Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tìm hiểu về quy trình tổ chức chuyến đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đợt thực tập này là nhờ công lao to lớn của các
thầy cô giáo trong trường CĐ Nội Vụ Hà Nội nói chung và các thầy cô trong
khoa Quản Lý Nhân lực nói riêng. Các thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt 3 năm
học tập và rèn luyện tại trường. Em xin được gửi tới các thầy, cỏc cụ lời cảm
ơn chân thành nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới công ty TNHH Điện
Thương Doanh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để
giúp em hoàn thành tốt nhất đợt thực tập này. Em xin cảm ơn các anh, chị
trong công ty đã nhiệt tình tạo điều kiện và chỉ bảo, giúp em có được những
bài học, những kinh nghiệm thực tiễn quớ báu trong suốt quá trình em thực
tập tại công ty. Đó là những kiến thức vô cùng bổ ích đối với một sinh viên
sắp ra trường, là hành trang quớ bỏu cho tương lai.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
người thân đã luôn động viên, chăm sóc, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em trong
quá suốt quá trình học tập và hoàn thành đợt thực tập này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm
2011
Sinh viên
Đinh Thị Thơm
LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường kinh doanh, thương mại giàu tính cạnh tranh như
ngày nay thì vai trò của những chuyến đi công tác là hết sức quan trọng. Đó
có thể là điều kiện quan trọng cho việc nghiên cứu thị trường, đàm phán, kí
kết hợp đồng giữa các đối tác hoặc giải quyết tình trạng bất ổn tại một đơn vị
trực thuộc của công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức một chuyến đi
công tác như thế nào cho chuyên nghiệp, an toàn, tiết kiệm và đạt hiệu quả
cao nhất là vấn đề được rất nhiều các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt
quan tâm. Đây cũng chính là lý do mà em đã chọn đề tài “Tỡm hiểu về quy
trình tổ chức chuyến đi công tác của cơ quan, tổ chức” cho đợt thực tập của


mình. Để có thể hoàn thành tốt đề tài, e đã chọn công ty THHH Điện Thương
Doanh là nơi để thực tập, chia sẻ, học hỏi và có được những tư liệu thực tế
quớ bỏu cho bài báo cáo.
Bài báo cáo của em bao gồm các phần sau:
 Chương I: Giới thiệu chung về công ty.
 Chương II: Thực trạng công tác thư ký tại công ty TNHH Điện
Thương Doanh.
 Chương III: Tìm hiểu quy trình tổ chức các chuyến đi công tác nói
chung.
 Chương IV: Tìm hiểu quy trình tổ chức chuyến đi công tác thực tế
tại công ty TNHH Điện Thương Doanh.
 Chương V: Tìm hiểu quy trình tổ chức chuyến đi công tác qua tài
liệu, sách báo, internet.
Do thời gian, điều kiện nghiên cứu cũng như kiến thức của bản thân
còn nhiều hạn chế, nên chắc rằng bài báo cáo này của em không thể tránh
khỏi được những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm và
đóng góp ý kiến, nhận xét của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Nhân lực
và các anh chị trong công ty TNHH Điện Thương Doanh để em rút kinh
nghiệm, bổ sung cho bài báo cáo được đầy đủ, hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty 3
Chương 2: Thực trạng công tác thư ký tại công ty TNHH Điện Thương Doanh 9
Chương 3: Tìm hiểu quy trình tổ chức các chuyến đi công tác nói chung 12
Chương 4: Tìm hiểu quy trình tổ chức chuyến đi công tác thực tế tại công ty TNHH
Điện Thương Doanh 25
Chương 5: Tìm hiểu quy trình tổ chức chuyến đi công tác qua tài liệu, sách báo,
internet 37
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty

oOo
1. Sự hình thành và mục tiêu hoạt động của công ty TNHH
Điện Thương Doanh
Công ty TNHH Điện Thương Doanh (Thuong Doanh Electric Co.,
LTD) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0102039575 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng
06 năm 2009.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐIỆN THƯƠNG DOANH
Tên giao dịch quốc tế: THUONG DOANH ELECTRIC CO., LTD
Tên viết tắt: TDE CO., LTD
Địa chỉ trụ sở chính: Số 8 - Vương Thừa Vũ - Khương Trung - Thanh
Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84 - 4) 3568 2393
Fax: (84 - 4) 3568 2394
Email:
Website:
Công ty TNHH Điện Thương Doanh là doanh nghiệp phân phối chính
thức các sản phẩm thiết bị điện danh tiếng trên thế giới đến với các khách
hàng trong và ngoài nước. Vì thế, để không ngừng phát triển nâng cao giá trị,
công ty luôn đặt ra mục tiêu việc tạo lập uy tín với khách hàng và đối tác kinh
doanh là ưu tiên hàng đầu. Công ty hiểu rằng, thành công chỉ có được khi có
sự thống nhất về lợi ích lâu dài giữa công ty với khách hàng và đối tác:
“Cụng ty TNHH Điện Thương Doanh đảm bảo luôn đem đến cho khách hàng
những sản phẩm có chất lượng và giá thành hợp lý, cùng với những chính
sách thanh toán linh hoạt và dịch vụ hoàn hảo nhất.” Đó chính là tôn chỉ và
sứ mệnh cao cả của công ty luôn hướng tới để phát triển và mong muốn được
góp sức mình cho việc phát triển nền kinh tế của đất nước thêm giàu mạnh.
Công ty cam kết luôn mang đến cho khách hàng niềm tin và uy tín về
chất lượng các sản phẩm mà công ty cung cấp. Sự hài lòng của quý khỏch
chớnh là sự thành công của công ty.

2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH Điện Thương doanh là công ty thành lập không lâu
nhưng lại có đội ngũ cán bộ nhân viên đầy nhiệt huyết với phong cách làm
việc chuyên nghiệp có kinh nghiệm. Bộ máy tổ chức của công ty là hệ thống
các thành viên, cỏc phũng ban được tổ chức theo một cơ cấu khoa học, điều
hành theo phương thức trực tuyến tạo môi trường làm việc độc lập nhằm phát
huy tối đa năng lực của mỗi cán bộ nhân viên trong công ty. Nhìn chung bộ
máy của công ty đa dạng và phong phú với các lĩnh vực các mặt hoạt động
phù hợp với yêu cầu thực hiện chức năng của mỗi thành viên, mỗi phòng ban
chịu trách nhiệm trước công việc mà cấp trên giao cho và cùng nhau hợp tác
hoàn thành tốt các công việc để đưa công ty ngày càng phát triển hơn.
Công ty mong muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở thành 1 động
lực thúc đẩy sử phát triển với con người là yếu tố trung tâm, coi đây là điều
kiện kiên quyết cho sự phát triển bền vững.
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Điện Thương Doanh.
Ban Giám đốc:
 Giám đốc: Đinh Mạnh Lâm
 Phó giám đốc: Đinh Văn Linh
Phòng Thư ký:
 Trưởng phòng: Nguyễn Thu Trang
 Thư ký bán hàng: Phạm Minh Hà
Phòng Hành chính:
 Trưởng phòng: Nguyễn Huy Bình
 4 nhân viên
Phòng kinh doanh:
 Trưởng phòng: Phạm Văn Hưng
 5 nhân viên
Phòng kỹ thuật:
 Trưởng phòng : Nguyễn Văn Nguyên

 4 nhân viên
Phòng tài chính - Kế toán:
 Trưởng phòng: Đinh Thị Quế
 3 nhân viên
2.2. Tình hình hoạt động
Tuy thành lập chưa lâu nhưng công ty TNHH Điện Thương Doanh đã
khẳng định được thương hiệu của mỡnh trờn thị trường kinh tế trong và ngoài
nước. Công ty có rất nhiều các mối quan hệ rộng với nhiều doanh nghiệp nổi
tiếng trên thế giới. Theo số liệu thống kê mới đây, từ khi thành lập đến nay
công ty đã ký kết được gần 500 hợp đồng với tổng giá trị hợp đồng lớn đem
lại lợi nhuận cao cho công ty.
Với những nỗ lực hết mình, công ty đã tạo được uy tín cao đối với các
đối tác trong nước và quốc tế trong nhiều lĩnh vực mà công ty kinh doanh.
Năm 2010 đánh dấu sự thành công to lớn của công ty khi Phòng kinh doanh
đã ký hợp đồng trị giá 3.578.148.953 VNĐ với công ty Franco Pacific
Ventures co.,LTD đã đem lại lợi nhuận lớn cho công ty, đưa thương hiệu của
công ty lên tầm cao mới.
Không chỉ thế, công ty còn là đối tác lớn của nhiều công ty như: Trung
tâm viễn thông Quốc tế khu vực I; công ty INDECO; công ty cáp Thăng
Long; công ty TOJY Việt Nam… trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công
nghệ nhằm phục vụ nhu cầu phát triển khoa học công nghiệp và sản xuất.
Trong gần 3 năm đi vào hoạt động, thị trường tiêu thụ của công ty ngày
càng được mở rộng, quy mô hoạt động lớn cả trong và ngoài nước. Với những
nguồn cung cấp các mặt hàng của công ty chủ yếu từ cỏc hóng sản xuất danh
tiếng trên thế giới như Schneider Electric (Pháp); ABB (Thụy Sỹ); Hitachi
(Nhật Bản); LS (Hàn Quốc);… Và ngoài ra công ty còn đẩy mạnh hoạt động
sản xuất kinh doanh thương mại thu lợi nhuận cao trong các lĩnh vực khoa
học kỹ thuật và công nghệ nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển khoa học
công nghệ và sản xuất bao gồm các ngành kinh doanh như:
 Xây lắp, kinh doanh vật tư, thiết bị ngành điện;

 Kinh doanh vật tư, thiết bị khoa học kỹ thuật; hóa chất, vật tư tiêu
hao phũng thớ nghiệm;
 Kinh doanh thiết bị y tế; hóa chất, vật tư tiêu hao ngành y tế (không
bao gồm nguyên liệu sản xuất thuốc);
 Kinh doanh vật tư, thiết bị ngành công nghệ thông tin, phần mềm;
 Kinh doanh vật tư, thiết bị ngành giáo dục đào tạo, dạy nghề;
 Xây lắp, kinh doanh vật tư, thiết bị hệ thống xử lý nước thải, khí
thải, rác thải;
 Kinh doanh thiết bị văn phòng, thiết bị điện máy, điện gia dụng;
 Kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy; thiết bị an toàn lao động;
 Kinh doanh máy phát điện, thang máy, băng tải, dây chuyền sản
xuất, thiết bị cơ khí, cơ điện;
 Xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực công ty kinh doanh;
 Cung cấp dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, chuyển
giao công nghệ, bảo hành, bảo trì các sản phẩm thuộc lĩnh vực công ty
kinh doanh;
 Làm đại diện đại lý cho cỏc hóng sản xuất, tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước trong lĩnh vực giới thiệu vật tư, thiết bị điện, sản phẩm khoa
học công nghệ mới tại thị trường Việt Nam.
Công ty TNHH Điện Thương Doanh đã và đang góp phần to lớn thúc
đẩy cho sự phát triển của đất nước, mang đến lợi nhuận cao không chỉ riêng
cho công ty mà còn làm giàu thêm cho đất nước Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng công tác thư ký tại
công ty TNHH Điện Thương Doanh
oOo
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh
tế đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và
định hướng XHCN. Trong công cuộc khoa học ngày càng phát triển, kinh tế

thị trường cạnh tranh, nhiều công ty được thành lập để cùng hòa vào nhịp đập
phát triển chung của xã hội, cùng với nó là sự thay đổi về nhận thức nghề
nghiệp, cơ hội thăng tiến và nhu cầu xuất hiện những người làm công tác trợ
giúp cho lãnh đạo. Từ đây vị trí và chức năng, vai trò của người thư ký văn
phòng đang ngày càng được xã hội coi trọng và quan tâm trong thời kỳ kinh
tế hiện nay.
Theo hiệp hội thư ký chuyên nghiệp Quốc tế (IPS): “Thư ký là người
trợ giúp của các cấp quản trị, là người nắm vững các nghiệp vụ hành chính
văn phòng, có khả năng chịu trách nhiệm mà không cần kiểm tra trực tiếp, cú
úc phán đoán, óc sáng kiến và đưa ra các quyết định trong phạm vi quyền
hạn của mỡnh.”
Còn theo cuốn Nghiệp vụ thư ký văn phòng của Tiến sỹ Trần Hoàng:
“Thư ký văn phòng là người trợ lý giúp việc cho lãnh đạo trong lĩnh vực
chuyên môn nhất định thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của văn phòng.”
Công ty TNHH Điện Thương Doanh là một công ty thương mại dịch
vụ với nhiều mặt hàng kinh doanh đa dạng và phong phú. Công ty với mục
tiêu luôn hướng tới khách hàng, cung cấp sản phẩm tốt nhất, đảm bảo uy tín
của Doanh nghiệp nên công ty luôn có đội ngũ cán bộ nhân viên với phong
cách làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của
quý khách hàng.
Vì là một công ty thương mại kinh doanh bán hàng nên công việc của
công ty rất nhiều và cần được sắp xếp hợp lý để cho hoạt động của công ty có
hiệu quả hơn. Nắm bắt được được những nhu cầu thiết yếu của công ty và tầm
quan trọng của thư ký với văn phòng. Ngay từ khi mới hoạt động, ban Giám
đốc của công ty đã lập ra một phòng thư ký để giúp công ty giải quyết các
công việc một cách khoa học, đem lại hiệu quả lợi nhuận cao cho công ty hơn.
Ở công ty TNHH Điện Thương Doanh hiện nay có một phòng mà
không thể thiếu trong công ty, có tầm quan trọng không nhỏ nằm bên cạnh
phòng Giám đốc đú chớnh là phòng Thư ký do chị Nguyễn Thu Trang đảm
nhận chức vụ trưởng phòng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

của một thư ký văn phòng thời nay. Chị là một nhân viên mang trong mình
trách nhiệm cao cả của cơ quan. Nếu như ta coi công ty là một chiếc đồng hồ
thì người Thư ký chính là cái trục quay trong chiếc đồng hồ đó. Và cũng
giống như V.I.Lờ-nin đó đánh giá thì hoạt động của người thư ký chính là loại
hoạt động “để tất cả các vấn đề được chọn lọc và đánh giá sơ bộ”. Chị Trang
là Thư ký văn phòng của công ty làm nhiệm vụ giúp Giám đốc giải phóng
khỏi những công việc mang tính sự vụ, tổng hợp lại tất cả các công việc của
công ty diễn ra hàng ngày và sắp xếp công việc đó sao cho hợp lý. Ngoài ra
công việc của chị Trang còn được ví như là một chiếc fin pha cà phê để sàng
lọc thông tin cho Giám đốc, mỗi ngày chị thu thập, xử lý thông tin giúp Giám
đốc giải quyết công việc trong công ty một cách chuyên nghiệp và khoa học.
Bên cạnh đó, chị còn có trách nhiệm sắp xếp lịch cho Giám đốc, tiếp khách và
lên kế hoạch chuẩn bị các chuyến đi công tác cho công ty… và quản lý các
giấy tờ, tài liệu thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của người thư ký.
Dưới quyền của Thư ký Nguyễn Thu Trang là một thư ký phụ trách
chuyên về lĩnh vực chăm sóc và bán hàng của công ty thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của một người thư ký và các công việc đựợc giao, có
trách nhiệm giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách và thu thập
báo cáo lại kết quả công việc cho Trưởng phòng để trình lên ban Giám đốc
công ty.
Vì là công ty Thương mại chuyên kinh doanh bỏn cỏc sản phẩm ra
ngoài thị trường, nhu cầu mua bán, quan hệ khách hàng rất rộng nên đòi hỏi
Thư ký của công ty phải có trình độ chuyên môn sâu rộng được đào tạo phù
hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty. Ngoài ra Thư ký còn phải có phẩm
chất đạo đức tốt, ý thức nghề nghiệp và cũng cần phải có kiến thức xã hội sâu
rộng để làm cơ sở hỗ trợ cho người thư ký giải quyết tốt công việc và thiết lập
các mối quan hệ, xây dựng hình ảnh đẹp cho công ty, giúp công ty thu hút
được nhiều khách hàng và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ phát triển công ty
hơn.
Tại công ty TNHH Điện Thương Doanh em đã được chị Nguyễn Thu

Trang là Thư ký văn phòng của công ty giúp đỡ tận tình, hướng dẫn em làm
quen với công việc của người thư ký văn phòng hiện nay. Ở đây em đã được
trực tiếp làm việc trong môi trường văn phòng, được vận dụng những kiến
thức mà nhà trường trang bị cho em khi bước ra môi trường bên ngoài. Qua
sự chỉ bảo tận tình của người đi trước em đã tích lũy được thêm nhiều kinh
nghiệm làm việc thực tiễn quý báu và nâng tầm hiểu biết của mình sâu rộng
hơn nữa về nghiệp vụ thư ký văn phòng ngành mà em theo học hiện nay.
Chương 3: Tìm hiểu quy trình tổ chức các
chuyến đi công tác nói chung
oOo
Tổ chức chuyến đi công tác là một hoạt động cần thiết để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan. Các chuyến đi công tác nói chung rất đa
dạng, như đi dự Hội nghị, đi ký kết hợp đồng, kiểm tra hướng dẫn cơ sở, đi
công tác nước ngoài… có thể nói, không có cơ quan nào mà không cú cỏc
chuyến đi công tác từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là các công ty, doanh
nghiệp việc đi công tác chính là chiến lược kinh doanh của công ty nhằm mở
rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm, phát triển công ty thu lợi nhuận…
Mỗi chuyến đi công tác có tác dụng trên nhiều phương diện khác nhau,
vì vậy các chuyến đi cần phải có sự chuẩn bị chu đáo và hợp lý. Thông
thường một chuyến đi công tác tại các cơ quan gồm có các nội dung sau:
1. Mục đích, phạm vi của chuyến đi công tác
1.1. Mục đích
Mỗi chuyến đi công tác bao giờ cũng gắn với chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan và nhằm 1 mục đích cụ thể giải quyết những công việc
đã được hoạch định trong chương trình kế hoạch công tác của cơ quan.
Tùy theo chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan mà chuyến đi công tác
có thể là giải quyết công việc, thiết lập mối quan hệ, nghiên cứu thị trường,
kiểm tra đối tượng quản lý, đi tham quan, ký kết hợp đồng, dự Hội nghị… và
đôi khi còn giải quyết những nhiệm vụ đột nhiên diễn ra nhằm thực hiện
những hoạt động mang tính chất đối ngoại của cơ quan.

1.2. Phạm vi
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm
đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh hiện đại. Vì thế sự giao
lưu quốc tế và hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước đang phát triển rất
mạnh. Cho nên việc đi công tác của mỗi cơ quan không chỉ trong phạm vi
Quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi Quốc tế.
Phạm vi chuyến đi công tác của mỗi cơ quan được xác định trờn cỏc cơ
sở như :
 Khả năng thiết lập mối quan hệ của cơ quan
 Quy mô và đặc thù, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực hoạt
động của cơ quan, doanh nghiệp.
Phạm vi chuyến đi công tác ở mỗi cơ quan là khác nhau, với các cơ
quan Nhà nước ở Trung ương chuyến đi công tác thường diễn ra trong phạm
vi toàn quốc trên cơ sở các yêu cầu của hoạt động quản lý. Với các công ty, xí
nghiệp, đơn vị kinh tế… việc thực hiện chuyến đi công tác phụ thuộc vào
tiềm lực của cơ quan và các quy định khung pháp lý do Nhà nước quy định.
2. Người thực hiện chuẩn bị quy trình cho chuyến đi công
tác của cơ quan
Ở mỗi cơ quan, việc thực hiện chuẩn bị cho các chuyến đi công tác đều
được do lãnh đạo phân công thực hiện. Đối với các cơ quan cú Phũng thư ký
thì công việc này sẽ là do thư ký đảm nhiệm chuẩn bị cho việc tổ chức chuyến
đi công tác của cơ quan.
Để các chuyến đi công tác được diễn ra thành công thì người thư ký
phải cần nắm vững:
 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
 Mục đích của chuyến đi công tác để chuẩn bị các điều kiện cần thiết
cũng như phương án hỗ trợ để đảm bảo thành công cho chuyến đi.
 Có sự phân biệt giữa chuyến đi công tác của lãnh đạo với các
chuyến đi công tác khác của cơ quan
Vì lãnh đạo là người giữ chức vụ cao nhất của cơ quan bởi vậy chuyến

đi công tác có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo sễ mang tính chính thức. Do
đó người được giao nhiệm vụ thực hiện chuẩn bị chuyến đi công tác (hoặc thư
ký) phải đặc biệt chú ý về kỹ thuật tổ chức, các biện pháp hỗ trợ để đảm bảo
sự thành công cho chuyến đi và ấn tượng tốt của đối tượng giao tiếp về phong
cách làm việc của toàn đoàn.
Người chuẩn bị (Thư ký) phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của bản
thân trong việc tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo và toàn cơ quan.
3. Lập kế hoạch cho các chuyến đi công tác
Để các chuyến đi công tác đạt kết quả tốt, không bị chồng chéo, lãng
phí thì cần phải lập kế hoạch cụ thể cho các chuyến đi. Phải xác định rõ mục
đích, nội dung công việc, thành phần, địa điểm, thời gian đi…
Kế hoạch chuyến đi công tác là 1 loại văn bản dùng để trình bày một
cách có hệ thống những công việc kiên quan đến chuyến đi công tác. Kế
hoạch chuyến đi là cơ sở để đánh giá kết quả của chuyến đi.
Các chuyến đi công tác thường kỳ được đưa vào kế hoạch công tác năm
của đơn vị với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đã được xác định trước.
Đối với những chuyến đi công tác được tổ chức trên cơ sở nhiệm vụ
đột xuất, khi lập kế hoạch tổ chức chuyến đi thì phải khẩn trương hơn.
Đối với chuyến đi công tác đơn giản mang tính thường xuyên thì không
cần phải lập kế hoạch.
Khi lập kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cần phải đảm bảo 3 yêu
cầu cơ bản về:
 Thể thức văn bản
 Tính khả thi của việc thực hiện
 Các nội dung thông tin cơ bản
Thông thường kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác sẽ bao gồm các nội
dung thông tin sau:
 Mục đích
 Nội dung
 Thành phần

 Thời gian
 Địa điểm
 Tài liệu, tư liệu, dự thảo hợp đồng
 Kinh phí
 Phương tiện
 Các giấy tờ cần thiết
Tùy theo mục đích kế hoạch tổ chức chuyến đi có thể được bổ sung
một số nội dung thông tin như: Quà tặng, phân công thực hiện…
KẾ HOẠCH ĐI CÔNG TÁC
Người đi công tác ……………………………………………………………
Bộ phận ………………………………………………………………………
Thời gian ………………………………
………………………………
Nơi đến ……………………………
Nội dung chính công tác:
…………………………………………………………….……………………
………………………………………………………………………………….
…… ……………………………… ………………………………
Kế hoạch cụ thể:
STT
Nội dung công việc
Thời gian Địa điểm Đơn vị
Người
quản lý
Người lập Quản lý
4. Cỏc khâu chuẩn bị chuyến đi công tác
Sau khi bản kế hoạch được duyệt, người được giao nhiệm vụ chuẩn bị
cho chuyến đi công tác sẽ gửi bản kế hoạch tới các đại biểu tham gia chuyến
đi và cỏc phũng ban có liên quan để hỗ trợ trong việc cụ thể tổ chức thực hiện
chuyến đi công tác

Đây là giai đoạn mà phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết thật chu đáo,
chính xác, đầy đủ và cụ thể để có một chuyến đi công tác đạt kết quả tốt đẹp.
Tùy vào mỗi yêu cầu của cơ quan, tầm quan trọng, mục đích của
chuyến đi công tác mà được chuẩn bị như thế nào cho phù hợp, tuy nhiên cần
phải tiến hành một số công việc cụ thể như sau :
4.1. Liên hệ với nơi tiếp nhận chuyến đi công tác
Việc liên hệ với nơi đoàn đến và làm việc rất là quan trọng. Việc liên
hệ này sẽ do bộ phận văn phòng hoặc thư ký đảm nhiệm. Không phải với mọi
chuyến đi công tác đều phải liên hệ trước mà tùy thuộc vào mục đích chuyến
đi, thư ký phải liên hệ hay không. Khi chuyến đi công tác có tính bất ngờ hoặc
nhằm mục đích kiểm tra, giám sát, thanh tra đột xuất… thì sẽ không cần phải
báo trước. Tuy nhiên với các chuyến đi công tác thông thường, liên hệ cho
nơi tiếp nhận chuyến đi là một yêu cầu bắt buộc. Khi liên hệ cần lựa chọn thời
điểm thích hợp, vì việc thông báo quá sớm hay quá muộn đều có khả năng
ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa hai bên. Trong trường hợp chuyến đi công
tác bị hủy bỏ hoặc thay đổi một số nội dung sau khi đã liên hệ với nới tiếp
nhận chuyến đi, thư ký có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan tiếp
nhận. Lúc này văn bản là phương tiện tối ưu nhất để bày tỏ sự tôn trọng,
ngiờm tỳc và tính chính thức của thông tin. Đây cũng là hình thức tốt nhất có
khả năng giúp bày tỏ thái độ không mong muốn của cơ quan khi hủy bỏ hay
thay đổi chuyến đi công tác.
Khi liên hệ với nơi tiếp nhận chuyến đi công tác, tùy theo tính chất của
mối quan hệ, thời gian, nội dung công việc thư ký có thể sử dụng các hình
thức như: điện thoại, fax, văn bản, gặp trực tiếp, thư điện tử… để trao đổi
thông tin.
Trong một số trường hợp văn bản sẽ là hình thức duy nhất được phép
lựa chon bởi tính chất pháp lý của chuyến đi, vị trí của thành phần tham gia,
yêu cầu đối với nội dung công việc và các nghi thức mà cơ quan buộc phải
tuân thủ.
Khi liên hệ với nơi tiếp nhận chuyến đi, dù sử dụng hình thức liên hệ

nào cũng phải đảm bảo một số yêu cầu về thông tin như tính chính xác, đầy
đủ và kịp thời để tạo điều kiện cho cơ quan tiếp nhận chuyến đi có sự chuẩn
bị phối hợp về nội dung và chuẩn bị các nghi thức đón tiếp. Thông thường
thông tin được cung cấp sẽ liên quan đến các vấn đề:
 Mục đích chuyến đi
 Nội dung công việc
 Thành phần tham gia (số lượng, chức vụ, giới tính, chức danh khoa
học…)
 Thời gian làm việc
 Các đối tượng cần gặp
 Các yêu cầu hỗ trợ…
Đối với những chuyến đi công tác nước ngoài cần được báo sớm để
cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và cho phép. Ngoài ra cần chú ý đến thời
tiết quà tặng, giá cả sinh hoạt…
Trước khi đoàn xuất phát phải báo kịp thời bằng điện thoại cho nơi
tiếp nhận công tác biết, kể cả thời gian đoàn sẽ đến nơi, những thay đổi bổ
sung nếu có.
4.2. Chuẩn bị nội dung chuyến đi công tác
Đây là phần quan trọng nhất của chuyến đi công tác, tùy theo mức độ,
mục đích, yêu cầu mà phối hợp giữa các phòng ban chức năng để chuẩn bị nội
dung của chuyến đi công tác.
Việc thực hiện nội dung của chuyến đi công tác cần chuẩn bị:
 Tư liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến mục đích của chuyến đi
 Thành phần đại biểu tham gia chuyến đi
Thư ký có trách nhiệm thông báo cho các đại biểu tham gia chuyến đi
mức độ công việc được phân công, thẩm quyền của cá nhân trong chuyến đi
công tác và hướng dẫn các đại biểu tham gia chuyến đi về việc lưu trữ giữ tài
liệu, chứng từ để lập hồ sơ công việc sau chuyến đi.
4.3. Chuẩn bị tư liệu, tài liệu
Ngoài các thủ tục giấy tờ hành chính, khi chuẩn bị tư liệu, tài liệu cho

chuyến đi công tác phải dựa vào các thông tin sau:
 Mục đích chuyến đi
 Khả năng của thành phần chuyến đi
 Hồ sơ pháp lý phải chuẩn bị
 Thời gian chuyến đi
 Mức độ phức tạp của công việc cần giải quyết
Tùy thuộc vào tình hình thực tiễn của cơ quan mà các tư liệu, tài liệu
phục vụ cho chuyến đi có thể gồm:
 Giấy giới thiệu, giấy đi đường (của thủ trưởng hoặc của toàn đoàn)
 Hồ sơ công việc
 Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
 Các mẫu văn bản
 Thông tin ở dạng dữ liệu mỏy tớnh….
Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích của chuyến đi mà tư liệu, tài liệu
chuẩn bị khác nhau đa dạng và phong phú.
Ví dụ: Các tài liệu thông thường như: dự thảo hợp đồng, các biên bản
thảo luận, bài phát biểu, chuẩn bị tham luận, các số liệu tổng hợp, bảng báo
giỏ… các dữ liệu tốt nhất là chuẩn bị vào đĩa CD-ROM và mang theo máy
tính xách tay.
4.4. Chuẩn bị phương tiện giao thông
Các phương tiện gồm có: phương tiện giao thông công cộng (máy bay,
tàu, thuyền, xe ô tô khỏch…), cơ quan (ô tô, xe mỏy…), cá nhân (xe ô tô, xe
mỏy…). Tùy thuộc địa điểm, thời gian công tác mà lựa chọn phương tiện cho
phù hợp và tiết kiệm. Ngoài ra còn dựa vào các căn cứ khác để lựu chọn
phương tiện giao thông như:
 Khả năng tài chính của cơ quan
 Mục đích, tầm quan trọng của chuyến đi
 Thành phần tham gia chuyến đi (vị trí, số lượng, giới tính, sức khỏe,
đặc điểm tâm lý…)
 Địa điểm đến

 Thời gian tối thiểu và tối đa cho phép thực hiện chuyến đi
 Hệ thống các dịch vụ công cộng
 Thông báo cho các thành viên của Đoàn về các thông tin cần thiết
như: thời tiết, khí hậu, thuốc men, quần áo cần mang theo, văn hóa, ẩm
thực… nơi đến và các đồ dùng sinh hoạt cần mang theo.
Các căn cứ trên có thể thay đổi theo mục đích của chuyến đi. Đôi khi
việc đảm bảo sức khỏe của các đại biểu bắt buộc lại trở thành ưu tiên số 1.
Một số chuyến đi công tác có thể phải sử dụng nhiều loại phương tiện
do vậy người chuẩn bị cho chuyến đi công tác phải nắm vững các chặng dừng
chân và các hệ thống dịch vụ có khả năng hỗ trợ.
Chọn phương tiện giao thông phải đảm bảo sự an toàn, tiết kiệm và phù
hợp.
4.5. Chuẩn bị giấy tờ
Các giấy tờ cần thiết đảm bảo tính chất pháp lý của chuyến đi công tác
và để cho chuyến đi được thực hiện một cách thuận tiện và nhanh chóng
4.5.1. Với các chuyến đi công tác trong nước thường lưu ý các giấy
tờ sau:
 Công văn liên hệ
 Giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, thẻ nhà báo, thẻ công an, …)
 Giấy giới thiệu
 Giấy đi đường
 Danh thiếp
 Trong một số trường hợp có thể cần thư tay hoặc giấy ủy nhiệm …
4.5.2. Với chuyến đi công tác nước ngoài
Khi đi công tác nước ngoài thỡ cỏc giấy tờ đều phải ở dạng song ngữ.
Lưu ý tiến hành theo đúng các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh của Việt
Nam và của các nước sẽ đến tùy theo mục đích của từng chuyến đi, nơi đến
công tác. Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu như:
 Hộ chiếu (Passporrt)
 Visa ( thủ tục xin cấp Visa thời gian sẽ mất từ 1 đến 2 tuần. Lưu ý

trong khu vực các nước Đông Nam Á có 5 nước không cần Visa mà chỉ sử
dụng Hộ chiếu khi sang nước: Singapore, Malaysia, Thái lan, Lào và
Campuchia)
Để làm Visa trước tiên bạn sẽ vào trang web của Đại sứ quán nước cần
đến để đăng ký lịch hẹn phỏng vấn trên mạng. Sau khi cán bộ thị thực xác
nhận thông tin lịch hẹn của Công ty, Đại sứ quán sẽ gửi một email xác nhận
lịch hẹn phỏng vấn visa ghi chi tiết thời gian, địa điểm cuộc hẹn, những chú ý
và mã số, mã vạch của bạn. Mỗi đơn xin visa điện tử hay thư hẹn lịch phỏng
vấn đều có một mã vạch riêng. Đại sứ quán dùng máy quét để đọc mã vạch
này khi đến phỏng vấn. Khi đó cú lịch hẹn phỏng vấn thì cần chuẩn bị các
giấy tờ, thủ tục theo yêu cầu. Đi phỏng vấn cần chú ý đến sớm trước 15 phút
so với giờ hẹn phỏng vấn, mang theo mẫu đơn đã điền hoàn chỉnh, thư xác
nhận ngày hẹn (được in ra khi xác nhận lịch hẹn phỏng vấn trên mạng), mang
theo tiền đóng lệ phí và giấy tờ theo danh sách dưới đây:
Danh sách giấy tờ cần nộp đối với xin visa đi công tác (Business Visit
Check list):
 Bản khai Visa (Completed Visa Applicction Form)
Bản khai visa phải theo mẫu và được tải từ trang web của Đại sứ quán
mà nước bạn cần đến. Bản khai phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký
của người nộp đơn.
Bản khai cú dỏn 1 tấm ảnh thẻ 4x6. Nếu ảnh chụp không đúng tiêu
chuẩn thì quá trình làm hồ sơ sẽ bị chẫm trễ của người nộp. Vì tấm ảnh dùng
để nhận dạng người xin visa nên yêu cầu về ảnh dùng cho hồ sơ được Đại sứ
quán thực hiện rất chặt chẽ. Gồm các yêu cầu sau:
1. Đương đơn phải nộp ảnh mới chụp trong vòng 6 tháng. Ảnh phải
rõ ràng để nhận diện được người. Ảnh không được xử lý vi tính khác đi
với người thật.
2. Kích thước khoảng 4×6 cm và toàn bộ đầu phải nằm chính giữa
ảnh. Ảnh chụp đủ mặt và khụng dỏn lờn bìa cứng. Đương đơn phải
nhìn thẳng vào máy ảnh, không nhìn xuống hoặc nhỡn nghiờng và mặt

phải chiếm 50% diện tích của ảnh.
3. Ảnh phải thể hiện toàn bộ đầu của đương đơn, bao gồm cả khuôn
mặt (từ đỉnh đầu đến hết cằm) có kích thước từ 2,5cm đến 3,5cm và đủ
tóc ở hai bên. Khoảng cách từ mắt đến cạnh dưới của tấm ảnh khoảng
2,8cm đến 3,5cm.
4. Ảnh phải được dập ghim hoặc dán bằng hồ vào đơn xin visa đi
công tác (theo mẫu)
5. Ảnh có hoa văn sẽ không được chấp nhận. Phải đúng theo quy
định về chụp ảnh thẻ của Nhà nước.
6. Đương đơn chỉ có thể đội mũ hoặc khăn trùm đầu vì lý do tôn
giáo, và ngay cả trong cả trường hợp đú thỡ cũng không được che
khuất bất kỳ phần nào trên mặt.
Đương đơn không đeo kính râm hoặc các thiết bị cá nhân khác
trừ khi vì lý do sức khỏe
Mặt nạ hoặc mạng che mặt cũng không được chấp nhận
Bản khai mẫu xin visa bắt buộc phải tải từ trang web của Đại sứ quán
mà nước ban cần đến chứ không được photo, và thông tin phải chính xác và
đầy đủ trước khi in ra. Có một số nước có thể đến tận Đại sứ quán để xin bản
khai mẫu visa trực tiếp.
 Chứng minh thư nhân dân (Vietnam identity card)
Mang chứng minh thư gốc + bản sao, tất cả đều phải có một bản tiếng
Việt và một bản tiếng Anh có công chứng của phòng dịch thuật.
 Thư mời công tác (Invitation)
Thư mời hay các giấy tờ có liên quan đến lý do phải đi công tác nước
ngoài và kèm theo lịch trình chuyến đi công tác. Kèm theo bằng chứng về nơi
ở. Ví dụ như đặt phòng ở khách sạn …
 Bằng chứng về công việc (Evidence of employment)
Bằng chứng về công tác để Đại sứ quán xác định bạn đang làm gì, nghề
nghiệp và qua đó xem bạn với mục đích gì. Gồm bằng chứng công việc thư từ
cơ quan/cụng ty chủ quản của người đi. Tại Việt Nam nêu rõ mục đích

chuyến đi, thời gian đã, đang công tác tại cơ quan và thu nhập hàng tháng.
Nếu chủ công ty hay tự kinh doanh, cổ đông lớn: Giấy phép thành lập
công ty, đăng ký kinh doanh, giấy tờ sở hữu bất động sản, giấy tờ nộp thuế…
Nếu làm việc tại các công ty hoặc cơ quan: Hợp đồng lao động, giấy
xác nhận việc làm của người sử dụng lao động, quyết định tăng lương (nếu
có), giấy xác nhận thu nhập…
 Sổ hộ khẩu gia đình (Family book)
Một bản gốc kèm theo một bản photo và đều ở dạng song ngữ.
 Lệ phí visa (Visa fee)
Ngoài lệ phí xét duyệt đơn xin thị thực phải trả thêm lệ phí chuyển hồ
sơ (lệ phí này có thể thay đổi)
Lệ phí visa là quá trình xem xét đơn xin và sẽ không được hoàn lại nếu
đơn xin thị thực bị từ chối. Lệ phí được đóng góp trực tiếp cho Đại sứ quán và
đóng góp bằng tiền Việt theo tỷ giá quy đổi của từng Quốc gia mà bạn muốn
xin visa.
Chú ý:
Lệ phí thị thực chỉ được trả lại nếu người nộp đơn xin rút hồ sơ bằng
văn bản trước khi hồ sơ được xét duyệt, khi chưa làm thủ tục dấu vân tay hoặc
trong trường hợp người nộp đơn bị từ chối cung cấp dấu vân tay.
Lệ phí thị thực không được hoàn trả lại trong trường hợp người nộp
đơn xin thị thực dài hạn được cấp thị thực có thời hạn ngắn hơn thời hạn trong
đơn xin
Lệ phí thi thực có thể thay đổi không báo trước.
 Các giấy tờ khác (Any other documents)
Ngoài các giấy tờ phải nộp trong phần danh sách, cán bộ thị thực có thể
sẽ yêu cầu bổ sung thêm những giấy tờ khác trước khi quyết định đơn xin thị
thực của bạn. Các giấy tờ này để hỗ trợ hồ sơ xin visa của bạn, tỷ lệ nhận hồ
sơ sẽ cao hơn.
Một số điểm cần lưu ý:
 Các giấy tờ bằng tiếng Việt (bao gồm cả lời khai/ giải thích bằng

văn bản của ngươig nộp đơn/ người bảo lãnh) phải có bản dịch tiếng Anh kèm
theo. Nếu không thực hiện yêu cầu này, hồ sơ xin visa của quý vị có thể sẽ bị
từ chối.
 Người xin thị thực có thể sẽ được yêu cầu đến phỏng vấn trực tiếp
tại Đại sứ quán hoặc phỏng vấn qua điện thoại
 Trong trường hợp cần thiết, hồ sơ xin visa có thể phải chuyển sang
các cơ quan ngoại giao khác của nước bạn định xin visa để cú thờm thông tin.
Do vậy, sự chậm trễ trong quá trình xét duyệt hồ sơ visa là không thể tránh
khỏi
 Ngoài những giấy tờ đã được hướng dẫn thì có thể được yêu cầu
cung cấp thêm bằng chứng, thông tin khác.
Khi đó cú lịch hẹn tại Đại sứ quán chỉ cần mang các giấy tờ đầy đủ trên
theo lịch hẹn. Coi như thủ tục đã hoàn tất. Sẽ phải mất 1 – 2 tuần để chờ kết
quả visa (tùy vào các Đại sứ quán của từng nước mà thời gian xin khác nhau).
Nếu được chấp nhận xong hết Đại sứ quán sẽ thông báo và dán visa vào Hộ
chiếu cho bạn.
Trường hợp xin visa ở mỗi nước là khác nhau, tùy thuộc vào quy định
thủ tục xuất nhập cảnh của nước đó. Vì vậy đối với các nước xin visa khó bạn
phải có sự chuẩn bị chu đáo nhất là trình độ tiếng Anh.
4.6. Chuẩn bị kinh phí và một số yếu tố khác
Khi lập dự trù kinh phí chuyến đi công tác phải lưu ý đến các chi phí
thực tế và các khoản dự phòng cho những chi phí phát sinh. Các chi phí thực
tế sẽ được tớnh trờn cơ sở:
 Tiền chi trả lương cho phương tiện (máy bay, ụ tụ…)
 Tiền sinh hoạt phí của đại biểu
 Tiền sao chụp tài liệu
 Tiền đóng góp vào hội thảo, hội nghị (nếu cú)…
 Tiền ăn nghỉ
 Quà tặng …
Sau khi xây dựng dự trù kinh phí người được giao nhiệm vụ chuẩn bị tổ

chức chuyến đi sẽ chuyển cho các bộ phận chức năng để giải quyết. Khi đi
công tác, các đại biểu tham gia chuyến đi cần lưu ý về việc lưu giữ những
chứng từ, hóa đơn … để quyết toán tài chính sau chuyến đi công tác về. Việc
quy định chế độ công tác phí và thanh toán ở mỗi cơ quan là khác nhau. Đối
với các cơ quan Nhà nước thì thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và
chế độ quy định của cơ quan đó. Đối với Doang nghiệp tư nhân thì tùy thuộc
vào quy mô và khả năng tài chính, tính chất công việc mà công tác phí sẽ
được điều chỉnh cho phù hợp với mỗi chuyến đi công tác.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích, phạm vi chuyến đi và yêu cầu của
lãnh đạo thì có thể tiến hành một số công việc khác như:
 Chuẩn bị quà tặng
 Xây dựng nhật ký hành trình
 Chuẩn bị cỏc nhón mỏc hàng hóa
 Phong bì in sẵn địa chỉ, số điện thoại, email, fax, logo công ty
 Các địa chỉ hỗ trợ tại nơi diễn ra chuyến đi công tác
 Danh thiếp
Thuốc y tế (thuốc thông thường và thuốc đặc trị cho những người bị
bệnh mãn tính) …
4.7. Một số công việc trước và sau chuyến đi công tác
4.7.1. Trước thời gian lãnh đạo đi công tác
Tổ chức họp bàn giao công việc giữa thủ trưởng và các cá nhân có liên
quan từ đó xác đinh:
 Phạm vi thẩm quyền, phạm vị được ủy nhiệm giữa thủ trưởng và các
cá nhân, phòng ban có liên quan
 Xin ý kiến thủ trưởng giải quyết các công việc còn tồn đọng
 Xác định các hình thức để liên hệ với thủ trưởng
 Các công việc được giao
Trên cơ sở kết quả của cuộc họp bàn giao trong thời gian lãnh đạo đi
công tác cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Thực hiện chức năng, nhiệm vụ thường xuyên, các công việc được

giao hoặc ủy quyền
 Ghi nhật ký công tác
 Lưu giữ các văn bản, giấy tờ, tài liệu liên quan trực tiếp tới thủ
trưởng. Cần lưu ý có những trường hợp văn bản thuộc phạm vi giải quyết của
cơ quan song được gửi trực tiếp cho thủ trưởng. Trong trường hợp này phải
liên hệ với thủ trưởng để xin ý kiến giải quyết.
 Người thừa lệnh thủ trưởng đôn đốc, giám sát cỏc phũng ban chức
năng thực hiện đúng chương trình, kế hoạch mà thủ trưởng đã giao
 Giữ liên lạc với thủ trưởng trong thời gian thủ trưởng đi công tác.
4.7.2. Sau chuyến đi công tác
Giúp thủ trưởng giải quyết các vấn đề, sự việc phát sinh liên quan đến
thủ tục tổ chức chuyến đi công tác
 Thu thập giấy tờ, tài liệu sau chuyến đi công tác để lập hồ sơ
 Tổ chức các cuộc họp mở rộng hoặc nội bộ để thông báo kết quả
chuyến đi công tác và phát triển công việc hoặc rút kinh nghiệm trong kỹ
thuật tổ chức chuyến đi. Có thể sử dụng văn bản để thực hiện công việc này
 Trình nhật ký công tác và các văn bản, giấy tờ thuộc quyền thủ
trưởng. Xin ý kiến thủ trưởng giải quyết cỏc cụng việc còn tồn đọng
 Soạn thảo thư cảm ơn nơi tiếp nhận chuyến đi công tác.
Như vậy trên đây là một số quy trình chuẩn bị cho việc tổ chức chuyến
đi công tác tại các cơ quan, tổ chức nói chung. Đối với các cơ quan Nhà nước
thì công việc chuẩn bị sẽ được tiến hành đúng quy trình và chú trọng đến
công việc, giấy tờ, kế hoạch, những thủ tục hành chính bắt buộc. Còn đối với
các công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp thì quy trình chuẩn bị thực hiện
chuyến đi công tác sẽ đơn giản hơn. Nhưng việc chuẩn bị chu đáo quy trình tổ
chức chuyến đi công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp sẽ giúp cho chuyến đi
công tác gặt hái được nhiều thành công và mang lại những kết quả tốt đẹp
nhất.
Chương 4: Tìm hiểu quy trình tổ chức
chuyến đi công tác thực tế tại công ty

TNHH Điện Thương Doanh
oOo
1. Tổ chức chuyến đi công tác nước ngoài
ôHội chợ triển lãm công nghệ và thiết bị điện cho các nhà sản xuất và
đại diện phân phối sản phẩm điện tổ chức tại Singapore (Technology fairs
and exhibitions for electrical equipment manufacturers and distributors of
electronic products held in Singapore)ằ
Với bất kỳ một công ty thương mại nào, việc giao lưu học hỏi kinh
nghiệm, giới thiệu sản phẩm và quảng ba thương hiệu công ty là một trong
những chiêu thức chiến lược để phát triển kinh doanh và tạo mối quan hệ rộng
cho công ty.
Nắm bắt được những bước đi chiến thuật căn bản này. Công ty TNHH
Điện Thương Doanh đã và đang ngày càng mở rộng thị trường, giới thiệu sản
phẩm và thu hút khách hàng không những trong nước mà còn trên khắp Thế
giới. Để làm được điều đó, Công ty đã chớp lấy cơ hội giới thiệu sản phẩm và
giao lưu học hỏi marketing công ty mở rông khách hàng tại ô Hội chợ triển
lãm công nghệ và thiết bị điện cho các nhà sản xuất và đại diện phân phối
sản phẩm điện tổ chức tại Singapore ằ diễn ra từ 21/08/2010 đến 24/08/2010.
Cộng hòa Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương
bao quanh bởi nhiều hòn đảo nhỏ khác, được Thế giới công nhận là nước đi
đầu trong việc chuyển đổi nền kinh tể sang kinh tế trí thức dựa vào buôn bán

×