Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế trường thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 92 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

HỒNG HUỆ LINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ
TRƯỜNG THÀNH

Hà Nội, năm 2022


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Huyền Trang
Sinh viên thực hiện : Hoàng Huệ Linh
Mã sinh viên

: 5093106179



Lớp

: KTĐN 9B

Hà Nội, năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành”
là một cơng trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn:
ThS.Phạm Huyền Trang. Đề tài, nội dung khóa luận tham gia thực tập tại Cơng ty
TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các nội dung khác
trong đề tài của mình.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2022

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cơ Học viện Chính
sách và Phát triển nói chung, các thầy cơ khoa Kinh tế quốc tế nói riêng đã trang bị
cho em những kiến thức cần thiết về chuyên ngành của mình. Đặc biệt em xin cảm
ơn cô ThS.Phạm Huyền Trang, người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, bổ
sung kiến thức cịn hạn chế của em, giúp em hồn thành khóa luận tốt nghiệp một
cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế
Trường Thành đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập và làm việc tại

Công ty. Và đặc biệt em xin cảm ơn các anh chị Phịng kinh doanh, Phịng kế tốn
của Cơng ty đã tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ, cung cấp cho em những thơng tin,
số liệu cần thiết để có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp đúng thời hạn, u cầu.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình hồn thiện khóa luận này
em khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến nhận xét từ
thầy, cơ trong khoa để em có thể hồn thiện khóa luận của mình và tốt nghiệp với
kết quả xuất sắc nhất.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao q. Đồng kính chúc Ban giám đốc Cơng ty TNHH Giao nhận Quốc tế
Trường Thành nói chung và các cơ, chú, anh, chị trong bộ phận kinh doanh, kế toán
và các phịng ban khác ln dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp
trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Linh
Hoàng Huệ Linh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2

5. Kết cấu của khóa luận .................................................................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ...................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận ...................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ giao nhận ........................................................................ 5
1.1.3. Phân loại dịch vụ giao nhận ........................................................................ 6
1.1.4. Vai trò của dịch vụ giao nhận trong thương mại quốc tế ............................ 7
1.1.5. Khái quát về người giao nhận .................................................................... 8
1.2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ...................................... 10
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 10
1.2.2. Đặc điểm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ........ 11
1.2.3. Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ......... 11
1.2.4. Vai trò dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển............. 12
1.2.5. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ..................... 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển ................................................................................................................................. 14
1.3.1. Yếu tố khách quan................................................................................14
1.3.2. Yếu tố chủ quan ...................................................................................16
1.4. Một số chỉ tiêu phản ánh dịch vụ kết quả dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển ............................................................................................................. 17

iii


Chương 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO
NHẬN QUỐC TẾ TRƯỜNG THÀNH ...................................................................... 24
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành .......................... 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................24

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................27
2.1.3. Mạng lưới kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường
Thành..............................................................................................................29
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của cơng ty ....................................................................... 32
2.1.5. Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường
Thành................................................................................................................... 37
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển của Cơng ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành ......................................... 44
2.2.1. Yếu tố khách quan..................................................................................... 44
2.2.2. Yếu tố chủ quan ........................................................................................ 47
2.3. Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công
ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành ................................................................. 49
2.4. Một số chỉ tiêu phản ánh dịch vụ kết quả dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành ...................... 57
2.5. Nhận xét và đánh giá chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành Logistics .............. 66
2.5.1. Những mặt đạt được.............................................................................66
2.5.2. Những mặt còn tồn tại ..........................................................................68
2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................................. 69
Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ
GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG
TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ TRƯỜNG THÀNH ....................................... 71
3.1. Định hướng đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành ....................................................... 71
3.1.1. Chiến lược phát triển dịch vụ giao nhận nhập khẩu bằng đường biển
Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành .......................................71
3.1.2. Cơ hội ...................................................................................................71
iv



3.1.3. Thách thức ............................................................................................72
3.2. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận nhập khẩu bằng đường biển của
Công ty ........................................................................................................................... 73
3.2.1. Giải pháp về nghiên cứu và dự báo thị trường.......................................... 73
3.2.2. Giải pháp về củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới các đại lý......... 73
3.2.3. Giải pháp về phát triển đội ngũ nhân sự ................................................... 74
3.2.4. Giải pháp về phát triển hệ thống cơ sở vật chất ........................................ 74
3.2.5. Giải pháp về chiến lược giá ...................................................................... 75
3.2.6. Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng .........................75
3.2.7. Giải pháp nâng cao hoạt động Sale và Maketing .................................76
3.3. Một số kiến nghị đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành ......................................... 77
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước .......................................................................77
3.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan ........................................................78
3.3.3. Đối với Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam................................ 79
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 82

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1. B/L


Bill of Lading

Vận đơn đường biển

2. C/O

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Cán bộ cơng nhân viên

3. CBCNV
4. Cus

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Customer service

5. Cơng ty

Cơng ty TNHH Giao nhận Quốc tế
Trường Thành

6. ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

7. EIR


Equipment Interchange Receipt Phiếu giao nhận container

8. FCL

Full Container Load

Hàng nguyên container

9. LCL

Less than container load

Hàng lẻ

10. NK

Nhập khẩu

11. TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

vi


DANH MỤC HÌNH

Số hiệu
hình


Tên hình

Trang

1.1

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển

14

2.1

Văn phòng Trường Thành Logistics

13

2.2

Logo Trường Thành Logistics

14

2.3

Các hãng tàu đối tác của Trường Thành Logistics

15

2.4


Bìa quảng cáo của Trường Thành Logistics

16

2.5

Hệ thống chi nhánh Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế
Trường Thành

29

2.6

Hệ thống đại lý tiêu biểu Công ty TNHH Giao nhận Quốc
tế Trường Thành

29

2.7

Danh sách các khách hàng tiêu biểu của Công ty TNHH
Giao nhận Quốc tế Trường Thành

31

2.8

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

31


2.12

Phần mềm getflycrm.com của Công ty TNHH Giao nhận
Quốc tế Trường Thành

43

Hình 2.13: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tỷ trọng các mặt hàng
2.13

trong giao nhận nhập khẩu bằng đường biển năm 2021

vii

40


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.9

Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi của Công ty TNHH Giao

nhận Quốc tế Trường Thành giai đoạn 2019 – 2021

33

2.10

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao
nhận Quốc tế Trường Thành giai đoạn 2019 – 2021

35

2.11
2.12
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
2.20

Bảng doanh thu theo cơ cấu dịch vụ giao nhận của Cơng
ty
Hình 2.12: Bảng doanh thu theo loại hình giao nhận bằng
đường biển của Cơng ty TNHH Giao nhận Quốc tế
Trường Thành giai đoạn 2019-2021
Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển của Công ty
Chỉ tiêu doanh thu phản ánh kết quả dịch vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH

Giao nhận Quốc tế Trường Thành giai đoạn 2019-2021
Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
của Công ty năm 2021
Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa bằng
đường biển của Cơng ty năm 2021
Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ nhập khẩu hàng hóa bằng
đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế
Trường Thành
Kết quả khảo sát giá dịch vụ của Công ty TNHH Giao
nhận Quốc tế Trường Thành
Thống kê số lượng khách hàng của Công ty giai đoạn
2019 – 2021

viii

37
39
44
52
55
56
57
58
59


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra
mạnh mẽ trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam chính thức hội nhập sâu

rộng với khu vực và thế giới sau những năm 1990 với sự ký kết một loạt các hiệp
định thương mại tự do FTAs-Free Trade Agreements, và trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/1/2007. Cho đến nay,
Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, xuất khẩu hàng hóa tới
khoảng 230 thị trường, đã ký kết trên 150 hiệp định thương mại tự do, nhiều hiệp
định thương mại song phương và khoảng 12 hiệp định đa phương và vẫn còn đang
đàm phán một loạt các hiệp định thương mại khác.
Nhờ sự phát triển và giao lưu kinh tế mạnh mẽ giữa Việt Nam với các nước
trên
toàn cầu kéo theo nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế phát triển, đặc biệt phải kể tới
ngành giao nhận hàng hóa. Việc hội nhập kinh tế đã kích thích nhu cầu lưu thơng
hàng hóa vơ cùng lớn, tạo ra cơ hội và thách thức cho ngành logistics Việt Nam.
Được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn, logistics hiện là một
ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trị
hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa
phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cùng với sự phát
triển nhanh chóng của nền kinh tế và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn hàng
trăm tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm; quy mơ vận tải hàng hóa đường bộ, đường
biển, đường hàng không, đường sắt đều rất lớn - đây là mảnh đất màu mỡ để các
công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics có thể tìm kiếm cơ hội. Mặc dù chịu tác
động lớn từ dịch COVID-19, song tổng khối lượng hàng hóa thơng qua cảng biển
Việt Nam năm 2021 vẫn đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Đặc biệt,
khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam đạt
mức tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% (đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020.
Với sự phát triển mạnh mẽ của sản lượng hàng container đội tàu biển và lợi
thế hệ thống cảng rộng khắp trải dài dọc đất nước mà chúng ta hình thành được
mạng lưới vận tải đường biển, nhưng đồng thời cũng gặp nhiều sự cạnh tranh từ các
đối thủ. Điều này cũng đòi hỏi các cơng ty Logistics phải có kế hoạch, mục tiêu,
quy trình giao nhận phù hợp để tối ưu thời gian, chi phí cũng như mang đến cho
khách hàng dịch vụ logistics tốt nhất.

Trải 10 năm hoạt động, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, Công ty TNHH
Giao nhận Quốc tế Trường Thành đã được những thành quả kinh doanh tốt và có
1


được một thị phần nhất định trong thị trường logistics. Để có được sự thành cơng
địi hỏi sự liên kết giữa các mắt xích, quy trình giao nhận tốt, đồng thời hiểu rõ và
nắm vững các tập quán quốc tế. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, để
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, Cơng ty cần có những giải pháp để đẩy
mạnh hơn nữa dịch vụ của mình như mở rộng thị trường, hồn thiện quy trình, nâng
cao chất lượng dịch vụ,...
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với những kiến thức được
biết và sau q trình thực tập tại Cơng ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành,
em đã chọn đề tài: “Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của
Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành” đề làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định một số
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển.
- Phân tích thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của
Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành.
- Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế

Trường Thành.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu dịch vụ giao nhận vận hàng
hóa nhập khẩu bằng container đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế
Trường Thành.
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH Giao nhận
Quốc tế Trường Thành.
- Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn năm 2019-2021.
4. Phương pháp nghiên cứu

2


- Phương pháp thu thập dữ liệu: Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu
các tài liệu tham khảo. Các tài liệu tham khảo bao gồm: giáo trình, báo cáo chuyên
ngành, các đề tài luận văn liên quan, website báo chí và các báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của Cơng ty.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh
tế, định tính như phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, sử dụng bảng
biểu, đồ thị để đánh giá những dữ liệu thu được.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này sử dụng nhằm tổng hợp lại những
phân tích và so sánh để đưa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng quy trình giao
nhận hàng hóa quốc tế tại Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành, từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng
đường biển của Cơng ty.
5. Kết cấu của khóa luận
Bên cạnh lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham
khảo và kết luận, khóa luận được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển.

Chương 2: Thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container
đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành

3


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa
Theo Kotler & Armstrong (2004), “Dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà
doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng
những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng”. Theo tiêu chuẩn ISO 9004:
“Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách
hàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu khách
hàng”. Trên thực tế, có khá nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu ở nhiều góc
độ khác nhau nhưng nhìn chung thì dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng
nhu cầu của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ
thể (hữu hình) như hàng hóa nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội.
Vào những năm 1800, người ta đã viết rằng những người giao nhận hàng hóa
sớm nhất thường là những người chủ quán trọ, những người chịu trách nhiệm giữ và
chuyển tiếp những vật dụng cá nhân mà khách của khách sạn sẽ mang theo. Khi
giao nhận hàng hóa tự nhiên phát triển thành một ngành kinh doanh nhiều hơn để
kinh doanh làm trung tâm, thương mại giữa các quốc gia (đặc biệt là ở Châu Âu) trở
nên phổ biến. Vào những năm 1970, sự xuất hiện của cả tàu hỏa và tàu hơi nước
đáng tin cậy đã tạo ra nhu cầu giao thương giữa châu Âu và Bắc Mỹ gần như chỉ
trong một đêm - khai sinh ra ngành vận tải biển quốc tế.
Những năm đầu thế kỷ 20, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm lượng
hàng hóa trao đổi giữa các châu lục tăng cao. Các Liên Đồn, Hiệp hội các cơng ty

giao nhận ở các quốc gia, châu lục ra đời. Đặc biệt là Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế
- FIATA ra đời năm 1926.
Tại Việt Nam, trước năm 1976, miền Nam đã có các cơng ty giao nhận trọng
và ngồi nước. Sau năm 1976, hoạt động giao nhận tập trung chủ yếu ở Tổng
công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VINATRANS). Cho đến ngày
18/11/1993, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFAS) được thành lập. Năm
1994, VIFAS trở thành hội viên chính thức của FIATA.
Giao nhận hàng hóa từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp ngày càng trở nên
quan trọng trong suốt thế kỷ trước đây. Cơng nghiệp hóa giúp cho số lượng lớn
hàng hóa hoặc sản phẩm có thể được sản xuất tại một nhà máy ở một địa điểm duy
nhất. Để loại hình sản xuất này mang lại lợi ích về mặt tài chính cho chủ nhà máy,
phải có cách đưa thành phẩm đến tay khách hàng tiềm năng. Vận chuyển hàng hóa
một cách an tồn và hiệu quả là một thành phần thiết yếu của một xã hội công
nghiệp.
4


Vận chuyển hàng hóa quốc tế là một bộ phận cấu thành quan trọng trong buôn
bán quốc tế. Để thực hiện trọn vẹn việc vận chuyển hàng hóa từ tay người sản xuất
đến tay người tiêu dùng phải trải qua hàng loạt các cơng việc như: tìm kiếm hàng
hóa, ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng, đóng gói, vận chuyển, thơng quan hàng hóa,
giao cho người nhận,...Như vậy, q trình giao nhận là một q trình khơng thể
thiếu.
1.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận
Theo Quy tắc mẫu của FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải
Quốc tế được thành lập vào ngày 31/05/1926) về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao
nhận vận tải là tất cả dịch vụ liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu trữ hàng, xử
lý hàng, đóng gói hàng, phân phối hàng cùng các dịch vụ phụ trợ khác như tư vấn,
thủ tục hải quan, tài chính, bảo hiểm, thu thập chứng từ và thanh toán liên quan đến
hàng hoá.”

Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: “Giao nhận hàng hoá là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có
liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận
tải hoặc của người giao nhận khác”.
Ngày nay, với sự phát triển của thương mại quốc tế và ngành vận tải, khái
niệm “dịch vụ giao nhận” (Freight forwarding service) đã được hiểu theo một nghĩa
rộng hơn là “dịch vụ Logistics”. “Logistics” là một hệ thống cung ứng, phân phối
vật chất bao gồm bốn yếu tố: vận tải, marketing, phân phối, quản lý; trong đó, vận
tải chiếm vai trị quan trọng nhất. Nói cách khác, “logistics” là nghệ thuật quản lý
dịng lưu chuyển của hàng hố, ngun vật liệu kể từ khi mua sắm qua các quá trình
lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Như vậy, về cơ bản: dịch vụ giao nhận hàng hóa là tập hợp những cơng việc
có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) thông qua một hay
kết hợp nhiều phương thức vận tải như đường bộ, đường biển, đưởng hàng không,
đường sắt, đường bộ.
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ giao nhận
Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế có 4 đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động giao nhận hàng hóa mang tính vơ hình. Hàng hóa
khơng có biểu hiện vật chất, khơng thể nhìn thấy, nếm, cầm. Hoạt động giao nhận
hàng hóa khơng tạo ra vật chất mà chỉ tác động làm cho đối tượng lao động là hàng
hóa thay đổi vị trí bề mặt khơng gian, chứ không tác động vào đối tượng lao động.
5


Thứ hai, hoạt động giao nhận hàng hóa mang tính thụ động. Đó là lí do mà
dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, các quy định về luật
pháp, công ucows quốc tế và luật của mỗi quốc gia.
Thứ ba, hoạt động giao nhận hàng hóa khơng cố định. Chúng có tính thời

điểm, gắn với không gian, thời gian, cách thức cung ứng và người thực hiện.
Thứ tư, hoạt động giao nhận hàng hóa mang tính thời vụ. Nó chịu ảnh
hưởng rất lớn từ khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, thị trường. Cụ thể là vào
tháng 8 đến tháng 10 hoặc trước các dịp lễ, hay còn gọi là mùa cao điểm, nhu cầu
vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng lên, thúc đẩy sự sơi động của dịch vụ giao nhận
hàng hóa.
Thứ năm, hoạt động giao nhận hàng hóa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên
ngoài, đặc biệt là điều kiện thời tiết tự nhiên. Do đó, tất cả các chuyến hàng đều phụ
thuộc vào lộ trình cũng như độ dài của tuyến đường mà hàng hóa sẽ được vận
chuyển trên các phương tiện từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí đến cả vài tháng.
Bởi vậy, yếu tố thời tiết là một trong những yếu tố có tác động rất lớn đến hoạt động
giao nhận hàng hóa bằng đường biển, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng và
số lượng hàng hóa.
Thứ sáu, điều kiện cơ sở vật chất. Ngồi các cơng việc như đặt booking, thủ
tục,...người làm dịch vụ còn tiến hành nhiều dịch vụ khác, việc hồn thành tốt cơng
việc phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao
nhận.
1.1.3. Phân loại dịch vụ giao nhận
Dựa vào các tiêu chí, tiêu thức khác nhau mà có thể phân chia ngành giao nhận
thành nhiều loại
 Theo phương thức vận tải, bao gồm:
Giao nhận bằng đường biển: Sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, là phương
thức vận tải phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế.
Giao nhận bằng đường hàng không: Là phương thức giao hàng xuất nhập khẩu sử
dụng phương tiện vận tải là máy bay. Thường được sử dụng cho hàng hóa có giá trị
lớn, khối lượng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hoặc yêu cầu bảo quản đặc biệt.
Giao nhận bằng đường bộ - đường sắt: Là hình thức sử dụng các phương tiện vận
tải trên mặt đất vận chuyển hàng hóa sang biên giới trên đất liền giữa hai quốc gia.
Giao nhận vận tải đa phương thức (MTO): Là phương thức vận tải kết hợp nhiều
phương tiện vận tải khác nhau, mục đích là tối ưu hóa chi phí và thời gian vận

chuyển.
6


Giao nhận đường ống: Là phương thức sử dụng phương tiện vận tải là đường ống.
Thường được dùng để vận chuyển các hàng hóa là chất lỏng như khí gas, dầu khí…
 Theo nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm:
Giao nhận thuần túy: Là việc giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi
hoặc nhận hàng đến.
Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận hàng hóa bao gồm cả các hoạt động
như xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển…Căn cứ vào tính chất của giao nhận
Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức thực
hiện chứ không sử dụng dịch vụ của người giao nhận.
Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận do các tổ chức, công ty chuyên
kinh doanh dịch vụ giao nhận tiến hành.
1.1.4. Vai trò của dịch vụ giao nhận trong thương mại quốc tế
Vai trò quan trọng của giao nhận ngày càng được thể hiện rõ trong xu thế tồn
cầu hóa như hiện nay.
 Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, nghiệp vụ giao nhận góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế
- xã hội, là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau, nó là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như tồn bộ q
trình nhận hàng, vận chuyển hàng hóa và giao cho khách hàng. Mỗi hoạt động trong
chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định. Một nghiên cứu của
trường Đại học Quốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy, chỉ riêng hoạt động giao
nhận đã chiếm từ 10% đến 15% GDP của hầu hết các nước lướn châu Âu, Bắc Mỹ
và một số nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ hai, nghiệp vụ giao nhận góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế và của quốc gia. Thế giới đang trong q trình tồn cầu hóa, nền sản xuất tồn
cầu đang ngày càng bị chia sẻ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã làm cho nghiệp

vụ giao nhận trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của các quốc gia. Giao nhận
hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển
nhịp nhàng, đồng bộ.
Với lợi thế hơn hiện 70% bề mặt trên trái đất đều được bao phủ là biển
và đại dương, ngăn cách các quốc gia, châu lục, tàu biển là phương thức vận chuyển
quan trọng đối với mỗi nền kinh tế. Giao nhận hàng hóa bằng đường biển, tương tự
như các dịch vụ logistics khác, góp phần đóng góp vào thành tựu phát triển, tăng
trưởng kinh tế Việt Nam. Với hơn 3.260 km đường bờ biển và 2.360 con sông lớn
nhỏ cùng nhiều bến cảng trải dọc khắp đất nước, nước ta có điều kiện thích hợp để
7


thúc đẩy giao nhận hàng hóa bằng đường biển, đẩy mạnh dịch vụ giao nhận phát
triển.
 Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, nghiệp vụ giao nhận góp phần nâng cao hiêu quả quản lý, giảm
thiểu chi phí trong q trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Bằng việc đi thuê hay uỷ thác cho một người thứ ba có chun mơn về hoạt động
giao nhận, người gửi hàng không những giảm bớt một số công việc, chia sẻ về mặt
trách nhiệm và rủi ro mà còn tiết kiệm thời gian và giảm chi phí; do khơng phải đầu
tư vào một số điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho hoạt động giao nhận như
các loại chi phí khơng cần thiết cho khách hàng gồm lưu kho, bến bãi, chi phí đào
tạo nhân cơng. Vì vậy, mà theo thời gian phạm vi những công việc mà người gửi
hàng giao cho người giao nhận ngày càng tăng.
Thứ hai, tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thơng, phân phối. Giá
cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu
thơng. Chi phí lưu thơng hàng hóa, chủ yếu là chi phí vận tải chiếm một tỉ lệ không
nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa
trong bn bán quốc tế.
Thứ ba, góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao

nhận. Nghiệp vụ giao nhận là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn
nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh
dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản,
thuần túy và đơn lẻ. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thơng, các chi tiết
của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản
phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác
nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận
phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung
cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Theo kinh nghiệm ở
những nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng dịch vụ giao nhận trọn gói,
các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến
lúc giao sản phẩm cho khách hàng. Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao
gấp 3 - 4 lần sản xuất và gấp từ 1- 2 lần các dịch vụ ngoại thương khác.
1.1.5. Khái quát về người giao nhận
1.1.5.1. Khái niệm
Theo quy tắc mẫu của FIATA (Liên đoàn Giao nhận Vận tải quốc tế), trong
vận chuyển đường biển, Freight forwarder, thường gọi tắt là Fowarder (người giao
nhận) là người thay mặt người giao hàng (Shipper) thu xếp việc vận chuyển hàng
8


hóa và các thủ tục có liên quan. Mốt số cơng việc chính của người giao nhận bao
gồm đặt chỗ (booking space) cho hàng hóa trên tàu vận chuyển chuyên tuyến (Liner
service) và các phương tiện vận chuyển khác; lập và hoàn chỉnh các chứng từ và
mẫu biểu cần thiết và làm thủ tục hải quan, thu xếp việc trả hàng cho người nhận
hàng (Consignee). Freight forwader có thể hoạt động với tư cách là “người vận
chuyển theo hợp đồng (Contrachting Carrier) hoặc “người kinh doanh vân tải đa
phương thức” (MTO). Một khi đã hoạt động với tư cách đó, họ khơng cịn là đại lý
nữa mà là người chủ thực sự (Principal) và phải chịu trách nhiệm pháp lý trực tiếp
với khách hàng.

Theo điều 233 – Mục 4: Dịch vụ Logistics của Luật Thương mại năm 2005
của Việt Nam thì người giao nhận (thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics) là:
“Thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên
quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Tuỳ theo sự uỷ nhiệm của người gửi hàng (hay người nhận hàng), người giao
nhận có thể tham gia nhiều tác nghiệp trong quy trình thực hiện hợp đồng. Thơng
thường, người giao nhận có thể trực tiếp hồn thành các cơng việc đó hoặc cũng có
thể uỷ thác cho người thứ ba hay đại lý thực hiện Những dịch vụ mà người giao
nhận thường đảm nhận là:
- Chuẩn bị hàng hoá như: gom hàng; nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người
chuyên chở; nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận hàng; làm các
thủ tục gửi hàng, nhận hàng; lưu kho, bảo quản hàng hoá, nhận và kiểm tra các
chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hoá,...
- Tổ chức chuyên chở hàng hoá; liên hệ với hãng tàu, làm tư vấn cho chủ hàng trong
việc chuyên chở hàng hoá; lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và
người chuyên chở thích hợp; ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê
tàu lưu cước; thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải,...
 Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh toán
 Tổ chức xếp dỡ hàng hoá
 Làm thủ tục Hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng,...
 Mua bảo hiểm cho hàng hóa
 Thu xếp chuyển tải hàng hố
 Thanh tốn cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi, thu đổi ngoại tệ,...
 Thông báo tổn thất với người chuyên chở
 Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường
9



1.1.5.2. Vai trò của và đặc điểm của người giao nhận trong hoạt động vận tải
và thương mại quốc tế
 Vai trị của người giao nhận
Trong q trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, nhu cầu hàng hóa xuất
nhập khẩu giữa các quốc gia tăng dẫn đến nhu cầu cầu vận tải gia tăng, vai trò của
người giao nhận ngày càng trở nên quan trọng.
Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ
sự chun mơn hóa cao mà các doanh nghiệp sản xuất chỉ cần tìm một cơng ty giao
nhận, họ có thể giúp cơng ty trong q trình vận chuyển hàng hóa, thơng quan hàng
hóa,...diễn ra nhanh chóng và theo đúng quy định của Nhà nước. Ngoài ra, người
giao nhận chuyên cung cấp dịch vụ vận tải vì vậy họ có sẵn phương tiện vận tải
chuyên nghiệp như các loại container, đầu kéo, rơ mooc, trục kéo,... phục vụ cho
việc vận chuyển, bốc xếp hàng hóa. Điều này khơng chỉ giúp doanh nghiệp tiết
kiệm thời gian, cơng sức, mà cịn giúp họ tập trung vào sản xuất, tạo điều kiện cho
q trình sản xuất phát triển.
Góp phần mở rộng thị trường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thơng tin cho phép kết hợp các q trình sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ
với hoạt động vận tải một cách hiệu quả hơn. Phát triển các dịch vụ truyền thống ở
mức độ càng cao, người giao nhận càng có khả năng mở rộng thị trường. Nhờ có
người giao nhận mà công việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa diễn ra sn sẻ,
nhanh chóng hơn, đồng thời giúp các nhà sản xuất có điều kiện mở rộng thị trường.
Mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội. Sự phát triển của ngành giao nhận đã
tạo điều kiện cho Chính phủ có thêm nguồn thu ngoại tệ, đẩy mạnh hơn nữa quá
trình giao lưu kinh tế, xã hội, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong
nước với nước ngoài, giữa các nước với nhau.
1.2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
1.2.1. Khái niệm
Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển là tập hợp những cơng việc
có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng bán đến nơi người nhận hàng thông qua phương thức vận tải sử dụng tàu

biển. Thơng thường, phương tiện thường dùng chính là tàu thuyền, còn cần cẩu, xe
cẩu tự hành là các phương tiện đóng vai trị xếp dỡ hàng hố. Cảng biển, cảng trung
chuyển tàu thuyền là hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển, phục vụ cho việc vận
chuyển hàng hoá.
Vận tải đường biển là một trong những loại hình vận tải then chốt, đóng vai
trị quan trọng bậc nhất trong hoạt động giao thương quốc tế hiện nay. Với nhiều lợi
10


thế so với vận tải đường bộ và đường hàng không, đa số các đơn vị doanh nghiệp
đều lựa chọn đường biển nhằm tối ưu hố chi phí và thời gian vận chuyển.
1.2.2. Đặc điểm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Giao nhận hàng hố quốc tế bằng đường biển phụ thuộc vào yếu tố bên
ngoài.
Giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường biển là việc phục vụ cho q trình
chun chở hàng hố xuất nhập khẩu từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Là
một bộ phận của giao nhận hàng hóa quốc tế cho nên giao nhận vận tải hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan bên
ngồi như là sự chuẩn bị hàng hố xuất khẩu của người gửi hàng, nhu cầu của khách
hàng, phương tiện vận tải quốc tế của người chuyên chở, pháp luật thương mại đặc
biệt là luật hàng hải, hải quan của các nước, điều kiện tự nhiên,...
Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có tính thời vụ.
Giống như các phương thức giao nhận quốc tế khác, giao nhận hàng hóa quốc
tế bằng đường biển cũng có tính thời vụ, phụ thuộc vào nhu cầu trao đổi hàng hóa
của giữa các quốc gia. Đối với phương thức giao nhận bằng đường biển, tần suất
giao nhận diễn ra phân bổ đều trong năm, nhiều nhất vào các dịp chuẩn bị lễ tết, đầu
hè, cuối năm,...
Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển phụ thuộc vào cơ sở vật chất
kĩ thuật và kinh nghiệm, nghiệp vụ của người kinh doanh giao nhận.
Tiến hành kinh doanh dịch vụ giao nhận đường biển thì phải có các phương

tiện chun chở, các đội tàu, phương tiện quản lý liên lạc, phương tiện lưu giữ hàng
hoá để tiến hành kinh doanh các dịch vụ liên quan như: Gom hàng, vận chuyển, bốc
xếp, nhận hàng,...u cầu của các dịch vụ đó cịn địi hỏi người kinh doanh dịch vụ
giao nhận phải có trình độ, bản lĩnh kinh doanh và kinh nghiệm.
1.2.3. Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 Theo phương thức gửi hàng, bao gồm:
- Break bulk: Break bulk là nhóm hàng được chở dạng thùng, hịm, pallet hoặc các
dạng hộp (hay nói cách khác, nhóm hàng được đóng trong thùng, hịm hoặc đóng
vào từng pallet).
- Neo bulk: Neo bulk là nhóm hàng mà từng mặt hàng trước khi được đóng, ghép
được hiểu và coi bản thân nó như một đơn vị hàng ví dụ gỗ xẻ, giấy cuộn, sắt thanh
và các phương tiện.
- Hàng đóng container: hàng được đóng vào container 20’,40’, hàng nguyên
container (FCL – Full container load), hàng lẻ (LCL – Less than container load)
11


- Hàng rời (Bulk Cargo): dùng để chỉ những loại hàng khơng đóng bao, được
chun chở dưới dạng rời, cịn gọi là chở xá như: than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ,
phân bón, ximăng,…
 Theo phạm vi hoạt động, bao gồm:
- Giao nhận vận tải biển quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức
chuyên chở quốc tế.
- Giao nhận vận tải biển nội địa (giao nhận truyền thống): là hoạt động giao nhận
chỉ chuyên chở hàng hóa trong phạm vi một nước.
 Theo nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm:
- Giao nhận vận tải biển thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi
hàng đi hoặc gửi hàng đến.
- Giao nhận vận tải biển tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy
còn bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho, lưu

bãi,...
1.2.4. Vai trị dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Dịch vụ vận tải biển là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa
xuyên quốc gia. Đường biển được xem như con đường di chuyển phù hợp với các
loại hàng, sản phẩm trên thị trường nên vận tải đường biển có tầm quan trọng rất
lớn trong trao đổi, bn bán hàng hóa nội địa và quốc tế. Vận chuyển hàng hóa
đường biển hiện nay đang là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam và đạt
được rất nhiều thành tựu nổi bật. Nhiều đơn vị còn tăng cường trang bị lượng lớn
tàu hàng siêu tải trọng, có cơng suất lớn và động cơ mạnh, có thể chở được các mặt
hàng khối lượng lớn và đa dạng chủng loại.
 Đối với
hội: Mở ra nhiều cơ hội việc làm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu
tìm việc của nhiều người trong thời gian vừa qua. Từ đó, có thể thấy rằng,
ngành vận tải biển đã giải quyết được các vấn đề của xã hội như đói ngh o,
thất nghiệp, góp phần tạo ra xu hướng hồn tồn mới cho người dân trong
học tập và làm việc.
 Đối với inh tế: Giao nhận hàng hóa bằng đường biển giúp thúc đẩy sự liên
kết giữa nền kinh tế giữa các quốc gia. Vận tải biển cung cấp nguyên liệu
cho các ngành sản xuất, thậm chí vận chuyển hàng hóa đi buôn bán với khu
vực khác. Đây quả thực là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các
ngành, từ đó mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước. Bên
cạnh đó, nó cịn tạo điều kiện hình thành và phát triển thêm những ngành

12


nghề mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia nhờ thu chi
phí khi tàu hàng đi vào phạm vi lãnh hải của nước đó.
 Đối với ch nh trị: Đây như là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới và
là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của các quốc gia.

 Đối với nh vực đối ngoại – đối nội: Góp phần mở ra con đường giao
thương thuận lợi với các nước trên thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ để tăng cường sự hợp tác hữu nghị
giữa các quốc gia. Riêng với đối nội, vận tải nội địa cũng góp phần quan
trọng trong phương thức vận tải hàng hóa của nước ta.
 Đối với các doanh nghiệp uất nhập hẩu: Dịch vụ giao nhận hàng hóa
đường biển giúp đẩy nhanh q trình lưu thơng hàng hóa, tối ưu chi phí, đảm
bảo an tồn, mở ra các cơ hội cho các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản
xuất, tăng thêm doanh thu.
1.2.5. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Hình 1.1: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển

Nguồn: Sưu tầm

13


Tham gia vào quy trình giao nhận hàng nhập khẩu qua đường biển bao gồm
ba nhân tố cơ bản: khách hàng, phịng giao nhận và người giao nhận, ngồi ra cịn
có các nhân tố bên ngồi gồm có người bán, hải quan, hãng tàu và đại lý nước ngoài.
Các nhân tố này ảnh hưởng và tác động lẫn nhau để thực hiện quy trình nhập khẩu
hàng hóa từ nước người xuất khẩu đến nước người nhập khẩu.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển
1.3.1. Yếu tố khách quan
 Môi trường pháp luật
Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan
đến nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy mơi trường luật pháp từ các quốc gia khác
nhau ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu. Mỗi một
quốc gia có một mơi trường pháp luật khác nhau, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp

logistics khơng chỉ cần có nghiệp vụ tốt mà cịn cần am hiểu luật pháp quốc tế, có
sự tìm hiểu về luật pháp của các nước mà hàng hóa đi qua.
Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những mơi trường luật pháp nói trên
như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong
những quốc gia kể trên hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ
có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập của Công ty.
 Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội
Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi
cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác
và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó. Những biến
động trong mơi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt
động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu
bằng đường biển của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực
của đại dịch Covid-19 thì xung đột Nga - Ukraine đã giáng thêm một địn cho kinh
tế tồn cầu. Căng thẳng Nga - Ukraine gia tăng đang làm gián đoạn nghiêm trọng
việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Tình hình đó đã cắt đứt nhiều tuyến
đường vận chuyển quan trọng, buộc các công ty logistics tạm ngừng dịch vụ và giá
cước hàng không đang tăng vọt.
Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải biển đã không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển,
14


giảm chi phí khai thác. Việc ứng dụng cơng nghệ thông tin, khai báo hải quan điện
tử được Nhà nước và Tổng Cục Hải Quan hết sức chú trọng.
Trước tình hình nghiêm trọng của dịch Covid 19, tình trạng ùn tắc tại các cửa
khẩu, Tổng cục Hải quan phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng,
triển khai chức năng cảnh báo ùn tắc trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia, thông
qua việc kết nối, trao đổi dữ liệu định vị xe tải lưu thông và tập kết tại các cửa khẩu

biên giới.
Với ứng dụng này, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người điều khiển
phương tiện có thể tra cứu theo thời gian thực tình hình ùn tắc tại tất cả các cửa
khẩu biên giới. Qua đó, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, người điều khiển phương
tiện có thể chủ động lập, điều chỉnh kế hoạch xuất nhập khẩu, kế hoạch vận chuyển
phù hợp với tình hình thực tế; tránh được tình trạng ùn ứ hàng hóa, phương tiện tại
cửa khẩu, tiết kiệm chi phí logistics, giảm thiểu thiệt hại và rủi ro.
 Khách hàng
Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã có sự thống nhất về yêu cầu vận chuyển
(loại hàng, khối lượng, yếu cầu bảo quản, thời gian thu nhận hoặc giao trả…), tuy
nhiên do những lý do khác nhau, khách hàng có thể thay đổi một số điều khoản của
hợp đồng, do đó làm cho nhà vận tải phải thay đổi theo (ngoài kế hoạch ban đầu).
Điều này không những làm tăng thêm thời gian giao hàng mà cịn làm tăng thêm chi
phí, gây khó khăn cho nhà vận tải tổ chức hoạt động vận tải.
Bên cạnh đó, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng rất đa dạng và có phần cao
cấp hơn trong thời đại của khoa học và cơng nghệ. Chính vì thế, các dịch vụ thường
xuyên được cải tiến nhằm chiều theo thị hiếu của người tiêu dùng. Những doanh
nghiệp thành công thường là những doanh nghiệp biết tạo ra xu hướng tiêu dùng và
kinh doanh đúng loại hình dịch vụ đánh trúng tâm lý khách hàng. Để chủ động đáp
ứng nhu cầu thị trường và đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ giao nhận cần nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục
tiêu của mình và cải tiến quy trình sao cho đáp ứng khách hàng một cách tối ưu nhất.
 Thời tiết
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và q trình chun
chở hàng hố. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận
hàng hố. Ngồi ra, q trình chun chở trên không cũng chịu nhiều tác động của
yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hồn tồn và làm chậm việc giao hàng, làm phát
sinh hậu quả kinh tế cho doanh nghiệp logistics và các bên có liên quan.
15



×