Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.21 KB, 3 trang )
Khi nhà tuyển dụng từ chối khéo
Xem qua hồ sơ của bạn, tôi thấy có vẻ như bạn là một người rất
năng động, từng tham gia nhiều hoạt động nhằm bổ trợ thêm những
kỹ năng cho bản thân. Bên cạnh đó, bằng cấp chuyên ngành và
những giải thưởng mà bạn đạt được trong quá trình học đã làm
phong phú thêm nguồn thông tin trong hồ sơ của mình. Đây là một
ưu điểm mà không phải bạn sinh viên nào vừa ra trường cũng đều có
thể làm được.
Tuy nhiên, về tình huống mà một nhà tuyển dụng đã nhận xét về bạn:
"Chị nghĩ em học ngành này ra mà làm việc này uổng quá" , tôi
không biết công ty của nhà tuyển dụng này là công ty trái chuyên
ngành với bạn hay đúng với chuyên ngành của bạn. Do không rõ lắm
thông tin này nên tôi sẽ giả định hai tình huống như sau:
Tình huống 1: Bạn ứng tuyển vị trí công việc trái với chuyên
ngành của mình
Dù là trái ngành nhưng nhà tuyển dụng đã mời bạn đến phỏng vấn,
điều này cũng đồng nghĩa với việc họ đã chấp nhận một ứng viên
"ngoại đạo" như bạn. Vấn đề của bạn là thể hiện mình sẽ phù hợp
với công việc mà mình ứng tuyển như thế nào. Với câu nhận xét như
trên, rõ ràng trong suy nghĩ của họ đang có hai nhận định:
Thứ nhất, bạn hoàn toàn có đủ khả năng làm công việc đó, tuy nhiên
vì bạn đang đi tìm một công việc chứ không phải đang đi tìm một
nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp này nên khả năng cam kết,
gắn bó với họ không cao. Chính vì yếu tố chưa đủ tin cậy này nên họ
vẫn ngập ngừng khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Thứ hai, bạn hoàn toàn chưa đủ khả năng hoặc chưa phù hợp đảm
nhận công việc đó, nhà tuyển dụng đã tinh ý nhận ra bạn phù hợp
với ngành nghề nào hơn. Lời nhận xét trên cũng là một hình thức từ
chối khéo và đang cố gắng hướng cho bạn quay về những công việc
đúng với chuyên ngành của mình.
Tình huống 2: Bạn ứng tuyển vị trí công việc đúng với chuyên