Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÁO CÁO THI GVCN GIỎI 20222023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 15 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI HUYỆN CẤP THCS

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM LỚP
TÊN BIỆN PHÁP:

Một số biện pháp để duy trì sĩ số học sinh của giáo
viên chủ nhiệm lớp
Họ và tên giáo viên: Cao Văn Thiệu
Đơn vị công tác: Trường THCS Nghĩa Hoàn

Năm học 2022 -2023


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghĩa Hoàn, ngày 20 tháng 08 năm 2022

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Tên biện pháp: Một số biện pháp để duy trì sĩ số học của giáo viên chủ
nhiệm lớp
Mã số dự thi:……….(Để trống,GVghi mã số sau khi bắt thăm).
1. Lý do chọn biện pháp
a) Thực trạng:
Một trong những vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng GD trong
nhà trường đó là việc duy trì ổn định nền nếp sĩ số của học sinh. Tuy nhiên hiện
nay vấn nạn bỏ học, nghỉ học của học sinh vẫn thường xuyên diễn ra trọng các nhà
trường PT. Đặc biệt là ở những địa phương nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc


thiểu số... Việc học sinh bỏ học, nghỉ học như vậy, không chỉ là nỗi lo của chúng ta
ngày hơm nay, mà cịn là gánh nặng của xã hội ngày mai.
Vậy làm thế nào để hạn chế một cách thấp nhất tỉ lệ bỏ học của học sinh
trong các nhà trường PT hiện nay. Điều này ngồi cơng tác chỉ đạo về giáo dục của
BGH, thì giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN) giữ một vai trò hết sức quan trọng.
Ở trường THCS Nghĩa Hồn chúng tơi cũng vậy, vấn nạn bỏ học, nghỉ học
của học sinh còn diễn ra dai dẳng ở một số lớp trong các năm học. Cho dù khơng
phải là trường có tỉ lệ học sinh (HS) bỏ học cao, nhưng mỗi năm cũng có một vài
em đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trong mấy năm học gần đây do ý thức được tầm quan trọng của GVCN
trong việc duy trì ổn định sĩ số HS, nên BGH nhà trường rất coi trọng công tác này
và thường lựa chọn những giáo viên có tâm huyết, có năng lực quản lý, có khả
năng tư vấn hỗ trợ tâm lý để đảm nhiệm công tác chủ nhiệm. Cho nên hạn chế rất
nhiều về tỉ lệ bỏ học, nghỉ hoc, sĩ số học sinh được duy trì ổn định. Góp phần vào
sự ổn định về chất lượng giáo dục nhà trường.
Bản thân tôi trong 2 năm học vừa qua cũng nhận được sự tin tưởng của BGH
và được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp Lớp 8B (2020-2021); 7B (20212022) , từ 2 lớp yếu kém mọi mặt nhưng cuối năm đều đạt kết quả lớp TTXS và
giáo viên chủ nhiệm giỏi. Từ những thực tiễn đó hơm nay tơi xin được chia sẻ một
số kinh nghiệm, biện pháp về việc duy trì ổn định sĩ số được tích lũy qua 25 năm
cơng tác, trong đó có 16 năm làm TPT Đội và nhiều năm làm công tác chủ nhiệm
của tôi. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý BGK và quý
bạn bè đồng nghiệp.
b) Nguyên nhân:
b1) nguyên nhân từ học sinh.
* Do khó khăn trong quá trình học tập:
2

2



Đối với học sinh THCS, mục đích dạy học là giúp các em nắm được kỹ năng
cơ bản như: hiểu, biết và vận dụng. Thế nhưng trong thực tế nhiều học sinh không
thực hiện được và gặp trở ngại trong việc học tập của mình. Từ đó, mang lại sự
chán nản, sự mất tự tin và cuối cùng là nghỉ học, bỏ học.
* Do sự tự ti, mặc cảm vì bệnh hay một khuyết tật:
Trong thực tế, một số học sinh có sự trục trặc trong phát triển của cơ thể hay
là học sinh dân tộc thiểu số. Các em cảm thấy mình khơng được diễm phúc như
các bạn, sự mặc cảm đó ngày càng tăng cao khiến em tách rời mình với các bạn.
Sự tách rời mình ra tập thể dẫn đến em cảm thấy lẻ loi, đơn độc và cũng từ đó em
cảm thấy mình khơng thích nghi với môi trường hiện tại là lớp học, nhà trường dẫn
đến việc nghỉ, bỏ học sẽ diễn ra.
* Do hoàn cảnh gia đình:
Gia đình là yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển của các em. Kinh nghiệm
cho thấy các em sống trong một gia đình mà các thành viên gắn bó chặt chẽ với
nhau, đặc biệt là mối quan hệ ổn định giữa cha và mẹ dễ tạo cho học sinh thuận lợi
trong học tập. Nhưng cũng có những vấn đề ngược lại với những học sinh sống
trong một gia đình có sự bất hịa giữa cha và mẹ (cha mẹ li than, li hôn). Điều đáng
buồn là ngày nay theo nhịp sống của nền kinh tế thị trường, do bận rộn nhiều công
việc. Các bậc cha mẹ ít có thời gian gắn bó, chăm sóc con mình trong học tập.
Hoặc có trường hợp học sinh sống trong một gia cảnh khó khăn, cha mẹ thường
xuyên đau yếu.

Từ những thực tế trên dẫn đến cho trẻ bị tê liệt về mặt cảm xúc tinh thần, có
hành vi nơng nổi, thái hóa, nói dối, trộm cắp… những hành vi đó khơng phù hợp
với mơi trường giáo dục của nhà trường và tất nhiên các em cảm thấy mình bị cơ
lập, mất lịng tin và chuyện nghỉ, bỏ học là tất yếu.
* Tác động của mơi trường, xã hội:
Hình ảnh một học sinh khi lớn lên, thành công trong học tập là niềm vui
chung của các bậc cha mẹ, cho xã hội. Thế nhưng, theo sự phát triển của nền kinh
tế thời mở cửa và sự phát triển của giới truyền thông (sách, báo, phim ảnh), một số

học sinh theo sự hiếu kỳ đã học theo cách nói, cách làm mà những gì mình đã biết
…Các em muốn thể hiện cái “tơi” của mình theo model thời đại, phát sinh tính
ương ngạnh, thiếu lễ phép, bất cần nhằm đáp ứng nhu cầu nhất thời. Sự tác động
3

3


của môi trường xã hội làm cho các em cảm thấy vui hơn, thích hơn. Từ đó việc
nghỉ, bỏ học là khơng tránh khỏi.
* Ngồi các ngun nhân trên cịn có nguyên nhân là hiện nay các em trong
độ tuổi dậy thì biết để ý bạn khác giới, thích u đương làm người lớn, cập kè trai
gái, lơ đãng việc học không tiếp thu được bài thua kém bạn bè, chán học dẫn đến
bỏ học là tấc yếu.
b2) nguyên nhân từ phía giáo viên.
Giáo viên chủ nhiệm chính là cầu nối quan trọng giữa học sinh, phụ huynh
và nhà trường. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm có vài trị vơ cùng to
lớn trong cơng tác quản lý cũng như giảng dạy học sinh. Vì vậy các thầy cô giáo
phải luôn là tấm gương sáng để các em noi theo.
Tuy nhiên thực tế nhiều GVCN chưa thật sự quan tâm đến công tác quản lý
lớp học, các giờ sinh hoạt, các giờ hoạt động hoặc công tác đánh giá xếp loại học
sinh hàng tuần, hàng tháng chỉ mang tính chất chung chung, qua loa chiếu lệ. Chưa
có kế hoạch cho công tác chủ nhiệm cụ thể. Xem nhe vai trị và cơng tác của
GVCN...
GVCN thiếu sự quan tâm chia sẻ động viên kịp thời đối với học sinh gặp
khó khăn trong cuộc sống trong học tập. Đơi khi còn định kiến, phân biệt đối xử
dẫn đến sự chán ghét và có khoảng cách giữa thầy và trị. Thiếu sự tìm hiểu hồn
cảnh của mỗi học sinh. Sự phối hợp giữa GVCN với phụ huynh học sinh chưa tốt,
dẫn đền khó có tiếng nói chung và thống nhất trong giáo dục các em.
c) Yêu cầu cần giải quyết.

Báo cáo cần chỉ rõ những thực trạng và nguyên nhân dẫn đến HS bỏ học ảnh
hưởng đến nền nếp sĩ số, từ đó đưa ra những giải pháp đã được bản thân giáo viên
áp dụng thành cơng tại trường mình và dẫn chứng những kết quả đã đạt được trong
công tác đảm bảo duy trì ổn định nền nếp, sĩ sỗ học sinh.
2. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: ĐỊA ĐIỆM , ĐỐI TUONG, THỊI GIAN
- Thơng qua báo cáo giúp cho các GV, các nhà trường thấy rõ được vai trị,
tầm quan trọng của cơng tác duy trì sĩ số học sinh.
- Thấy được những nguyên nhân và thực trạng để có những giải pháp phù
hợp với đơn vị mình cơng tác để thực hiện một cách có hiệu quả tốt nhất.
- Báo cáo giúp cho các GVCN có được những kỹ năng và giải pháp cơ bản
trong công tác duy trì sĩ số HS.
* Mục tiêu cụ thể:
- Thơng qua báo cáo này cần chỉ rõ được thực trạng và nguyên nhân công
tác chủ nhiệm lớp hiện nay thực hiện chưa tốt việc duy trì ổn định nền nếp, sĩ số.
- Giảm thiểu được tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học gây ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục ở các nhà trường.
- Các giáo viên được giao nhiệm vụ cơng tác CN khơng cịn q lo lắng và
lúng túng tìm ra giải pháp cho cơng việc của mình.
4

4


- Tạo được môi trường học tập cho học sinh thật sự thân thiện hấp dẫn và
hứng thú.
3. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp.
Từ những thực trạng và nguyên nhân đã nêu trên, là một GVCN chúng ta
cần phải thực hiện được một số nhiệm vụ cơ bản như sau đây:
3.1. Về phía học sinh

- Bản thân học sinh cần cố gắng hơn trong việc học tập của bản thân, tránh
ngại ngùng hay rụt rè trong học tập, bằng cách hỏi hêm bạn bè, thày cô khi chưa
hiểu, chưa thực hiện được u cầu nào đó. Tránh tình trạng chán nản dẫn đến bỏ
học.
- Cố gắng sống hòa đồng, chia sẻ, tự tin khơng thu mình khép kín dễ dẫn đến
khoảng cách xa lánh với mọi người. lâu dần trở nên tự kỷ, trầm cảm và cuối cùng
là bỏ học.
- Thường xuyên trao đổi, tâm sự với người thân, tạo khơng khí vui vẻ và
hạnh phúc trong quan hệ gia đình.
- Hạn chế dùng mạng xã hội, giảm bớt trị chơi điện tử. thay vào đó tìm kiếm
xem những kiến thức học tập bổ ích. Tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà
trường, của lớp…

Hình ảnh: lớp 7B tham gia trò chơi tại trường ngày khai giảng
Tuy nhiên để làm được những yêu cầu trên là rất khó. Địi hỏi HS phải rèn
luyện hàng ngày, dưới sự chỉ bảo và chia sẻ quan tâm của GV. Ví dụ như các em có
suy nghĩ u đương khác giới GV phải phân tích cho các em hiểu đó chỉ là tình
cảm bình thường, là tình u cảm tính, nhất thời, các em chưa phù hợp khi yêu
đương ở lứa tuổi này…
3.2. Đối với giáo viên
Một là: Giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực quản lí
GVCN phải có đủ hiểu biết và các kỹ năng để điều tra khảo sát, xây dựng kế
hoạch lớp chủ nhiệm, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả giáo
dục đến từng học sinh. Ngoài việc thực hiện các chỉ đạo của Hiệu trưởng, của
ngành thì GVCN cần phải biết xây dựng các hoạt động độc lập riêng, mang tính
đặc thù của lớp mình. Năm học nào cũng vậy tơi thường tiến hành rà sốt ngay từ
5

5



đầu về tình hình lớp CN. Như sĩ số học sinh, hoàn cảnh từng em, học lực, hạnh
kiểm năm trước, tình trạng sức khỏe… để xây dựng một kế hoạch cho lớp chủ
nhiệm thật chi tiết và cụ thể. Ví dụ dưới đây là một phần kế hoạch năm học 20212022 lớp 7B trường THCS Nghĩa Hồn. Sau đó xây dựng
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP 7B NĂM HỌC 2021-2022
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP CHỦ NHIỆM
1. Đặc điểm
- Sĩ số: 38 - Nữ: 19 HS ( 50%) - Nam: 19 HS ( 50%)
- Đoàn viên/Đội viên: 38/38
- Lưu ban: 0
2. Những học sinh có hồn canh đặc biệt
Tên học sinh

1. Nguyễn Văn Cần
2. Nguyễn Thái An
3. Hoàng T Minh Hoan
4. Đỗ Ngọc Lan
5. Lê Minh Nguyên

Hoàn cảnh
đặc biệt
Tật về tai
Bố mất, mẹ
ốm đau
Hay nghỉ học
Bố mẹ bỏ
nhau
Bố mẹ bỏ
nhau



Biện pháp
nguy cơ
bỏ học
x
Gặp gỡ HS
x
Giúp đỡ sách vở
x

Ghi chú

Gặp HS và PH
Gặp HS, giúp
sách vở

0

Hai là: GVCN phải Gần gũi, thấu hiểu quan tâm và nắm chắc hoàn
cảnh của từng HS trong lớp
Sau khi nắm bắt được hoàn cảnh của từng HS tôi sẽ cố gắng gần gũi đến
từng học sinh để lắng nghe và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của các em. Trong
năm học có em Nguyễn Thái An bố mất, hồn cảnh khó khăn em có ý định bỏ học
để giúp mẹ. sau gặp gỡ tâm sự tôi tặng cho em ấy chiếc áo đồng phục dần dần em
có cảm tình và hứa quyết tâm và cuối năm học 2021-2022 em đạt HSTT.

6

6



Hình ảnh nhà trường và hội phụ huynh tặng quà dịp tết ngun đán 2021
Ngồi ra tơi cịn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà
trường để tổ chức làm tốt công tác từ thiện vào các dịp lễ trong năm học, trao
những món quà cho các em có hồn cảnh khó khăn. Bởi đây là những đối tượng có
nguy cơ bỏ học cao nhất. Việc làm từ thiện này tuy nhỏ về giá trị vật chất nhưng nó
có một tác động vơ cùng lớn đến suy nghĩ của các em, tạo cho các em tự tin, dễ
bộc lộ và chia sẻ hơn.
Ba là: GVCN phải biết tạo môi trường lớp học vui vẻ, thân thiện, cởi
mở và hứng thú.
Ngoại nhiệm vụ học tập các em cũng cần được vui chơi, được hoạt động các
phong trào văn hóa văn nghệ thể thao. Đặc biệt các phong trào này địi hỏi GVCN
phải tạo được bầu khơng khí lôi cuốn được 100% HS tham gia. Cần lưu ý đến các
HS có hồn cảnh đặc biệt có nguy cơ bỏ học cao. Thu hút các em có điều kiện phát
huy những điểm mạnh của bản thân.

Hình ảnh tổ chức trung thu tại trường THCS Nghĩa Hồn

Hình ảnh thầy và trò biểu diễn văn nghệ nhân ngày 20/11

7

7


Bốn là: GVCN là “cầu nối” Phối hợp với giáo viên bộ mơn với TPT Đội,
trong cơng tác duy trì sĩ số.
Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh sự quán xuyến, đơn đốc, theo dõi của
GVCN cịn có một tập thể các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến
thức bộ mơn. GVCN có thể trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm bắt thêm về tinh

thần, thái độ học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, học lực…của từng học sinh trong lớp.
Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm có sự nhìn nhận và đánh giá khách
quan về chất lượng học tập của từng học sinh trong lớp đồng thời có biện pháp
động viên, nhắc nhở, giáo dục phù hợp đối với từng học sinh giúp các em học tập
và rèn luyện nhân cách đạo đức tốt hơn.đặc biệt là các HS có nguy cơ hay bỏ, nghỉ
học. ngồi ra GVCN cịn phối hợp với bộ môn tổ chức các buổi học, các chủ đề
hoạt động cho học sinh.

Tổ chức CLB em yêu lịch sử

Năm là: Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh của
lớp
Đậy là một nhiệm vụ rất quan trong không thể thiều trong công tác CN để
duy trì sĩ số học sinh. Tơi thường chú trọng đến cơng tác này bởi những em có
nguy cơ bỏ học thường là những em có hồn cảnh gia đình khó khăn, hoặc khơng
hạnh phúc…chính vì vậy việc phối hợp với phụ huynh để hiểu được học sinh từ đó
cùng phối hợp giáo dục thì hiệu quả càng cao. Tơi thường lấy số điện thoại lập các
nhóm như zalo, fabook, tin nhắn vnedu…để trao đỏi qua lại thường xuyên với phụ
huynh. Thông báo và đề xuất những phương án vận động tới gia đình đối với các
trường hợp có nguy cơ bỏ học cao.

8

8


Nhóm zalo 7B năm học 2021-2022

Cùng BGH,CĐ đến thăm HS có hồn cảnh khó khăn


Ngồi ra GVCN cần phải tiếp xúc riêng để trao đổi thông tin với cha mẹ học
sinh những học sinh cá biệt. Thông qua công việc này giúp giáo viên biết được các
thói quen, sở thích thái độ của học sinh thường biểu hiện ở gia đình. Qua đó giúp
cha mẹ học sinh biết được tình hình học tập những dấu hiệu sa sút của các em đồng
thời giúp cha mẹ học sinh
thấy được sự quan tâm của
nhà trường đối với gia đình
từ đó tạo được niềm tin đối
với phụ huynh trong việc
giáo dục con cái họ. Mối
quan hệ có tác động hai
chiều này nhằm hạn chế bớt
mặc cảm, tự ti ở các em giảm
bớt tâm lí lo sợ khi tiếp xúc
với GVCN.
Cùng hội phụ nữ xã Nghĩa Hoàn đi vận động em Đăng
Trên đây là bài thuyết trình của tơi về một số kinh nghiệm trong cơng tác
duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm. Rất mong được sự trao đổi góp ý của các đồng chí để
tơi hồn thiện hơn nữa trong cơng tác chủ nhiệm lớp. Cuối cùng tơi xin kính chúc
các vị giám khảo mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc Hội thi thành công rực rỡ. Tôi xin
trân trọng cảm ơn!
4. Hiệu quả
a) Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường
Qua 2 năm áp dụng những kinh nghiệm đã nêu trên, vào công tác chủ nhiệm
tại trường THCS Nghĩa Hồn. Tơi nhận thấy biện pháp này khá hiệu quả và phù
hợp với trường chúng tôi. Đa số các GVCN trong trường chúng tôi đã thành công
9

9



khi áp dụng các phương pháp này và đã phần nào cải thiện rõ rệt về việc duy trì ổn
định nền nếp sĩ số trong nhà trường.
Năm học 2020-2021 trường THCS Nghĩa Hoàn bỏ học 1 em Nguyễn Thủy
Tiên ở lớp 8D; năm học 2021-2022 khơng có học sinh bỏ học.
b) Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới
- Trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 u câu giáo dục học sinh
toàn diện, và vận dụng tất cả các điều kiện, các nguồn lực, các trang thiết bị giáo
dục khác nhau. Chính vì vậy biện pháp đã nêu trên đã phần nào cho thấy tinh thần
đổi mới đó.
- GVCN cần sử dụng các phương tiện, các trang mạng xã hội vào công tác
chủ nhiệm một cách triệt để và hiệu quả nhất như: Lập nhóm zalo của lớp cho phụ
huynh, cho học sinh, sử dụng tin nhắn vnedu…Tuy nhiện điểu này cũng địi hỏi
GVCN phải có kỹ năng về CNTT để xử lý tốt những tình huống xẩy ra trên mạng
xã hội như các em nhắn tin không chuẩn mực, khẩu chiến …Đây là kênh thông tin
để kết nối GVCN với phụ huynh cần thiết hiện nay. Vì đa số các phụ huynh trẻ
hiện nay đều đi làm ăn xa, các cháu ở với ông bà.
- GVCN lấy mục tiêu phịng bệnh hơn chữa bệnh có nghĩa là tìm hiểu những
tâm tư nguyện vọng của học sinh thông qua nhiều kênh thông tin để kịp thời tư vấn
hơn là để mọi việc đã diễn ra rồi mới tư vấn, mới báo cáo.
c) Kết quả cụ thể
Qua 25 năm công tác trong ngành giáo dục, với 16 năm làm công tác Đội và
6 năm làm công tác chủ nhiệm bản thân đã đạt được một số thành công nhất định
trong cơng tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm. Đặc biệt là trong 2 năm học gần đây tại
trường THCS Nghĩa Hoàn nhờ áp dụng biện pháp này.
- Năm học 2020-2021 được bố trí cơng tác chủ nhiệm lớp 8B tổng số 33 em, trong
đó có 7 em học sinh cá biệt ( 3 nam, 4 nữ), trong đó có 2 em có nguy cơ bỏ học cao
đó là em Nguyễn Thị Vân Anh và em Phạm Ngọc Anh. Tuy nhiên nhờ áp dụng
phương pháp chủ nhiệm trên mà cuối năm 100% sĩ số được dữ vững. Từ lớp được
xếp loại trung bình, cuối năm học đạt lớp tiên tiến. Nền nếp sĩ số được giữ vững.


Bảng thống kê học sinh vi phạm đạo đức ở lớp 8B.
Bảng thống kê học sinh 8B vi phạm đầu năm học 2020- 2021
Thời gian

Tháng 8 / 2020
10

Sĩ số

33

HS có biểu hiện vi phạm
Học sinh khơng vi phạm
đạo đức thường xun, có hoặc vi phạm lỗi nhẹ không
nguy cơ bỏ học
thường xuyên
SL

%

SL

%

7

21,2%

26


78,8%

10


Bảng thống kê học sinh 8B vi phạm cuối năm học 2020- 2021
Thời gian

Sĩ số

Tháng 5 / 2021

HS có biểu hiện vi phạm
Học sinh không vi phạm
đạo đức thường xuyên, có hoặc vi phạm lỗi nhẹ khơng
nguy cơ bỏ học
thường xuyên

33

SL

%

SL

%

0


0%

33

100%

Bảng học lực, hạnh kiểm lớp 8B năm học 2020-2021
Sĩ số

Giỏi

Khá

SL TL
33
5 15,2

Sĩ số
33

SL
20

Tốt
SL
TL
30 91,0

Học lực

Trung bình

TL
SL
60,6
8

Yếu

TL
SL
24,3
0

Hạnh kiểm
Khá
Trung bình
SL
TL
SL
TL
3
9,0
0

Kém

TL

11


TL

Yếu
SL
0

Giấy khen lớp và chủ nhiệm lớp xuất sắc

11

SL

TL
0


- Năm học 2021-2022 được bố trí cơng tác chủ nhiệm lớp 7B tổng số 39 em cuối
năm lớp đạt tiên tiến xuất sắc. Giáo viên đạt chủ nhiệm giỏi
Bảng thống kê học sinh 7B vi phạm đầu năm học 2021- 2022
Thời gian

Sĩ số

Tháng 8 / 2021

38

HS có biểu hiện vi phạm
Học sinh khơng vi phạm

đạo đức thường xun, có hoặc vi phạm lỗi nhẹ không
nguy cơ bỏ học
thường xuyên
SL

%

SL

%

6

15,7%

32

84,3%

Bảng thống kê học sinh vi phạm cuối năm học 2021- 2022
Thời gian

Sĩ số

Tháng 5 / 2022

Sĩ số

33


Sĩ số
38

12

Tốt
SL
TL
36 94,7

Học sinh không vi phạm
hoặc vi phạm lỗi nhẹ không
thường xuyên

SL

%

SL

%

0

0%

38

100%


Học lực 7B năm học 2021-2022
Khá
Trung bình
Yếu

Giỏi

SL TL
38
6 15,7

HS có biểu hiện vi phạm
đạo đức thường xuyên

SL
20

TL
SL
52,6 12

TL
SL
31,5
0

TL

Kém
SL


TL

Hạnh kiểm 7B năm học 2021-2022
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2
5,3
0
0
0

12


Giấy khen lớp và chủ nhiệm lớp xuất sắc năm học 2021-2022

phát triển/mở rộng/vận dụng của biện pháp
Qua thực hiện và áp dụng biện pháp bản thân tôi nhận thấy đề tài này chưa
hằn là hoàn toàn mới mẻ, chưa thật sự đầy đủ và trọn vẹn, sâu sắc; đề tài phần nào
cịn mang tính chủ quan của bản thân. Tuy nhiên qua 2 năm học áp dụng tại trường
THCS Nghĩa Hồn tơi nhận thấy phần nào đạt hiệu quả tốt trong công tác ổn định
nền nếp sĩ số và báo cáo này có thể áp dụng cho nhiều đơn vị khác trên địa bàn

huyên Tân Kỳ.
5. Minh chứng:
Một số hình ảnh minh chứng cho cơng tác chủ nhiệm lớp khi áp dụng các
biện pháp đã nêu ở trên. Đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp 7B trường THCS
Nghĩa Hoàn năm học 2021-2022.

HS lớp 7B với các hoạt động trải nghiệm

13

13


lớp 7B những tiết học sổi nổi

Phụ huynh HS lớp 7B tri ân thầy cô ngày 20/11

14

14


Ảnh: Giấy khen GVCN giỏi năm học 2021-2022
Nghĩa Hoàn, ngày 20 tháng 08 năm 2022
HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

Nguyễn Thị Thanh Hải


Cao Văn Thiệu

15

15



×