Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.55 KB, 4 trang )
BÀI 22: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO
I. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO
Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là: nhiệt độ, độ ẩm và nước, nồng độ carbon
dioxide, nồng độ khí oxygen,…
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thuận lợi cho q trình hơ hấp tế bào là khoảng 30 – 35oC. Nhiệt độ
quá cao hay quá thấp sẽ làm ức chế hoạt động của các enzyme hô hấp dẫn đến làm giảm
tốc độ hô hấp tế bào.
- Độ ẩm và nước: Nước vừa là môi trường, vừa tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa
học trong hô hấp tế bào → Hàm lượng nước thấp sẽ ức chế sự hô hấp tế bào.
- Nồng độ oxygen: Oxygen là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào q trình hơ hấp tế bào
→ Khi thiếu oxygen, hơ hấp tế bào giảm, có thể dẫn đến ngừng hẳn.
- Nồng độ carbon dioxide: Nồng độ carbon dioxide trong không khí khoảng 0,03% thì
thuận lợi cho hơ hấp tế bào. Nếu nồng độ quá cao sẽ gây ức chế quá trình hơ hấp.
II. VẬN DỤNG HƠ HẤP TẾ BÀO TRONG THỰC TIỄN
1. Vận dụng hô hấp tế bào trong bảo quản lương thực, thực phẩm
- Tác hại của hô hấp tế bào: Hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào → làm giảm
số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm sau một thời gian.
- Nguyên tắc của biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm: Trong quá trình bảo quản
lương thực, thực phẩm cần khống chế hô hấp tế bào ở mức tối thiểu.
- Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm:
+ Bảo quản lạnh: Nhiệt độ thấp làm chậm q trình hơ hấp của tế bào. Ví dụ: bảo quản
thịt, cá,… bằng đơng lạnh giữ được thực phẩm trong thời gian dài.
Bảo quản lạnh cá, thịt
+ Bảo quản khô: Hàm lượng nước thấp làm hô hấp tế bào ở mức tối thiểu. Ví dụ: phơi khơ
thóc, ngô, đậu xanh,… để bảo quản trong thời gian dài.