Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122 KB, 6 trang )
TRANH KHẮC GỖ - TÍNH CHUYÊN NGHIỆP HAY LÀ KHÔNG?
Tranh khắc gỗ là một chất liệu sáng tác đồ họa truyền thống của Việt Nam. Trước
kia, chúng ta có những phường thợ chuyên khắc tranh và những làng khắc tranh
mang tính chuyên môn hóa cao. Bây giờ những phường khắc tranh đó vẫn còn
nhưng chỉ là khắc dấu, con giống hoặc những khuôn hình do khách hàng đặt. Còn
các làng làm tranh truyền thống trước kia cũng đã chuyển mình, đối tượng phục vụ
chủ yếu là người nước ngoài, quy mô làm tranh cũng hẹp, họ chuyển sang làm
nghề mã nhiều hơn in tranh. Do vậy, số người làm tranh khắc gỗ ngày càng ít đi.
Đối với các họa sỹ hiện đại lựa chọn chất liệu khắc gỗ để sáng tác không phải đơn
giản cho đa số, cũng có thể để thử nghiệm, cũng có thể vì hứng thú hay vì thỉnh
thoảng mới làm theo tính thời cuộc. Nhưng rốt cuộc, số họa sỹ duy trì công việc
sáng tác trên chất liệu này vẫn chiếm thiểu số. Nếu tính đến số họa sỹ chuyên làm
tranh khắc có lẽ cũng chỉ tính trên đầu ngón tay, người làm tranh đen trắng càng ít.
Tranh khắc gỗ trở thành một chất liệu xa xỉ, vì gỗ để làm tranh bây giờ không dễ
kiếm, các họa sỹ chuyển sang dùng ván ép để khắc nhiều hơn, thời gian để làm ra
một tác phẩm lại lâu vì phải qua một công đoạn khắc mất nhiều thời gian và
khoảng thời gian cảm xúc có thể làm mất dần đi do phải chuyển tải qua nhiều công
đoạn từ việc làm phác thảo, đến việc chuyển phác thảo sang gỗ, rồi khắc, in. Điều
này cũng khiến cho việc sáng tác trên chất liệu này đã kén người lại càng hiếm
hơn.
Nếu so sánh số hội viên chuyên ngành đồ họa với chuyên ngành hội họa là 1/10, đủ
để thấy số người theo đuổi chất liệu đồ họa ít, trong số đó số họa sỹ gắn liền tên
tuổi mình với nghiệp tranh khắc có thể kể đến như họa sỹ Trần Nguyên Đán, Đỗ
Đức, Mai Khanh, Nguyễn Nghĩa Duyện, Trần Tuyết Mai Nhưng cũng đáng
mừng vì mấy năm gần đây, hội viên hội đồ họa đang trẻ hóa dần, họ ý thức trong
việc chuyên môn hóa chất liệu lựa chọn sáng tác và bắt đầu thể hiện tính chuyên
sâu của mình qua từng chất liệu như Nguyễn Nghĩa Phương, Lê Quốc Việt, Vũ
Đình Tuấn, Hoàng Minh Phúc, Lý Trần Quỳnh Giang Điều này cũng là những
dấu hiệu tốt cho lĩnh vực tranh khắc, báo hiệu những điều hay cho nghệ thuật đồ