Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phát triển du lịch làng nghề ở thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.26 KB, 4 trang )

QUẢN LÝ KINH TẾ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP










Vũ Đình Thuận *

ABSTRACT

Hanoi capital has thousands of years of civilization with more than 1,350 craft villages, of which 244 are traditional craft
villages with a long history. Over the past time, the city has made many efforts to promote the enomic development of craft
village tourism. However, in order for this type to grow commensurate with its potential, it is necessary to have effective
solutions to exploit the cultural - tourism and economic values of handicraft products made by village laborers, creating
a driving force for the capital’s economy to take off.
Keywords: Tourism, craft villages, culture, crafts, traditions

Received: 10/07/2022; Accepted: 15/08/2022; Published: 10/09/2022
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trên thế giới, DL được coi là ngành công
nghiệp khơng khói, tạo nhiều việc làm và mang lại thu
nhập cao cho nhiều nước. Ở Việt Nam, những năm gần
đây các loại hình DL được quan tâm phát triển mạnh,


trong đó, có DL làng nghề. Đảng, Nhà nước, thành phố
Hà Nội xác định, phát triển DL thực sự trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở đa dạng hóa sản
phẩm và các loại hình DL (trong đó có DL làng nghề),
nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến có hơn 1.350
làng nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống có
lịch sử lâu đời. Thời gian qua, Thành phố đã có nhiều
nỗ lực để thúc đẩy kinh tế DL làng nghề phát triển. Tuy
nhiên, để loại hình này tăng trưởng xứng với tiềm năng
cần có sự đánh giá thực trạng và nghiên cứu đề xuất các
giải pháp hữu hiệu nhằm khai thác các giá trị văn hoá DL, giá trị kinh tế các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do
lao động làng nghề làm ra, tạo động lực cho kinh tế Thủ
đô cất cánh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng DL làng nghề ở thành phố Hà Nội
thời gian qua
2.1.1. Thành tựu đã đạt được
Từ ngàn xưa, Hà Nội đã nổi tiếng với 36 phố phường
mà ở đó mỗi con phố, tên đường đều gắn liền với tên
một nghề thủ công truyền thống. Được mệnh danh là
“đất trăm nghề”, trong đó có những làng nghề nghìn
năm tuổi, Hà Nội từ lâu đã trở thành mảnh đất tiềm năng
của DL làng nghề. Đặc biệt, sau khi mở rộng, Hà Nội
trở thành nơi nhiều làng nghề nhất cả nước. Nơi đây
tập trung 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 59%

tổng số làng; có 47/52 nghề của tồn quốc, trong đó có
277 làng nghề đã được Thành phố cơng nhận làng nghề
truyền thống, như: gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc,

mây tre đan Phú Vinh, dệt Triều Khúc, thêu Đại Đồng,
sơn mài Hạ Thái, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ… Là một
tài nguyên DL văn hóa đặc sắc, làng nghề truyền thống
Hà Nội vốn mang trong mình rất nhiều tiềm năng, thế
mạnh và các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế DL
làng nghề.
Trên thế giới, DL làng nghề là loại hình DL văn hóa
phát triển mạnh mẽ gắn với xu hướng bảo tồn các giá trị
truyền thống và đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư. Ở
Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, DL làng nghề là
loại hình DL được quan tâm phát triển. Những năm gần
đây, các làng nghề thủ công truyền thống Hà Nội đã thu
hút một số lượng lớn khách DL đến thăm quan, đem lại
doanh thu đáng kể. Du khách đến với làng nghề Hà Nội
bởi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đa dạng, phong phú
về chủng loại mẫu mã, mang đậm tính dân tộc và có cơ
hội được tham quan nơi sản xuất, trực tiếp tiếp xúc với
thợ thủ công, trực tiếp tham gia làm thử một vài công
đoạn sản xuất các sản phẩm. Nhờ đó, khách DL khi đến
ln muốn mang theo về một món đồ lưu niệm. Vừa có
thế mạnh về sản phẩm, về truyền thống văn hóa, các làng
nghề Hà Nội vừa mang trong mình nhiều di tích lịch sử,
văn hóa, lễ hội, cảnh quan sinh thái. Tạo điều kiện thuận
lợi cho các công ty DL lữ hành kết nối những sản phẩm
DL thành tour DL làng nghề phong phú, hấp dẫn.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều
văn bản thể hiện rõ quan điểm, định hướng chú trọng
phát triển DL làng nghề. Tại Nghị quyết số 06 (ngày
26/6/2016) về phát triển DL Thủ đơ Hà Nội giai đoạn


* ThS.NCS.Học viện Chính trị, Bộ Quốc Phịng

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022

9


QUẢN LÝ KINH TẾ
2016 - 2020 và những năm tiếp theo và Quy hoạch phát
triển DL thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 đã định hướng phát triển các sản phẩm
DL Hà Nội tập trung vào một số nhóm chủ yếu như:
tham quan làng nghề, phố cổ, lễ hội; phát triển những
trung tâm mua sắm gắn với hệ thống các làng nghề, DL
kết nối giữa phố nghề và làng nghề truyền thống cùng
một số làng nghề tiêu biểu; phát triển làng gốm sứ Bát
Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc, làng cổ Đường Lâm trở
thành điểm DL đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Đồng
thời, hàng năm Thành phố đã quan tâm đầu tư nâng cấp
hạ tầng đường giao thông, mạng lưới điện, nước sạch;
cải thiện cảnh quan môi trường, xây dựng đội ngũ thuyết
minh viên tại cơ sở; tổ chức hội nghị gặp mặt nghệ
nhân, thợ giỏi thủ công mỹ nghệ Thủ đô, thống nhất
định hướng chỉ đạo phát triển DL làng nghề, gắn kết sản
phẩm thủ công mỹ nghệ với thị trường DL.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội đã chủ trương thực hiện thí điểm mơ hình dự
án đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp
DL tại làng gốm sứ Bát Tràng và làng dệt lụa Vạn Phúc để
làm cơ sở nhân rộng mơ hình đối với các làng nghề khác

trên địa bàn thành phố. Quảng bá DL Hà Nội ở trong nước
cũng được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quan tâm
đẩy mạnh. Nhờ đó, DL làng nghề góp phần quan trọng vào
sự phát triển chung của kinh tế DL Hà Nội.
Tính đến hết năm 2018, tổng số khách DL đến Hà
Nội đạt 26,04 triệu lượt khách (tăng 9,3% so với năm
2017), trong đó khách DL quốc tế đạt 5,74 triệu lượt
khách (tăng 16%). Tổng thu từ khách DL đạt trên 75
nghìn tỉ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017. Cùng với sự
tăng trưởng ấn tượng, năm 2018 là năm ngành DL Hà
Nội bội thu về các danh hiệu quốc tế. Thành phố được
bình chọn xếp thứ 12 trong số 25 điểm đến tốt nhất thế
giới năm 2018; là một trong hai thành phố của Việt Nam
lọt Tốp những thành phố có số lượng phịng du khách
đặt trước cao nhất thế giới và được Tổ chức Giải thưởng
DL thế giới đề cử là một trong 17 ứng viên vào hạng
mục bình chọn giải thưởng “Điểm đến thành phố hàng
đầu thế giới 2018”.
Năm 2019, Sở DL Hà Nội phấn đấu đón được 28,58
triệu lượt khách DL, tăng 9,8% so với năm 2018, trong
đó có 6,66 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách DL đạt
trên 84 nghìn tỉ đồng, tăng 11,8% so với năm 2018. Giai
đoạn 2021-2025, ngành DL Hà Nội đề ra 3 nội dung
đột phá, 7 giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu
đến năm 2025, phát triển DL thực sự bền vững và theo
định hướng thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô,
10

thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực
khác. Phấn đấu đến năm 2025, DL thủ đơ đón và phục

vụ từ 30-35 triệu lượt khách, trong đó có từ 7-8 triệu lượt
khách quốc tế.
2.1.2. Tồn tại hạn chế
Mặc dù có nhiều thế mạnh với những thương hiệu
nổi tiếng nhưng sự phát triển DL làng nghề Hà Nội vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Tỷ lệ khách đến
các làng nghề so với khách DL của cả Thành phố vẫn
thấp. Doanh thu chủ yếu vẫn là từ việc bán các sản phẩm
thủ công. Chi tiêu của khách DL cho các dịch vụ bổ sung
hầu như chưa có, nguyên nhân chủ yếu là do: các làng
nghề mới chủ yếu chỉ là nơi sản xuất ra các sản phẩm nổi
tiếng được biết đến trên thị trường nhưng vẫn hạn chế
khai thác ở các khía cạnh khơng gian văn hố; các hoạt
động nhằm giúp du khách có được các trải nghiệm chưa
được quan tâm đúng mức; sản phẩm thủ công mỹ nghệ
của làng nghề phục vụ DL chưa đặc sắc, thiếu tính hấp
dẫn ở chất lượng và thiết kế sản phẩm, chưa có khả năng
cạnh tranh cao trên thị trường.
Thực tế các tour DL làng nghề hiện nay chưa được
khai thác triệt để cả về nội dung và hình thức, mới chỉ
dừng lại ở tham quan và tới xem làng, chưa được trải
nghiệm thực sự và triệt để. Khách DL chưa chọn đến
thăm làng nghề Hà Nội như một tour trọn vẹn, chỉ là
điểm trung gian. Lý do là vì những người làm DL chưa
tổ chức được một hệ thống DL tổng hợp để khai thác cho
xứng tầm với tiềm năng của DL làng nghề Hà Nội.
Theo đánh giá chung của du khách, hiện nay dịch vụ
DL đi kèm ở hầu hết các làng nghề truyền thống xung
quanh ngoại thành Hà Nội chưa thực sự xứng tầm. Cơ
sở hạ tầng chưa thực sự được chú trọng đầu tư để tạo

nền tảng cho DL, nhất là hệ thống giao thông, khu vệ
sinh công cộng, trụ sở y tế, khu vui chơi, giải trí, khu trải
nghiệm. Có những làng nghề rất có tiềm năng để phát
triển DL nhưng ít được biết tới. Lý do là các cấp chính
quyền Hà Nội chưa có chiến lược xây dựng, quảng bá
hình ảnh làng nghề nên khách DL dù có nhu cầu nhưng
lại chưa biết đến các làng nghề, nhất là ở khu vực ngoại
thành Hà Nội.
Nhìn chung, DL làng nghề Hà Nội đang phát triển
một cách tự phát và còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Đó là nguồn nhân lực DL thiếu về số lượng, yếu về chất
lượng; hạ tầng DL làng nghề chưa tương xứng; môi
trường nhiều làng nghề ô nhiễm nặng; các sản phẩm của
làng nghề còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ chưa thực sự
hấp dẫn, công tác tuyên truyền quảng bá, liên kết giữa

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022


QUẢN LÝ KINH TẾ
làng nghề và công ty lữ hành để phát triển tuyến điểm
DL còn chưa chặt chẽ; đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết
minh viên tại điểm văn hóa ứng xử chưa được quan tâm
đầu tư, yếu tố văn hóa làng nghề truyền thống chưa khai
thác một cách triệt để.
Hơn nữa tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở nhiều làng
nghề hiện nay khá trầm trọng. Nước và khơng khí cũng bị
ơ nhiễm bởi bụi, mùi hóa chất... khiến du khách khó chịu.
Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền, quảng bá giới thiệu
làng nghề cũng chưa thực sự có hiệu quả. Việc phối hợp

giữa bộ phận tiếp nhận thông tin và hỗ trợ khách DL và các
cơ quan hữu trách để giải quyết kịp thời những phản ánh,
kiến nghị của khách DL, nhất là khách DL quốc tế… chưa
chặt chẽ. Nếu khơng giải quyết tốt thì mục tiêu Hà Nội đến
năm 2030 đón 4,5 triệu khách quốc tế và 26,8 triệu khách
nội địa là rất khó thực hiện. Thực trạng đó địi hỏi cần có
những giải pháp phù hợp và khả thi nhằm phát triển DL
làng nghề Hà Nội lên tầm cao mới.
2.2. Giải pháp phát triển DL làng nghề ở thành
phố Hà Nội thời gian tới
2.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý DL
Để giữ gìn và phát triển các làng nghề cần gắn DL
thơng qua các hình thức xây dựng, tổ chức các tuyến DL
gắn với làng nghề. Để thực hiện chương trình bảo tồn và
phát triển làng nghề, Phịng quản lý cơng nghiệp cần tổ
chức đồn tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở một số địa
phương có nhiều và đa dạng các làng nghề trong nước.
Phối kết hợp với ban, ngành, các địa phương tăng cường
đào tạo kiến thức marketing, kiến thức về kỹ thuật và
thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; thực hiện áp dụng
chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lãi suất, thuế đối với các
cơ sở, doanh nghiệp hoạt động ở nơng thơn và tìm kiếm
thị trường cho sản phẩm làng nghề để nâng cao giá trị
sản phẩm và hướng đến mục tiêu thu hút du khách tham
quan theo các tour DL làng nghề. Hiện nay, cần phải có
sự quản lý để đưa hoạt động DL làng nghề đi vào đúng
quỹ đạo và hoạt động có hiệu quả.
2.2.2. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ
sở hạ tầng phục vụ DL
Hệ thống đường xá làng nghề cần phải được bê tơng

hóa và mở rộng. Bên cạnh đó cũng cần thiết kế hệ thống
chiếu sáng và hệ thống đèn trang trí để tăng tính thẩm
mỹ. Hệ thống cống rãnh thoát nước cần phải được xây
dựng đồng bộ để đảm bảo cảnh quan môi trường, phục
vụ cho hoạt động DL. Xây dựng, nâng cấp hệ thống
thông tin liên lạc tại làng như: xây dựng các điểm truy
cập internet công cộng, các trạm điện thoại công cộng,
phát triển các phương tiện truyền thông như đài phát

thanh của các làng nghề. Phát triển cơ sở y tế của xã
đồng thời mở thêm một số điểm y tế phục vụ cho du
khách và nhân dân. Tiến hành xây dựng và cải tạo các
cơ sở nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách,
đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng phục vụ.
Hệ thống các cơ sở lưu trú khi xây dựng mới phải được
đặt trong một quy hoạch cụ thể để vừa đảm bảo về mặt
khơng gian văn hóa làng nghề, vừa thuận tiện nhất cho
việc sử dụng của du khách. Công tác trùng tu tôn tạo và
bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa của làng nghề và phụ
cận làng nghề phải được quan tâm để tạo nên không gian
làng nghề mang đậm những giá trị truyền thống.
2.2.3. Xây dựng hệ thống sản phẩm làng nghề phục
vụ DL
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống của làng nghề
cần phải tạo được các sản phẩm mới đáp ứng được nhu
cầu thị hiếu của du khách. Trong thời gian sản phẩm
được làm, du khách có thể tranh thủ đi tham quan làng
nghề hoặc mua sắm. Để tạo sự thuận tiện và thoả mãn tối
đa nhu cầu của du khách đối với việc mua các sản phẩm
có thể đưa vào hình thức giới thiệu các mẫu sản phẩm để

du khách lựa chọn sau đó các cơ sở sản xuất sẽ tạo ra các
sản phẩm theo yêu cầu của khách. Việc xây dựng một
cơ sở trưng bày, giới thiệu về làng nghề và các sản phẩm
của làng nghề có tác dụng rất lớn đối với tâm lý của du
khách. Các trang web giới thiệu về làng nghề và DL làng
nghề tại Hà Nội cần phải xây dựng với đầy đủ các thông
tin cần thiết như: lịch sử hình thành và phát triển, các
sản phẩm nổi bật, các di tích, danh thắng của làng và
vùng lân cận, các địa điểm cung cấp dịch vụ DL... nhằm
quảng bá hình ảnh của làng nghề, thúc đẩy loại hình DL
làng nghề phát triển.
2.2.4. Xây dựng các chương trình DL làng nghề
Cần phải tạo được chủ đề, sự gắn kết giữa làng nghề
với các điểm DL trong các chương trình DL làng nghề.
Điểm đến làng nghề nên được đặt được sau các điểm
tham quan thắng cảnh và nên dành thời gian dài hơn để
du khách tham quan, tìm hiểu và mua sắm tại làng nghề.
Điểm DL làng nghề chính là phương án tốt nhất để du
khách sử dụng quỹ thời gian tự do của mình. Sau khi đi
tham quan và nghe hướng dẫn viên thuyết minh về lịch
sử làng nghề, du khách có thể tự do đi dạo ngắm cảnh,
mua sắm đồ lưu niệm hoặc đến các cơ sở để học tập và
tìm hiểu về nghề. Làng nghề cũng nên được nhìn nhận
là một điểm đến trong các tour DL văn hóa của Hà Nội.
Khi xây dựng các chương trình DL đưa làng nghề vào
khai thác cần phải chú ý đến tính hợp lý của nó, tránh

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022

11



QUẢN LÝ KINH TẾ
tình trạng liệt kê các điểm DL khiến cho chương trình
thiếu sự liên kết và làm cho du khách nhàm chán.
2.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ
DL làng nghề
Cần đào tạo đội ngũ thợ thủ công trẻ, lành nghề,
năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề từ chính con
em trong làng nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
Các chương trình dạy nghề có sự phối hợp của các nghệ
nhân trong làng với các cơ sở đào tạo để tăng cường
hiệu quả đào tạo nghề cho thế hệ trẻ địa phương. Bên
cạnh đó, làng nghề cần có chính sách thu hút đối với
đội ngũ hướng dẫn viên, nhất là con em trong làng. Liên
kết với các trường đào tạo để mở các lớp hướng dẫn
viên cho con em địa phương. Sử dụng đội ngũ hướng
dẫn viên này vừa có thể tạo việc làm cho người làng,
vừa giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực. Hơn nữa,
am hiểu về làng nghề sâu hơn, tình yêu với làng, với
nghề là nền tảng cho họ gắn bó với công việc. Hoạt
động DL làng nghề muốn phát triển cần có sự tham gia
tích cực của cộng đồng dân cư: du khách khi đến làng
nghề tham quan sẽ cần đến sự chỉ dẫn của chính những
người thợ thủ cơng chứ không phải là hướng dẫn viên.
Bởi vậy, người dân làng nghề cũng phải được trang bị
những kiến thức về DL như các kỹ năng bán hàng, kỹ
năng giao tiếp...
2.2.6. Bảo vệ cảnh quan môi trường làng nghề
Các làng nghề cần phải xây dựng được hệ thống xử

lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn, trong đó cần phân định rõ
các khâu thu gom, phân loại và xử lý hợp vệ sinh. Cần có
một lực lượng thường xuyên đi thu gom rác thải để tránh
tình trạng rác thải ùn tắc, mất vệ sinh và ảnh hưởng đến
cảnh quan. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng
để phục vụ khách tham quan. Ngồi việc đảm bảo về
số lượng, các cơng trình này phải đảm bảo được chất
lượng, hợp vệ sinh và có vị trí thuận tiện khơng gây ảnh
hưởng đến cảm nhận của du khách khi đi DL làng nghề.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao
ý thức của người dân và du khách trong việc giữ gìn vệ
sinh môi trường, cảnh quan làng nghề. Hoạt động tuyên
truyền muốn hiệu quả phải có hình thức và phương pháp
phù hợp để người dân có nhận thức sâu sắc về vấn đề
mơi trường, từ đó họ tự ý thức bảo vệ mơi trường sống
của chính mình.
2.2.7. Mơ hình gắn kết giữa làng nghề và các cơng
ty DL
Việc xây dựng mơ hình gắn kết giữa làng nghề và
các công ty DL cần gắn với trách nhiệm và quyền lợi
của các bên tham gia. Các làng nghề cần đầu tư nâng

12

cấp cơ sở hạ tầng phục vụ DL tốt, tôn tạo cảnh quan,
đầu tư phục hồi và phát triển làng nghề, tạo điều kiện để
các công ty lữ hành hoạt động thuận lợi. Các công ty DL
cần xác định các tuyến, điểm tham quan và lập tour căn
cứ vào đặc điểm tài nguyên, vị trí địa lý của từng làng
nghề. Xây dựng các chương trình DL dài ngày, kết hợp

với các cơng cụ xúc tiến quảng bá về sản phẩm tour DL
làng nghề. Chuẩn bị các điều kiện dịch vụ tốt, đặc biệt là
đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức về làng nghề. Các
cơ quan chức năng cần thực hiện tốt hơn vai trò cầu nối
giữa các doanh nghiệp với các nghệ nhân. Để đảm bảo
tính khả thi của giải pháp cần có sự nghiên cứu, điều
chỉnh, hoạch định các phương án cho phù hợp. Đồng
thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong
phát triển kinh tế DL làng nghề Hà Nội. Đây là hành
động địa phương nhưng lại cần có tư duy tồn cầu nhằm
thúc đẩy kinh tế Thủ đơ cất cánh.
3. Kết luận
Có thể nói, cả trên thế giới, Việt Nam và thành phố
Hà Nội, DL làng nghề là loại hình DL văn hóa phát triển
mạnh mẽ gắn với xu hướng bảo tồn các giá trị truyền
thống và đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư. Vì vậy,
trong nhiều năm trở lại đây, DL làng nghề là loại hình
DL được quan tâm phát triển. Nhận thức được vị trí, tầm
quan trọng của DL làng nghề đối với sự phát triển nền
kinh tế đất nước, những năm qua Đảng, Nhà nước, thành
phố Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
nhằm tạo hành lang pháp lý cho phát triển DL làng nghề.
Thực tế cho thấy, DL làng nghề ở thành phố Hà Nội thời
gian qua đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng còn
tồn tại một số hạn chế nhất định, cần phải có giải pháp
phù hợp để phát triển DL làng nghề của Thủ đô trong
thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Đề án
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ

năm 2010 đến năm 2020
2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Đề án
chiến lược phát triển DL Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
3. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo (2010), Làng nghề,
phố nghề Thăng Long - Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
4. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền
thống ở nông thôn Việt Nam trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Viện Kinh tế học, Trung tâm Khoa học
xã hội và nhân văn Quốc gia, Hà Nội.

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022



×