Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.99 KB, 3 trang )
Khi nào cần vô “nước biển”?
Có bao nhiêu loại dịch truyền?
Người dân thường gọi dịch truyền nói chung là “nước biển”. Trong giới chuyên
môn chia dịch truyền thành ba nhóm cơ bản sau:1. Nhóm cung cấp chất dinh
dưỡng cho cơ thể, dùng trong các trường hợp suy kiệt, ăn uống kém:
- Dịch ngọt chứa đường glucoza (còn gọi là glucose hoặc dextrose) có tác dụng
cung cấp năng lượng cho cơ thể. Dung dịch glucoza có nhiều loại: 5%, 10%, 20%,
30%. Nửa lít glucoza 5% cung cấp năng lượng tương đương ăn một bát cơm.
- Dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin như: alversin 40, amigolg 8,5%, amino
– plasmal 5%, nutrisol 5%, vitaplex, lipofundin, clinoleic… dùng trong các trường
hợp suy kiệt, suy dinh dưỡng. Các sản phẩm này rất đắt tiền.
2. Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước,
mất máu (tiêu chảy, bỏng, ói mửa…). Đó là các dung dịch lactate ringer, natri
clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%…
3. Nhóm đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch
dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử… dùng trong các trường
hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
Các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và
kê toa.
Các tình huống cần truyền dịch
Dịch truyền sẽ là liều thuốc hiệu quả khi được dùng đúng bệnh, đúng lúc, đúng
liều. Việc lạm dụng dịch truyền hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiều tai
biến. Người bệnh cần được truyền dịch trong các tình huống sau:
1. Bồi hoàn thể tích dịch cho cơ thể bị mất như khi sốt cao, ói mửa, tiêu chảy,
bỏng, chấn thương gây chảy máu…
2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi người bệnh không ăn uống được, suy
kiệt, hôn mê, phẫu thuật đường ruột…
3. Mượn đường truyền dịch để pha loãng thuốc đưa vào cơ thể từ từ, vì có một số
loại thuốc không thể tiêm thẳng và nhanh vào mạch máu.
4. Bồi hoàn các chất điện giải như natri, kali, canxi, clor… Các chất này thường
được phát hiện thiếu hụt khi làm xét nghiệm máu.