A: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1) Thống kê tình hình sử dụng lao đông
1.1) Khái niệm, đặc điểm, phân loại lao động trong doanh nghiệp thương mại
1.1.1) Khái niệm lao động trong doanh nghiệp thương mại
Lao động trong doanh nghiệp thương mại là lao động phục vụ quá trình lưu chuyển hàng
hóa, cụ thể là những lao động làm các công việc như: mua, bán, chọn lọc, đóng gói, bảo
quản, vận chuyển hàng hóa,…
1.1.2)Đặc điểm lao động trong doanh nghiệp thương mại
- Vừa có tính sản xuất trực tiếp của cải vật chất, như lao động trong các khâu: vận chuyển,
bảo quản, chọn lọc, chỉnh lý, bao gói, sản xuất, gia công hàng hóa.
- Vừa có tính chất không sản xuất trực tiếp của cải vật chất như lao động trong khâu mua,
bán hàng hóa, lao động phục vụ quản lý kinh doanh: kế toán, thống kê, quản lý HC và
các lao động dịch vụ khác.
1.1.3) Phân loại lao động trong doanh nghiệp thương mại
Theo quan điểm của C.Mác lao động trong thương mại gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là lao động tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông, bao gồm nhưng
hoạt động lao động gắn liền với giá trị sử dụng của hàng hóa nhằm giữ gìn và hoàn thiện
giá trụ sử dụng của hàng hóa, biến mặt hàng của sản xuất thành mặt hàng kinh doanh của
thương mại cũng tức là mặt hàng của tiêu dùng . Đó là bộ phận lao động vân chuyển ,bảo
quản, phân loại, chia nhỏ, chọn lọc chỉnh lý hàng hóa . Bộ phận lao động này tuy không
làm tăng giá trị sử dụng nhưng nó sáng tạo ra giá trị mới , sáng tạo ra thu nhập quốc dân.
Những hao phí của bộ phận lao động này được bù đắp bằng chính bộ phận thu nhập quốc
dân mới được sáng tạo ra.
- Bộ phận thứ hai của lao đông thương mại mang tính chất lưu thông thuần túy. Bộ phận
này chỉ liên quan đến giá trị và nhằm thực hiện giá trị của hàng hóa, thu tiền, kiểm ngân,
kế toán và các hoạt động quản lý khác. Bộ phận lao động này không sáng tạo ra giá trị,
không sáng tạo ra thu nhập quốc dân. Những hao phí lao động của bộ phận này được bù
đắp bằng thu nhập thuần túy của xã hội
1.2) Phân tích thống kê tình hình sử dụng lao động
1.2.1) Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
Số lượng và chất lượng lao động trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản
quyết định quy mô kết quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc phân tích tình hình sử dụng
số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí lao động.
Gọi:
- : số lượng lao động trong ký nghiên cứu (thực hiện, kỳ báo cáo)
- : số lượng lao động kỳ gốc (kế hoạch, dự kiến)
So sánh:
Hoặc
Cho thấy số lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng hay giảm.
Phân tích như trên mới thấy được số lượng lao động tăng (hay giảm) là bao nhiêu phần
trăm (%) tương ứng là bao nhiêu lao động, chưa biết được chất lượng sử dụng số lượng
lao động. Để đáp ứng yêu cầu này thông kê dùng công thức:
Cho biết số lao động tiết kiệm hay lãng phí kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Trong đó:
như trên
: mức hàng hóa tiêu thị kỳ nghiên cứu (TH,BC)
: mức hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc (KH, DK)
Phân tích theo công thức trên cho thấy số lượng lao động tiết kiệm (hay lãng phí) còn phụ
thuộc ở mức tiêu thụ hàng hóa. Ở đây có thể dễ dàng nhận thấy: Nếu số lao động không
thay đổi ở cả hai thời kỳ ( tức ) mà tức là chất lượng sử dụng lao động tốt hơn,vì cùng
một số lao động nhưng lại bán được nhiều hàng hóa hơn, cũng có nghĩa là tăng năng suất
lao động, từ đó giảm được số lượng lao động. Nếu thì ngược lại.
1.2.2) Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động thường dùng một số chỉ tiêu sau đây:
+ Số ngày công bình quân cho một lao động trong kỳ
Gọi:
N: tổng số ngày công trong kỳ
T: số lao động bình quân trong kỳ
: số ngày công bình quân 1 lao động trong kỳ
+ Thời gian làm việc bình quân 1 người trong 1 ngày
Gọi:
G: tổng số giờ làm việc của số người lao động trong ngày
T: số người lao động trong ngày
: số giờ lao động bình quân 1 lao động trong ngày
2) Phân tích thống kê thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp thương mại
2.1) Khái niệm thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp thương mại
Thu nhập là tất cả các khoản thu được tính bằng tiền mà người lao động nhận được dưới
hình thức trả công lao động
Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp thương mại bao gồm những khoản sau:
- Tiền lương cơ bản
- Các khoản có tính chất tiền lương: phụ cấp thường xuyên (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp
độc hại, phụ cấp thâm niệ,…)
- Bảo hiểm xã hội trả thay lương
- Các khoản thu nhập khác: phúc lợi, ngày lễ, ngày tết, trợ cấp, khen thưởng,
2.2) Các chỉ tiêu thống kê thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp thương mại
2.2.1) Chỉ tiêu tổng thu nhập
Tổng thu nhập là toàn bộ thu nhập được tính bằng tiền mà người lao động nhận được
trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Theo chế độ báo cáo thông kê hiện nay,
thu nhập của người lao động trong thương mại được báo cáo theo kỳ hạn 6 tháng và
năm.
2.2.2) Chỉ tiêu thu nhập bình quân
Mức thu nhập bình quân được tính bằng các chỉ tiêu sau:
+ Thu nhập bình quân 1 lao động trong kỳ
+ Thu nhập bình quân 1 lao động 1 tháng trong năm:
+ Thu nhập bình quân 1 ngày công:
2.2.3) Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập của người lao động
Tỉ suất thu nhập của người lao động tỏng thương mại là chỉ tiêu tương đối tính được bằng
cách so sánh giữa mức thu nhập với mức tiêu thụ hàng hóa.
Gọi:
: Tổng thu nhập của người lao động
: Tổng mức tiêu thụ hàng hóa
: Tỉ suất thu nhập của người lao động
hoặc
Chỉ tiêu tỉ suất thu nhập phản ánh mối quan hệ giữa kết quả của lao động (mức tiêu thụ
hàng hóa) với mức trả công lao động: Một đơn vị mức tiêu thụ hàng hóa thì người lao
động được trả bao nhiêu tiền công. Tỉ suất thu nhập càng lớn thì càng có lợi cho người
lao động.
Trong điều kiện khoán doanh số mức tiêu thụ hàng hóa, chỉ tiêu tỉ suất thu nhập có thể
thay bằng chỉ tiêu đơn giá tiền lương (hoặc còn gọi tỉ suất tiền lương).
Gọi:
: Tổng tiền lương (là 1 bộ phận của thu nhập)
: Tổng mức tiêu thụ hàng hóa
: Đơn giá tiền lương (tỉ suất tiền lương %)
hoặc (tỉ suất tiền lương)
2.3) Phân tích thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của người lao động
2.3.1) Phân tích các nhân tố: mức thu nhập bình quân và số lượng lao động ảnh hưởng
đến tổng thu nhập của người lao động.
Gọi:
: Tổng thu nhập trong kỳ
: tổng số lao động trong kỳ
: Mức thu nhập bình quân 1 lao động trong kỳ
: Chỉ số thu tổng mức thu nhập. Phản ánh sự biến động tổng thu nhập kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc.
: Chỉ số mức thu nhập bình quân. Phản ánh sự biến động mức thu nhập bình quân ảnh
hưởng đến sự biến động của tổng thu nhập.
I
T
: Chỉ số số lượng lao động. Phản ánh sự thay đổi số lượng lao động ảnh hưởng đến sự
thay đổi tổng thu nhập.
Phân tích bằng số tuyệt đối
(a) (b) (c)
a: Tổng thu nhập
b: Tổng thu nhập tăng (giảm) do tăng (giảm) mức thu nhập bình quân
c: Tổng thu nhập tăng (giảm) do tăng (giảm) số lượng lao động
2.3.2) Phân tích các nhân tố: Tỉ suất thu nhập và mức tiêu thụ hàng hóa ảnh hưởng đến
tổng thu nhập của người lao động
Gọi:
: Tổng thu nhập của người lao động
: Tổng mức tiêu thụ hàng hóa
: Tỉ suất thu nhập
: Chỉ số tổng mức thu nhập. Phản ánh sự biến động của tổng thu nhập kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc.
: Chỉ số tỉ suất thu nhập. Phản ánh sự biến động của tỉ suất thu nhập ảnh hưởng đến sự
biến động của tổng thu nhập.
: Chỉ số tổng mức tiêu thụ hàng hóa. Phản ánh sự biến động của tổng mức tiêu thụ hàng
hóa ảnh hưởng đến sự biến động tổng mức thu nhập.
(a) (b) (c)
a: Tổng mức thu nhập tăng (giảm)
b: Tổng mức thu nhập tăng (giảm) do tăng (giảm) tỉ suất thu nhập
c: Tổng mức thu nhập tăng (giảm) do tăng (giảm) mức tiêu thụ hàng hóa.
3) Phân tích thống kê mối quan hệ giữa tình hình sử dụng lao động và thu nhập của
người lao động trong hoạt động của kinh doanh của doanh nghiệp
3.1) Phân tích thống kê
Mối quan hệ giữa tình hình sử dụng lao động và thu nhập trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đặt trong mối quan hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau theo tỷ lệ thuận (hoặc
nghịch) thông qua các chỉ số về tổng thu nhập, thu nhập bình quân và chỉ số về lao động,
hay xét trong mối quan hệ giữa chỉ số tổng thu nhập , chỉ số tốc độ phát triển tỷ suất thu
nhập và chỉ số phản ánh mức tiêu thụ hàng hóa.
3.1.1) Mối quan hệ của I
X
với I
X
và I
T
Từ công thức: =
Ta có: Nếu I
X
> I
T
thì I
Nếu I
X
< I
T
thì I
Thực chất là xem xét mối tương quan của tốc độ phát triển tổng thu nhập ( I
X
)
với tốc độ phát triển mức thu nhập bình quân ( I
X
) và tốc độ phát triển số
lượng lao động ( I
T
), như thế nào là hợp lý.
Mối tương quan được coi là hợp lý khi:
I
X
> I
X
> I
T
Có nghĩa là tốc độ phát triển số lượng lao động phải chậm hơn tốc độ phát triển
thu nhập bình quân, tốc độ phát triển của tổng thu nhập.
3.1.2) Mối quan hệ I
X
với I
X’
và I
M:
Cụ thể xét mối tương quan của tốc độ phát triển mức thu nhập (I
X
) với tốc độ phát triển tỉ
suất thu nhập (I
X’
) và tốc độ phát triển mức tiêu thụ hàng hóa (I
M
) như thế nào được coi là
hợp lí (coi là tốt).
Mối quan hệ được coi là hợp lí khi:
I
M
> I
X
> I
X’
Có nghĩa là tốc độc phát triển tỉ suất thu nhập phải chậm hơn tốc độ phát triển tổng thu
nhập, tốc độ phát triển tổng thu nhập phải chậm hơn tốc độ mức tiêu thụ hàng hóa.
3.1.3) Mối quan hệ I
W
với I
X
và I
X’
:
I
W
> I
X
> I
X’
Có nghĩa là tốc độ phát triển của năng suất lao động cao nhất sau đó đến tốc độ phát triển
mức thu nhập bình quân, và cuối cùng là tốc độ phát triển tỉ suất thu nhập.
Mối quan hệ như trên được coi là tốt đối với doanh nghiệp (người thuê lao động); chấp
nhận được đối với người lao động khi I
W
tăng nhưng I
X
và I
X’
cũng phải tăng song tăng
chậm hơn I
W
, người lao động không chấp nhận khi I
W
tăng, nhưng I
X
và I
X’
không thay
đổi hoặc giảm xuống.
3.2) Ý nghĩa
- Thống kê mối quan hệ giữa tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động
là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp là tốt
hay chưa tốt.
- Thống kê mối quan hệ giữa tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động,
cho biết được doanh nghiệp trong năm sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch là
bao nhiêu.
- Thống kê mối quan hệ giữa tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động
phản ánh được trình độ lành nghề của công nhân, qua đó cho thấy việc sắp xếp bố trí, tổ
chức quản lý và sử dụng lao động có hợp lý không.
- Là cơ sở để lập các kế hoạch khác như kế hoạch cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, năng
lượng
B. VẬN DỤNG VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
1) Giới thiệu sơ lược về công ty
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haiha Confectionery Joint-
Stock Company (HAIHACO).Công ty được thành lập ngày 25/12/1960, hơn 50 năm
phấn đấu và trưởng thành, từ một xưởng làm nước chấm và magi đã trở thành một trong
những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầuViệt Nam với trên 1.200 CBCNV, gồm 7 phòng
ban, 05 xí nghiệp thành viên đặt tại Hà Nội, Việt trì, Nam Định và các chi nhánh tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng.
Tháng 01/2004: Công ty đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần với Vốn điều lệ ban đầu
là 36,5 tỷ đồng, trong đó 51% vốn của nhà nước, 49% vốn của người lao động. Ngày
09/12/2004 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ra quyết định chuyển giao phần
vốn của Nhà nước tại Công ty cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam quản lý.
Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động:
- Số lượng cán bộ công nhân viên: 1.258 người
- Thu nhập bìnhquân: 4.866.000 đồng/người/tháng
- Chính sách đối với người lao động:
+ Chế độ làm việc: Công ty luôn thực hiện đảm bảo tuân thủ các chế độ đối với người
lao động trong Công ty theo các quy định trong Thoả ước lao động tập thể của Công ty
và đúng Luật Lao động.
+ Chính sách đào tạo: Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo thường được tiến hành
tại Công ty, ngoài ra Công ty cũng thường xuyên cử cán bộ công nhân viên đi học nâng
cao tại các trường đại học, các trung tâm hoặc tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn để cập
nhập kiến thức, thông tin mới.
+ Chính sách lương, thưởng và phúc lợi
Công ty xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc trưng theo ngành nghề hoạt
động và đảm bảo cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của
Nhà nước phù hợp với trình độ, năng lực và công việc của từng người.Thu nhập bình
quân của người lao động năm 2010 là 4,06 triệu đồng/người/tháng. Cụ thể:
Đối với lao động trực tiếp sản xuất: trả lương theo sản phẩm; Có phụ cấp cho số
CNKT có tay nghề cao.
Đối với lao động gián tiếp: Trả lương theo vị trí và hiệu quả công việc. Có chế độ
lương, thưởng và phụ cấp trách nhiệm, công tác phí cho những cán bộ, CNV đi công tác
tại các thị trường vùng sâu vùng xa.
2) Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động và tiền lương
Bảng 1: Tài liệu thống kê của doanh nghiệp
STT Nội dung Đơn vị tính Kỳ gốc Kỳ báo cáo Chỉ số(%)
1 Tổng doanh thu bán hàng
( M)
Triệu đồng 560 000 641 000 114,464
2 Tổng số nhân viên (T) Người 1258 1350 107,313
3 Tổng thu nhập của NLD
(X)
Triệu đồng 5661 6480 114,467
4 Thu nhập bình quân 1 lao
động ()
Triệu
đồng/người
4,5 4,8 106,667
5 Năng suất lao động bình
quân (W)
Triệu đồng/
người
445,151 474,815 106,664
6 Tỉ suất thu nhập (X’) % 10,1089 10,1092 100,003
Ta có:
I
M
= 114,464%
I
T
= 107,31%
I
X
= 114,467%
I = 106,667 %
Iw = 106,664 %
Ix’ = 100,003 %
*Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động.
T
1
= 1 350
T
0
=1 258
I
T
= 107,313 %
T
1
- T
0
= 1 350 – 1 258 = 92 ( người)
Từ kết quả trên có thể thấy tổng số lao động trong công ty Hải Hà kỳ báo cáo so với kỳ
gốc bằng 107,313 % tăng 7,313% tương ứng tăng 92 người.
× 100 = ×100
= 93,753%
T
1
- T
0×
= 1 350 – 1 258×= - 90 ( người)
Số lao động kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 7,247% tương ứng giảm 90 người, như vậy
chất lượng sử dụng lao động kỳ báo cáo tốt hơn so với kỳ gốc.
*Phân tích lượng lao động hao phí bình quân cho 1 đơn vị mức tiêu thụ hàng hóa.
Kỳ gốc: t
0
= = = 0,0023
Mỗi 23 triệu hàng hóa tiêu thụ thì hao phí 1 lao động
Kỳ báo cáo: t
1
= = = 0,0021
Mỗi 21 triệu hàng hóa tiêu thụ thì hao phí 1 lao động
Như vậy lượng hao phí kỳ báo cáo đã giảm so với kỳ gốc.
*Phân tích sự thay đổi của năng suất lao động bình quân.
W
1
= 474,815
W
0
= 445,151
I
w
= 106,664 %
W
1
– W
0
= 474,815 – 445,151 = 29,664 ( triệu đồng )
29,664×1350 = 40 046,4 (triệu đồng)
Năng suất lao động bình quân của công ty Hải Hà kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 6,664
% mức tuyệt đối bình quân mỗi lao động tăng thêm 29,664 triệu đồng. tính cho toàn bộ
số lao động của công ty trong kỳ báo cáo mức tiêu thụ tăng 40 046,4 triệu đồng.
*Phân tích thống kê mối quan hệ của mức tiêu thụ hàng hóa với năng suất lao động và
số lượng lao động.
Sử dụng hệ thông chỉ số:
I
M
= I
W
× I
T
114,464 = 106,664 × 107,313 ( %)
Mức tiêu thụ hàng hóa kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 14,464% do năng suất lao động
tăng, làm tăng thêm mức tiêu thụ là 6,664% và do số lượng lao động tăng làm tổng mức
tiêu thụ tăng thêm 7,313%.
Số tyệt đối:
M
1
– M
0
= (W
1
– W
0
)× T
1
+ ( T
1
– T
0
)× W
0
641 000 – 560 000 = ( 474,815 – 445,151)×1 350+(1 350 – 1 258)×445,151
81 000 = 40 046,4 + 40 953,892 (triệu đồng)
Mức tiêu thụ tăng 81 000 triệu đồng trong đó do năng suất lao động bình quân tăng làm
mức tiêu thụ tăng 40 046,4 triệu đồng và do số lượng lao động tăng làm cho mức tiêu thụ
tăng 40 953,852 triệu đồng.
*Phân tích thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của người lao động.
- Mức thu nhập bình quân và số lượng lao động ảnh hưởng đến tổng thu nhập của
người lao động.
I
X
= 114,467%
I = 106,667%
I
T
= 107,313%
Sử dụng hệ thống chỉ số:
I
X
= I × I
T
114,467 = 106,667× 107,313 ( %)
Số tuyệt đối:
X
1
– X
0
= ( - )×T
1
+ (T
1
– T
0
)×
6 480 – 5 661 = ( 4,8 – 4,5)×1 350 + (1 350 – 1 258)×4,5
819 = 405 + 414 ( triệu đồng)
Nhận xét:
Tổng mức thu nhập tăng 14,467% tương ứng tăng 819 triệu đồng do mức thu nhập bình
quân tăng làm cho tổng mức thu nhập tăng 6,667% tương ứng số tuyệt đối tăng 405 triệu
đồng và do số lao động trong kỳ tăng làm tổng thu nhập tăng 7,313% tương ứng tăng 414
triệu đồng.
- Tỷ suất thu nhập và mức tiêu thụ hàng hóa ảnh hưởng đến tổng thu nhập của
người lao động.
Sử dụng hệ thống chỉ số:
I
X
= Ix’ × I
M
114,467 = 100,003 × 114,464 ( %)
Số tuyệt đối:
X
1
– X
0
×M
1
+ (M
1
– M
0
)
6 480 – 5 661 = ( 10,1092 – 10,1089) × 641000 + (641 000 – 560 000)×10,1089
819 = 0,1923 + 818,8209 (triệu đồng)
Tổng mức thu nhập tăng 14,467% tương ứng tăng 819 triệu đồng là do tỷ suất thu nhập
tăng làm tổng mức thu nhập tăng 0,003%( tăng 0,1923 triệu đồng) và do mức tiêu thụ
hàng hóa tăng làm tổng mức thu nhập tăng 14,464% ( tăng 818,8209 triệu đồng).
*Phân tích thống kê mối quan hệ giữa thu nhập của người lao động với 1 số chỉ tiêu
khác.
Ix > I
T
> I mối quan hệ chưa hợp lý vì tốc độ phát triển số lượng lao động nhanh hơn tốc
độ phát triển của thu nhập bình quân.
Ix > I
M
> Ix’ chưa hợp lý vì tốc độ phát triển của mức tiêu thụ hàng hóa chậm hơn tốc độ
phát triển của tổng thu nhập.
I >I
W
> Ix’ chưa hợp lý vì tốc độ phát triển của năng suất lao động chậm hơn tốc độ phát
triển của thu nhập bình quân.
Kết luận: Nhìn chung mối quan hệ giữa lao động, thu nhập của lao động và một số yếu
tố khác trong công ty hải hà còn nhiều điểm chưa hợp lý, cần có những biện pháp khắc
phục để nâng cao hiệu quả sử dụng cho doanh nghiệp đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn.
3. Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà sau khi cổ phần hóa đã không ngừng phấn đấu và
phát triển, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Trong quá trình cạnh
tranh với các công ty cùng nghành, công ty luôn phấn đấu hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Công ty đã góp phần ổn định nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho một số lượng lao
động khá lớn.Với sự quyết tâm cao của bộ máy quản lý và toàn thể công nhân viên đã
thay đổi phù hợp với xu thế hội nhập trong thời đại mới.Công ty đã tiến hành sản xuất
các loại sản phẩm đa dạng, phong phú, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Công ty đang tự
khẳng định vị trí của mình trên thị trường với chủ trương phát triển không ngừng
nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.1) Đánh giá tình hình sử dụng lao động tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Qua số liệu trên ta thấy rằng quy mô lao động của công ty là khá lớn. Do đặc thù về sản
phẩm của ngành sản xuất thực phẩm, đồng thời do quy mô sản xuất của công ty khá lớn,
đòi hỏi một lượng lớn nhân công trực tiếp đứng máy, sản xuất và đóng goi tại dây
chuyền. Thông qua việc vân dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình sử
dụng lao động tại công ty cổ phần bánh keoj Hải Hà ta thấy những kết quả đạt được và
những tồn tại trong quá trình sử dụng lao động tại công ty, cụ thể:
* Kết quả đạt được
+ Do đặc tính công việc không yêu cầu công ty có đội ngũ lao động lành nghề mà yêu
cầu một đội ngũ lao động lớn. Số lượng lao động ở độ tuổi lao động 20-40 chiếm tỷ
trọng nhiều hơn hẳn so với độ tuổi khác. Những yếu tố này chính là lợi thế của công ty
trong nền kinh tế thị trường, nếu có phương pháp quản lý và sử dụng lao động phù hợp
thì sẽ đem lại năng suất lao động cao tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Việc quản lý lao động của công ty về mặt thời gian rất phù hợp. Công ty luôn cố gắng
thực hiện đúng quy định về sử dụng thời gian làm việc giúp cho người lao động có thời
gian nghỉ ngơi, tránh được những áp lực của công việc tạo tâm lý thoải mái, để người lao
động làm việc tốt hơn, chất lượng cao hơn.
+ Công ty luôn có chính sách tiền lương, tiền thưởng cho người lao động, đảm
bảo đời sống người lao động ngày càng cải thiện. Khuyến khích kịp thời người lao động
đạt thành tích trong lao động sản xuất
+ Người lao động trung thành với công ty. Đây chính là yếu tố thuận lợi giúp
doanh nghiệp có thể khai thác tốt tiềm năng người lao động hay nói cách khác sử dụng
lao động một cách có hiệu quả.
* Những tồn tại:
+ Công nhân lao động và chuyên gia có kinh nghiệm còn thiếu trong quy mô của công
ty đang ngày được mở rộng.
+ Việc tuyển chọn nhân lực của công ty chưa được mở rộng, thấy chủ yếu tuyển
dụng lao động qua hồ sơ, thông tin chưa đăng tải trên phương tiện truyền thông
đại chúng, nên chưa thu hút được lao động có chất lượng cao.
+ Ngày nay trong khi khoa học công nghệ đã phát triển ở đỉnh cao và trở thành
lao động trực tiếp thì việc đáp ứng nhu cầu các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản
xuất là rất cần thiết. Tuy nhiên, đội ngũ lao động kỹ thuật còn nhiều hạn chế trong việc
đáp ứng nhu cầu ấy
+ Đặc thù kinh doanh của công ty là sản xuất, sản phẩm hoàn thành là các sản phẩm bánh
kẹo đóng gói , vì thế mà sự ảnh hưởng của nhu cầu thị trường có tác động rất lớn, làm
cho việc tính toán của công ty gặp nhiều khó khăn mà công ty chưa thật sự chú trọng đến
việc đào tạo cán bộ có thể đảm đương được công việc này. Mặt khác, theo kết quả
phân tích các số liệu cho thấy tình hình sử dụng lao động trong Công ty còn chưa
được hợp lý dẫn tới sự lãng phí trả công lao động.Đó là sự không hợp lý mối tương quan
giữa tốc độ phát triển của số lượng lao động và tốc độ phát triển của tổng thu nhập, mối
tương quan giữa tốc độ phát triển mức thu nhập với tốc độ phát triển tỷ suất thu nhập và
tốc độ phát triển mức tiêu thụ hàng hóa. Những mối quan hệ không hợp lý này dẫn tới
việc lãng phí nguồn nhân lực và lãng phí trả công lao động từ đó dẫn tới việc giảm hiệu
quả sử dụng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến thu nhập của người lao động cũng cần chú ý tới các
vấn đề liên quan đến kết quả kinh doanh của Công ty vì kết quả kinh doanh của Công ty
ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người lao động. Có một số vấn đề liên quan đến
kinh doanh của Công ty như sau:
Công tác quảng cáo, giới thiệu hình ảnh và thương hiệu của Công ty chưa được quan tâm
đúng mức. Vì tuổi đời của Công ty vẫn còn trẻ nên việc quảng bá tên tuổi và hình ảnh
của Công ty trên thị trường là một việc rất cần thiết để giới thiệu Công ty tới công chúng
từ đó dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường. Công ty chưa xây dựng được chiến
lược phát triển lâu, các chiến lược kinh doanh trong thời gian qua chưa thực sự hoàn
chỉnh mà mới chỉ chú ý tới các mục tiêu trước mắt và ngắn hạn, các mục tiêu dài hạn
như: phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Qua thực tế nghiên cứu ở Công ty em nhận thấy một số tồn tại cơ
bản nói trên. Những tồn tại này chính là nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng chưa
hiệu quả thu nhập của người lao động, khắc phục được những tồn tại này sẽ góp phần
không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty
Qua những phân tích đánh giá ở trên nhìn chung công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà chưa
thực sự sử dụng hiệu quả lao động tuy số lượng lao động tăng cho thấy công ty trên đã
ký kết được nhiều hợp đồng, mở rộng quy mô khiến doanh thu của công ty tăng nhưng
năng suất lao động của công ty chưa thật sự cao do công ty chưa tuyển chọn được nhân
lực có tay nghề cao, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh.
4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thu nhập của người
lao động.
*Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Giải pháp đầu tiên mà Công ty nên thực hiện là củng cố công tác quản lý, tổ
chức và sử dụng lao động vì lao động là yếu tố tạo nên kết quả kinh doanh cho công ty
nên cần được đặc biệt quan tâm đến. Công tác quản lý, tổ chức sử dụng lao động tốt thì
mang lai hiệu quả kinh doanh cao, tiết kiệm chi phí cho việc trả công lao động
từ đó làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh việc ổn định tổ chức và quản lý lao
động là công tác tuyển chọn lao động. Công tác tuyển chọn lao động quyết định chất
lượng lao động trong doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới kết quả sử dụng lao
động nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung, bởi vậy doanh nghiệp cần tập trung
đúng mức và thận trọng trong công tác tuyển chọn, tránh tình trạng tuyển chọn đại khái,
hình thức. Ngoài ra việc bố trí và phân công lao động một cách hợp lý, chính xác sẽ làm
cho mỗi người lao động phát huy được sở trường của mình. Nếu việc phân công lao
động không hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng người lao động không làm việc đúng với khả
năng dẫn tới hiệu quả không cao mặt khác khi người lao động không được làm công việc
đúng với khả năng của mình sẽ dẫn đến ức chế trong công việc, tinh thần làm việc
không được thoải mái dẫn đến kết quả công việc.
*Thực hiện gắn kết quả hoạt động kinh doanh với thu nhập của người lao động.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thì một trong số các vấn đề mà
các công ty cần phải đặc biệt chú ý là vấn đề về lao động và thù lao lao động. Lao động
và thù lao lao động là một trong những yếu tố tác động không nhỏ tới hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Do đó để đạt được hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận thì Công ty cần
có những biện pháp quy định gắn liền thu nhập của người lao động với hiệu quả hoạt
động kinh doanh, có nghĩa là với hiệu quả kinh doanh cao, thu được nhiều lợi nhuận thì
phải tăng thu nhập bình quân cho người lao động.
Đây được coi là một động lực kích thích cho người lao động làm việc, phát huy
được nhiều sáng kiến tích cực hơn trong công việc, hoàn thành vượt mức kế
hoạch để đem lại hiệu quả sản xuất cao. Có như vậy người lao động mới hăng say làm
việc khi lợi ích của họ được đảm bảo. Doanh nghiệp sử dụng các hình thức thưởng
như là các biện pháp kích thích vật chất, kích thích tinh thần. Các hình thức này là
không thể thiếu được vì nhờ đó Công ty mới có thể sử dụng lao động một cách có hiệu
quả, duy trì trạng thái làm việc ổn định và tăng thêm sự hưng phấn cho người lao
động trong quá trình làm việc.
Như vậy, khi kết quả kinh doanh được tăng lên tạo ra lợi nhuận hàng năm ổn định cao
thì Công ty sẽ có điều kiện tích lũy vốn để tái đầu tư hoạt động kinh doanh và người lao
động sẽ có điều kiện để nhận mức lương ngày càng cao hơn. Có thể thấy tăng kết quả
kinh doanh trong thời gian tiếp theo có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty nói
chung cũng như thu nhập của người lao động trong Công ty nói riêng.
*Hoàn thiện công tác định mức lao động
Định mức lao động không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý công tác
tiền lương mà còn có ý nghĩa với các nhà quản trị sử dụng nó như một công cụ kiểm tra
mọi chi phí tiền lương của doanh nghiệp, là căn cứ ban đầu cho việc dự kiến kế hoạch, là
cơ sở cho hạch toán chi phí sản xuất, tổ chức lao động một cách khoa học, hợp lý trong
doanh nghiệp. Việc xây dựng định mức lao động cần quán triệt phương châm:
_Mức lao động phù hợp với cường độ trung bình của người lao động
_Đảm bảo thống nhất giữa lợi ích người lao động và lợi ích doanh nghiệp
_Không biến mức lao động thành “xiềng xích” đối với người lao động
_Khuyến khích những sáng kiến, cải tiến phương pháp và thao tác lao động nhằm giảm
bớt chi phí nâng cao năng suất lao động, củng cố và đổi mới hoạt động định mức lao
động của doanh nghiệp.
Muốn công tác định mức lao động đạt hiệu quả cao đòi hỏi đội ngũ cán bộ xây dựng
định mức phải có tiêu chuẩn phù hợp như: phải có trình độ nhất định, linh động, đặc biệt
là phải có sự am hiểu kỹ thuật, công nghệ sản xuất, óc sáng tạo, trình độ quản lý,… Đội
ngũ làm công tác định mức lao động cần kiêm nhiệm vụ kiểm tra theo dõi việc thực hiện
định mức lao động của công nhân, các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá
trình sản xuất dẫn đến hoàn thành hay không hoàn thành định mức từ đó phát hiện ra yếu
tố tiên tiến hay lạc hậu trong xây dựng định mức lao động và điều chỉnh cho hợp lý, phù
hợp với sự phát triển của công ty.
*Tiết kiệm chi phí tiền lương tăng thu nhập cho người lao động.
Tiết kiệm chi phí tiền lương không có nghĩa là giảm tiền lương của người lao động,
mà là sử dụng chi phí tiền lương sao cho hợp lý, hiệu quả, làm công cụ tăng năng suất lao
động, đảm bảo cho tốc độ tăng của năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng của tổng
thu nhập và tỷ suất thu nhập.
Để tiết kiệm chi phí công ty cần có những chính sách quản lý tiền lương hiệu quả.
Công ty cần lập kế hoạch quỹ lương hợp lý và phù hợp với quản lý chi phí của công ty
sao cho hiệu quả và tiết kiệm. Ngoài ra công ty nên tham khảo mức lương trên thị trường
lao động, xác định mức lương tiệm cận và phù hợp với mặt bằng thị trường lao động,
công ty không nhất thiết phải là người trả lương cao nhất nhưng cũng không nên quá
thấp. Thông thường, nếu là lao động không phải quá đặc thù thì mức lương trung bình là
hợp lý và hiệu quả.
Tăng cường việc chủ động khuyến khích, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,
nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Năng suất lao động và kỹ thuật cộng nghệ là
những yếu tố quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, làm giá trị
sản xuất tăng lên, do đó tăng thêm thu nhập cho công ty cũng như cho người lao động.
Đây là biện pháp tăng nguồn trả lương cho công ty thông qua đó nâng cao thu nhập cho
cán bộ công nhân viên tại văn phòng cũng như công nhân thi công trên các công trường.
Mặt khác, để tạo nguồn lương và tăng thu nhập cho người lao động, công ty cần:
− Mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, thực
hiện phát triển kinh doanh, tăng cường liên danh, liên kết với các đơn vị liên quan khác.
− Nghiên cứu các mặt hàng kinh doanh, các mặt hàng có thế mạnh, luôn cải tiến nâng cao
sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh. Nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp trong cơ
chế hiện nay.
− Khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp, trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh,
chuyên môn với kinh doanh tổng hợp tăng nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.
− Áp dụng khoa học kỹ thuật mới, máy móc, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh,
thay thế dần hệ thống máy móc thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại, có năng suất
cao góp phần trong việc nâng cao năng suất sản xuất kinh doanh của công ty.
*Hoàn thiện chế độ tiền thưởng.
Để khuyến khích người lao động hoàn thành vượt kế hoạch, nâng cao hiệu quả
công việc, công ty nên có chế độ thưởng hợp lý hơn. Động lực chính của người lao động
là họ muốn có thu nhập cao hơn để đảm bảo cho cuộc sống. Chính vì thế nếu có thêm
một khoản tiền thưởng thì sẽ khuyến khích người lao động làm việc hăng say đạt số
lượng và chất lượng sản phẩm đề ra.
Để làm được điều đó, công ty cần gắn tiền lương, thưởng với kết quả hoàn thành
công việc của nhân viên, cần thiết lập các tiêu chí đánh giá kết quả làm việc. Kết quả
đánh giá là căn cứ để quyết định tăng tiền lương, tiền thưởng. Chỉ được tăng lương, tăng
tiền thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ và góp phần vào thành công của doanh nghiệp.
Người hoàn thành ở xuất sắc được thưởng nhiều hoàn thành ở mức thấp hơn thưởng ít
hơn, nguồn tiền có thể từ lợi nhuận giữ lại, từ quỹ khen thưởng.
Cụ thể hàng tháng hoặc quý công ty nên thưởng cho các cá nhân, tập thể có sáng
kiến cải tạo kỹ thuật, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty phải xây dựng
chính sách thưởng rõ ràng, minh bạch và thưởng kịp thời, đúng lúc. Bên cạnh hình thức
thưởng phải có hình thức phạt, công ty nên có hình thức thưởng phạt công bằng và khách
quan. Điều này có ý nghĩa quan trọng, nó vừa làm giảm chi phí, vừa có tác dụng làm cho
người lao động có trách nhiệm với công việc, từ đó nâng cao hiệu quả công việc, tăng
năng suất lao động và thu nhập của người lao động cũng tăng theo.