BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VÕ THỊ BÍCH NGỌC
Mã sinh viên: 1701421
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG
ĐÔNG MÁU CỦA ĐƯƠNG QUY
NHẬT BẢN DI THỰC (Angelica acutiloba)
TRÊN THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Lê Thị Xoan
2. TS. Chử Thị Thanh Huyền
Nơi thực hiện:
1. Viện Dược liệu
2. Bộ môn Dược học cổ truyền
HÀ NỘI – 2022
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ lịng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị
Xoan – Khoa Dược lý, Sinh hóa - Viện Dược liệu, người đã tin tưởng giao đề tài cho
em, cô ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ em từ những bước đầu trong quá trình
nghiên cứu khoa học cho đến khi hồn thiện khóa luận.
Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn TS. Chử Thị Thanh Huyền – Bộ môn
Dược học cổ truyền, cô đã hỗ trợ, hướng dẫn và có những góp ý quý báu giúp em hồn
thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hà Vân Oanh – Bộ môn Dược học cổ
truyền, cô luôn giúp đỡ em từ những bước đầu trong quá trình nghiên cứu khoa học, tạo
điều kiện tốt nhất cho em thực hiện đề tài.
Với tất cả tình cảm, em xin cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thanh Loan – Giảng viên
Trường Đại học Y Hà Nội, chị đã nhiệt tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ bảo và định hướng
cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn chân thành đến toàn thể cán bộ Khoa Dược lý, Sinh hóa - Viện
Dược liệu, mọi người ln nhiệt tình hỗ trợ, khích lệ em trong q trình thực nghiệm.
Em cũng xin cảm ơn các anh, chị Bộ môn Sinh lý – Trường Đại học Y Hà Nội
đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp thiết bị giúp em thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln ở bên hỗ trợ,
cổ vũ và động viên em hoàn thành được khóa luận này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2022
Sinh viên
Võ Thị Bích Ngọc
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................. 3
1.1. Tổng quan quá trình đông máu ...................................................................... 3
1.1.1. Những yếu tố tham gia vào hoạt hóa đơng máu ................................. 3
1.1.2. Các giai đoạn của q trình đơng máu ............................................... 4
1.1.3. Các thuốc tác dụng lên q trình đơng máu ....................................... 8
1.2. Một số mơ hình gây đơng máu thực nghiệm ............................................... 10
1.2.1. Mơ hình gây đơng máu bằng lipopolysaccharid............................... 10
1.2.2. Mơ hình gây đơng máu bằng thrombin ............................................ 11
1.2.3. Mơ hình gây đơng máu bằng k-carrageenan .................................... 11
1.2.4. Mơ hình gây đơng máu bằng FeCl3 .................................................. 11
1.3. Tổng quan Đương quy Nhật Bản di thực ..................................................... 12
1.3.1. Vị trí phân loại .................................................................................. 12
1.3.2. Đặc điểm thực vật và phân bố .......................................................... 12
1.3.3. Thành phần hóa học .......................................................................... 13
1.3.4. Tác dụng dược lý .............................................................................. 14
1.3.5. Ứng dụng trong y học cổ truyền của Đương quy ............................. 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 17
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ............................................................................... 17
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu .................................................................... 17
2.1.2. Động vật thí nghiệm ......................................................................... 19
2.1.3. Hóa chất, thuốc thử ........................................................................... 19
2.1.4. Thiết bị, dụng cụ ............................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 20
1.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng chống đông máu in vitro của cao
Angobin ........................................................................................................ 20
1.3.2. Phương pháp đánh giá tác dụng chống đông máu in vivo của viên
Angobin ........................................................................................................ 23
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ....................................................... 29
3.1. Tác dụng chống đông máu in vitro của cao Angobin .................................. 29
3.1.1. Ảnh hưởng của cao Angobin lên con đường đông máu nội sinh ..... 29
3.1.2. Ảnh hưởng của cao Angobin lên con đường đông máu ngoại sinh . 29
3.2. Tác dụng chống đơng máu in vivo của viên Angobin trên mơ hình gây đông
máu bằng FeCl3................................................................................................... 30
3.2.1. Ảnh hưởng của viên Angobin lên thời gian chảy máu ..................... 30
3.2.2. Ảnh hưởng của viên Angobin lên con đường đông máu nội sinh .... 31
3.2.3. Ảnh hưởng của viên Angobin lên con đường đông máu ngoại sinh.32
3.2.4. Ảnh hưởng của viên Angobin lên con đường đông máu chung ....... 33
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 35
4.1. Tác dụng chống đông máu in vitro của Đương quy Nhật Bản di thực ........ 35
4.2. Tác dụng chống đông máu in vivo của Đương quy Nhật Bản di thực ......... 36
4.2.1. Mơ hình gây đơng máu bằng FeCl3 .................................................. 36
4.2.2. Tác dụng chống đông máu in vivo của viên Angobin ...................... 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................. 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADP
Adenosin diphosphat
APTT
Activated partial thromboplastin time
(thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần)
APTTb-c
APTT bệnh-chứng
INR
International Normalized Ratio
(chỉ số bình thường hóa quốc tế)
MEAN
Giá trị trung bình của từng lơ
PT
Prothrombin time
(thời gian prothrombin)
SE
Giá trị sai số chuẩn
t -PA
Chất hoạt hóa plasminogen của mô
(tisue type Plasminogen Activator)
TF
Các yếu tố tổ chức
TT
Thrombin time
(thời gian thrombin)
Xa
Yếu tố X hoạt hóa
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
Trang
1
Bảng 1.1. Các yếu tố tham gia đông máu huyết tương
3
2
Bảng 2.1. Thành phần của viên Angobin
18
3
Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm xác định APTT(s), APTTb-c
22
4
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm xác định PT(s), PT%, PT-INR
23
5
6
7
8
9
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của cao Angobin lên APTT (s), APTTb-c trên
máu thỏ
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cao Angobin lên PT(s), PT%, PT-INR trên
máu thỏ
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của viên Angobin lên APTT (s), APTTb-c trên
chuột được gây đông máu bằng FeCl3
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của viên Angobin lên PT(s), PT%, PT-INR trên
chuột được gây đông máu bằng FeCl3
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của viên Angobin lên TT (s) trên chuột được
gây đông máu bằng FeCl3
29
30
32
33
34
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
STT
Hình
Trang
1
Hình 1.1. Sơ đồ giai đoạn cầm máu ban đầu
5
2
Hình 1.2. Sơ đồ giai đoạn tiêu sợi huyết
8
3
Hình 1.3. Đương quy Nhật Bản
12
4
Hình 1.4. Ligustilide
13
5
Hình 1.5. Butylidenephthalide
13
6
Hình 2.1. Quy trình sản xuất cao cồn Đương quy Nhật Bản di thực
(cao Angobin)
17
7
Hình 2.2. Viên Angobin
18
8
Hình 2.3. Máy xét nghiệm đơng máu bán tự động Sysmex CA-50
20
9
Hình 2.4. Quy trình tiến hành thí nghiệm in vivo
25
10
Hình 2.5. Quy trình xác định thời gian máu chảy
26
11
Hình 2.6. Quy trình xác định APTT, APTTb-c
26
12
Hình 2.7. Quy trình xác định PT, PT%, PT-INR
27
13
Hình 2.8. Quy trình xác định TT
27
14
Hình 3.1. Ảnh hưởng của viên Angobin lên thời gian chảy máu
trên chuột được gây đông máu bằng FeCl3
31
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đơng máu là q trình máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc do fibrinogen hòa
tan trong huyết tương chuyển thành fibrin khơng hịa tan nhờ xúc tác thrombin. Các sợi
fibrin trùng hợp tạo thành mạng lưới giam các thành phần của máu, làm máu đơng lại.
Bình thường máu lưu hành ở trạng thái thể dịch nhờ sự cân bằng giữa q trình đơng
máu và q trình chống đơng. Tình trạng tăng đơng xảy ra khi cân bằng này bị phá vỡ
do tăng hoạt hóa đơng máu hoặc do giảm ức chế đông máu, giảm tiêu sợi huyết dẫn đến
huyết khối bao gồm huyết khối động mạch, huyết khối tĩnh mạch và huyết khối ở các vi
quản [5], [20].
Những bệnh lý liên quan đến đông máu như nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi
hoặc đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong đột ngột và có xu hướng ngày càng tăng.
Đặc biệt, các bệnh lý liên quan đến huyết khối cũng là một trong các biến cố đáng lo
ngại của COVID-19 trong những năm gần đây [23]. Hiện nay, chi phí điều trị các bệnh
lý liên quan đến đông máu đã và đang là thách thức lớn của nền Y học và là một gánh
nặng đối với người bệnh, gia đình và tồn xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển
các thuốc để dự phòng và điều trị huyết khối có hiệu quả và an toàn là rất cần thiết. Các
thuốc của Y học hiện đại đạt hiệu quả tốt trong điều trị, tuy nhiên, chi phí điều trị cao
và có nhiều tác dụng khơng mong muốn, thậm chí là biến chứng chảy máu có thể dẫn
đến tử vong. Bởi vậy, xu hướng dùng các chế phẩm từ dược liệu đang được quan tâm
nhờ ưu điểm an tồn và ít tác dụng khơng mong muốn khi dùng lâu dài.
Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Kit.) là loài cây mọc dại ở Nhật Bản
và được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990 [15]. Các nghiên cứu hiện đại cho
thấy lồi cây này có nhiều tác dụng dược lý quan trọng như chống viêm, tăng cường
miễn dịch, giảm đau, an thần, bảo vệ tế bào thần kinh…[12], [13], [40]. Nghiên cứu
cũng cho thấy, cao chiết cồn 80% của rễ củ Đương quy Nhật Bản có tác dụng chống
đông máu, chống kết tập tiểu cầu in vitro trên máu người tình nguyện [9]. Tuy nhiên,
tác dụng chống đông máu của Đương quy Nhật Bản trên mô hình gây đơng máu thực
nghiệm vẫn chưa được sáng tỏ. Do đó, nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học về tác dụng
chống đông máu của cao chiết cồn Đương quy Nhật Bản, đặc biệt là thuốc Angobin của
Viện Dược liệu (đã được Cục Quản lý Dược cấp số đăng ký lưu hành với SĐK: V55H12-16) được bào chế từ cao chiết cồn rễ củ Đương quy Nhật Bản, bột Đương quy Nhật
Bản và tinh dầu lá Đương quy Nhật Bản trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý liên
quan đến đông máu, đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống đông máu của Đương quy
Nhật Bản di thực (Angelica acutiloba) trên thực nghiệm” được tiến hành với hai
mục tiêu cụ thể sau:
1
1. Đánh giá tác dụng chống đông máu in vitro của cao chiết cồn Đương quy Nhật Bản
di thực (cao Angobin) trên máu thỏ.
2. Đánh giá tác dụng chống đông máu in vivo của thuốc Angobin từ Đương quy Nhật
Bản di thực.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.
Tổng quan q trình đơng máu
1.1.1. Những yếu tố tham gia vào hoạt hóa đơng máu
Các yếu tố đơng máu
Hầu hết các yếu tố đơng máu có trong huyết tương dưới dạng tiền chất không
hoạt động. Một khi được hoạt hóa chúng sẽ đóng vai trị là enzym xúc tác cho sự hoạt
hóa của yếu tố đơng máu khác làm cho phản ứng đông máu xảy ra theo kiểu dây chuyền
cho đến khi mạng lưới fibrin được tạo ra [6].
Bảng 1.1. Các yếu tố tham gia đông máu huyết tương [20]
Tên theo số La Mã
Tên thường dùng
Chức năng
I
Fibrinogen
Cơ chất đông máu
II
Prothrombin
Dạng tiền men (Zymogen)
V
Proaccelerin
Đồng yếu tố
VII
Proconvertin
Zymogen
VIII
Yếu tố chống đông Hemophilia A
Đồng yếu tố
IX
Yếu tố chống đông Hemophilia B
Zymogen
X
Stuart – Power
Zymogen
XI
Yếu tố chống đông Hemophilia C
Zymogen
XII
Hageman
Zymogen
XIII
Yếu tố ổn định fibrin
Liên kết fibrin
Prekallikrein
Protease zymogen
HMWK
Đồng yếu tố
- Nhóm yếu tố tham gia vào giai đoạn đầu (giai đoạn tiếp xúc) được gọi chung là
các yếu tố tiếp xúc, đó là yếu tố XI, XII, prekallikrein và kininogen trọng lượng phân tử
cao. Các yếu tố thuộc nhóm này có đặc tính không phụ thuộc vitamin K khi tổng hợp,
không phụ thuộc Ca2+ trong q trình hoạt hóa, ổn định tốt trong huyết tương lưu trữ và
là những yếu tố bền vững [16], [20].
- Nhóm prothrombin gồm các yếu tố II, VII, IX, và X. Đây là các yếu tố phụ
thuộc vitamin K khi tổng hợp: cần có Ca2+ trong q trình hoạt hóa, trừ yếu tố II thì các
yếu tố cịn lại khơng bị tiêu thụ trong q trình đơng máu, ổn định trong huyết tương lưu
trữ [16], [20].
- Nhóm fibrinogen gồm các yếu tố I, V, VIII và XIII. Thrombin có tác dụng qua
lại với tất cả các yếu tố này. Các yếu tố trong nhóm fibrinogen bị tiêu thụ trong quá trình
3
đông máu, riêng yếu tố V và yếu tố VIII cịn bị mất hoạt tính trong huyết tương lưu trữ
[16], [20].
Nội mạc và dưới nội mạc
Nội mạc có vai trị quan trọng trong q trình đơng máu. Nội mạc là nơi có các
yếu tố tổ chức (TF), hoạt hóa đơng máu theo con đường ngoại sinh. Tế bào dưới nội
mạc có chứa các thành phần hoạt hóa tiểu cầu, khi có tổn thương thành mạch, lớp dưới
nội mạc tiếp xúc máu sẽ hoạt hóa con đường đơng máu nội sinh [4], [20].
Tiểu cầu
Tiểu cầu có chức năng dưỡng mạch, tạo nút tiểu cầu với những phản ứng dính,
giải phóng, ngưng tập tiểu cầu và tham gia vào q trình đơng máu [16].
Trên bề mặt tiểu cầu có một lớp glycoprotein, lớp này ngăn cản tiểu cầu kết dính
với nội mạc bình thường, mà chỉ dính vào nơi có tổn thương thành mạch hoặc các sợi
collagen ở lớp dưới nội mạc [4].
Yếu tố tổ chức
Sự tiếp xúc của máu với tổ chức dập nát sẽ phát động q trình đơng máu, chất
khởi phát là một lipoprotein được gọi là TF (tissue factor, yếu tố tổ chức) hay
thromboplastin ngoại sinh. TF không có hoạt tính men nhưng tác động như một đồng
yếu tố trong hoạt hóa yếu tố VII và X [16].
Ion can-xi
Ion can-xi tạo thuận lợi cho các protein phụ thuộc vitamin K kết hợp với
phospholipid [16].
1.1.2. Các giai đoạn của q trình đơng máu
-
Giai đoạn thành mạch
-
Giai đoạn tiểu cầu
- Giai đoạn đông máu
- Giai đoạn tiêu sợi huyết
1.1.2.1. Giai đoạn thành mạch (co mạch)
Giai đoạn thành mạch xảy ra ngay khi thành mạch bị tổn thương theo 2 cơ chế:
- Co mạch do phản xạ thần kinh: đây là một phản xạ tự vệ thường thấy ở hầu hết
các mô của cơ thể.
- Co mạch theo cơ chế của các tác động thể dịch: tế bào nội mạc giải phóng ra
chất angiotensin II, tiểu cầu phóng thích ra serotonin hoặc thromboxan A2… là những
chất có tác dụng làm co mạch [20].
Kết quả là mạch máu co lại làm cho dịng chảy của máu bớt lại. Hiệu quả co mạch
có ý nghĩa trong việc tham gia tạo đinh cầm máu ban đầu, đặc biệt ở những mao mạch
hoặc mạch máu nhỏ [20].
4
Mức độ tổn thương càng nhiều thì sự co mạch càng mạnh. Co mạch có thể kéo
dài hàng phút, thậm chí hàng giờ để tạo điều kiện cho sự hình thành nút tiểu cầu hoặc
cục máu đơng [4].
Hình 1.1. Sơ đồ giai đoạn cầm máu ban đầu [20]
1.1.2.2. Giai đoạn tiểu cầu
Khi thành mạch tổn thương, lớp tế bào nội mạc bị phá vỡ dẫn đến các tổ chức
dưới nội mạc như collagen, màng nền, microfibrin (vi sợi)... được bộc lộ. Tiểu cầu dính
vào tổ chức dưới nội mạc, nổi bật nhất là dính tiểu cầu vào collagen. Sự kết dính này
xảy ra tức khắc, dẫn đến sự hoạt hóa tiểu cầu. Yếu tố glycoprotein IIb/IIIa nằm ngay
trên bề mặt tiểu cầu cũng được hoạt hóa khi tiểu cầu được hoạt hóa. Yếu tố glycoprotein
IIb/IIIa hoạt hóa sẽ gắn với fibrinogen, tạo ra sự ngưng tập tiểu cầu [20].
Bên cạnh đó, sự kết dính tiểu cầu với tế bào nội mạc giải phóng ra các sản phẩm
ADP, serotonin, epinephrin và các dẫn xuất của prostaglandin, đặc biệt là thromboxan
A2. Một số sản phẩm này thúc đẩy quá trình ngưng tập tiểu cầu. Các tiểu cầu dính vào
nhau, kết quả là hình thành nút tiểu cầu, nút tiểu cầu nhanh chóng lớn lên về mặt thể tích
và sau một vài phút hoàn thành nút chỗ mạch máu bị tổn thương [16].
5
1.1.2.3. Giai đoạn đơng máu
Q trình đơng máu có thể chia thành 3 thời kỳ:
- Hình thành thrombokinase qua con đường nội sinh và con đường ngoại sinh
- Hình thành thrombin
- Hình thành fibrin
Hình thành thrombokinase
Đơng máu được chia làm hai con đường: con đường đông máu nội sinh và con
đường đông máu ngoại sinh.
Con đường đông máu nội sinh
Là con đường đơng máu có sự tham gia của đa số các yếu tố đông máu [20]. Khi
thành mạch bị tổn thương, các sợi collagen kích hoạt yếu tố XII trong máu thành XII
hoạt hóa (XIIa). Yếu tố XIIa hoạt hóa yếu tố IX thành IXa. Yếu tố IXa hoạt hóa yếu tố
VIII thành VIIIa, phospholipid tiểu cầu hoạt hóa yếu tố XI thành XIa. Yếu tố XIa hoạt
hóa yếu tố IX thành IXa. Yếu tố IXa hoạt hóa yếu tố X thành Xa. Yếu tố Xa hoạt hóa yêu
tố V. Yếu tố Va kết hợp với Ca2+ tạo thrombokinase nội sinh [5].
Yếu tố IXa không chỉ giới hạn tác dụng trên yếu tố X mà cịn có khả năng hoạt
hóa yếu tố VII tạo nên mối liên kết giữa con đường nội sinh và ngoại sinh [16].
Con đường đông máu ngoại sinh
Xảy ra do máu tiếp xúc với các yếu tố tổ chức. Khi mô bị tổn thương, giải phóng
yếu tố III và phospholipid của mơ. Hai yếu tố trên kết hợp với Ca2+ hoạt hóa yếu tố VII
thành VIIa. Yếu tố VIIa kết hợp với Ca2+ hoạt hóa yếu tố IX thành IXa. Yếu tố IXa kết
hợp với Ca2+ và phospholipid mơ hoạt hóa yếu tố V thành Va. Yếu tố Va tạo
thrombokinase ngoại sinh [5].
Mối quan hệ giữa hai con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh
Hai con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh khơng tách biệt hồn tồn mà có
mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau [20]:
- Khi xảy ra một q trình đơng máu, đặc biệt là trong bệnh lý, cả hai con đường
đông máu đều được khởi động nếu có đủ điều kiện.
- Con đường đơng máu ngoại sinh có tác động khá mạnh lên con đường nội sinh
vì chúng đều hoạt hóa yếu tố IX và X.
- Hai con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh chỉ khác nhau ở thời kỳ đầu,
còn khi đã tạo ra được IXa và Xa thì khơng cịn khác nhau nữa.
6
Hình thành thrombin
Thrombokinase nội sinh và ngoại sinh tác động chuyển prothrombin thành
thrombin. Thrombin đóng vai trị quan trọng trong các phản ứng của q trình đơng
máu. Thrombin xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin, đồng thời cũng xúc tác chuyển
yếu tố XIII thành XIIIa giúp ổn định sợi huyết. Thrombin có tác dụng phản hồi để xúc
tác V thành Va, VIII thành VIIIa và X thành Xa nhờ đó mà mở rộng hoạt động đông máu
theo con đường nội sinh. Bên cạnh đó, thrombin cịn hoạt hóa được yếu tố VII thành
VIIa trong con đường đông máu ngoại sinh. Mặt khác, thrombin có tác dụng giới hạn sự
lan rộng của q trình đơng máu, hạn chế hoạt động của chính nó qua việc hoạt hóa
protein C (protein C hoạt hóa làm ức chế yếu tố Va và VIIIa từ đó gián tiếp kiểm soát sự
tạo ra Xa và thrombin) [16], [20].
Hình thành fibrin
Thrombin xúc tác thủy phân fibrinogen thành fibrinopeptid A và B, chính là các
fibrin monome. Với sự thay đổi về điện tích và xuất hiện các lực hút tĩnh điện, các fibrin
monome liên kết với nhau tạo thành fibrin polyme. Nhưng đây vẫn còn là liên kết chưa
bền vững. Yếu tố XIII được hoạt hóa bởi thrombin cùng ion Ca2+ giúp làm ổn định fibrin
polyme. Fibrin được ổn định có đặc tính cầm máu, có khả năng bịt vết thương ở thành
mạch làm ngưng chảy máu [16], [20].
1.1.2.4. Giai đoạn tiêu sợi huyết
Giai đoạn tiêu sợi huyết giúp làm tan fibrin và trả lại sự thơng thống cho mạch
máu
Hoạt hóa plasminogen (dạng khơng hoạt động) thành plasmin (dạng hoạt
động)
Bình thường trong máu lưu thơng, plasmin khơng được tạo ra. Khi fibrin của cục
máu đơng xuất hiện thì hiện tượng kích hoạt plasminogen xảy ra. Tất cả các chất hoạt
hóa plasminogen (t-PA, urokinase, streptokinase...) đều theo cơ chế cắt cấu trúc phân tử
plasminogen, trong đó t-PA là chất hoạt hóa plasminogen quan trọng nhất, nó thường
phát huy tác dụng sớm nhất và mạnh nhất [20].
Tác dụng của plasmin lên q trình tiêu fibrin
Plasmin làm phân hủy fibrin khơng hịa tan và tạo ra các sản phẩm thối hóa có
trọng lượng phân tử thấp, hòa tan. Sự phân hủy fibrin xảy ra nhiều giai đoạn: giai đoạn
sớm tạo ra các sản phẩm X và Y (X xuất hiện sớm nhất); giai đoạn muộn tạo ra các sản
phẩm D và E [20].
7
Hình 1.2. Sơ đồ giai đoạn tiêu sợi huyết [20]
1.1.3. Các thuốc tác dụng lên q trình đơng máu
1.1.3.1. Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu
Thuốc chống kết tập tiểu cầu được sử dụng trên lâm sàng bao gồm [3]:
-
Thuốc tác động lên thromboxan A2: aspirin;
-
Thuốc ức chế ADP: ticlopidi, clopidogrel;
-
Thuốc chống kết tập tiểu cầu loại ức chế receptor glycoprotein IIb/IIIa:
abciximab, eptifibatid, tirofiban;
-
Thuốc chống kết tập tiểu cầu loại ức chế phosphodiesterase: dipyridamol.
Aspirin
Aspirin ức chế enzym thromboxan synthetase, dẫn đến giảm tổng hợp
thromboxan A2 (thromboxan A2 có tác dụng làm kết tập tiểu cầu), do đó dẫn đến giảm
kết tập tiểu cầu. Bên cạnh đó, aspirin cịn acetyl hóa phần có hoạt tính của
cyclooxygenase, làm mất tác dụng của enzym này nên làm giảm tổng hợp thromboxan
A2 của tiểu cầu [5].
Clopidogrel
Clopidogrel là dẫn xuất của thienopyridin. Clopidogrel gắn vào thụ thể P2Y12
(receptor của ADP) có trên bề mặt tiểu cầu, từ đó bất hoạt thụ thể này và ức chế hoạt
hóa tiểu cầu gây ra bởi ADP. Do đó là giảm quá trình kết tập tiểu cầu. Clopidogrel là
tiền thuốc, khi được chuyển hóa qua hệ cytochrom P450 ở gan thì mới tạo thành dẫn
chất thiol có hoạt tính [3], [5].
8
1.1.3.2. Thuốc chống đơng
Dựa theo đường dùng thuốc có thể chia thuốc chống đông máu thành hai loại:
các thuốc chống đông đường tiêm và các thuốc chống đông đường uống.
Các thuốc chống đông đường tiêm:
- Heparin không phân đoạn;
- Heparin phân tử lượng thấp (enoxaparin, nadroparin, dalteparin, tinzaparin,
ardeparin);
- Các chất ức chế gián tiếp yếu tố Xa (fondaparinux).
Các thuốc chống đông đường uống:
-
Kháng vitamin K;
-
Chất ức chế trực tiếp yếu tố IIa (dabigatran);
-
Chất ức chế trực tiếp yếu tố Xa (apixaban, edoxaban, rivaroxaban).
Heparin
Heparin có tác dụng chống đơng máu cả in vivo và in vitro.
Heparin không phân đoạn
Heparin là một chất có nguồn gốc từ tế bào mast của tổ chức liên kết ở gan, phổi,
thận, tim và hạch bạch huyết. Bản chất heparin là một phân tử phức tạp gồm hơn 300
polysaccharid khác nhau, có trọng lượng phân tử 60000 – 100000 dalton. Trong huyết
tương có antithrombin III là một globulin làm mất hiệu lực của thrombin và của các yếu
tố IX, X, XI, XII đã hoạt hóa. Heparin tạo phức với antithrombin III, phức này thúc đẩy
mạnh phản ứng antithrombin-thrombin và cả phản ứng antithrombin với các yếu tố đông
máu kể trên gấp 1.000 lần so với khi khơng có mặt heparin [5], [29].
Heparin khơng phân đoạn có hiệu quả chống đơng nhanh (trong vịng vài phút),
thải trừ chủ yếu qua gan, khơng có dạng bào chế đường uống. Trong xét nghiệm, heparin
làm kéo dài thời gian chảy máu, thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin
hoạt hóa từng phần (APTT)…[5].
Heparin phân tử lượng thấp
Heparin phân tử lượng thấp được bào chế bằng cách khử polyme của heparin
không phân đoạn. Kết quả của quá trình khử polyme là các chuỗi mucopolysaccharid
ngắn, có trọng lượng phân tử trung bình 4000 - 5000 dalton. Mặc dù khác nhau về độ
dài chuỗi mucopolysaccharid so với heparin không phân đoạn, tất cả heparin phân tử
lượng thấp đều có một vùng có 5 phân tử đường đặc hiệu. Nhờ vùng này, heparin phân
tử lượng thấp có thể gắn với antithrombin III và gia tăng tốc độ hoạt tính. Heparin phân
tử lượng thấp có hoạt tính kháng Xa cao hơn nhiều so với hoạt tính kháng thrombin (với
tỷ lệ dao động từ 2 - 4 lần tùy theo thuốc), trong khi heparin không phân đoạn có hoạt
tính kháng cả Xa và thrombin. Bởi vậy tác dụng chống đông máu của heparin phân tử
9
lượng thấp giảm đi nhiều. Heparin phân tử lượng thấp khơng làm thay đổi nhiều thời
gian thromboplastin hoạt hóa từng phần [20], [29].
Thuốc chống đông kháng vitamin K
Thuốc chống đông kháng vitamin K gồm hai nhóm: dẫn xuất của 4-OH coumarin
và dẫn xuất của indandion. Các dẫn xuất coumarin và indandion có cấu trúc gần giống
vitamin K, do đó, chúng cạnh tranh kết hợp với enzyme vitamin K-epoxid-reductase và
vitamin K-reductase, qua đó ức chế sự chuyển vitamin K dạng oxy hóa thành vitamin K
dạng khử. Hậu quả của thiếu hụt vitamin K dạng khử là suy giảm phản ứng carboxyl
hóa phần acid glutamic của các tiền yếu tố đông máu II, VII, IX, X để hoạt hóa chúng.
Như vậy, thuốc chống đông kháng vitamin K ức chế tổng hợp dạng có hoạt tính của các
yếu tố đơng máu phụ thuộc vitamin K, từ đó có tác dụng chống đơng máu. Vì thuốc
chống đơng kháng vitamin K tác động trên các yếu tố đơng máu tại gan nên thuốc chỉ
có tác dụng in vivo [5], [20].
Các thuốc chống đông thế hệ mới
Các thuốc chống đông thế hệ mới gồm: Thuốc ức chế gián tiếp Xa (fondaparinux),
thuốc ức chế trực tiếp IIa (dabigatran), thuốc ức chế trực tiếp Xa (apixaban, edoxaban,
rivaroxaban, betrixaban, darexaban). Các thuốc đông máu thế hệ mới dùng được cả
đường tiêm và đường uống, tác dụng tiên đoán được, khơng phải kiểm sốt thời gian
đơng máu và có liều cố định [3], [29].
1.2.
Một số mơ hình gây đơng máu thực nghiệm
1.2.1. Mơ hình gây đơng máu bằng lipopolysaccharid
Lipopolysaccharid được tìm thấy ở vỏ của hầu hết các vi khuẩn gram âm, bao
gồm một phosphoglycolipid màng (lipid A) kị nước liên kết đồng hóa trị với một
heteropolysaccharid ưa nước. Lipopolysaccharid được biết đến như nội độc tố của vi
khuẩn [46].
Lipopolysaccharid gây đông máu thông qua con đường đông máu ngoại sinh và
nội sinh, tiêu thụ nguyên liệu của cả hai con đường, dẫn đến kéo dài cả PT và APTT
đồng thời tiêu thụ tiểu cầu và fibrinogen cho quá trình ngưng tập tiểu cầu và tạo cục máu
đông. Lipopolysaccharid gây suy giảm hoạt động ức chế đông máu do làm giảm chất
lượng và số lượng của các chất ức chế đông máu sinh lý như protein C, protein S... Bên
cạnh đó, lipopolysaccharid cịn làm giảm hoạt động tiêu sợi huyết. Vì vậy,
lipopolysaccharid sẽ gây giảm số lượng tiểu cầu và nồng độ fibrinogen, đồng thời kéo
dài PT và APTT trên động vật thực nghiệm. Trên thế giới và Việt Nam,
lipopolysaccharid thường được dùng để gây tình trạng tăng đơng trên động vật thực
nghiệm. Mơ hình được thực hiện bằng cách tiêm tĩnh mạch tai thỏ hoặc tĩnh mạch đuôi
chuột dung dịch lipopolysaccharid để gây đơng máu, nhóm đối chứng được tiêm dung
dịch NaCl 0,9%. Lấy máu sau khi tiêm 4 giờ để đánh giá các chỉ số nghiên cứu: số lượng
10
tiểu cầu, thời gian đông máu ngoại sinh, thời gian đơng máu nội sinh…[1], [11], [42],
[45].
1.2.2. Mơ hình gây đơng máu bằng thrombin
Thrombin đóng vai trị quan trọng trong q trình đơng máu, là xúc tác để chuyển
fibrinogen thành fibrin. Fibrin được tạo thành sẽ trùng hợp tạo thành mạng lưới fibrin
khơng hịa tan. Bên cạnh đó, thrombin cịn hoạt hố nhằm làm tăng tốc độ hình thành
chính nó, hoạt hóa yếu tố XIII để ổn định sợi huyết, hoạt hóa yếu tố VIII, V nhằm làm
gia tăng sự hình thành yếu tố Xa bằng cả con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh
[6]. Con đường đông máu ngoại sinh diễn ra có tính chất bùng nổ, trong khi con đường
nội sinh diễn ra với tốc độ chậm hơn nhiều. Thrombin gây đơng máu ồ ạt và nhanh
chóng, do vậy thrombin ảnh hưởng nhiều hơn đến con đường đông máu ngoại sinh [6].
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thrombin được sử dụng để tạo mơ hình đơng máu
trên động vật thí nghiệm như chuột hoặc thỏ [39], [25]. Theo nghiên cứu của Phạm Thị
Vân Anh và cộng sự, mơ hình đơng máu bằng thrombin được tiến hành bằng cách tiêm
tĩnh mạch rìa tai thỏ dung dịch thrombin với liều 15 UI/thỏ, tiêm chậm trong 3 phút để
gây đông máu. Lấy máu thỏ để theo dõi thời gian prothrombin, thời gian thromboplastin
từng phần hoạt hóa… tại các thời điểm khác nhau [1].
1.2.3. Mơ hình gây đơng máu bằng k-carrageenan
K-carrageenan là một mucopolysaccharide được phân lập từ thành tế bào của tảo
đỏ. K-carrageenan có thể gây viêm mạch máu cục bộ và tổn thương tế bào nội mô do
giải phóng các yếu tố gây viêm, dẫn đến hình thành huyết khối. Mơ hình đơng máu bằng
k-carrageenan được sử dụng rộng rãi để gây đông máu ở các loại động vật thực nghiệm
khác nhau như chuột và thỏ [27]. Trong nghiên cứu của Ning Ma và cộng sự, mơ hình
được thực hiện trên chuột nhắt bằng cách tiêm phúc mạc k-carrageenan liều 20 mg/kg
[37]. Một nghiên cứu của Majumdar Sourav và cộng sự lại gây mơ hình đơng máu bằng
cách tiêm tĩnh mạch đuôi chuột k-carrageenan với liều khác nhau từ 0,2-1,1 mg/kg chuột
[38].
1.2.4. Mơ hình gây đơng máu bằng FeCl3
Mơ hình gây đơng máu bằng FeCl3 dựa trên sự tổn thương tế bào nội mơ do oxy
hóa khử. Tuy nhiên cơ chế chính xác của huyết khối do FeCl3 gây ra vẫn chưa chắc
chắn. Mơ hình có thể được thực hiện trên động mạch cảnh và động mạch đùi, tĩnh mạch
cảnh, tiểu tĩnh mạch… ở nhiều loại động vật thí nghiệm khác nhau như chuột nhắt, chuột
cống hoặc thỏ. Động vật thực nghiệm được gây mê sau đó FeCl3 được đưa lên bề mặt
của một mạch nguyên vẹn, gây tổn thương thành mạch từ đó dẫn đến tạo huyết khối.
Mơ hình này đã được tiến hành thành cơng trong nhiều nghiên cứu trên thế giới và được
đánh giá có hiệu quả tốt, độ tin cậy cao [26], [35], [43].
11
1.3.
Tổng quan Đương quy Nhật Bản di thực
1.3.1. Vị trí phân loại
Đương quy Nhật Bản di thực được phân loại như sau:
Giới: Thực vật (Plantea)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Bộ: Hoa tán (Apiales)
Họ: Hoa tán (Apiaceae)
Chi: Đương quy (Angelica; L)
Tên khoa học: Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kit.
Tên khác: đông đương quy, đương quy mép dài.
Hình 1.3. Đương quy Nhật Bản
1.3.2. Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây Đương quy Nhật Bản là lồi thân thảo lớn, sống lâu năm, có chiều cao trung
bình từ 40 cm đến 80 cm, có thể cao tới 1 m [33]. Thân cây rắn chắc, có màu tía, gân
mỏng. Lá ở gốc và ở phần dưới thân có cuống dài 10-30 cm, gốc cuống lá phồng thành
bẹ dạng máng. Phiến lá phân thùy lông chim 1-2 lần 3 lá chét. Lá chét phân thùy hình
mác dạng trứng dài. Quả thn hẹp, kích thước 4-5 mm x 1-1,5 mm [51]. Cây có hoa
màu trắng từ tháng 3 đến tháng 8. Hoa lưỡng tính và được thụ phấn bởi cơn trùng. Nhân
giống được thực hiện từ hạt chín vào tháng 6 và tháng 7 [21]. Cây thường được trồng
bằng hạt trong dân gian. Đương quy Nhật Bản ưa khí hậu ẩm mát, vì vậy việc gieo hạt
và sinh trưởng của cây cần trùng với thời gian có nhiệt độ thấp trong năm. Thời gian
gieo hạt ở Việt Nam tốt nhất là đầu tháng 10 [17].
12
Bộ phận thường được dùng làm thuốc của Đương quy Nhật Bản là rễ [15]. Rễ
chính ngắn, mập dài 10 cm đến 20 cm, đường kính 2 cm trở lên, có nhiều rễ nhánh dài
15 cm đến 20 cm, đường kính 0,2 cm trở lên. Mặt ngồi màu nâu tối, có nhiều nếp nhăn
dọc, nhiều sẹo lồi nằm ngang là vết tích của rễ con. Mặt cắt ngang màu trắng ngà có vân
trịn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm hơi hắc, vị ngọt nhẹ [7].
Đương quy Nhật Bản là cây thuốc mọc hoang ở Nhật Bản, được được du nhập
vào Việt Nam từ năm 1996 và trồng ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai và xung quanh Hà
Nội [15].
1.3.3. Thành phần hóa học
Tinh dầu
Đương quy Nhật Bản chứa nhiều loại tinh dầu khác nhau, trong đó thành phần
chính là ligustilide và butylidenephthalide. Bên cạnh đó cịn có γ-terpinen, p-cymen, βmycren, β-ocimen, limonen, oxyd caryphyllen…[19], [31], [48].
Hình 1.4. Ligustilide
Hình 1.5. Butylidenephthalide
Coumarin
Coumarin trong Đương quy Nhật Bản bao gồm các coumarin đơn giản:
umbelliferon, scopoletin và các dẫn xuất của coumarin: xanhthotoxin, isoprimpinelin,
bergapten, bergaptol [19], [31], [44].
Acid hữu cơ
Đương quy Nhật Bản chứa các acid béo bão hòa như: pentadecanoic acid,
palmitic acid, stearic acid, behenic acid, lignoceric acid và acid béo không bão hịa như
oleic acid, linoleic acid, linolenic acid. Ngồi ra còn chứa các acid hữu cơ
khác: chlorogenic acid, ferulic acid, vanillic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid,
lactic acid, succinic acid, nicotinic acid…[19], [31], [34].
Saccharid
Thành phần saccharid chính trong Đương quy Nhật Bản là fructose. Bên cạnh đó
cịn có: glucose, sucrose, ribose, galactose, arabinose, lactose, maltose [34].
13
Amin
Thành phần amin trong Đương quy Nhật Bản gồm các acid amin thiết yếu:
isoleucine, valine, leucine, methionine, threonine, lysine, phenylalanine, histidine và các
acid amin không thiết yếu: glutamic acid, arginine, serine, glycine, alanine, proline,
tyrosine [34].
Vitamin: vitamin A, vitamin B12 [34].
Sterol: stigmasterol, β-sitosterol [10].
Polyacetylen: falcarinol, falcarindiol, falcarinolon [44].
Nguyên tố vi lượng: Ca, Fe, K, Mg, Mn, Cu, Na, Zn [34].
1.3.4. Tác dụng dược lý
a. Tác dụng đối với hệ tuần hoàn
Tác dụng ức chế đông máu: nghiên cứu của Lê Thị Kim Loan và cộng sự cho
thấy Đương quy Nhật Bản di thực có tác dụng ức chế hoạt hóa dịng máu, làm kéo dài
thời gian đông máu nội sinh, thời gian đông máu ngoại sinh và thời gian thrombin trong
máu người tình nguyện ở thử nghiệm in vitro. Đương quy Nhật Bản có thể thay thế
Đương quy Trung Quốc để sản xuất thuốc hoạt huyết [9].
Tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu: các mẫu thử cao nước, cao cồn 50%, cao
cồn 80%, dịch methanol tách từ cao cồn 80% của Đương quy Nhật Bản với các nồng độ
0,25%; 0,5%; 2% (tính theo dược liệu khơ) đều có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.
Nồng độ mẫu thử càng cao thì khả năng ức chế ngưng tập tiểu cầu càng mạnh. Dịch
chiết methanol tách từ cao cồn 80% có khả năng ức chế ngưng tập tiểu cầu mạnh nhất,
cao nước có tác dụng yếu nhất [12].
Tác dụng đến độ nhớt của máu: Đương quy Nhật Bản giúp làm giảm độ nhớt máu
rõ rệt. Một thí nghiệm trên 6 người gồm 3 nam, 3 nữ với độ tuổi trung bình là 27 tuổi
cho thấy sau khi uống Đương quy Nhật Bản thì sau 40 phút độ nhớt của máu giảm đi
đáng kể và kéo dài tới 180 phút [12].
Tác dụng hạ huyết áp: tinh dầu butylidenephthalide là chất chống co thắt được
tìm thấy trong Đương quy Nhật Bản. Thí nghiệm trên chuột cống cho thấy
butylidenephthalide có tác dụng hạ huyết áp đáng kể. Do đó, Đương quy Nhật Bản có
tác dụng làm giãn mạch vành và hạ huyết áp [32]. Một thí nghiệm trên thỏ với các mẫu
thử cao nước, cao cồn, dịch chloroform tách từ cao cồn 80%, cao ethanol + tinh dầu lá
của Đương quy Nhật Bản cho thấy hầu hết các mẫu thử đều có tác dụng giãn mạch tai
thỏ với mức độ khác nhau. Trong đó dịch chloroform tách từ cao cồn có tác dụng mạnh
nhất [12]. Nghiên cứu của Yusuke Watanabe và cộng sự cho thấy Đương quy Nhật Bản
làm giảm huyết áp tâm thu ở chuột tăng huyết áp tự phát [47].
14
Điều trị rối loạn lipid máu: I-Min Liu và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu chứng
minh Đương quy Nhật Bản có khả năng giảm tích tụ mỡ nội tạng và cải thiện tình trạng
tăng lipid máu ở chuột béo phì [36].
b. Tác dụng đối với hệ miễn dịch
Polysaccharid chiết xuất từ Đương quy Nhật Bản có tác dụng phục hồi đáp ứng
miễn dịch tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể, làm tăng phản ứng quá mẫn chậm với
kháng nguyên OA. Polysaccharid có khả năng kháng bổ thể, kích thích interferon, kích
thích phân bào. Phân đoạn có tác dụng mạnh nhất chứa nhiều arabinose [8], [12], [33],
[49].
c. Tác dụng đối với hệ nội tiết
Tác dụng hướng sinh dục nữ: nghiên cứu trên chuột cái cho thấy sterol chiết xuất
từ Đương quy Nhật Bản mà thành phần chính là β-sitosterol có tác dụng hướng sinh dục
nữ và kích thích nội tiết sinh dục nữ [12].
Tác dụng giảm đường máu: một nghiên cứu của Yusuke Watanabe và cộng sự
cho thấy Đương quy Nhật Bản giúp giảm đường máu, cải thiện tình trạng kháng insulin
ở chuột tăng huyết áp tự phát có chế độ ăn giàu chất béo [47].
d. Tác dụng đối với hệ thần kinh
Tác dụng giảm đau: falcarinol, falcarindiol, falcarinolon có trong Đương quy
Nhật Bản có tác dụng ức chế cảm thụ đau [12].
Tác dụng cải thiện trí nhớ: Izzettin Hatip-Al-Khatib và cộng sự đã có nghiên cứu
cho thấy Đương quy Nhật Bản có khả năng cải thiện chứng suy giảm trí nhớ, suy giảm
nhận thức do scopolamine gây ra ở chuột [28]. Một nghiên cứu khác của tác giả Ai
Nogami-Hara và cộng sự cũng chứng minh Đương quy Nhật Bản vừa làm tăng giải
phóng acetylcholin vừa cải thiện trí nhớ [40].
Tác dụng an thần: các phtalid của Đương quy Nhật Bản là ligustilid và
butylidenphtalid có tác dụng làm giảm mất ngủ, an thần kinh trung ương [12].
Tác dụng bảo vệ thần kinh: một nghiên cứu của Lê Thị Xoan và cộng sự đã cho
thấy tác dụng bảo vệ thần kinh của Đương quy Nhật Bản. Nghiên cứu thực hiện trên mơ
hình thiếu máu não cục bộ in vitro, sử dụng phương pháp gây thiếu hụt oxy và glucose
trên lát cắt hồi hải mã nuôi cấy. Kết quả cho thấy cao chiết Đương quy Nhật Bản liều 5
và 10 µg/mL làm giảm rõ rệt sự tổn thương tế bào thần kinh gây bởi thiếu máu não cục
bộ [13].
e. Tác dụng chống viêm
Một số nghiên cứu cho thấy ligustilide trong Đương quy Nhật Bản có thể phát
huy tác dụng chống viêm bằng cách điều chỉnh các con đường tín hiệu gây viêm [24],
15
[48], [50]. Không chỉ phần rễ mà cả thân và lá của Đương quy Nhật Bản cũng có khả
năng chống viêm [44]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tùng và cộng sự, các hợp
chất ligustilide, falcarindiol, bergaptol trong Đương quy Nhật Bản có khả năng chống
viêm nhờ ức chế các chất trung gian gây viêm, trong đó ligustilide có khả năng chống
viêm tốt hơn 2 hợp chất còn lại [44].
Trên mơ hình viêm đại tràng cấp tính ở chuột, dịch chiết Đương quy Nhật Bản
cho thấy có tác dụng làm giảm đáng kể các triệu chứng của viêm đại tràng như chán ăn,
sụt cân, tiêu chảy, phân có máu…Bên cạnh đó, các tổn thương mơ học cũng được cải
thiện [30].
f. Tác dụng chống lão hóa
Thành phần ligustilide trong Đương quy Nhật Bản ngăn chặn các phản ứng oxy
hóa gây ra do tia cực tím, giúp bảo vệ da dưới tác động của tia cực tím [48]. Theo Min
Ah Park và cộng sự, dịch chiết ethanol từ rễ cây Đương quy Nhật Bản có khả năng
chống oxy hóa, thúc đẩy tổng hợp collagen. Ngoài ra Đương quy Nhật Bản ức chế kích
hoạt Matrix Metalloproteinase-1 và Matrix Metalloproteinase-2 do tia cực tím gây ra.
Do vậy, Đương quy Nhật Bản có tiềm năng trong làm giảm và ngăn ngừa nếp nhăn trên
da do tia cực tím gây ra [41].
1.3.5. Ứng dụng trong y học cổ truyền của Đương quy
Trong y học cổ truyền, Đương quy là vị thuốc được dùng rất phổ biến. Đương
quy là thuốc đầu vị dùng chữa các bệnh phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, thống kinh,
chứng tắc kinh nguyệt, băng huyết; dùng chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, mất
ngủ, hồi hộp. Ngoài ra, Đương quy cũng được sử dụng: trị đau đầu, đau lưng; trị mụn
nhọt, ghẻ lở, chàm, mề đay; trị viêm xoang mãn tính, viêm họng mãn, viêm mũi mãn;
trị cảm mạo, cảm cúm; trị ung thư… Cây Đương quy Nhật Bản có giá trị dược liệu cao
hơn các loài Đương quy khác thuộc chi Angelica. Bộ rễ của cây được sử dụng lâu đời
trong việc phòng và chữa bệnh [14], [33].
16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Cao cồn Đương quy Nhật Bản (cao Angobin)
Mẫu nghiên cứu in vitro là cao cồn ethanol 80% của Đương quy Nhật Bản di thực
(cao Angobin), đạt tiêu chuẩn cơ sở.
Nguồn gốc: Viện Dược liệu Việt Nam.
Quy trình sản xuất cao Angobin được biểu diễn như sau:
Hình 2.1. Quy trình sản xuất cao cồn Đương quy Nhật Bản di thực (cao Angobin)
17
Viên Angobin
Mẫu nghiên cứu in vivo là thuốc Angobin đã được Cục Quản lý Dược cấp số đăng
ký lưu hành với SĐK: V55-H12-16.
Nguồn gốc: Viện Dược liệu Việt Nam.
Hình 2.2. Viên Angobin
Dạng bào chế: Viên nén bao đường.
Thành phần công thức viên được trình bày ở bảng 2.1:
Bảng 2.1. Thành phần của viên Angobin
STT
1
2
3
Hàm lượng
Thành phần
Cao Đương quy di thực
(Extract Angelica acutiloba)
Bột Đương quy di thực
0,13 g
0,14 g
(Radix Angelica acutiloba)
Tinh dầu lá Đương quy di thực
0,0013 g
(Oleum Angelica acutiloba)
Tá dược: bột talc, magnesi
carbonat, titan dioxyd,
4
hydroxypropylmethyl cellulose,
carboxymethyl cellulose, getlin,
đường.
18
Vừa đủ 1 viên 500 mg