Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh tiếp vận vận tải quốc tế võ lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 82 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

TRƯƠNG THỊ LIỄU

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VẬN
TẢI QUỐC TẾ VÕ LƯƠNG

Hà Nội, năm 2022
Hà Nội, năm 2022
i


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn

: TS. Bùi Quý Thuấn



Sinh viên thực hiện

: Trương Thị Liễu

Mã sinh viên

: 5093106234

Lớp

: Kinh tế đối ngoại 9C

Hà Nội, năm 2022
ii


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương”
là kết quả nghiên cứu từ những nỗ lực của bản thân trong quá trình học tập ở Học viện
cũng như thực tập tại công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương. Các số liệu
trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách chân thực.
Trong quá trình nghiên cứu, em đã có tham khảo một số tài liệu đã được liệt kê rõ
ràng trong danh mục, dưới sự góp ý, hướng dẫn của thầy Bùi Quý Thuấn – Giảng viên
khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Chính sách và Phát triển để hoàn thành đề tài này.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2022
Sinh viên
Liễu

Trương Thị Liễu

iii


LỜI CẢM ƠN
Suốt bốn năm quãng đời sinh viên, thời gian khơng ngắn nhưng cũng đủ để em có
những kỷ niệm đẹp tại nơi đây. Trong suốt những năm tháng ấy, em đã sống, học tập và
làm việc dưới ngôi nhà chung mang tên: Học viện chính sách và phát triển. Ở nơi đó, có
thầy cơ, bạn bè ln quan tâm, giúp đỡ để em trưởng thành và phát triển như ngày hôm
nay. Đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện đã tạo điều kiện
cho bản thân em nói riêng và sinh viên tồn trường nói chung có một mơi trường tốt để
học tập, rèn luyện, phát triển và có nhiều cơ hội cọ xát với thực tế cuộc sống.
Tiếp đến, em gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn ThS. Bùi Qúy
Thuấn cùng các quý thầy cô Khoa Kinh tế quốc tế đã giảng dạy và đồng hành cùng
chúng em trong suốt những năm học qua. Thầy cô không chỉ dạy em kiến thức chuyên
ngành mà còn dạy em cả kỹ năng sống, kiến thức thực tế ngoài xã hội, giúp em vững
vàng hơn khi bước vào môi trường việc làm thực tế. Những lời dạy bảo của thầy cô là
động lực để bản thân em cố gắng nhiều hơn nữa trên con đường mà em đã chọn. Bên
cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã đồng hành, cùng nhau xây dựng nên khoảng
thanh xuân đẹp nhất của thời sinh viên.
Đồng thời, em xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH tiếp vận vận tải quốc tế
Võ Lương đã tạo điều kiện cho em được học hỏi kiến thức và kinh nghiệm thực tế để
hoàn thành bài nghiên cứu với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế
Võ Lương”. Cảm ơn các anh chị trong công ty đã hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục những
thiếu sót trong q trình làm việc.
Sau cùng, em kính chúc q thầy cô thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Em
kính chúc tồn thể các anh chị trong cơng ty giữ sức khỏe và thành công trong cuộc

sống. Chúc Công ty TNHH tiếp vận vận tải quốc tế Võ Lương ngày càng phát triển vững
mạnh trên con đường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
để thực hiện bài báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất. Song, do dich bệnh cũng như hạn
chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà
bản thân chưa thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý chân tình từ quý thầy cô và
các anh chị trong công ty để bài khóa luận được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................... ii
BẢNG PHỤ LỤC ............................................................................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................. 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 2
4.1 Phương pháp thu thập số liệu: ................................................................................................ 2
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu:..................................................................................................... 3

5. Kết cấu.......................................................................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 4
1.1. Tổng quan về giao nhận hàng hóa ........................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm dịch vụ ............................................................................................................ 4
1.1.2. Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa ........................................................................... 4
1.2. Phân loại dịch vụ giao nhận .................................................................................................. 5
1.2.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động ......................................................................................... 5
1.2.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh .................................................................................... 6
1.2.3 Căn cứ vào phương thức vận tải....................................................................................... 6
1.2.4. Căn cứ vào tính chất giao nhận ....................................................................................... 7
1.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ................................................... 7
1.3.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển ............................................... 7
1.3.2. Vai trị của dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển .............................................. 7
1.3.3. Nguyên tắc giao nhận hàng hóa tại cảng biển ................................................................. 8
1.3.4. Chứng từ trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đưởng biển ................................. 9
1.4. Quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ..................10
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển ..............................................................................................................................................13
1.5.1. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................................13
1.5.2. Các yếu tố khách quan....................................................................................................15
Chương 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HỐ NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY TNHH TIẾP VẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ VÕ LƯƠNG ............18
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương.................................18
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................................18
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty .................................................................................20
v


2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ ..........................................................................22
2.1.4. Tình hình nhân sự ..........................................................................................................26

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ
Lương. .........................................................................................................................................27
2.2 1. Cơ cấu dịch vụ giao nhận ...............................................................................................27
2.2.2. Thị trường dịch vụ của công ty .......................................................................................29
2.2.3. Doanh thu và lợi nhuận ..................................................................................................32
2.2.4. Quy trình cung cấp dịch vụ.............................................................................................36
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển của công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương. ...............................................46
2.4. Đánh giá về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty TNHH
Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương. ......................................................................................48
2.4.1. Ưu điểm ..........................................................................................................................48
2.4.2. Nhược điểm ....................................................................................................................49
2.4.3. Nguyên nhân ..................................................................................................................51
Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY
TNHH TIẾP VẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ VÕ LƯƠNG .................................................................54
3.1. Định hướng và mục tiêu của công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương .........54
3.1.1. Định hướng ....................................................................................................................54
3.1.2. Mục tiêu ..........................................................................................................................54
3.3. Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty
TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương. ..........................................................................55
3.3.1. Tối thiểu hóa các chi phí ................................................................................................55
3.3.2. Đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên .....................................................................55
3.3.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng ......................................................................56
3.3.4. Đẩy mạnh, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín, thương hiệu .......................................58
3.3.5. Thâm nhập và mở rộng thị trường .................................................................................59
3.3.6. Nâng cao cơ sở hạ tầng kho bãi, đầu tư thêm phương tiện vận chuyển .........................60
3.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước ..........................................................................61
3.4.1. Đối với Tổng cục Hải quan .............................................................................................61
3.4.2. Đối với cơ quan thuế.......................................................................................................62
KẾT LUẬN .....................................................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................65
PHỤ LỤC CÁC CHỨNG TỪ KÈM THEO ...................................................................................67

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Giải nghĩa Tiếng Việt

Giải nghĩa Tiếng Anh

1

A/N

Giấy thông báo hàng đến

Arrival Notice

2

B/L

Vận đơn đường biển

Bill of Lading

3


C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Certificate of Origin

4

CY/ CY

Nhận hàng tại cảng

5

ETA

Ngày dự kiến mà lơ hàng sẽ đến
Estimated Time Arrival
cảng đích

6

ETD

Ngày khởi hành dự kiến của lô Estimated Time of
hàng
Departure

7

D/O


Lệnh giao hàng

Delivery Order

8

EXW

Giao hàng tại xưởng

Ex - Works

9

FCL

Đóng và vận chuyển hàng nguyên
Full container load
container

10

FOB

Giao hàng lên tàu

11

HĐQT


Hội đồng quản trị

12

HS Code

Harmonized Commodity
Mã HS (Hệ thống hài hịa mơ tả và
Description and Coding
mã hóa hàng hóa)
System

13

INV

Hóa đơn thương mại

14

LCL

Đóng và vận chuyển hàng lẻ
Less than container load
container

15

MBL


Vận đơn chủ do hãng tàu phát hành Master Bill

16

OPS

Nhân viên hiện trường/ giao nhận

Operations

17

P/L

Phiếu đóng gói hàng hóa

Packing List

18

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Container Yard –
Container Yard

Free on board


i

Invoice


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Stt

Trang
DANH MỤC BẢNG

1

Bảng 2.1: Doanh thu theo cơ cấu dịch vụ giao nhận của Công ty TNHH
Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương năm 2019- 2021

28

2

Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường của công ty 2019 – 2021

29

3

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tiếp Vận
Vận Tải Quốc Tế Võ Lương năm 2019- 2021

31


Bảng 2.4: Khối lượng giao nhận hàng hóa LCL xuất – nhập khẩu vận
4

5

chuyển bằng đường biển của công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc
Tế Võ Lương giai đoạn 2019- 2021
Bảng 2.5: Khối lượng giao nhận hàng hóa FCL xuất – nhập khẩu bằng
đường biển của công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương
giai đoạn 2019 – 2021

33

34

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường dịch vụ năm 2019

29

2

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường dịch vụ năm 2020

30

3


Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường dịch vụ năm 2021

30

DANH MỤC SƠ ĐỒ
1

2

3
4

Sơ đồ 1.1: Quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Tiếp Vận
Vận Tải Quốc Tế Võ Lương
Sơ đồ 2.2 Quy trình dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương
Sơ đồ 2.3: Quy trình thơng quan điện tử

10

23

35
43

DANH MỤC HÌNH ẢNH
1


Hình ảnh Logo cơng ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương

18

2

Một số hãng tàu lớn nhất thế giới

20

ii


BẢNG PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Số Seal- Số chì trên Container
Phụ lục 2: Thông tin trên vỏ container
Phụ lục 3: Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing list
Phụ lục 4: Vận đơn đường biển- Bill of Lading
Phụ lục 5: Hóa Đơn Thương Mại- Commercial Invoice
Phụ lục 6: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

iii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, thị trường ngày càng mở
rộng, hàng hóa xuất nhập khẩu được giao thương rộng rãi với các quốc gia. Do đó, vận
tải quốc tế đang ngày càng thể hiện rõ vai trò là tiền đề, là điều kiện tiên quyết trong sự

ra đời và phát triển của thương mại quốc tế. Vì thế, ngoại thương là chiếc cầu nối trong
quá trình lưu thơng hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi thơng
qua mua bán.
Các quốc gia thường cách xa nhau về địa lý nên công tác giao nhận đóng vai trị
quan trọng trong việc hồn thành hợp đồng mua bán ngoại thương. Để hoạt động xuất
nhập khẩu được diễn ra một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả cao, thì dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên
nghiệp. Với nền kinh tế ngày càng phát triển, lượng hàng hóa lưu thơng ngày càng nhiều
thì vấn đề về dịch vụ giao nhận hàng hóa cũng là một thách thức cho các công ty
Logistics. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, các công ty dịch vụ giao nhận lần lượt ra
đời để đảm nhận, phục vụ và chăm sóc cho các khách hàng của mình.
Cơng ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương được chính thức cấp phép
hoạt động năm 2004, với hệ thống đại lý lớn mạnh trên toàn thế giới và các hợp đồng
hợp tác chặt chẽ với các cảng, hãng tàu lớn, các nghiệp vụ kho bãi, đóng gói, vận chuyển
bằng đường biển, đường hàng không và hải quan. Trong những năm qua, công ty đã đạt
được những thành công nhất định và tạo dựng được niềm tin trong lòng nhiều khách
hàng. Góp phần vào sự thành cơng đó phải kể đến hoạt động khá hiệu quả của bộ phận
tìm kiếm, chăm sóc khách hàng và chứng từ. Đây là một trong những bộ phận không
thể thiếu trong hoạt động của một cơng ty Logistics nói chung.
Tuy nhiên, trong q trình hoạt động của mình, bộ phận chăm sóc khách hàng
khơng thể tránh khỏi một số vấn đề còn tồn tại, cần được phát hiện và đưa ra giải pháp
khắc phục kịp thời. Do đó điều tất yếu đặt ra là tìm được các giải pháp hữu hiệu giúp
khắc phục những điểm còn hạn chế để cho hoạt động giao nhận hàng hàng hóa bằng
đường biển trở nên hiệu quả và đạt được tần suất cao, doanh thu lớn hơn. Vì những lý
do trên nên em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ
Lương” làm đề tài khóa luận của mình. Tuy đây khơng phải là một đề tài mới so với
các đề tài nghiên cứu khác nhưng tính cấp thiết của nó lại vơ cùng quan trọng. Thơng
qua khóa luận này, chúng ta có thể nhìn nhận một cách khái qt tình hình hoạt động
của cơng ty để từ đó đưa ra được những giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa

nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản về dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển cùng với việc phân tích cụ thể quy trình cung cấp dịch vụ
giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải
Quốc Tế Võ Lương. Qua đó, em nhận thấy được những ưu điểm và hạn chế của quy
trình cung cấp dịch vụ giao nhận tại cơng ty. Trên cơ sở đó, em xin đưa ra một số giải
pháp và kiến nghị để cho quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận của công ty ngày càng
hiệu quả, năng suất hơn.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về dịch vụ, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường
biển, các bước trong quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu, các nhân tố
ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận của cơng ty;
- Phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển tại công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng; đánh giá những mặt tích cực và hạn chế cịn tồn
tại trong hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển của công ty;
- Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của cơng ty TNHH
Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
của Cơng ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về mặt không gian: công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương.
3.2.2 Về mặt thời gian: Số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2019- 2021

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Nguồn dữ liệu sử dụng trong bài khóa luận được dựa trên các cơ sở dữ liệu từ:
+ Các bài báo cáo, tài liệu về hoạt động kinh doanh, báo cáo của phòng kế hoạch
trong giai đoạn 2019 – 2021.
+ Tham khảo các tài liệu liên quan tới lĩnh vực hoạt động kinh doanh logistics của
các doanh nghiệp Việt Nam được đăng trên báo, tạp chí,….

2


4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu:
4.2.1 Phương pháp phân tích: Dựa vào các số liệu thực tế của cơng ty cung cấp để phân
tích, quan sát, đánh giá chất lượng. Từ đó đánh giá và tìm ra phương hướng giải quyết.
4.2.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp: Từ các số liệu thu thập được, tiến hành thống kê
tổng hợp để tìm ra số liệu phù hợp nhất với cấu trúc và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Ngoài hai phương pháp được kể trên, bài khóa luận cịn sử dụng phương pháp so
sánh và phương pháp tổng hợp. Một mặt sử dụng phương pháp so sánh để xác định xu
hướng, mức độ của các hiện tượng có cùng nội dung, tính chất. Mặt kia, tổng hợp tất cả
các vấn đề để có thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong
giai đoạn tương lai.
5. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, bài khóa luận được chia
làm 3 chương cụ thể sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển.
Chương 2: Thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của
công ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng bằng đường biển của công ty
TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương.


3


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Tổng quan về giao nhận hàng hóa
1.1.1. Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là một loại hình hoạt động kinh tế tuy khơng đem lại một sản phẩm cụ thể
như hàng hóa nhưng lại là một loại hình hoạt động kinh tế nên cũng có người bán (người
cung cấp dịch vụ) và người mua (khách hàng sử dụng dịch vụ). Dịch vụ có các đặc điểm
cơ bản: tính khơng ổn định và tính khơng lưu trữ được. Ngồi ra, có một số đặc điểm
khác như: sự đánh giá chất lượng của dịch vụ có khi được thực hiện trong thời gian sau
đó, chứ khơng ở ngay thời điểm hiện tại, phân phối sản phẩm dịch vụ thường là trực
tiếp. Dịch vụ chịu tác động mạnh của các yếu tố văn hóa, cá nhân…hơn chính sản phẩm
hàng hóa.
Theo cách phân loại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dịch vụ được phân thành
các phân ngành sau:
- Dịch vụ kinh doanh: gồm dịch vụ nghề nghiệp, máy tính và liên quan, nghiên cứu và
phát triển, bất động sản, cho thuê, dịch vụ kinh doanh khác (quảng cáo, nghiên cứu thị
trường, tiếp thị, tư vấn…)
- Dịch vụ thông tin, liên lạc: gồm bưu điện, chuyển phát nhanh, viễn thơng, nghe nhìn,
dịch vụ khác.
- Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật: gồm xây dựng nhà cửa, lắp đặt máy móc, hồn thiện
cơng trình, dịch vụ khác.
- Dịch vụ phân phối: gồm đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền, dịch vụ
khác.
- Dich vụ đào tạo: gồm tiểu học, trung học, đại học, dịch vụ đào tạo khác.
- Dịch vụ mơi trường: gồm thốt nước, xử lý chất thải, vệ sinh, dịch vụ khác.
- Dịch vụ tài chính: gồm tất cả bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng,
tài chính, dịch vụ khác.

- Dịch vụ liên quan đến sức khỏa và xã hội: gồm chữa bệnh, bệnh viện, dịch vụ xã hội
và các dịch vụ khác.
1.1.2. Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa
Theo quy tắc của FIATA về dịch vụ mậu dịch: “Dịch vụ giao nhận được định
nghĩa là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp,
đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vu tư vấn. Nói ngắn ngọn, giao
nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ thủ tục có liên quan đến q trình vận chuyển
hàng hóa nhằm mục đích di chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận.”
4


Theo Điều 163 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Dịch vụ giao nhận hàng hoá là
hành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hố nhận hàng từ người
gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác
có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận
tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).”
Ngày 29/10/2004, hiệp hội FIATA đã phối hợp với Hiệp hội châu Âu về các dịch
vụ giao nhận, vận tải, logistics và hải quan đã đi đến thống nhất khái niệm về dịch vụ
giao nhận vận tải: “Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở,
gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ
trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở
những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức,
mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Dịch vụ giao nhận bao gồm có dịch vụ logistics cùng với cơng nghệ thơng tin hiện đại
liên quan chặt chẽ đến q trình vận tải, xếp dỡ hoặc lưu kho bãi và quản lý chuỗi cung
ứng thực tế. Những dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh
hoạt các dịch vụ được cung cấp”.
Nói một cách ngắn gọn, dịch vụ giao nhận là tập hợp những dịch vụ thương mại
có liên quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ người gửi
hàng đến người nhận hàng, trong đó người giao nhận ký hợp đồng vận chuyển với chủ

hàng, đồng thời cũng kí hợp đồng vận chuyển với đối người vận tải để thực hiện dịch
vụ. Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp, thông qua đại lý hoặc thuê
dịch vụ của người thứ 3 khác.
Nếu trước đây việc giao nhận có thể do người xuất khẩu, người nhập khẩu hay do
người chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành, với sự phát triển của thương mại quốc tế,
giao nhận hàng hóa dần trở thành một dịch vụ và chính thức trở thành ngành nghề.
Do đó, dịch vụ giao nhận hàng hóa là một dịch vụ liên quan đến quá trình vận tải
nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng.
1.2. Phân loại dịch vụ giao nhận
1.2.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động
- Giao nhận nội địa: Là hình thức giao nhận hàng hóa tới các điểm giao nhận trong
phạm vi khu vực của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Các phương thức giao nhận hàng
hóa nội địa bảo gồm: giao nhận bằng xe tải, đường sắt, đường thủy và đường hàng
khơng. Tùy vào các loại hàng hóa và điểm đến sẽ lựa chọn phương thức vận chuyển phù
hợp.

5


- Giao nhận quốc tế: Là hình thức vận chuyển hàng hóa theo các tuyến quốc tế từ
nước này đến nước khác bằng các phương thức vận tải khác nhau, chủ yếu là vận tải
đường biển, vận tải đường hàng không….
1.2.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh
- Giao nhận thuần túy: Là việc giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi
hoặc nhận hàng đến.
- Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận hàng hóa bao gồm cả các hoạt động
như xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển, lưu kho….
1.2.3 Căn cứ vào phương thức vận tải
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều phương thức vận tải được sử dụng trong hoạt động
giao nhận hàng hóa như:

- Giao nhận bằng đường biển: Là việc sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa,
đây là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế, chiếm 80%
tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Với phương thức này thì người ta thường chở các
loại hàng hóa cồng kềnh, khối lượng lớn, giá trị thấp, không gấp rút về mặt thời gian,….
- Giao nhận bằng đường hàng không: Là phương thức giao hàng xuất nhập khẩu sử
dụng phương tiện vận tải là máy bay. Phương thức này thường được sử dụng cho hàng
hóa có giá trị lớn, khối lượng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hoặc yêu cầu bảo quản đặc
biệt. Đây là phương thức vận chuyển ít thơng thơng dụng hơn so với giao nhận bằng
đường biển và chi phí cũng cao hơn.
- Giao nhận bằng đường bộ: Là hình thức sử dụng các phương tiện vận tải trên mặt
đất vận chuyển hàng hóa sang biên giới trên đất liền giữa hai quốc gia. Thường có quy
mơ nhỏ, mang tính chất nội địa. Ngồi ra, đây sẽ là phương thức vận tải hỗ trợ cho giao
nhận vận tải quốc tế (ví dụ chở hàng bằng xe tải hoặc container từ điểm sản xuất hàng
tới cảng biển/ cảng hàng không,..)
- Giao nhận vận tải bằng đường sắt: Là phương thức sử dụng phương tiện vận tải
trên bề mặt là đường sắt. Đường sắt được đánh giá là loại hình vận chuyển có chi phí cố
định cao (tàu, nhà ga, bến bãi) và chi phí biến đổi thấp. Thích hợp với các loại hàng hóa
có trọng lượng lớn, số lượng vận chuyển nhiều, và quãng đường vận chuyển dài. Ví dụ
các nguyên vật liệu như gỗ, than, hoá chất và hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo,
thực phẩm và với khối lượng lên đến cả một toa hàng sẽ ưu tiên vận chuyển bằng đường
sắt.
- Giao nhận đường ống: Là phương thức sử dụng phương tiện vận tải là đường ống.
Hình thức giao nhận này đặc thù và không phổ biến. Thường được dùng để vận chuyển

6


các hàng hóa là chất lỏng như khí gas, dầu khí, khí hóa lỏng… Chủ yếu được sử dụng
bởi các tập đồn lớn của nhà nước, các cơng ty đa quốc gia.
1.2.4. Căn cứ vào tính chất giao nhận

- Giao nhận riêng: Là người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ chức, không sử dụng
dịch vụ giao nhận.
- Giao nhận chuyên nghiệp: Là hoạt động giao nhận của các tổ chức công ty chuyên
kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng.
1.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
1.3.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Thơng qua khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa, ta có thể hiểu: “Giao nhận
hàng hóa bằng đường biển là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá
trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa bằng đường biển từ nơi người gửi
hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.3.2. Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Đứng trước xu thế tồn cầu hóa hiện nay, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường
biển ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc ln chuyển hàng hóa giữa các quốc
gia với nhau. Đồng thời nó cũng là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam và đa ̣t
đươc̣ rấ t nhiề u thành tựu nổ i bâ ̣t. Nhiều đơn vị còn tăng cường trang bị lượng lớn tàu
hàng siêu tải trọng, có công suất lớn và động cơ mạnh, có thể chở được các mặt hàng
khối lượng lớn & đa da ̣ng chủng loa ̣i.
Dưới đây là những vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa đối với doanh nghiệp
xuất nhập khẩu, xã hội, kinh tế, chính trị và đối ngoại – đối nội:
1.3.2.1 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
Vai trò của dịch vụ giao nhận bằng đường biển cũng giống như dịch vụ giao nhận
hàng hóa nói chung là: tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thơng nhanh chóng, an tồn, tiết
kiệm mà khơng cần có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận hàng.
Giúp giảm bớt giá thành cho hàng hóa xuất nhập khẩu và giảm bớt các chi phí khơng
cần thiết như: Chi phí xây dựng kho cảng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho cảng, bến
bãi của người giao nhận, chi phí đào tạo nhân cơng.
Bên cạnh đó dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển còn giúp cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu nguyên liệu đầu vào là những loại hàng hóa cồng kềnh, quá khổ,
siêu trường, siêu trọng với khối lượng lớn và chi phí tối ưu nhất mà những phương thức
giao nhận khác không vận chuyển được.

1.3.2.2 Đối với xã hội:
7


Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển đã mở ra nhiều cơ hội việc làm
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tìm việc của nhiều người trong thời gian vừa qua. Dịch vụ
giao nhận hàng hàng hóa càng phát triển thì kéo theo đó là sự phát triển của các ngành
phụ trợ kèm theo như: xếp dỡ, kho bãi, hải quan,…. Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng
đường biển cũng là đầu mối vận tải quan trọng, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương
tiện vận tải như: đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường ống.
Việc phát triển của các dịch vụ phụ trợ và các loại dịch vụ khác sẽ tạo được nhiều cơ
hội việc làm hơn cho người dân, từ đó giúp người dân cải thiện được đời sống của chính
mình.
1.3.2.3 Đối với kinh tế:
Giao nhận hàng hóa bằng đường biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản
xuất trong nước và vận chuyển hàng hóa đi bn bán với khu vực khác. Thay vì chỉ sản
suất hàng hóa và đem ra tiêu thụ tại thị trường trong nước thì nhờ dịch vụ giao nhận
hàng hóa bằng đường biển sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước đem hàng hóa
ra tiêu thụ ở thị trường nước ngoài cũng như nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài
về để gia tăng ản xuất. Từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, mở ra thị trường lớn cho lĩnh
vực kinh doanh trong nước.
Bên cạnh đó, giao nhận hàng hóa bằng đường biển cịn tạo điều kiện hình thành
và phát triển thêm những ngành nghề mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân sách
mỗi quốc gia nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào phạm vi lãnh hải của nước đó.
1.3.2.4 Đối với lĩnh vực đối nội– đối ngoại:
Góp phần mở ra con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới nhằm
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ để tăng cường sự hợp
tác hữu nghị giữa các quốc gia. Riêng với đối nội, vận tải nội địa cũng góp phần quan
trọng trong phương thức vận tải hàng hóa của nước ta.
1.3.3. Nguyên tắc giao nhận hàng hóa tại cảng biển

1.3.3.1 Cơ sở pháp lý:
Việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy
phạm pháp luật Việt Nam như: bộ luật hàng hải, luật thương mại, luật hải quan, các
quyết định liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá tại cảng biển
Việt Nam,….Và các quy phạm pháp luật quốc tế như: các công ước về vận đơn, vận tải
(ví dụ: Cơng ước Vienne 1980 về bn bán quốc tế ), UCB 600, incoterms 2000,
incoterms 2010, incoterms 2020,….
1.3.3.2 Nguyên tắc giao nhận hàng hóa tại cảng biển:

8


Việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại các cảng biển là do cảng tiến hành
trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng. Ðối với
những hàng hố khơng qua cảng (khơng lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng
hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu). Trong
trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với
người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có
liên quan. Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường
hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả
các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận hàng
bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó. Cảng khơng chịu trách
nhiệm về hàng hoá khi hàng ra khỏi kho bãi, cảng. Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng
hoặc người ược uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được
nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những
hàng hoá ghi trên chứng từ.
1.3.4. Chứng từ trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đưởng biển
Giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển có rất nhiều loại chứng từ liên
quan. Một số chứng từ khi nhập khẩu hàng hóa như: chứng từ hải quan, hợp đồng ngoại

thương, vận đơn, giấy thơng báo hàng đến, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận nguồn gốc
xuất xứ và một số giấy tờ quan trọng khác.
Giấy phép nhập khẩu: Văn bản cho phép nhập khẩu hàng hóa của bộ quản lý
chuyên ngành (đối với hàng hóa đặc biệt cần giấy phép nhập khẩu).
Tờ khai hải quan nhập khẩu: Đây là một văn bản mà theo đó người chủ của hàng
hóa phải kê khai chi tiết số hàng hóa đó cho bên lực lượng kiểm sốt khi xuất nhập khẩu
hàng hóa vào nước ta (hay cịn gọi là xuất cảnh).
Hợp đồng ngoại thương: Đó là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và
người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương), quy cách đóng
gói, thời gian thanh tốn, điều kiện thanh toán,….
Vận đơn đường biển (B/L): Đây là chứng từ đối với một lô hàng nhập khẩu không
thể thiếu, có thể là Master bill do hãng tàu hoặc House bill do người chuyên chở hoặc
đại diện của người chuyên chở cấp cho người gửi hàng sau khi xếp hàng lên tàu hoặc
sau khi nhận hàng để xếp. Vận đơn đường biển có tác dụng như là một chứng từ về một
giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.
Thông báo hàng đến (A/N): Đây là chứng từ thơng báo về tình trạng hàng hóa cập
bến tại cảng nhập do hãng tàu, đại lý hãng tàu hoặc một công ty Logistics thông báo tới
người nhận hàng (consignee) về tình trạng của lơ hàng như: thơng tin về cảng đi, thông
9


tin cảng đến, thời gian khởi hành (ETD) và ngày hàng đến dự kiến (ETA), số lượng
hàng, chủng loại, quy cách đóng gói thơng tin tàu chun chở hàng về và những thơng
tin liên quan khác tới hàng hóa cần biết.
Bản kê chi tiết mơ tả hàng hóa: Đây là loại chứng từ chi tiết hàng hóa trong kiện
hàng. Ngồi tạo điều kiện cho việc kiểm tra hàng hóa nó cịn là một loại chứng từ bổ
sung cho hóa đơn khi lơ hàng có nhiều lọai hàng hóa khác nhau.
Hóa đơn thương mại: Là một chứng từ hợp pháp người bán địi tiền người mua.
Ngồi ra giá được ghi trên hóa đơn thương mại là cơ sở để tính thu nhập khẩu và các
thơng tin khác như số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn phục vụ cho nghiệp vụ lên tờ

khai điện tử.
Giấy chứng nhận xuất xứ: Là một chứng từ cho biết xuất xứ của hàng hóa được
sản xuất tại vùng lãnh thổ nào, quốc gia nào. Giấy chứng nhận xuất xứ là một loại chứng
từ đặc biệt quan trọng trong việc phân loại hàng hóa theo quy định hải quan nước nhập
khẩu vì vậy nó quyết định thu suất nhập khẩu hàng hóa. Nếu giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa hợp lệ sẽ giúp nhà nhập khẩu hưởng ưu đãi nhập khẩu (0% - 5%).
Phiếu đóng gói: Đây là chứng từ cơ bản thể hiện mô tả cách đóng gói hàng hóa,
kiện hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, chất liệu gói được làm từ nguyên vật liệu nào
và thể hiện trọng lượng kích cỡ bao bì các dấu hiệu có thể thấy trên bao bì.
1.4. Quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Sơ đồ 1.1: Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Tìm kiếm khách
hàng và ký hợp
đồng

Nhận chứng từ

Kiểm tra bộ
chứng từ

Làm thủ tục
thông quan

Thông báo thuế

Lên tờ khai hải
quan

Làm thủ tục lấy
hàng


Thanh tốn và trả
chứng từ gốc cho
khách
Nguồn: cơng ty TNHH Tiếp Vận Vận Tải Quốc Tế Võ Lương
10


Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng được cụ thể qua các bước
như sau: (hàng hóa được bên Forwader phụ trách đến khi hàng giao về kho của nhà nhập
khẩu)
a. Nhận chứng từ
Sau khi chốt lô hàng với khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ chuyển file chứng từ
hoặc in chứng từ cho bộ phận khai thác để kiểm tra thông tin.
b. Kiểm tra chứng từ
Bước 1: Kiểm tra kĩ các thông tin trên chứng từ: chứng từ của lô hàng sẽ được gửi
đến nhân viên bộ phận chứng từ để kiểm tra thông tin và lên tờ khai. Với lơ hàng đường
biển các chứng từ chính thường bao gồm:
- Hợp đồng thương mại (Sales contract): Số hợp đồng, ngày hợp đồng, phương thức
thanh toán, điều kiện thanh tốn, thơng tin mơ tả hàng hóa,...
- Hóa đơn thương mại INV (Commercial Invoice): Tên nhà xuất khẩu, số invoice, ngày
invoice, điều kiện thanh tốn, đơn giá hóa đơn, tên hàng, số lượng hàng hóa,...
- Chi tiết đóng gói hàng hóa PKL (Packing List): Trọng lượng, thể tích, cân, kiện,...
- Vận đơn đường hàng không AWB (Airway Bill): Số vận đơn, ngày vận đơn, tên
chuyến bay, ngày chuyến bay, địa điểm bốc hàng, địa điểm dỡ hàng,...
- Thông báo hàng đến AN (Arrival Notice): Thông tin trên giấy báo hàng đến bao gồm
ngày hàng về, địa điểm dỡ hàng, mã địa điểm lưu kho chờ thông quan dự kiến, số cân,
số kiện,...
Một số chứng từ khác khách hàng có thể gửi như: Giấy chứng nhận xuất xứ C/O
(Certificate of Origin), phiếu tiếp nhận, phiếu công bố, bảng phân loại hàng hóa,...

Bước 2: Kiểm tra số liệu giữa các chứng từ:
- Kiểm tra lại sự phù hợp, thông tin giữa các chứng từ, nếu có sự khơng khớp liên hệ
với khách hàng để xác nhận lại.
- Nếu bộ chứng từ thiếu hoặc chưa hợp lệ, nhân viên Ops báo với Sales để hoàn thiện
bộ chứng từ đầy đủ để lên từ khai hải quan.
Bước 3: Tra cứu mã HS cho hàng hóa:
- Với những hàng hóa mới cần tìm hiểu kĩ lưỡng thơng tin của tên hàng, cơng dụng,
tính chất, chất liệu, loại hàng,... để tra mã HS chính xác nhất.
- Với những hàng hóa đã từng làm thì tra xem mã HS hiện tại cịn phù hợp với hàng
đó nữa không.
c. Lên tờ khai hải quan

11


Bước 1: Lên tờ khai hải quan bằng phần mềm khai báo hải quan điện tử căn cứ vào
thông tin trên các chứng từ mà khách hàng gửi.
Bước 2: Kiểm tra lại tờ khai đặc biệt chú ý các thông tin không thể sửa trên tờ khai:
- Tên người xuất khẩu, địa chỉ, mã cơ quan hải quan, mã loại hình;
- Số cân, số kiện, số vận đơn, tên hàng;
- Cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, mã HS hàng hóa,...
Bước 3: Gửi tờ khai in thử cho khách hàng để kiểm tra lại thơng tin một lần nữa, nếu
có thơng tin gì cần sửa, bổ sung thì khai bổ sung thêm vào tờ khai.
Bước 4: Truyền tờ khai và nhận kết quả phân luồng. Bao gồm 3 luồng:
- Luồng xanh: In tờ khai, chờ nộp thuế, sau đó đến hải quan để làm tiếp các thủ tục
thơng quan hàng hóa.
- Luồng vàng: Phải mang bộ hồ sơ và tờ khai hải quan lên cho hải quan để kiểm tra.
Nhân viên hiện trường phải chủ động liên hệ với nhân viên chứng từ để có thể hiểu và
giải thích với hải quan.
- Luồng đỏ: Vừa kiểm tra hồ sơ, vừa kiểm hóa hàng, hỏi khách hàng về hàng hóa có

chuẩn chỉnh chưa, có đầy đủ thơng tin nhãn mác khơng, thơng tin hàng để có phương
pháp kiểm hóa thích hợp.
d. Thơng báo thuế
Sau khi có kết quả phân luồng hàng hóa, phải thông báo tiền thuế của lô hàng cho
khách hàng để khách chủ động nộp và gửi tờ khai đã phân luồng cho khách hàng.
e. Làm thủ tục thông quan
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm: Tờ khai hải quan điện tử, hóa đơn thương mại,
vận đơn, giấy đăng kí kiểm tra chun ngành, C/O (nếu có)
Bước 2: Mang bộ hồ sơ đến hải quan tiếp nhận để được phân công cán bộ kiểm tra hồ

Bước 3: Nộp hồ sơ tới người phân công kiểm tra hồ sơ
Bước 4: Hải quan tiếp nhận kiểm tra chứng từ:
- Nếu hồ sơ đầu đủ thì hải quan sẽ chấp nhận thơng quan cho hàng hóa
- Nếu hồ sơ thiếu hay có thơng tin cần bổ sung thì nhân viên hiện trường sẽ liên hệ văn
phòng để nhận được sự trợ giúp
- Nộp các khoản phí cần thiết
f. Làm thủ tục lấy hàng
Lấy lệnh giao hàng và nộp hộ khách các lệ phí (gửi hóa đơn cho khách sau), nhân
viên hiện trường tiến hành lấy hàng.
12


g. Giao lệnh cho xe
Nhân viên hiện trường bàn giao cho bộ phận xe chứng từ.
h. Lấy cước và hoàn ứng
- Sau khi giao hàng: liên hệ với nhà xe để lấy phơi phiếu, đổi hóa đơn hạ.
- Sau khi lấy cước, nhân viên hiện trường làm phiếu hoàn ứng và thanh tốn với cơng
ty.
k. Trả kết quả kiểm tra chun ngành (nếu có)
Trong một số trường hợp thì hàng cần kiểm tra chuyên ngành, khi đó nhân viên bộ

phận Ops sẽ phải theo dõi tiến độ hoàn thành giấy kiểm tra chất lượng. Sau khi có giấy
kiểm tra chất lượng, nộp cho hải quan để thông quan tờ khai và gửi chứng từ gốc cho
khách hàng.
Các bước trong toàn bộ quy trình đều đóng vài trị quan trọng trong hoạt động giao
nhận hàng hóa bằng đường biển, các bộ phận trong tồn bộ cơng ty đóng vai trị quan
trọng và có sự liên kết chặt chẽ với nhau để hồn thiện quy trình, bất cứ sai sót trong
bước nào đều gây ảnh hưởng đến quá trình giao nhận hàng bằng đường biển.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
a. Nguồn nhân lực
Đây là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến quá trình giao nhận, năng suất và sự thành
cơng của cơng ty. Vì vậy, cơng ty cung cấp dịch vụ giao nhận địi hỏi các đội ngũ nhân
viên phải có trình độ cao về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu luật pháp, có kiến thức
sâu rộng và có sự nhạy bén trong công việc, thái độ và cư xử một cách khéo léo. Khách
hàng chỉ sẵn sàng hợp tác lâu dài khi mà họ cảm thấy hài lòng và tin tưởng vào chất
lượng dịch vụ công ty mang lại. Nhân viên nên cập nhật rõ ràng thời gian giao hàng, chi
phí dịch vụ phát sinh và thông tin trạng thái của lô hàng để khách hàng ln nắm rõ
được tình hình.
b. Cơ chế quản lý
Một doanh nghiệp cần phải có có một cơ chế quản lý, lãnh đạo hoàn chỉnh để tổ
chức phân cấp phân công phù hợp tối ưu. Nếu cơ chế quản lý cồng kềnh thì sẽ gây rất
nhiều khó khăn cho cho họat động giao nhận bởi thời gian kể từ khi trình lên cấp trên
chờ phê duyệt hoặc từ cấp trên gửi xuống khá dài do phải thông qua nhiều cấp bậc.
Chính vì vậy rất dễ bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh; thơng tin liên lạc thì thiếu độ chính
xác, làm sai lệch hướng nhận định dẫn tới việc giải quyết sai.
c. Nguồn lực tài chính
13



Nguồn tài chính là yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định khả năng sản xuất
kinh doanh, đồng thời là chỉ tiêu để đánh giá vể quy mô doanh nghiệp. Nguồn lực tài
chính khơng chỉ gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp mà còn bao
gồm các khoản vay và thu nhập trong tương lai. Ngồi việc sử dụng tài chính để nâng
cấp trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho đơn vị kinh doanh, dịch vụ giao nhận hàng
hoá quốc tế mà cịn phải dùng trong q trình thực hiện các dịch vụ như ứng trước tiền
thuê tàu, tiền làm thủ tục hải quan, nộp thu xuất nhập khẩu,... nên nếu khơng có nguồn
lực tài chính hoặc tài chính yếu sẽ gây rất nhiều khó khăn trong q trình kinh doanh.
Tiềm lực về tài chính mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình, mở
rộng thị trường, tăng thị phần của doanh nghiệp.
d. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất, hoạt động giao nhận hàng hóa của cơng ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một công
ty cung cấp dịch vụ giao nhận bao gồm: hệ thống kho bãi, số lượng xe vận chuyển và
các loại xe chuyên dụng, trang thiết bị nâng đỡ, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại
như hệ thống máy tính kết nối mạng internet, phương tiện viễn thông quốc tế,…. Dịch
vụ giao nhận hàng hố quốc tế địi hỏi người kinh doanh phải có một khối lượng cơ sở
vật chất nhất định để áp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng. Khi có
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại mới giúp cho công ty cung cấp dịch vụ giao nhận có thể
chủ động, cạnh tranh được trên thị trường và áp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng. Bên cạnh đó, việc có cơ sở vật chất hiện đại, kết hợp cùng với khả năng
quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa tốt thì sẽ tiết kiệm được chi phí, giá thành giảm,
chất lượng dịch vụ tốt từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng.
e. Mức độ uy tín của cơng ty
Mức độ uy tín của cơng ty được thể hiện ở niềm tin của khách hàng đối với công
ty, thể hiện ở mức độ quay lại sử dụng dịch vụ giao nhận mà cơng ty cung cấp. Một
cơng ty có dịch vụ giao nhận tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng mới và ln ln
duy trì được khách hàng cũ sử dụng dịch vụ của mình. Vì vậy, sự uy tín của cơng ty là
yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của một công ty.
f. Chiến lược kinh doanh của công ty

Chiến lược kinh doanh là mục tiêu hoạt động dài hạn của công ty. Việc đưa ra
những chiến lược nhanh đúng đắn sáng suốt, bắt kịp thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp
phát triển một cách ổn định và bền vững. Ngược lại, nếu chiến lược thiếu đúng đắn,
nóng vội sẽ làm cho doanh nghiệp bị thụt lùi và khơng thu được lợi nhuận, thậm chí là
thua lỗ.
g. Khả năng liên kết với các tổ chức liên quan
14


Khả năng liên kết với các tổ chức liên quan là một yếu tố vô cùng quan trọng để
dẫn đến thành công của doanh nghiệp. Việc liên kết sẽ giúp tạo ra những liên minh, giúp
cho các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội trên thị trường. Chẳng hạn, doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ giao nhận bằng đường biển thì cần phải có mối liên kết tốt với hãng
tàu lớn để có thể có được mức giá tốt, hay doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận
muốn tăng doanh thu thì phải có liên kết tốt với khách hàng của mình. Sự liên kết với
các: cơ quan hải quan, hãng tàu, các đơn vị vận tải, các tổ chức xếp dỡ lô hàng, các
khách hàng, đại lý,… sẽ đẩy nhanh được q trình xử lý lơ hàng được nhanh chóng,
giảm thời gian giao hàng và chi phí, tăng doanh thu.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
a. Mơi trường chính trị - pháp luật:
Mơi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bất kỳ
doanh nghiệp nào, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Mơi
trường chính trị ổn định giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng phát triển. Một hệ thống
pháp luật hồn thiện, khơng thiên vị, rõ ràng, nhất quán tạo cơ sở hoạt động giao nhận
hàng hóa nhập khẩu diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao
nhận được cạnh tranh một cách bình đẳng. Mức độ hồn thiện, sự thay đổi và thực thi
pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển chịu tác động của môi
trường kinh tế quốc tế . Các yếu tố về mặt kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng và tình hình lạm phát…. Những biển động
của nền kinh tế thế giới tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động giao
nhận. Khi mà hoạt động ngoại thương càng ngày càng phát triển, cùng theo đó là nhu
cầu về hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao, đây là cơ hội để các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ giao nhận mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
c. Các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ giao nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường biển. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông
vận tải, hệ thống cảng biển và tàu biển, các trang thiết bị khai thác hàng hóa và hệ thống
thơng tin liên lạc. Các nhân tố này sẽ tăng cường hoặc hạn chế các hoạt động giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận. Để
giao được hàng đến kho của chủ hàng thì giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển phải kết hợp với các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường thủy nội địa
15


và đường sắt. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở hạ tầng của Việt Nam cịn nhiều hạn chế, phát
triển khơng đồng đều, có những chiếc cầu thì khơng chịu được trọng tải lớn, đặc biệt là
các loại hàng siêu trường, siêu trọng. Các cửa khẩu lớn xuất hiện tình trạng tắc nghẽn
nghiêm trọng. Điều này ảnh hường không nhỏ đến quá trình giao nhận logistics tại thị
trường Việt Nam. Vì vậy cơ sở hạ tầng được cần đảm bảo, nâng cấp thường xuyên sẽ
góp phần nâng hiệu quả dịch vụ giao nhận, ngược lại nếu điều kiện về cơ sở vật chất kỹ
thuật kém sẽ dẫn đến sự chờ đợi làm tăng thời gian vận chuyển, thời gian giao hàng, làm
tăng chi phí phát sinh.
d. Yếu tố tự nhiên:
Trong dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển, yếu tố tự nhiên ảnh hưởng
lớn đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển. Khi gặp thời tiết xấu
thì các hãng tàu cần phải thay đổi lịch trình của của tàu, đặc biệt là trong quá trình di

chuyển nếu tàu gặp phải tình trạng thời tiết xấu, đâm phải đá ngầm,… thì có thể ảnh
hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hóa, có thể gây ra thiệt hại về
người và của, hoặc làm chậm trễ thời gian giao hàng gây ra thiệt hại về kinh tế cho các
bên liên quan. Chính vì vậy, để đảm bảo an tồn trong q trình vận chuyển thì cần phải
xem xét, dự báo và dự phịng các phương án ảnh hưởng của thiên nhiên.
e. Yếu tố khách hàng:
Việc khách hàng vận chuyển mặt hàng nào, khối lượng bao nhiêu, địa điểm ở đâu,
thời hạn giao nhận hàng trong hợp đồng,…, tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình
giao nhận của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, mặc dù thống nhất thời gian giao
nhận, khối lượng, yêu cầu bảo quản, loại hàng,… nhưng do những lý do khác nhau mà
khách hàng có thể thay đổi một số điều khoản của hợp đồng, do đó phải thay đổi kế
hoạch ban đầu. Điều này không những làm tăng thêm thời gian giao hàng mà còn làm
tăng thêm chi phí, gây khó khăn cho bên giao nhận hàng hóa.
f. Tính chất lơ hàng:
Với mỗi lơ hàng thì bao gồm: chủng loại, khối lượng, tính chất, yêu cầu bảo quản
trong vận chuyển và xếp dỡ. Các lô hàng khác nhau thì sẽ có lựa chọn địa điểm thu gom
hoặc giao trả, xếp dỡ khác nhau. Có những loại hàng hóa không yêu cầu phải điều kiện
bảo quản đặc biệt nhưng có những loại hàng hóa yêu cầu điều kiện bảo quản riêng. Tùy
vào loại hàng hóa và đặc tính của nó để đưa ra những phương án vận chuyển và bảo
quản sao cho đúng cách, tránh làm hư hỏng hay đổ vỡ, biến dạng hàng hóa.
g. Mức độ cạnh tranh:
Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận ngày càng trở lên gay gắt vì các doanh
nghiệp tham gia vào thị trường này không cần vốn đầu tư lớn nhưng lợi nhuận lại cao.
16


×