Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đề Tài Nhận Thức Về Ảnh Hưởng Của Thời Trang Nhanh Tới Môi Trường Và Hành Vi Tiêu Dùng Thời Trang Bền Vững Của Người Dân Hà Nội..pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.71 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐƠ THỊ
===============================

BÁO CÁO CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Đề tài: Nhận thức về ảnh hưởng của thời trang nhanh tới môi trường
và hành vi tiêu dùng thời trang bền vững của người dân Hà Nội.

Họ tên sinh viên

: Nguyễn Minh Phương

Lớp

: Quản lý Tài ngun và Mơi trường 60

Khóa

: 60

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Mã sinh viên

:

Giảng viên hướng dẫn


: Nguyễn Diệu Hằng

11184036


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH

3

DANH MỤC BẢNG

3

MỞ ĐẦU

4

1. Sự cần thiết của nghiên cứu

4

2. Mục tiêu nghiên cứu

6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6


4. Phương pháp nghiên cứu

6

5. Kết cấu chuyên đề

7

Chương I. Tổng quan về ngành thời trang và thời trang bền vững

9

1. Sơ lược về ngành thời trang và các khái niệm liên quan

9

1.1. Thời trang nhanh

9

1.2. Thời trang bền vững

9

2. Ngành thời trang và ảnh hưởng tới môi trường

10

2.1. Ngành thời trang tiêu thụ lượng nước lớn


10

2.2. Ngành thời trang thải ra lượng chất thải dệt may lớn

11

2.3. Ngành thời trang nhanh thải ra lượng khí Cacbon lớn

12

3. Hành vi người tiêu dùng và những nhân tố ảnh hưởng tới hành vi người tiêu
dùng
13
3.1. Thuyết hành vi tiêu dùng xanh

13

3.2. Các yếu tố tác động đến quyết định mua sắm

14

Chương II. Giới thiệu khu vực nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

17

1. Khu vực nghiên cứu

17

1.1. Đặc điểm tự nhiên


17

1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

18

2. Phương pháp nghiên cứu

20

2.1. Phương pháp thu thập số liệu

20

2.2. Cơng cụ thống kê sử dụng để phân tích

21

2.3. Xây dựng mơ hình và đề xuất giả thuyết

23

1


Chương III. Nhận thức về ảnh hưởng của thời trang nhanh tới môi trường và
hành vi tiêu dùng thời trang bền vững của người dân Hà Nội
24
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu nghiên cứu


24

2. Nhận thức về ảnh hưởng của ngành thời trang nhanh tới môi trường và
hành vi tiêu dùng thời trang bền vững của người dân Hà Nội

26

2.1. Thống kê mô tả các biến được sử dụng nghiên cứu

26

2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

28

2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

31

2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá cho tất cả biến độc lập

31

2.2.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

32

2.3. Kiểm định mơ hình và các giả thuyết


33

2.3.1. Phân tích hồi quy

33

Chương IV. Thảo luận kết quả và đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức, hành
vi của người tiêu dùng đối với ngành thời trang bền vững
37
1. Thảo luận kết quả

37

2. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức, hành vi của người tiêu dùng đối với
ngành thời trang bền vững
39
KẾT LUẬN

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

PHỤ LỤC

47

2



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2. Mẫu khảo sát chia theo giới tính
Hình 3. Mẫu khảo sát chia theo độ tuổi
Hình 3. Mẫu khảo sát chia theo nghề nghiệp
Hình 4. Mẫu khảo sát chia theo thu nhập
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thống kê mô tả các biến thuộc yếu tố Nhân khẩu học.
Bảng 2. Thống kê mô tả các biến thuộc yếu tố Định hướng mua sắm.
Bảng 3. Thống kê mô tả các biến thuộc yếu tố Xu hướng trong thời trang
Bảng 4. Thống kê mô tả các biến thuộc yếu tố Nhận thức về môi trường.
Bảng 5. Thống kê mô tả các biến thuộc yếu tố Hành vi thân thiện với môi trường.
Bảng 6. Độ tin cậy của biến “Nhận thức về môi trường"
Bảng 7. Độ tin cậy của biến “Các yếu tố xu hướng trong thời trang"
Bảng 8. Độ tin cậy của biến “Thái độ với sản phẩm"
Bảng 9. Độ tin cậy của biến “Hành vi tiêu dùng"
Bảng 10. Kết quả kiểm định KMO của biến độc lập
Bảng 10.1. Kết quả tổng phương sai trích của biến độc lập
Bảng 10.2. Kết quả ma trận xoay các nhân tố độc lập
Bảng 11. Kết quả kiểm định KMO của biến phụ thuộc
Bảng 11.1. Kết quả tổng phương sai trích của biến phụ thuộc
Bảng 11.2. Kết quả ma trận chưa xoay của nhân tố phụ thuộc
Bảng 12. Thống kê mơ tả các biến trong phân tích hồi quy
Bảng 13. Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy
Bảng 14. Phân tích phương sai (Hồi quy)
Bảng 15. Kết quả phân tích hồi quy

3



MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế - văn hóa - xã hội đã và đang đạt được, sự phát
triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp cũng gây ra các vấn đề đáng lo ngại
về môi trường. Hiện tượng biến đổi khí hậu, sự nóng lên tồn cầu, giảm tầng ozon,
ơ nhiễm khơng khí,...khơng chỉ là những thuật ngữ phổ biến mà cịn trở thành vấn
đề tồn cầu phải đối mặt. Ngành thời trang là một trong những ngành cơng nghiệp
có sức tàn phá môi trường lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ việc sản xuất và tiêu thụ
quá mức dẫn đến lượng phát thải lớn không được xử lý kịp thời.
Trong lịch sử phát triển của xã hội, ngành thời trang luôn nhận được sự quan tâm
đặc biệt từ các thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số, ngành cơng
nghiệp thời trang càng phát triển nhanh chóng hơn nhờ sự trỗi dậy thành công từ
các thương hiệu lớn khi hướng đến sản xuất các loại sản phẩm thời trang giá rẻ
nhưng thời thượng hay còn gọi là “Thời trang nhanh". Hiện tượng này tác động
phần lớn tới sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
trong ngành thời trang tăng mạnh trong nhiều thập kỷ qua, bởi khách hàng sẽ phải
liên tục thay đổi trang phục của mình để bắt kịp với xu hướng thời trang. Những sản
phẩm được cho là đã lỗi thời hoặc chất lượng quá kém không thể sử dụng sẽ được
thải ra môi trường. Đây cũng là lý do khiến cho ngành thời trang trở thành ngành
công nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trong phát thải, nguyên nhân chính dẫn đến việc
mơi trường bị phá hủy nặng nề và trái đất ngày càng nóng lên, gây ra nhiều thiệt
hại, rủi ro cho cuộc sống của con người.
Sau những hậu quả về suy giảm môi trường, xã hội đã dần nhận thức được tính
nghiêm trọng của các vấn đề cạn kiệt tài nguyên, nhiệt độ tăng dần, ô nhiễm đến từ
sự bùng nổ của thời trang nhanh. Thị trường vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động mua, bán,
trao đổi thông thường, nhưng khách hàng sẽ cẩn trọng hơn trong quyết định mua
hàng của mình, họ cân nhắc lựa chọn những sản phẩm được làm từ nguyên liệu
“xanh" hơn nhờ trách nhiệm đối với môi trường của họ. Khi người tiêu dùng hướng

tới sử dụng sản phẩm thời trang bền vững, các nhà sản xuất cũng phải chuyển đổi để
4


đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay đã có nhiều nhãn hàng thời trang cũng
như các nhà thiết kế đang hướng đến việc sản xuất các sản phẩm may mặc thân
thiện với môi trường, hướng đến “Thời trang bền vững" nhằm phát triển kinh tế - xã
hội nhưng không gây ảnh hưởng tới môi trường, khả năng duy trì lâu dài chứ khơng
phải là một giải pháp tạm thời.
Trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia phát triển, các nhãn hàng thời trang
đặt tính bền vững làm cốt lõi, tính thân thiện với mơi trường được xem như một tiêu
chuẩn đạo đức, bởi phần lớn đối tượng khách hàng của họ đều quan tâm tới sản
phẩm gắn nhãn “bền vững" và mong muốn giảm tác động tiêu cực tới môi trường.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các nhãn hàng nội địa cũng đã bắt kịp với
xu hướng toàn cầu khi triển khai nhiều chiến dịch vì mơi trường, cho ra mắt sản
phẩm theo lối “xanh” hóa. Trên thực tế, những sáng kiến này đều được phần lớn
người tiêu dùng ủng hộ, phần lớn người tiêu dùng xanh tập trung chủ yếu ở các
thành phố lớn, điển hình là thủ đơ Hà Nội. Với đề tài “Nhận thức về ảnh hưởng
của thời trang nhanh tới môi trường và hành vi tiêu dùng thời trang bền vững
của người dân Hà Nội” đánh giá nhận thức về môi trường và xu hướng hành vi
tiêu dùng bền vững trong ngành thời trang trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với vai
trị là thủ đơ, Hà Nội tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, cơng trình thể thao
quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều
sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Thêm vào đó, sự đầu tư về cơ sở vật chất, văn
hóa, giáo dục, hỗ trợ tiếp cận với quốc tế đã tạo điều kiện để người dân nâng cao
nhận thức về môi trường, trình độ dân trí. Người dân thành thị có thu nhập và trình
độ học vấn cao hơn, đã một phần nhận thức rõ ràng hơn về tiêu dùng bền vững và
có nhu cầu rất lớn về làm đẹp và thời trang. Hơn nữa, phần lớn người dân đang sinh
sống trên địa bàn thành phố Hà Nội đến từ các tỉnh thành khác với mục đích lao
động, học tập, làm việc. Vì vậy, thủ đơ Hà Nội là địa điểm lý tưởng để thực hiện

nghiên cứu đề tài “Nhận thức về ảnh hưởng của thời trang nhanh tới môi
trường và hành vi tiêu dùng thời trang bền vững của người dân Hà Nội” nhờ
sự đa dạng về văn hóa và những điều kiện thuận lợi khác.

5


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Nhận thức về ảnh hưởng của thời trang nhanh tới môi trường và hành vi tiêu
dùng thời trang bền vững của người dân Hà Nội" có mục tiêu chung là đánh giá
được nhận thức về môi trường và xu hướng hành vi sử dụng sản phẩm thời trang
thân thiện với môi trường của người tiêu dùng trong điều kiện ở Việt Nam, và cụ
thể hơn là trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, cần
đạt được các mục tiêu cụ thể như sau: Cần nêu tổng quan về ngành thời trang và
thời trang bền vững để có thể đánh giá chung tình trạng hiện tại về sản xuất và tiêu
dùng trên thị trường ngành công nghiệp dệt may ; Tiếp theo, sinh viên nghiên cứu
thực hiện điều tra thông qua mẫu khảo sát trực tuyến để đánh giá nhận thức của
người dân Hà Nội về ảnh hưởng của thời trang nhanh tới mơi trường và phân tích
hiện trạng thói quen tiêu dùng thời trang bền vững của người dân Hà Nội; Cuối
cùng, sau khi xử lý số liệu và đưa ra kết quả, sinh viên đề xuất một số giải pháp thúc
đẩy tiêu dùng thời trang bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đánh giá được chính xác và đưa ra các giải pháp phù hợp, đề tài tập trung nghiên
cứu đối tượng xung quanh hành vi người tiêu dùng, cụ thể là tác động từ nhận thức
về ảnh hưởng của thời trang nhanh tới môi trường và các nhân tố khác tới sự thay
đổi hành vi tiêu dùng thời trang bền vững. Thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập dữ
liệu từ tháng 7/2022 đến tháng 9/2022 bằng bảng câu hỏi cho người tiêu dùng trong
ngành thời trang trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính

Đề tài nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định tính là
phương pháp thu thập các thơng tin và dữ liệu mà khơng có số liệu để có được các
thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra nhằm phục vụ mục
đích phân tích hoặc đánh giá chun sâu. Các thơng tin này thường được thu thập
thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu
hỏi mở, và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập
trung.
6


Đối với đề tài này, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong bước
phỏng vấn sâu để khai thác chi tiết các khía cạnh của vấn đề, các đặc điểm chung
của đối tượng khảo sát, nhằm tối ưu nội dung và xây dựng bảng hỏi.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng
số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát
về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách
khác là lượng hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu. Các thơng tin, dữ liệu thường
được thu thập thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi trên phạm vi nghiên cứu nhất
định.
Bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn và gửi đến cho đối tượng nghiên cứu tự trả lời
thơng qua hình thức phổ biến là khảo sát trực tuyến, đối tượng khảo sát cung cấp
thông tin bằng việc trả lời bộ câu hỏi được soạn sẵn, các câu hỏi thường ở dạng
đóng với phương án trả lời cho sẵn và/hoặc có thêm lựa chọn mở để người trả lời
chia sẻ, giải thích thêm cho câu trả lời của mình.
Xử lý và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng - Công cụ SPSS
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính
phục vụ công tác thống kê. Phần mềm SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp
- là các thông tin được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, thường được sử
dụng rộng rãi trong các các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng.

Để xử lý số liệu, sinh viên sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích thống kê mơ tả
qua các đại lượng như trung bình, trung vị, phương sai, mode, độ lệch chuẩn,
khoảng biến thiên, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và các phân tích chuyên sâu khác
như phân tích nhân tố, phân tích độ tin cậy, phân tích hồi quy.
5. Kết cấu chun đề
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương I. Tổng quan về ngành thời trang và thời trang bền vững
Chương II. Tổng quan khu vực nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

7


Chương III. Nhận thức về ảnh hưởng của thời trang nhanh tới môi trường và hành
vi tiêu dùng thời trang bền vững của người dân Hà Nội
Chương IV. Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và hành vi của người tiêu
dùng đối với ngành thời trang bền vững

8


Chương I. Tổng quan về ngành thời trang và thời trang bền vững
1. Sơ lược về ngành thời trang và các khái niệm liên quan
1.1. Thời trang nhanh
“Fast Fashion” hay “Thời trang nhanh” được tiên phong bởi doanh nhân người Tây
Ban Nha “Amancio Ortega Gaona” và các công ty Zara và Inditex (Industria de
Diseno Textil) của ông ở Galicia, Tây Ban Nha. Inditex mơ tả mơ hình kinh doanh
của mình là “sự sáng tạo và thiết kế chất lượng cùng với việc đáp ứng nhanh chóng
nhu cầu thị trường" và “dân chủ hóa thời trang" [1]. Doanh dân người Tây Ban Nha
cho rằng tần suất tương tác của thương hiệu tới khách hàng quan trọng hơn tính lâu
dài của sản phẩm. Vậy nên, ông đã đi ngược lại với ngành thời trang truyền thống,

từ bỏ các bộ sưu tập theo mùa được sản xuất có quy luật bởi nhà thiết kế nổi tiếng,
Inditex và Zara liên tục sản xuất và phân phối các sản phẩm thời trang mới trong
thời gian ngắn với mức giá phù hợp. Phương thức này hiệu quả trong việc thu hút
khách hàng và kích thích tiêu dùng nhờ múc giá thấp nhưng luôn đổi mới sản phẩm,
“những khách hàng đi vào cửa hàng Zara và nhìn thấy thứ gì đó họ thích, họ biết
rằng họ phải mua nó ngay lập tức, bởi vì nó có lẽ sẽ khơng cịn ở đó trong lần tiếp
theo" (Carlos Herreros de las Cuevas).
Từ sự thành công của Inditex, ngày càng nhiều doanh nghiệp trên thế giới kinh
doanh theo mơ hình này khiến cho xu hướng thời trang nhanh bùng nổ nhanh
chóng. Vẫn giữ ngun tiêu chí “đẹp - rẻ", những bộ trang phục với thiết kế được
sao chép nguyên bản từ các thương hiệu nổi tiếng hoặc những sản phẩm trình diễn
trong các buổi diễn thời trang lớn, hướng đến đối tượng khách hàng trẻ, luôn muốn
sở hữu những mẫu thời trang cao cấp và theo kịp xu hướng với mức giá thấp.
Ngành thời trang nhanh mang lại khơng ít lợi nhuận về kinh tế cho doanh nghiệp và
xã hội, tuy nhiên, sự bùng nổ của ngành công nghiệp này gây thiệt hại nặng nề tới
môi trường, bởi phần lớn những bộ quần áo theo phong trào ấy đều nhanh chóng bị
bỏ đi vì chất lượng kém và khơng cịn hợp thời nữa.
1.2. Thời trang bền vững
Thuật ngữ “Eco-Fashion” hay “Thời trang bền vững" được sử dụng phổ biến trên
các phương tiện truyền thông trong nhiều năm gần đây, hướng người tiêu dùng tới

9


một lối sống bền vững hơn sau những thiệt hại về chất lượng môi trường do thời
trang nhanh.
“Eco-Fashion" là một phần của “Eco-Products" hay “Sản phẩm sinh thái", là những
sản phẩm ít gây hại cho con người và mơi trường, chúng được liên kết với các thuật
ngữ khác nhau như sản phẩm xanh, đạo đức, tự nhiên, hữu cơ và bền vững (Bennie,
Gazibara, & Murray, 2010).

Thời trang bền vững được định nghĩa là quần áo được thiết kế và sản xuất nhằm tối
đa hóa lợi ích cho con người và xã hội đồng thời giảm thiểu tác động xấu đến môi
trường (Joergens, 2006; Claudio, 2007; Ochoa). , 2011)
Thời trang bền vững là một chiến lược mở rộng thương hiệu mà ngành công nghiệp
thời trang sử dụng để giảm thiểu các vấn đề về môi trường và xã hội, nâng cao
danh tiếng xã hội và duy trì lợi nhuận cao (Choi, Liu, Tang, & Yu, 2011)
Nhìn chung, thuật ngữ “thời trang bền vững” chỉ những sản phẩm thời trang có
nguồn gốc tự nhiên, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường và đề cao trách
nhiệm về mặt sinh thái. Tiêu chí bền vững hoặc sinh thái cũng được đưa vào trong
định hướng thiết kế, nhằm mục đích kiểm sốt tác động tới môi trường đồng thời
đảm bảo sự đa dạng của thời trang, đáp ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng
về thời trang.
2. Ngành thời trang và ảnh hưởng tới môi trường
2.1. Ngành thời trang tiêu thụ lượng nước lớn
Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành gây ơ nhiễm nhất trên thế
giới. Nó sử dụng một lượng lớn năng lượng và nước và tạo ra tới 10% lượng khí
thải CO2 tồn cầu (Dr.Alan Hudd).
Ngành cơng nghiệp thời trang sử dụng một lượng lớn nước, tổng cộng 79 tỷ mét
khối vào năm 2015 và trung bình ước tính khoảng 200 tấn nước sử dụng trong q
trình sản xuất một tấn hàng dệt. Hầu hết việc sử dụng nước tồn cầu của thời trang
gắn liền với bơng trồng trọt và các quy trình ướt của sản xuất hàng dệt (tẩy, nhuộm,
in và hoàn thiện). Hiện hành sản xuất dệt may ước tính sử dụng khoảng 44 nghìn tỷ
lít nước hàng năm cho tưới tiêu, 95% trong số đó liên quan đến sản xuất bơng, bởi
bơng có đặc tính thấm hút nước và tiêu thụ thuốc trừ sâu nhiều nhất trong các loại
sợi. Thực tế, ngành dệt may có tới hơn 90% sản phẩm được tạo thành từ vải
10


polyester hoặc vải cotton được dệt từ bông. Chẳng hạn như hai sản phẩm thời trang
thông dụng nhất là áo phông và quần jean, lượng nước tiêu thụ cho việc trồng bơng

là 88% và 92% trong cả q trình sản xuất.
Bên cạnh tình trạng khan hiếm nước trầm trọng, ngành công nghiệp thời trang ảnh
hưởng đến nguồn cung cấp nước ở địa phương từ việc thải bỏ các chất thải hóa học.
Một số hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất là nước thải độc hại, được
xử lý khơng đúng cách đi vào nước ngầm địa phương có thể làm suy giảm toàn bộ
hệ sinh thái. Trong toàn bộ khâu sản xuất, công đoạn nhuộm và xử lý vải thải ra
khoảng 20% lượng nước thải trên thế giới, trong đó bao gồm những nguồn thải chưa
qua xử lý dẫn đến hậu quả không chỉ ô nhiễm nguồn nước trầm trọng mà còn là
nguyên nhân gây ra các bệnh ở người và động vật sử dụng nguồn nước lẫn chất độc
và kim loại nặng. Càng nghiêm trọng hơn khi các loại vi nhựa có trong cả polyester
và nylon đang dần dần xâm nhập vào nguồn thức ăn của con người thông qua hệ
thống nguồn nước, một vấn đề hiện chưa lường trước được hậu quả.
2.2. Ngành thời trang thải ra lượng chất thải dệt may lớn
Xu hướng “Thời trang nhanh" khiến cho người tiêu dùng tin rằng quần áo là sản
phẩm dùng một lần vì tốc độ đổi mới mẫu mã thời trang và mức giá dễ chịu của
chúng nằm trong khả năng chi trả của hầu hết mọi tín đồ thời trang. Những bộ trang
phục thời thượng hơn ngay lập tức thay thế các món đồ cũ đã bị thải bỏ ra mơi
trường, q trình này liên tục lặp lại trong nhiều năm. Các bãi thải, bãi chôn lấp
nhanh chóng được lấp đầy, lị đốt rác thải cũng hoạt động hết công suất bởi những
sản phẩm thời trang nhanh đều được tạo thành từ những chất liệu phải mất hàng thế
kỷ mới có thể tự phân hủy. Gần 60% trong số ~ 150 tỷ sản phẩm may mặc được sản
xuất trên toàn cầu vào năm 2012 (ref. 75) đã bị loại bỏ trong vài năm sau khi sản
xuất. Q trình quay vịng từ tiêu thụ thành chất thải sau sản xuất diễn ra nhanh
chóng - việc sử dụng cuộc sống của ba loại hàng may mặc (áo phông, áo sơ mi có
cổ đan và quần dệt thoi) ở sáu quốc gia Trung Quốc, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ
chỉ đạt trung bình từ 3.1 đến 3,5 năm cho mỗi quần áo, mặc dù có sự thay đổi đáng
kể giữa các quốc gia. Thời gian sử dụng hàng may mặc ngắn, cùng với mức tiêu thụ
tăng đã dẫn đến mức tăng 40% trong chất thải dệt chôn lấp ở Hoa Kỳ từ năm 1999

11



đến 2009, và trên toàn cầu, hàng dệt may chiếm tới 22% rác hỗn hợp trên toàn thế
giới. Năm 2015, 73% chất thải được chơn lấp vào cuối vịng đời của chúng. Mỗi
bình quân đầu người, cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đều lãng phí 30kg hàng dệt
mỗi người hàng năm, nước Úc thải bỏ 27kg mỗi năm và nhiều hơn ở Phần Lan 13kg
và Đan Mạch 16kg.
Lượng chất thải khổng lồ từ ngành may mặc không chỉ đến từ việc thải bỏ sản phẩm
đã sử dụng, mà phế liệu dệt may trước khi tiêu dùng cũng chiếm phần không nhỏ.
Chất thải trước khi tiêu dùng trong ngành thời trang thải ra trong quá trình sản xuất
hàng dệt và may mặc, và bao gồm xơ, sợi và sự lãng phí tài nguyên lớn nhất là phế
liệu vải. Một nghiên cứu ước tính rằng 15% vải dùng trong sản xuất hàng may mặc
bị lãng phí, tùy thuộc vào mẫu mã, kích cỡ hay các phân loại khác của sản phẩm.
Chất thải vải được tạo ra trong quá trình cắt giai đoạn xây dựng hàng may mặc và bị
ảnh hưởng bởi cách thiết kế để vừa vặn trên vải và thiết kế hàng may mặc nói
chung. Hơn nữa, những sai lầm trong khâu lắp ráp hàng may mặc khiến hàng may
mặc bị lãng phí.
2.3. Ngành thời trang nhanh thải ra lượng khí Cacbon lớn
Giai đoạn xu hướng “Thời trang nhanh" bùng nổ cũng là khoảng thời gian thế giới
khủng hoảng bởi sự biến đổi khí hậu từ hiệu ứng nhà kính, bởi lượng lớn carbon
thải ra từ ngành công nghiệp dệt may chỉ sau ngành dầu khí. Ủy ban liên chính phủ
về biến đổi khí hậu tuyên bố rằng ngành dệt may gây ra 10% lượng nhà kính tồn
cầu khí thải. Khí thải cacbon khơng chỉ đến từ q trình sản xuất, một nghiên cứu
về tiêu thụ hàng dệt may của Thụy Điển nhận thấy rằng giai đoạn sử dụng có thể
đóng góp 14% tổng tác động khí hậu của việc tiêu thụ quần áo. Họ ước tính sản
lượng tồn cầu là 2,9 Gigatonnes CO2 phát thải tương đương, hai phần ba trong số
đó đến từ các vật liệu tổng hợp trong quá trình sản xuất sợi, dệt sản xuất và may
mặc xây dựng.
Lượng phát thải carbon cao của ngành công nghiệp thời trang đến từ việc sử dụng
nhiều năng lượng và bị ảnh hưởng bởi nguồn năng lượng được sử dụng. Trong vòng

đời sản phẩm may mặc, việc sử dụng năng lượng và phát thải CO2 là cao nhất trong
quá trình chiết xuất sợi ban đầu, đặc biệt là đối với sợi tổng hợp, chẳng hạn như
12


acrylics, vì chúng có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Ngoài loại sợi, phương
pháp sản xuất ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng và tác động đến khí hậu, như
đã nêu rõ bằng các phương thức sản xuất bơng khác nhau. Phương pháp trồng bơng
thơng thường có thể phát thải gấp 3,5 lần CO2 hơn trồng bông hữu cơ, tuy nhiên,
canh tác hữu cơ có thể cần nhiều nước hơn so với canh tác thông thường, dẫn đến
sự hạn chế đối với việc sử dụng bông hữu cơ.
Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu về thời trang của thị trường yêu cầu sử dụng lượng
điện lớn đủ cung cấp cho các loại máy móc hoạt động liên tục, các nhà máy dệt may
ước tính họ cần 80% lượng điện để chạy máy bơm, máy nhuộm, máy giặt và máy
dệt may. Suốt tồn bộ q trình sản xuất và vận chuyển, khơng thể tránh khỏi việc
thải ra lượng khí cacbon, nhưng với số lượng quần áo khổng lồ được sản xuất và
thải bỏ mỗi năm khiến lượng khí thải vượt mức có thể chấp nhận được. Theo ước
tính có khoảng 1,2 tỷ tấn Carbon được thải ra chỉ riêng từ ngành thời trang, làm khí
hậu biến đổi theo chiều hướng nghiêm trọng hơn
3. Hành vi người tiêu dùng và những nhân tố ảnh hưởng tới hành vi người tiêu
dùng
3.1. Thuyết hành vi tiêu dùng xanh
Hành vi người tiêu dùng là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của mơi
trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người
thay đổi cuộc sống của họ (Hiệp hội marketing Hoa kỳ). Nói cách khác, hành vi
người người tiêu dùng là những nhận định, cảm nhận của con người trong quá trình
mua bán, sử dụng hàng hóa. Những yếu tố như giá cả, bao bì, xuất xứ, phản hồi của
người tiêu dùng khác,... đều có thể tác động đến hành vi người tiêu dùng.
Hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong
việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa

mãn nhu cầu cá nhân của họ (Peter D.Bennet, 1988).
Thuật ngữ “tiêu dùng xanh/mua sắm sinh thái" hay “green-purchasing/ecopurchasing” thường được sử dụng để chỉ các hoạt động mua bán, sử dụng những
hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng xanh sẽ xem xét, cân
13


nhắc về giá cả, chất lượng, tác động của sản phẩm tới môi trường trước khi đưa ra
quyết định mua, sao cho giảm thiểu tối đa tác động gây thiệt hại tới môi trường của
sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mong muốn chuyển hướng sang
“tiêu dùng xanh" và xem như xu hướng tiêu dùng thế kỷ khi mối quan tâm về chất
lượng môi trường được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, cần hiểu rằng “tiêu dùng xanh"
không phải là giảm bớt tiêu dùng mà là tiêu dùng có hiệu quả hơn, tránh lãng phí tài
nguyên. Điều này đặt ra vấn đề cho nhà sản xuất, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng nhưng không gây thiệt hại cho mơi trường. Trên thực tế, các doanh
nghiệp có thể làm giảm các tác động đến môi trường liên quan đến việc sản xuất,
nhưng việc lựa chọn, sử dụng, thải bỏ sản phẩm phụ thuộc vào người tiêu dùng.
Chính vì vậy, sự hợp tác giữa khách hàng và nhà sản xuất giữ vai trị quan trọng
trong q trình thúc đẩy tiêu dùng xanh và giải quyết các vấn đề về môi trường.
3.2. Các yếu tố tác động đến quyết định mua sắm
Quyết định mua sắm được thực hiện sau khi người tiêu dùng nhận biết và quan tâm
đến sản phẩm. Quyết định mua sắm bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố như nhận
thức/thái độ, tình trạng hàng hóa/thơng tin và những điều kiện xã hội khác.
Nhận thức/thái độ được tạo thành từ đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính,
học vấn, hiểu biết xã hội, sở thích cá nhân. Những người có nhận thức cao về các
vấn đề mơi trường có hành vi tiêu dùng xanh cao hơn. Đây cũng là yếu tố quan
trọng để dự đoán ý định mua sắm bởi hành vi bị ảnh hưởng từ “thái độ”, và “nhận
thức kiểm soát hành vi” (Ajzen, 1991). Trong bối cảnh tiêu dùng xanh, thái độ đề
cập đến những cảm xúc và nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng các sản
phẩm xanh và thái độ của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của

họ. Nhận thức sự liên quan đến cá nhân (Perceived Personal Relevance – PPR) đề
cập đến sự tin tưởng của một cá nhân rằng một đối tượng hoặc hành vi nhất định có
liên quan đến lối sống, giá trị và hình ảnh cá nhân của họ (Celsi và cộng sự, 1992).
Đặc điểm riêng của ngành thời trang là gắn kết với người tiêu dùng không chỉ về
mặt vật chất, mà cịn mang tính biểu tượng tinh thần, bộc lộ bản sắc cá nhân của
14


người sử dụng qua nhãn hiệu, màu sắc, kiểu dáng hay là cách kết hợp các sản phẩm
thời trang. Các bài nghiên cứu trước đây đều cho thấy kết quả tương đồng về tầm
ảnh hưởng của sự nhận thức về hình ảnh và giá trị bản thân với hành vi tiêu dùng
bền vững: khi người tiêu dùng nhận thấy tiêu dùng bền vững có liên quan chặt chẽ
với cá nhân họ (về lối sống, giá trị quan, hoặc/và bản sắc), họ có xu hướng bộc lộ
thái độ và ý định tích cực với hành vi tiêu dùng đó (Zaichkowsky, 1985;
McQuarrie, 1992; Kang và cộng sự, 2013). Như vậy, nhận thức của người tiêu dùng
về mối liên hệ giữa bản sắc cá nhân và tiêu dùng bền vững có khả năng ảnh hưởng
đến hành vi (Kang và cộng sự, 2013)
Thơng tin/tình trạng hàng hóa bao gồm yếu tố như giá cả, xuất xứ, thương hiệu, chất
liệu hoặc tác động tới môi trường. Khi người tiêu dùng muốn mua một loại hàng
hóa nào đó, họ sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm đến từ nhãn hiệu họ đã biết hoặc sản
phẩm nằm trong mức giá mà họ sẵn sàng bỏ ra để sử dụng chúng. . Theo Khảo sát
người tiêu dùng Việt Nam của Deloitt (2021), giá cả được coi là một trong số những
nhân tố quan trọng quyết định hành vi mua sắm đối với mặt hàng thực phẩm và các
dịch vụ Internet, vui chơi giải trí; tuy nhiên, độ nhạy cảm về giá trong ngành thời
trang ở Việt Nam lại tương đối thấp khi yếu tố thương hiệu mới là mối quan tâm
hàng đầu. Đối với các sản phẩm thân thiện với mơi trường, giá sản phẩm càng cao
thì khoảng cách giữa Thái độ - Hành vi càng lớn (Connell, 2010). Mức độ nhạy cảm
về giá càng cao thì người tiêu dùng càng ít có khả năng thực hiện các hành vi tiêu
dùng bền vững (Augustine và cộng sự, 2019). Sở dĩ, nếu người tiêu dùng mặc định
rằng các sản phẩm thân thiện với môi trường/sản phẩm xanh là mặt hàng xa xỉ,

đồng thời, có xu hướng lựa chọn sản phẩm dựa trên giá thành thì họ sẽ khơng cân
nhắc mua các sản phẩm xanh dù trên thực tế các sản phẩm có thể được bán với giá
rẻ hơn thơng thường (Augustine và cộng sự, 2019). Mặc dù các nghiên cứu trước
đây chỉ nghiên cứu đối với sản phẩm xanh nói chung, nhưng độ nhạy cảm về giá
cũng có thể là rào cản đối với hành vi tiêu dùng thời trang bền vững.
Các nhân tố xã hội như ảnh hưởng từ gia đình, xã hội là nguồn quan trọng tác động
đến sự quan tâm các sản phẩm xanh. Theo lý thuyết TRA (Fishbein & Ajzen, 1975),
chuẩn mực chủ quan có thể được hình thành thơng qua cảm nhận các niềm tin mang
15


tính chuẩn mực từ những người hoặc các nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến người
tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thơng…). Mức độ
tác động của các yếu tố niềm tin chuẩn mực chủ quan đến xu hướng mua của người
tiêu dùng phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua của người tiêu
dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có
ảnh hưởng. Một sản phẩm được phần lớn người tiêu dùng lựa chọn hoặc được giới
thiệu bởi người nổi tiếng sẽ được ưu tiên hơn trong khi đưa ra quyết định mua sắm.

16


Chương II. Giới thiệu khu vực nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1. Khu vực nghiên cứu
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Thăng Long - Hà Nội là thủ đơ của Việt Nam, là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa
lớn nhất của cả nước. Thành phố Hà Nội nằm trong vùng tam giác châu thổ sông
Hồng, đất đai màu mỡ, trù phú. được che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dãy núi
Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên.

Tài nguyên đất Hà Nội là đất bãi và trên bãi của sông Hồng, do phù sa sông Hồng
đắp đổi. Trên bản đồ từ thời xưa cho đến giữa thế kỷ này, thì lãnh thổ Hà Nội là một
vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ, nửa đất, nửa nước. Phần lãnh thổ chủ yếu
của Thăng Long – Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc bởi sơng Hồng ở Bắc
và phía Đơng, bởi sơng Tơ Lịch và sơng Kim Ngưu (nhánh sơng Tơ) ở phía Tây và
phía Nam. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.Nhờ phù sa bồi
đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông
Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sơng khác.
Khí hậu
Hà Nội có khí hậu tiêu biểu của vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới,
thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ
cao. Do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114
ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác
biệt của hai mùa nóng, lạnh với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10,
thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đơng. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới
tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3
năm sau là khí hậu của mùa đơng với nhiệt độ trung bình 18,6 °C.
Thủy văn
Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng là “Thành phố sông
hồ” hay “Thành phố trong sông”.
17


Có 7 sơng chảy qua Hà Nội là: sơng Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ,
sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sơng Hồng chảy qua Hà Nội dài
tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam). Nội
đô Hà Nội ngồi 2 con sơng Tơ Lịch và sơng Kim ngưu cịn có các hệ thống hồ đầm
là những đường tiêu thốt nước thải của Hà Nội.

Thủ đơ Hà Nội đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dịng sơng cổ. Hồ Tây
có diện tích lớn nhất, khoảng 500ha, đóng vai trị quan trọng trong khung cảnh đơ
thị và nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Còn Hồ Gươm nằm ở
trung tâm thành phố, khu vực sầm uất nhất và ln giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà
Nội.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dân số và diện tích
Theo kết quả tổng điều tra dân số tính đến đầu năm 2022, dân số Hà Nội là
8.418.883 người với diện tích 3.359,82 km², gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện
ngoại thành, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích, nằm trong 17
thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới.
Mật độ dân số của thành phố Hà Nội là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với
mật độ dân số cả nước. So với năm 1999 và năm 2009, mật độ dân số của Thành
phố tăng khá nhanh: Năm 2019 tăng 469 người/km2 so với năm 2009 và tăng 833
người/km2 so với năm 1999. Điều này cho thấy áp lực về cơ sở hạ tầng đối với
Thành phố ngày càng lớn.

Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính,
khơng đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành. Trên tồn thành phố, mật độ dân
cư trung bình 1.979 người/km2 nhưng tại quận Đống Đa ( trước đây là quận Hoàn
Kiếm), mật độ lên tới 35.341 người/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành
như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ khơng tới 1.000 người/km2. Về cơ cấu dân
số, theo số liệu năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh,
chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Theo số
18


liệu điều tra dân số ngày 01/4/2009, toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân
thành thị chiếm 41,2% và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%.
Đặc điểm kinh tế

Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa- kinh tế lớn nhất cả nước. Bình
quân thời điểm 2016 - 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng lên 7,39%
(Theo cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương).
Hà Nội được xác định là đô thị đặc biệt. Trong những năm qua, các hoạt động kinh
tế tại khu vực đô thị có nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong phát triển
kinh tế của Thủ đô. Để phát triển kinh tế đô thị nhanh và bền vững, cần kết hợp giữa
tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu. Các ngành lĩnh vực
trọng tâm trong phát triển kinh tế đô thị TP giai đoạn 2021 – 2030 gồm công nghệ
thông tin, thương mại điện tử, du lịch, kinh doanh, bất động sản, xây dựng nhà ở và
hạ tầng, dịch vụ vận tải…
Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã phải
chịu những tổn thất nặng nề trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên
theo báo cáo mới nhất của Cục thống kê Hà Nội, các chỉ số tài chính được cải thiện
đáng kể. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2022 của Hà Nội tăng 0,61% so
với tháng trước và tăng 4,19% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 7 tháng
năm 2022 tăng 3,38% so với bình quân 7 tháng năm 2021.

Trong tháng 7/2022, có 9/11 nhóm hàng có chỉ sớ CPI tăng so với tháng trước,
trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,14%, chủ yếu do chỉ sớ giá ăn
́ng ngồi gia đình tăng 3,48% và giá thực phẩm tăng 1,9%. Nhóm thiết bị và đồ
dùng gia đình tăng 0,56% do đang vào mùa cao điểm nắng nóng nên nhu cầu mua
sắm hàng điện lạnh tăng lên. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đớt và vật liệu xây dựng
tăng 0,46% chủ yếu do sản lượng điện, nước tiêu thụ trong tháng tăng cao. Nhóm
đồ ́ng và th́c lá tăng 0,37%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép và nhóm văn
hóa, giải trí, du lịch cùng tăng 0,23%; các nhóm cịn lại có chỉ sớ CPI tăng nhẹ từ
19




×