Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI VOIP TRỰC TUYẾN TRÊN NỀN TẢNG ELASTIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 54 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CHUYÊN ĐỀ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG 2
Đề Tài:

Xây dựng hệ thống tổng đài VoIP trực tuyến trên nền
tảng Elastix

Nhóm 2:
1. Đỗ Hồng Phúc
2. Nguyễn Ngọc Hạnh
3. Nguyễn Thành Nhựt
4. Lê Hữu Lộc
GVHD: Nguyễn Thanh Vũ
TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2021


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2

2


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2

MỤC LỤC
MỤC LỤC

3


CHƯƠNG 1.
1.1

TÌM HIỂU KỸ THUẬT VoIP

Giới thiệu về VoIP

5
5

1.1.1

VoIP là gì?

5

1.1.2

Phương thức hoạt động

5

1.1.3

Các thành phần trong mạng VoIP

6

1.1.4


Các giao thức báo hiệu phổ biến của VoIP

7

1.2

Các đặc tính của mạng VoIP

1.2.1

Ưu điểm

1.2.2

Nhược điểm

1.3

CÁC GIAO THỨC VoIP

7
7
10
11

1.3.1

Giao thức SIP

11


1.3.2

Giao thức H.323

13

1.4

TRIỂN KHAI HỆ THỐNG VoIP BẰNG ELASTIX

1.4.1

Giới thiệu về Elastix

CHƯƠNG 2.

CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI VoIP

18
18
21

2.1

Mơ hình

21

2.2


Cài đặt Elastix

22

2.3

Cấu hình Elastix

31

2.3.1

Tạo User trong Extension

32

2.3.2

Cài đặt nhạc chờ

34

2.3.3

Cấu hình tổng đài

35

2.3.4


Cấu hình Follow Me

38

2.3.5

Cấu hình hội nghị

40
3


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
2.3.6

Tạo Ring Group

40

2.3.7

Cấu hình lời chào

42

2.3.8

Cấu hình Monitoring


43

2.3.9

Cấu hình SIP Trunk

45

2.3.10 Cấu hình Callback

46

2.3.11 Cấu hình Hàng đợi

47

2.3.12 Test gọi

49

CHƯƠNG 3.
3.1

KẾT LUẬN

Thuận lợi và khó khăn

51
51


3.1.1

Thuận lợi

51

3.1.2

Khó khăn

51

3.2

Hướng mở rộng

51

3.3

Kết luận

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

4



Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2

CHƯƠNG 1.
TÌM HIỂU KỸ THUẬT VoIP
1.1 Giới thiệu về VoIP
1.1.1 VoIP là gì?
VoIP: Voice over Internet Protocol (VoIP) là một công nghệ cho phép truyền thoại sử
dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng Internet. VoIP là một trong
những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không chỉ đối với các
nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người sử dụng dịch vụ. VoIP có thể vừa
thực hiện cuộc gọi thoại như trên mạng điện thoại kênh truyền thống (PSTN) đồng thời
truyền dữ liệu trên cơ sở mạng truyền dữ liệu. Như vậy, nó đã tận dụng được sức mạnh và
sự phát triển vượt bậc của mạng IP vốn chỉ được sử dụng để truyền dữ liệu thông thường.
1.1.2 Phương thức hoạt động
Với VoIP, tín hiệu thoại được số hóa, nén và đóng gói IP, sau đó truyền dẫn qua mạng
IP. VoIP sử dụng phương pháp mã hóa làm tiết kiệm băng thông và tăng hiệu quả đường
truyền, tăng lưu lượng phục vụ của mạng. Giao thức báo hiệu được sử dụng để thiết lập
và kết thúc cuộc gọi, mang thông tin định vị user và thỏa thuận lưu lượng.
VoIP cho phép thực hiện cuộc gọi dùng máy tính qua mạng dữ liệu như Internet. VoIP
chuyển đổi tín hiệu thoại từ điện thoại tương tự analog vào tín hiệu số (digital) trước khi
truyền qua Internet, sau đó chuyển đổi ngược lại ở đấu nhận. Khi tạo một cuộc gọi VoIP
dùng điện thoại với một bộ điều hợp, chúng ta sẽ nghe âm mời gọi, quay số sẽ xảy ra sau
tiến trình này. VoIP có thể cũng sẽ cho phép tạo một cuộc gọi trực tiếp từ máy tính dùng
loại điện thoại tương ứng hay dùng microphone.
VoIP cho phép tạo cuộc gọi đường dài qua mạng dữ liệu IP có sẵn thay vì phải được
truyền qua mạng PSTN (public switched telephone network). Ngày nay nhiều công ty đã
thực hiện giải pháp VoIP của họ để giảm chi phí cho những cuộc gọi đường dài giữa
nhiều chi nhánh xa nhau.
Mặc dù những khái niệm về VoIP là đơn giản, Tuy nhiên để thực hiện và ứng dụng

VoIP là phức tạp. Để gửi voice, thơng tin phải được tách biệt thành những gói (packet)
giống như dữ liệu. Gói là những phần thơng tin được chia nhỏ để dễ dàng cho việc gửi
5


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
gói, cũng có thể dùng kĩ thuật nén gói để tiết kiệm băng thơng, thơng qua những tiến trình
codec (compressor/de-compressor).
1.1.3 Các thành phần trong mạng VoIP
Các thành phần cốt lõi của một mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP Server, IP
network, End User Equipments
Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số (và ngược lại)
+ VoIP gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại
thường (PSTN) và mạng VoIP.
+ VoIP GSM Gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP,
GSM và cả mạng analog.
VoIP server: là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các
cuộc gọi VoIP.
Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper. Trong mạng SIP các server được gọi
là SIP server.
Thiết bị đầu cuối (End user equipments):
+ Softphone và máy tính cá nhân (PC): bao gồm một headphone, một phần mềm và
một kết nối Internet. Các phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga,
GnomeMeeting, Microsoft Netmeeting, SIPSet, Windows Messenger, ...
+ Điện thoại truyền thông với IP adapter: để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại
thơng dụng phải gắn với một IP adapter để có thể kết nối với VoIP server. Adapter là một
thiết bị có ít nhất 1 cổng RJ11 (để gắn với điện thoại), RJ45 (để gắn với đường truyền
Internet hay PSTN) và 1 cổng cắm nguồn.
+ IP phone: là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phone không cần VoIP
Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực tiếp với các VoIP

server.
6


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
1.1.4 Các giao thức báo hiệu phổ biến của VoIP
Có rất nhiều loại giao thức dùng thực hiện dịch vụ VoIP, những giao thức báo hiệu
(signaling) VoIP phổ biến là SIP và H323. Cả SIP và H323 đều cho phép người dùng thực
hiện cùng công việc: để thiết lập giao tiếp cho những ứng dụng đa phương tiện
(multimedia) như audio, video, những giao tiếp dữ liệu khác. H323 là một giao thức
tương đối cũ, cấu trúc thì quá phức tạp, hỗ trợ các chức năng phần lớn là không cần thiết
cho VoIP, do đó địi hỏi chi phí cao và khơng hiệu quả và hiện đang được thay thế bởi
giao thức SIP. SIP đơn giản hơn, mềm dẻo linh hoạt hơn và hoạt động ở chế độ mở hơn
so với H.323. Một trong những điểm ưu việt của SIP là nó ít phức tạp hơn rất nhiều và
tương tự như giao thức HTTP / SMTP.
Vì vậy, hầu hết các thiết bị VoIP hiện có ngày nay đều theo chuẩn SIP. Chỉ có những
thiết bị VoIP cũ theo chuẩn H323.
1.2 Các đặc tính của mạng VoIP
1.2.1 Ưu điểm
VoIP ra đời nhằm khai thác tính hiệu quả của các mạng truyền số liệu, khai thác tính
linh hoạt trong phát triển các ứng dụng mới của giao thức IP và nó được áp dụng trên một
mạng tồn cầu là mạng Internet. Các tiến bộ của cơng nghệ đã mang đến cho VoIP những
ưu điểm sau:
● Giảm chi phí cuộc gọi: Ưu điểm nổi bật của điện thoại IP so với dịch vụ điện thoại
hiện tại là khả năng cung cấp những cuộc gọi đường dài giá rẻ với chất lượng chấp nhận
được. Nếu dịch vụ điện thoại IP được triển khai thì chi phí cho một cuộc gọi đường dài sẽ
chỉ tương đương với chi phí truy nhập Internet. Nguyên nhân dẫn đến chi phí thấp như
vậy là do tín hiệu thoại được truyền tải trong mạng IP có khả năng sử dụng kênh hiệu quả
cao. Đồng thời, kỹ thuật nén thoại tiên tiến giảm tốc độ bít từ 64Kbps xuống thấp tới
8Kbps kết hợp với tốc độ xử lý nhanh của các bộ vi xử lý ngày nay cho phép việc truyền

tiếng nói theo thời gian thực là có thể thực hiện được với lượng tài nguyên băng thông
thấp hơn nhiều so với kỹ thuật cũ.

7


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
● Khả năng mở rộng: Nếu như các hệ tổng đài thường là những hệ thống kín, thì rất
khó để thêm vào đó những tính năng thì các thiết bị trong mạng Internet thường có khả
năng thêm vào những tính năng mới. Chính tính mềm dẻo đó mang lại cho dịch vụ điện
thoại IP khả năng mở rộng dễ dàng hơn so với điện thoại truyền thống.
● Không cần thông tin điều khiển để thiết lập kênh truyền vật lý: Gói thơng tin trong
mạng IP truyền đến đích mà khơng cần một sự thiết lập kênh nào. Gói tin chỉ cần mang
địa chỉ của nơi nhận cuối cùng là thơng tin đó có thể đến được đích. Do vậy, việc điều
khiển cuộc gọi trong mạng IP chỉ cần tập trung vào chức năng cuộc gọi mà không cần
phải tập trung vào chức năng thiết lập kênh.
● Quản lý băng thông: Trong điện thoại chuyển mạch kênh, tài nguyên băng thông
cung cấp cho một cuộc thoại là cố định (một kênh 64Kbps), nhưng trong điện thoại IP
việc phân chia tài nguyên cho các cuộc thoại linh hoạt hơn nhiều. Khi một cuộc liên lạc
diễn ra, nếu lưu lượng của mạng thấp thì băng thơng dành cho liên lạc sẽ cho chất lượng
thoại tốt nhất có thể, nhưng khi lưu lượng của mạng cao thì mạng sẽ hạn chế băng thông
của từng cuộc gọi ở mức duy trì chất lượng thoại chấp nhận được nhằm phục vụ cùng lúc
được nhiều người nhất. Điểm này cũng là một yếu tố làm tăng hiệu quả sử dụng của điện
thoại IP.Việc quản lý băng thông một cách tiết kiệm như vậy cho phép người ta nghĩ tới
những dịch vụ cao cấp hơn như điện thoại hội nghị, điều mà với cơng nghệ chuyển mạch
cũ thì khơng thực hiện vì chi phí q cao.
● Nhiều tính năng dịch vụ: Tính linh hoạt của mạng IP cho phép tạo ra nhiều tính
năng mới trong dịch vụ thoại như: Cho biết thông tin về người gọi tới hay một thuê bao
điện thoại IP có thể có nhiều số liên lạc mà chỉ cần một thiết bị đầu cuối duy nhất.
● Khả năng multimedia: Trong một cuộc gọi người sử dụng có thể vừa nói chuyện

vừa sử dụng các dịch vụ khác như truyền file, chia sẻ dữ liệu, hay xem hình ảnh của
người nói chuyện bên kia.
● Sử dụng hiệu quả: Như đã biết VoIP truyền thoại qua mạng Internet và sử dụng
giao thức IP, ngày nay IP là giao thức mạng được sử dụng rộng rãi nhất và có rất nhiều
ứng dụng đang được khai thác trên cơ sở các giao thức của mạng IP, VoIP có thể kết hợp
sử dụng các ứng dụng này để nâng cao hiệu quả sử dụng mạng. Kỹ thuật VoIP được sử
8


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
dụng chủ yếu kết hợp với các mạng máy tính do đó có thể tận dụng được sự phát triển
của công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả sử dụng, các phần mềm sẽ hỗ trợ rất nhiều
cho việc khai thác các dịch vụ của mạng VoIP. Công nghệ thông tin càng phát triển thì
việc khai thác càng có hiệu quả, sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ mới hỗ trợ người sử dụng
trong mọi lĩnh vực.

9


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
1.2.2 Nhược điểm
● Kỹ thuật phức tạp: Truyền tín hiệu theo thời gian thực trên mạng chuyển mạch gói
là rất khó thực hiện do mất gói trong mạng là khơng thể tránh và độ trễ khơng cố định của
các gói thơng tin khi truyền trên mạng. Để có được một dịch vụ thoại chấp nhận được cần
phải có một kỹ thuật nén tín hiệu đạt được những yêu cầu khắt khe như: Tỉ số nén lớn, có
khả năng suy đốn và tạo lại thơng tin của các gói bị thất lạc…Tốc độ xử lý của các bộ
Codec phải đủ nhanh để không làm cuộc đàm thoại bị gián đoạn. Đồng thời cơ sở hạ tầng
của mạng cũng cần được nâng cấp lên các cơng nghệ mới để có tốc độ cao hơn và có cơ
chế thực hiện chức năng QoS (Quality of Service).
● Vấn đề bảo mật: Mạng Internet là mạng có tính rộng khắp và hỗn hợp, trong đó có

rất nhiều loại máy tính khác nhau, các dịch vụ khác nhau cùng sử dụng chung một cơ sở
hạ tầng. Do vậy không có gì đảm bảo rằng thơng tin liên quan đến cá nhân cũng như số
liên lạc truy nhập sử dụng dịch vụ của người dùng được giữ bí mật. Và nguy cơ nghe lén
cuộc gọi VoIP khá cao do các gói dữ liệu phải chuyển tiếp qua nhiều trạm trung gian
trước khi đến người nghe hoặc vấn đề truy cập trái phép, hacker có thể lợi dụng các lỗ
hổng bảo mật để xâm nhập vào hệ thống mạng
Ngoài ra VoIP có thể gặp những vấn đề như khơng thể sử dụng được dịch vụ khi cúp
điện, không thể kết nối đến các dịch vụ khẩn như: cấp cứu, báo cháy...

10


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
1.3 CÁC GIAO THỨC VoIP
1.3.1 Giao thức SIP
1.3.1.1 Khái niệm về giao thức SIP
Giao thức SIP (Session Initiation Protocol) là một giao thức điều khiển và được tiêu
chuẩn hóa bởi IETF. Nhiệm vụ của nó là thiết lập, hiệu chỉnh và xóa các phiên làm việc
giữa các người dùng. Các phiên làm việc cũng có thể là hội nghị đa phương tiện, cuộc gọi
điện thoại điểm-điểm SIP được sử dụng kết hợp với các chuẩn giao thức IETF khác như
SAP, SDP và MGCP để cung cấp một lĩnh vực rộng hơn cho các dịch vụ VoIP. Cấu trúc
của SIP cũng tương tự như cấu trúc của HTTP (giao thức client-server). Nó bao gồm các
yêu cầu được gửi đến từ người sử dụng SIP client đến SIP server. Server sử lý các yêu
cầu và đáp ứng đến các client. Một thông điệp yêu cầu cùng với thông điệp đáp ứng tạo
nên sự thực thi SIP.
SIP là một công cụ hỗ trợ hấp dẫn đối với điện thoại IP với các lí do sau:
● Nó có thể hoạt động vơ trạng thái hoặc có trạng thái. Vì vậy sự hoạt động vơ trạng
thái cung cấp sự mở rộng tốt do các server không phải duy trì thơng tin về trạng thái cuộc
gọi một khi sự thực hiện đã được xử lý.
● Nó có thể sử dụng nhiều dạng hoặc cú pháp giao thức chuyển siêu văn bản HTTP.

Vì vậy, nó cung cấp một cách thuận lợi để hoạt động trên các trình duyệt.
● Bản tin SIP thì khơng rõ ràng, nó có thể là bất cứ cú pháp nào. Vì vậy, nó có thể
được mơ tả theo nhiều cách. Chẳng hạn, nó có thể được mơ tả với sự mở rộng thư
internet đa mục đính MIME (Multipurpose Internet Mail Extension) hoặc ngôn ngữ đánh
dấu mở rộng XML (Extensible Markup Language).
● Nó nhận dạng một người dùng với bộ định vị tài nguyên đồng nhất URL (Uniform
Resource Locator), vì vậy nó cung cấp cho người dùng khả năng khởi tạo cuộc gọi bằng
cách nhập vào một liên kết trên trang web.
Nói chung, SIP hỗ trợ các hoạt động chính sau:
-

Định vị trí của người dùng.

-

Định media cho phiên làm việc.

-

Định sự sẵn sàng của người dùng để tham gia vào một phiên làm việc.
11


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
-

Thiết lập cuộc gọi, chuyển cuộc gọi và kết thúc.

1.3.1.2 Các thành phần trong giao thức SIP
1.3.1.2.1

Các thành phần tạo nên giao thức SIP
SIP là giao thức dựa trên văn bản, có nhiều điểm tương đồng so với giao thức HTTP.
Các tin nhắn thông báo là các văn bản và cơ chế yêu cầu xử lý sự cố cũng dễ dàng hơn.
Truyền dữ liệu trên thực tế được thực hiện bởi giao thức TCP hoặc giao thức gói dữ liệu
UDP của mơ hình OSI và giao thức mô tả phiên hoặc SDP kiểm soát giao thức nào được
sử dụng.
Các bản tin trong giao thức SIP hiển thị danh tính của những người tham gia cuộc gọi
và cách người tham gia liên lạc qua kết nối mạng IP. SDP – giao thức mô tả phiên có
nhiệm vụ xác định các loại kênh truyền thơng sẽ được thiết lập cho phiên. Bên cạnh đó,
nó sẽ khai báo loại codec nào có sẵn và cách các thiết bị truyền thơng có thể liên kết với
nhau qua mạng IP.
SIP được phát triển bởi IETF, với tính linh hoạt, tính năng vượt trội SIP được xem như
giải pháp thay thế giao thức H.323 trong thế giới voip.
1.3.1.2.2
Các thành phần cơ bản trong giao thức SIP
Mỗi thành phần thực hiện các chức năng riêng biệt và hoàn toàn khác nhau. Với những
thành phần proxy server, redirect server, register server được xem là các thành phần tuỳ
chọn và chúng có thể không xuất hiện. Trên thực tế, để đảm bảo chế độ bảo mật thì
những cuộc gọi đều phải thơng qua quá trình chứng thực bảo mật. Lúc này, proxy server
sẽ thực hiện nhiệm vụ chức thực và các thành phần cịn lại thường được tích hợp sẵn
trong proxy server. Sau đây chúng tơi sẽ phân tích chi tiết hơn các thành phần trong giao
thức SIP:
● Server
Là một chương trình ứng dụng chấp nhận các bản tin yêu cầu để phục vụ các yêu cầu
này và gửi trả các đáp ứng cho các yêu cầu đó. Server là Proxy, Redirect, UA hoặc
Registrar.
● User agent (UA)
Là các đầu cuối trong mạng SIP, nó đại diện cho phía sử dụng để khởi tạo một yêu cầu
tới SIP server hoặc user agent server. Trong user agent còn được chia thành 2 thành phần
khác là user agent client (UAC) và user agent server (UAS). Nhiệm vụ của UAC là tạo ra


12


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
yêu cầu (request) và nhận các phản hồi từ các yêu cầu đó. Với UAS chịu trách nhiệm
nhận các yêu cầu và tạo ra các phản hồi tương ứng với các yêu cầu đó.
● Proxy server
Hỗ trợ chuyển tiếp các SIP request tới các thành phần khác trong mạng. Ngồi ra,
proxy server cịn cung cấp các chức năng xác thực khi có yêu cầu khai thác dịch vụ. Có 2
loại proxy server là stateful and stateless proxy. Stateful proxy có nhiệm vụ lưu các bản
tin request được gửi tới, cùng với các bản tin response để thực hiện gửi tới các user agent.
● Redirect server
Là thành phần nhận các bản tin request từ user agent client và tiến hành trả về bản tin
phản hồi ở lớp 300 tương ứng để thông báo cho user agent client chuyển hướng bản tin
tới địa chỉ khác – tự liên lạc thông qua địa chỉ trả về.
● Registar server
Là server nhận bản tin SIP register và cập nhật các thông tin mà user agents cung cấp
từ bản tin register vào location database.
1.3.1.2.3
Phương thức hoạt động của SIP
SIP là mơ hình mạng sử dụng kiểu kết nối 3 hướng trên nền TCP. Ví dụ trên, ta thấy 1
mơ hình SIP gồm 1 Proxy và 2 endpoints. SDP (Session Description Protocol) được sử
dụng để mang gói tin về thơng tin cá nhân (ví dụ như tên người gọi). Khi Bob gửi 1
INVITE cho proxy server với 1 thông tin SDP. Proxy Server sẽ đưa yêu cầu này đến máy
của Alice. Nếu Alice đồng ý, tín hiệu “OK” sẽ được gửi thông qua định dạng SDP đến
Bob. Bob phản ứng lại bằng 1 “ACK” _ tin báo nhận. Sau khi “ACK” được nhận, cuộc
gọi sẽ bắt đầu với giao thức RTP/RTCP. Khi cuộc điện đàm kết thúc, Bob sẽ gửi tín hiệu
“Bye” và Alice sẽ phản hồi bằng tín hiệu “OK”. Khác với H.232, SIP khơng có cơ chế
bảo mật riêng. SIP sử dụng cơ chế thẩm định quyền của HTTP (HTTP digest

authentication), TLS, IPSec và S/MIME (Secure/Multipurpose Internet Mail Extension)
cho việc bảo mật dữ liệu.
1.3.2 Giao thức H.323
1.3.2.1 Giới thiệu về giao thức H.323
H.323 là giao thức xác định các thành phầnn, các giao thức cũng như các bước thực
hiện để cung cấp dịch vụ đa phương tiện qua mạng gói. Các dịch vụ đa phương tiện ở đây
có thể là truyền tín hiệu tiếng, tín hiệu hình thời gian thực và dữ liệu. Mạng gói có thể là
Internet, EN (Enterprise Network), LAN (Local Area Network), MAN (Metropolitan
Area Network), WAN (Wide Area Network).
13


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
H.323 có thể cung cấp 1 trong 3 dịch vụ sau tiếng, hình hay dữ liệu cũng như tổ hợp
các dịch vụ trên nền nó có thể được ứng dụng ở nhiều nơi như ứng dụng tại nhà khách
hàng, doanh nghiệp hay công nghiệp giải trí. Ngồi ra nó có thể sử dụng để cũng cấp dịch
vụ đa phương tiện đa điểm (multipoint multimedia communications).
1.3.2.2 Các thành phần của H.323
Giao thức H.323 định nghĩa 4 thành phần sau: đầu cuối (terminal – được ký hiệu là T),
cổng (gateway – GW), bộ giữ cổng (gatekeeper – GK), và đơn vị điều khiển đa điểm
(multipoint control unit – MCU). Riêng với GK thì đây là thành phần lựa chọn, có thể có
hoặc khơng có trong mạng. Và GW, MCU thường được coi là các điểm cuối (endpoint).
Các thành phần này có thể được tập trung trong một hệ thống đơn hay được lắp đặt ở
nhiều hệ thống khác nhau tại những vị trí địa lý cũng như vật lý khác nhau.
1.3.2.2.1
Terminal (T)
Là thành phần dùng trong truyền thông 2 chiều đa phương tiện thời gian thực được
dùng trong việc kết nối các cuộc gọi.
Đầu cuối H.323 có thể là một máy tính, một điện thoại, điện thoại truyền hình, hệ
thống voicemail, thiêyt bị IVR (Interactive Voice Response) hay là 1 thiết bị độc lập có

các ứng dụng đa phương tiện H.323. Ngồi ra nó cịn tương thích với đầu cuối H.324 của
mách chuyển kênh và mạng di động, đầu cuối H.310 của B-ISDN, đầu cuối H.320 của
ISDN, …
● Một đầu cuối H.323 phải hỗ trợ các đặc tính sau:
- H.245 cho việc trao đổi khả năng của đầu cuối và để tạo các kênh thông tin.
- H.225 cho quá trình báo hiệu và thiết lập cuộc gọi.
- RAS cho việc đăng ký và điều khiển các hoạt động quản lý khác với GK.
- RTP/RTCP được sử dụng cho việc truyền các gói thơng tin thoại và hình.
- G.711 cho q trình mã hóa và giải mã tiếng nói, T.120 cho hội thảo dữ liệu và hỗ
trợ khả năng tương tự của MCU.
1.3.2.2.2
Gateway (GW)
GW là thành phần dùng để kết nối 2 mạng khác loại nhau. Một cổng H.323 dùng để
liên kết mạng H.323 với mạng không phải là mạng chuẩn H.323. Việc kết nối giữa 2
mạng khác loại nhau thực hiện được nhờ việc dịch các giao thức (protocol translation)
khác nhau cho quá trình thiết lập và giải tỏa cuộc gọi, việc chuyển đổi dạng thông tin
giữa các mạng khác nhau và việc truyền thông tin giữa các mạng kết nối với GW. Tuy
14


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
nhiên một GW sẽ không cần thiết cho việc liên lạc giữa các đầu cuối thuộc cùng mạng
H.323.
Cấu tạo của 1 gateway bao gồm một Media Gateway Controller (MGC), Media
Gateway (MG) và Signaling Gateway (SG).
● Các đặc tính cơ bản của một Gateway:
-

Một GW phải hỗ trợ các giao thức hoạt động trong mạng H.323 và mạng sử dụng


chuyển mạch kênh (SCN - Switched Circuit Network).
-

Về phía H.323, GW phải hỗ trợ báo hiệu điều khiển H.245 cho quá trình trao đổi

khả năng hoạt động của terminal cũng như của GW, báo hiệu cuộc gọi H.225, báo hiệu
RAS.
-

Về phía SCN, GW phải hỗ trợ các giao thức hoạt động trong mạng chuyển mạch

kênh (như SS7 sử dụng trong PSTN).
1.3.2.2.3
Gatekeeper
Một GK được xem là bộ não của mạng H.323, nó chính là điểm trung tâm cho mọi
cuộc gọi trong mạng H.323. Mặc dù là thành phần tùy chọn nhưng GK cung cấp các dịch
vụ quan trọng như việc dịch địa chỉ, sự ban quyền và nhận thực cho đầu cuối terminal và
GW, quản lý băng thơng, thu thập số liệu và tính cước.
Ngồi ra nó cũng cung cấp dịch vụ định tuyến cuộc gọi. Đây là một chức năng có rất
nhiều ưu điểm vì quá trình giám sát cuộc gọi cũng như định tuyến qua GK sẽ cung cấp
hoạt động mạng tốt hơn. Điều này là do việc GK đưa ra quyết định định tuyến dựa trên
rất nhiều yếu tố, ví dụ như yếu tố cân bằng tải giữa các GW.
● Các chức năng cần thiết của một GK:
-

Dịch địa chỉ (Address Translation): một cuộc gọi đi trong mạng H.323 có thể dùng

bí danh (alias) để chỉ địa chỉ của đầu cuối đích (destination terminal). Do đó ta cần phải
sử dụng chức năng này để dịch bí danh sang địa chỉ H.323.
-


Quản lý việc thư nhận điểm cuối (Admission Control): GK sử dụng báo hiệu RAS

để quản lý việc tham gia vào mạng H.323 để có thể tham gia vào một kết nối nào đó của
15


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
các điểm cuối dựa vào một số tiêu chuẩn như băng thơng cịn trống, sự cho phép hay một
số tiêu chuẩn khác mà một số yêu cầu đặc biệt khác đòi hỏi đáp ứng.
-

Điều khiển băng thông (Bandwidth Control): Gk điều khiển băng thơng bằng báo

hiệu RAS. Ví dụ nếu người điều hành mạng đã xác định số cuộc gọi tối đa được thực hiện
cùng lúc thì mạng có quyền từ chối bất cứ cuộc gọi nào khi số cuộc gọi tại thời điểm đó
đã đạt đến ngưỡng này.
-

Quản lý vùng hoạt động (Zone management): GK chỉ có thể thực hiện các chức

năng trên đối với các terminal, GW và MCU thuộc vùng quản lý của nó. Hay nói cách
khác GK định nghĩa các điểm cuối (endpoint) nó quản lý.
● Các chức năng tùy chọn của GK:
-

Báo hiệu điều khiển cuộc gọi (Call Control Signaling).

-


Chấp nhận cuộc gọi (Call Authorization): GK có quyền quyết định cho một điểm

cuối (endpoint) có thể thực hiện một cuộc gọi hay không.
-

Quản lý cuộc gọi (Call Management): chức năng này cho phép GK lưu trữ tất cả

các thơng tin về các cuộc gọi mà nó xử lý (các cuộc gọi xuất phát từ vùng hoạt động của
nó).
1.3.2.2.4
Multipoint Control Unit
Multipoint Control Unit (MCU) là thành phần hỗ trợ trong dịch vụ hội nghị đa điểm có
sự tham gia của từ 2 terminal H.323 trở lên. Mọi terminal tham gia vào hội nghị đều phải
thiết lập một kết nối với MCU. Và MCU quản lý tài nguyên phục vụ cho hội nghị,
thương lượng giữa các terminal để xác định codex (Coder/Decoder) nào cho tiếng và
hình được sử dụng đồng thời xử lý dịng thơng tin truyền.
Một MCU bao gồm 2 thành phần con: bộ điều khiển đa điểm (Multipoint Controller –
MC) và thành phần tùy chọn bộ xử lý đa điểm (Multipoint Processor – MP).
MC có chức năng quản lý báo hiệu cuộc gọi. Trong lúc đó, MP xử lý việc trộn và
chuyển mạch các dịng thơng tin cũng như các q trình xử lý thơng tin khác.

16


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
1.3.2.3 So sánh giữa hai giao thức SIP và H.323
SIP và H.323 đều được phát triển với mục đích và nhu cầu khác biệt. H.323 được phát
triển bởi ITU. Nó được thiết kế để thực hiện trong background của PSTN, sử dụng sự mã
hóa binary và sử dụng lại vai trị của ISDN.
SIP được phát triển bởi IETF với một phối cảnh Internet, được thiết kế để thay đổi tỉ lệ

thông qua Internet và làm việc bên trong domain thì rất tiện dụng vì nó tập hợp đầy đủ
các chức năng và tiện ích Internet.
Trong khi H.323 được phát triển sớm trong VoIP, các ứng dụng IP Video
Conferencing, SIP với hạ tầng Internet tạo đà phát triển và nổi lên như là một chuẩn trong
việc truyền tín hiệu của truyền thơng IP trong tương lai, như IP telephone.

17


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
1.4 TRIỂN KHAI HỆ THỐNG VoIP BẰNG ELASTIX
1.4.1 Giới thiệu về Elastix
1.4.1.1 Khái niệm về Elastix ?
Elastix là phần mềm mã nguồn mở miễn phí và phần mềm máy chủ liên lạc hợp nhất,
kết hợp chức năng tổng đài IP, email, IM, fax và cộng tác. Nó có giao diện Web và bao
gồm các khả năng như phần mềm trung tâm cuộc gọi với chức năng quay số dự đoán.
Cho phép các tiện ích mở rộng thực hiện cuộc gọi qua mạng điện thoại chuyển mạch
công cộng (PSTN) hoặc qua các dịch vụ Giao thức thoại qua giao thức Internet. Nó có
thể được lưu trữ trên các nhà cung cấp đám mây phổ biến như Google, Amazon Lightsail,
Microsoft Azure, AWS, OVH hoặc bất kỳ nhà cung cấp VPS Linux nào (OpenStack)
bằng tài khoản của chính bạn.
1.4.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của Elastix
1.4.1.2.1
Ưu điểm
● Tổng đài Elastix Một phần mềm máy chủ liên lạc hợp nhất, kết hợp chức năng
tổng đài IP, email, IM, fax và cộng tác.
● Bổ sung nhiều tính năng nhiều địa điểm khác nhau tại công ty.
● Hệ thống tổng đài Elastix điện thoại phù hợp với mọi doanh nghiệp nhỏ.
● Quản lý và cài đặt dễ dàng.
● Thích hợp các cuộc hội thảo Web tích hợp WebRTC.

● Chạy trên thiết bị tổng đài MiniPC.
1.4.1.2.2
Nhược điểm
● Mua các phiên bản nâng cấp
● Tổng đài Elastix Nếu mua bản cũ thì bảo mật thơng tin chắc chắn sẽ khơng được
đảm bảo nếu chạy phần mềm cũ.
● Hầu hết các tổng đài Elastix trình điều khiển này được hỗ trợ thơng qua dự án
zaptel hoặc các phiên bản sửa đổi của nó. Các trình điều khiển khác được hỗ trợ bởi dự
án mISDN và các dự án khác.
1.4.1.3 Tình năng của Elastix
1.4.1.3.1
Nhạc chờ
Trong q trình thực hiện cuộc gọi, có những thời điểm cần cho khách hàng nghe nhạc
chờ. Hệ thống đã có sẵn những bản nhạc chờ mặc định để phục vụ cho yêu cầu này.
18


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
Nhưng quản trị viên có thể tùy chỉnh lại chức năng này bằng cách tải lên các bản nhạc
chờ khác với chuẩn định dạng là MP3 và WAV. Các bản nhạc chờ này sẽ được phân loại
thành hai loại Music Category (nhạc chờ mặc định) và Streaming Category (nhạc chờ
không được sử dụng trong GUI của Elastix).
Mỗi category có thể đăng lên nhiều bản nhạc chờ khác nhau, có thể chế độ tự động
chọn bản nhạc để phát.
1.4.1.3.2
Gọi nội bộ
Gọi miễn phí giữa các điện thoại nhánh nếu có.
1.4.1.3.3
Ring Group
Bao gồm một nhóm các tiện ích mở rộng vào một nhóm đổ chng để khi có cuộc gọi

đến, tất cả các tiện ích mở rộng có sẵn sẽ đổ chng đồng thời hoặc tuần tự tùy theo các
chiến lược đổ chuông khác nhau mà bạn đã thiết lập. Nó rất hữu ích trong việc chia sẻ và
phân phối cuộc gọi hiệu quả giữa các nhân viên trong các bộ phận cụ thể. Kết quả là,
năng suất chung của nhóm của bạn sẽ được tăng lên và đảm bảo phản hồi nhanh nhất cho
các cuộc gọi của khách hàng.
1.4.1.3.4
IVR
Với Phản hồi bằng giọng nói tương tác (IVR), người gọi tương tác với menu thoại của
Doanh nghiệp. Người gọi chọn các tùy chọn bằng cách nhấn các chữ số trên điện thoại
của họ hoặc nói bằng lời nói để giải quyết mối quan tâm của họ.
1.4.1.3.5
Conference (Hội nghị)
Conference là tính năng cho phép ta thêm nhiều hơn 3 người vào 1 cuộc gọi.
1.4.1.3.6
Follow me
Follow me là tính năng VoIP chuyển tiếp cuộc gọi. Follow me cho phép khách hàng
liên hệ với bạn qua nhiều số điện thoại.
1.4.1.3.7
Monitoring
Monitoring cho phép những người dùng được ủy quyền giám sát cuộc gọi các người
dùng khác. Người giám sát có thể quay “feature code” và “extension number” để theo dõi
cuộc gọi.
1.4.1.3.8
Queue ((Hàng đợi)
Đó là một động thái thơng minh khi để một cuộc gọi đến xếp hàng trong khi chờ một
đại lý có sẵn. Tốt hơn là ở trạng thái chờ, chuyển đến thư thoại hoặc nhận được âm báo
bận, khách hàng được thông báo rằng hiện tại không có nhân viên hỗ trợ nào để trả lời
cuộc gọi và họ đang xếp hàng ngay bây giờ. Nó làm giảm số lượng cuộc gọi nhỡ cũng
như ảnh hưởng tiêu cực của tín hiệu bận đến trải nghiệm của khách hàng. Bằng cách phân
19



Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
đoạn các đại lý thành nhiều hàng đợi, bạn thậm chí có thể cung cấp các mức dịch vụ khác
nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau.
1.4.1.3.9
Call back (Gọi lại)
Cho phép tự động gọi lại tới số điện thoại được thiết lập trong danh sách call back.
1.4.1.3.10
Gọi ra ngoài (Trunks)
Trunks là dịch vụ sử dụng VoIP để tạo thuận lợi cho việc kết nối của các máy nhánh
với Internet. Với dịch vụ này, Internet sẽ thế chỗ cho các đường điện thoại truyền thống
và cho phép người dùng liên lạc với các số điện thoại cố định và di động trên toàn thế
giới.

20


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2

CHƯƠNG 2.
2.1 Mô hình

CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI VoIP

21


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
2.2 Cài đặt Elastix

Bước 1 : Ta chọn ngôn ngữ là English

22


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
Bước 2 : Chọn ngơn ngữ bàn phím là US

Bước 3 : Ta chọn YES để tiếp tục

23


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2
Bước 4 : Chọn “Use free space on selected drives and create default layout” và chọn
OK

Bước 5 : Chọn YES

24


Chuyên đề quản trị hệ thống mạng 2

25


×