LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Những kết luận khoa học của Luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn bào đảm
tính chính xác, trung thực, tin cậy.
TÁC GIẢ LUÂN VÀN
Nguyễn Duy Giáp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỲ NĂNG THU THẬP VÀ xử LÝ
THÔNG TIN, TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI.......................................... '............................ „......................................... 9
1.1. Khái quát chung vê tranh châp đât đai và giải quyêt tranh châp đât đai... 9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đất đai........................................ 9
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm giài quyết tranh chấp đất đai.......................... 11
1.2. Khái niệm, đặc điểm của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu liên quan
đến giải quyết tranh chấp đất đai.................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến giải
quyết tranh chấp đất đai.................................................................................. 13
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến giải
quyết tranh chấp đất đai................................................................................. 16
1.3. Vai trị của thu thập và xử lý thơng tin, tài liệu liên quan đến giải quyết
tranh chấp đất đai........................................................................................... 18
1.3.1. Vai trò của thu thập và xử lý thơng tin, tài liệu trong việc tư vấn, hướng
dẫn, hịa giãi tranh chấp đất đai...................................................................... 18
1.3.2. Vai trò của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tham mưu
giải quyết vụ việc............................................................................................ 19
1.4. Khái niệm, yêu cầu của kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu
trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai ..21
Kết luận Chương 1......................................................................................... 26
CHU ƠNG 2.................................................................................................... 28
KỸ NĂNG THU THẬP, xử LÝ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC TIẾP
CÔNG DÂN LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐÁT ĐAI
VÀ THƯC TIỄN THƯC HIÊN TAI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG............. 28
2.1. Kỳ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiêp công dân
liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai..................................................... 28
2.1.1. Kỹ năng tiếp công dân để thu thập thông tin, tài liệu........................... 28
2.1.2. Kỳ năng phân tích vụ việc tranh chấp đất đai..................................... 33
2.1.3. Kỳ năng thu thập, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan.................... 44
2.1.4. Kỹ năng áp dụng pháp luật.................................................................. 51
2.2. Thực tiễn thực hiện kỳ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong
công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành
phố Hải Phòng................................................................................................. 57
2.2.1. Những kết quả đạt được........................................................................ 57
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế.......................................................................... 59
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.............................................. 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 66
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 67
MỘT SỔ KIẾN NGHỊ TỪ THựC TIẾN THựC HIỆN KỸ NÀNG THU
THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC TIẾP DÂN LIÊN QUAN
ĐẾN GIẢI QUYÉT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ HẢI
PHỊNG........................................................................................................... 67
3.1. Hồn thiện các quy định pháp luật về thu thập và xử lý thông tin, tài liệu
trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai..... 67
3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ năng thu thập, xử lý
thông tin trong công tác tiếp dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 77
KẾT LUẬN CHUNG...................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 79
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết cùa đề tài
Trong những năm gần đây, tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số
lượng và phức tạp về tính chất, nhất là ở những địa phương, địa bàn đang đơ
thị hóa. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay là: Tranh chấp quyền
sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp
quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh chấp quyền sử dụng
đất và tài sân gắn liền với đất v.v...
Có nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến
tranh chấp đất đai nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau: Chính sách,
quy định pháp luật về đất đai thay đổi nhiều, việc quản lý đất đai đất đai cịn
nhiều thiếu sót, có giai đoạn, thời kỳ cịn bị buông long; việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất còn chậm; việc lấn chiếm đất đai chưa kịp thời ngăn
chặn, xử lý; đất đai ngày càng có giá trị và trở thành tài sản có giá trị cao.
Hiện nay, pháp luật về đất đai, tố tụng dân sự đã quy định về thẩm
quyền, trình tự giải quyết tranh chấp đất đai làm cơ sở pháp lý cho các cơ
quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết các tranh chấp đất đai có hiệu quả.
Tuy nhiên, một số quy định cịn thiếu tính cụ thể, chưa có hướng dẫn chi tiết,
vẫn cịn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giải quyết giữa ủy ban nhân dân và
Tòa án nhân dân trong việc giải quyết đất đai. Đồng thời, về phía người dân
vẫn còn tâm lý e ngại khi thực hiện việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa
án nhân dân nên trong một số trường hợp mặc dù đã được hướng dẫn, trả lời
nhưng vẫn cố tình gây sức ép để các cơ quan hành chính thực hiện việc giải
quyết các tranh chấp này.
Ở thành phố Hải Phòng, tranh chấp đất đai phát sinh ở hầu hết các
quận, huyện và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Hằng năm, các tranh chấp
đất đai chiếm khoảng 25% đến 30% trong tổng số các kiến nghị, phản ánh,
khiếu nại, tố cáo của công dân; một số quận, huyện có tốc độ đơ thị hóa cao
như Thủy Nguyên, Hải An, Lê Chân, An Dương, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến
Thụy thì tỉ lệ chiếm từ 35% đến 40%.
Công tác tiếp công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ
quan Nhà nước. Công tác tiếp công dân là thể hiện quan điểm “lẩy dân làm
gốc”, thực sự tôn trọng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đây
chính là mối quan hệ thiết thực để củng cố lòng tin của nhân dân với Đáng và
Nhà nước. Thông qua việc tiếp công dân, cơ quan Nhà nước sẽ thu thập được
những thông tin, tài liệu cần thiết hiểu được tâm tư nguyện vọng của công
dân; hướng dẫn công dân thực hiện các quyền cùa mình theo quy định pháp
luật và giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân theo
đúng thấm quyền và quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân.
Các tranh chấp đất đai rất đa dạng, việc giải quyết tranh chấp đất đai là
một trong những việc khó khăn, phức tạp trong các tranh chấp dân sự; do đó,
việc thu thập, xử lý thơng tin, tài liệu trong q trình tiếp cơng dân liên quan
đến giải quyết các tranh chấp đất đai rất quan trọng. Việc thu thập thơng tin,
tài liệu chính xác, đầy đủ cùng với việc xử lý các thơng tin đó khoa học,
khách quan sẽ góp phần cho cán bộ, cơng chức thực hiện cơng tác tiếp công
dân thường xuyên tại các cơ quan hành chính nhà nước và Tịa án nhân dân có
thể tư vấn, hướng dẫn công dân thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình;
thuyết phục, hịa giải giữa các bên có tranh chấp có hiệu quả; đồng thời, tham
mưu cho người có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm giải quyết tranh chấp đất đai thực hiện đúng thấm quyền,
quy định pháp luật hoặc ban hành các văn bản giải quyết theo đúng quy định
của pháp luật, tránh việc "hành chính hóa các quan hệ dân sự". Việc tiếp
2
nhận hô sơ, thu thập, xử lý thông tin, tài liệu trong q trình tiêp cơng dân liên
quan đến giải quyết các tranh chấp đất đai đòi hỏi cán bộ, công chức phải nắm
vừng quy định của pháp luật về đất đai, dân sự và tố tụng dân sự, từ đó xác
định được bản chất của tranh chấp là tranh chấp dân sự hay hành chính, thẩm
quyền tư pháp hay thẩm quyền hành chính, xác định được loại văn bản quy
phạm pháp luật có thể áp dụng.
Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện cho thấy kỹ năng của cán bộ, công
chức trong việc thu thập, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết
tranh chấp đất đai trong q trình tiếp cơng dân vẫn cịn nhiều hạn chế, bất
cập; do đó tơi lựa chọn đề tài: "Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu
trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại
thành pho Hải Phòng" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học (định
hướng ứng dụng) với mong muốn sẽ góp phần hồn thiện hơn nữa các kỳ
năng của cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên, quy
định của pháp luật hiện hành về vấn đề này; đồng thời, qua đó nhằm góp phần
phát hiện những tồn tại, hạn chế của pháp luật về giãi quyết tranh chấp đất
đai, tiếp cơng dân ... trong q trình thực thi ở Việt Nam và kiến nghị nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp đất đai và kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền và các cơ quan hành chính Nhà nước là đề
tài thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý và được công
bố hết sức đa dạng kể cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn. Cụ thể:
3
Hô Thị Song Quỳnh (2016), Kỹ năng giải quyêt tranh châp đât đai của
cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, Luận án Tiến sĩ, Viện Hàn lâm khoa học
xã hội Việt Nam.
Nguyễn Thị Hảo (2014), Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai,
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hoàng Liên Sơn (2015), Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân
dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mai Thị Tú Oanh (2013), Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp
đất đai bằng Tòa án ờ nước ta, Luận án Tiến sĩ, Viện Nhà nước và Pháp luật.
Các nghiên cứu trên đã phần nào làm rõ được về giải quyết tranh chấp
đất đai và kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai cả về khía cạnh lý luận và
thực tiễn tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các cơng trình đề cập trực tiếp đến kỹ năng thu thập và xử
lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết
tranh chấp đất đai của cán bộ, cơng chức và người có chức danh chủ yếu được
công bổ trong các tài liệu đào tạo tại Học viện Tòa án, Học viện Tư pháp và
Đại học Nội vụ, Trường Cán bộ Thanh tra như: Bộ Nội vụ (2019), Tài liệu bồi
dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và Tài liệu bồi dường lãnh đạo cấp Sớ,
ngành; Thanh tra Chính phủ (2019), Tài liệu bồi dưỡng Trường ban Tiếp cơng
dân; Học viện Tư pháp (2018), Giáo trình Kỳ năng chuyên sâu của Luật sư
trong việc giải quyết các vụ án dân sự; Liên đoàn Luật sư (2017), sồ tay Luật
sư. Có thể thấy rằng, các tài liệu được xây dựng theo định hướng đào tạo thực
hành, vì thế những nội dung được xây dựng để học viên áp dụng trong thực
tiễn và nâng cao kỳ năng trong thực thi nhiệm vụ công vụ.
4
Tuy vậy, chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện, sâu
sắc, mang tính hệ thống liên quan đến các khía cạnh pháp lý của hoạt động
thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến
giải quyết tranh chấp đất đai và chưa có cơng trình nào phân tích, luận giải về
kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên
quan đến giải quyết tranh chấp đất đai; qua đó làm rõ những yếu tố ành
hưởng, thực trạng thực hiện các kỳ năng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật,
thực hiện pháp luật từ thực tiễn thực hiện các kỳ năng này.
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu:
Đe tài nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của hoạt động thu thập và xử
lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết
tranh chấp đất đai nên có liên quan trực tiếp tới các quy định của Bộ luật Dân
sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Tiếp công dân năm 2013, Bộ luật
Tố tụng Dân sự năm 2015. Xét về thực tế, cán bộ, cơng chức tiếp cơng dân
cần có kiến thức chun sâu về pháp luật dân sự, đất đai và tổ tụng dân sự...
Công tác tiếp công dân liên quan giải quyết tranh chấp đất đai địi hỏi cán bộ,
cơng chức phải có kỳ năng thu thập, xử lý thơng tin để xác định bản chất
tranh chấp là tranh chấp dân sự hay hành chính; xác định pháp luật áp dụng
cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về lĩnh vực tư pháp dân sự
hay hành chính, từ đó mới có thể đưa ra ý kiến tư vấn, hướng dẫn, hòa giải
hoặc đề xuất giải quyết tranh chấp đất đai. Do vậy, nếu suy xét thấu đáo thì
đây là vấn đề thuộc chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự.
Trong khuôn khố luận văn thạc sĩ, phạm vi nghiên cứu luận văn thạc sĩ
được giới hạn trong các văn bản pháp luật hiện hành như: Hiến pháp năm
2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Tiếp công dân
năm 2013, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015...và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Nội dung luận văn giới hạn trong vấn đề lý luận về kỳ năng thu thập, xử
5
lý thông tin, tài liệu trong công tác tiêp công dân thường xuyên của cán bộ,
công chức tại các cơ quan hành chính và Tịa án nhân dân liên quan đến giải
quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giới hạn khảo
sát của luận văn là q trình áp dụng pháp luật về tiếp cơng dân, giải quyết
tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phịng.
Thơng qua việc nghiên cứu trong phạm vi được đề ra ở trên, tác giả
mong muốn cung cấp cho người đọc một cách tổng thể các quy định liên quan
đến công tác tiếp công dân trong giải quyết tranh chấp đất đai. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu thực trạng, tình hình tại thành phố Hải Phịng để có thề đánh giá
được việc áp dụng của các quy định pháp luật trong thực tế. Đồng thời, dựa
vào thực trạng đó để nghiên cứu về nguyên nhân của thực trạng và đưa ra
những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Đe có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận
văn phải giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản, khái quát về tranh
chấp đất đai; giải quyết tranh chấp đất đai; thu thập và xử lý thông tin, tài liệu
liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai và kỳ năng thu thập và xử lý thơng
tin, tài liệu.
Thứ hai, phân tích các kỹ năng của cán bộ, cơng chức cần có khi thực
hiện thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong tiếp công dân liên quan đến giải
quyết tranh chấp đất đai.
77ĩứ
đánh giá thực tiễn thực hiện các kỹ năng thu thập, xử lý thông
tin, tài liệu trong tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
6
Thứ tư, đê xuât một sô giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả thực hiệnkỹ
năng thu thập và xử lý thông tin tài liệu trong tiếp công dân liên quan đến giải
quyết tranh chấp đất đai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đe đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cún cơ bản sau:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sứ của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan
điểm, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, đặt các vấn đề liên
quan đến nội dung nghiên cứu trong mối liên hệ, quan hệ với nhau, không
nghiên cứu một cách riêng lẻ.
- Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải: Những phương pháp
này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các quy định của pháp luật.
- Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp
này được người viết vận dựng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp
luật hiện hành có hợp lý hay khơng, đồng thời nhìn nhận trong mối tương
quan so với quy định liên quan hoặc pháp luật của các nước khác.v.v...
- Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để
triến khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, đặc biệt
là các kiến nghị hoàn thiện. Cụ thể như trên cở sở đưa ra những kiến nghị
mang tính khái quát, súc tích người viết dùng phương pháp diễn dịch đề làm
rõ nội dung của kiến nghị đó.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thứ nhất, luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về kỳ năng thu
thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải
quyết tranh chấp đất đai; các kết quả nghiên cứu của luận văn có thế sử dụng
7
làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các cơ
quan, tố chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ mà đề tài
nghiên cứu.
Thứ hai, luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên tổng hợp, thống kê
và đánh giá những khuyết điểm, hạn chế của cán bộ, công chức trong việc
thực hiện kỳ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công
dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố Hải Phịng.
Thứ ba, luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên có định hướng kiến
nghị để nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác
tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố Hái
Phòng; một số kiến nghị, giải pháp của luận văn có giá trị tham khảo đối với
các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật trong q trình xây dựng, hồn
thiện và tố chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng.
7. Cơ cấu cũa luận văn
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 03 chương, cụ thể:
Chương 1: Khái quát chung về kỳ năng thu thập và xử lý thông tin, tài
liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai.
Chương 2: Kỳ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp
công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn thực hiện tại
thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Một số kiến nghị từ thực tiễn thực hiện kỳ năng thu thập, xử
lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết
tranh chấp đất đai tại thành phố Hải Phòng.
8
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG THU THẬP VÀ xử LÝ THÔNG
TIN, TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐÉN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐÁT ĐAI
1.1. Khái quát chung về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh
chấp đất đai
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đất đai
1.1.1.1 Khái niệm tranh chấp đất đai
Theo Từ điển tiếng Việt thì tranh chấp nói chung được hiểu là: “Tranh
chấp nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào ”. “Cái ” được
tranh giành khơng rõ thuộc về bên nào có thế là đối tượng nào đó được gọi là
đổi tượng tranh chấp. Như vậy, tranh chấp sẽ nảy sinh khi đối tượng tranh
chấp không rõ thuộc về bên nào và quá trình tranh chấp thể hiện mâu thuẫn,
xung đột giữa các chù thể với nhau được phát sinh trong đời sống xã hội - đó
chính là những tranh chấp.
Trong tranh chấp đất đai thi đối tượng tài săn mà các bên tranh chấp vói
nhau là đất đai. Luật Đất đai năm 2013 định nghĩa: “Tranh chấp đất đai là
tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên
trong quan hệ đất đai’’ [11, khoản 24 Điều 3], Vì vậy, đối tượng của tranh
chấp đất đai là các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; tức là trong quá
trình quản lý và sử dụng đất các quyền và nghĩa vụ của mình làm phát sinh
tranh chấp với người khấc; còn chù thể của tranh chấp đất đai có thể là giữa
các chữ thế sử dụng đất với nhau hoặc giữa người sử dụng đất với bất kỳ bên
thứ ba nào khác trong quan hệ đất đai.
Như vậy, có thể cho rằng: Tranh chấp đất đai là một vấn đề nảy sinh thê
hiện mâu thuẫn, bẩt đồng ý kiến của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
9
I.I.I.2. Đặc điêm của tranh châp đât đai
Quan hệ đất đai là một dạng đặc biệt của quan hệ dân sự nên bên cạnh
những đặc điểm chung của một tranh chấp dân sự, tranh chấp đất đai còn
mang những đặc điểm đặc trưng riêng khác với các tranh chấp dân sự, tranh
chấp lao động, tranh chấp kinh tế... Sự khác biệt đó thể hiện ở những điểm
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp đất đai chỉ có thể là chủ thể cùa
quyền quản lý và quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở
hữu đất đai. Quyền sừ dụng đất cùa các chủ thể được xác lập dựa trên quyết
định giao đất, cho thuê đất cùa Nhà nước hoặc được Nhà nước cho phép nhận
chuyển nhượng từ các chữ thể khác hoặc được Nhà nước thừa nhận quyền sử
dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đang sử dụng. Như vậy, chủ thể của
tranh chấp đất đai là các tồ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là
người quản lý hoặc người sử dụng đất.
Thứ hai, nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp. Hoạt
động quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng,
phong phú với việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích,
nhu cầu sử dụng khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, việc quăn lý và sử
dụng đất không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tư liệu sản xuất.
Đất đai đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị thương mại, giá đất
lại biến động theo quy luật cung cầu trên thị trường, nên việc quản lý và sử
dụng nó khơng đơn thuần chỉ là việc khai thác giá trị sử dụng mà còn bao
gồm cà giá trị sinh lời của đất (thông qua các hành vi kinh doanh quyền sử
dụng đất). Tất nhiên, khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức
tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử dụng
đất đai cũng trở nên gay gắt và trầm trọng hơn.
10
Thứ ba, tranh châp đât đai phát sinh gây hậu quả xâu vê nhiêu mặt như:
Có thể gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn
kết trong nội bộ nhân dân, phá vỡ trật tự quản lý đất đai, gây đình trệ sản xuất,
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích khơng những của bản thân các bên tranh chấp
mà còn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Thứ tư, đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử
dụng đất và nhũng lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc
biệt không thuộc quyền sở hùn của các bên tranh chấp mà thuộc quyền sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp đất đai
1.1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết mâu thuẫn, bất đồng ý kiến
của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai khi họ cho rằng quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Theo Giáo trình Luật Đất đai của
Trường Đại học Luật Hà Nội: "... Việc giải quyết tranh chap đất đai là tìm ra
giải pháp đủng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những hất đồng,
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. ” [25]. Như vậy, giải quyết tranh chấp đất
đai, với ý nghĩa làm một nội dung của quản lý Nhà nước đối với đất đai, là
hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tìm ra các giải
pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, giải qyết các mâu thuẫn giữa các bên,
khôi phục lại quyền lợi bị xâm hại; đồng thời xử lý đối với các hành vi vi
phạm pháp luật về đất đai.
Với cách hiểu như vậy thì giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giải
pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật để giãi quyết bất đồng, mâu thuẫn của các
chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
11
Tuy nhiên, một sô nhà khoa học pháp lý cho răng giải quyêt tranh châp
đất đai là giải quyết vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai với mục đích là giải
quyết những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào
quan hệ đất đai. Vì vậy, giải quyết tranh chấp đất đai thực chất là giải quyết
vấn đề mà các bên tranh chấp tạo ra, trong đó chủ thể phải sử dụng các thao
tác, yêu cầu, quy trình của giải quyết vấn đề đe giải quyết vấn đề liên quan
đến lĩnh vực đất đai.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm giải quyết tranh chấp
đất đai như sau:
Giải quyêt tranh chãp đât đai là tô họp các hành động tư duy và hành
động thực tiễn đê tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải
quyết hất đồng mâu thuần của các chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai.
1.1.2.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai
+ Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Để giải quyết một tranh chấp, các chủ thể có thể sừ dụng nhiều
biện pháp như tự thương lượng, thỏa thuận với nhau; đồng thời đề cao hịa
giải, huy động đồn thể địa phương tham gia trong giải quyết tranh chấp đất
đai. Pháp luật đất đai không quan tâm cách thức họ thởa thuận, hòa giải thế
nào, thương lượng ra sao mà chỉ đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động
giải quyết tranh chấp khi có sự tham gia của cơ quan nhà nước vào việc giải
quyết đó mà thơi. Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước với tự
do ý chí, tự do định đoạt của các chủ thế và Nhà nước sẽ cung cấp một công
cụ giải quyết tranh chấp cho họ nếu như họ không có được sự thống nhất.
+ Đổi tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là tranh chấp đất đai,
trong đó các đương sự yêu cầu cơ quan nhà nước xác định rõ những quyền và
nghĩa vụ của các bên đối với khu đất đang bị tranh chấp. Hệ quả pháp lý của
12
việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ
đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
+ Việc giải quyết tranh chấp đất đai gặp nhiều khó khăn do các quy
định về đất đai chưa đày đủ, đồng bộ, không cụ thể, rõ ràng và chưa theo kịp
với thực tiễn nên khi áp dụng để giải quyết, các cơ quan, tổ chức gặp nhiều
vướng mắc, thậm trí khơng biết giải quyết như thế nào. Ngồi ra, do nhận
thức của người dân về chính sách pháp luật đất đai còn hạn chế và do đất đai
ngày càng có giá trị nên tranh chấp đất đai không chỉ xáy ra giữa người dân
với nhau mà ngày càng gia tăng trong gia đình, gia tộc.
+ Việc xác minh các thông tin về đất đai để giải quyết tranh chấp đất
đai vô cùng phức tạp, tốn nhiều thời gian do hồ sơ địa chính, trích lục khơng
đồng bộ, lâu đời, thiếu nhiều thông tin, tài liệu.
+ Giãi quyết tranh chấp đất đai còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác,
như: nhà, cơng trình xây dựng... trên đất và còn áp dụng phong tục tập quán,
hương ước, quy ước, tập tục địa phương; do đó địi hỏi cán bộ, công chức cần
nắm vững các quy định pháp luật, cần phải hiểu phong tục, tập quán địa
phương để có phương án giải quyết thỏa đáng.
+ Đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết tranh chấp đất đai cịn thiếu,
trình độ, năng lực còn hạn chế do chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu
về giải quyết tranh chấp đất đai.
1.2. Khái niệm, đặc điểm của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu
liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thu thập thông tin, tài liệu liên quan
đến giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.1.1. Khái niệm về thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến giải
quyết tranh chap đất đai:
13
Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đên giải quyêt tranh châp đât đai
là quá trình tập hợp các thơng tin, tài liệu theo nhũng tiêu chí nhất định nhằm
làm rõ những vấn đề, nội dung quan hệ pháp luật về đất đai đang có tranh
chấp; đồng thời thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp
đất đai cịn là q trình xác định nhu cầu, nguồn thông tin, tài liệu, thực hiện
tập họp thông tin, tài liệu theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu giải quyết dứt
điềm tranh chấp đất đai theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của cơng dân.
Khi có tranh chấp đất đai, Luật Đất đai năm 2013 quy định cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là ủy ban nhân dân và Tịa
án nhân dân. Do đó, khi cơng dân có u cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì
các cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, cơng chức có trách nhiệm thu thập thơng
tin, tài liệu liên quan đến vụ việc và căn cứ các quy định của pháp luật dân sự,
pháp luật đất đai để xác định xem tranh chấp đất đai đó có thuộc thẩm quyền
giải quyết hay khơng, nếu thuộc thẩm quyền thì thụ lý giải quyết để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân có u cầu; nếu khơng thuộc thấm
quyền thì tư vấn, hướng dẫn cơng dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải
quyết. Riêng đối với ủy ban nhân dân cấp xã thì việc thu thập thơng tin, tài
liệu liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai còn đế thực hiện việc hòa giải
tranh chấp đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Như vậy, có thể hiểu: Thu thập thơng tin, tài liệu liên quan đến giãi
quyết tranh chap đất đai là hoạt động theo quy định pháp luật, trong đó các
cơ quan, tô chức, đon vị, các cán bộ, công chức, người có chức danh thực
hiện việc tiếp nhận các thơng tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc, từ đó căn
cứ vào các quy phạm pháp luật dân sự, đất đai và các quy phạm pháp luật
khác để thực hiện việc hòa giải, thụ lý giải quyết hoặc tư vấn, hướng dẫn
14
cơng dân nhăm bảo vệ qun và lợi ích hợp pháp của cơng dân, góp phân giữ
vững ơn định định, trật tự, an toàn xã hội.
1.2.1.2. Đặc điêm của thu thập thông tin, tài liệu liên quan đên giãi
quyết tranh chấp đất đai:
Thứ nhất, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp
đất đai là hoạt động có mục đích. Mục đích ở đây là xác định nội dung vụ
việc, yêu cầu của người có tranh chấp đất đai để tư vấn, hướng dẫn cho người
có yêu cầu; thực hiện việc hòa giải giữa các bên có tranh chấp; tham mưu, đề
xuất cho người có thẩm quyền biện pháp, phương án giải quyết theo quy định.
Thứ hai, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đên giải qut tranh châp
đất đai có tính đa dạng về phương pháp, cách thức; có thể tìm kiếm từ các
nguồn, kênh thông tin, tài liệu khác nhau. Để giải quyết một vụ án tranh chấp
về đất đai, cần phải thu thập thông tin, tài liệu về các vấn đề sau: Nguồn gốc
đất; quá trình sử dụng đất; việc kê khai, đăng ký đất tranh chấp qua các thời
kỳ; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ... Do đó, có nhiều phương
án, cách thức, nguồn, kênh để thực hiện thu thập thông tin, tài liệu như: Trực
tiếp từ các bên có tranh chấp; người sống lân cận, lâu năm gần đất tranh chấp
nhất là nhũng người lớn tuối còn minh mẫn nơi cỏ đất tranh chấp tại thòi
điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tại thời điểm xảy ra tranh
chấp quyền sử dụng đất; công chức địa chính tại thời điểm cấp giấy chứng
nhận; người khai hoang, phục hóa, người tặng cho, chuyển nhưọng, trao đổi,
nếu người đồng thừa kế...; các cơ quan, đơn vị, tổ chức lưu giữ các thông tin,
tài liệu về đất đai (Văn phòng Đăng ký đất đai, cơ quan Tài nguyên và Mơi
trường cấp huyện, cấp tình, ủy ban nhân dân cấp xã ...).
Thứ ba, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp
đất đai là quá trình liên tục nhằm bổ sung, hồn chỉnh thơng tin, tài liệu cần
15
thiêt phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tô chức có thâm qun, cán bộ, cơng
chức được giao nhiệm vụ và chịu tác động của nhiều nhân tố về kỳ năng thu
thập thông tin, tài liệu; kỳ năng sử dụng các phương pháp, cách thức thu thập
thông tin, tài liệu. Đối với cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, cá nhân liên
quan đến giải quyết tranh chấp đất thì việc thu thập thơng tin, tài liệu là một
khâu trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai và gắn với yếu tố đàu vào
của cơ quan, tổ chức. Thu thập thông tin, tài liệu không tách rời quá trình xử
lý thơng tin, tài liệu nhằm đảm bảo thơng tin, tài liệu cho hoạt động của cơ
quan, tổ chức.
1.2.2. Khái niệm, đặc điễm của xử lý thông tin, tài liệu liên quan
đến giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.2.1. Khái niệm về xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết
tranh chấp đất đai:
Thông tin, tài liệu thu thập được tuy là rất quan trọng, nhưng không
phải mọi vấn đề cần biết hay cần làm sáng tỏ đều có sằn từ những thơng tin,
tài liệu đã thu thập được. Theo đó, thơng tin, tài liệu cần phải thực hiện qua
một bước nữa trước khi đưa ra quyết định quản lý là xử lý thông tin, tài
liệu. Thông qua xử lý thông tin, tài liệu giúp cán bộ, công chức lựa chọn được
thông tin đảm bảo yêu cầu đầy đủ, chính xác, cập nhật, đồng bộ và từ đó có
điều kiện để giải quyết cơng việc tốt nhất.
Theo Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo cấp Sở, ngành của Bộ Nội vụ: “Xử lý
thơng tin là hoạt động phân tích, phân loại thông tin theo các nguyên tắc và
phương pháp nhất định, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp giải quyết cơng
việc; là q trình đối chiểu, chọn lọc, chình lý, biên tập thơng tin theo mục
đích, u cầu nhất định; là việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu có được theo
16
yêu câu, tiêu chí cụ thê một cách khoa học, chính xác, khách quan nhăm cung
cấp những cơ sở đê xem xét, giải quyết một vấn đề. ” [23, tr 192],
Từ phân tích ở trên có thể khái niệm xử lý thông tin, tài liệu liên quan
đến giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Xử lý thông tin, tài liệu liền quan đến giải quyết tranh chấp đất đai là
việc cán bộ, công chức căn cứ các thông tin, tài liệu thu thập được sắp xếp,
phân tích, phân loại, đối chiếu, chọn lọc, chinh lý, biên tập theo các nguyên
tắc, phương pháp, mục đích, yêu cầu, tiêu chí nhất định một cách khoa học,
chính xác, khách quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quá sử dụng thông
tin, tài liệu, cung cấp các cơ sở thực tiễn, pháp lý để xem xét, đưa ra các biện
pháp, phương án giải quyết vụ việc.
I.2.2.2. Đặc điểm của xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết
tranh chấp đất đai:
Thứ nhất, xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp
đất đai là hoạt động theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Các
cơ quan Nhà nước, các cán bộ, công chức, các cá nhân và các bên liên quan
thực hiện việc xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp đất
đai phải tuân thủ các quy định pháp luật, góp phần tạo ra những phương án,
quyết định đúng đắn để giải quyết vụ việc đang có tranh chấp.
Thứ hai, xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp đất
đai tạo ra những thông tin, tài liệu mới mới hoặc bố sung những thông tin, tài
liệu mà trước đó chưa biết đến. Cụ thế: Thơng qua q trình xử lý thơng tin,
tài liệu các vụ việc giãi quyết tranh chấp đất đai, cơ quan quản lý Nhà nước có
thể tìm thấy các thơng tin, tài liệu của các bên liên quan đang quản lý, lưu trữ
nhưng các cơ quan quàn lý Nhà nước đã thất lạc hoặc chưa biết đến như sổ
17
Mục kê, Sơ Kiên điên, Sơ Địa chính, Bản đơ giải thửa và các loại Giây tờ
khác theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.V.V...
Thứ ba, chất lượng xừ lý thơng tin, tài liệu có thế bị tác động nhiều yếu
tố như trình độ, sự nhạy bén trong phân tích, thái độ khách quan. Các cán bộ,
công chức, cá nhân có trình độ có chun mơn cao thì việc xử lý thơng tin, tài
liệu chính xác, đầy đủ, tồn diện và ngược lại thì việc phân tích, đánh giá
thơng tin tài liệu sẽ chính xác; cá biệt có trường hợp việc phân tích, nhận định
khơng khách quan, chỉ tập trung đánh giá, phân tích, xử lý thơng tin, tài liệu
có lợi cho một bên đang có tranh chấp.
1.3. Vai trị của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến
giải quyết tranh chấp đất đai
1.3.1. Vai trò của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong việc tư
vấn, hướng dẫn, hòa giải tranh chấp đất đai
1.3.1.1. Trong tư vấn, hướng dẫn cho công dân thực hiện việc giải
quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật
Tư vấn, hướng dẫn cho công dân liên quan đến tranh chấp đất đai là
hoạt động cùa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, thường được giao cho cán bộ,
cơng chức và những người có chức danh như Thẩm phán, Thư ký, Luật sư...
Việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình nhận
diện đúng, đầy đủ bối cảnh tồn tại, các yếu tố tác động đến vụ việc, nhận diện
đúng đối tượng, các bên có tranh chấp và thẩm quyền giải quyết tranh chấp
đất đai; từ đó sẽ giúp cán bộ, cơng chức, người có chức danh đưa ra những
biện pháp, phương án đúng đắn, chính xác để tư vấn, hướng dẫn các bên có
tranh chấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định pháp
luật như: Thực hiện việc nộp đơn giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan
hành chính Nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh
18
châp đât đai tại Tịa án nhân dân có thâm quyên; đê nghị Uy ban nhân dân câp
xã thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật...
1.3.1.2, Trong hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật
Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp pháp lý giải quyết các tranh
chấp đất đai; theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trị trung gian trong việc giúp
các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích họp cho việc giải quyết
các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất và thượng
lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình.
Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đẩt đai thơng qua hịa giải cơ sớ.
2. Tranh chấp đất đại mà các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì
gửi đơn đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp để hòa giải. ” [11,
khoản 1, 2 Điều 202]
Do vậy, việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu có vai trị quan trọng
đế hịa giải viên, cán bộ, cơng chức và người có chức danh nắm rõ nội dung
vụ việc, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xung đột, mâu thuẫn tranh chấp về đất
đai; tìm hiểu, nghiên cứu các quy định pháp luật để hướng dẫn, giúp đỡ,
thuyết phục các bên đang có tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải
quyết với nhau những tranh chấp nhằm phát huy những tình cảm, đạo lý tốt
đẹp trong gia đình và cộng đồng.
1.3.2. Vai trị của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác
tham mưu giải quyết vụ việc
Trong Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng của Bộ Nội vụ có
nêu rõ: “Thu thập và xử lý thơng tin, tài liệu khơng chỉ là bước quan trọng mà
cịn là khâu xuyên suốt quá trĩnh thực hiện công tác tham mưu của cơ quan,
19
cán bộ, công chức làm công tác tham mun. Thông tin, tài liệu mà cơ quan,
cán bộ, công chức làm câng tác tham mưu sử dụng đê phục vụ lãnh đạo là
loại thông tin, tài liệu đã qua xử lý, tống hợp và đảm bảo chất lượng. Bản
thân người lãnh đạo dù có tài năng đến mấy cũng khơng thể hiểu hết mọi vẩn
đề và nhất là không thê tự mình giải quyết, xử lý được mọi việc” [23, trl92]
Thu thập và xử lý thơng tin, tài liệu nói chung và trong giải quyết tranh
chấp đất đai nói riêng có vai trị quan trọng, cần thiết trong cơng tác tham
mưu cho người có thẩm quyền giãi quyết; cụ thể như sau:
Thứ nhất, cung cấp cho người có thẩm quyền giải quyết được bức tranh
toàn cảnh của vụ việc tranh chấp đất đai như: Nội dung vụ việc, mâu thuẫn,
nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai, quá trình giải quyết của các cơ quan
liên quan, dự báo diễn biến tình hình vụ việc.v.v...
Thứ hai, đề xuất các biện pháp, phương án giải quyết vụ việc và các
quy định pháp luật cần áp dụng đảm bảo tính đúng đắn, tính khả thi và hiệu
quả của các biện pháp, phương án giải quyết vụ việc như thực hiện hòa giải
tranh chấp đất đai, hướng dẫn cơng dân đến cơ quan có thẩm quyền giải
quyết, thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai.v.v...
Thứ ba, thơng qua q trình giải quyết vụ việc đưa ra các nhận xét,
đánh giá những tồn tại, hạn chế đối với quá trình giải quyết vụ việc tại cơ
quan, tổ chức mình và các cơ quan, tổ chức khác, từ đó kiến nghị cho người
có thẩm quyền các biện pháp, giãi pháp chấn chỉnh công tác giải quyết tranh
chấp đất đai tại cơ quan, tổ chức và địa phương nhằm khắc phục những tồn
tại, hạn chế.
20
1.4. Khái niệm, yêu câu của kỹ năng thu thập và xử lý thông tin,
tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh
chấp đất đai
1.4.1. Khái niệm kỹ năng thu thập thông tin, tài liệu trong công tác
tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai
Kỹ năng là một vấn đề luôn được các nhà khoa học quan tâm bởi giá trị
vận dụng thực tiễn cũa kỹ năng trong cuộc sống.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “Kỹ năng là khả năng vận dụng những
kiến thức thu nhận được vào thực tế" [31, tr934]. Ngoài ra, theo tác giả Vũ
Dũng, kỳ năng “là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức
hành động đã được chủ thê lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng’’
[32], Còn theo Thái Duy Tuyên, kỹ năng “là sự ứng dụng kiến thức trong
hoạt động" [33]. Mặc dù có những nhận định khác nhau về mặt thuật ngữ,
nhưng chung nhất, kỹ năng được hiểu là năng lực thực hiện một hành động
hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức,
cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra. Tùy vào từng lĩnh
vực mà chủ thế có thẩm quyền từ khả năng của mình sẽ áp dụng những tri
thức cũng như biện pháp, phương pháp khác nhau để có thể đạt được mục
đích cùa hoạt động cụ thể.
Từ những phân tích về kỳ năng ở trên ở trên và khái niệm thu thập
thông tin tài liệu tại mục 1.2.1.2 của luận văn, có thế đưa ra khái niệm về kỹ
năng thu thập thông tin, tài liệu như sau:
Kỹ năng thu thập thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên
quan đến giải quyết tranh chap đất đai là khả năng, năng lực vận dụng hiểu
biết, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm của cán bộ, công chức đê tiến hành các
hiện pháp, phương án dựa theo quy định của pháp luật đê tập hợp các thông
tin, tài liệu liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai đê xây đựng, hoàn thiện
21
hồ sơ, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, xử lý thông tin, tài liệu nhằm xác định
sự thật khách quan của vụ việc đê tư vẩn, hướng dẫn công dân và đề xuất thụ
lý giải quyết đủng theo quy định của pháp luật.
1.4.2. Khái niệm kỹ năng xử lý thơng tìn, tài liệu trong cơng tác tiếp
cơng dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai
Việc thu thập thơng tin, tài liệu một cách đây đủ, chính xác và đúng
pháp luật là tiền đề để xử lý thông tin, tài liệu đúng đắn, khách quan và tồn
diện. Vì vậy, xử lý thơng tin, tài liệu có vai trị rất quan trọng quyết định đến
kết quả tiếp công dân và đề xuất giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai.
khái niệm.’ “xử lý thông tin, tài liệu” và “kỹ năng xử lý thông tin, tài liệu
Dựa vào những phân tích về khái niệm “kỹ năng” được trình bày ở
mục 1.4.1 và khái niệm “xử lỷ thông tin, tài liệu” tại mục 1.2.2.1 có thể xây
dựng khái niệm kỳ năng xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân
liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Kỹ năng xử lý thông tin, tài liêu của cán bộ, công chức là năng lực, khả
năng vận dụng hiêu biết, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm của cán bộ, công
chức đê xác định giá trị thông tin, tài liệu và mối liên hệ giữa các thông tin,
tài liệu sau khi đã nghiên cứu, phân tích, xem xét, đổi chiểu, so sánh giữa các
thông tin, tài liệu đã thu thập liệu nhằm xác định sự thật khách quan của vụ
việc để tư vấn, hướng dẫn công dân và đề xuất thụ lý giải quyết đủng theo quy
định của pháp luật.
1.4.3. Yêu cầu của kỹ năng thu thập và xử lý thông tin tài liệu trong
công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai
Các vụ việc tranh chấp đất đai thường rất phức tạp, đặc biệt đối với vụ
việc có nhiều đương sự, có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp. Sau khi công
22