Ngày soạn:..…/..…../……
Ngày dạy:…./……/…….
CHỦ ĐỀ 3. LẠNG SƠN TRONG CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG XÂM LƯỢC VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI TỔ QUỐC
(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX)
(Thời gian thực hiện: …. tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Trình bày sơ lược sự thay đổi địa giới, tên gọi vùng đất Lạng Sơn từ thế kỉ
X đến giữa thế kỉ XIX.
- Trình bày được đóng góp của nhân dân Lạng Sơn trong một số cuộc kháng
chiến chống xâm lược tiêu biểu của dân tộc cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ biên
cương Tổ quốc.
2. Về năng lực:
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: qua việc tìm hiểu địa giới Lạng Sơn
và đóng góp của của nhân dân Lạng Sơn trong một số cuộc kháng chiến chống xâm
lược tiêu biểu.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa
chọn được nguồn tài liệu học tập phù hợp ...
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống yêu nước, có ý thức trách nhiệm bảo vệ
và xây dựng q hương.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm gìn giữ mơi trường sống hịa bình, ổn định.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Một số hình ảnh, tư liệu lịch sử địa phương tỉnh Lạng Sơn.
- Máy tính, máy chiếu (tivi), phiếu học tập…
- Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn lớp 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 6
1. Khởi động
a) Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh và kết nối vào bài mới.
b) Nội dung: HS trả lời 1 đáp án duy nhất cho câu hỏi của GV, HS trả lời sau
không được trùng đáp án với HS trả lời trước
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Kể tên những chiến công
lẫy lừng nào trong đấu tranh chống các triều đại phong kiến phương Bắc diễn ra ở
Lạng Sơn.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo kết quả: Lần lượt mỗi HS trả lời 1 đáp án. Đáp án sau
không trùng với đáp án trước.
- Bước 4: Kết luận: GV nhận xét và giới thiệu vào bài.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Địa giới, tên gọi Lạng Sơn từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
a) Mục tiêu: Trình bày sơ lược sự thay đổi địa giới, tên gọi vùng đất Lạng Sơn từ
thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
b) Nội dung: HS khai thác tư liệu trong SGK để trả lời câu hỏi và thiết kế
inforgraphic.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1. Địa giới, tên gọi Lạng Sơn từ
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
hỏi: Vùng đất Lạng Sơn từ thế kỉ X đến - Trong thời kì phong kiến độc lập,
giữa thế kỉ XIX đã trải qua những tên vùng đất Lạng Sơn có sự thay đổi
gọi nào?
về địa giới hành chính với các tên
- GV tổ chức cho HS hoạt động thành 4 gọi khác nhau.
nhóm: Hãy thiết kế inforgraphic về sự • Thời Đinh, Tiền Lê: Lạng Sơn
thay đổi địa giới hành chính tỉnh Lạng thuộc châu Lạng của Đại Cồ Việt.
Sơn từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
• Thời Lý: châu Lạng được đổi
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
thành lộ với tên gọi Lạng Giang.
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát hỗ • Đầu thời Trần: Lộ Lạng Giang
trợ.
được đổi thành trấn.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm:
• Thời Lê sơ: Thời kì đầu, cả nước
GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết được chia thành 5 đạo, vùng đất
quả, HS còn lại nhận xét, bổ sung.
Lạng Sơn là một trấn thuộc Bắc
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
đạo. Đến năm 1466, Lê Thánh
GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc
và chuẩn kiến thức.
GV mở rộng: Lạng Sơn là vùng đất cửa
ngõ “phên dậu”, địa đầu của Tổ quốc
với lịch sử hình thành và phát triển lâu
đời, giàu truyền thống cách mạng, ln
giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính
trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng, an
ninh và đối ngoại của đất nước. Trong
suốt quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước của dân tộc, đồng bào các dân
tộc tỉnh Lạng Sơn đã cùng đồng bào cả
nước anh dũng, kiên cường chiến đấu
bảo vệ nền độc lập của nước nhà, lập
nên nhiều chiến công hiển hách, ghi vào
lịch sử những trang vàng chói lọi.
Tơng chia nước thành 12 đạo thừa
tun, trấn Lạng Sơn được đổi
thành thừa tuyên Lạng Sơn.
• Thời Nguyễn: Lạng Sơn là một
trấn thuộc Bắc Thành. Năm 1831,
vua Minh Mạng tiến hành cải cách
hành chính, tên gọi tỉnh Lạng Sơn
bắt đầu từ đó.
Tiết 7
Hoạt động 2. Nhân dân Lạng Sơn trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược
và bảo vệ biên giới Tổ quốc
a) Mục tiêu: Trình bày được đóng góp của nhân dân Lạng Sơn trong một số cuộc
kháng chiến chống xâm lược tiêu biểu của dân tộc cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ
biên cương Tổ quốc từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI
b) Nội dung: HS khai thác tư liệu trong SGK và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
2. Nhân dân Lạng Sơn
- GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp quan sát trong các cuộc kháng chiến
hình ảnh và trả lời câu hỏi: Từ thế kỉ X đến thế chống xâm lược và bảo vệ
kỉ XVI, nhân dân Lạng Sơn đã chiến đấu chống biên giới Tổ quốc (từ thế kỉ
lại những giặc ngoại xâm nào? Kết quả những X đến giữa thế kỉ XIX)
lầ chiến đấu đo như thế nào?
a) Từ thế kỉ X đến thế kỉ
- GV giới thiệu các hình ảnh:
XVI
- Năm 1075, đạo quân bộ
chủ yếu là người Tày (ở Cao
Bằng, Lạng Sơn) do Thân
Cảnh Phúc chỉ huy phối hợp
với quân triều đình tiến
thẳng sang Ung Châu. Trong
cuộc chủ động tiến công
này, nhân dân Lạng Sơn
cùng với các tù trưởng đã
đóng góp cơng lớn với triều
đình.
- Thế kỉ XIII, trong cuộc
kháng chiến chống quân
Mông – Nguyên dưới thời
Trần, nhân dân các dân tộc
Lạng Sơn tiếp tục có những
đóng góp quan trọng cho sự
thắng lợi của cuộc kháng
chiến.
- Đầu thế kỉ XVI, dưới ách
thống trị của nhà Minh, tại
Lạng Sơn đã nổ ra nhiều
cuộc khởi nghĩa chống quân
Minh như khởi nghĩa của
Nông Văn Lịch, Hoàng
Thiên Hữu, Nguyễn Văn
Hách, Dương Thế Châu...
- Năm 1427, Quân ta bố trí
trận địa mai phục và tập kích
quân giặc tại ải Chi Lăng,
tiêu diệt hàng vạn quân tiên
phong của giặc, trong đó có
cả chủ tướng Liễu Thăng.
=> Nhân dân Lạng Sơn có
đóng góp to lớn trong việc
chiến đấu chống lại giặc
ngoại xâm từ thế kỉ X đến
XV, góp phần quan trọng
thúc đẩy các cuộc kháng
chiến của nước ta đi đến
thắng lợi.
- GV tổ chức cho HS Kết nối văn học:
Hình ảnh Quỷ Môn Quan – tử địa của quân thù
đã đi vào thi ca, trong đó có tác phẩm Quỷ
Mơn Quan của Đại thi hào Nguyễn Du:
Núi trập trùng giăng đỉnh vút mây,
Ải chia Nam Bắc chính là đây.
Tử sanh tiếng đã vang đồng chợ,
Qua lại người khơng ngớt tháng ngày.
Thấp thống quỷ đầu nương bóng khói,
Rập rình cọp rắn núp rừng cây.
Bên đường gió lạnh luồng xương trắng,
Hán tướng cơng gì kể bấy nay?
Quách Tấn dịch
- GV đặt câu hỏi: Nhận xét về những đóng góp
của nhân dân Lạng Sơn trong các cuộc chiến
đấu chống ngoại xâm của dân tộc từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm:
GV mời một số HS báo cáo kết quả, HS còn lại
nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc và
chuẩn kiến thức.
GV mở rộng:
+ Quỷ Môn Quan (Cửa Ải Chi Lăng) là cửa ải
xung yếu nhất trên con đường từ Ải Pha Lũy
(Hữu Nghị Quan) đến Đông Quan (Hà Nội
ngày nay) cách Ải Pha Lũy 60km. Với vị trí
hiểm yếu, Cửa Ải Chi Lăng được coi là bức
tường thành vững chắc của kinh thành Thăng
Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn trinh
của quân giặc từ phương Bắc tràn sang. Đây là
một thung lũng nhỏ hình bầu dục chiều dài
khoảng 4km theo hướng Bắc - Nam, chiều rộng
khoảng 1km theo hướng Đông - Tây, phía Tây
là vách núi đá vơi Cai Kinh dựng đứng hiểm
trở, phía Đơng là dãy Thái Họa, ở giữa là dịng
sơng Thương, đầu thắt chặt phía Bắc chính là
Qủy Mơn Quan, cịn đầu thắt chặt phía Nam
chính là Lũy Ngõ Thề.
+ Ngày xưa, khi quân giặc tiến vài Ải Chi
Lăng, đến đâu cũng là rừng rậm, bãi lầy, sông
sâu nên buộc phải đi qua Quỷ Môn Quan và bị
quân ta mai phục hai bên núi bằng đạn đá, cung
tên, mũi giáo tiêu diệt rất nhiều.
Tiết 8
Hoạt động 3. Nhân dân Lạng Sơn trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược
và bảo vệ biên giới Tổ quốc
a) Mục tiêu: Trình bày được đóng góp của nhân dân Lạng Sơn trong một số cuộc
kháng chiến chống xâm lược tiêu biểu của dân tộc cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ
biên cương Tổ quốc từ thế kỉ từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
b) Nội dung: HS khai thác tư liệu trong SGK và hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp quan sát
hình các hình ảnh và hồn thành phiếu học
tập sau: Điền nội dung còn thiếu vào cột bên
phải sao cho phù hợp với thời gian ở cột bên
trái
Phiếu học tập
Lạng Sơn từ thế
kỉ XVI đến giữa
Nội dung
thế kỉ XIX
Dự kiến sản phẩm
2. Nhân dân Lạng Sơn trong
các cuộc kháng chiến chống
xâm lược và bảo vệ biên giới
Tổ quốc (từ thế kỉ X đến
giữa thế kỉ XIX)
b) Lạng Sơn từ thế kỉ XVI
đến giữa thế kỉ XIX
- Năm 1527, chiến tranh Nam
– Bắc triều bùng nổ, cùng với
cả nước, Lạng Sơn phải chịu
cảnh binh lửa và chia cắt.
Thế kỉ XVI
- Đến thế kỉ XVIII, các đội
Thế kỉ XVIII
quân vùng Văn Un, Thốt
Lãng do phiên thần Nguyễn
Đầu thế kỉ XIX
Đình Vượng chỉ huy đã liên
- GV đặt câu hỏi: Nhận xét về những đóng tục tổ chức tập kích giặc ở
góp của nhân dân Lạng Sơn trong các cuộc Đoàn Thành, Kỳ Lừa, Hoàng
chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc từ Đồng; phối hợp với quân Tây
thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Sơn chặn đánh cánh quân của
- GV giới thiệu hình ảnh:
Tơn Sĩ Nghị rút chạy từ Đồn
Thành đến ải Pha Luỹ.
- Trong những năm đầu thế kỉ
XIX, một số tù trưởng người
dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn
đã nổi lên, câu kết với nhà
Thanh đánh phá vùng biên
giới. Chính quyền và nhân dân
địa phương ln có ý thức và
tổ chức canh phòng nghiêm
ngặt, giữ vững vùng biên
cương.
=> Đóng góp: góp phần lập
nên chiến cơng vang dội trong
cuộc kháng chiến chống quân
Thanh, bảo vệ vững chắc nền
độc lập của dân tộc.
Hình ảnh Tơn Sĩ Nghị chui ống đồng bỏ
chạy về nước
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm:
GV mời một số HS báo cáo kết quả, HS còn
lại nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc và
chuẩn kiến thức.
GV mở rộng:
+ Từng là căn cứ quân sự nhằm chống lại nhà
Lê - Trịnh vào thế kỷ 16-17, hiện nay ở Lạng
Sơn thành nhà Mạc chỉ còn lại khoảng 300 m
tường thành kiên cố. Thành nhà Mạc thuộc
phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là
di tích lịch sử kiến trúc quân sự phản ánh thời
kỳ phong kiến Việt Nam suốt từ cuối thế kỷ
16 đến giữa thế kỷ 17. Thành là căn cứ quân
sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ
Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung
xây dựng nhằm chống lại Lê - Trịnh.
+ Thành nhà Mạc dựa vào núi nàng Tô Thị,
nằm trong quần thể di tích được đưa vào khai
thác phục vụ du lịch. Năm 1962, thành được
xếp hạng di tích lịch sử quốc gia; năm 2010
được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du
khách du lịch tham quan.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các vấn
đề tình huống, bài tập nhằm khắc sâu kiến thức bài học.
b) Nội dung: Làm câu 2 phần luyện tập (SGK trang 20)
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể về một chiến thắng có sự đóng
góp của quân và dân Lạng Sơn gắn liền với di tích lịch sử Chi Lăng. Em cần làm
gì để đóng góp vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi, Hs khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
- Gv nhận xét, cho điểm HS.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng vào bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc
sống, phát huy tính tư duy và khả năng sáng tạo.
b) Nội dung: câu hỏi phần Vận dụng SGK.
c) Sản phẩm: Bức thư của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Một người bạn ở xa mong muốn tìm hiểu về
lịch sử vùng đất Lạng Sơn. Bằng kiến thức đã được học, kết hợp tìm hiểu thơng tin
trên sách, báo, internet, em hãy viết một bức thư (khoảng 20 câu) gửi cho bạn để kể
về một chiến công của quân dân Lạng Sơn trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
- GV: Bức thư cần đảm bảo những nội dung sau:
+ Giới thiệu được sơ lược về truyền thống chống giặc ngoại xâm.
+ Chọn 1 chiến công mà em ấn tượng nhất để viết.
+ Khẳng định được truyền thống tốt đẹp này đã được ăn sâu và trong mỗi
người dân Lạng Sơn và sẽ được tiếp tục phát huy trong tương lai.
+ Mời bạn của mình về Lạng Sơn tham quan một số di tích lịch sử tiêu biểu
liên quan đến chiến cơng đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học Sinh về nhà suy nghĩ, viết bức thư theo yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh sẽ báo cáo sản phẩm vào tiết tới.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên sau khi chấm sản phẩm sẽ nhận xét, cho điểm bài làm của một số học
sinh.