NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
Theo điều 4,nghị định 57/2012 của Chính Phủ ban hành thì nguồn vốn của ngân hàng
thƣơng mại bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu, trong đó:
o Vốn điều lệ.
o Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá theo quy
định của pháp luật.
o Thặng dƣ vốn cổ phần.
o Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tƣ phát triển nghiệp vụ, quỹ dự
phòng tài chính.
o Lợi nhuận chƣa phân phối.
o Vốn khác thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nƣớc ngoài.
- Vốn huy động:
o Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân;
o Vốn nhận ủy thác đầu tƣ;
o Vốn vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nƣớc và ngoài nƣớc;
o Vốn vay Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam;
o Phát hành các giấy tờ có giá.
- Vốn khác theo quy định của pháp luật.
I. Vốn chủ sở hữu:
- Chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn (thƣờng chỉ
chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) nhƣng nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối
với các Ngân hàng.
- Thƣờng xuyên ổn định => trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tài sản cố định
phục vụ cho bản thân Ngân hàng, có thể sử dụng cho vay, đặc biệt là đầu tƣ
góp vốn liên doanh.
- Coi nhƣ tài sản đảm bảo gây lòng tin với khách hàng, duy trì khả năng thanh
toán cho khách hàng khi Ngân hàng hoạt động thua lỗ.
- Căn cứ quyết định đối với qui mô và khối lƣợng vốn huy động cũng nhƣ hoạt
động cho vay và bảo lãnh của Ngân hàng. Quy mô và sự tăng trƣởng vốn thuộc
sở hữu của Ngân hàng sẽ quyết định năng lực phát triển của NHTM. Khi đánh
giá về qui mô của một NHTM thì tiêu chí đầu tiên đƣợc đề cập là vốn thuộc sở
hữu của Ngân hàng đó.
Vốn chủ sở
hữu
Đặc điểm
Nguồn hình
thành
Mục đích
Vốn điều lệ
(*)
(1)lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.
(2)có tính ổn định cao và không ngừng gia
tăng.
(3)tỷ trọng nhỏ nhƣng giữ vai trò rất quan
trọng
(1)vốn chủ sở hữu
của ngân hàng khi
mới thành lập.
(2) lợi nhuận kinh
doanh hằng năm.
(3) chủ sở hữ góp
thêm vốn.
(1)sử dụng cho công
tác xây dựng cơ bản
của ngân hàng, <=50%
vốn tự có.
(2)đầu tƣ, liên doanh.
(3)cho vay trung dài
hạn.
Các quỹ dự trữ
của ngân hàng:
đƣợc coi là
nguồn vốn tự
có của ngân
hàng.(**)
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Đƣợc
trích lập hằng năm theo tỷ lệ 5% trên tổng
lợi nhuận sau thuế hằng năm tới mức tối
đa do ngân hàng nhà nƣớc quy định.
Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: trích từ lợi
nhuận ròng hằng năm theo tỷ lệ 10% cho
tới khi bằng 100% vốn điều lệ.
=> Hai quỹ này bắt buộc phải trích lập tại
các tổ chức tín dụng, không đƣợc dùng
các quỹ này để trả lợi tức cổ phần hoặc
chuyển ra nƣớc ngoài.
Lợi nhuận ròng
hằng năm.
(1)quỹ dự trữ: bổ sung
vốn điều lệ.
(2)quỹ dự phòng rủi ro:
bù đắp rủi ro trong quá
trình hoạt động kinh
doanh.
Lợi nhuận
chƣa phân phối
Vốn khác
thuộc sở hữu
hợp pháp của
tổ chức tín
dụng, chi
nhánh ngân
hàng nƣớc
ngoài.
(*): Tùy thuộc vào loại hình ngân hàng mà vốn điều lệ đƣợc hình thành từ những
nguồn gốc khác nhau:
Loại hình ngân hàng
Nguồn hình thành vốn điều lệ.
NH quốc doanh
Ngân sách nhà nƣớc cấp.
NH cổ phần
Vốn góp cổ đông thông qua việc mua cổ
phiếu.
NH liên doanh
Vốn góp các bên liên doanh.
NH nƣớc ngoài
100% vốn nƣớc ngoài.
NH tƣ nhân
Vốn từ chủ ngân hàng.
(**):Mặt khác, với tƣ cách là một đơn vị kinh doanh, ngân hàng còn tiến hành trích lập
các quỹ từ lợi nhuận thu đƣợc:
- Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng.
- Quỹ phúc lợi, khen thƣởng.
Các quỹ này tỷ lệ trích lập theo quyết định của đại hội cổ đông hoặc theo chỉ đạo của nhà
nƣớc.
II. Vốn huy động: chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng nguồn vốn. Vì vậy các
hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển đƣợc là nhờ nguồn
vốn huy động này.
1. Nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân: Là nguồn vốn mà Ngân hàng huy
động đƣợc từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân… trong xã hội thông qua
quá trình nhận tiền gửi, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các
nghịệp vụ kinh doanh khác. Bản chất của tài khoản tiền gửi là tài sản thuộc sở hữu
của các đối tƣợng khách hàng khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng nó để
cho vay, chiết khấu, thanh toán… nhƣng không có quyền sở hữu, Ngân hàng có
trách nhiệm phải hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi hoặc khi khách hàng có nhu cầu
rút tiền để sử dụng. Tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy
động của các Ngân hàng thƣơng mại.
*Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng thương mại:
Theo tiêu thức nguồn hình thành:
- Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức là các khoản tiền mà cá nhân và tổ
chức trực tiếp chuyển vào Ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tết kiệm, doanh nghiệp
nộp tiền bán hàng…Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế
đƣợc Ngân hàng tập trung lại. Các cá nhân và tổ chức thƣờng gửi tiền với kỳ hạn
và mục đích khác nhau, các cá nhân thƣờng gửi tiền để hƣởng lãi còn các tổ chức
doanh nghiệp thƣờng là để sử dụng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng.
- Tín dụng tạo tiền gửi: Ít ngƣời biết đƣợc rằng đây là một hình thức nhận tiền gửi.
Khi Ngân hàng cho khách hàng vay vốn thì Ngân hàng chuyển số tiền cho vay của
khách hàng vào tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong Ngân hàng. Khi
khách hàng chƣa có nhu cầu rút tiền ngay lập thì Ngân hàng có thể sử dụng số tiền
đó mặc dù với thời hạn rất ngắn.
- Theo tiêu thức kỳ hạn
- Ngày nay ngƣời ta thƣờng phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này để có
thể quản lý tốt lƣợng tiền gửi, tiền lãi và là cơ sở để Ngân hàng xây dựng chiến
lƣợc dự trữ phù hợp và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn đó vào quá trình
hoạt động kinh doanh.
- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định,
ngƣời gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình do đó lãi suất
của loại tiền gửi này thƣờng thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định.
Tiền gửi không kỳ hạn đáp ứng nhu cầu của những khách hàng chƣa có dự định rõ
ràng trong tƣơng lai. Đây là hình thức chủ yếu đƣợc các doanh nghiệp lựa chọn
nhằm mục đích giao dịch trong kinh doanh. Do vậy lƣợng tiền gửi không kỳ hạn
thƣờng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Với
đặc tính của nguồn tiền này là luôn biến động cho nên Ngân hàng chỉ đƣợc sử
dụng một tỷ lệ phần trăm(%) nhất định của lƣợng tiền gửi không kỳ hạn nhận
đƣợc nhất định tuỳ thuộc vào dự tính của Ngân hàng về sự ổn định tƣơng đối của
lƣợng tiền huy động đƣợc trong thời gian tới. Quản lý tiền gửi không kỳ hạn là
một phần quan trọng của quả lý dự trữ của Ngân hàng.
- Tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thõa thuận giữa ngƣời gửi tiền và
Ngân hàng về số lƣợng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi dó. Do có sự xác
định rõ ràng về kỳ hạn nên Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn
tƣơng ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và
dài hạn. Do đặc tính của khoản tiền gửi này là có độ ổn định cao nên Ngân hàng
chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh
của mình, vì vậy Ngân hàng trả lãi cho ngƣời gửi tiền cao hơn lãi suất của loại tiền
gửi không kỳ hạn và tiền giửi thanh toán, Ngân hàng đƣa ra các kỳ hạn khác nhau
nhƣ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, Mức lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, nếu kỳ hạn
càng dài thì lãi suất càng cao. Các khách hàng gửi tiền theo loại này thì khi đến
hạn sẽ đƣợc hoàn trả cả gốc và lãi theo qui định, nếu chƣa đến hạn mà khách hàng
gửi tiền rút tiền ra trƣớc thì khách hàng chỉ đƣợc hƣởng lãi suất của tiền gửi không
kỳ hạn.
Theo tiêu thức loại tiền:
- Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các Ngân hàng thƣơng mại nhận
đƣợc, nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các Ngân hàng, nó phụ thuộc
vào mức thu nhập trong nƣớc và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này
thƣờng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lƣợng tiết kiệm.
- Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, Ngân hàng còn nhận tiền gửi
dƣới dạng ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh nhƣ USD, FRF, GBP, DEM…
Những ngoại tệ này cũng rất cần thiết trong hoạt động của Ngân hàng nhƣ kinh
doanh ngoại tệ trong nƣớc, trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc
tế…các Ngân hàng có xu hƣớng mở rộng kinh doanh đối ngoại thƣờng có nguồn
vốn ngoại tệ lớn. Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ là một phƣơng thức đa dạng hoá về
phƣơng thức huy động vốn của các Ngân hàng thƣơng mại.
- a 4 Theo tiêu thức mục đích sử dụng
- Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của cá nhân với mục đích là tìm
kiếm một khoản thu nhập với số tiền nhàn rỗi của mình. Thông thƣờng tiền gửi có
khối lƣợng nhỏ, thời hạn ngắn. Những ngƣời gửi tiền tiết kiệm là những đối tƣợng
giảm chi tiêu trong hiện tại với kỳ vọng sẽ tăng đƣợc chi tiêu trong tƣơng lai.
Phƣơng thức gửi tiền tiết kiệm chủ yếu là nộp tiền trực tiếp vào Ngân hàng hoặc
gián tiếp chuyển thu nhập dƣới hình thức chuyển qua tài khoản.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Loại hình này khá phổ biến ở các nƣớc phát triển,
thƣờng sử dụng với những hộ có thu nhập thấp và trung bình. Những ngƣời để
dành một khoản tiền gửi vào Ngân hàng (Thông thƣờng là các khoản tiền đều đặn
hàng năm) với ý định tích luỹ tiền cho một mục đích nhất định trong tƣơng lai nhƣ
xây dựng nhà cửa, mua ôtô… và cũng đƣợc hƣởng lãi trên số tiền gửi nhƣ các loại
tiết kiệm khác. Khi có nhu cầu sử dụng tiền vào mục đích nói trên, nếu số dƣ của
khoản tiết kiệm đó chƣa đủ thì Ngân hàng có thể hỗ trợ thêm một phần dƣới hình
thức cho vay với một lãi suất hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Đây là một
hình thức huy động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, có tính chất ổn định, đồng
thời có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cho ngƣời dân về việc mua sắm nhà
cửa, phƣơng tiện.
- Tiền gửi thanh toán: Là các khoản ký gửi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh không nhằm mục đích tìm kiếm thêm thu nhập mà để đƣợc hƣởng
các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, thông thƣờng các khoản tiền gửi thanh toán
có số lƣợng lớn. Mặt khác một số Ngân hàng thƣờng ƣu tiên hơn đối với các
doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng và phải có số dƣ nhất định trên tài
khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Các khoản tiền gửi này Ngân hàng phải chịu chi phí
thấp, phải quản lý chính xác khâu dự trữ nhƣng lại đƣợc sử dụng một khoản tiền
lớn phục vụ cho các hoạt động của mình.
- Các khoản tiền gửi thanh toán một mặt làm phát triển hệ thống thanh toán không
dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng, tiết kiệm chi phí trong lƣu thông, mặt khác
kiểm soát đƣợc hoạt động của các doanh nghiệp. Khi thực hiện chức năng là trung
gian thanh toán cho nền kinh tế, Ngân hàng tạo đƣợc một nguồn vốn từ hoạt động
thanh toán: vốn trên tài khoản mở thƣ tín dụng, tài khoản tiền gửi chờ thanh
toán… Các khoản tiền tạm thời đang nằm ở tài khoản của Ngân hàng chờ sử dụng
nên đƣợc coi là nhàn rỗi. Ngân hàng thƣơng mại cũng thu hút đƣợc một lƣợng vốn
đáng kể trong quá trình thu hộ hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các tổ chức
tín dụng khác, nhận vốn uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nƣớc…. Do tiền
đƣợc giải ngân theo tiến độ công việc nên Ngân hàng có thể sử dụng tạm thời các
khoản tiền đó vào kinh doanh.
2. Vốn vay.
- Tiền gửi mà Ngân hàng nhận đƣợc là nguồn vốn mà Ngân hàng có đƣợc một cách
thụ động. Trong hoạt động của mình nếu nhƣ thiếu vốn thì Ngân hàng phải chủ
động tìm kiếm vốn để thực hiện các hoạt động của mình. Nguồn vốn mà Ngân
hàng chủ động tạo nên đó là nguồn vốn vốn vay.
Vậy các Ngân hàng đi vay khi nào?
o Thứ nhất: Vay để đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán của Ngân hàng.
o Thứ hai: Vay hộ cho khách hàng.
o Thứ ba: Vay để cho vay.
o Thứ tƣ: Vay để giảm chi phí nguồn tiền cho giai đoạn sau.
3. Phát hành giấy tờ có giá:
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó
xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi
và các điều khoản cam kết khác giữa các tổ chức tín dụng và ngƣời mua. Ở Việt Nam
hiện nay, khi các Nguồn vốn của Ngân Hàng Thƣơng Mại cần huy động số vốn lớn trong
thời gian ngắn thì ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu ngân
hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi.
a. Kỳ phiếu có mục đích.
- Khi các Ngân hàng muốn có một khoản tài chính để tài trợ cho các dự án có qui
mô lớn, thời hạn dài hoặc tăng qui mô hoạt động của các Ngân hàng hoặc liên
doanh với các tổ chức khác mà nguồn vốn vốn hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc, Ngân
hàng có thể phát hành kỳ phiếu để tạo nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tƣ cho
các hoạt động này. Có thể kỳ phiếu là một chứng chỉ nhận nợ của Ngân hàng có
mục đích kỳ hạn rõ ràng. Kỳ phiếu của Ngân hàng phát hành để huy động vốn từ
dân cƣ và các tổ chức kinh tế để tạo lập nguồn vốn trung và dài hạn dể tài trợ cho
các hoạt động của mình. Khi Ngân hàng muốn giảm chi phí cho kỳ sau thì Ngân
hàng phát hành kỳ phiếu ngắn hạn trả trƣớc.
b. Trái phiếu.
- Trái phiếu Ngân hàng thực chất là một giấy nhận nợ của Ngân hàng với khách
hàng. Phát hành trái phiếu Ngân hàng nhằm tập trung vốn trung và dài hạn để tài
trợ cho các dự án lớn theo yêu cầu phát triển trên địa bàn hoặc tập trung vốn tài trợ
cho các dự án đƣợc Chính phủ chỉ định. Ngân hàng phát hành trái phiếu chủ yếu là
để vay hộ khách hàng. Trái phiếu khác kỳ phiếu có mục đích ở chỗ kỳ phiếu có
mục đích thƣờng đƣợc sử dụng linh hoạt hơn nhƣ kỳ phiếu có thể đƣợc phát hành
ở từng chi nhánh trên cơ sở đƣợc sự chấp thuận của NHTƢ với khung lãi suất và
thời hạn phát hành riêng biệt. Còn trái phiếu thƣờng đƣợc phát hành với qui mô
lớn hơn và đồng loạt trong cả hệ thống Ngân hàng.
4. Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng và vốn
vay từ Ngân hàng trung ương.
Tuỳ theo tình hình hoạt động của Ngân hàng trong từng thời kỳ và lý do của các
khoản vay của mình mà Ngân hàng có những hình thức vay phù hợp. Với các hình
thức vay nhƣ trên Ngân hàng có thể mất rất nhiều thời gian. Đối với mục đích sử dụng
ngay nhƣ để đảm bảo khả năng thanh khoản cho Ngân hàng thì hai hình thức vay vốn
trên không phù hợp. Ngân hàng có thể sử dụng phƣơng thức khác nhƣ vay vốn ở các
tổ chức tín dụng khác hoặc vay ở NHTƢ. Thực tế cho thấy hoạt động huy động vốn
và sử dụng vốn thì không đồng đều giữa các Ngân hàng, ở những thời điểm có những
Ngân hàng thiếu vốn nhƣng lại có những Ngân hàng tạm thời đang thừa vốn thì các
Ngân hàng này có thể vay mƣợn lẫn nhau vì mục đích của cả đôi bên. Hơn nữa các
Ngân hàng đều làm trung gian thanh toán cho nền kinh tế nên các Ngân hàng đều mở
tài khoản tiền gửi lẫn nhau và trong những trƣờng hợp Ngân hàng nào đó thiếu vốn để
thanh toán chi khách hàng của mình thì Ngân hàng kia có thể cho vay để Ngân hàng
đó đảm bảo khả năng thanh toán. Trong những trƣờng hợp cấp bách mà Ngân hàng
không thể vay đƣợc ở các Ngân hàng khác thì có thể vay ở NHTƢ vì NHTƢ là ngƣời
cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Tuỳ theo mục đích sử dụng và hình thức vay
vốn mà NHTƢ chia thành các loại sau:
o Vốn vay ngắn hạn bổ sung: Là hình thức mà NHTM xin vay vốn bổ sung
nguồn vốn ngắn hạn của mình. Trong trƣờng hợp này các NHTM chỉ đƣợc vay
khi còn hạn mức tín dụng theo qui định của NHTƢ.
o Vốn vay để đảm bảo khả năng chi trả: Các NHTM vay vốn của NHTƢ để bù
đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán hoặc thiếu hụt trong dự trữ (thƣờng là
vay với thời hạn ngắn).
o Tái cấp vốn: NHTƢ cho các NHTM vay vốn trên cơ sở các chứng từ có giá.
Các chứng từ này phải hợp lệ, hợp pháp và an toàn. Tái cấp vốn gồm có các
hình thức: Cho vay bằng chiết khấu hoặc tái chiết khấu giấy tờ có giá và cho
vay có bảo đảm.
o Tuy nhiên việc NHTM vay vốn ở NHTƢ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ quốc
gia trong từng thời kỳ mà NHTƢ có thể cho vay với khối lƣợng, thời hạn, lãi
suất, hạn mức… khác nhau để thực hiện chính sách tiền tệ của mình.
III. Vốn khác theo quy định của pháp luật.
a. Vốn tiếp nhận.
Ngày nay, hệ thống ngân hàng thƣơng mại đƣợc tổ chức theo mô hình của tổng công ty
và các công ty con gồm ngân hàng mẹ và hệ thống các chi nhánh ngân hàng trực thuộc.
Có một phƣơng thức huy động vốn đƣợc sử dụng rất hiệu quả hiện nay là chu chuyển
nguồn vốn điều hoà. Do tình hình kinh tế xã hội của các vùng hoạt động của ngân hàng
chi nhánh là khác nhau. Những chi nhánh ngân hàng mà hoạt động sử dụng vốn vƣợt quá
khả năng huy động vốn thì đầu kỳ lập kế hoạch lên ngân hàng mẹ và xin đƣợc nhận một
lƣợng vốn điều hào cần thiết cho hoạt động sử dụng vốn của mình. Những ngân hàng mà
khả năng huy động vốn vƣợt quá khả năng sử dụng vốn thì đầu kỳ cũng lập kế hoạch sẽ
điều chuyển một lƣợng vốn về ngân hàng mẹ để đƣợc hƣởng một lãi suất điều hoà. Nhƣ
vậy ngân hàng mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các
chi nhánh ngân hàng trong nền kinh tế. Chi phí nhận nguồn vốn điều hoà thấp hơn chi phí
nguồn vốn huy động nhƣng tại sao các ngân hàng đều nhận nguồn vốn điều hoà sau khi
đã lập kế hoạch về lƣợng vốn huy động đƣợc trong kỳ sau, bởi vì tính độc lập của nó với
ngân hàng mẹ. Đây là một phƣơng thức huy động vốn rất hiệu quả đƣợc áp dụng nhiều
trên thế giới hiện nay.
b. Vốn uỷ thác đầu tư.
Một số ngân hàng con thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý. Khi đó trong cơ cấu vốn của
ngân hàng con còn có thêm khoản mục vốn uỷ thác đầu tƣ. Khoản vốn này hình thành
chủ yếu hình thành là do các tổ chức tài chính nƣớc ngoài, trong nƣớc uỷ thác cho ngân
hàng một khoản tiền để ngân hàng thực hiện cho vay các dự án của mình. Có thể là các
khoản vay của Chính Phủ đƣợc uỷ thác.