VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỢI
ooo000ooo
TIỂU ḶN GIỮA HỌC KY
MƠN: ḶT HÌNH SỰ 2
Đề 06: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi? Phân biệt tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi?
Họ và tên
Lớp
MSSV
: PHAN CÔNG THÔNG
: K8E
: 203801010081
Hà Nội - Tháng 05, năm 2022
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
BLHS
Bộ luật hình sự
TAND
Tịa án nhân dân
TNHS
Trách nhiệm hình sự
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
4
A. MỞ ĐẦU
Trẻ em được xem là chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc ni
dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em có vai trị vơ cùng quan trọng. Nhận thức được
điều đó và xuất phát từ tình yêu thương trẻ em, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Tuy
nhiên, do thuộc nhóm những người yếu thế trong xã hội, cho nên trẻ em chính là
nhóm đối tượng bị xâm hại bởi nhiều tội phạm khác nhau, trong đó có các tội
phạm xâm hại tình dục.
Luật trẻ em năm 2016 quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Hiện nay,
các tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em là nhóm tội phạm xảy ra khá phổ
biến và hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là một trong những hành vi
xâm phạm đến quyền được bảo vệ về thân thể, danh dự, nhân phẩn, sự phát triển
bình thường của trẻ em. Quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong
pháp luật hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý các hành vi phạm tội và
phòng ngừa các hành vi này xảy ra. Mặc dù các dấu hiệu pháp lý về tội dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi đã được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015,
tuy nhiên trong một số trường hợp, việc nhận thức về hành vi phạm tội này cịn
nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng thống nhất pháp luật. Vậy, để
làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, sự khác
nhau giữa tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi so với tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi? Phân biệt tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi?” để nghiên cứu trong bài tiểu luận. Dựa trên
kiến thức được tiếp thu, bằng phương pháp phân tích quy phạm, tổng hợp, nêu
số liệu... bài tiểu luận sẽ giải quyết vấn đề đặt ra một cách rõ ràng và chuẩn xác
nhất, qua đó góp phần cho việc áp dụng quy định này đạt hiệu quả trong thực
tiễn.
5
B. NỘI DUNG
I. QUY ĐỊNH VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
TRONG BỢ ḶT HÌNH SỰ NĂM 2015
1.1. Khái niệm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là một trong các dạng hành vi xâm hại
tình dục đối với trẻ em. Đây là một trong các dạng hành vi xâm hại tình dục trẻ
em được quy định là tội phạm từ rất sớm. Có nhiều quan điểm đưa ra về dâm ơ,
tựu chung lại, có thể đưa ra khái niệm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau:
Dâm ô với người dưới 16 tuổi là các hành vi tình dục tác động vào người dưới
16 tuổi nhằm thỏa mãn, khêu gợi nhu cầu tình dục của người đó hoặc khêu gợi,
kích thích nhu cầu tình dục của người dưới 16 tuổi nhưng không phải là hành vi
giao cấu.
Theo quy định của BLHS năm 2015, tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
là hành vi xâm phạm tình dục đối với người dưới 16 tuổi nhưng khơng nhằm
mục đích giao cấu1 hoặc khơng nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục
khác2.
1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1.2.1. Dấu hiệu định tội của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
a. Khách thể
Khách thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là quyền được tôn
trọng nhân phẩm, danh dự và cụ thể là quyền được phát triển bình thường về thể
chất, tâm lý, tình dục của người dưới 16 tuổi. Để gây thiệt hại đến khách thể này,
tội phạm xâm hại thông qua việc tác động đến đối tượng tác động của tội phạm,
đó là người dưới 16 tuổi. Đối tượng của hành vi dâm ô được quy định là người
dưới 16 tuổi. Họ có thể bị hành vi dâm ơ tác động đến thân thể nhưng cũng có
thể chỉ bị chứng kiến những hành vi tình dục...
b. Mặt khách quan
1 Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP.
2 Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP.
6
Hành vi khách quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đặc trưng bởi
hành vi dâm ô, đây là các hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 16 tuổi có
tính chất nhằm thỏa mãn hoặc khêu gợi nhu cầu tình dục của người phạm tội
hoặc người dưới 16 tuổi nhưng không phải là hành vi giao cấu. Cụ thể, Dâm ô là
hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất
trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy
cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục
nhưng khơng nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
- Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ
xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người
dưới 16 tuổi;
- Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc
(ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hơn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận
nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với
bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ
tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hơn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm
của người phạm tội hoặc của người khác;
- Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng khơng nhằm quan hệ tình
dục (ví dụ: hơn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).3
Hậu quả không phải là dấu hiệu định tội của tội dâm ô đối với trẻ em. Dấu
hiệu hậu quả của tội dâm ô đối với trẻ em không được quy định là dấu hiệu bắt
buộc để định tội danh mà được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc
tình tiết để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội.
c. Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là lỗi cố ý. Lỗi cố
ý của người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thể hiện việc người
3 Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP.
7
phạm tội nhận thức rõ hành vi đã thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, là hành vi
xâm hại tình dục khơng phải là hành vi giao cấu hay hành vi quan hệ tình dục
khác, bao gồm cả nhận thức đối tượng bị xâm hại là người dưới 16 tuổi.
Mục đích của người thực hiện hành vi dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi là
nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình hoặc kích thích, khêu gợi nhu cầu
tình dục của chính mình hoặc của người dưới 16 tuổi. Trong trường hợp người
thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà có mục đích khác thì họ
có thể khơng bị truy cứu TNHS về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà có
thể bị truy cứu TNHS về một tội khác.
d. Chủ thể
Chủ thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là chủ thể đặc biệt. Người
phạm tội ngoài việc phải đảm bảo các dấu hiệu chung như phải là người có năng
lực trách nhiệm hình sự theo quy định và bên cạnh đó phải là người đủ 18 tuổi
trở lên (người đã thành niên). Việc giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự
đối với tội phạm này thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với người
dưới 18 tuổi, một mặt thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam.
Chủ thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi có thể là nam hoặc nữ.
1.2.2. Dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội dâm ơ đối với
người dưới 16 tuổi
Khoản 2 Điều 146 BLHS năm 2015 quy định khung hình phạt tăng nặng
thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp
phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Phạm tội có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
- Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp chủ thể đã thực hiện nhiều
hành vi phạm tội dâm ô với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (cùng 01 nạn
nhân hoặc đối với các nạn nhân khác nhau).
- Đối với 02 người trở lên: Đây là trường hợp chủ thể phạm tội này đối với
nhiều nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
8
- Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục,
chữa bệnh: Đây là trường hợp người phạm tội có quan hệ đặc biệt với nạn nhân.
Họ là người có trách nhiệm với nạn nhân và nạn nhân là người có sự tin tưởng
và trơng cậy người phạm tội. Mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm
của hành vi phạm tội nên cũng làm tăng trách nhiệm hình sự.
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60%: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành
vi phạm tội còn xâm phạm rất nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.
- Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu
của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS. Tình tiết nhân thân
này của chủ thể làm tăng trách nhiệm hình sự của họ.
Khoản 3 Điều 146 BLHS năm 2015 quy định khung hình phạt tăng nặng
thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp
phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61% trở lên: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi
phạm tội còn xâm phạm đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân..
- Làm nạn nhân tự sát: Đây là trường hợp nạn nhân do bị dâm ô nên đã có
hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình. Giữa việc bị dâm ơ và việc tự sát có
mối quan hệ nhân quả với nhau.
II. PHÂN BIỆT TỢI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VỚI
TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
Theo BLHS năm 1999, hành vi khách quan của tội dâm ô đối với trẻ em và
hành vi khách quan của các tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em khác được
giải thích, phân biệt khá rõ ràng. Tuy nhiên, trong quy định của BLHS năm 2015
về các tội phạm tình dục đối với người dưới 16 tuổi , nhà làm luật đã bổ sung
thêm hành vi “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” bên cạnh hành vi giao
cấu. Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 cũng đã bổ sung thêm tội danh mới đó là tội
sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147). Do đó, khi
triển khai áp dụng các quy định của BLHS năm 2015 đối với tội dâm ô đối với
9
người dưới 16 tuổi cần đặt ra yêu cầu phân biệt giữa hành vi dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi với các dạng hành vi xâm hại tình dục khác, đặc biệt là hành
vi khách quan trong tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142).
- Về mục đích phạm tội: Mục đích của người phạm tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi là nhằm thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác
với người dưới 16 tuổi. Người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi khơng
nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
dưới 16 tuổi.
- Về hành vi khách quan: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có hành vi
khách quan là giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của họ bằng
các thủ đoạn như dùng vũ lực, đe dọa đùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác. Mọi trường hợp giao
cấu hoặc quan hệ tình dục khác đối với người dưới 13 tuổi đều là hiếp đâm
người dưới 16 tuổi, khơng phụ thuộc vào hình thức thể hiện đồng ý hay không
đồng ý của nạn nhân. Cịn ở tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi thì hành vi
khách quan là hành vi cố ý động chạm, tiếp xúc với các bộ phận nhạy cảm trên
cơ thể của người dưới 16 tuổi; buộc người dưới 16 tuổi động chạm, tiếp xúc với
các bộ phận nhạy cảm của người phạm tội, buộc người dưới 16 tuổi trực tiếp
chứng kiến các hành vi tình dục nhằm thỏa mãn, khêu gợi nhu cầu tình dục của
người phạm tội hoặc kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục của người dưới 16
tuổi nhưng không phải là hành vi giao cấu. Nạn nhân có thể bị người phạm tội
cưỡng ép buộc phải thực hiện hành vi dâm ô nhưng cũng có thể đồng tình với
người phạm tội để người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô hoặc tự nguyện thực
hiện hành vi dâm ô với người phạm tội. Cịn tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì
phải là “trái ý muốn” của người bị hại trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi. Nếu
người bị hại dưới 13 tuổi thì cho dù có hay khơng có sự đồng thuận của người bị
hại cũng đều cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Vậy, điểm khác nhau cơ
bản giữa tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi là về hành vi khách quan.
10
- Về chủ thể: Chủ thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi bắt buộc
phải là người đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự, nếu người
nào dưới 18 tuổi mà thực hiện hành vi phạm tội thì đều khơng phải là chủ thể
của tội phạm này. Còn tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của BLHS
năm 2015 đó là tội phạm rất nghiêm trọng nên người từ đủ 14 tuổi trở lên và có
năng lực TNHS đều là chủ thể của tội phạm này.
- Về hình phạt: Tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi có khung hình phạt cơ
bản là từ 06 tháng đến 03 năm tù, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi mà khung hình phạt tăng nặng với tội này từ 03 năm đến 12 năm tù. Còn
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có khung hình phạt cơ bản là từ 07 đến 15 năm
tù, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà khung hình phạt tăng
nặng với tội này là từ 12 đến 20 năm tù, phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình. Vậy, hình phạt của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nặng hơn tội dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi.
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI
VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TRONG BỢ ḶT HÌNH SỰ NĂM 2015
3.1. Thực tiễn áp dụng
Điều 146 BLHS năm 2015 đã quy định, hành vi dâm ô chỉ bị coi là hành vi
phạm tội của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong trường hợp chủ thể
khơng có mục đích thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác, do đó, qua thực tiễn áp dụng đã có một số vấn đề đặt ra như sau:
- Thứ nhất, phải chứng minh có hay khơng có mục đích thực hiện hành vi
giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác và việc chứng minh này không đơn
giản.
Thực tế xét xử cho thấy, đã có trường hợp chuyển tội danh thành “Hiếp
dâm người dưới 16 tuổi” do các cơ quan tiến hành tố tụng, Tòa án cấp sơ thẩm
hay thậm chí Tịa án cấp phúc thẩm chưa chứng minh rõ ràng mục đích phạm tội
của bị cáo.
11
Ví dụ: Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 01-02-2016, sau khi uống rượu về,
Phan Văn H thấy cháu Nguyễn Thị Mỹ L (sinh ngày 09-12-2011) cùng với cháu
Phạm Văn T, (là con trai H) đang chơi bên hơng nhà mình. H đi vào nhà lấy gối
nằm nghỉ dưới nền nhà tại phịng khách, rồi nói “L vơ bác B nói cái này”. Khi
cháu L vào nhà, thì H bế cháu L đặt nằm ngửa trên gối. Sau đó, H dùng hai tay
tuột quần cháu L rồi để lộ âm hộ, H quỳ xuống vén một bên ống quần sót của
mình, dùng tay cầm dương vật của mình tiếp xúc với âm hộ cháu L, H định giao
cấu với cháu L, nhưng do dương vật không cương cứng nên chỉ cọ xát qua lại
âm hộ cháu L. Khi phát hiện cháu T và cháu P nhìn thấy thì H dừng lại, cháu L
tự mặc quần rồi đi chơi tiếp. Đến 17 giờ cùng ngày, khi tắm cho cháu L, bà
Nguyễn Thị S (là mẹ cháu L), thấy âm hộ cháu L bị sưng đỏ, cháu L kể lại toàn
bộ sự việc. Tại thời điểm bị xâm hại, cháu Nguyễn Thị Mỹ L mới được 04 tuổi
01 tháng 12 ngày.
Cả hai bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm đều xử phạt Phan Văn H 02
năm tù về tội dâm ô đối với trẻ em. Ngày 19/5/2017, Ủy ban Thẩm phán TAND
cấp cao tại Đà Nẵng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy Bản án hình sự
phúc thẩm của TAND tỉnh Phú Yên và Bản án hình sự sơ thẩm của TAND huyện
Phú Hòa, tỉnh Phú Yên để điều tra, truy tố lại, với lý do: Hành vi của Phan Văn
H có đi dấu hiệu của tội “Hiếp dâm trẻ em” theo quy định tại Điều 112 BLHS.
Mặc dù, Phan Văn H chỉ thừa nhận, từ ý định đùa với cháu L nên có hành vi
dùng dương vật “quẹt qua, quẹt lại” vào âm hộ của cháu L, nhằm tìm cảm giác
sung sướng. Tuy nhiên, dựa vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thấy rằng H đã
có ý định giao cấu với cháu L, nhưng do dương vật khơng cương cứng nên H
khơng thể hồn thành hành vi giao cấu của mình4.
Rõ là việc chứng minh người thực hiện hành vi có mục đích giao cấu hay
khơng có mục đích giao cấu là vơ cùng khó khăn. Có những trường hợp người
phạm tội thực hiện hành vi rất nhiều lần, trong những lần này sẽ có lần hung thủ
thực sự chỉ có mục đích dâm ơ, cịn những lần khác là nhằm mục đích giao cấu
hoặc thực hiện những động tác dâm ô là để chuẩn bị cho giao cấu.
4 Quyết định giám đốc thẩm số 34/2017/HS-GĐT ngày 02/08/2017 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng
12
- Thứ hai, trong trường hợp mục đích thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành
vi quan hệ tình dục khác được chứng minh, hành vi dâm ô phải bị truy cứu
TNHS về tội khác: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (nếu nạn nhân chưa đủ 13
tuổi) hoặc tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (nếu nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi).
Tuy nhiên, họ không thể bị truy cứu TNHS về tội phạm hồn thành vì chưa thực
hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Họ cũng không thể bị
truy cứu TNHS về chuẩn bị phạm tội vì ở 2 tội này, điều luật khơng quy định
TNHS của chuẩn bị phạm tội. Như vậy, họ chỉ có thể bị truy cứu TNHS về phạm
tội chưa đạt. Tuy nhiên, cơ sở để truy cứu TNHS về phạm tội chưa đạt có thể
khơng “vững chắc” khi chủ thể chỉ thực hiện hành vi dâm ô dưới dạng bị động
(nạn nhân chỉ chứng kiến hành vi tình dục mà khơng phải là đối tượng của hành
vi tình dục).
Để tránh những vướng mắc như đã nêu, nên chăng bỏ nội dung quy định về
mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi dâm ơ. Theo đó, có thể truy cứu
TNHS về tội khác khi có cơ sở “vững chắc” cịn khơng vẫn có thể truy cứu
TNHS về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi5.
3.2. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
Mặc dù nhóm tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em đã có văn bản hướng
dẫn áp dụng của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, cịn một số vấn đề cần phải
khắc phục nhằm đảm bảo hiệu quả áp dụng quy định của BLHS năm 2015:
Thứ nhất, đối với trường hợp hướng dẫn xác định những trường hợp không
phải là hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Để phân biệt hành vi dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi, Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP đã
nêu rõ những trường hợp không phải là dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Về
bản chất hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là các hành vi tình dục, có
tính chất kích thích, khêu gợi, thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội
hoặc kích thích khêu gợi nhu cầu tình dục của người dưới 16 tuổi. Cho nên chỉ
5 Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 - Phần các
tội phạm (Quyển 1), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2017, tr. 161-166.
13
cần quy định dâm ơ là hành vi có tính chất tình dục là đã phân biệt hành vi dâm
ơ với những hành vi khác không phải là tội phạm (như chăm sóc, điều trị cho trẻ
em...). Việc quy định cụ thể những hành vi không phải dâm ô mặc dù là cần thiết
để thống nhất đường lối xử lý. Tuy nhiên trong Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP
lại quy định đối tượng của những trường hợp này phải là người dưới 10 tuổi,
người bệnh, người tàn tật ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi;
giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non... Vậy trường hợp cha mẹ
tắm rửa, vệ sinh cho con trên 10 tuổi thì có phải là dâm ơ đối với người dưới 16
tuổi hay không ? Do vậy, để thống nhất áp dụng trên thực tiễn cần phải sửa đổi
quy định này.
Thứ hai, về tình tiết định khung và khung hình phạt đối với tội dâm ơ đối
với người dưới 16 tuổi. Có thể thấy, khung hình phạt đối với tội dâm ơ đối với
người dưới 16 tuổi cịn khá nhẹ, chưa đảm bảo tính răn đe và phịng ngừa tội
phạm, đặc biệt trong tình hình các tội phạm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
diễn biến phức tạp như hiện nay. Trong tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì
trường hợp hiếp dâm người dưới 10 tuổi được xác định là một tình tiết định
khung tăng nặng. Tuy nhiên, trong tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thì đây
khơng được coi là một tình tiết định khung tăng nặng. Điều này không đảm bảo
cơ sở phân hóa TNHS đối với tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi6.
Thứ ba, nên xem xét việc giảm độ tuổi phải chịu TNHS về tội “Dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi” theo hướng “người nào đủ 18 tuổi trở lên” thành “người
nào đã 16 tuổi trở lên”. Việc quy định tuổi chịu TNHS sớm hơn không vi phạm
pháp luật quốc tế cũng như khơng làm giảm đi tính chất nhân đạo của pháp luật
hình sự Việt Nam. Do điều kiện sống của trẻ em ngày càng tốt hơn, sự phát triển
về thể chất, năng lực nhận thức, năng lực hành vi của trẻ em vượt bậc hơn so với
các thế hệ trước đây. Do vậy, việc giảm độ tuổi chịu TNHS về tội “Dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi” là cần thiết.
6 Nguyễn Thành Long, Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, Tạp
chí Tịa án (online), link truy cập , truy cập ngày 20/5.2022.
14
Thứ tư, sửa đổi Điều 146 BLHS năm 2015 theo hướng người phạm tội
“biết rõ là trẻ em dưới 16 tuổi mà vẫn thực hiện hành vi dâm ô nhưng khơng
nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”. Do
điều luật khơng quy định rõ ý thức của người phạm tội khi thực hiện hành vi
phạm tội phải biết rõ nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi nên trong thực tế khi xét
xử đối với tội này nhiều người phạm tội cho rằng trước khi phạm tội thì họ ý
thức rằng người bị hại đã trên 16 tuổi và khi người bị hại đồng thuận cho phép
thì họ mới thực hiện hành vi. Vì vậy, họ cho rằng mình khơng vi phạm pháp luật
vì khơng thể biết rõ chính xác được độ tuổi của người bị hại.
15
C. KẾT LUẬN
Quy định về các tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em (người dưới 16
tuổi) nói chung và tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nói riêng đã mang lại
nhiều kết quả đáng khích lệ trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ
quyền con người, quyền trẻ em. Bởi trên thực tế, việc thực hiện có hiệu quả quy
định của pháp luật về tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi có tác dụng ngăn
ngừa, giảm thiểu được sự xuất hiện của các tội phạm xâm hại tình dục đới với
trẻ em khác có mức độ rất nghiêm trọng như: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
Tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi;... Tuy nhiên, để bảo vệ tốt hơn lợi ích của trẻ
em, BLHS cần được tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, các quy định, nhất là các
điểm mới của BLHS năm 2015 cần được giải thích, hướng dẫn để bảo đảm áp
dụng thống nhất, nâng cao hiệu quả các quy định của BLHS trong xử lý các tội
phạm tình dục đối với trẻ em ở Việt Nam.
Bài tiểu luận đã phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi và phân biệt tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi, thực tiễn áp dụng và một số đề xuất, kiến nghị, qua đó mong
rằng có thể giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tội dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2019), Nghị quyết
06/2019/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141,
142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án
xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Hà Nội;
5. Quyết định giám đốc thẩm số 34/2017/HS-GĐT ngày 02/08/2017 của
TAND cấp cao tại Đà Nẵng;
6. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam - Phần các tội phạm (Tập 1), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội;
7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam
-Phần các tội phạm (Quyển 1), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội;
8. Nguyễn Ngọc Hịa (2017), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015
được sửa đổi, bổ sung năm 2017 - Phần các tội phạm (Quyển 1), Nxb. Tư
pháp, Hà Nội;
9. Bùi Hồng Hải (2020), Tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi trong Bộ
luật Hình sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội;
10.Phạm Quang Huy (2016), Tội dâm ô đối với trẻ em: Một số thực trang và
giải pháp pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (online), link truy cập:
, truy
cập ngày 15/05/2022.
11.Nguyễn Thành Long, Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định
của Bộ luật Hình sự năm 2015, Tạp chí Tịa án (online), link truy cập:
, truy cập ngày 20/05/2022.
PHỤ LỤC
Biểu đồ 01: Tổng số các vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi và
số vụ án dâm ô đối với người dưới 16 tuổi xảy ra trên địa bàn cả nước trong
giai đoạn 2015-2019
Từ năm 2015 đến năm 2019, TAND các cấp đã xét xử 779 bị cáo về tội
dâm ô đối với trẻ em theo Điều 116 BLHS năm 1999 và tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi theo Điều 146 BLHS năm 2015, các vụ án có xu hướng giảm dần,
riêng năm 2017 tăng đột biến cả về số vụ, số người bị khởi tố, truy tố, xét xử.
Bảng số 01. Số liệu các vụ án và người bị khởi tố, đề nghị truy tố, truy
tố và xét xử về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong giai đoạn 2015 –
2019
Năm
Khởi tố
Đề nghị truy tố
Truy tố
Xét xử
Vụ
Ngườ
Vụ án Người
Người Vụ án
Vụ án Người
án
i
2015
234
221
192
194
230
235
198
201
2016
212
204
173
173
205
206
180
180
2017
306
280
246
247
261
263
214
215
2018
77
66
56
58
90
93
89
92
2019
73
64
53
54
98
91
88
91
Tổng
902
836
720
726
874
888
769
779
Nguồn: Cục thông kê tội phạm và công nghệ thông tin – Viện kiểm sát nhân dân
tối cao.