hơn so với đảo ờ xa. Các
đảo lớn có số lượng lồi nhập cư lớn hơn so với các đảo nhỏ. Hình 8.1 minh họa một nhỏm 3 đảo (kí
hiệu tương ứng A, B và C) đồng thời biểu thị tương
1
quan về diện tích giữa các đảo và khoảng cách giữa
Đất liền-X
s 0.5
chúng với đất liền. Hình 8.2 cho thấy sự đa dạng di
truyền của 5 quần thể loài chim sẻ nhỏ (Dendroica), 12 0 1
4
3
6
7
5

sống tại 2 vùng X và Y trên đất liền và trên 3 đảo, qua X
©
Đất liền -Y
tần số 10 loại alen (được đánh sổ từ 1 đến 10) của một Vì
locut gen đa hình STR (thường được dùng để xác định i °>5
12 0
quan hệ di truyền) được tìm thấy ở mỗi quần thể.
1
2
4
3
5
6
7
8
1
-8 °'5
* 0

Sfi

HO

1

i

0-5

___

mom

ĐỉoA
H



2

6

10

ĐioB

12 0
2

3

4

5

"í* 0,5
3

Hình 8.1. Vị trí, diện tích, khoảng cách tương đối giữa các
đào và đất liền


5

--

6

___

6

ĐioC

9

1

Hình 8.2
3/5


a) Dựa vào mơ hình của MacAthur, hãy dự đốn tương quan về số loài chim ở đất liền và ở mỗi đảo theo
thứ tự tăng dần. Giải thích.
b) Sổ liệu về sự đa dạng di truyền giữa 5 quần thể lồi chim Dendroỉca ủng hộ hay khơng ủng hộ mơ
hình của MacAthur? Giải thích.
c) Nếu các quần thể chim Dendroica nêu trên có chung một quần thể tổ tiên, thì nhiều khả năng thứ tự
phát sinh của các quần thể trên đã diễn ra như thế nào? Các nhân tố tiến hóa (đột biến, chọn lọc tự
nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên) có thể đã chi phối q trình tiến hóa của các quần thể trên như thế nào?
Câu 9 (2,0 điểm)
Các nghiên cứu tiến hóa so sánh gen ở sinh vật nhân thực cung cấp bằng chứng cho thấy các cơ chế
lặp gen, đột biến điểm, lặp và xáo trộn exôn và hoạt động của yếu tố di truyền vận động (gen nhảy) có

thể tham gia vào quá trình hình thành các gen có chức năng mới.
a) Lặp gen (tồn bộ hoặc một phần gen) có ưu thế tiến hóa trong hình thành gen có chức năng mới như
the nào?
b) Nêu ít nhất 3 cách mà yếu tố di truyền vận động có thể dẫn đến hình thành các gen có chức năng mới.
Giải thích.
c) Nếu xét về khả năng tạo thành các gen có chức năng mới, thì các cơ chế nêu trên hoạt động độc lập
hay phụ thuộc lẫn nhau? Giải thích.
Câu 10 (1,5 điểm)
Việc săn bắt động vật hoang dã có thể làm chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các khu bảo tồn được
thiết lập tạo điều kiện cho các quần thể động vật như vậy phục hồi. Một quần thể thú ăn cỏ sống ờ khu
bảo tồn đồng cỏ được nghiên cứu trong 50 năm (Bảng 10). Tốc độ tăng trưởng của quần thể (r) qua các
thời điểm (với t = 0 là thời điểm bắt đầu theo dõi) được tính theo cơng thức:
r = (Nt+10 - Nt) : Nt
Báng 10
Trong đó, Nt và Nt+10 là số lượng cá thể
0
Thời gian (năm)
10 20
30 40
50
tương ứng ở các thời điểm t và t+10 năm.
(Bắt đầu)
a) Tính tốc độ tăng trưởng của quần thể
Số lượng cá thể
112
200 415 860 1790 3720
(làm tròn đến 2 chữ số sau dau phẩy)
theo các khoảng thời gian nghiên cứu. Từ đó, nêu nhận xét về sự tăng trưởng của quần thể này.
b) Quần thể đã đạt số lượng cá thể tối đa cân bằng với sức chịu đựng của mơi trường chưa? Giải thích.
c) Từ thơng tin đã cho, hãy nêu tác động của ít nhất 3 nhân tố hữu sinh đến sự biến đổi kích thước quần

thể nêu trên.
Câu 11 (2,0 điểm)
Một nghiên cứu được thực hiện ở một dịng sơng với lưới thức ăn
CáS
được minh họa ở Hình 11. Hai lơ thí nghiệm được thiết lập, trong đó
/
t
một lơ có nhốt cá lớn trong lồng (gồm cá R trường thành và cá s, với Cá con R Cơn trùng p —*•Cá lớn R
mật độ tương tự ờ bên ngồi lồng) và một lơ khác khơng nhốt cá lớn
ừong lồng. Các lồng có mắt lưới với kích thước sao cho cá lớn không
bơi qua được, nhưng cá con của lồi R, cơn trùng p và ấu trùng H có
Ấu trùng H
thể qua lại tự do. Các điều kiện thí nghiệm khác ở hai lơ thí nghiệm
là như nhau. Kết quả nghiên cửu (số liệu trung bình về sinh khối tươi
Tảo c
Tảo N
của tảo sợi đa bào C và N, mật độ ấu trùng H và số lượng cá con R
Hình 11
ừong lồng) được trình bày ở Bảng 11.
Bảng 11
ạ) Tính ti lệ (làm trịn đến 2 chữ số sau
Ắu trùng H
Cá con R
Tảo c Tảo N
dấu phẩy) sinh khối tươi của tảo c, Điều kiện thí nghiệm
(g/m2) (g/m2) (cá thl/100 cm2) (cá thể/lềng)
tảo N, sinh khối tổng số tảo trong
Nhốt cá lớn
405
12

42
0
điều kiện thí nghiệm khơng nhốt cá
Khơng nhốt cá lớn
1684
4
30
153
lớn so với có nhốt cá lớn trong lồng.
b) Tại sao mật độ cá con R trong lồng có sự khác biệt giữa hai điều kiện thí nghiệm?
c) Giải thích tác động của việc nhốt và khơng nhốt cá lớn đến sinh trưởng của các loài tảo trong lồng.
d) Sản lượng sơ cấp ởhệ sinh thái này tăng hay giảm nếu quần thể cá s tăng sinh sản? Giải thích.
4/5


Câu 12 (2,0 điểm)

Hệ sinh thái rừng có vai trị quan trọng đối với các loài sinh vật và con người, nhưng rừng tự nhiên
đang bị suy giảm ở nhiều nơi trên thế giới, ơ một khu vực thượng lưu vốn có rừng nhưng đã bị chặt hết
cây, lượng nitơ (nitrat) mất đi do rửa trơi trung bình năm (khi hầu như khơng có thực vật sinh sống) ghi
nhận được là 60 g/m2. Một phần của khu vực này được khoanh vùng bảo vệ để cây phát triển tự nhiên và
sử dụng cho nghiên cứu về diễn thế sinh thái (khu vực thí nghiệm). Sinh khối thực vật và lượng nitơ mất
đi trung bình hằng năm được theo dõi trong 5 năm (Bảng 12). Ở một khu vực rừng nguyên vẹn (khu vực
đôi chứng), sinh khôi thực vật và lượng nitơ mất đi hằng năm là ổn định, ờ mức trung bình lần lượt là
720 g/m2 và 4,5 g/m2.
a) Vẽ đồ thị dạng đường và điểm biểu diễn sinh khối thực vật và lượng nitơ mất đi ở khu vực thí nghiệm
theo thời gian từ thời điểm 0 đến 5 năm.
Bảng l ì
b) Khả năng cố định cacbon của hệ sinh thái này Thời gian
0

4
1
2
3
5
(Bắt đầu)
thay đổi như thế nào trong q ừình diễn thế (năm)
Sinh khối
sinh thái? Giải thích.
2
35
81 162 305 455
thực vật (g/mJ)
c) Lượng nitơ mất đi và sinh khối thực vật biến đổi
như thé nào trong quá ừình diễn thế sinh thái ở Lượng nitơ
60
27,2 12,5 5,2 4,1 4,2
khu vực thí nghiệm? Giải thích tại sao lượng mất đi (g/nt2)
nitơ mất đi lại thấp hơn trong giai đoạn từ năm thứ 4 đến năm thứ 5 so với thời điểm bắt đầu.
d) Thông qua dữ liệu nghiên cứu, hãy cho biết thảm thực vật rừng có vai trị thế nào đối với chống xói
mịn, rửa trơi ở hệ sinh thái này và tác động thế nào tới vùng hạ lưu. Nếu mờ rộng các khu vực bảo vệ
ở vùng thượng lưu thỉ khả năng ô nhiễm hồ chứa nước ở hạ lưu (do sự phát triển mạnh của thực vật
phù du) sẽ tăng hay giảm? Giải thích.

• Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.

• Giám thị khơng giải thích gì thêm.

5/5



B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÊ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH G IỎ I QUÓC GIA THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ ba: 27/12/2020
(Đề thi gồm 04 trang)

BẢI T H Í N G H IÊM 1 (1,0 điểm)
Xác định nhóm sắc tố liên quan đến quang h ọp ở thực v ật
ỉ. Giới thiệu
Quang họp ở thực vật là q trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng
lượng hóa học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ. Quá trình này diễn ra nhờ sự hoạt động của các
nhóm sắc tố thực vật, bao gồm diệp lục (diệp lục a và diệp lục b) và carơtenơit. Diệp lục có thể coi
là nhóm sắc tố chính của q trình quang hợp, cịn carơtenơit có vai trị hỗ trợ và bảo vệ bộ máy
quang họp. Trong khi carôtenôit không phản ứng, diệp lục phản ứng với với axít và bazơ:
- Khi phản ứng với axit, diệp lục sỗ bị mất màu.
- Khỉ phản ứng với bazơ, diệp lục sẽ tạo thành các muối có màu xanh nhạt đi.
Nhờ các đặc điểm này có thể phân biệt sự có mặt của diệp lục và carôtenôit trong dung dịch.
2. Mẩu vật, hỏa chất và dụng cụ (cho 1 th í sinh)
M ấu vật, hóa chất và dụng cụ

Số lượng

1.


Mầu dung dịch dán nhãn Mẫu A, Mẫu B, Mầu c (chứa trong các ống
nhựa loại 15 mL)

3 ống (mỗi loại A,
B, c -1 Ống)

2.

Dung dịch axít (chứa trong ống nhựa loại 15 mL)

1 ống

3.

Dung dịch bazơ (chứa trong ống nhựa loại 15 mL)

1 ống

4.

Dung môi hữu cơ (chứa trong ống nhựa loại 15 mL)

1 ổng

5.

Công tơ hút cỏ chia vạch

8 cái


6.

Giá để ống nghiệm ừên đó có chứa 10 ống nghiệm sạch

1 giá

7.

Cồn khoảng 20 mL

llọ

8.

Nước cất khoảng loại 50 mL (dùng chung với thí nghiệm 2)

1 lọ

9.

Bút viết kính hoặc giấy dán nhãn (dùng chung vói thí nghiệm 2)

llọ

TT

10. Giấy thấm (dùng chung với thí nghiệm 2)

5 tờ


11. Thí sinh mang đồng hồ tính giờ (dùng chung với thí nghiệm 2)

1 cái

12. Chậu thủy tinh, hoặc cốc nhựa để đựng chất thải (dùng chung với thí 1 cái
nghiệm 2).
Lưa ỷ: Thí sinh kiểm tra cẩn thận các mẫu vật, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm đã được cung cấp.
Neu cịn thiếu thì thi sình giơ tay báo cho giám thị để bổ sung.

1/4


3. Nội dung thí nghiệm
Đánh dấu các cơng tơ hút dùng riêng cho từng dung dịch để ừánh nhầm lẫn.

• Thỉ nghiệm với dung dịch axit:
- Lấy 3 ống nghiệm ghi nhãn A l, B l, C l.
- Dùng công tơ hút lấy 1 mL dung dịch từ các ống Mau A, Mẫu B, Mầu c và cho vào các
ổng nghiệm tương ứng A l, B l, C l.
- Thêm 1 mL cồn lần lượt vào từng ống nghiệm A l, B l, C l, lắc nhẹ và đều từng ống
nghiệm.
- Cho vào từng ống nghiệm A l, B l, C1 mỗi ống 10 giọt dung dịch axít, lắc nhẹ và để yên
trong 10 phút.
- Quan sát màu của dung dịch để ghi nhận kết quả.

• Thi nghiệm với dung dịch bazơ:
- Lấy 3 ống nghiệm ghi nhẫn A2, B2, C2.
- Dùng công tơ hút lấy 1 mL dung dịch từ các ống Mầu A, Mẫu B, Mẫu c và cho vào các
ống nghiệm tương ứng A2, B2, C2.
- Cho 1 mL cồn lần lượt vào từng ống nghiệm A2, B2, C2, lắc nhẹ và đều từng ống nghiệm.

- Cho 0,5 mL dung dịch bazơ vào từng ống nghiệm A2, B2, C2, lắc nhẹ, đều và để yên trong
10 phut.
- Cho 10 giọt dung môi hữu cơ vào từng ống nghiệm A2, B2, C2, lắc nhẹ, đều và để yên
trong 5 phút.
- Cho 1 mL nước cất vào từng ống nghiệm, lắc nhẹ, đều và để yên ừong 5 phút.
- Quan sát màu của lớp dung dịch phía trên để ghi nhận kết quả.

Trả lời các câu hỏi dưởi dây vào Phiếu trả lòi và đánh giá kết quả
Câu hỏi 1.1. (0,3 điểm) Trong các mẫu A, B và c, mẫu nào có chứa diệp lục?
Câu hỏi 1.2. (0,3 điểm) Trong các mẫu A, B và c, mẫu nào có chứa carôtenôit?
Câu hỏi 1.3. (0,2 điểm) Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai về diệp lục?
TT

A
B

c
D

Phát biểu
Diệp lục có màu xanh do chứa Mg2+ trong cấu trúc phân tử.
Lá cây có màu xanh do hấp thụ dải quang phổ của ánh sáng xanh.
Dung mơi hữu cơ có chứa ít nước sẽ hiệu quả trong tách chiết diệp lục từ lá cây.
Lá cây ưa sáng sẽ có nhiều diệp lục b hơn lá cây ưa bóng.

Câu hỏi 1.4. (0,2 điểm) Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai về chức năng của carôtenôit?

c

Phát biểu

Carôtenôit tham gia tạo màu cho nhiều loại quả chín.
Carơtenơit tham gia tạo màu cho các loại cánh hoa.
Carơtenơit là nhóm chính tạo màu cho lá cây khi mùa đơng đến.

D

Carơtenơit có đặc tính chống ôxi hóa.

TT

A
B

2/4


B Ằ 1T H Í N G H IÊ M 2 (1,0 điểm)
C ấu tạo giải phẫu cơ thể thực v ật
1. Giới thiệu
Cấu tạo cơ thể thực vật rất đa dạng, thể hiện ở cả cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
Mặc dù các loài thực vật mang những đặc điểm khốc nhau ở cả cấu tạo ngoài và cấu tạo bên trong
của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, nhưng chúng vẫn có những đặc điểm đặc trưng cho
từng nhóm thực vật. Dựa vào cấu tạo giải phẫu của cơ quan sinh dưỡng ở thực vật có thể chia chúng
thành những nhóm thực vật khác nhau. Việc tìm hiểu cấu tạo giải phẫu của cơ quan sinh dưỡng có
thể dự đốn sự thích nghi của thực vật với môi trường sống.
2. M ẫu vật, hóa chất và dụng cụ (cho 1 th í sinh)
TT

M ẫu vật, hóa chất và dụng cụ


Số lượng

1.

Mau lá của 1 lồi cây ghi kí hiệu là MI

Một mẫu 1,0 X 0,8 cm

2.

Mầu thân của 1 lồi cây ghi kí hiệu là M2

Một đoạn dài 1,0 cm

3.

Khoai tây (để làm giá đỡ khi cắt mẫu)

4.

Kính hiển vi (có vật kính phóng đại từ 4X đến 40X hoặc 45X)

1 cái

5.

Lam kính (phiến kính)

2 cái


6.

Lamen (lá kính mỏng)

2 cái

7.

Đĩa đồng hồ (kể cả 3 cái đựng dung dịch)

5 cái

8.

Dao lam

1 cái

9.

Kim mũi mác

1 cái

10.

Dung dịch axit acetic 5%

11.


Nước tẩy javen

12.

Dung dịch methylen blue ừihydrate

1 ml trong đĩa đồng hồ

13.

Dung dịch carmine phèn

1 ml trong đĩa đồng hồ

14.

Cơng tơ hút có chia vạch

4 cái

1 lát dày 2 mm

1 ml trong đĩa đồng hồ
01 lọ 5 mL

Lưu ỷ: Thí sinh kiểm tra cẩn thận các mẫu vật, hóa chất và dụng cụ thỉ nghiệm đã được cung cấp.
Nếu cịn thiểu thì thí sinh giơ tay báo cho giảm thị để bổ sung.
3. Nội dung thí nghiệm và các câu hỏi
Thí sinh làm thí nghiệm lần lượt các bước sau cho từng mẫu M l, M2.
Bước 1 - Cắt mẫu: Sử dụng kim mũi mác để lấy mẫu. Đặt mẫu lên miếng khoai tây, sử dụng dao

lam cắt những lát mỏng ngang qua mẫu để tạo các lát vi phẫu.
Bước 2 - Tẩy mẫu: Đặt các lát vi phẫu vào phần đáy của đĩa đồng hồ, dùng nước tẩy javen bao phủ
lên các lát vi phẫu sao cho các lát vi phẫu nằm trọn trong dung dịch javen. Để ngâm khoảng 10
phút, sau đó rửa mẫu bằng nước cất cho sạch javen.
Bước 3 - Rửa sạch javen thừa bằng axit acetic 5%: Đặt các lát vi phẫu vào phần đáy của đĩa đồng
hồ, dùng axit acetic 5% bao phù lên sao cho các lát vi phẫu nằm trọn trong dung dịch axit acetic.
Ngâm khoảng 3 phút, sau đó rửa các lát vi phẫu bằng nước cất cho sạch axit acetic.
Bước 4 - Nhuộm mẫu bằng dung dịch methylen blue trihydrate: Đặt các lát vi phẫu vào phần đáy
của đĩa đồng hồ, dùng dung dịch methylen blue trihydrate bao phủ lên sao cho các lát vi phẫu nằm
trọn trong dung dịch methylen blue trihydrate. Để ngâm khoảng 10 giây, sau đó rửa bằng nước cất
cho sạch methylen blue trihydrate.
3/4


Bước 5 - Nhuộm mẫu bằng dung dịch carmine phèn: Đặt các lát vi phẫu vào phần đáy của đĩa đồng
hồ, dùng dung dịch carmine phèn bao phủ lên mẫu sao cho các lát vi phẫu nằm trọn trong dung dịch
carmine phèn. Để ngâm khoảng 12 phút, sau đó rửa bằng nước cất cho sạch carmine phèn.
Bước 6 - Quan sát mẫu: Đặt các lát vỉ phẫu lên lam kính, nhỏ một giọt nước, đậy bằng lamen, dùng giấy
thấm hút nước dư thừa. Quan sát mẫu ở các vật kính có độ phóng đại 4X (hoặc 10X), 40X (hoặc 45X).
Trà lời các câu hỏi dưới dây vào Phiếu trả lừi và đánh giá kết quả
Câu hỏi 2.1. (0,2 điểm) Mau MI là từ cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm?
Câu hỏi 2.2. (0,2 điểm) cấu tạo giải phẫu của mẫu MI phù họp với hình nào (1, 2, 3 hay 4) dưới
đây?

Ghi chú: bb - biểu bỉ; ram - mơ mềm; bm - bó mạch.

Câu hỏi 2.3. (0,2 điểm) cấu tạo giải phẫu lá của mẫu MI thể hiện đặc điểm thích nghỉ của nhóm
cây ưa sáng hay cây ưa bóng?
Câu hỏi 2.4. (0,2 điểm) Cấu tạo giải phẫu của mẫu M2 phù hợp với hình nào (5, 6, 7, 8, 9 hay 10)
dưới đây?


Ghi chú: bb - biểu bì; mm - mơ mềm; r - khoang rỗng; bm - bó mạch

Câu hỏi 2.5. (0,2 điểm) Mau M2 có cùng thuộc một lớp thực vật với Mẫu MI khơng?
-------------------- h ế t ----------- --------• Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu • Giảm thị khơng giải thích gì thêm
4/4


B ộ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẺ THI CHÍNH THỨC

KỲ TH I CHỌN HỌC SINH G IỎ I QUÓC GIA THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phứt (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ ba: 27/12/2020
(Phiếu trả lời và đảnh giá kết quả gồm 03 trang)

số phách

(Do HĐ chấm thi ghi)

PHIẾU TRẢ LỜI VÀ ĐÁNH GIÁ KÉT QUẢ
BẢI THỈ NGH IÊM 1 (1,0 điểm)
Câu hỏi 1.1. (0,3 điểm) Trong các mẫu A, B và C, mẫu nào có chứa diệp lục?
(Điền dấu s c h o mẫu có, điền số 0 cho mẫu khơng có diệp lục)
TT

Tên mẫu


1

Mầu A

2

M auB

3

M ầuC

T rả lời

Câu hỏi 1.2. (0,3 điểm) Trong các mẫu A, B và C, mẫu nào có chứa carơtenơit?
(Điền dấu s c h o mẫu cỏ, điền sổ 0 cho mẫu không cổ carôtenôit)
TT

Tên mẫu

1

Mẫu A

2

Mầu B

3


Mau c

T rả lời

Câu hỏi 1.3. (0,2 điểm) Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai về diệp lục?
(Điền dấu s c h o phát biểu đúng, điền số 0 cho phát biểu sai)
TT

Phát biểu

A

Diệp lục có màu xanh do chứa Mg2+ trong cấu trúc phân tử.

B

Lá cây có màu xanh do hấp thụ dải quang phổ của ánh sáng xanh.

c

Dung mơi hữu cơ có chứa ít nước sẽ hiệu quả trong tách chiết diệp
lục từ lá cây.
Lá cây ưa sáng sẽ có nhiều diệp lục b hơn lá cây ua bóng.

D

T rả lời

Câu hỏi 1.4. (0,2 điểm) Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai về chức năng của carôtenôit?
(Điền dấu cho phát biểu đủng, điền số 0 cho phát biểu sai)

TT

Phát biểu

A

Carôtenôit tham gia tạo màu cho nhiều loại quả chín.

B

Carơtenơit tham gia tạo màu cho các loại cánh hoa.

c

Carơtenơit là nhóm chính tạo màu cho lá cây khi mùa đơng đến.

D

Carơtenơit có đặc tính chổng ơxi hóa.

T rả lời

2/3


BÀĨ TH Í NGHIÊM 2 (1,0 điểm)
Câu hỏi 2.1. (0,2 điểm) Mẫu MI là từ cây Một lá mầm hay cây Hai lá mẩm?
(Điền dấu s c h o nhóm cây lựa chọn, điền sổ 0 cho nhóm cậy khơng lựa chọn)
Hai lá mầm


Một lá mầm
M ẫu M I

Câu hỏi 2.2. (0,2 điểm) c ấu tạo giải phẫu của mẫu MI phù hợp với hình nào (1, 2, 3 hay 4) dưới
đây?
(Điền dấu 'S cho hình lựa chọn, điền sổ 0 cho hình khơng lựa chọn)
Hình

4

3

2

1

M ẫu M I
Câu hỏi 2.3. (0,2 điểm) cấu tạo giải phẫu lá của mẫu MI thể hiện đặc điểm thích nghi của nhóm cây
ưa sáng hay cây ưa bổng?
(Điền dấu 'S cho nhóm cây lựa chọn, điền số 0 cho nhóm cây khơng lựa chọn)
Ưa bóng

Ưa sáng
M ẫu M I

Câu hỏi 2.4. (0,2 điểm) cấu tạo giải phẫu của mẫu M2 phù họp với hỉnh nào (5, 6, 7, 8, 9 hay 10)
dưới đây?
'Điền dấu 'S cho hình lựa chọn, điền số 0 cho hình khơng lưa chọn)
Hình


5

6

7

8

9

10

M ấu M2
Câu hỏi 2.5. (0,2 điểm) Mầu M2 có cùng thuộc một lớp thực vật với Mau MI khơng?
(Điền dấu 'S khi lựa chọn có, điền số 0 khi lựa chọn không).

Trả lời

3/3


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÈ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: SINH HỌC
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ ba: 21m u m

(Hướng dẫn gồm 01 trang)

HƯỚNG DẲN CHUẨN BỊ THỰC HÀNH
(Dùng cho giám thị)
Trước giờ thi 30 phút, giám thị chuẩn bị thực hành mở thùng DỤNG c ụ VÀ HÓA CHẤT
THựC HÀNH, mơn SINH HỌC, lấy túi có nhãn Đằ chính thức và tiến hành như sau:
BÀI THÍ NGHIÊM 1:
1. Dung m ôi hữu cơ:
- Can thận mở nắp ống nhựa loại 50 mL có nhãn Dung mơi hữu cơ, dùng cơng tơ hút có chia
vạch lấy 1,5 mL và cho vào ống nhựa loại 15 mL có nhãn Dung mơi hữu cơ (được gửi
kèm). Chia số lượng ống tương ứng với số lượng thí sinh dự thi. Vặn lại nút đậy của các ống
nhựa loại 15 mL và loại 50 mL ừánh dung dịch bay hơi.
2. Chia cho mỗi th í sinh:
- Mau A, B, C: mỗi loại 1 ống nhựa loại 15 mL.
- 01 ống nhựa ghi nhãn Dung dịch axít.
- 01 ống nhựa ghi nhãn Dung dịch bazơ.
- 01 ống nhựa ghi nhãn Dung môi hữu cơ.
- 08 công tơ hút có chia vạch.
- Sau khi chia sẽ cịn dư mẫu vật và các dung dịch: để dự phòng khi cần thiết.
BÀI TH Í NGHIÊM 2:
1. Căt ngang củ khoai tây thành các lát có độ dày khoảng 2-3 mm. số lượng lát cắt tương ứng với
số lượng thí sinh dự thi.
2. Chia cho m ỗi th í sinh:
- 01 lát khoai tây (nếu khoai tây không đủ độ cứng, thí sinh cắt mẫu trên lam kính).
- 01 M ẩu M I ngâm ngập nước ữong đĩa đồng hồ có ghi nhãn M ấu M l.
- 01 M ấu M2 ngâm ngập nước trong đĩa đồng hồ có ghi nhãn Mấu M2.
- 01 mL Dung dịch axit acetic 5% cho vào đĩa đồng hồ có ghi nhãn Dung dịch axit acetic 5%.
- 01 mL Dung dịch carmine phèn cho vào đĩa đồng hồ cỏ ghi nhãn Dung dịch carmine phèn.
- 01 mL Dung dịch methylen blue trihydrate cho vào đĩa đồng hơ có ghi nhãn Dung dịch
methylen blue trihydrate.

- 04 cơng tơ hút có chia vạch.
- Sau khĩ chia sẽ còn dư mẫu vật và các dung dịch: để dự phịng khi cần thiết.
T_
_
_

r.


ỴA
• »X_
__
_

• J 1■


1

X
_
_ » • J1 A

1

1>

<
1 r


*

1

Hóa c lất và dung cụ
01 lọ cồn 90 - 96% (20 mL)
03 công tơ hút
01 kim mũi mác
02 lam kính (phiến kính)
5 tờ giấy thấm
02 lamen (lá kính)
Kính
hiển vi có vật kính 4X (hoặc 10X), 40X (45X)
02 đĩa đồng hồ
Bút viết kính hoặc giấy dán nhãn
01 dao lam
Chậu thủy tinh (hoặc cốc nhựa) để đựng chất thải
01 lọ nước cất khoảng 50 mL
Giá để ống nghiệm có 10 ống nghiệm sạch
01 lọ nước tẩy javen khoáng 10 mL
HẾT


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
___ *
_________
ĐÈ TH I CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: SINH HỌC
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ ba: 27/12/2020
(Hướng dẫn giám thị gồm 01 trang)

HƯỚNG DẪN GIÁM THỊ

1. Giám thị hướng dẫn thí sinh ngồi đúng vị trí.
2. Giám thị phát giấy nháp cho từng thí sinh.

3. Giám thị phát Phiếu trả lời và đánh giá kết quả (gồm 03 ừang) cho từng thí sinh:
- Trang 1/3: Tờ phách. Giám thị u cầu thí sinh điền đầy đủ thơng tin.
- Trang 2/3 - 3/3: Phiếu trả lòi và đánh giá kết quả.

4. Giám thị phát đề thi cho từng thí sinh, yêu cầu thí sinh kiểm tra dụng cụ, mẫu vật vấ hố
chất theo danh mục trước khi tính thịi gian làm bài. Nếu có dụng cụ, hóa chất nào bị
hỏng hoặc thiếu mà thí sinh u cầu thì giám thị bổ sung cho thí sinh.
5. 15 phút trước khi hết giờ làm bài, giám thị kí và ghi rõ họ tên vào ô Giám thị thứ nhất
và ô Giám thị thứ hai ở trang 1/3 của Phiếu trả lời và đánh giá kết quả.

6. Hết giờ làm bài, giám thị thu lại Phiếu trả lời và đánh giá kết quả; KHỐNG thu lại
đề thi và giấy nháp.

------------- -HÉT---------------


HDC NGÀY 1
Câu 1 (1,5 điểm)



Nội dung

1a

àm lượng ADN
(đơn ị tương đối)

(M)

6

Đánh dấu được các pha (G1; S; G2 và M);
(vị trí (M) có thể ghi hoặc khơng)

Điểm
0,25

4

0,25
2

0

3

6 9 12 15 18 21
Thời gian (h)

Đánh dấu được thời điểm sinh tổng hợp histôn

và thời kì lắp ráp nuclêôxôm

Hình 1.2.
1b Vì thời gian G1 của tế bào phơi rất ngắn (thí sinh có thể viết: các tế bào phơi sớm
phân chia nhanh hơn tế bào sinh dưỡng)
[cohesin]/[condensin] giảm; do tăng dần condensin, giảm cohesin. (Thí sinh có thể
1c
phân tích thêm các giai đoạn khác của G2 và đầu pha M mà đúng thì cho điểm)
[cohesin] khơng đổi dẫn đến: NST chị em không tách nhau ra → Tế bào không
1d bước vào kì sau bình thường (thí sinh có thể viết: NST khơng phân li/tế bào có thể
chết)

0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 2 (2,0 điểm)

Nợi dung
Điểm
- Phôtpholipit:
0,25
+ SM phân bố chủ yếu (nhiều hơn) trên bề mặt ngoài màng sinh chất.
+ PS phân bố chủ yếu (nhiều hơn) ở bề mặt trong màng sinh chất.
+ Các phôtpholipit khác phân bố với tỉ lệ tương đương (bằng nhau) giữa hai phía 0,25
2a
(bề mặt) của màng sinh chất.
- Prôtêin:
0,25

+ Mặt ngoài phân bố chủ yếu là glicôprôtêin (Y) (thí sinh có thể viết thêm X).
+ Mặt trong là các prơtêin neo/rìa màng (Z) (thí sinh có thể viết thêm W).
- Lưới nội chất và bộ máy Gôngi (hệ thống nội màng)
0,25
- Vai trò: (nêu được 02 trong 05 vai trò dưới đây đạt điểm tối đa: 0,25 điểm).
0,25
+ Tham gia bám dính tế bào-tế bào
2b + Nhận và truyền tin (kháng nguyên, quyết định nhóm máu)
+ Giúp cuộn gấp chính xác prôtêin
+ Bảo vệ prôtêin trưởng thành không bị thủy phân
+ Đóng vai trò trình tự tín hiệu để đưa đến đích.
- Ở cuối mao mạch, hồng cầu chuyển đợng nhanh hơn.
0,25
- Giải thích:
0,25
+ W là prơtêin khung xương tế bào, đóng vai trò định hình dạng tế bào hồng cầu.
W kết nối với X qua Z, tế bào có hình đĩa tròn. Kết nối W với màng sinh chất bị
2c phá vỡ dẫn đến tế bào hồng cầu có dạng hình đĩa bầu dục.
+ Ở mô cơ đang hoạt động bình thường, là nơi tiêu thụ nhiều O2, nên nồng độ O2 0,25
giảm ở cuối mao mạch tạo nên tỉ lệ [Hb]/[HbO2] cao. Vì vậy làm tăng ái
lực/tương tác/liên kết của Hb với X, đẩy Z ra theo cơ chế cạnh tranh làm thay đổi
tế bào hồng cầu có dạng hình đĩa bầu dục.
1/8


Câu 3 (3,0 điểm)
Ý
Nợi dung
(1) Sơ đờ dịng thơng tin di trùn của phagơ 
- (1a) Chu trình ơn hịa

dsADN Đóng
mạch thẳng

òng

dsADN
mạch òng

Gắn ào ADN
tế bào chủ

Điểm
0,25
dsADN tiềm tan/tiền phagơ
(nhân lên cùng ADN tế bào chủ)

- (1b) Chu trình gây độc (làm tan)
dsADN
mạch thẳng

Đóng òng

0,25

dsADN
mạch òng

Phiên mã

mARN


Dịch mã

Prôtêin
của phagơ 

Tái bản

(2) Sơ đờ dịng thơng tin di trùn của coronavirus:
ssARN(+)

Dịch mã

0,25

RdRP
ssARN(-)

3a

mARN

Dịch mã

Prơtêin
virut

(3) Sơ đờ dịng thơng tin di trùn của retrovirus:

0,25


Tái bản
ADN pôlimeraza của tế bào chủ

ssARN(+)

3b

RTaza

dsADNc

Gắn ào ADN
của tế bào chủ

dsADNc
trong tế bào chủ

Phiên mã

mARN

Dịch mã

Prôtêin
virut

Ghi chú:
- Thuật ngữ “tái bản” có thể thay thế bằng “nhân đơi”.
- Thí sinh có thể vẽ 2 sơ đồ (1a) và (1b) trong cùng một sơ đồ (chu trình ơn hịa

và chu trình gây độc/làm tan) cũng được điểm tới đa.
- Thí sinh vẽ sơ đồ (3) có thêm giai đoạn ssADN trước dsADNc cũng được điểm
tối đa.
- Ở sơ đồ (2) và (3) có thể vẽ trùng (gộp) ssARN(+) với mARN.
- Giống nhau: dsADN của phagơ  và dsADNc của HIV khi gắn vào hệ gen tế
bào chủ đều có thể tồn tại cùng với hệ gen tế bào chủ, không bị tách ra khỏi hệ
gen tế bào chủ nếu không có tác đợng từ các tác nhân (vật lý, hóa học, sinh học)
từ môi trường.
- Khác nhau:
(1) Hoạt động tái bản/nhân lên
+ Phagơ : dsADN của phagơ  nhân lên/tái bản cùng hệ gen của tế bào chủ E.
coli.
+ Virut HIV: dsADNc của HIV gắn vào hệ gen của tế bào chủ như một giai đoạn
hoạt động của IV nhưng khơng (chưa) được nhân lên/tái bản. Giải thích: do tế
bào chủ limpho T (trợ bào T) khơng phân chia.
[Nếu thí sinh viết: đơi khi HIV có thể chủn tế bào T từ G0 về S và tái bản cũng
được điểm như đáp án]
(2) Hoạt động phiên mã tạo mARN và sinh tổng hợp prôtêin:
+ Phagơ : dsADN của phagơ  tờn tại như mợt tiền phagơ, hoạt đợng ơn hịa,
khơng làm tan tế bào chủ. Giải thích: dsADN của phagơ  bị ức chế, không phiên
mã thành mARN được.

0,25

0,25

0,25

0,25


2/8


3c

3d

+ Virut HIV: dsADNc của HIV tồn tại như một pro irut nhưng ẫn phiên mã
thành mARN, tham gia sinh tổng hợp protein. (trừ khi gắn kết vào vùng bất hoạt
do di truyền ngoại gen – vùng dị nhiễm sắc – (hiếm xảy ra hơn)).
- Virut SARS-Cov.2 sử dụng ssARN(+) bộ gen của nó như một mARN và
ribôxôm để tổng hợp được enzim replicaza (RdRP) ngay khi xâm nhập vào tế
bào chủ.
- Sau đó, RdRP xúc tác tổng hợp ssARN(-) sử dụng ARN(+) bợ gen của nó và
thực hiện q trình phiên mã nhiều lần để tổng hợp mARN của bản thân nó trong
tế bào chủ.
- Khơng.
- Vì th́c này là cơ chất của RTaza (có hoạt tính ADN pơlimeraza - cần cơ
chất là đêôxiribônuclêôtit, song không phải là cơ chất của RdRP vì thiếu nhóm
–OH ở vị trí C2’ của gớc đường) nên nó khó có thể ức chế được RdRP (có hoạt
tính ARN pơlimeraza – cần cơ chất là ribơnuclêotit).

0,25

0,25

0,25
0,25

Câu 4 (1,0 điểm)

Ý
Nợi dung
Điểm
Nhóm thí nghiệm 1 ra rễ và nhóm thí nghiệm 2 khơng ra rễ vì: Sự ra rễ của cành 0,25
giâm liên quan chủ yếu đến auxin.
- Ở nhóm 1: Khi đặt các đoạn thân sắn có đầu già cắm ào đất, auxin sẽ di chuyển
và tích tụ, tạo mợt tỉ lệ thích hợp với chất kích thích sinh trưởng khác (xitơkinin),
4a kích thích ra rễ ở phần đầu già (có 30/30 đoạn ra rễ).
- Ở nhóm 2: Khi đặt các đoạn thân sắn có đầu non cắm ào đất, auxin khơng được
tích tụ nhiều ở đầu non (do auxin di chuyển hướng gốc) nên khơng kích thích ra
rễ (khơng có đoạn ra rễ).
[Thí sinh giải thích dựa trên tỉ lệ auxin/xitơkinin nếu đúng cho điểm như đáp án]

4b

- Thành tế bào: đầu tiên mềm, dãn, sau khi đạt kích thước nhất định, thành tích
tụ thêm vi sợi xenlulôzơ à trở nên dày.
- Màng sinh chất: nơi có các bơm prôtôn (H+), trao đổi chất và enzim tổng hợp
các chất cho thành tế bào, cũng như gia tăng kích thước.
- Nhân: là nơi điều khiển và mã hóa cho các enzim tham gia ào quá trình tăng
trưởng của tế bào.
Vai trò của auxin:
- Auxin giúp tăng cường hấp thu nguyên liệu vào tế bào.
- Auxin tác đợng lên bơm prơtơn, đưa + ra phía ngồi thành tạo pH axit hoạt
hóa các enzim làm mềm thành tế bào. (Thí sinh có thể phân tích theo “tăng
trưởng axit”).
- Auxin tác động đến nhân để điều khiển và tổng hợp thêm vi sợi xenlulôzơ cho
thành tế bào.
[Đề cập ít nhất 2 ý thì được 0,25 điểm]


0,25
0,25

0,25

Câu 5 (1,5 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
- Tương quan giữa sinh trưởng chồi và số lượng nốt sần là tương quan nghịch; số 0,25
5a lượng nớt sần càng nhiều thì khới lượng chời càng thấp à ngược lại (theo Bảng
5.1)
3/8


- Vì: Cây ĐB giảm khả năng sử dụng nitơ, nên sinh trưởng kém; tín hiệu thiếu nitơ
được biểu hiện, thúc đẩy sự cộng sinh làm tăng cường số lượng nớt sần để cớ định
đạm.
Đờng thời, khi có nhiều nớt sần, cây cũng phải cung cấp chất dinh dưỡng cho vi
khuẩn nốt sần hoạt động nhưng iệc sử dụng nitơ ẫn kém hiệu quả nên sinh trưởng
chồi kém.
- Chồi cây kích thích sự tạo thành nhiều nớt sần ở rễ cây.
- Vì: khi ghép chời cây KD với rễ cây ĐB thì số lượng nốt sần thấp (52), nếu rễ cây
5b ĐB kích thích tạo nớt sần thì sớ lượng nốt sần phải cao.
Ở cây ghép chồi ĐB - rễ KD: Sớ lượng nớt sần cao, do tín hiệu kích thích tạo nớt
sần tăng lên từ chời cây ĐB (108).
- Vi khuẩn Rhizobium sống tự do trong đất không có khả năng cố định nitơ.
- Vì: muốn cố định nitơ cần phải có nguồn cacbon, năng lượng (ATP) và trong điều
5c kiện kị khí. Chỉ khi sống trong rễ cây, vi khuẩn mới được cung cấp chất dinh dưỡng
(tạo nhiều ATP) và môi trường kị khí để enzim nitrogenaza hoạt đợng.

[Thí sinh cần giải thích bằng ít nhất 1 trong 3 nguyên nhân]
Câu 6 (1,5 điểm)
Ý

Nội dung

- Về khối lượng rễ cây: Ban đầu đến ngày 5, khối lượng rễ cây D (~40 mg/dưới 50
mg đến 80 mg) thấp hơn E (~60 mg/trên 50 mg đến 120 mg). Đến ngày 10, khối
lượng rễ của hai loài tăng lên gần bằng nhau (150-160 mg). Sau 15 ngày, khối
lượng rễ D tiếp tục tăng cao (300 mg), trong khi loài E không tăng thêm.
- Thế nước ở lá cây D được duy trì tương đối ổn định, ở mức khoảng -0,7 đến -0,8
MPa (Thí sinh có thể viết giảm nhẹ ở 10 ngày đầu (x́ng -0,8), sau đó tăng và duy
trì ở mức như ban đầu).
6a
- Thế nước ở lá cây E giảm dần theo thời gian, ban đầu khoảng -0,7, đến 10 ngày
giảm còn -1,0 và sau 20 ngày giảm mạnh hơn, còn khoảng -1,3.
- Lồi D có hệ rễ phát triển, sinh khối tăng liên tục, giúp lấy đủ nước cung cấp
cho cây khi khô hạn. Rễ xuyên sâu xuống lớp dưới cùng của ống cát, nên lấy
được nước ở phía dưới. Do đó, thế nước ở lá được duy trì ổn định.
- Hệ rễ của cây E sinh trưởng chậm rồi ngừng sinh trưởng sau 10 ngày không tưới
nước, do đó không cung cấp đủ nước cho lá, nên thế nước ở lá giảm.
- Các cồn cát ven biển thường khơ hạn nên lồi D có thể thích nghi tớt hơn loài E.
- Lồi D có hệ rễ phát triển, kéo dài à đâm sâu xuống đến nguồn nước ở lớp cát
6b sâu bên dưới, khả năng khai thác ng̀n nước tớt, giúp duy trì thế nước ở phần
trên mặt đất (cây không bị khô héo), do đó loài D thích nghi tốt hơn ới môi
trường khô hạn so với lồi E.

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

Điểm
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

Câu 7 (1,5 điểm)
Ý
Nợi dung
Điểm
- ATP à NADP đều được tạo ra ít (Thí sinh có thể viết ATP không được tạo ra, 0,25
7a NADPH được tạo ra ít).
- Vì:
0,25
4/8


+ Chất diệt cỏ diuron ngăn chặn việc truyền điện tử cao năng từ QA sang QB trong
con đường truyền điện tử và phơtphơrin hóa khơng vịng (vịng hở).
+ ATP khơng được tạo ra vì phức hệ xitơcrơm b6f của con đường vịng hở khơng

nhận được điện tử cao năng. (Thí sinh có thể viết: Một lượng nhỏ ATP được tạo ra
ở con đường truyền điện tử và phosphorin hóa vịng (vịng kín)).
+ Mợt sớ phân tử NADP được tạo ra, sau đó dừng hẳn vì nhánh truyền điện tử cao
năng của con đường vòng hở từ P700 đến NADP+ (hoặc enzim FNR) hoạt động
thêm một thời gian ngắn.
- Tác động ức chế chuỗi truyền điện tử 1 lên quang hợp chậm hơn khi tác động lên
chuỗi truyền điện tử 2.
7b
- Do khi tác động ức chế chuỗi truyền điện tử 2 sẽ ngăn chặn hoàn toàn việc sinh
tổng hợp NADPH cần thiết cho pha tối.

0,25

0,25

0,25
0,25

Câu 8 (2,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
- Đường (1) thể hiện áp suất phổi; đường (2) thể hiện thể tích phổi; đường (3) thể 0,25
hiện áp suất khoang màng phổi.
- Giải thích:
0,25
+ Giá trị áp suất khoang màng phổi ln nhỏ hơn áp śt khí quyển → giá trị này
được thể hiện ở đường (3).
+ Khi hít vào, thể tích lờng ngực tăng → áp śt khoang màng phổi giảm → kéo 0,25
8a phổi giãn ra → áp śt phổi giảm thấp hơn áp śt khơng khí → khơng khí từ

ngồi vào phế nang → tăng thể tích phổi → tăng áp suất phổi. Khi thở ra, quá
trình trên diễn ra ngược lại.
 Đường (2) thể hiện thể tích phổi vì sự thay đổi giá trị thể tích phổi ngược lại 0,25
với sự thay đổi giá trị áp suất khoang màng phổi. Đường (1) thể hiện giá trị áp
suất phổi.
[Thí sinh giải thích theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án]
- Thể tích khí lưu thông = 2,8 – 2,4 = 0,4 L
0,25
8b - Nhịp thở = 60 ÷ thời gian 1 lần hít vào, thở ra = 60 ÷ 4 = 15 nhịp/phút
0,25
- Thể tích thơng khí phút = thể tích khí lưu thơng × nhịp thở = 0,4 × 15 = 6 L/phút
- Lượng O2 tiêu thụ trong 1 phút = 4000 ÷ 16 = 250 mL O2/phút.
0,25
8c

- Lượng O2 máu cung cấp cho mô = lượng O2 trong máu động mạch – lượng O2
trong máu tĩnh mạch = 20 – 15 = 5 mL O2/dL máu.
- Cung lượng tim = Lượng O2 tiêu thụ trong 1 phút ÷ Lượng O2 máu cung cấp
cho mơ = 250 ÷ 5 = 50 dL/phút = 5 L/phút.

0,25

Câu 9 (2,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
- Van động mạch chủ đóng ở pha (1), (2), (4), (5).
0,25
9a - Vì an động mạch chủ đóng khi áp lực tâm thất trái nhỏ hơn áp lực động mạch 0,25
chủ - tương ứng với các pha (1), (2), (4), (5).

0,25
9b - Ở pha (5) máu có từ tĩnh mạch chảy ào tâm nhĩ.
5/8


9c

- Vì pha (5) là giai đoạn tâm nhĩ à tâm thất đều giãn, áp lực tâm nhĩ cao hơn áp
lực tâm thất → máu từ tâm nhĩ chảy xuống tâm thất → áp lực tâm nhĩ giảm →
hút máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ.
- Hình 9.2 thể hiện dị tật (2) hở an đợng mạch chủ; Hình 9.3 thể hiện dị tật (3)
hẹp an động mạch chủ.
- Vì khi an động mạch chủ hở → ở pha tâm thất giãn, do an động mạch chủ
không đóng kín nên máu từ động mạch chảy xuống tâm thất → áp lực tối thiểu
ở động mạch chủ giảm mạnh.
Lượng máu đi ni cơ thể giảm → kích thích hoạt đợng giao cảm làm tăng lực
co tim → áp lực tối đa ở tâm thất và động mạch chủ đều tăng → chênh lệch áp
lực tối đa à tối thiểu ở đợng mạch chủ lớn hơn bình thường- Tương ứng với
Hình 9.2: Áp lực máu động mạch chủ trong khoảng 50 – 140 mmHg (bình thường
là khoảng 80 – 120 mmHg).
- Vì khi an động mạch chủ hẹp → ở pha tâm thất co tống máu, do an động
mạch chủ không mở rộng nên lượng máu từ tâm thất lên động mạch chủ giảm →
lượng máu ứ đọng ở tâm thất trái nhiều → áp lực tối đa tâm thất tăng.
Lượng máu đi ni cơ thể giảm → kích thích hoạt động giao cảm làm tăng lực
co tim → áp lực ở tâm thất tăng → chênh lệch giữa áp lực tối đa tâm thất và áp
lực tối đa động mạch chủ lớn (bình thường sự chênh lệch này là nhỏ) - Tương
ứng với Hình 9.3: Áp lực tới đa tâm thất khoảng 170 mmHg, áp lực tối đa động
mạch chủ khoảng 120 mmHg.
[Thí sinh giải thích theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án]


0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 10 (2,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
- Áp suất lọc = Áp suất thủy tĩnh máu – áp suất keo huyết tương – áp suất thủy 0,25
10a tĩnh trong bao Bowman + áp suất keo trong bao Bowman = 55 – 28 – 17 + 0 =
(1) 10 mmHg
- Tốc độ lọc = áp suất lọc × hệ số lọc = 10 × 12 = 120 mL/phút.
- Người bị bệnh hẹp động mạch thận có lượng nước tiểu giảm.
0,25
- Vì:
0,25
+ Hẹp đợng mạch thận → giảm dòng máu tới thận → giảm huyết áp mao mạch
cầu thận → giảm tốc độ lọc ở cầu thận → giảm nước tiểu đầu → giảm nước tiểu
chính thức.
+ Hẹp đợng mạch thận → giảm dịng máu tới thận → giảm áp lực máu ở bộ máy
10a
cận quản cầu → kích thích bợ máy cận quản cầu tiết rênin → tăng angiôtensin II
(2)
→ tăng anđôstêron → tăng tái hấp thu Na+ à nước ở ớng lượn xa, ớng góp →
giảm nước tiểu.

[Thí sinh cần giải thích bằng ít nhất 1 trong 2 cơ chế]
- Người bị bệnh tuyến yên không tiết AD có lượng nước tiểu tăng.
0,25
- Vì: Tuyến yên không tiết hoocmôn ADH → giảm tái hấp thu nước ở ớng lượn
xa và ớng góp → tăng lượng nước tiểu.
10b - Đường (m) thể hiện lượng thức ăn, đường (n) thể hiện tốc độ tiết H+.
0,25
(1)
6/8


- Vì: Sau bữa ăn, lượng thức ăn trong dạ dày tăng mạnh → kích thích tế bào viền
tăng tiết Cl thông qua cơ chế thần kinh và thể dịch → tăng tốc độ tiết H+ của tế
bào viền.
- Tốc độ tiết dịch mật của sau ăn 1,5 giờ tăng so ới trước bữa ăn 20 phút.
- Vì: Sau khi ăn, lượng thức ăn ở dạ dày tăng → kích thích tế bào viền tăng tiết
10b
HCl → giảm pH dạ dày. Nhũ chấp chứa chất dinh dưỡng (axit béo, axit amin) và
(2)
pH thấp xuống tá tràng → kích thích tăng tiết CCK → CCK kích thích tăng tiết
dịch mật.
- Người có tế bào viền tăng tiết HCl quá mức có nờng đợ hoocmơn secretin hút
tương cao hơn.
10b
- Vì: Người có tế bào viền tăng tiết HCl quá mức → sau khi ăn, lượng HCl tiết
(3)
ra nhiều hơn bình thường → giảm mạnh pH của nhũ chấp xuống tá tràng → tăng
kích thích tiết secretin → nờng đợ secretin hút tương tăng.
- Người có thụ thể hoocmơn gastrin bị bất hoạt có tớc đợ tiết H+ thấp hơn.
- Vì: Sau khi ăn, lượng thức ăn ở dạ dày tăng kích thích tăng tiết gastrin. Gastrin

10b
có vai trị kích thích tế bào viền tăng tiết HCl. Vì vậy, người có thụ thể hoocmôn
(4)
gastrin bị bất hoạt → gastrin không tác động được đến tế bào viền tuyến vị →
giảm tiết H+ hơn người bình thường.

0,25

0,25

0,25

Câu 11 (1,0 điểm)
Ý
Nợi dung
Điểm
- Trong chu kì sinh dục nữ, sự biến đổi hoocmôn diễn ra như sau: ở giai đoạn 0,25
nang trứng, nang trứng tiết ơstrôgen, nồng độ cao ơstrôgen kích thích tuyến yên
tăng tiết L , đỉnh của LH gây rụng trứng. Ở pha thể vàng, thể vàng tiết ơstrôgen
và prôgestêron tạo đỉnh thứ 2 của ơstrôgen à đỉnh thứ nhất của progesteron. Do
11a
đó, P là L à Q là progesteron.
- Sau mãn kinh, không có trứng rụng → khơng có thể vàng → khơng tạo 0,25
prôgestêron → nồng độ hoocmôn Q (prôgestêron) của người phụ nữ đã mãn kinh
thấp hơn.
- Người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị ưu năng ỏ tuyến trên thận có nờng đợ
trung bình hoocmơn P (LH) thấp hơn.
0,25
11b
- Nồng độ testosteron nồng độ cao ở người bị ưu năng ỏ tuyến trên thận gây ức

chế ngược âm tính lên tuyến yên làm tuyến yên giảm tiết LH.
- Nồng đợ trung bình hoocmơn FSH của người phụ nữ đang uống thuốc tránh
thai hằng ngày thấp hơn so ới thời điểm khơng ́ng th́c.
0,25
11c - Vì nờng đợ cao ơstrơgen à prôgestêron trong thuốc tránh thai gây ức chế ngược
âm tính lên tuyến yên làm giảm tiết FSH.
[Thí sinh giải thích theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án]
Câu 12 (1,0 điểm)
Ý
Nội dung
+
- Đường (1) thể hiện ion Na ; đường (2) thể hiện ion K+.
12a - Vì khi bị kích thích, màng nơron tăng tính thấm với Na+ rồi tiếp đến tăng tính
thấm với K+.

Điểm
0,25

7/8


×