Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.73 KB, 3 trang )
Làm thế nào để tránh "tư duy điểm
đen"?
Chắc hẳn trong số các bạn đã có nhiều người biết đến câu chuyện “Vết đen trên tờ
giấy trắng. Người thầy giáo giơ cao tờ giấy có một vết đen và hỏi học trò: “Các em
nhìn thấy gì trên tay thầy?”. Tất cả câu trả lời mà thầy nhận được đều là một vết
đen hoặc một tư duy hình học nào đó tương tự. Không một ai nhìn ra bao lấy vết
đen kia lại là một tờ giấy trắng. Câu chuyện này có gợi lên trong các bạn một suy
nghĩ nào về cách đánh giá một con người?
Tư duy điểm đen là lối suy nghĩ luôn chỉ nhìn ra những điểm xấu, điểm hạn chế
của người khác. Nó khiến cho chúng ta mất đi sự cảm thông, mất đi cái nhìn thân
thiện với mọi người. Nó làm cho chính chúng ta cảm thấy mệt mỏi, hoài nghi vì
lúc nào cũng chỉ thấy cuộc sống là một màu tăm tối. Vậy làm thế nào để loại bỏ
“tư duy điểm đen” ra khỏi đầu? Không có gì là khó cả, nếu chúng ta thực sự muốn
thay đổi. Hãy cùng suy ngẫm những cách thức sau, bạn nhé:
1. Lắng nghe trước khi nhận xét
Lấy ví dụ đơn giản ngay trong lớp học thôi, mình dám cá rằng hầu hết mọi người
đều có cái nhìn kì thị đối với những bạn thuộc vào top “cá biệt”. Chúng ta luôn áp
đặt một suy nghĩ rằng các bạn đó không ra gì, luôn làm trái ý thầy cô, luôn thích
gây gổ, làm phiền lòng người lớn, hung hăng với bạn bè…Không hẳn vậy đâu bạn
ạ. Rất có thể, trong môi trường này bạn ấy không cho mọi người thấy được những
điểm tốt, điểm đáng quý của mình. Nhưng ở một góc khác, người bạn đó lại làm
được những việc đáng trân trọng hơn bất kì ai trong số chúng ta. Vậy thì, các bạn
ơi, hãy chịu khó lắng nghe hơn một chút: lắng nghe những người xung quanh, lắng
nghe người bạn đó chia sẻ. Và hơn hết, hãy lắng nghe chính con tim mình mách
bảo, bởi lí lẽ của trái tim bao giờ cũng đúng.
2. Gạt bỏ hai chữ “hơn - thua”
Có bao giờ các bạn ngẫm lại, vì sao mình lại thiếu thiện cảm với người bạn đó đến
vậy? Phải chăng mình đang đố kị với thành công của bạn ấy? Phải chăng mình
không muốn người khác thấy mình thua kém bạn ấy? Đôi khi chính tâm lý đố kị,
sự tính toán “hơn - thua” đã chi phối cái nhìn của chúng ta về một người nào đó.
Vậy, để tránh “tư duy điểm đen” không còn cách nào khác là phải gạt bỏ những