ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
—----------------
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN: BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên
: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng
Họ và tên SV
: Trần Thị Phương Mai
Mã sinh viên
: 21031212
Ngành học
: QH-2021-X - QHCC
Hà Nội - 2022
Câu 1. Phân tích cơ chế tác động của truyền thơng, nêu ví dụ cụ thể để chứng
minh (5 điểm).
Truyền thông là một ngành nghề vô cùng năng động trong xã hội hiện đại ngày
nay đặc biệt khi nguồn thông tin luôn thay đổi và biến chuyển liên tục. Đây là lĩnh vực
đòi hỏi người thực hiện phải tiếp xúc nhiều với các kiểu môi trường xã hội, nắm bắt
được nhiều nguồn thơng tin đại chúng khác nhau. Đó cũng là lý do người làm truyền
thông phải luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội, cập nhật thơng tin liên tục
để có thể sáng tạo ra những sản phẩm truyền thơng có sức tác động đến cơng chúng
của mình. Cũng như bất kì ngành nghề, lĩnh vực khác thì truyền thơng cũng có quy
trình, cách thức hoạt động của riêng mình. Nói theo một cách khác là truyền thơng
cũng có một cơ chế tác động đặc trưng riêng. Chính vì vậy, trong q trình hoạt động
của người làm truyền thơng thì việc xác định và nắm rõ được cơ chế tác động của
truyền thông là vô cùng quan trọng.
“Cơ chế tác động của báo chí - truyền thông là một trong những vấn đề cơ bản
và bức thiết của lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại.” Chính vì vậy, đó là lý do tại
sao đây là một trong những vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn thiết thực cần được phân
tích làm rõ để giúp người làm báo chí - truyền thơng đưa ra những quyết định đúng
đắn.1 Đặc biệt là khi họ phải thực hiện các hoạt động liên quan đến các yếu tố, giai
đoạn của việc làm truyền thông như việc lựa chọn sự kiện, các vấn đề thông tin, sáng
tạo sản phẩm truyền thông, hay làm thế nào lựa chọn thời gian tác động đến dư luận
xã hội nhằm tạo hiệu ứng mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao nhất.
Chúng ta có thể hiểu cơ chế là một quá trình và cách thức diễn ra hay được
thực hiện của một hiện tượng xã hội. Tương tự như báo chí thì cơ chế tác động của
truyền thơng cũng có thể hiểu là q trình và cách thức tác động của truyền thông tới
ý thức quần chúng nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, điều chỉnh hành vi của công
chúng nhằm đạt được một mục đích nào đó. Khi bắt đầu tìm hiểu cơ chế tác động của
truyền thông đồng nghĩa với việc bắt đầu tìm hiểu về các yếu tố tham gia vào quá
Nguyễn Văn Dững (2011), “Cơ chế tác động của báo chí”, Báo chí truyền thơng hiện đại (từ hàn
lâm đến đời thường), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 88.
1
1
trình truyền thơng, mối liên quan chặt chẽ, sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giữa
các yếu tố ấy.
Điều đầu tiên phải nhắc đến khi bàn về cơ chế tác động của truyền thơng, đó
các yếu tố: thực tiễn, các sự kiện vấn đề xã hội, chủ thể truyền thơng (người làm
truyền thơng: nhà báo, phóng viên, nhân viên quan hệ công chúng,...), sản phẩm
truyền thông, kênh truyền thông (gồm các loại hình truyền thơng khác nhau như báo
in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình,...), cơng chúng (người tiếp nhận), thái độ,
hành vi và hiệu lực, hiệu quả. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cơ chế tác động của
truyền thơng qua mơ hình phác thảo chi tiết của hai tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ
Thị Thu Hằng như sau:
Mơ hình cơ chế tác động của truyền thơng đại chúng
Từ mơ hình trên, mỗi người làm truyền thông sẽ xác định được các yếu tố quan
trọng và then chốt cần phải tập trung khai thác và thực hiện các chiến dịch truyền
thơng của mình làm như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Bắt nguồn từ mong
muốn, nhu cầu của công chúng và mục đích truyền thơng, người làm truyền thơng sẽ
lựa chọn các sự kiện, vấn đề thực tế có sức ảnh hưởng để sáng tạo thông điệp, sản
2
phẩm truyền thơng phù hợp. Từ đó, thơng điệp và sản phẩm trên được mã hóa gửi tới
cơng chúng thơng qua các kênh truyền thông. Thông điệp và sản phẩm được mã hóa
và truyền đạt thơng qua các kênh truyền thông, tác động đến nhận thức của cộng đồng
xã hội, giúp nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, và quan trọng là thay đổi thái độ
và hành vi của cơng chúng - nhóm đối tượng mục tiêu mà nhà truyền thông nhắm tới.
Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão thì cơ chế tác động của
truyền thơng cũng có nhiều biến đổi. Truyền thơng hiện đại đã thay đổi dịng chảy một
chiều với thói quen tiếp nhận thông tin một cách thụ động của công chúng. Tác động
của truyền thông đại chúng ngày nay cũng không còn phù hợp khi ngày càng nhiều
các blog, website của các cá nhân được lập ra khiến xu hướng dòng chảy thông tin đa
chiều xuất hiện, tạo sự kết nối mới giữa công chúng và các tổ chức, doanh nghiệp,
người làm truyền thông. Giờ đây, công chúng cũng sẽ trở thành người cung cấp và
chia sẻ thơng tin. Ngồi ra, ngày nay, các tờ báo in hầu như đều đã có phiên bản điện
tử, các kênh thơng tin mà trước kia chúng ta chỉ có thể xem qua truyền hình đã xuất
hiện trên internet hoặc qua các ứng dụng trên điện thoại,… Các phương tiện truyền
thơng khơng cịn giới hạn trong phạm vi nhỏ trước đây mà mở rộng hơn với các
phương tiện mới. Chính vì vậy, các nhà truyền thơng đã và đang thay đổi cách thức và
q trình thực hiện truyền thơng của mình để có thể thực hiện tương tác đa chiều với
cơng chúng của mình nhằm thu hút được sự chú ý và dư luận xã hội để đạt được hiệu
quả truyền thông cao nhất.
Cơ chế tác động của truyền thông đối với quần chúng hiện nay là vơ cùng to
lớn. Để có thể hiểu rõ hơn về cơ chế tác động ấy, chúng ta sẽ đi tìm hiểu vụ việc bé
gái 3 tuổi vụ bé gái 3 tuổi bị 9 chiếc đinh găm vào hộp sọ nghi do bạo hành phải nhập
viện xảy ra mới gần đây vào ngày chiều 18/01/2022 đang được truyền thông đưa tin
rầm rộ.
Về mặt thực tiễn các vấn đề xã hội, đây là không phải lần đầu tiên vấn đề bạo
hành trẻ em được báo chí đưa tin và khiến cho dư luận xã hội phẫn nộ như vậy. Trong
năm 2021 vừa qua đã có rất nhiều trẻ nhỏ trở thành nạn nhân của bạo hành, thậm chí
có những em đã vĩnh viễn ra đi vì địn roi của người lớn. “Theo ghi nhận của VTV,
hơn 70% trẻ em dưới 15 tuổi từng bị gia đình kỷ luật bạo lực là con số đáng báo động
3
trong được công bố sau cuộc điều tra lớn nhất từ trước tới nay về tình hình của trẻ em
và phụ nữ tại Việt Nam với số lượng mẫu là 14.000 hộ gia đình trên 700 địa bàn thuộc
tất cả 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.”2 Những vụ việc trên luôn gây xôn xao trên mạng
xã hội nhưng vẫn xuất hiện liên tục, điển hình là mới chỉ trong tháng 1 năm 2022 đã
xuất hiện 2 vụ án bạo hành trẻ gây rúng động dư luận. Mặt khác chúng ta có thể thấy
được chính quyền, cơ quan chun mơn và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã
hội, đặc biệt là ở cấp địa phương, một số cơ sở chưa quan tâm, nhận thức và hiểu rõ về
công tác bảo vệ trẻ em; thực hiện chưa đầy đủ quy định của pháp luật, chính sách về
bảo vệ trẻ em, phịng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Và có lẽ đó cũng là lý do sự việc
đáng tiếc trên đã xảy ra với bé gái 3 tuổi ở huyện Thạch Thất, Hà Nội mà không được
điều tra làm rõ sớm hơn trong suốt thời gian qua.
Chủ thể truyền thông ở đây là các nhà báo, các phóng viên - những người đi
tìm kiếm sự thật, đi tìm chân tướng cho những bất công và điều đáng lên án trong xã
hội. Ngay sau khi nghe thông tin vụ việc, vào chiều ngày 18/01/2022, các nhà báo của
tờ Thanh Niên đã làm việc, trao đổi với một lãnh đạo Công an huyện Thạch Thất (Hà
Nội) để có được những thơng tin chính xác và mới nhất về vụ việc xảy ra với cháu bé.
Tại thời điểm đó, người làm báo đã thực hiện nhiệm vụ của mình là phản ánh đúng
thực tiễn, góp phần tiết lộ sự thật, định hướng dư luận quần chúng lên tiếng thể hiện rõ
thái độ cũng như hành động để ngăn cản những hành vi như thế diễn ra.
Không chỉ vậy, các tin tức liên quan đến vụ việc cũng được truyền tải tới công
chúng qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau qua các bài viết trên báo in, báo
điện tử, qua các bản tin truyền hình, phát thanh trên báo đài, ti vi. Từ những kênh
thông tin thời sự lớn nhất cả nước như VTV24h, VTV1, VTV3, VTV4,... đến những
trang báo điện tử như Vietnamnet, VOV.VN, Thanhnien.vn, VnExpress,... đều lần lượt
lên bài và đưa tin về vụ việc thương tâm này. Không chỉ vậy, các kênh thông tin trên
các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok,... cũng đăng tải những bài viết, video
lên án hành động của nghi phạm một cách gay gắt, tỏ rõ thái độ lên án sâu sắc. Cũng
2
Những vụ bạo hành trẻ em gây rúng động dư luận năm 2021,
< truy
cập ngày 20/01/2022.
4
nhờ đó mà người dân có được cái nhìn đa chiều từ các nguồn tin khác nhau, tiếp cận
nguồn thông tin chính xác một cách nhanh nhất, mới nhất và cập nhật liên tục.
Công chúng đến từ mọi vùng miền trên tổ quốc và thậm chí là những người dân
nước ngoài đều theo dõi tin tức cập nhật liên tục. Bởi vậy, dường như hầu hết tâm
trạng của họ ngay lúc này đều là sự bức xúc, tức giận, phẫn nộ và thương tâm trước vụ
việc trên. Những thương tích mà cháu bé mới chỉ có 3 tuổi phải chịu đựng khiến cho
tồn thể dư luận xã hội sục sơi, bàn luận và lên án ở mọi nơi. Thông qua phương tiện
truyền thông, dư luận biết đến vụ việc và cũng nhờ truyền thơng mà họ có thể nêu ra
quan điểm và phản ảnh và đóng góp những ý kiến riêng. Minh chứng là chúng ta có
thể nhìn thấy rất nhiều ý kiến khác nhau ngay khi lướt xem những phần bình luận bên
dưới các bài báo hay bản tin trên mạng xã hội, nhưng nhìn chung là có cùng một nội
dung lên án hành vi bạo hành của nghi phạm và mong cơ quan chức năng làm rõ vụ
việc trên càng sớm càng tốt.
Nhắc tới hiệu lực và hiệu quả truyền thơng về vụ việc trên, chúng ta có thể
nhận thấy ngay thông qua số lượng lớn các bài báo, các bản tin được đăng tải trong
suốt những ngày vừa qua. Các sản phẩm truyền thông liên quan đã đánh đúng vào tâm
lý của người xem, thu hút được sự chú ý của công chúng và dư luận xã hội. Đó là lý
do số lượng người tham gia tương tác, bình luận, chia sẻ thơng tin cũng tăng một cách
chóng mặt. Chỉ trong 48h vừa qua, người dân trên cả nước luôn dõi theo diễn biến của
vụ việc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và thể hiện mong muốn cơ
quan chức năng mau chóng làm rõ sự việc và sớm bắt giữ nghi phạm để đưa ra trước
pháp luật. Khơng chỉ vậy, vụ việc này cịn thu hút sự quan tâm và chia sẻ và lên tiếng
của lượng lớn các nghệ sĩ, người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng. Do đó, truyền thơng tạo
nên làn sóng thông tin dư luận vô cùng rộng lớn, phản ảnh rõ thực trạng vụ việc và
điều hướng công chúng theo hướng đúng đắn.
Và kết quả đạt được tính cho tới buổi chiều ngày 20/01/2022 đã tạm làm dư
luận xã hội yên lòng khi căn cứ tài liệu điều tra ban đầu và lời khai nhận của các đối
tượng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố
vụ án hình sự, lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ hình sự đối với đối tượng Nguyễn Trung
5
Huyên - nghi phạm của vụ việc về hành vi giết người, theo điều 123 Bộ luật Hình sự.3
Bên cạnh đó, vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ để đưa ra
những kết luận cuối cùng. Dù vậy, thông báo được đưa ra cũng đã phần nào giúp ổn
định dư luận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào các cơ quan chức năng của
Đảng và nhà nước trong việc xử lý các vi phạm và hành vi gây thương tích một cách
kịp thời, đặc biệt là bạo hành trẻ em. Cũng qua đây, truyền thông đã giúp công chúng
nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng của nạn bạo hành trẻ em, ý thức và trách nhiệm
hơn trong việc phát hiện và tố giác hành vi trên. Điều này được thể hiện rõ qua các
bản tin trên truyền hình, đặc biệt là bài đăng trên trang Facebook chính thức của Trung
tâm Tin tức VTV24 với lời kêu gọi mọi người hành động: “Tổng đài Quốc gia Bảo vệ
Trẻ em, với đầu số 111, hoạt động miễn phí 24/7 là một địa chỉ có thể tiếp cận trong
trường hợp cần tố giác hành vi bạo hành. Chỉ 1 cuộc gọi có thể bạn sẽ cứu 1 đời
người. Hãy lên tiếng để cho những vụ việc đau lịng như thời gian gần đây khơng cịn
lặp lại.”
Nói tóm lại, cơ chế tác động của truyền thơng có vai trị vơ cùng quan trọng.
Đặc biệt với người làm truyền thông, việc hiểu rõ và sâu sắc được cơ chế này sẽ giúp
cho họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi thực hiện các khâu, các giai đoạn
trong quá trình làm việc để tạo ra những sản phẩm truyền thông thu hút, đạt được hiệu
quả tốt nhất.
Vụ phát hiện 9 vật thể lạ trong sọ bé gái: Khởi tố kẻ sống với mẹ nạn nhân về hành vi giết người,
< truy cập ngày 20/01/2022.
3
6
Câu 2. Phân tích hiệu quả của truyền thơng qua nghiên cứu trường hợp cụ thể (5
điểm).
Nghiên cứu trường hợp
Báo Quân đội nhân dân đoạt giải B tại
Lễ trao Giải Báo chí tồn quốc về xây
dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần
thứ VI - năm 2021 với phóng sự ảnh:
“Chi bộ đặc biệt trong lịng đại dương”
của nhóm tác giả Nguyễn Tồn, Đắc
Thắng, Trọng Hải, Sóng Ngầm.
“Báo Qn đội nhân dân được biết đến là cơ quan của Quân ủy Trung ương và
Bộ Quốc phịng Việt Nam, là tiếng nói của lực lượng Vũ trang và Nhân dân Việt
Nam.”4 Chính vì vậy, mục đích truyền thơng chủ yếu của báo là tun truyền và góp
phần làm tốt vai trị định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đó là
lý do các tác phẩm báo chí của Báo Quân đội nhân dân luôn nhận được sự ủng hộ
và tin tưởng của nhân dân. Hiệu quả truyền thông của báo được thể hiện rõ ngay
trong lễ trao giải Búa liềm vàng lần thứ VI diễn ra vào 20h ngày 21/01/2022.
Nếu như vào thời điểm này năm 2020, Báo Quân Đội nhân dân đã đoạt giải
khuyến khích với tác phẩm “Ngọn lửa hồng” nơi biên ải của nhóm tác giả Phú Sơn,
Trọng Hài, Nguyễn Minh thì năm nay, báo đã có thành cơng hơn với giải B với
phóng sự ảnh “Chi bộ đặc biệt trong lịng đại dương” của nhóm tác giả Nguyễn Tồn,
Đắc Thắng, Trọng Hải, Sóng Ngầm. Trong khi năm ngối, các phóng viên báo Qn
đội đã khai thác và gửi tới bạn đọc những câu chuyện của các chiến sĩ bộ đội biên
phịng làm cơng tác kiểm soát cửa khẩu biên giới nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh
xâm nhập vào nước ta thì năm nay, những người làm báo đã đưa chúng ta tới với
Hà Vân, Thu Thủy. Báo Quân đội nhân dân Điện tử chuyển đổi số và vươn lên mạnh mẽ,
< />en-manh-me-136171>, truy cập ngày 21/01/2022.
4
7
những con người đang âm thầm làm việc dưới lòng đại dương - những cán bộ, chiến
sĩ của Lữ đoàn 189 (Quân chủng Hải quân).
Chỉ bằng các bức ảnh phóng sự được chụp lại đơn giản, không câu từ hoa
mỹ hay dài dịng, cùng với những chú thích đơn giản, các phóng viên đã giúp cho
bạn đọc phần nào hiểu được công việc cũng như sự quyết tâm, những nỗ lực ngày
đêm để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc của
những người lính khốc trên mình màu áo xanh hải quân.
Bằng cách lựa chọn sản phẩm truyền thơng là hình ảnh để truyền tải thơng
điệp, các phóng viên đã rất thành cơng khi tác động trực tiếp đến ý thức của người
đọc. Hình ảnh đã lột tả chân thực những công việc hằng ngày của các cán bộ,
chiến sĩ Lữ đoàn 189 từ việc thực hiện nhiệm vụ, công tác diễn tập chiến đấu, và
ngay cả những hoạt động đời sống sinh hoạt, rèn luyện hằng ngày. Dưới ống kính,
tất cả đều được phản ánh một cách chân thực nhất. Cũng từ đó, chúng ta hiểu
được những vất vả mà họ đang trải qua để góp phần gìn giữ chủ quyền biển đảo tổ
quốc. Với mỗi người dân, khi hiểu được điều này, họ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn
về những người lính hải quân, về tinh thần và ý chí sắt thép của người lính cụ Hồ
khơng ngại dãi nắng dầm mưa, ln hết lịng vì Tổ quốc. Chính lúc này, báo chí
truyền thơng đã đạt hiệu quả trong việc thay đổi được nhận thức cơng chúng, đặc
biệt là nhận thức chính trị.
Ngay sau khi thay đổi được nhận thức của công chúng thì truyền thơng
cũng sẽ góp phần thay đổi được thái độ và hành vi của công chúng. Điều thay đổi
ở đây là chúng ta sẽ biết trân trọng và biết ơn hơn những cống hiến thầm lặng của
“chị bộ đặc biệt trong lịng đại dương” nói riêng, các cán bộ, chiến sĩ, người lính
8
trên cả nước nói chung. Đặc biệt, đối với các bạn trẻ ngày nay thì việc có thêm
những góc nhìn mới chân thực sẽ giúp định hướng tư tưởng chính trị, phát triển
lòng yêu nước, yêu dân tộc và thái độ rõ ràng đối với chủ quyền biển đảo dân tộc.
Một phần hiệu quả truyền thơng của phóng sự ảnh trên đó là việc đã tác
động được và góp phần thay đổi hành vi của công chúng. Đây là hiệu quả thực tế
mà các sản phẩm truyền thông hướng tới. Sau khi xem xong phóng sự ảnh này,
bất cứ người dân Việt Nam yêu nước nào sẽ không bao giờ im lặng trước những
thơng tin bịa đặt, xun tạc, bóp méo sự thật về chủ quyền biển đảo của dân tộc,
sẵn sàng lên tiếng và hành động để bảo vệ lãnh thổ của đất nước. Chúng ta không
thể trực tiếp cầm súng chiến đấu như các chiến sĩ nhưng chúng ta có thể sử dụng
bàn phím để đấu tranh với những thế lực phản động luôn truyền bá thông tin sai
lệch.
Khi truyền thơng đạt được mục đích làm thay đổi được nhận thức, thái độ
và hành vi của công chúng cũng đồng nghĩa với việc truyền thông đạt được hiệu
quả cao. Và đây chính là lý do phóng sự ảnh “Chi bộ đặc biệt trong lịng đại
dương” của nhóm tác giả Nguyễn Tồn, Đắc Thắng, Trọng Hải, Sóng Ngầm đạt
được giải thưởng cao quý trong Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng
(Giải Búa liềm vàng) lần thứ VI năm 2021.
9
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Dững. “Cơ chế tác động của báo chí”, Báo chí truyền thơng hiện đại
(từ hàn lâm đến đời thường), Nxb ĐHQG Hà Nội, 2011.
2. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang. Cơ sở lý luận báo chí truyền
thơng, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2004 (tái bản 2007, 2011).
3. Tạ Ngọc Tấn. Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
4. Thành An, Tuấn Huy (2022). Lễ trao Giải Búa liềm vàng lần thứ VI - năm
2021.< />m-2021-684212>, truy cập ngày 21/01/2022.
5. Nguyễn Tồn, Đắc Thắng, Trọng Hải, Sóng Ngầm (2021). Chi bộ đặc biệt trong
lòng đại dương.
< />truy cập ngày 21/01/2022.
10