Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Chuyên ngành kinh tế đối ngoại hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty cổ phần kinh doanh quốc tế fingroup

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 85 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

QCH MINH BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

TÊN ĐỀ TÀI
HOÀN THIỆN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
ĐƯỜNG BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ
FINGROUP

Hà Nội, năm 2022


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn : TS TRỊNH TÙNG
Sinh viên thực hiện : QCH MINH BÌNH
Mã sinh viên : 5093106218
Khóa : 9


Ngành : Kinh tế quốc tế
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại

Hà Nội, năm 2022

ii


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài khóa luận đề tài “Hồn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường bộ tại Công ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup” là kết
quả nghiên cứu trung thực, chưa từng được công bố trên các phương tiện khác. Tất
cả những số liệu cũng như thông tin đều được tổng hợp và phân tích từ dữ liệu của
Cơng ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup.
Bài khóa luận được xây dựng và hoàn thành dựa trên những kiến thức đã học
và tích lũy được trong suốt q trình học tập tại Học viện Chính sách và Phát triển
cũng như qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup
Em xin chịu trách nhiệm với những lời cam kết trên của mình.
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2022
Sinh viên thực hiện

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô khoa Kinh
tế quốc tế nói riêng và tồn thể những thầy cơ trong Học viện Chính sách và Phát
triển nói chung đã hỗ trợ, quan tâm, tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong quá
trình học tập tại trường cũng như dạy cho em rất nhiều kinh nghiệm sống quý báu.
Đặc biệt hơn, trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện bài khóa luận này,

với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến thầy Trịnh Tùng. Nhờ vốn kiến thức
quý báu cùng sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy đã giúp em có thể hồn thành
khóa luận một cách hoàn thiện và đầy đủ nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Loan – leader team phịng kinh doanh
cơng ty Kinh doanh quốc tế Fingroup đã rất nhiệt tình theo sát, hướng dẫn và đào tạo
em trong q trình thực tập tại cơng ty. Bên cạnh đó, em xin chân thành bày tỏ sự biết
ơn của mình tới tồn bộ các bạn, các anh chị tại công ty cổ phần Kinh doanh quốc tế
Fingroup đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho em có thể hồn thành kì thực tập tốt nhất để
có thể hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin kính chúc q thầy cơ giáo tại Học viện Chính sách và Phát triển mạnh
khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp. Kinh chúc Công ty cổ phần
Kinh doanh quốc tế Fingroup ngày càng phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2022
Sinh viên thực hiện

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG .................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................2

3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
5. Kết cấu của đề tài ......................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BỘ ...........................................................................4
1.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa ..............................................4
1.1.1 Khái niệm về giao nhận vận tải và dịch vụ giao nhận ......................4
1.1.2 Khái niệm về người giao nhận ..........................................................4
1.1.3 Các hình thức của giao nhận hàng hóa .............................................5
1.1.4 Đặc điểm và vai trị của dịch vụ giao nhận hàng hóa .......................7
1.1.5 Quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm của người giao nhận ...................9
1.2 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ ..11
1.2.1 Một số nội dung liên quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
đường bộ ...........................................................................................................11
1.2.2 Những ưu - nhược điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường bộ ..12
1.2.3 Quy trình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
..........................................................................................................................12

iii


1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường bộ. .....................................................................................................14
1.3.1 Về thời gian.....................................................................................14
1.3.2 Về độ an toàn ..................................................................................15
1.3.3 Về giá cả .........................................................................................15
1.3.4 Về chất lượng và tính linh hoạt của dịch vụ ...................................15
1.3.5 Dịch vụ chăm sóc khách hàng ........................................................15
1.4 Một số nhân tố tác động tới dịch vụ giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp
...............................................................................................................................16

1.4.1 Nhân tố chủ quan ............................................................................16
1.4.2 Nhân tố khách quan ........................................................................17
Chương 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC
TẾ FINGROUP .......................................................................................................19
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup .....19
2.1.1 Một số thông tin khái quát và quá trình hình thành phát triển .......19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban ..................20
2.1.3 Một số loại hình dịch vụ cơng ty đang cung cấp ............................22
2.1.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .......................28
2.1.5 Đối thủ cạnh tranh của công ty .......................................................30
2.2 Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ tại Công
ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup ..............................................................32
2.2.1 Tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ tại
Cơng ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup................................................32
2.2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ của Công ty Cổ
phần Kinh doanh quốc tế Fingroup ..................................................................41
2.3 Vận dụng một số chỉ tiêu đánh giá về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu đường bộ của Công ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup ....................44
2.3.1 Đánh giá về tiêu chí thời gian .........................................................44
2.3.2 Đánh giá về tiêu chí độ an tồn ......................................................45
2.3.3 Đánh giá về giá cả dịch vụ ..............................................................46
iv


2.3.4 Đánh giá về chất lượng và tính linh hoạt của dịch vụ ....................47
2.3.5 Đánh giá về dịch vụ chăm sóc khách hàng .....................................48
2.3.6 Đánh giá về quy mơ, số lượng dịch vụ ...........................................48
2.4 Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Cơng ty cổ phần
Kinh doanh quốc tế Fingroup ...............................................................................49

2.4.1 Thành tựu ........................................................................................49
2.4.2 Tồn tại, hạn chế...............................................................................50
2.4.3 Nguyên nhân ...................................................................................53
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HĨA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BỘ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH
QUỐC TẾ FINGROUP ..........................................................................................57
3.1 Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ ở
Việt Nam ...............................................................................................................57
3.1.1 Cơ hội..............................................................................................57
3.1.2 Thách thức ......................................................................................58
3.2 Định hướng và mục tiêu công ty trong thời gian tới ..............................60
3.2.1 Định hướng dịch vụ giao nhận đường bộ của công ty trong thời gian
tới ......................................................................................................................60
3.2.2 Về mục tiêu trong thời gian tới .......................................................61
3.3 Giải pháp hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
bộ tại công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup ............................................62
3.4 Một số kiến nghị với nhà nước và các cơ quan chức năng ....................65
KẾT LUẬN .....................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................69
PHỤ LỤC ........................................................................................................70

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt

Giải thích tiếng Anh


Giải thích tiếng Việt

FIATA

International
Federation
of Liên đồn các hiệp hội giao nhận
Freight Forwarders Associations quốc tế

MSDS

Material Safety Data Sheet

Bảng chỉ dẫn an tồn hóa chất

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

KPI

Key Performance Indicator

OPS

Operations

Nhân viên giao nhận hiện trường


C/S

Customer Service

Chăm sóc khách hàng

FIN

FINLOGISTICS

VAT

Value – Added Tax

Thuế giá trị gia tăng

Certificate of origin form E

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa từ Trung Quốc theo hiệp định
ACFTA (Asean – Trung Quốc)

FTL

Full truckload

Vận chuyển hàng nguyên xe, đầy
xe


LTL

Less than truckload

Vận chuyển hàng ghép lô vào xe

FOB

Free on board

Điều kiện Incoterm

AWB

Airway Bill

Vận đơn hàng không

Certificate of origin

Certificate of origin

CO form
E

C/O

Chỉ số đánh giá hiệu quả công
việc


Công ty cổ phần Kinh doanh
quốc tế Fingroup

SALE
ACFTA

VLA

Nhân viên kinh doanh
ASEAN-China Free Trade Area
Vietnam Logistics
Association

Hiệp định thương mại được kí kết
giữa các quốc gia ASEAN và
Trung Quốc.

Bussines Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
Logistics Việt Nam

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
TÊN HÌNH VẼ

STT

TRANG


1

Hình 2.1: Logo Cơng ty TNHH Vận tải Bách Việt

31

2

Hình 2.2: Cơng ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương Mại Eureka

32

3

Hình 2.3: Tạo đơn kiểm tra giá hàng gom lẻ

33

Hình 2.4: Gửi mail kiểm tra cước hàng ngun xe cùng các biểu
4

phí khác

35

5

Hình 2.5: Các kiện hàng được đóng gói kĩ trước khi vận chuyển

46


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG
STT TÊN SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG
TRANG
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phịng
1
20
ban
2

Sơ đồ 2.2: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ

41

3

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai
đoạn 2019 – 2021

29

4

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu hàng hóa giao nhận của hàng
nguyên xe và hàng ghép xe

36


5

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ cơ cấu hàng hóa giao nhận của hàng gom
lẻ và hàng gom lô

37

6

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ cơ cấu khách hàng của công ty

38

7

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tỷ trọng chiều dài các loại đường bộ trong
tổng hệ thống đường bộ Việt Nam

56

8

Bảng 2.1: So sánh giữa dịch vụ gom hàng lẻ và gom hàng lô

23

9

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn

2019 – 2021

28

10

Bảng 2.3: Bảng giá cước hàng gom lô

34

11

Bảng 2.4: Cơ cấu các mặt hàng nhập của hàng ghép xe

39

12

Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng nhập của hàng nguyên xe

40

13

Bảng 2.6: Thời gian giao hàng của một số đơn vị vận chuyển

44

viii



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang phát triển theo hướng “đa dạng hóa,
tồn cầu hóa”, thì các hoạt động xuất nhập khẩu càng được mở rộng và phát triển
hơn. Đặc biệt là ngành logistics cũng theo đó mà phát triển theo, với những sự thay
đổi to lớn như công nghệ mới, thị trường mới, nhu cầu khách hàng đa dạng và có
nhiều doanh nghiệp cạnh tranh hơn. Logistics là một mắt xích quan trọng của nền
kinh tế, giúp hàng hóa tới tay người tiêu dùng kịp thời và tiết kiệm chi phí, đóng vai
trị quan trọng trong chuỗi tiêu dùng tồn cầu.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển logistics rất lớn, theo Ngân
hàng thế giới, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng
thứ 4 trong khu vực ASEAN chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Được đánh
giá là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng ổn định và phát triển nhất của Việt
Nam với tốc độ phát triển hàng năm từ 14% - 16%, đây là minh chứng rõ ràng nhất
cho sự phát triển của ngành logistics
Ngành logistics nổi lên và phát triển tại Việt Nam như một ngành điểm, tuy bề
dày lịch sử không như các ngành nghề khác, tuy nhiên nó vẫn phát triển ngày càng
mạnh mẽ. Các doanh nghiệp logistics xuất hiện ngày một nhiều, chứng tỏ Việt Nam
đang là một quốc gia có tiềm năng về logistics. Nhiều công ty logistics, đa dạng các
loại dịch vụ, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng và các doanh nghiệp.
Nắm bắt được những cơ hội trong ngành logistics Việt Nam, Công ty cổ phần
Kinh doanh quốc tế Fingroup đã được thành lập với sứ mệnh đóng góp năng lực của
mình vào sự phát triển của ngành logistics nói chung. Cơng ty cung cấp dịch vụ giao
nhận hàng hóa quốc tế chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc, trải qua 5 năm hoạt
động độc lập, công ty đã dần khẳng định mình trên thị trường vận tải giao nhận này,
hiện tại cơng ty có hai chi nhánh chính tại Việt Nam ở Hà Nội và Hồ Chí Minh và hai
chi nhánh phụ tại Hải Phịng và Lạng Sơn, cùng đội ngũ nhân sự trẻ, linh hoạt và kinh
nghiệm cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại.
Tuy nhiên để tồn tại và phát triển hơn thì cơng ty cần phải có cái nhìn khách

quan về những dịch vụ của mình và cải thiện, ngồi những thuận lợi có được, cơng
ty hiện nay cũng đang đối diện với nhiều thách thức trong việc cải thiện dịch vụ giao
nhận hàng hóa để đạt được hiệu quả tối đa nhằm mang lại lợi nhuận và quy mô, thị
phần công ty được mở rộng hơn. Trong suốt 5 năm tách ra và hoạt động độc lập, công
ty Cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup đã và đang hoạt động như thế nào? Những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cơng ty là gì? Và trong tương lai, công
1


ty sẽ có những giải pháp như thế nào để phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa của
mình? Từ những câu hỏi và vấn đề đó, em đã lựa chọn đề tài “Hồn thiện dịch vụ
giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ tại Công ty cổ phần Kinh doanh quốc
tế Fingroup” nhằm đưa ra câu trả lời cho những vấn đề nêu trên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
đường bộ của Cơng ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng thực hiện dịch vụ giao nhận hàng
hóa nhập khẩu đường bộ của Cơng ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup trong
giai đoạn từ năm 2019 – 2021
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ của Công
ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup trên hệ thống các tiêu chí, từ đó thấy được
các thành tựu đã đạt được và các hạn chế cần khắc phục. Cuối cùng đưa ra giải pháp
để Công ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup hoàn thiện tốt hơn dịch vụ giao
nhận hàng hóa bằng đường bộ của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với việc sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá quy trình, hoạt động
giao nhận hàng hóa nhập khẩu của cơng ty, kết hợp với các phương pháp như thống
kê, so sánh, phân tích để xác định, đánh giá thực trạng, quy trình giao nhận hàng hóa
nhập khẩu đường bộ của cơng ty.

Về dữ liệu thứ cấp
Chủ yếu sẽ thu thập dữ liệu ở ba nguồn chính là:
Dữ liệu tại thư viện và thư viện số tại trường Học viện Chính sách và Phát triển:
gồm các giáo trình, luận văn về đề tài giao nhận vận tải, hoạt động giao nhận, vận tải
đường bộ.
Dữ liệu từ việc tìm kiếm trên internet: gồm các trang web về vận tải quốc tế,
xuất nhập khẩu hàng hóa, quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, các
văn bản luật và nghị định được Quốc Hội, Chính phủ ban hành.
Tài liệu tổng quan về công ty, cơ cấu nhân sự và các báo cáo về kết quả hoạt
động kinh doanh của Công ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup trong các năm
và khoảng thời gian gần đây (2019 – 2021)
Dữ liệu sơ cấp:

2


Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các phương pháp như quan sát, việc quan
sát được thực hiện trong thời gian thực tập. Quan sát các hoạt động kinh doanh ngày
thường ở doanh nghiệp, cách các phòng ban tương tác và làm việc với nhau.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung của bài khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường
bộ
Chương 2: Thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
tại Công ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup
Chương 3: Giải pháp hồn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường bộ tại Công ty cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup

3



Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BỘ
1.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa
1.1.1 Khái niệm về giao nhận vận tải và dịch vụ giao nhận
Vận chuyển hàng hóa quốc tế là một bộ phận cấu thành quan trọng của buôn
bán quốc tế, đây là một bước quan trọng trong q trình lưu thơng nhằm đưa hàng
hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Giao nhận giúp đưa hàng hóa từ nơi người gửi
hàng đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)
Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) có định nghĩa như sau: “Dịch
vụ giao nhận (Freight forwarding) là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển,
gom hàng, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay
có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểu,
thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”
Cịn theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì “Giao nhận hàng hóa là
hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ
người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và dịch vụ
khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc người giao nhận khác”
Tổng kết lại, ta có thể hiểu giao nhận là tổng hợp của những công việc, nghiệp
vụ khác nhau liên quan đến q trình vận chuyển, lưu thơng hàng hóa, nhằm thực
hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi người gửi hàng tới nơi người nhận hàng. Dịch
vụ giao nhận là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi làm các thủ tục
giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác
của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác gọi chung là
khách hàng.
1.1.2 Khái niệm về người giao nhận
Trong thương mại quốc tế, việc hàng hóa được vận chuyển từ người bán tới
người mua, từ người gửi hàng đến người nhận hàng thường phải trải qua ít nhất từ

một tới vài phương thức vận tải như vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không
v..v..v cùng rất nhiều các thủ tục như thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan và rất
nhiều các thủ tục khác tại quốc gia nhập/xuất khẩu. Do đó người giao nhận với nhiệm
vụ thu xếp và giải quyết tất cả những vấn đề về thủ tục cùng các phương thức vận tải
nhằm lưu thơng hàng hóa giữa các quốc gia thuận lợi và giảm thiểu tối đa chi phí rủi
ro.
4


Theo quy tắc mẫu của FIATA định nghĩa: “Người giao nhận là người lo toan để
hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người
ủy thác mà bản thân anh ta không phải người chuyên chở”
Theo điều 233 – Mục 4 (Dịch vụ logistics) của Luật Thương mại 2005 của Việt
Nam thì người giao nhận (thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics) nêu lên:
“Thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến
hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Người giao nhận thường tiến hành các cơng việc như: Chuẩn bị hàng hóa để
chun chở, tổ chức chuyên chở hàng hóa, tổ chức xếp dỡ hàng hóa, làm tư vấn cho
chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa, ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên
chở, thuê tàu, lưu cước, làm các thủ tục gửi hàng nhận hàng, thủ tục hải quan. Mua
bảo hiểm cho hàng hóa, lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận
hàng, thanh tốn thu đổi ngoại tệ, nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở
và người nhận, lưu kho bảo quản hàng hóa, nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết
liên quan đến hàng hóa, thanh tốn cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, thơng
báo tình hình lộ trình của các phương tiện vận tải, cung cấp các dịch vụ đa phương
thức.
1.1.3 Các hình thức của giao nhận hàng hóa
Giao nhận hàng hóa được coi là một phần của hoạt động logistics, với lịch sử

hơn 50 năm hình thành và phát triển, dịch vụ giao nhận vận tải ngày càng mở rộng
với nhiều loại hình dịch vụ trong nó, phân hóa thành nhiều nhóm loại hình khác nhau.
Ta có thể phân loại giao nhận vận tải thành các loại dưới đây:
Phân loại theo phương thức vận tải, giao nhận vận tải có nhiều phương thức
dựa trên đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng và tính chất hàng hóa. Vận
chuyển một lơ hàng có thể sử dụng vận tải đơn phương thức (vận tải trên một phương
tiện suốt hành trình) hay vận tải đa phương thức (vận tải trên nhiều phương thức suốt
hành trình). Ta có:
Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển hàng hóa trên đất liền bằng các
phương tiện như xe máy, ô tô, xe tải, xe đầu kéo tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là xe
tải. Hàng hóa có thể là hàng rời hoặc hàng được đóng trong container. Vận tải đường
bộ được đánh giá là hiệu quả và linh hoạt, đặc biệt vận chuyển hàng hóa hiệu quả ở
cự li ngắn và trung bình. Hàng hóa vận chuyển đường bộ sẽ vận chuyển được nhiều
loại hàng, tiết kiệm được thời gian và giá cước thấp hơn so với các loại vận tải khác.
5


Tuy nhiên khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển còn hạn chế so với đường
biển và đường sắt
Vận tải đường sắt là phương thức vận chuyển bằng tàu hỏa, tàu điện ngầm hoặc
tàu cao tốc, phổ biến vẫn là tàu hỏa. Đối với việc giao nhận hàng hóa bằng đường sắt,
chi phí sẽ cực kì tối ưu, giá cước thấp hơn nhiều so với đường bộ, đối với nhiều khung
khối lượng và chủng loại hàng hóa, đặc biệt như tuyến vận chuyển đường dài Bắc –
Nam, giá cước cũng ít biến động. Vận chuyển được khối lượng hàng nặng lớn trên
những tuyến đường xa, tuy nhiên không linh hoạt về thời gian vận chuyển do tàu luôn
chạy theo lịch trình cố định. Phương thức vận tải đường sắt chỉ hoạt động trên địa
phận có sẵn hệ thống đường ray cố đinh, do đó khơng linh hoạt trong q trình vận
chuyển và phải kết hợp với các phương thức vận tải khác.
Vận tải đường thủy là phương thức gồm vận tải đường sơng, biển, sơng pha biển
hàng hóa thường được vận tải bằng tàu thủy. Tuyến đường vận chuyển trong vận tải

đường thủy thường thơng thống và thoải mái hơn so với đường bộ, có thể vận chuyển
được nhiều hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn, đường thủy cũng là một trong
những phương thức vận tải có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất. Vận tải
đường thủy được xem là ưu tiên hàng đầu khi vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia
với nhau. Chi phí vận chuyển đường thủy cao hơn so với đường bộ và khi muốn vận
chuyển tới nơi người nhận hàng phải kết hợp với phương thức vận tải khác.
Vận tải đường hàng khơng là hình thức vận tải hàng hóa được vận chuyển bằng
máy bay khi khoảng cách lớn và hàng hóa cần gấp. Điểm tối ưu của vận tải đường
hàng khơng là thời gian song chi phí vận chuyển của phương thức này khá đắt đỏ.
Khối lượng trọng lượng chở hàng bị hạn chế, không phù hợp với hàng hóa cồng kềnh,
hàng hóa có khối lượng lớn hoặc hàng hóa có giá trị thấp. Đường hàng khơng thủ tục
hải quan cũng khá phức tạp và tốn thời gian.
Vận tải đường ống là hình thức giao nhận vận tải có tính chất đặc thù áp dụng
với các loại hàng hóa dạng lỏng như xăng đầu, dầu mỏ khí đốt. Đó là q trình vận
chuyển hàng hóa liên tục đi qua nhiều địa hình bằng cách sử dụng các đường ống nối
với nhau. Hình thức này khá ít sử dụng và ít phổ biến.
Phân loại theo loại hình hàng hóa
Giao nhận hàng đóng ghép là hàng lẻ khơng đủ một container, thương nhân
cung cấp dịch vụ giao nhận sẽ thu gom các khối hàng lẻ để đóng chung vào một
container và vận chuyển, hình thức này phù hợp với những khách hàng đi số lượng
nhỏ lẻ, có nhu cầu ghép hàng với các khách hàng khác.

6


Giao nhận hàng siêu trường siêu trọng là vận chuyển loại hàng hóa có kích
thước khối lượng vơ cùng lớn, trọng lượng trên 32 tấn theo quy định của thông tư số
46/2015/TT – BGTVT, và đặc điểm là không thể tháo rời. Trên thực thế các mặt hàng
khơng có khả năng tháo rời để vận chuyển có tổng trọng lượng trên 20 tấn đều đã
được xem như là hàng siêu trường siêu trọng

Giao nhận hàng nguy hiểm thông thường là các loại mặt hàng thuộc danh mục
hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.
Một số mặt hàng nguy hiểm như keo dán cơng nghiệp, hàng có pin, nam châm, loa
và hàng dễ cháy nổ, những loại hàng này khi vận chuyển cần có giấy xác thực hàng
hóa như MSDS và Safe Transport v..v..v
Giao nhận hàng dễ hư hỏng là hàng hóa dễ vỡ nát hay bảo quản khó ở nhiệt độ
thơng thường.
Ngồi ra, giao nhận hàng hóa phân loại theo tính chất hàng có có hàng súc vật,
hàng thực phẩm, hàng có giá trị lớn v…v…v. Mỗi loại đều có những đặc điểm đặc
thù riêng và cần có yêu cầu riêng khi vận chuyển.
Phân loại theo phạm vi hoạt động
Vận tải nội địa: Loại hình vận tải trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm
đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước.
Vận tải quốc tế: Loại hình vận tải vượt qua phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ,
đáp ứng vận tải hàng hóa ra nước ngồi. Vận tải quốc tế bao gồm:
Vận tải quốc tế trực tiếp: Hàng hóa hoặc con người sẽ được vận tải trực tiếp
giữa hai hay nhiều quốc gia có chung biên giới hoặc vùng biển quốc tế.
Vận tải quốc tế quá cảnh: Hàng hóa hoặc con người sẽ được vận tải qua lãnh
thổ của một hay nhiều nước thứ ba khi đến điểm đích cuối cùng
1.1.4 Đặc điểm và vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa
Đặc điểm của hoạt động giao nhận
Hoạt động giao nhận không tạo ra sản phẩm vật chất: Giao nhận là hoạt động
có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp về thay đổi vị trí về mặt khơng gian của hàng hóa,
khơng làm thay đổi bản chất của loại hàng hóa, đây là đặc điểm dễ nhận thấy và đặc
trưng vì bản chất giao nhận là dịch vụ.
Hoạt động giao nhận là hoạt động có tính thời vụ: Thương mại và vận tải ln
gắn liền với nhau, đó cũng là mối quan hệ giữa giao nhận vận tải và hoạt động xuất
nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động mang tính thời vụ, sản lượng và
giá trị xuất nhập khẩu thay đổi theo mùa kinh doanh nên hoạt động giao nhận cũng
chịu ảnh hưởng từ đặc điểm này của xuất nhập khẩu.

7


Hoạt động giao nhận có tính thụ động: Hoạt động giao nhận phục vụ cho nhu
cầu vận tải hảng hóa của khách hàng, nên chịu ảnh hưởng chính và cịn tùy thuộc vào
nhu cầu của khách hàng, có một lượng khách hàng ổn định và quy mô tương đối lớn,
thường xuyên có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và sử dụng các dịch vụ được cung
cấp là mục tiêu chung cũng như sẽ tạo ra ưu thế cho các doanh nghiệp giao nhận; bên
cạnh sự phụ thuộc vào nguồn khách hàng thì hoạt động giao nhận cịn chịu sự ảnh
hưởng ít nhiều từ các quy định và mối quan hệ với người vận chuyển, các ràng buộc
khác nhau về pháp luật, một số quy định riêng biệt của nước người xuất khẩu, nhập
khẩu, nước thứ ba...
Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao
nhận: Các nước lớn trên thế giới đều có lịch sử phát triển khá dài và nhiều thành tựu
nổi bật về ngành giao nhận vận tải, với việc xây dựng, trang bị cơ sở vật chất khang
trang và đáp ứng nhu cầu cao về cả quy mô lẫn chất lượng dịch vụ của khách hàng.
Đồng thời trình độ kỹ thuật cũng như chuyên môn của đội ngũ nhân lực được xây
dựng tốt từ cơ bản tới chuyên sâu cũng góp phần vào tính chun mơn hóa ngày càng
cao của công việc. Ở Việt Nam tuy những năm gần đây cũng có nhiều bước tiến mới
về giao nhận vận tải, nhưng so với nhiều quốc gia trên thế giới thì nền tảng và sự phát
triển ngành của nước ta vẫn còn non trẻ, nhiều tiềm lực chưa được khai phá, chúng ta
vẫn còn chặng đường dài để mở rộng và đưa ngành giao nhận vận tải đi lên một cách
bền vững. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc quy hoạch và xây dựng cũng như
nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng đang còn nhiều bất cập ở nước ta, bên cạnh
đó việc tập trung chú trọng và đầu tư vào chất xám, vào nhân lực cũng vô cùng quan
trọng khi muốn tạo ra một lực lượng giỏi và có khả năng đảm bảo cơng việc tiến hành
nhanh chóng, hiệu quả.
Vai trị của dịch vụ giao nhận hàng hóa
Trước đây việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có thể do bên xuất khẩu hay
bên nhập khẩu đứng ra đảm nhiệm và tiến hành, tuy nhiên việc tồn cầu hóa diễn ra

ngày nhanh, thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển, do đó dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ra đời và ngày càng phát triển, nhiều dịch vụ đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế đóng
một vai trị cực kì quan trọng.
Giao nhận hàng hóa tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thơng nhanh chóng,
cải thiện vấn đề an tồn và tiết kiệm, không cần sự hiện diện quá nhiều của bên xuất
khẩu hay bên nhập khẩu quá trình lưu thơng hàng hóa vẫn diễn ra trơn tru. Hơn nữa
giao nhận giúp góp phần mở rộng thị trường bn bán quốc tế, các nhà sản xuất có
nhu cầu mở rộng thị trường của mình cần sự hỗ trợ của dịch vụ giao nhận hàng hóa.
8


Lúc này dịch vụ giao nhận hàng hóa như cầu nối vận chuyển hàng hóa tới các thị
trường mới, doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình nhanh và mạnh hơn.
Đối với mối quan hệ giữa vận tải và các ngành sản xuất khác dùng để đánh giá
trình độ phát triển kinh tế là thơng qua số lượng hàng hóa được vận chuyển. Chỉ số
này càng lớn đồng nghĩa với việc sản xuất đang ngày càng tăng lên, số lượng hàng
hóa đang được vận chuyển ngày càng nhiều. Một quốc gia có sản xuất phát triển đồng
nghĩa với việc kinh tế sẽ phát triển, GDP tăng.
Hoạt động giao nhận hàng hóa cũng gắn liền với cuộc sống con người, hiểu đơn
giản nhất giao nhận giúp hàng hóa vận chuyển từ nhà cung cấp tới nơi người sử dụng
nhanh chóng, linh hoạt hơn. Nó giúp con người đáp ứng được nhu cầu của bản thân
bất chấp khó khăn về khoảng cách địa lý, ta có thể thấy rõ rằng khi cuộc sống phát
triển hơn, số lượng người sử dụng dịch vụ giao nhận ngày càng tăng.
1.1.5 Quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm của người giao nhận
Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
Theo điều 167 Luật Thương mại quy định như sau, người giao nhận có quyền
và nghĩa vụ sau đây.
 Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng.
 Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách
hàng thì phải thơng báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
 Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng
không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
Trách nhiệm của người giao nhận
Khi là đại lý của chủ hàng: Tùy theo chức năng của người giao nhận, người
giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và
phải chịu trách nhiệm về:
 Giao hàng không đúng chỉ dẫn
 Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn
 Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
 Chờ hàng đến sai nơi quy định
 Giao hàng cho người không phải là người nhận
 Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
9


 Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc khơng hồn lại thuế
Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về
hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác
nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn”
(Standard Trading Conditions) của mình
Khi là người chuyên chở: Khi là người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trị
là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà
khách hàng yêu cầu
 Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên

chở, của người giao nhạn khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể
là hành vi thiếu sót của mình
 Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của
các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền
theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trị là người chun chở khơng chỉ trong trường hợp
anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình
(perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ
vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên
chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier).
Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói,
lưu kho, bốc xếp hay phân phối… thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người
chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của
mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách
nhiệm như một người chun chở.
Khi đóng vai trị là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng
thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về
những mất mát, hư hỏng của hàng hóa trong các trường hợp sau đây:


Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác



Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp



Do bản chất hàng hóa




Do chiến tranh hoặc các trường hợp bất khả kháng

10


Ngồi ra, người giao nhận khơng chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ
khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do
lỗi của mình.
1.2 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
1.2.1 Một số nội dung liên quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
đường bộ
Giao nhận hàng hóa nhập khẩu là hoạt động giao nhận trong đó có yếu tố quốc
tế, hàng hóa được vận chuyển qua đường biên giới quốc gia ngoài nước vào trong
nước.
Vận tải đường bộ là một trong những loại hình vận tải cổ, lâu đời và phổ biến
nhất hiện nay, với ưu thế như quy trình đơn giản, tốc độ vận chuyển linh hoạt, khác
với các loại vận tải khác, vận tải đường bộ mang trong mình những đặc điểm riêng
biệt. Hiện nay vận tải đường bộ là mắt xích quan trọng trong hoạt động logistics, vận
tải đường bộ quốc tế có thể dễ dàng lựa chọn các phương tiện vận tải phù hợp (chủ
yếu là các loại xe tải), một số loại hình xe thường được áp dụng trong vận tải đường
bộ bao gồm:
 Xe tải, loại xe có thùng, kín hoặc hở mái với các loại xe tải 0.5 tấn, 1 tấn, 2.5
tấn, 3.5 tấn, 5 tấn, 8 tấn và 11 tấn. Loại xe này phù hợp với giao nhận hàng nội địa có
cự ly ngắn, những lô hàng xuất nhập khẩu khối lượng nhỏ khơng đủ để đóng thành
container.
 Xe container, loại xe chuyên dụng chở container các loại 20feet, 40 feet,
flatrack, với xe container loại rơ mooc sàn có thể chở hàng thép cuộn, thép thanh hay

những loại hàng nặng cần vận chuyển bằng xe sàn.
 Xe bồn là loại xe dùng để vận chuyển hàng lỏng, hóa lỏng, xăng dầu, ga hóa
lỏn, hóa chất.
 Xe fooc là xe chở hàng siêu trường, siêu trọng cho các cơng trình dự án, với
những hàng thiết bị, kích thước vượt qua tiêu chuẩn thì phải dùng xe chuyên dụng
loại này.
Giao nhận hàng hóa vận tải đường bộ nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào các yếu
tổ bên ngồi, do giao nhận hàng hóa nhập khẩu là vận chuyển hàng hóa đi qua hai
hay nhiều quốc gia do đó nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố hai bên người nhận hàng –
người gửi hàng, phương tiện vận chuyển, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ có tính thời vụ, do nhu cầu nhập khẩu
các mặt hàng thay đổi theo các thời điểm khác nhau trong năm (ví dụ tháng 7,8 là
mùa nhập hàng) do đó ảnh hưởng tới q trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu.
11


Giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ phụ thuộc nhiều vào cở sở hạ tầng và
nghiệp vụ của người giao nhận, khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ phát sinh
các loại chi phí cầu đường cũng như các loại hóa đơn, chứng từ đầy đủ cho hàng
hóa… u cầu người giao nhận phải có trình độ để xử lý vấn đề trơn tru.
1.2.2 Những ưu - nhược điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường bộ
Ưu điểm
Trong giao nhận hàng hóa bằng đường bộ, ưu điểm lớn nhất là sự linh hoạt trong
quá trình vận chuyển, khi vận chuyển hàng hóa theo đường bộ thì sẽ khơng bị phụ
thuộc thời gian và các lịch trình cố định. Đặc biệt có thể kết hợp linh hoạt với các
phương tiện vận tải khác. Thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng có thể được
thương lượng giữa khách hàng và công ty cung cấp dịch vụ giao nhận, giúp linh động
được thời gian.
Các loại xe được sử dụng trong giao nhận hàng hóa đường bộ thường đa dạng
về kích thước, từ lớn tới nhỏ với các loại trọng tải khác nhau, do đó nhu cầu đa dạng

của khách hàng sẽ được đáp ứng tốt hơn.
Thời gian vận chuyển được tối ưu trong những quãng đường cự li ngắn/ trung
bình cũng là một ưu điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường bộ.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường bộ là khối
lượng hàng hóa bị hạn chế so với đường biển và đường sắt, khách hàng muốn vận
chuyển nhiều hàng hóa trong cùng một chuyến hàng về cùng một thời điểm thì đường
bộ không phải là phương pháp tối ưu.
Nhược điểm thứ hai là giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ phụ thuộc
nhiều vào yếu tố thời tiết và tình hình biên. Ví dụ như Việt Nam nhập hàng từ Trung
Quốc rất nhiều qua đường bộ, tuy nhiên trong khoảng thời gian dịch bệnh gây tắc
biên, thời gian tiến độ hàng hóa bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nếu giao nhận hàng hóa đường bộ trên quãng đường dài thì thường phải nộp
thêm các khoản phụ phí đường bộ, phí cầu đường dẫn đến giá cước vận chuyển bị
độn lên ảnh hưởng tới khách hàng và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
1.2.3 Quy trình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
Trong q trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ, người nhập khẩu
có thể tự tìm nhà cung cấp hàng nước ngoài, tự vận chuyển và tiến hành làm các thủ
tục hải quan cần thiết, tuy nhiên, với sự phát triển của ngành logistics nói chung và
các cơng ty cung cấp dịch vụ giao nhận nói riêng, người nhập khẩu có thể sử dụng
dịch vụ giao nhận để tiết kiệm cơng sức và q trình nhập hàng có thể diễn ra trơn tru
12


hơn. Công ty cung cấp dịch vụ giao nhận thay mặt chủ hàng thực hiện các thủ tục và
các bước cần thiết để đưa hàng từ nơi người bán tới kho của khách hàng. Trong hoạt
động giao nhận có sự tham gia của các bên như:
Nhà cung cấp: Đây là đơn vị cung cấp hàng hóa cho khách hàng, chịu trách
nhiệm sản xuất hàng hóa tại nước ngồi, thơng thường khách hàng bn bán lâu năm
thường có những nhà cung cấp uy tín và trung thành của mình, các khách hàng có thể

tự tìm nguồn nhà cung cấp của mình hoặc thơng qua bên dịch vụ thứ ba để tìm kiếm
nhà cung cấp. Nhà cung cấp được phân làm hai loại, một là có thể đóng vai trị làm
nhà xuất khẩu hàng hóa của chính mình, tự đứng tên trên tờ khai hải quan. Hai là nhà
cung cấp hộ gia đình khơng có pháp nhân, khơng thể tự xuất khẩu và đứng tên trên
tờ khai hải quan.
Đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận: Đây là đơn vị trung gian làm việc giữa nhà
cung cấp và khách hàng. Thông thường nếu khách hàng có thể tự mình làm việc với
nhà cung cấp thì đơn vị này chỉ thuần cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao nhận,
tuy nhiên trong một số trường hợp, đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận cũng thay mặt
khách hàng hay nhà cung cấp nhập khẩu/ xuất khẩu hàng hóa (ủy thác xuất nhập)
Khách hàng: Là những người nhập hàng từ nhà cung cấp tại nước ngồi, thơng
thường là các khách hàng cá nhân (kinh doanh nhỏ lẻ) và các khách hàng doanh
nghiệp. Đối với các khách hàng cá nhân, kinh doanh cá thể nhỏ lẻ không thể đứng tên
trên tờ khai, công ty cung cấp dịch vụ giao nhận sẽ thay thế khách hàng thực hiện
điều này.
Dù khách hàng ủy thác cho công ty giao nhận nhập khẩu hàng của mình hay
khách hàng tự nhập khẩu, thì việc nắm rõ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường
bộ để theo dõi hàng hóa của mình tốt nhất.
Nhìn chung, quy trình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ được
thực hiện qua những bước sau.


Bước 1 - Khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết về lô hàng.



Bước 2 – Công ty giao nhận làm việc và trao đổi với nhà cung cấp.




Bước 3 – Thanh toán cho nhà cung cấp.

 Bước 4 – Nhà cung cấp làm thủ tục xuất khẩu và giao hàng tới kho công ty
giao nhận.


Bước 5 – Công ty giao nhận xếp hàng và tiến hành làm thủ tục nhập khẩu.



Bước 6 - Công ty giao nhận vận chuyển hàng từ cửa khẩu về kho của mình.



Bước 7 – Công ty giao nhận giao hàng từ kho của mình tới kho khách.

13


Ở bước 2 và bước 3, khách hàng có thể lựa chọn tự làm việc với nhà cung cấp
hoặc ủy thác cho cơng ty giao nhận.
1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường bộ.
Về các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ thì có rất nhiều các thang đo và
tiêu chí khác nhau, song ta có thể chia thành các tiêu chí cơ bản dưới đây để đánh giá
được chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp, từ đó có cái nhìn tổng
quan hơn về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ.
1.3.1 Về thời gian
Trong vận chuyển nói chung, thời gian là một yếu tố cực kì quan trọng, ảnh
hưởng tới sự thơng suốt của chuỗi cung ứng tồn cầu. Ta có thể hiểu đơn giản các

doanh nghiệp kinh doanh vận tải logistics luôn phải đảm bảo thời gian giao nhận hàng
hóa đúng cam kết với khách hàng bởi mỗi lần delay hay chậm trễ giao hàng sẽ đồng
thời ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp lẫn khách hàng. Doanh nghiệp có thể mất thêm
các chi phí như lưu kho, lưu bãi, phí bảo vệ hàng hóa, khách hàng bị ảnh hưởng tới
tiến độ kinh doanh vì hàng về khơng đúng dự kiến. Vì thế giao hàng đúng hạn là một
trong những yếu tố chủ chốt để đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận cũng như phản
ánh độ uy tín và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu suất thời gian của dịch vụ giao nhận, chúng ta có thể sử dụng
hai thước đo là thời gian vận chuyển (shipping time) hoặc thời gian giao hàng (deliver
time). Thước đo hiệu suất thời gian vận chuyển cung cấp thông tin về tỉ lệ đơn hàng
được giao đúng số thời gian mục tiêu, khơng bị trì hỗn hoặc sai lệch về thời gian,
được tính theo cơng thức: Tỷ lệ Vận chuyển đúng giờ (On – Time shipping) = Tỷ lệ
đơn đặt hàng được giao đúng ngày hẹn (hoặc sớm hơn) + Tổng số đơn đặt hàng. Vai
trò của thước đo này là để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong quy trình thực hiện đơn
hàng, nếu thời gian giữa thời điểm khách đặt hàng và thời điểm đơn hàng được giao
là quá lâu, ta cần khắc phục điều đó.
Thước đo thứ hai là thời gian giao hàng (Delivery Time), chỉ số này được đo
bằng cách tính số ngày hoặc số giờ kể từ khi lô hàng rời khỏi kho của doanh nghiệp
tới kho của khách hàng, thời gian giao hàng phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển.
Bằng cách theo dõi thống kê thời gian giao hàng ta có thể tìm ra những yếu tố gây
ảnh hưởng tới thời gian gian giao hàng và tìm cách khắc phục, tối ưu hóa hiệu suất
giao hàng.

14


1.3.2 Về độ an tồn
Tiêu chí thứ hai để đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận là tiêu chí về độ an
tồn của hàng hóa, việc đảm bảo cho hàng hóa được an tồn, ngun vẹn, khơng thiếu
sót theo yêu cầu của khách hàng là yêu cầu bắt buộc đối với các công ty cung cấp

dịch vụ giao nhận. Song trường hợp nào cũng có ngoại lệ, trong trường hợp lô hàng
gặp những vấn đề phát sinh gây hỏng, mất mát hàng hóa thì các doanh nghiệp cần có
chính sách hỗ trợ thỏa đáng và các điều khoản về đền bù, hỗ trợ cần được thông báo
rõ ràng trong đơn hàng. Về tiêu chí độ an tồn của hàng hóa ta có thể sử dụng thước
đo là tỷ suất đo lường chuyến hàng hoàn hảo, chỉ số này sẽ đo lường số lượng đơn
hàng được giao mà không gặp vấn đề gì như hư hỏng, giao sai hàng hay mát hàng, từ
đó giảm thiểu rủi ro, cải thiện quá trình phân phối hàng hóa.
1.3.3 Về giá cả
Trong thị trường cung cấp nhiều dịch vụ giao nhận hàng hóa, một lợi thế cạnh
tranh ta có thể đề cập đến là giá cả của dịch vụ giao nhận giữa các doanh nghiệp, một
yếu tố có thể nói là quan trọng nhất ảnh hưởng tới phần lớn quyết định sử dụng dịch
vụ của khách hàng. Giá cả dịch vụ giao nhận của doanh nghiệp cần hợp lý, không quá
cao hay quá thấp so với thị trường và đặc biết không phát sinh thêm nhiều loại chi
phí khơng cần thiết.
Đối với nhóm khách hàng cá nhân, kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình, giá tốt luôn
là yếu tố đánh mạnh vào tâm lý, bởi lẽ nhóm khách hàng này ln tìm cách tối ưu các
loại chi phí khi nhập hàng (bao gồm cả chi phí vận chuyển) để bán hàng thu được lợi
nhuận lớn nhất có thể. Do đó các doanh nghiệp nên điều chỉnh giá cước dịch vụ giao
nhận linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng.
1.3.4 Về chất lượng và tính linh hoạt của dịch vụ
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, khơng phải lúc nào hàng hóa cũng được
vận chuyển từ kho của nhà cung cấp tới nơi của khách hàng một cách trơn tru, thỉnh
thoảng sẽ có một vài trường hợp phát sinh trong quá trình vận chuyển, do đó doanh
nghiệp cần trang bị cho mình khả năng ứng biến linh hoạt trước những tình huống
khó khăn như vậy, giải quyết các yêu cầu thêm của khách hàng hay xử lý linh hoạt
các trường hợp phát sinh khác cũng là điểm cộng cho doanh nghiệp giao nhận.
1.3.5 Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Sự trung thành của khách hàng và tỉ lệ khách hàng tái sử dụng dịch vụ chính là
thước đo cho sự thành cơng trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ giao nhận. Ở ngành vận tải logistics nói chung và bất kì các ngành

nghề nào khác nói riêng, chúng ta không chỉ cung cấp những sản phẩm dịch vụ của
15


×