Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

(Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số SMJ HDTL e 046919 ngày 02 tháng 05 năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 43 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA QUỐC TẾ
SỐ SMJ-HDTL-E-0469/19 NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2019

Sinh viên thực hiện: Nhóm 2
Mai Quốc Anh – 1812210010
Nguyễn Hoàng Mỹ Anh – 1812210014
Trần Thị Thu Hà - 1711110017
Lớp tín chỉ: TMA302(1-1920).8_LT
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Hạnh

Hà Nội, 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC.............................2
1.1. Giới thiệu công ty và sản phẩm xuất khẩu......................................................................2
1.1.1. Công ty TNHH Shimada Shoji................................................................................2
1.1.2. Sản phẩm cần xuất khẩu...........................................................................................2
1.2. Phân tích và lựa chọn thị trường nhập khẩu sản phẩm...................................................3
1.3. Công ty đối tác và các mặt hàng xuất khẩu.....................................................................5
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ..............................................6


2.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán quốc tế.........................................................................6
2.2. Phân tích hợp đồng các điều khoản trong hợp đồng SMJ-HDTL-E-0469/19................6
2.2.1. Các bên tham gia......................................................................................................6
2.2.2. Các điều khoản trong hợp đồng...............................................................................8
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU.................................16
3.1. Thanh toán.....................................................................................................................16
3.2. Thủ tục hải quan – xuất khẩu tại chỗ............................................................................16
3.2.1. Hồ sơ......................................................................................................................16
3.2.2. Quy trình thực hiện................................................................................................17
3.2.3. Phương tiện vận chuyển.........................................................................................19
3.2.4. Giao hàng...............................................................................................................19
3.2.5. Kiểm tra chất lượng hàng hoá và giám định hàng hoá...........................................20
3.2.6. Giải quyết tranh chấp.............................................................................................21
CHƯƠNG 4. BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN.........................................................................22
4.1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).................................................................22
4.1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................22
4.1.2. Phân tích hóa đơn thương mại...............................................................................23
4.2. Phiếu đóng gói (Packing List).......................................................................................25
4.2.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................25
4.2.2. Phân tích phiếu đóng gói........................................................................................26
4.3. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (Thơng quan)...................................................................28
4.3.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................28
4.3.2. Phân tích tờ khai hàng hóa xuất khẩu....................................................................29
4.4. Hóa đơn bán hàng.........................................................................................................34
4.4.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................34
4.4.2. Phân tích hóa đơn bán hàng...................................................................................35
KẾT LUẬN..............................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................40

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI NĨI ĐẦU
Hiện nay, xu hướng tồn cầu hóa con người đã đến gần với nhau hơn. Chúng
ta kết nối, giao lưu và hợp tác. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, với sức hút của các
nền kinh tế lớn, các công ty xuyên quốc gia đã ra đời và các thương nhân đẩy mạnh
việc tìm kiếm siêu lợi nhuận. Khi đó, việc hợp tác được thể hiện dưới nhiều hình thức
như văn bản, hành vi và lời nói. Trong đó, văn bản (hợp đồng bằng văn bản) là hình
thức giao kết được tin tưởng và lực chọn sử dụng nhiều hơn cả.
Hợp đồng thương mại là cơ sở để doanh nghiệp xác định quyền và nghĩa vụ
của mình. Trong một chừng mực nào đó, hợp đồng thương mại cho phép các doanh
nghiệp tạo ra một luật lệ riêng – thông qua những điều khoản của thỏa thuận mà các
bên đã giao kết – điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác. Bên cạnh
những quyền và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ
thì các bên sẽ quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ như cung cấp dịch vụ trong bao
lâu, mức độ hài lòng được đánh giá như thế nào, tiến độ thanh toán, trách nhiệm của
các bên nếu khơng thực hiện cam kết của mình. Qua đó, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt
động của mình trong lĩnh vực thương mại, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia
phát triển. Đi kèm với hợp đồng thương mại quốc tế cịn có rất nhiều những chứng từ
liên quan khác để đảm bảo việc giao dịch được thực hiện một cách hiệu quả, cơng
bằng và an tồn cho các bên tham gia.
Qua báo cáo " Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số SMJHDTL-E-0469/19 Ngày 02 tháng 05 năm 2019 ", nhóm chúng em sẽ trình  bày cụ
thể về các bộ phận của hợp đồng hồn chỉnh hợp pháp, giải thích ý nghĩa của những
chứng từ kèm theo và đưa ra những nhận xét khách quan về các chứng từ đó. Với kiến
thức cịn hạn chế, bài tập nhóm của chúng em khơng thể tránh khỏi thiếu sót; vì vậy,
chúng em rất mong nhận được những phản hồi, nhận xét từ cơ để hồn thiện kiến thức
cũng như rút ra kinh nghiệm cho các bài tập sau.


1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC
1.1. Giới thiệu công ty và sản phẩm xuất khẩu
1.1.1. Cơng ty TNHH Shimada Shoji
Tên doanh nghiệp:
CƠNG TY TNHH SHIMADA SHOJI (Việt Nam)
Tên giao dịch:
SHIMADA SHOJI (VIETNAM) CO., LTD
Địa chỉ: 
Số 28 VSIP, đường số 3, KCN Việt Nam – Singapore, TX Thuận An, T. Bình
Dương, Việt Nam.
MST: 3700726730
Đại diện pháp luật: Katsunori Kaneda
Giám đốc công ty: Yoshito Higashio
Ngày cấp giấy phép: 28/12/2007
Ngày hoạt động: 01/05/2007 (Đã hoạt động 13 năm)
Trạng thái : Đang hoạt động
Điện thoại: (0650)3768 987-3768

Fax: +84 274 3768986

Ngành nghề kinh doanh :
 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu G46692
 Hoạt động tư vấn quản lý M702003



Sản xuất sợi C13110 (Chính)

Cơng ty TNHH Shimada Shoji (Việt Nam) có vốn đầu tư 100% Nhật Bản,
được thành lập từ ngày 20/6/2006, theo giấy phép kinh doanh số 3700723730
ngày 31/07/2006. Ngày hoạt động: 01/05/2007.
Là doanh nghiệp chế xuất, chuyên sản xuất, cung cấp các loại nguyên phụ liệu
ngành may mặc, nghề nghiệp kinh doanh chính: Sản xuất sợi. Các loại sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đa dạng và phong phú như: Băng keo cơng
nghiệp, dây khóa kéo, vải sơi, dây thun dệt, dây dệt, khuy, nút cúc, nhãn dệt, …
1.1.2. Sản phẩm cần xuất khẩu
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mã hàng hóa: 1621003
Tên hàng: 
 Vải dệt kim 100% polyester, khổ 59’’ màu 90
 Vải dệt kim 100% polyester, khổ 59’’ màu 93
Dệt kim: Là quá trình tạo thành vải bằng sự liên kết một hệ các vòng sợi với
nhau. Các vòng sợi (mắt sợi) được liên kết với nhau nhờ kim dệt giữ vòng sợi cũ trong
khi một vòng sợi mới được hình thành ở phía trước của vịng sợi cũ. Vịng sợi cũ sau
đó lồng qua vịng sợi mới để tạo thành vải.
Đặc điểm chung của vải dệt kim:
 Bề mặt thống, mềm, xốp.
 Tính co dãn, đàn hồi lớn. Khi chịu lực tác dụng, độ dãn của vải lớn hơn
nhiều so với vải dệt thoi.
 Giữ nhiệt tốt mà vẫn khơng cản trở q trình trao đổi chất giữa cơ thể
người và mơi trường xung quanh.

 Ít nhầu, dễ bảo quản và giặt sạch.
 Tính vệ sinh trong may mặc tốt.
 Tạo cảm giác mặc dễ chịu.
 Nhược điểm: quăn mép và dễ tuột vòng.
Vải dệt kim thường được sử dụng trong các lĩnh vực quần áo sơ sinh, thể thao,
áo T-shirt, polo, … nhờ khả năng thấm hút mạnh và giữ nhiệt tốt.

1.2. Phân tích và lựa chọn thị trường nhập khẩu sản phẩm
Tình hình thị trường dệt may trên thế giới

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 1 : Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của thế giới

Bảng 2: Các thị trường chính nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam
-

Các số liệu về tình hình xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục là điểm sáng
của toàn ngành hàng xuất khẩu Việt Nam từ đầu năm cho đến nay.
Tháng 8 vừa qua, các mặt hàng dệt may là loại hàng hóa xuất khẩu có
giá trị đứng thứ 2 cả nước chỉ sau điện thoại và linh kiện các loại, với
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt gần 3,4 tỷ USD; xơ sợi dệt các loại

đạt giá trị xuất khẩu hơn 350 triệu USD; giày dép các loại đạt hơn 1,5 tỷ
USD và gần 250 triệu USD các loại mặt hàng vải mành và nguyên phụ
liệu dệt may khác. Với số liệu lũy kế từ tháng 1 đến hết tháng 8, tổng giá
trị xuất khẩu của toàn ngành dệt may có mức tăng mạnh so với 8 tháng
năm 2018, trong đó xuất khẩu vải các loại tăng mạnh nhất 25,9%. Các
loại mặt hàng dệt may khác hầu hết cũng có mức tăng trên 10% so với
cùng kỳ năm trước. Nhờ lợi thế từ chiến tranh thương mại cùng việc
nhận được các chính sách ưu đãi thuế quan đến từ các hiệp định thương
mại tự do, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục nhận được các tín hiệu tăng
trưởng mạnh mẽ, dự kiến sẽ còn tiếp tục xu hướng tăng này trong tương
lai gần cho đến năm 2020.
-

Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh và có tỷ trọng xuất khẩu hàng
may mặc gần xấp xỉ với Bangladesh chỉ tính riêng năm 2018, trong khi
đó lại đang được dự báo sẽ sớm sốn ngơi của Bangladesh do sản phẩm
may mặc từ Việt Nam có sự đa dạng hơn, đặc biệt cũng đang tận dụng
triệt để lợi thế từ chiến tranh thương mại đem lại.

-

Các thị trường nhập khẩu chính sản phẩm này cho Việt Nam gồm có :
US ( chiếm tỷ trọng 38,3%), EU (không bao gồm UK-14,5%), Trung
Quốc (10,2%), Nhật Bản (9,0%), Hàn Quốc (7,4%)

1.3. Công ty đối tác và các mặt hàng xuất khẩu

Shimada Shoji CO., LTD
Địa chỉ: 1-12, 3 Chome, Tanimachi, Chou-ku, Osaka, Japan 540-0012
Điện thoại: +81 66 945 6151


Fax: +81 66 943 0651

Người đại diện: Mr. ODAGAWA RYU.
Website: />Các thị trường chính : Các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản.
 Shimada Shoji CO., LTD (Nhật Bản) là tổng công ty thương mại cho
vật liệu may mặc thành lập năm 1887, số vốn lên tới ¥86,400,000.
Shimada Shoji hiện tại là người tiên phong, ý chí và cơng nghệ. Với kỳ
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vọng tương lai sẽ xây dựng một doanh nghiệp rộng lớn và thuận tiện hơn
bao giờ hết.
 Là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, nguyên vật liệu như: Nút, dây
kéo, miếng đệm vai, vải cổ áo, móc, băng, dây đeo, túi vải, dây thắt lưng,
da tổng hợp, băng dính, vải khác và tất cả các phụ kiện may mặc khác.

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ
2.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc
tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng
cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ,… Sau đây là nội dung hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, một trong những hợp đồng thương mại có liên quan trực
tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Khái niệm: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (còn được goi là hợp đồng mua
bán ngoại thương) là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở
những nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào

quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu một tài sản nhất định, gọi là
hàng hoá; bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
2.2. Phân tích hợp đồng các điều khoản trong hợp đồng SMJ-HDTL-E-0469/19
2.2.1. Các bên tham gia
BÊN BÁN:
Shimada Shoji (Vietnam) CO., LTD
Công ty TNHH Shimada Shoji (Việt Nam)
Địa chỉ:  Số 28 VSIP, đường số 3, KCN Việt Nam – Singapore, TX Thuận An,
T. Bình Dương, Việt Nam.
MST: 3700726730
Điện thoại: +84 274 3768987
Đại diện: Bà Phạm Thị Ngọc Diệu

Fax: +84 274 3768986
Chức vụ: Trợ lý giám đốc

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cơng ty TNHH Shimada Shoji (Việt Nam) có vốn đầu tư 100% Nhật Bản,
được thành lập từ ngày 20/6/2006, theo giấy phép kinh doanh số 3700723730 ngày
31/07/2006. Ngày hoạt động: 01/05/2007.
Là doanh nghiệp chế xuất, chuyên sản xuất, cung cấp các loại nguyên phụ liệu
ngành may mặc, nghề nghiệp kinh doanh chính: Sản xuất sợi. Các loại sản phẩm dịch
vụ của doanh nghiệp đa dạng và phong phú như: Băng keo cơng nghiệp, dây khóa
kéo, vải sơi, dây thun dệt, dây dệt, khuy, nút cúc, nhãn dệt, …
BÊN MUA:
Shimada Shoji CO., LTD

Địa chỉ: 1-12, 3 Chome, Tanimachi, Chou-ku, Osaka, Japan 540-0012
Điện thoại: +81 66 945 6151

Fax: +81 66 943 0651

Người đại diện: Mr. ODAGAWA RYU.
Website: /> Shimada Shoji CO., LTD (Nhật Bản) là tổng công ty thương mại cho
vật liệu may mặc thành lập năm 1887, số vốn lên tới ¥86,400,000.
Shimada Shoji hiện tại là người tiên phong, ý chí và công nghệ. Với kỳ
vọng tương lai sẽ xây dựng một doanh nghiệp rộng lớn và thuận tiện hơn
bao giờ hết.
 Là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, nguyên vật liệu như: Nút, dây
kéo, miếng đệm vai, vải cổ áo, móc, băng, dây đeo, túi vải, dây thắt lưng,
da tổng hợp, băng dính, vải khác và tất cả các phụ kiện may mặc khác.
BÊN CHỈ ĐỊNH:
LONG YU CO., LTD
Địa chỉ: Unit 2, 11/F keybond commercial BLDG No 38 Ferry ST, Yau Ma Tei,
Kowloon, HongKong.
BÊN NHẬN HÀNG:
CÔNG TY TNHH LONG YU VIETNAM
Địa chỉ: Km 9, Tân Thịnh, Nam Trực, Nam Định.
Mã số thuế: 0600382819.
Người đại diện: Ông. Sumiya


Chức vụ: Giám đốc

NHẬN XÉT:
7


LUAN VAN CHAT LUONG download : add




Hợp đồng có đầy đủ thơng tin về tên, địa chỉ, số điện thoại/fax, người đại
diện của bên người bán, người mua và bên nhận hàng. Tuy nhiên, người đại
diện ở bên mua để cho đầy đủ và chi tiết, đồng thời rõ ràng cho cả hai bên
nên đề cập đến chức vụ của người đại diện trong tổ chức để hai bên hiểu rõ
và phịng trường hợp có tranh chấp xảy ra. Bên nhận hàng chưa có SĐT và
Fax cụ thể nên cần bổ sung để hợp đồng đầy đủ và thuận tiện hơn cho việc
giao hàng.



Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này được ký kết giữa các chủ thể có đầy
đủ tư cách pháp lý và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (bên
bán) và Nhật Bản (bên mua). Về phía Việt Nam, theo nghị định 57/1998 NĐCP ngày 31/07/1998, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và đã đăng ký
mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục Hải quan tỉnh, thành phố, (hiện nay
doanh nghiệp Việt Nam dung chung mã số xuất nhập khẩu với mã số thuế).
Công ty TNHH Shimada Shoji (Việt Nam) đã thực hiện theo đúng nghị
định.



Hợp đồng diễn ra với 4 bên: Bên bán, bên mua, bên chỉ định và bên nhận
hàng. Hoạt động xuất nhập khẩu dưới hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Bối
cảnh diễn ra hợp đồng, trước đó đã phát sinh một hợp đồng gia công giữa 2
thương hiệu Shimada Shoji và Long Yu, hợp đồng mua bán quốc tế này đóng
vai trị như là biện pháp cung ứng ngun phụ liệu cho bên mua gia cơng

thơng qua việc kí kết hợp đồng mua phụ liệu của Công ty TNHH Shimada
Việt Nam. 

2.2.2. Các điều khoản trong hợp đồng
Đây là hợp đồng xuất khẩu phụ liệu là vải dệt kim 100% polyester, khổ 59’’của
một doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam (Shimada Shoji Vietnam Co., Ltd – Công ty
con) bán cho một doanh nghiệp Nhật Bản (Shimada Shoji Co., Ltd- Công ty mẹ) theo
hình thức xuất khẩu tại chỗ với bên chỉ định hợp đồng là một doanh nghiệp khác có
trụ sở tại Hồng Kông (Long Yu Co., Ltd – Công ty mẹ) và bên nhận hàng lại là một
doanh nghiệp nội địa Việt Nam (Long Yu Vietnam Co., Ltd – Công ty con). Tổng
quan cho thấy hợp đồng tương đối chi tiết với 5 điều khoản quy định về  hàng hóa,
thời gian giao hàng, cách thức thanh toán, chứng từ và thủ tục xuất hàng cũng như quy
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


định điều khoản chung. Tuy nhiên hợp đồng lại thiếu điều khoản về đóng gói, kiểm
hàng, bảo hiểm và bất khả kháng, điều này khiến rủi ro đối với bên mua sẽ khá cao
mặc dù giá trị hợp đồng không quá lớn.
Article 1: Contract Content (Nội dung của hợp đồng)

Hình 1: Điều khoản 1 – Nội dung hợp đồng

Tên hàng hóa: Vải dệt kim 100% Polyester, khổ 59’’
Phân loại màu: COL.90 và COL.93


Màu COL.90: 


Số lượng: 1,100 Yards
Đơn giá: 1.0863 USD/Yard


Màu COL.93:

Số lượng: 300 Yards
Đơn giá: 1.0863 USD/Yard
Đơn vị tính: Yard (Thước)

1 yard = 0.9144 m

Tổng cộng: 1,520.8200 USD/1,400 YARDS
► Nhận xét: 
 Ở điều khoản 1 đã gộp chung tên hàng hóa, số lượng, đơn giá và tổng giá
trị thanh tốn lại thành một, trình bày mạch lạc, giúp người đọc dễ theo
dõi.
 Tên hàng được nêu theo phương pháp tên hàng kèm theo quy cách chính
về hàng hóa.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Hợp đồng này chưa quy định rõ về tiêu chuẩn chất lượng, chỉ nêu rõ
thông số kỹ thuật bao gồm 100% Polyester, khổ 59’’. Mô tả chi tiết và
đúng chất lượng hàng hóa là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó, đồng
thời buộc người bán phải giao hàng đúng theo yêu cầu của hợp đồng. Nếu
mô tả khơng kĩ có thể gây thiệt thịi cho các bên. Tuy nhiên nếu xét trên

hợp đồng mua xuất khẩu phụ liệu như trên giữa bên bán và bên mua có
mối quan hệ cơng ty mẹ - con, có thể ngầm hiểu quy chuẩn về chất lượng
hàng hóa đã được xác định giữa 2 bên bởi có sự chi phối về hoạt động sản
xuất giữa bên mua (công ty mẹ) và bên bán (công ty con). Mặt khác quy
chuẩn về phẩm chất hàng hóa cũng có thể đã được định đoạt trong hợp
đồng gia công giữa bên chỉ định, bên nhận hàng đối với bên mua.
 Đơn giá: Có thể thấy các bên tham gia hợp đồng đã sử dụng đồng tiền
ngoại tệ có giá trị thanh khoản lớn là USD. Điều này rất thuận tiện cho
việc thanh toán giữa các ngân hàng. Ở đây chỉ một loại giá, có thể hiều là
giá cố định được xác lập tại thời điểm kí kết hợp đồng, khơng thay đổi
cho đến khi giao hàng. Ngoài ra tiếp nối ở điều khoản 2 có nêu rõ “Điều
kiện giao hàng: DAP LONGYU”. Như vậy, giá xác định ở đây là giá
DAP với điểm giao hàng tại kho của bên nhận hàng (Km 9, Tân Thịnh,
Nam Trực, Nam Định).
Article 2: Term of Delivery (Điều khoản giao hàng)
Thông thường, điều khoản này quy định trách nhiệm của bên bán phải thông báo
cho bên mua về việc chuẩn bị xong để giao hàng, ngoài ra bên bán cũng phải liệt kê ra
những chứng từ cho bên mua để chứng minh việc giao hàng của mình. 
Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng vì nó quy định nghĩa vụ cụ thể
của bên bán và bên mua đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm
của mình đối với đối phương.
Trong điều khoản giao hàng của hợp đồng này có những nội dung cơ bản sau:
 Điều kiện giao hàng: DAP LONGYU
Đôi điều về điều kiện DAP – giao hàng tại nơi đến, có nghĩa người bán giao
hàng, khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải
sẵn sàng dỡ hàng tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan đến việc
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



đưa hàng tới nơi đến chỉ định đó. Cụ thể ở hợp đồng này, điểm giao hàng chỉ định là
tại kho của bên nhận hàng (Công ty TNHH LONG YU Việt Nam), địa chỉ: Km 9, Tân
Thịnh, Nam Trực, Nam Định. Do Bên B chỉ định.
 Ngày giao hàng: ngày 17 tháng 05 năm 2019
Thời điểm giao hàng cố định, rõ ràng, giúp các bên chủ động hơn trong việc giao
nhận hàng hóa, đảm bảo thời gian theo thỏa thuận, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh
doanh đúng hạn của bên nhận hàng.
 Các quy định khác:
 Phí thơng quan, phí vận chuyển, phí chứng từ và các chi phí khác (nếu có)
sẽ do Bên B chịu. 
 Bên A sẽ trả các chi phí tại thời điểm phát sinh thay Bên B, sau đó Bên A
sẽ phát hành cơng nợ cho Bên B.
 Bên B sẽ trả đầy đủ cho Bên A vào ngày 20/06/2019 (bao gồm chi phí
tiền hàng và các chi phí khác có liên quan theo quy định tại điều khoản 2
giao hàng).
 Tất cả các chi phí bốc hàng phát sinh tại kho người nhận thì sẽ do người
nhận hàng thanh toán.
► Nhận xét:
 Điều khoản cung cấp rõ thông tin về điều kiện giao hàng, địa điểm giao
hàng, thời điểm giao hàng và các quy định về chi phí liên quan theo thỏa
thuận của các bên. Quy định rõ địa điểm giao hàng chỉ định có lợi cho bên
bán bởi mọi rủi ro đến địa điểm đó người bán phải chịu. Mặt khác, nếu
dẫn chiếu theo DAP – Incoterms 2010, Bên A sẽ phải chịu mọi rủi ro và
chi phí cho đến khi hồng hóa được đặt dưới ựu định đoạt của người mua
trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng chỉ định, tuy nhiên, trong hợp
đồng lại quy định rõ mọi chi phí (bao gồm phí thơng quan, phí vận
chuyển, phí chứng từ và các phí khác) do Bên B chịu, mọi chi phí mà Bên
A trả thay tại thời điểm phát sinh sẽ được thanh tốn do Bên B thơng qua
cơng nợ. Có thể thấy thỏa thuận giữa 2 bên là rất rõ ràng và dễ hiểu, phân

chia chi phí và nghĩa vụ giao hàng cụ thể, rành mạch, quy định không quá

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khắt khe do đơi bên kí hợp đồng có mối quan hệ thân thiết (một bên là
công ty mẹ, một bên là cơng ty con).
 Điều khoản cịn thiếu quy định về điểm bốc hàng từ Bên bán, cách thức
giao hàng và quy định về thông báo giao hàng, dễ gây khó khăn trong q
trình giao nhận và sự chuẩn bị cơ sở vật chất để nhận hàng.
Article 3: Payment Terms (Điều khoản thanh toán)
 Phương thức thanh toán: Việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức Điện
chuyển tiền T.T.
 Thời gian thanh toán: Bên B sẽ thanh toán tiền hàng và các chi phí phát sinh liên
quan cho Bên A và ngày 20 tháng kế tiếp (tức ngày 20/06/2019)
 Chi phí chuyển khoản ngân hàng sẽ do Bên B chịu.
Như vậy, cách thức thanh toán theo thỏa thuận các bên là điện chuyển tiền trả
sau, đây là phương thức thanh tốn mà ngân hàng chỉ đóng vai trị người thu hộ tiền
nên rủi ro với người bán rất lớn (do trong hợp đồng không yêu cầu Bên B trả trước
hay ràng buộc 1 phần giá trị của hợp đồng mà là toàn bộ bao gồm cả các chi phí phát
sinh liên quan được trả sau), nó chỉ thường được áp dụng khi mua bán giữa các bên
quen thân nhau hoặc các công ty trong cùng một hãng. Khi Bên B nhận được thông
báo hàng đã được giao, Bên B sẽ lệnh cho ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho
Bên A là người bán sẽ phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và chỉ nhận trả tiền sau khi
hàng đã được giao tại điểm giao hàng chỉ định ở một thời điểm nhất định được thỏa
thuận giữa 2 Bên – là ngày 20/06/2019.
 Ngân hàng Bên A:
Tên tài khoản: SHIMADA SHOJI (VIETNAM) CO., LTD

Số tài khoản: F15-796-501906 (USD)
Tên ngân hàng: MUZIHO BANK – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phịng 1803, Tầng 18, Cao ốc Sun Wah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp.
Hồ Chí Minh, Việt Nam
SWIFT code: MHCBVNVXHCM
 Đồng tiền thanh toán: USD

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hai Bên chấp thuận sử dụng ngoại tệ của nước thứ 3 để làm đồng tiền tính giá
đồng thời để thanh tốn, đây là đồng tiền có giá trị và tính thanh khoản cao, rất thuận
tiện trong việc thanh tốn quốc tế giữa các ngân hàng.
 ► Nhận xét: 
 Điều khoản thanh toán rõ ràng, dễ hiểu, quy định phương thức thanh
tốn và giao dịch giữa các bên cịn đơn giản, điều khoản còn thiếu quy
định rõ về bộ chứng từ thanh tốn, chưa quy định rõ người thụ hưởng
phải có nghĩa xuất trình bộ chứng từ phù hợp như thế nào với bên mua.
 Hai bên lựa chọn hình thức thanh toán Điện chuyển tiền là hợp lý do giá
trị của hàng hóa khơng q lớn, hơn nữa giữa 2 chủ thể ký hợp đồng có
mối quan hệ thân thiết, thanh tốn bằng điện chuyển tiền cũng giảm
thiểu chi phí giao dịch giữa các bên. 
Article 4: Document & Export Term (Chứng từ & thủ tục xuất hàng)
Cả 2 bên (Bên A & Bên nhận hàng) sẽ phối hợp cùng nhau làm thủ tục hải quan
theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và thực hiện đúng theo quy định hiện hành của
luật pháp Việt Nam.
Xuất nhập khẩu tại chỗ, cụ thể trong hợp đồng là xuất khẩu tại chỗ, là hình thức
mà hàng hóa được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước

ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của
thương nhân nước ngoài, cụ thể người bán ở đây là Công ty TNHH Shimada Shoji
Việt Nam, người mua là Shimada Shoji Nhật Bản, điểm giao hàng trong nước là công
ty TNHH Long Yu Việt Nam. Dựa vào các chủ thể tham gia vào hợp đồng, trước đó
giữa hai hãng Shimada Shoji và Long Yu đã phát sinh một hợp đồng gia công và hợp
đồng thương mại này được ký kết theo chỉ định của Long Yu Co., Ltd với công ty
TNHH Shimada Việt Nam (doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam có vốn đầu tư 100%
Nhật Bản) đóng vai trị là nguồn hàng để Shimada Nhật Bản đáp ứng nhu cầu về phụ
liệu theo hợp đồng gia cơng trước đó giữa Long Yu và Shimada Shoji. Do đó, cơ sở
để thực hiện hợp đồng theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ là hoàn toàn hợp lý.
 Bên A cung cấp hóa đơn tài chính và các chứng từ thông quan liên quan
cho Bên nhận hàng.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Bên A tự làm thông quan xuất hàng và Bên nhận hàng tự làm thông quan
nhập hàng và thanh tốn các loại phí.
 Bên B cho phép sử dụng chữ ký scan trên hợp đồng theo thỏa thuận số
SMG-AG-E/19 ngày 02/01/2019.
 Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày ký kết đến hết ngày 31/12/2019.
► Nhận xét:
 Nếu trong điều khoản 3 còn thiếu quy định nghĩa vụ về chứng từ giữa các
bên thì tại điều khoản 4 đã giải thích rõ hơn, cụ thể là Bên A có nghĩa vụ
cung cấp các chứng từ thông quan liên quan và hóa đơn tài chính. Nghĩa
vụ thơng quan hàng hóa giữa Bên A và Bên nhận hàng cũng được phân
chia rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên vẫn chưa quy định rõ các chứng từ bao
gồm trong nghĩa vụ giữa các bên cần cung cấp cho Bên còn lại.

Article 5: General Clause (Điều khoản chung)
 Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các điều khoản của Hợp
Đồng.
 Mọi sự sửa chữa hoặc thay đổi các điều khoản trong hợp đồng chỉ có giá
trị bằng văn bản được xác nhận của các bên.
 Nếu trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc phát sinh thì hai bên
sẽ cùng nhau thương lượng để tìm các giải quyết. Nếu thương lượng
khơng thành, hai bên sẽ nhờ Tịa Án Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
phân xử, phán quyết cuối cùng của tồn án mang tính ràng buộc chung
giữa 2 bên và bên thua kiện chịu mọi án phí.
 Đây là quy định quan trọng được sử dụng trong các hợp đồng trong đó
yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ thông qua thủ tục
trọng tài.
 Trọng tài ở đây được xác định là Tóa án kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
có cơ sở tại nước Bên A và Bên nhận hàng.
 Hợp đồng này sẽ được làm thành 06 bản gốc, Bên A, Bên B và Bên nhận
hàng mỗi bên giữ 02 bản gốc có giá trị pháp lý như nhau.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Hợp đồng có giá trị từ ngày ký và chính thức hết liệu lực khi các bên đã
thực hiện xong toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng này.
► Nhận xét: 
 Điều khoản về trọng tài được gộp chung vào với điều khoản chung, các
bên cam kết về thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nghĩa vụ nhưng chưa xác
định trách nhiệm bồi thường hay ràng buộc pháp lý giữa các bên khi vi
phạm các quy định trong hợp đồng, tuy nhiên mọi vấn đề vướng mắc có

thể thông qua đàm phán.
 Quy định trong điều khoản hợp lệ, dễ dàng cho hai bên xử lý khi có tranh
chấp.
Tổng kết: 
Như vậy, có thể thấy hợp đồng kinh doanh quốc tế đã thiếu các điều khoản bắt
buộc về chứng nhận quy định hàng hóa, kiểm hàng, bảo hành cũng như các điều
khoản quy đinh về giao hàng như vận chuyển muộn, hủy đơn và điều khoản bất khả
kháng. Điều này có thể gây ra khó khan lớn nếu xảy ra tranh chấp hay sự cố khi giao
nhận hàng hóa. Cũng có thể doanh nghiệp đã tạo lịng tin và có thời gian làm việc
cùng nhau lâu nên chấp thuận hợp đồng. Trên thực tế nhiều hợp đồng vẫn diễn ra như
vậy khi các bên tự ngầm hiểu và tự thỏa thuận với nhau, đặc biệt là hợp đồng giữa
các bên trong cùng một hang với những tiêu chuẩn, tập quán quy định hai bên tự biết
và thực thi. Bên cạnh đó, một số điều khoản được gộp lại để đảm bảo tính mạch lạc,
dễ hiểu.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
Sau khi hợp đồng được hai bên thỏa thuận, đồng ý và ký kết thì cả hai bên (Bên
A và bên nhận hàng) sẽ phối hợp cùng nhau làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất
nhập khẩu tại chỗ và thực hiện đúng theo quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam.
Theo các trình tự như sau:
3.1. Thanh tốn
Điều khoản thanh toán của hợp đồng giao dịch giữa hai bên đã quy định thanh
toán bằng T/T.
Thanh toán T/T – Telegraphic Transfer – chuyển tiền bằng điện nằm trong hình
thức thanh tốn bằng By remittance – By Transfer trong đó ngân hàng của người mua

sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngồi thanh tốn tiền cho người
bán. Có các phương thức thanh tốn là chuyển tiền trả trước, trả ngay và trả sau.
Trong hợp đồng này có quy định: Bên B sẽ thanh tốn tiền hàng và các chi phí phát
sinh liên quan cho bên A vào ngày 20 của tháng kế tiếp.
Tất cả các chi phí chuyển khoản ngân hàng sẽ do bên B chịu.
Vì vậy, thanh tốn được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
Bước 2: Người mua ra lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền đến trả.
Bước 3: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ cho người mua.
Bước 4: Ngân hàng bên mua chuyển tiền trả cho ngân hàng bên bán.
Bước 5: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.
3.2. Thủ tục hải quan – xuất khẩu tại chỗ
3.2.1. Hồ sơ
Hồ sơ hải quan được quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, cơ
bản gồm các chứng từ:
 Tờ khai hải quan.
 Hợp đồng mua bán.
 Hóa đơn thương mại, hoặc hóa đơn GTGT (với DN trong nội địa xuất vào
Khu chế xuất).
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Chứng từ vận tải.
 Kiểm tra chất lượng Chứng từ khác (nếu có), …
3.2.2. Quy trình thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan
Dựa trên cơ sở hợp đồng đã được ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định
giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu phải kê khai đầy đủ các tiêu chí

tương ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu trên tờ khai.
Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ
Các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn thiện đầy đủ các tờ khai và đến Chi cục Hải
quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ phù hợp
đối với loại hình xuất nhập khẩu sau khi nhận đủ hàng:
Tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ (04 bản chính): Hiệu lực của tờ khai xuất
– nhập khẩu tại chỗ là 30 ngày kể từ thời điểm doanh nghiệp ký xác nhận vào 04 tờ
khai hải quan.


Đối với người xuất khẩu (Bên A), chuẩn bị hợp đồng mua bán ngoại thương có
địa chỉ giao hàng trong lãnh thổ Việt Nam: Cụ thể địa chỉ giao hàng được ghi
rõ trong hợp đồng là: Công ty TNHH Long Yu VietNam: Km 9. Tân Thịnh.
Nam Trực, Nam Định.



Đối với người nhập khẩu (Bên B), chuẩn bị hợp đồng mua bán ngoại thương
hoặc hợp đồng gia cơng có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (địa đểm nhận
hàng như đã nêu ở trên).



Liên giao hàng hóa đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu lập.



Các giấy tờ, hồ sơ theo quy định đối với hàng xuất, nhập khẩu: Vải dệt kim (trừ
B/L):
o Tên hàng theo khai báo: Vải dệt kim 100% polyester, khổ 59’’

o Đơn vị nhập khẩu: Công ty Shimada Shoji CO., LTD
o Địa chỉ: 1-12, 3 Chome, Tanimachi, Chou-ku, Osaka, Japan 5400012

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


o Số tờ khai: 302526588140
o Ngày khai hải quan: 16/05/2019
 Vì hàng hóa giao dịch là ngun liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu,
doanh nghiệp nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ cho
Chi cục Hải quan.
 Sau khi điền đầy đủ thông tin, Chi cục Hải quan giữu 01 bản, doanh
nghiệp giữ 02 bản, và chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu 01 bản.
Bước 3: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu
 Tiếp tục hoàn thiện các giai đoạn bao gồm: nộp tờ khai, tính thuế, niêm
phong mẫu hàng (nếu có), xác nhận đã làm thủ tục, giao doanh nghiệp và
lưu trữ hồ sơ, thông báo cho Cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của
doanh nghiệp biết..
 Trường hợp phát hiện vi phạm, chi cục tiến hành lập biên bản theo quy
định pháp luật.
 Nếu mọi thơng tin chính xác, Chi cục tiến hành ký xác nhận và đóng dấu
vào 04 tờ khai.
 Đồng thời, Chi cục Hải quan gửi văn bản đến Chi cục thuế nơi đặt trụ sở
chính của doanh nghiệp về hoạt động xuất – nhập khẩu tại chỗ của doanh
nghiệp
Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu
Lúc này, doanh nghiệp xuất khẩu phải nhận hồ sơ đã được làm thủ tục chuyển
cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất để đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.:

Bước 5: Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu
Chi cục hải quan sẽ tiếp nhận tờ khai hải quan, cùng các chứng từ khác thuộc hồ
sơ xuất khẩu tại chỗ. Sau đó, tiếp tục tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy
định, phù hợp với từng loại xuất khẩu, nhập khẩu, thuế phí (nếu có).

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.3. Phương tiện vận chuyển
 Việc thuê phương tiện vận chuyển căn cứ vào:
 Thỏa thuận về điểu kiện cơ sở giao nhận: Sử dụng điều kiện giao hàng:
DAP LONGYU.
 Tính chất của hàng hóa: Hàng ngun liệu sản xuất, khối lượng hàng hóa
nhỏ. Theo đó, bên B mua phụ liệu từ bên A và yêu cầu bên A giao hàng
cho bên nhận hàng.
 Sau khi thuê xong xe chở hàng, bên bán làm hợp đồng vận tải với công ty
vận chuyển, bàn bạc về các điểu khoản thời gian, địa điểm nhận hàng, các
điểu khoản thanh toán, … cũng như các điều kiện ràng buộc giữa hai bên.
Sau khi đặt xe và hồn thành hợp đồng với cơng ty vận chuyển thì báo
cho bên nhận hàng địa điểm thời gian tàu đến nhận hàng: Cụ thể thời gian
đã được trình bày rõ ràng trên hợp đồng: Ngày giao hàng: 17/05/2019. Phí
thơng quan, vận chuyển, phí chứng từ và các phí khác nếu có sẽ do bên B
chịu. Bên A sẽ trả các phí trên tại thời điểm phát sinh thay bên B, sau đó
bên A sẽ phát hành cơng nợ cho bên B. Bên B sẽ trả đủ cho bên A vào
ngày 20 của tháng sau.
3.2.4. Giao hàng
Quy trình giao nhận hàng hóa được lưu kho:
 Giấy báo hàng đến (Arrival Notice): thông báo chi tiết lô hàng cũng như

thời gian, địa điểm hàng sẽ đến Việt Nam kèm theo việc yêu cầu đến nhận
hàng.
 Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy
giới thiệu của cơ quan hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O). Hãng tàu
hoặc đại lý giữ bản vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng;
chủ hàng nhận hàng.
 Chủ hàng mang biên lai lại nộp phí, 3 bản D/O cùng Commercial Invoice
và Packing list đến văn phịng quản lí tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và
tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O;

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ
phận này giữ lại 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng;
 Chủ hàng làm thủ tục hải quan, sau khi Hải quan xác nhận hoàn thành các
thủ tục chủ hàng có thể nhận hàng hóa và chở về kho của mình.
3.2.5. Kiểm tra chất lượng hàng hố và giám định hàng hố
3.2.5.1 Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Các căn cứ pháp lí kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu bao gồm:


Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày
21/11/2007.



Căn cứ Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/06/2009 Hướng dẫn kiểm

tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của
Bộ KHCN

Việc kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ diễn ra theo quy trình
sau:


Xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra ngay khi tiếp nhận
hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu.



Tiến hành kiểm tra sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu theo các nội dung sau đây:
 Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu
hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra.
 Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng khi cần thiết.
 Thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hóa đã
đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với
cơ quan hải quan.
 Sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ , trường
hợp đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra theo quy định, trường
hợp không đầy đủ thì sẽ thơng báo bổ sung  cho người đăng ký
 Trong 3 ngày sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả và gửi trả hồ sơ
 Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định.

3.2.5.2 Giám định hàng hóa

20


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sau khi hàng đưa về lưu kho để kiểm tra, trước khi dỡ ra khỏi tàu phải kiểm tra niêm
phong, kẹp chì của container. Nếu phát hiện có tổn thất hoặc xếp đặt khơng đúng thì
mời cơ quan giám định lập biên bản giám định dưới tàu. Sau đó cơng ty TNHH
Shimada Shoji có trách nhiệm mời cơng ty giám định đến giám định tổn thất (nếu có)
để xác định số lượng, chất lượng hàng hóa tổn thất và nguyên nhân gây tổn thất. Việc
giám định cần phải có hợp đồng quy định, nộp các chứng từ phục vụ cho công tác
giám định.
3.2.6. Giải quyết tranh chấp
Khi thực hiện hợp đồng về nhập khẩu, nếu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất,
thiếu hụt... thì bên nhập khẩu cần phải lập ngay hồ sơ khiếu nại để không bỏ lỡ thì hạn
khiếu nại. Cần phải căn cứ vào trách nhiệm nghĩa vụ của các bên để lựa chọn đối
tượng khiếu nại cho phù hợp: đối tượng đó có thể là người xuất khẩu hay người vận
tải hay bên bảo hiểm.
Trong q trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu có nhiều loại chứng từ kèm theo các
bước thực hiện như: chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tại, chứng từ giao nhận, chứng
từ bảo hiểm, chứng từ Hải quan, ROROC, COR… Các loại chứng từ này thường là
kết quả xác nhận các bước thực hiện của hợp đồng nên rất có ý nghĩa trong việc thanh
quyết tốn, giải quyết tranh chấp khiếu nại… Nhà nhập khẩu phải thận trọng đối với
từng loại chứng từ trong quá trình lập chứng từ, trong ghi chép, u cầu phải rõ ràng
khơng tẩy xóa, nhất là các hóa đơn thanh tốn và bảng kê chi tiết, vận tải đơn. Đơn
khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất như: biên bản giám định,
hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm... Việc khiếu nại sẽ được giải quyết giữa
hai bên. Nếu hai bên không tự giải quyết được hoặc không thỏa đáng thì hai bên sẽ
nhờ Tồ Án Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh phân xử, phán quyết cuối cùng của tồ
án mang tính ràng buộc chung giữa hai bên và bên thua kiện chịu mọi chi phí.
Đối với việc thực hiện hợp đồng giao dịch mua bán các sản phẩm vải dệt kim, công ty
TNHH Shimada Shoji và công ty TNHH LONG YU VIETNAM đều đảm bảo thực

hiện đúng nghĩa vụ của hai bên nên khơng có tranh chấp khiếu nại.

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 4. BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN
4.1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
4.1.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm: Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán
đòi người mua phải trả số tiền ghi trên hóa đơn.
Chức năng: Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thì hóa đơn
là căn cứ để kiểm tra nội dung đòi tiền của hối phiếu; nếu trong bộ chứng từ khơng có
hối phiếu, thì hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền
và trả tiền.
Trong khai báo hải quan và mua bảo hiểm, hóa đơn thương mại thể hiện giá trị
mua bán hàng hóa, làm cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền bảo
hiểm.
Những chi tiết thể hiện trên hóa đơn như về hàng hóa, điều kiện thanh tốn và
giao hàng, về vận tải,… là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp
đồng thương mại.

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×