BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
LÊ NGỌC DANH
LÊ NGỌC DANH
PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG
NGÀNH HÀNG CUA BIỂN (Scylla
PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI CUNG ỨNG
paramamosain)
NGÀNH HÀNG CUA BIỂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH
KINH TẾLUẬN
NÔNGVĂN
NGHIỆP
ĐỀ CƯƠNG
TIẾN SĨ
MÃ KINH
SỐ: 96TẾ
20 115
NGÀNH
NÔNG NGHIỆP
NĂM 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LÊ NGỌC DANH
MÃ SỐ NCS: P0816007
PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI CUNG ỨNG
NGÀNH HÀNG CUA BIỂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 96 20 115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS. NGÔ THỊ THANH TRÚC
TS. TRẦN MINH HẢI
NĂM 2023
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
i
LỜI CẢM ƠN
Khơng có sự thành cơng nào mà khơng gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay
nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người xung quanh. Trong suốt thời gian từ khi
học tập tại Trường đến nay, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ Q Thầy Cơ,
gia đình và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu sắc đó:
Trước tiên tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo, Quý Thầy Cô của
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, cung cấp các tài liệu
giúp tôi trang bị thêm được nhiều kiến thức mới và bổ ích để hồn thành tốt luận án tiến
sĩ.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế,
Trường Đại học Kiên Giang và TS. Đặng Thanh Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi để hồn
thành tốt luận án tiến sĩ.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tổ chứ Southeast Asian Regional Center
for Graduate Study and Research in Agriculture (SEARCA) đã tạo điệu kiện tập huấn
và học tập tại Philippines .
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Ngô Thị Thanh Trúc và TS.
Trần Minh Hải đã tận tình định hướng tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu và
luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tơi hồn thành luận án. Chân thành cám ơn Thầy
Cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ đã có những đóng góp rất thiết thực cho
luận án, cũng như những hỗ trợ tôi trong suốt 4 năm học tập về kiến thức và kỹ năng
chuyên môn.
Trân trọng ./.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2022
Nghiên cứu sinh
Lê Ngọc Danh
ii
TĨM TẮT
Luận án phân tích kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển (Scylla
paramamosain) vùng ĐBSCL được thực hiện với mục tiêu là đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao kinh tế của chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL. Luận án đã sử
dụng phương pháp phân tích kinh tế chuỗi cung ứng theo Lambert, 2008 và Stadtler et
al., 2015 để phân tích thời gian chờ ảnh hưởng đến chất lượng và giá bán sản phẩm cua
biển, phân tích chi phí logistic, phân tích rủi ro trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, nghiên
cứu sử dụng các phương pháp phân tích hồi quy đa biến để tìn ra các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng cua biển trong khâu sản xuất của nông hộ nuôi cua biển. Phân tích nhân
tố khám phá và hồi quy nhị phân để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hành ý định mua
các sản phẩm cua chế biến của khách hàng nội địa. Phân tích SWOT tổng hợp và đề
xuất giải pháp nâng cao kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển ở ĐBSCL.
Luận án được thực hiện khảo sát 560 tác nhân tham gia chuỗi cung ứng bao gồm
người cung ứng đầu vào (đại lý vật tư thủy sản, giống), tác nhân sản xuất (nông hộ nuôi
cua 3 tỉnh lớn nhất ĐBSCL là Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau), tác nhân phân phối
(thương lái, vựa cua, người bán sỉ ở chợ đầu mối Cần Thơ, Hồ Chí Minh và Hà Nội,
người bán lẻ chợ truyền thống, siêu thị bán lẻ và người tiêu dùng từ 3 thành phố lớn ở
Việt Nam là Cần Thơ, Hồ Chí Minh và Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chính của luận án
cho thấy: Tính đến năm 2020 tồn vùng ĐBSCL đạt 68 nghìn tấn, với sản lượng trung
bình cua biển là 152kg/ha và diện tích đạt 465 nghìn ha, trong đó ba tỉnh Kiên Giang,
Bạc Liêu và Cà Mau có diện tích và sản lượng cao nhất vùng. Thị trường thu mua cua
biển thương lái phân ra làm 4 loại cua với giá khác nhau (cua thịt: Y1, Y4; cua gạch:
cua mang trứng; cua xô: cua bị lỗi bộ phận và cua mềm vỏ). Chuỗi cung ứng ngành hàng
cua biển vùng ĐBSCL có 6 kênh phân phối trong đó có 1 kênh xuất khẩu và 5 kênh nội
địa. Kênh xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu cua gạch chiếm 18%. Đối với kênh tiêu dùng
nội địa, đa phần các loại cua được tiêu thụ tại các thành phố lớn. Qua phân tích cho thấy
nếu tính trên 1kg cua tươi khơng có trói dây thì nơng dân ni cua được phân bổ lợi
nhuận cao nhất trong chuỗi cung ứng. Nhưng nếu nói đến lợi nhuận cho từng tác nhân
tính trên năm thì vựa là cao nhất là 256 triệu/năm rồi đến thương lái là 237 triệu/năm và
nông dân là thấp nhất là 3,2 triệu đồng/1000m2/năm. Nghiên cứu cũng phân tích được
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua biển trong khâu sản xuất là quyết định bắt cua
Y4, số lượng bẫy và thời gian nuôi.
iii
Phân tích thời gian chờ trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển với trung bình
thời gian chờ của cua biển tươi trong chuỗi cung ứng là từ 45 đến 107 giờ. Trong đó
kênh 1 có thời gian chờ dài nhất và kênh 5 có thời gian chờ thấp nhất trong chuỗi cung
ứng. Phân tích chi phí logistics qua các tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua
biển là: đối với tác nhân nơng hộ ni cua biển thì cơ cấu logistic của chi phí lao động
chiếm tỷ trọng cao nhất sau đó đến chi phí hao hụt và chi phí khấu hao. Đối các tác nhân
trung gian thì chi phí lao động chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tác nhân nông hộ nuôi cua biển
nhưng vẫn cao nhất, trong khi đó chi phí hao hụt các tác nhân trung gian cao hơn nhiều
so với nông hộ nuôi cua biển. Phân tích rủi ro trong chuỗi cung ứng là chịu rủi ro tác
động từ điều kiện tự nhiên, thị trường, dịch bệnh, thể chế chính sách và quản lý. Trong
đó rủi ro từ thời tiết và thị trường được đánh giá cao nhất trong các rủi ro trong chuỗi
cung ứng. Ngoài ra sản lượng cua biển và giá phụ thuộc vào con nước thủy triều trong
tháng giá cua biển sẽ cao từ ngày 21-26 và 5-10 trong tháng tính theo âm lịch.
Qua phân tích tình hình sản xuất và thị trường cua biển trong và ngồi nước, phân
tích chất lượng sản phẩm cua biển khâu sản xuất, phân tích kinh tế chuỗi cung ứng, phân
tích hành vi tiêu dùng cua biển và phân tích điểm mạnh điểm yếu các tác nhân luận án
đề xuất các giải pháp cho từng tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng
ĐBSCL. Ngoài ra, luận án kết hợp ý kiến chuyên gia và phân tích tích SWOT tồn ngành
hàng cua biển vùng ĐBSCL từ đó đề xuất 04 giải pháp tồn chuỗi theo thứ tự ưu tiên
như. Giải pháp 1: Tận dụng nhu cầu tiêu thụ cua biển cao nhằm mở rộng quy mô sản
xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Giải pháp 2: Để ứng
phó yêu cầu về chất lượng ngày càng cao sản phẩm cua biển nhằm đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng. Giải pháp 3: Tận dụng lợi thế phát triển cơ sở hạ tầng giúp giảm thời
gian chờ của cua biển trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL. Giải
pháp 4: Nâng cao trình độ kiểm sốt mơi trường và nguyên liệu đầu vào giảm rủi ro,
giảm ảnh hưởng cạnh tranh với sản phẩm thay thế thông qua cải thiện hiệu quả kinh tế
của chuỗi cung ứng cua biển.
Từ khóa: chuỗi cung ứng, cua biển, kinh tế chuỗi, Đồng bằng Sông Cửu Long
iv
ABSTRACT
The thesis on economic analysis of the supply chain of mud crabs (Scylla
paramamosain) in the Mekong Delta aims to propose solutions to improve the economy
of the mud crabs in the Mekong Delta. The thesis used the economic analysis method of
supply chain according to Lambert, 2008 and Stadtler et al., 2015 to analyze the waiting
time effects on the quality and selling price of mud crab products and to analyse logistics
costs and supply chain risks. In addition, the study uses multivariate regression analysis
methods to determine the factors affecting the quality of mud crabs in the production
stage of farmers. Exploratory factor analysis and binary regression to analyze factors
affecting domestic customers' intention to buy processed crab products. The SWOT
analysis summarizes and proposes solutions to improve the supply chain economy of
the mud crab industry in the Mekong Delta.
The thesis was conducted to survey 560 actors participating in the supply chain,
including input suppliers (actors of aquatic materials and seeds), production actors (crab
farmers from the three largest crab farming provinces in the Mekong Delta- Kien Giang,
Bac Lieu, and Ca Mau), distribution actors (traders, crab merchants, wholesalers in
wholesale markets (Can Tho, Ho Chi Minh, and Hanoi), retailers of traditional markets,
supermarkets retail), and consumers from three major cities in Vietnam- Can Tho, Ho
Chi Minh City, and Hanoi. The main research results of the thesis show that: By 2020,
the whole Mekong Delta region will reach 68 thousand tons, with an average yield of
mud crabs 152 kg/ha and an area of 465 thousand ha, of which three provinces, Kien
Giang and Bac Lieu and Ca Mau have the highest area and production in the region. In
the market for buying and selling mud crabs, traders divide them into four types of crabs
with different prices (meat crab: Y1, Y4; brick crab: egg-bearing crab; defective crab:
crabs with defective parts and soft shells). The supply chain of mud crabs in the Mekong
Delta has six distribution channels, including one export channel and five domestic
channels. The main export channel is brick crab, accounting for 18%. For the domestic
consumption channel, most crabs are consumed in big cities. The analysis shows that if
calculated on 1kg of fresh crab without ropes, crab farmers are allocated the highest
profit in the supply chain. But if it comes to the profit for each actor per year, the highest
is 256 million VND/year, the trader is 237 million VND/year, and the farmer is the
lowest at 3.2 million VND/1000m2/year. The study also analyzed the factors affecting
the quality of mud crabs in the production stage (decision to catch Y4 crabs, the quantity
v
of rice, and culture time).
Latency time analysis in the mud crab industry with an average wait time for fresh
mud crab in the supply chain is between 45 and 107 hours. In which channel 1 has the
longest latency time and channel 5 has the lowest latency time in the supply chain.
Analysis of logistics costs through actors in the supply chain of the mud crab industry
is: For crab farmers, the logistic structure of labour costs accounts for the highest
proportion, followed by loss costs and depreciation costs; For intermediaries, labour
costs account for a smaller proportion than household actors but are still the highest,
while the cost of loss of intermediate actors is much higher than that of farmers. Risk
analysis in the supply chain bears the risk of impacts from natural conditions, markets,
diseases, institutions, policies and management. In which, risks from weather and
market are rated the highest among risks in the supply chain. In addition, the output of
mud crabs and the price depends on the tide in the month. Notably, the price of mud
crabs will be high from the 21st to the 26th and the 5th to the 10 th of the lunar calendar.
Through analyzing the production and market of mud crabs domestically and
globally, analyzing the quality of mud crab products at the production stage, analyzing
supply chain economics, analyzing crab consumption behaviour, and analyzing the
strengths and weaknesses of actors, the thesis proposes solutions for each actor in the
supply chain of mud crabs in the Mekong Delta. In addition, the thesis combines expert
opinion and SWOT analysis of the entire mud crab industry in the Mekong Delta,
thereby proposing four solutions for the whole chain in order of priority as follows.
Solution No. 1: Take advantage of the consumption demand high mud crab to expand
production scale and ensure product quality to meet market demand. Solution No. 2:
Catch up with the increasing requirements of quality mud crab products to meet the
needs of consumers. Solution No. 3: Take advantage of infrastructure development to
help reduce the latency time of mud crabs in the supply chain of mud crabs in the
Mekong Delta. Solution No. 4: Improve the level of environmental control and input
materials to reduce risks and reduce the impact of competition with substitute products
by improving the economic efficiency of the mud crab supply chain.
Keywords: supply chain, crab, chain economy, Mekong Delta
vi
CAM ĐOAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày
Cán bộ hướng dẫn
tháng
năm 2022
Nghiên cứu sinh
TS. Ngô Thị Thanh Trúc
Lê Ngọc Danh
vii
MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ............................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
ABSTRACT ...................................................................................................................v
CAM ĐOAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. vii
MỤC LỤC .................................................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... xii
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... xvii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................3
1.3 Câu hỏi và giả thiết trong nghiên cứu .......................................................................4
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................4
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................4
1.4.2 Không gian nghiên cứu...........................................................................................5
1.4.3 Thời gian nghiên cứu ..............................................................................................5
1.5 Những điểm mới của luận án ....................................................................................5
1.5.1 Về học thuật ............................................................................................................6
1.5.2 Về thực tiễn.............................................................................................................6
1.6 Cấu trúc của luận án ..................................................................................................7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................9
2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết chuỗi cung ứng ...............................................................9
2.1.1 Khái niệm và lịch sử hình thành chuỗi cung ứng ...................................................9
2.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng.......................................................................................12
2.1.3 Vận hành của chuỗi cung ứng ..............................................................................16
2.1.4 Chuỗi cung ngành hàng cua biển..........................................................................19
2.1.5 Kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL ...............................24
viii
2.1.6 Nhu cầu người tiêu dùng cua biển trong chuỗi cung ứng ....................................34
2.2 Tổng quan kết quả các nghiên cứu thực nghiệm chuỗi cung ứng ...........................37
2.2.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ngành hàng thủy sản........................................37
2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ngành hàng cua biển........................................38
2.3 Tổng quan các phương pháp nghiên cứu về kinh tế chuỗi cung ứng ......................39
2.4 Điểm nghẽn của chuỗi cung ứng thủy sản trên thế giới và Việt Nam .....................41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................45
3.1 Cách tiếp cận nghiên cứu.........................................................................................45
3.1.1 Khung nghiên cứu ................................................................................................45
3.1.2 Tiến trình nghiên cứu............................................................................................47
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................49
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu khám phá .....................................................................49
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................................49
3.3 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .......................................................................50
3.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .........................................................................52
3.4.1 Phương pháp tính cỡ mẫu .....................................................................................52
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................54
3.5 Phương pháp phân tích ............................................................................................54
3.5.1 Phân tích kinh tế chuỗi cung ứng .........................................................................54
3.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng cua biển trong khâu sản xuất ..........................56
3.5.3 Phân tích chi phí logistics trong chuỗi cung ứng .................................................58
3.5.4 Phân tích rủi ro trong chuỗi cung ứng ..................................................................59
3.5.5 Phân tích thời gian chờ trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL
.......................................................................................................................................61
3.5.6 Phân tích nhu cầu người tiêu dùng cua biển tại Việt Nam ...................................62
3.5.7 Phân tích ma trận SWOT ......................................................................................67
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................69
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cua biển vùng ĐBSCL ..........................................69
4.1.1 Thực trạng thủy sản trên thế giới, Việt Nam và ĐBSCL .....................................69
4.1.2 Thực trạng nuôi cua biển trên thế giới và Việt Nam ............................................71
4.1.3 Thực trạng nuôi cua biển vùng đồng bằng sông Cửu Long .................................72
4.1.4 Tổng quan nhu cầu tiêu thụ cua biển thế giới, Việt Nam và ĐBSCL ..................79
ix
4.2 Đặc điểm chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL ...............................83
4.2.1 Đặc điểm của tác nhân đầu vào trong chuỗi cung ứng vùng ĐBSCL ..................83
4.2.2 Đặc điểm tác nhân sản xuất trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL .........85
4.2.3 Đặc điểm của tác nhân phân phối trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL 89
4.2.4 Đặc điểm của người tiêu dùng cua biển vùng ĐBSCL ........................................92
4.3 Phân tích kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL ...................93
4.3.1 Phân tích hiệu quả tài chính tác nhân cung cấp đầu vào ......................................93
4.3.2 Phân tích hiệu quả tài chính tác nhân sản xuất .....................................................95
4.3.3 Phân tích hiệu quả tài chính tác nhân phân phối cua biển vùng ĐBSCL .............99
4.3.4 Phân tích hiệu quả tài chính cách kênh trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua
biển vùng ĐBSCL .......................................................................................................109
4.3.5 Phân phối lợi nhuận qua các tác nhân ................................................................120
4.4 Phân tích chất lượng sản phẩm cua biển vùng ĐBSCL ........................................122
4.4.1 Phân tích chất lượng trong quy trình ni cua biển vùng ĐBSCL ....................122
4.4.2 Tiêu chí phân loại cua biển vùng ĐBSCL ..........................................................126
4.4.3 Giá bán cua biển tại nông hộ vùng ĐBSCL .......................................................127
4.4.4 Lượng cua biển chết qua các tác nhân tiêu thụ trong chuỗi cung ứng vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................128
4.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trong khâu sản xuất cua biển vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................129
4.5 Phân tích thời gian chờ trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL .................131
4.5.1 Thời gian vận hành chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL ..............................131
4.5.2 Sự hao hụt và giảm chất lượng thịt cua biển theo thời gian chờ ........................134
4.6 Phân tích chi phí logistics trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL .............135
4.6.1 Thông tin chung logistics trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL ...........135
4.6.2 Phân tích chi phí logistics nơng hộ ni cua ......................................................136
4.6.3 Phân tích chi phí logistics của thương lái ...........................................................137
4.6.4 Phân tích chi phí logistics của chủ vựa ..............................................................139
4.6.5 Phân tích chi phí logistics của người bán sỉ .......................................................140
4.6.6 Phân tích chi phí logistics của bán lẻ..................................................................141
4.7 Phân tích rủi ro trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL ..........142
4.7.1 Mức độ rủi ro trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL .........142
4.7.2 Phân tích rủi ro thị trường cua biển các ngày trong tháng và trong năm ...........143
x
4.7.3 Rủi ro hao hụt và giá giảm trong thời gian chờ của chuỗi cung ứng ngành hàng
cua biển vùng ĐBSCL .................................................................................................145
4.8 Phân tích hành vi tiêu dùng nội địa các sản phẩm cua biển vùng ĐBSCL ...........146
4.8.1 Đặc điểm của người tiêu dùng cua biển tại các thành phố lớn ở Việt Nam .......147
4.8.2 Đặc điểm tiêu dùng cua biển tươi .......................................................................148
4.8.3 Đặc điểm tiêu dùng cua biển chế biến ................................................................150
4.9 Chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long .........................................................................................159
4.9.1 Thuận lợi và khó khăn trong từng khâu của chuỗi cung ứng cua biển vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................159
4.9.2 Giải pháp cho toàn chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL ...........160
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................164
5.1 Kết luận..................................................................................................................164
5.2 Đề xuất ...................................................................................................................165
5.2.1 Đề xuất đối với tác nhân cung cấp đầu vào ........................................................165
5.2.2 Giải pháp cho tác nhân sản xuất nông hộ ...........................................................165
5.2.3 Giải pháp cho tác nhân phân phối ......................................................................165
5.2.4 Đề xuất đối với tác nhân tiêu dùng .....................................................................166
5.2.5 Đề xuất đối với tác nhân hỗ trợ chuỗi ................................................................166
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................167
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ .........................................................181
PHỤC LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA VÀ NGƯỜI AM HIỂU VỀ
NGÀNH HÀNG CUA BIỂN
PHỤ LỤC 3 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA CUA
BIỂN CHẾ BIẾN
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG CUA BIỂN
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH MA TRẦN SWOT
PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH PHỎNG VẤN
xi
DANH MỤC BẢNG
Lịch sử phát triển nghiên cứu chuỗi cung ứng .............................................12
Tiêu chí phân loại cua biển vùng ĐBSCL ....................................................28
Tóm tắt về nội dung nghiên cứu chuỗi cung ứng ngành hàng thủy sản .......38
Tóm tắt về nội dung nghiên cứu chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển .......39
Tóm tắt về phương pháp nghiên cứu kinh tế chuỗi cung ứng ......................41
Điểm nghẽn của chuỗi cung ứng ngành hàng thủy sản ................................43
Số quan sát và phương pháp chọn mẫu.........................................................54
Các yếu tố trong khâu sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng cua biển ...........58
Các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng sản phẩm thuỷ sản .............................60
Các biến đặc điểm người tiêu dùng trong mơ hình ý định mua cua biển chế
biến ................................................................................................................................65
Các biến nhận thức người tiêu dùng trong mơ hình ý định mua cua biển chế
biến ................................................................................................................................66
Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trên thế giới giai đoạn 2006 - 2018
.......................................................................................................................................69
Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác tại Việt Nam giai đoạn 2015 2019 ...............................................................................................................................70
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tại các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2015 - 2019 .70
Sản lượng cua biển một số nước trên thế giới giai đoạn 2016 2020 ............71
Diện tích ni cua biển một số tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020 ..73
Tổng sản lượng cua biển một số tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020 .76
Bảng giá bán lẻ cua biển các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2020 ..........................82
Đặc điểm chủ trại cua giống vùng ĐBSCL ..................................................83
Đặc điểm nông hộ nuôi nuôi cua biển vùng ĐBSCL ...................................86
Đặc điểm nhân khẩu nông hộ nuôi cua biển tại ĐBSCL ............................87
Cơ cấu thu nhập của hộ nuôi cua - tôm vùng ĐBSCL ................................88
Nguồn vốn đầu tư của nông hộ nuôi cua biển tại ĐBSCL .........................89
Đặc điểm của người tiêu dùng cá nhân tại các thành phố lớn ở Việt Nam .93
Hiệu quả tài chính của chủ trại cua giống ...................................................94
Doanh thu cua biển của nơng hộ ni cua biển tại vùng ĐBSCL ..............96
Chi phí sản xuất trong mơ hình cua - tơm tại ĐBSCL ...............................97
Chi phí sản xuất của nơng hộ trên 1 kg cua biển vùng ĐBSCL .................97
xii
Lợi nhuận trung bình mơ hình cua biển vùng ĐBSCL ...............................98
Hiệu quả tài chính mơ hình ni cua - tơm vùng ĐBSCL ..........................99
Cơ cấu chi phí mua cua biển của thương lái vùng ĐBSCL ......................100
Hiệu quả kinh doanh của thương lái mua cua vùng ĐBSCL ....................101
Cơ cấu chi phi của vựa mua cua biển vùng ĐBSCL ................................103
Hiệu quả tài chính của chủ vựa mua cua biển vùng ĐBSCL ...................104
Cơ cấu chi phí của người bán sỉ ở chợ đầu mối tính trên 1 kg cua biển ...105
Hiệu quả tài chính của người bán sỉ ở chợ đầu mối..................................106
Cơ cấu chi phí của người bán lẻ tính trên 1 kg cua biển...........................108
Hiệu quả tài chính của người bán lẻ .........................................................109
Phân phối sản lượng cua biển tươi qua các tác nhân trong chuỗi cung ứng
..................................................................................................................................... 110
Hiệu quả tài chính của Kênh 1 trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL
..................................................................................................................................... 113
Lợi nhuận của Kênh 2 trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL ...... 114
Lợi nhuận của Kênh 3 trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL ...... 116
Lợi nhuận của Kênh 4 trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL ...... 117
Lợi nhuận của Kênh 5 trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL ...... 119
Giá bán cua biển qua các tác nhân của kênh phân phối kênh 1 ................121
Phân phối lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi cung ứng trong năm 2018
.....................................................................................................................................122
Thơng tin kỹ thuật mơ hình cua - tơm tại ĐBSCL....................................123
Thơng tin quy trình cải tạo ao của mơ hình cua tại ĐBSCL .....................124
Thơng tin quy trình chăm sóc của mơ hình cua - tơm tại ĐBSCL ...........125
Giá bán cua biển tại nông hộ vùng ĐBSCL..............................................128
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua biển tại khâu sản xuất vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................129
Tỷ lệ hao hụt theo thời gian chờ trong chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL
.....................................................................................................................................135
Chi phí logistics qua các tác nhân trong chuỗi cung ứng cua biển vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................136
Cơ cấu chi phí logistics của nơng hộ trong chuỗi cung ứng cua biển vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................137
Cơ cấu chi phí logistics của thương lái trong chuỗi cung ứng cua biển vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................138
xiii
Cơ cấu chi phí logistics của chủ vựa trong chuỗi cung ứng cua biển vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................139
Cơ cấu chi phí logistics của người bán sỉ trong chuỗi cung ứng cua biển vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................140
Cơ cấu chi phí logistics của bán lẻ trong chuỗi cung ứng cua biển vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................142
Mức độ rủi ro của nông hộ nuôi cua trong chuỗi cung ứng cua biển vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................142
Tỷ lệ và chi phí hao hụt các loại cua qua các tác nhâ của chuỗi cung ứng cua
biển vùng ĐBSCL .......................................................................................................146
Đặc điểm tiêu thụ cua biển tươi ................................................................149
Mong muốn sản phẩm cua chế biến của người tiêu dùng.........................151
Tỷ lệ mong muốn kích thước đóng hộp và quy cách đóng gói cua chế biến
của đáp viên .................................................................................................................151
Giá mong muốn sản phẩm cua chế biến của đáp viên ..............................152
Tỷ lệ người tiêu dùng của Việt Nam về hiểu biết và tiêu dùng sản phẩm cua
biển chế biến ................................................................................................................152
Bảng số tiền chi tiêu cho cua chế biến/lần mua ........................................153
Kiểm định Cronbach’s Alpha....................................................................155
Ma trận các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển chế biến ..........156
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển chế biến của người tiêu dùng
.....................................................................................................................................158
Thuận lợi và khó khăn của các khâu trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua
biển vùng ĐBSCL .......................................................................................................159
Ma trận SWOT ..........................................................................................160
xiv
DANH MỤC HÌNH
Dịng chảy xi và ngược trong chuỗi cung ứng ..........................................13
Cấu trúc theo chiều ngang – chiều dọc của chuỗi cung ứng .........................14
Dạng chuỗi cung ứng hội tụ - phân kỳ ..........................................................15
Mạng lưới chuỗi cung ứng tổng thể ..............................................................15
Dòng chảy trong chuỗi cung ứng ..................................................................16
Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng ...............................................18
Chuỗi cung ngành hàng cua biển trong nghiên cứu của luận án ...................24
Xác định các nhân tố chất lượng của thủy sản ..............................................26
Thành phần và dịch vụ cơ bản của logistics ..................................................31
Mơ hình hành vi của người tiêu dùng .........................................................35
Mơ hình thuyết hành vi lựa chọn.................................................................36
Khung nghiên cứu .........................................................................................46
Tiến trình nghiên cứu ....................................................................................48
Bản đồ vị trí địa điểm phỏng vấn ..................................................................51
Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển chế biến ...............63
Các loại cua biển được nuôi phổ biển tại ĐBSCL ........................................72
Phân bổ diện tích ni cua biển tỉnh Kiên Giang năm 2020 .........................74
Phân bổ diện tích ni cua biển tỉnh Cà Mau năm 2020...............................74
Phân bổ diện tích ni cua biển tỉnh Bạc Liêu năm 2020 .............................75
Phân bổ diện tích ni cua biển tỉnh Kiên Giang, 2020 ................................76
Phân bổ sản lượng cua biển tỉnh Cà Mau, 2002 ..........................................77
Phân bổ sản lượng cua biển tỉnh Bạc Liêu năm 2020 .................................78
Mùa vụ nuôi cua vùng đồng bằng sông Cửu Long .....................................78
Dự báo tốc độ tăng trưởng sản lượng cua biển giai đoạn 2021 - 2025 .......79
Giá cua nhập khẩu trên thế giới .....................................................................80
Thị trường xuất khẩu cua biển của Việt Nam, 2020......................................81
Sự biến động giá cua biển xuất khẩu trong năm 2020 tại các thị trường nhập
khẩu ...............................................................................................................................81
Dự báo tốc độ giảm giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2021 2025 ...............................................................................................................................82
Nơi cung cấp cua mẹ cho trại giống ..............................................................84
Nơi bán cua giống của các trại giống ............................................................84
xv
Cơ cấu chi phí của trại sản xuất cua giống ....................................................94
Cơ cấu sản lượng theo cua biển của mơ hình nuôi cua - tôm tại vùng ĐBSCL
.......................................................................................................................................95
Sơ đồ chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển ................................................ 112
Phân phối lợi nhuận Kênh 1 của chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL 114
Phân phối lợi nhuận Kênh 2 chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL ....... 116
Phân phối lợi nhuận Kênh 3 chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL ....... 117
Phân phối lợi nhuận Kênh 4 chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL ....... 118
Phân phối lợi nhuận Kênh 5 chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL .......120
Phân loại cua biển theo các tiêu chí đánh giá chất lượng cua biển vùng
ĐBSCL ........................................................................................................................127
Khối lượng các loại cua chết qua các tác nhân năm 2019 ........................129
Thời gian vận hành chuỗi cung ứng cua biển vùng ĐBSCL .....................132
Biến động giá cua biển tại hộ nuôi trong tháng 11 (âm lịch) năm 2019 ...144
Biến động giá cua biển tại hộ nuôi cua theo tháng dương lịch trong năm 2019
.....................................................................................................................................145
Trình độ học vấn của người tiêu dùng .......................................................148
Các món chế biến của cua tươi..................................................................149
Kênh phân phối của cua tươi .....................................................................150
Các nguồn nghe đến cua chế biến .............................................................153
Các loại cua chế biến người tiêu dùng thường mua ..................................154
Các kênh phân phối cua chế biến người tiêu dùng thường mua ...............154
xvi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCU
Chuỗi cung ứng
CBN
Cua biển nuôi
ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp (Food Agriculture Organization)
HACCP
Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn (Hazard Analysis and
Critical Control Points)
JIT
Quản lý thời gian chờ theo mơ hình Just in time
MLE
Maximum-Likelihood Estimation
NBCB
Nhà máy chế biến
NN&PTNT
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
TD
Tiêu dùng
TQM
Quản trị chất lượng toàn diện (Total Qualityl Managenment)
VASEP
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (Vietnam Association of
Seafood Exporters and Producers)
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
WTO
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
xvii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Các nội dung chính được trình bày trong chương 1 bao gồm: (i) Đặt vấn đề; (ii)
Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu; (iii) Phạm vi
giới hạn của nghiên cứu; và (iv) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Năm 2020, Việt Nam có gần 70% dân số hoạt động trong ngành nơng nghiệp và
trong đó ngành thủy sản mang lại kim ngạch xuất khẩu đạt 8,6 tỷ USD tăng 13% so với
năm 2019 (VASEP, 2021).Với tốc độ này thì sản lượng thủy sản tại Việt Nam sẽ đáp
ứng đủ về số lượng yêu cầu các nước nhập khẩu và đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro như
dư sản lượng do thị trường biến động và giá giảm do chất lượng thủy sản khơng đồng
đều. Đồng bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL) có hệ thống kênh ngòi chằng chịt và hệ sinh
thái đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển. Tổng diện
tích ni trồng thủy sản năm 2019 là 826 nghìn ha với sản lượng đạt 3,15 triệu tấn (Tổng
cục thống kê, 2021). Từ năm 2004 đến 2014 ĐBSCL chủ yếu xuất khẩu hai mặt hàng
thủy sản chính là tơm và cá tra. Nhưng, từ năm 2015 trở lại đây ĐBSCL chịu tác động
lớn biến đổi khí hậu như xâm ngập mặn, nhiệt độ tăng, mưa trái mùa từ đó gây ra nhiều
dịch bệnh trên con tơm, trong đó có 22,35% nơng dân bị thua lỗ với mơ hình ni tơm–
lúa (Tuấn, 2018). Trong điều kiện khó khăn này cua biển (Scylla paramamosain) có đặc
tính tăng trưởng nhanh, sức chịu đựng cao với sự biến đổi của các yếu tố môi trường,
khả năng đề kháng với dịch bệnh, phổ thức ăn rộng, có kích thước lớn, chủ động nguồn
giống, giá trị kinh tế cao và dễ dàng bảo quản sau khi thu hoạch nên cua biển được xem
là đối tượng được người dân chọn nuôi ghép với tôm hiệu quả (Johnston & Keenan,
1999; Long, 2019b; Nghi et al., 2015a).
Tổng sản lượng cua biển nuôi ở ĐBSCL năm 2020 là 67 nghìn tấn tăng 19% so
với năm 2015 (Tổng cục Thủy Sản, 2020). Lợi nhuận từ việc chuyển đổi mơ hình ni
chun tơm qua ni cua quảng canh bước đầu mang lại lợi nhuận cao. Trung bình mỗi
người dân kiếm lời 30 triệu đồng/ha/vụ (Nghi et al., 2015a; Việt et al., 2015). Bên cạnh
sự tăng trưởng nhanh về sản lượng cũng như lợi nhuận mang lại cho nông hộ ni cua
biển thì ngành hàng cua biển gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ cũng như phát triển
ổn định. Chính sự phát triển nhanh chóng và khơng ổn định này đã mang lại cho ngành
hàng cua biển những khó khăn hiện tại như khơng có quy hoạch vùng ni cụ thể cho
cua biển, con giống khơng có kiểm dịch, sự liên kết hợp tác giữa các tác nhân chưa có,
chưa phát triển được thương hiệu cua biển, chưa có bộ tiêu chuẩn trong khâu sản xuất,
1
chất lượng cua khơng đảm bảo tính đồng nhất, thời gian vận chuyển và chờ dài và không
đáp ứng đa dạng về sản phẩm cho người tiêu dùng. Từ những nguyên nhân này đã làm
cho ngành hàng cua biển phát triển khơng ổn định trong thời gian qua, từ đó làm cho
ngành hàng cua biển chủ yếu tiêu thụ nội địa, chưa xuất khẩu được qua các thị trường
quốc tế.
Sản phẩm cua biển nuôi (CBN) chủ yếu là tiêu thụ nội địa, chưa xuất khẩu thị
trường quốc tế (Hiền et al., 2015). Mặc dù, trên thế giới thị trường tiêu thụ cua biển khá
lớn, năm 2019 tổng sản lượng là 187 triệu tấn, các nước như Mỹ, Trung Quốc, Indonesia,
Singapore có thị trường tiêu thụ hàng đầu (FAO, 2020a). Bên cạnh đó, cua biển đa phần
là tiêu thụ tươi nguyên con và hiện tại ĐBSCL chưa có nhà máy chế biến xuất khẩu cua
biển quy mơ lớn mà chỉ có các cơ sở chế biến thô nhỏ lẻ tại địa phương. Trong khi đó,
khi thời gian chờ của cua biển từ lúc nông hộ nuôi cua biển thu hoạch cho đến tay người
tiêu dùng cao thì chất lượng thịt giảm và làm giảm giá thành của sản phẩm (Lorenzo et
al., 2021; Phương & Hải, 2009; Quế, 2005a).
Để khắc phục và vượt qua những khó khăn trong ngành hàng cua biển hiện nay thì
phải có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc về phát triển quy hoạch vùng nuôi cua
xây dựng thương hiệu cua biển vùng ĐBSCL. Trong điều kiện cua biển bị nhiều sản
phẩm thay thế và cạnh tranh về số lượng và chất lượng thì các tác nhân trong chuỗi cung
ứng cua biển cần hiểu đúng vai trò của việc vận hành chuỗi cung ứng từ việc mua nguyên
liệu đầu vào, sản xuất, quản lý chất lượng cho đến phân phối sản phẩm tới tay người
tiêu dùng. Phân tích kinh tế chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động
của sản xuất, từ việc hoạch định và quá trình tìm nguồn cung, thu mua, sản xuất thành
phẩm, quản lý hậu cần sản xuất,… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng,
kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng (Shamsuddoha, 2007; Thái, 2013;
Thu, 2015; Vân, 2010; Vi & Anh, 2010; Xuân & Thu, 2012). Trong bối cảnh toàn cầu
hóa ngày nay, đặc biệt là tiến trình hội nhập kinh tế thế giới thì vai trị của phân tích
chuỗi cung ứng càng được coi trọng.
Trong những năm gần đây trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều nghiên
cứu về chuỗi cung ứng ngành hàng thủy sản (Abduho & Madjos, 2018; Belton et al.,
2011; Chojar, 2009; Coronado Mondragon et al., 2021; Jahan & Islam, 2016; Loc, 2006;
Lộc, 2009; Love et al., 2021; Mojammel et al., 2016; Nga & Tựu, 2020; Patchanee et
al., 2017; Quagrainie et al., 2007; Shamsuddoha, 2007; Thái, 2013; Thu, 2015; Vân,
2010; Vi & Anh, 2010; Xuân & Thu, 2012). Đa phần các nghiên cứu đã chỉ ra một số
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng thủy sản như “tiết
2
kiệm chi phí trong vận hành, cải thiện chất lượng sản phẩm thủy sản, tăng cường liên
kết dọc và liên kết ngang giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng”. Ngồi ra có một số
ít nghiên cứu về “quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng, tối ưu hóa trong logistics và cũng
cố kênh phân phối” (Anggrahini et al., 2015; Christopher, 2011; Lin & and Wu, 2016;
Love et al., 2021; Panchal et al., 2012 ). Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngành hàng thủy
sản chỉ tập trung phân tích nâng cao lợi nhuận hay chỉ chú trọng đến một khâu nào đó
trong chuỗi cung ứng mà chưa chú trọng đáp ứng tồn bộ quy trình vận hành của chuỗi
cung ứng là đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng địa điểm và đúng người tiêu dùng.
Ngoài ra, ngành hàng cua biển là ngành hàng tiêu thụ chủ yếu là tươi sống, chất lượng
cua biển sẽ giảm theo thời gian chờ cùng với rủi ro do hao hụt trong quá trình vận chuyển
là rất lớn và đây cũng là rào cản lớn nhất làm cho ngành hàng cua biển phát triển chậm.
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam phân tích sâu và đầy đủ về việc đáp ứng
đúng và đủ quy trình vận hành của chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, nghiên cứu chuỗi cung
ứng ngành hàng cua biển sẽ giúp nâng cao chất lượng cua biển trong khâu sản xuất, tiết
kiệm được chi phí vận hành logistics, rút ngắn thời gian chờ trong vận hàng chuỗi, giảm
rủi ro do cua chết và đáp ứng đúng nhu cầu người tiêu dùng.
Từ thực trạng hoạt động của các tác nhân ngành hàng thủy sản nói chung và ngành
hàng cua biển vùng ĐBSCL nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế quốc tế,
vùng ĐBSCL địi hỏi phải có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu để hoàn thiện chuỗi
cung ứng nhằm đáp ứng đúng về thời gian, số lượng, chất lượng và đúng người tiêu
dùng với giá cạnh tranh giúp phát triển bền vững ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL.
Xuất phát từ những thực trạng đó nghiên cứu: “Phân tích kinh tế chuỗi cung ứng
ngành hàng cua biển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” làm luận án tiến sĩ là rất cần
thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long nhằm nâng cao tính kinh tế chuỗi cung ứng, góp phần đáp ứng đúng thời gian, địa
điểm, chất lượng và người tiêu dùng sản phẩm cua biển với giá cạnh tranh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xây dựng khung lý thuyết phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng cua
biển vùng ĐBSCL.
Mục tiêu 2: Phân tích kết cấu và vận hành chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển
3
vùng ĐBSCL.
Mục tiêu 3: Phân tích kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL.
Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển
nhằm tăng kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL.
1.3 Câu hỏi và giả thiết trong nghiên cứu
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình ni cua biển vùng ĐBSCL giai đoạn 2015-2020 như thế nào? Thực
trạng sản xuất, tiêu thụ và phân phối cua biển vùng ĐBSCL ra sao?
Cấu trúc vận hành chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển như thế nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua cua biển chế biến của người tiêu dùng
tại Việt Nam?
Các tác nhân nào tham gia trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng
ĐBSCL?
Cơ cấu phân bổ lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua
biển vùng ĐBSCL như thế nào?
Giải pháp nào giúp tăng tính kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng
ĐBSCL?
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Các yếu tố như (kinh nghiệm; tập huấn; số lần thu hoạch; quyết định bắt cua Y4;
số lượng bẫy cua; thời gian ni; cải tạo ao; con giống) có ảnh hưởng đến chất lượng
cua biển nuôi vùng ĐBSCL.
Các yếu tố (tuổi; giới tính; trình độ; thu nhập; nhận thức xã hội; nhận thức về sự
tiện lợi; nhận thức về sức khỏe; nhận thức về giá cả; nhận thức về an toàn vệ sinh thực
phẩm) có ảnh hưởng đến ý định mua cua biển chế biến của người tiêu dùng.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phân tích kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng
cua biển (Scylla paramamosain ) vùng ĐBSCL.
Tác nhân cung cấp là (các chủ đại lý vật tư thủy sản, chủ trại giống) tại ba tỉnh
Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau qua mạng liên hệ từ hộ nuôi cua biển vùng ĐBSCL .
4
Tác nhân sản xuất là nông hộ nuôi cua biển ở các tỉnh có diện tích và sản lượng
cua biển lớn nhất ĐBSCL (Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) nhằm để đánh giá chất
lượng sản phẩm cua biển.
Tác nhân phân phối là các tác nhân trung gian tham gia trong chuỗi (thương lái,
vựa, bán sỉ, bán lẻ) được phỏng vấn theo mạng liên hệ nhằm để phân tích kinh tế qua
từng tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển vùng ĐBSCL.
Tác nhân người tiêu dùng được phỏng vấn người tiêu dùng cá nhân tại ba thành
phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm phân tích hành vi tiêu dùng và tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng ý định mua sản phẩm cua chế biến của người tiêu dùng nội địa trong
tương lai gần.
Bên cạnh đó, để tìm hiểu cụ thể hơn về thể chế hỗ trợ và chủ trương cũng như định
hướng nuôi cua tại địa bàn nghiên cứu, chính quyền địa phương và cán bộ ngành nông
nghiệp xã và huyện, ngân hàng, đại lý là nhóm tác nhân hỗ trợ chuỗi cung ứng.
1.4.2 Khơng gian nghiên cứu
Đối với nông hộ nuôi cua biển được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp tại ba
tỉnh (Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu). Đối với các tác nhân trung gian và người tiêu
dùng trong chuỗi được phỏng vấn trực tiếp theo mạng quan hệ tại các tỉnh phỏng vấn và
ba thành phố tiêu thụ cua biển tại Cần Thơ, Hồ Chí Minh và Hà Nội.
1.4.3 Thời gian nghiên cứu
Số liệu thứ cấp là các tài liệu liên quan đã được công bố, thời gian từ năm 2012
đến năm 2020, chủ yếu từ 2016 đến năm 2020.
Số liệu sơ cấp của các tác nhân phân phối phỏng vấn vào năm 2019. Tuy nhiên,
đối với nông hộ nuôi cua biển và tác nhân cung cấp được phỏng vấn vào vụ nuôi cua
biển năm 2018.
1.5 Những điểm mới của luận án
Sau khi tổng hợp những nghiên cứu trong và ngồi nước, tác giả nhận thấy rằng
có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng và đặc biệt là chuỗi cung ứng sản
phẩm thủy sản. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi chuyên sâu về chuỗi cung ứng của
ngành hàng cua biển. Những nghiên cứu về chuỗi cung ứng trước chỉ đề cập đến một
trong những vấn đề như phân tích kinh tế, phân tích tiêu chuẩn chất lượng, phân tích
thời gian vận hành, phân tích chi phí logistics và phân tích rủi ro trong chuỗi cung
ứng,…Chưa có nghiên cứu nào tích hợp tất cả những vấn đề trên để tìm ra điểm nghẽn
5
trong xuyên suốt chuỗi cung ứng. Ngoài ra, luận án cịn phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng cua biển trong khâu sản xuất và phân tích hành vi tiêu dùng để tìm ra ý
định mua cua biển chế biến. Cụ thể luận án đã có những đóng góp sau:
1.5.1 Về học thuật
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về vận hành chuỗi cung ứng và kinh tế
chuỗi cung ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua biển trong khâu sản xuất và
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển của người tiêu dùng trong chuỗi cung
ứng cua biển tại Việt Nam. Do vậy, kết quả của nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất
định vào việc hồn thiện khung lý thuyết về chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu bổ sung lý luận phân tích tổng hợp về kinh tế chuỗi, tiêu chuẩn chất
lượng, thời gian vận hành, chi phí logistics và rủi ro cho một ngành hàng.
Nghiên cứu đã tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua biển trong khâu
sản xuất và kết quả phân tích của luận án giúp bổ sung thêm biến (quyết định bắt cua
Y4; số lượng bẫy cua, thời gian nuôi) cho các nghiên cứu sau.
Nghiên cứu đã tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển chế biến
và kết quả phân tích của luận án giúp bổ sung thêm biến (thu nhập; nhận thức về an
toàn vệ sinh thực phẩm; nhận thức về sức khỏe; nhận thức về sự tiện lợi; nhận thức về
xã hội) cho các nghiên cứu sau.
Nghiên cứu là một cơng trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm lặp lại
và nghiên cứu ứng dụng, qua đó xây dựng và kiểm định mơ hình nghiên cứu với các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua
biển trong khâu sản xuất. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng
như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá chuỗi cung ứng và
đề xuất các giải pháp khả thi.
1.5.2 Về thực tiễn
Nghiên cứu kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển đang là một lĩnh vực còn
mới tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản
lý trong ngành hàng cua biển có cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn về một phương thức
tiếp cận kinh tế chuỗi cung ứng ngành hàng cua biển. Đồng thời nghiên cứu còn nhận
diện các yếu tố cơ bản và vai trò tác động của chúng đến chất lượng cua biển trong khâu
sản xuất. Ngồi ra, cịn tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua cua biển chế
biến của người tiêu dùng. Đây sẽ là điều kiện để triển khai những nghiên cứu ứng dụng
6