TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG QUẢN TRỊ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
MÔN KINH TẾ VI MÔ I
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Đề tài thảo luận: Phân tích và xây dựng sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu đối với các
loại hàng hóa của người tiêu dùng tại một thời điểm nhất định.
Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện
Lớp
HỒ THỊ MAI SƯƠNG
: NHÓM 10
:
1209MIEC011
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
Nhóm 10.
Đề tài thảo luận: Phân tích và xây dựng sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của
người tiêu dùng đối với các loại hàng hóa tại một thời điểm nhất định.
I. Mở đầu.(Vũ Thị Trang)
II. Thân.
1. Phân tích.
a. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan.
- Sở thích.(Trương Bảo Trung)
b. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan.
- Thu nhập.(Nguyễn Thị Trang)
- Chi phí cơ hội.(Phạm Thị Trinh)
- Giá sản phẩm.(Nguyễn Thị Ngọc Trâm)
2. Xây dựng.
- Dựa vào lý thuyết về lợi ích.(Lê Thị Thủy)
- Dựa vào quy luật cầu.( Nguyễn Mỹ Linh)
- Sự kết hợp giữa đường bàng quan và đường ngân sách.(Nguyễn Thị Trang)
III. Kết luận.(Nguyễn Thị Thúy)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1. LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế nhiều thành phần hàng hóa cũng ngày
một phát triển hơn. Đồng nghĩa với sự lựa chọn tiêu dùng của con người ngày một tăng
lên. Tuy nhiên nó lại trở thành một vấn đề đáng được quan tâm và lưu ý. Tại sao lại như
vậy?
Như chúng ta đã biết : mục đích của người tiêu dùng là đạt được lợi ích tối đa từ
nguồn thu nhập hạn chế. Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội, vì
việc mua hàng hóa này sẽ đồng nghĩa với việc làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hóa khác,
vì vậy cần phải quyết định như thế nào để đạt được sự thỏa mãn tối đa. Hay nói cách khác
người tiêu dùng phải tìm cách nào đó để tối đa hóa lợi ích của mình. Mặt khác, sự lựa
chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi yếu tố chủ quan là sở thích của họ
và yếu tố khách quan là ngân sách hay thu nhập và đặc biệt là giá sản phẩm. Để giải thích
được sự lựa chọn tiêu dùng này, chúng ta dựa vào lý thuyết về lợi ích và quy luật cầu.
Theo lý thuyết này, người tiêu dùng sẽ dành ưu tiên cho sự lựa chọn sản phẩm có lợi ích
lớn hơn. Theo quy luật cầu, việc lựa chọn còn phải xét tới giá thị trường của hàng hóa.
Như vậy,chúng ta cần so sánh lợi ích thấy trước của mỗi sự tiêu dùng với chi phí của nó
và việc lựa chọn sản phẩm phải phù hợp nhất với thu nhập hiện có của người tiêu dùng để
đạt được sự tối ưu.
Việc tối đa hóa lợi ích trong tiêu dùng như vậy sẽ giúp người tiêu dùng tận dụng tốt
nguồn tài chính của mình. Lựa chọn được những loại hàng hóa thiết yếu nhất. Tránh sự
lãng phí khơng cần thiết trong một vài trường hợp.Từ đó, người tiêu dùng sẽ biết cách
đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn nhất cho mình khi đưa ra quyết định nên mua loại
hàng hóa nào đó. Vì vậy, việc tối đa hóa lợi ích là rất cần thiết trong tiêu dùng.
Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu rõ hơn trong các mục sau của bài
thảo luận!
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1. Thân bài.
1.
Phân tích sự lựa chọn của người tiêu dùng.
a. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan.
Ảnh hưởng của yếu tố sở thích tới sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng có khả năng sắp xếp theo thứ tự về sự ưa thích các giỏ hàng
hóa từ thấp đến cao và ngược lại.
Khi các nhân tố khác không đổi thì người tiêu dùng thường thích nhiều hơn
thích ít trong việc lựa chọn các loại hàng hóa.
b. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan.
Ảnh hưởng của thu nhập đến sự lựa chọn tiêu dùng
Mục đích của người tiêu dùng là tối đa hóa thỏa mãn, nhưng họ khơng thể tiêu
dùng tất cả hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn đến mức bão hịa.Vì họ luôn bị
giới hạn bởi đường ngân sách.
Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội, vì việc mua hàng hóa
này đồng thời sẽ giảm cơ hội mua hàng hóa khác.
Vấn đề đặt ra là họ phải sử dụng quyết định của mình cho các sản phẩm sao cho
mức thỏa mãn đạt được cao nhất. Có nhiều cách để đạt được mức thỏa mãn mà chúng
ta có thể lựa chọn nào tốt nhất.
Tuy nhiên vì sự khan hiếm đặt ra những ràng buộc cho lựa chọn cách thức tiêu
dùng nhằm mục tiêu tổng hữu dụng tối đa trong giới hạn của đường ngân sách.
Cụ thể khi thu nhập tăng, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra ngồi. Cầu
đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng. Vì với thu nhập cao hơn người tiêu dùng
thường có xu hướng mua nhiều hàng hóa hơn.
Và ngược lại khi thu nhập giảm, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào
trong, cầu đối với hầu hết các hàng hóa sẽ giảm.
Tuy nhiên cịn phải tùy thuộc vào loại hàng hóa. Đối với hàng hóa thơng thường,
người tiêu dùng sẽ có phản ứng thuận chiều với sự ra tăng của thu nhập. Cịn đối với
hàng hóa thứ cấp thì có xu hướng đi ngược lại với sự gia tăng của thu nhập.
Nói chung khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽ thay đổi nhu cầu đối với các
loại hàng hóa. Điều này ln hướng tới tối đa lợi ích cho người tiêu dùng tối ưu.
Sự thay đổi giá sản phẩm.
Ảnh hưởng của giá sản phẩm tới người tiêu dùng cả tích cực lẫn tiêu cực. Vì việc
mua hàng hóa này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hóa khác. Vì vậy, cần
phải quyết định như thế nào để đạt được sự thỏa mãn tối đa.
- Về mặt tiêu cực (giá tăng).
+ VD: giá của 1 sản phẩm bất kỳ tăng. Ta lấy VD là xà phòng giặt OMO tăng từ
110.000đ đến 120.000đ của loại 3kg. Khi đó, người tiêu dùng sẽ đắn đo trong việc lựa
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
chọn sản phẩm tốt hơn OMO (sản phẩm của Thái Lan, Anh...) hay bớt tiền mua sản
phẩm rẻ hơn để có thể mua thêm được các mặt hàng khác.
- Về mặt tích cực (giá giảm).
+ VD: chúng ta vẫn sử dụng VD trên. Nếu sản phẩm OMO 3kg đó giảm xuống
10.000đ, tức là chỉ còn 100.000đ, người tiêu dùng sẽ cảm thấy cơ hội như vậy sẽ ít và
tranh thủ mua nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng tới ngân sách mua hàng của họ.
Điều người tiêu dùng cần làm để đạt được lợi ích tối đa.
- Khi giá tăng thì người tiêu dùng có xu hướng sử dụng nhiều hàng hóa thay thế và
ít sử dụng hàng hóa bổ sung.
+ Hàng hóa thay thế là một loại mặt hàng mà người tiêu dùng có thể chuyển từ
mặt hàng này sang mặt hàng khác (giày Adidas với Nike; trà Lipton và Dimah...)
+ Nếu ta VD hàng hóa thay thế cho hàng hóa A là B trong trường hợp giá A tăng,
người tiêu dùng sẽ giảm mua A hơn, cầu về B sẽ dịch chuyển sang phải. Nếu B tăng,
người tiêu dùng sẽ mua A nhiều hơn và cầu về B sẽ giảm.
+ Mặt còn lại: hàng hóa bổ sung. Vì sao ta nói giá tăng thì ít sử dụng hàng hóa bổ
sung. Bởi lẽ, đây là loại hàng hóa được sử dụng cùng với 1 hàng hóa khác.
VD: giá xăng tăng thì người tiêu dùng sẽ giảm đi xe máy nên giảm cầu về xe máy.
- Khi giá giảm, người tiêu dùng sẽ giảm dùng hàng hóa thay thế và dùng hàng hóa
bổ sung.
VD: giá xăng giảm thì người tiêu dùng sẽ đi xe máy nhiều hơn nên cầu xe máy
tăng.
2.
Xây dựng sự lựa chọn của người tiêu dùng.
a. Dựa vào lý thuyết về lợi ích.
- Khái niệm
Lợi ích hay độ thỏa dụng là sự hài lòng, mức độ thỏa mãn mà một người nhận
được khi tiêu dùng một hàng hóa hoặc dịch vụ.
Tổng lợi ích là tổng hợp sự hài long, thỏa mãn khi tiêu dùng một lượng hang hóa
hay dịch vụ nhất định.
Hàm lợi ích phản ánh sở thích của người tiêu dùng thể hiện quan điểm của một cá
nhân về mức lợi ích có thể đạt được từ việc tiêu dùng một giỏ hang hóa hay dịch vụ.
Hàm lợi ích của 2 loại hàng hóa X, Y có dạng: TU = f (X,Y)
VD: TU = XY, TU = 2X + 3Y
Lợi ích cận biên (MU)
Khái niệm: lợi ích cận biên là sự thay đổi trong tổng lợi ích khi tiêu dùng thêm 1
đơn vị hàng hóa dịch vụ.
MU =
= TU’(Q)
VD: Bảng số liệu về lợi ích khi người tiêu dùng các đơn vị hàng hóa X
Q
1
2
TU
20
30
MU
20
10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
3
4
5
6
7
38
43
43
40
33
8
5
0
-3
-7
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần:
Lợi ích cận biên của 1 hàng hóa có xu hướng giảm đi khi lượng hàng hóa đó được
tiêu dùng nhiều hơn trong 1 giai đoạn nhất định
Khi MU > 0, Q tăng thì tổng lợi ích sẽ tăng
Khi MU < 0, Qtăng thì tổng lợi ích sẽ giảm
Khi MU = 0, thì tổng lợi ích sẽ đại giá trị cực đại
Kết luận: khi người tiêu dùng tiêu dùng ngày càng nhiều 1 lượng hàng hóa nào đó thì
tổng lợi ích ngày càng tăng (lợi ích cận biên giảm dần). Đặt đến một mức nào đó thì
TUmax (MU=0). Khi TU giảm dần (MU<0).
b. Dựa vào quy luật lợi ích cận biên trong việc lựa chọn hàng hóa để làm
sao lợi ích cận biên tối đa trên 1 đồng mua hàng
Định nghĩa quy luật ích lợi cận biên giảm dần
Nội dung quy luật:
Nếu cứ tiếp tục tăng dần lượng tiêu dùng một loại hàng hóa nào đó trong một khoảng
thời gian nhất định, thì tổng ích lợi sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm dần, cịn ích lợi cận
biên ln có xu hướng giảm đi.
VD: Giả sử lợi ích của con người có thể đo được, ta có bảng minh họa ích lợi của
việc uống bia Heneiken của anh H trong một khoảng thời gian nhất định như sau:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Nếu khơng tính đến ảnh hưởng của yếu tố giá cả (coi P=0), ta thấy:
- Khi MU>0: anh H sẽ uống thêm bia và tổng ích lợi anh H có được từ việc uống
bia tăng lên nhưng tăng với tốc độ chậm dần.
- Khi MU=0: anh H dừng quá trình tăng tiêu dùng của mình lại, và số lượng 6 cốc
bia tiêu dùng tại thời điểm này là tối ưu và TUmax=22.
- Khi MU<0: anh H sẽ không uống thêm cốc thứ 7 dù được miễn phí vì cốc thứ 7
này đem lại ích lợi -0,5 và tổng ích lợi giảm.
Ứng dụng thực tiễn
Câu chuyện tầm quan trọng cấu hình laptop. Vì sao chúng ta sẽ phải bỏ nhiều
tiền hơn cho một phần lợi ích rất nhỏ và liệu những người bỏ cả đống tiền ra chỉ để có
được những phần lợi ích này có phải ngốc nghếch hay khơng?
Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần
Về cơ bản, quy luật này chỉ ra sự giảm của tỷ lệ tăng của một quá trình sản xuất khi
tăng một yếu tố đầu vào và giữ nguyên các yếu tố khác. Mở rộng một chút thì đó là sự
giảm của tỷ lệ tăng sản phẩm khi tăng đầu vào. Hay dễ hiểu hơn, với các mức sản xuất
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
cao hơn của cùng một quá trình sản xuất, để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm hay tăng 1
đơn vị chất lượng, người ta sẽ tốn nhiều hơn lượng nguyên liệu đầu vào.
VD đơn giản và gần gũi với hầu hết chúng ta. Bạn hãy nhớ thời đi học của bạn: Để
tăng từ 0 điểm lên 2 điểm, bạn hầu như khơng phải làm gì cả, hầu như khơng học cũng
được 2 điểm. Tăng từ 2 điểm lên 4 điểm (điểm đỗ thi final của một số trường đại học)
bạn sẽ phải học một ít, để tăng được từ 4 điểm lên 6 điểm, bạn phải học nhiều hơn. Và để
tăng từ 8 điểm lên 10 điểm, bạn cần phải học rất nhiều. Đó, với một mức tăng như nhau
(2 điểm) công sức bạn phải bỏ ra ở mức sản lượng cao hơn (điểm cao hơn) lớn hơn rất
nhiều. Thậm chí, với mức từ 9 điểm lên 10 điểm, công sức (thời gian học) bạn bỏ ra có lẽ
cịn nhiều hơn cả từ 0 lên 5.
Lợi ích cận biên của đồng tiền
“Lợi ích” là một thuật ngữ kinh tế để miêu tả lượng giá trị hoặc hạnh phúc mà một người
thu nhận được nhờ sử dụng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. “Lợi ích cận biên” ám
chỉ lượng giá trị/hạnh phúc có được từ việc tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm. Hầu hết
sản phẩm và dịch vụ đều có lợi ích cận biên giảm dần.
Sau đây là một cách đơn giản hơn để giải thích thuật ngữ này:
Giả dụ bạn đang ăn bánh táo
• Miếng đầu tiên: “Rất tuyệt”
• Miếng thứ hai: “Hmm khá ngon”
• Miếng thứ ba: “Thế này là quá đủ”
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Mỗi miếng bánh sau mang lại cho bạn ít cảm giác hạnh phúc hơn miếng bánh trước.
Tương tự với các sản phẩm khác.
Trong thực tế, đây cũng là điều xảy ra với đồng tiền. Đối với rất nhiều người, có thêm
500 000 USD trong tài khoản có thể thay đổi cả cuộc đời họ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu
như bạn đã nắm trong tay tài sản trị giá hàng triệu đơ la? Khoản tiền trên có thể làm bạn
thấy hài lòng nhưng chưa chắc đã tạo ra thay đổi đáng kể nào trong cuộc sống hàng ngày
của bạn.
Lợi ích cận biên và sự sợ rủi ro
Bởi vì đa số chúng ta đều có lợi ích cận biên giảm dần, việc mất đi một khoản tiền sẽ
gây ra tác động lớn hơn việc nhận được một khoản tương tự.
VD, nếu tôi cho bạn đặt cược vào mặp sấp của một đồng xu. Nếu thắng bạn được 10
000 đô la, nếu thua bạn nợ tơi số tiền đó. Chắc chắn là chẳng có mấy người dám tham dự
vào trị chơi này. Cảm giác nhận được 10.000 đô la không đủ để bù đắp cho nỗi sợ mất đi
khoản tiền đó và khả năng thắng thua 50 – 50 là quá rủi ro.
Trong kinh tế học, hiện tượng này được gọi là sự sợ mạo hiểm.
Loại bỏ rủi ro bất cứ khi nào có thể.
Nếu bạn giống với phần đa dân số, bạn sẽ lo sợ trước việc hết tiền hơn là hạnh phúc với
việc trở nên giàu có. Vì thế, hãy cố gắng để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Nếu bạn đang cận kề tuổi hưu trí và chưa biết làm thế nào để chuẩn bị cho tuổi già thì
mua bảo hiểm hoặc gửi tiết kiệm dài hạn chính là một lựa chọn tốt.
Trong đầu tư, thay vì tính tốn xem bản thân có thể chấp nhận bao nhiêu rủi ro, hãy cố
gắng giải quyết câu hỏi làm thế nào để tránh phải mạo hiểm. Rút cuộc, liệu miếng bánh
thứ ba có thực sự đáng để bạn hi sinh mục tiêu của mình?
c. Sự kết hợp giữa đường bàng quan và đường ngân sách để đạt
được lợi ích tối đa.
Khái niệm
Đường ngân sách
- Là tập hợp các điểm mô tả các phương án kết hợp tối đa về hàng hóa hay dịch vụ mà
người tiêu dùng có thể mua được với mức ngân sách nhất định và giá cả của hàng hóa
hay dịch vụ là biết trước.
Phương trình: X.Px + Y.Py = I
Trong đó : I là thu nhập của người tiêu dùng
X là số lượng sản phẩm x được mua
Y là số lượng sản phẩm y được mua
Px là gía sản phẩm x
Py là gía sản phẩm y
Đường bàng quan
- Là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp các giỏ khác nhau để đạt
cùng một mức lợi ích nhất định.
- Độ dốc của đường bàng quan được gọi là tỷ lệ thay thế biên của hàng tiêu dùng. Đây
là tỷ lệ mà theo đó, người tiêu dùng sẵn lịng giảm lượng hàng hóa này để có thể tăng một
đơn vị lượng hàng hóa kia. Thơng thường, đường bàng quan là một đường cong (do tỷ lệ
thay thế biên không cố định) và lồi (vì tỷ lệ thay thế biên có xu hướng giảm dần).
Tuy nhiên, nếu hai hàng hóa thay thế hồn hảo cho nhau, thì đường bàng quan có
dạng tuyến tính, và bản đồ bàng quan sẽ bao gồm các đường thẳng song song với nhau
như trong Hình 2.
Nếu hai hàng hóa bổ sung hồn hảo cho nhau, thì đường bàng quan có dạng hình chữ
L như trong Hình 3.
Tập hợp các đường bàng quan của người tiêu dùng gọi là bản đồ bàng quan.Đường
bàng quan càng xa điểm gốc nghĩa là mức thỏa dụng mà các lựa chọn đem lại càng lớn.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Hình 1: Bản đồ bàng quan với những đường bàng quan điển hình.
Hình 2: Đường bàng quan trong trường hợp hai hàng hóa X và Y thay thế hồn hảo cho
nhau.
Hình 3: Đường bàng quan trong trường hợp hai hàng hóa X và Y bổ sung hồn hảo cho
nhau.
Sự kết hợp giữa đường bàng quan và đường ngân sách
VD: Một người có thu nhập I = 21 nghìn đồng dùng để chi tiêu cho hai loại hàng hóa
X (mua sách) và Y (tập thể thao) trong 1 tuần với giá của X là PX =3 nghìn/ 1 quyển, giá
của Y là PY= 1,5 nghìn/1 lần tập
Hàng hóa X,Y
Tux
Tuy
1
18
12
2
33
21
3
45
27
4
54
30
5
60
31,5
6
63
31,5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Chúng ta phải tính đến lợi ích cận biên trên 1 đồng chi tiêu
Hàng hóa X,Y
TUx
MUx
MUx
TUy
MUy
Px
1
18
18
6
12
12
2
33
15
5
21
9
3
45
12
4
27
6
4
54
9
3
30
3
5
60
6
2
31,5
1,5
6
63
3
1
31,5
0
MUy
Py
8
6
4
2
1
0
Và lựa chọn tiêu dùng khi này sẽ dựa trên nguyên tắc MU/P max.
Lần thứ 1: tập thể thao vì MUx/Px = 6 < MUy/Py = 8, chi tiêu 1,5 nghìn
Lần thứ 2: mua sách, tập thể thao vì MUx/Px = MUy/Py = 6 chi tiêu thêm 4,5 nghìn.
Lần thứ 3: mua sách vì MUx/Px = 5 > MUy/Py = 4 chi tiêu thêm 3 nghìn.
Lần thứ 4: mua sách, tập thể thao vì MUx/Px = MUy/Py = 4 chi tiêu thêm 4,5 nghìn.
Lần thứ 5: mua sách vì MUx/Px = 3 > MUy/Py = 2 chi tiêu thêm 3 nghìn.
Lần thứ 6: mua sách, tập thể thao vì MUx/Px = MUy/Py = 2 chi tiêu 4,5 nghìn vừa tiêu
hết số tiền là 21 nghìn.
Kết luận:
Vậy lựa chọn tiêu dùng tối ưu thỏa mãn điều kiện cân bằng là
MUx/Px = MUy/Py = 2 và X.PX+Y.PY = I, là X = 5,Y = 4
=>5.3 + 4.1,5 = 21000 và TUmax= 60 + 30 = 90 lớn hơn lợi ích thu được từ bất kỳ tập
hợp tiêu dùng khả thi nào khác.
Lưu ý: + Mọi sự lựa chọn của người tiêu dùng phải nằm trên đường ngân sách.
+ Vì có vơ số các đường bàng quan nên đường ngân sách sẽ cắt nhiều
đường bàng quan và là tiếp tuyến của một trong số các đường bàng
quan.
Tóm lại, để tối đa hóa lợi ích đo được cần tn theo nguyên tắc cân bằng tiêu
dùng cận biên: Quy tắc này nói lên người tiêu dùng hợp lý sẽ mua mỗi loại hàng hóa cho
đến khi tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải trả là bằng nhau cho mỗi loại
hàng hóa
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
III. KẾT LUẬN
Dựa trên những lí thuyết và mơ hình mà chúng tơi đã trình bày trên đã phần nào
giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách thức lựa chọn tiêu dùng tối ưu trên cơ sở xem xét sự tác
động của các yếu tố chủ quan (sở thích,thị hiếu) và các nhân tố khách quan (giá cả, thu
nhập) đến hành vi của người tiêu dùng.
Với người tiêu dùng, mục đích hành vi người tiêu dùng là nhằm thỏa mãn nhu cầu
song mục tiêu của họ là nhu cầu càn được thỏa mãn ở mức cao nhất tức quá trình tiêu
dùng phải đem lại lợi ích tối đa hay hành vi người tiêu dùng có thể giúp người tiêu dùng
đạt mục đích là thỏa mãn nhu cầu đồng thời đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích. Tất cả
những điều trên đều là cơ sở thể hiện rõ hành vi của người tiêu dùng một cách cụ thể
nhất.
-
-
Lựa chọn tiêu dùng tối ưu tiếp cận từ lý thuyết lợi ích: Lợi ích cận biên tính
trên một đồng giá cả của hàng hố này = lợi ích cận biên tính trên một đồng
giá cả của hàng hóa khác = lợi ích cận biên tính trên một đồng giá cả của bất
kỳ hàng hóa nao khác
Lựa chọn tiêu dùng tối ưu : điểm tiêu dùng tối ưu nàm trên đường ngân sách
của mình và đường bàng quan cao nhất có thể được. Độ dốc đường ngân sách
= độ dốc đường bàng quan
LUAN VAN CHAT LUONG download : add