Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(SKKN mới NHẤT) một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh THPT nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả tại trường THPT thọ xuân 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH THPT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ TẠI TRƯỜNG
THPT THỌ XUÂN 5

Người thực hiện: Lê Viết Mạnh
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: KHKT ( Lĩnh vực khác )

THANH HOÁ NĂM 2020
1

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Pages
1. Mở đầu

2

1.1. Lý do chọn đề tài.

3

1.2. Mục đích nghiên cứu.



4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

4

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

4

1.5. Những điểm mới của SKKN.

4

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

5

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

5

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

5

2.3. Tổ chức thực hiện các sáng kiến để đạt hiệu quả cao

6


2.3.1. Lựa chọn đề tài

6

2.3.2. Lập kế hoạch thực hiện

7

2.3.3. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng giả thuyết

7

2.3.4. Thu thập số liệu, xử lí thơng tin, tiến hành thực nghiệm

8

2.3.5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

9

2.3.6. Báo cáo và trưng bày sản phẩm

10

2.3.7. Các lĩnh vực trong cuộc thi

14

2.3.8. Khái quát chung quá trình nghiên cứu bằng sơ đồ cụ thể


15

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

16

3. Kết luận, kiến nghị

16

3.1. Kết luận

16

3.1.1. Ý nghĩa của sáng kiến

16

3.1.2. Bài học kinh nghiệm của sáng kiến

17

3.2. Kiến nghị đề xuất

18

4. Tài liệu tham khảo

2


TIEU LUAN MOI download :


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài [1]
Cuộc thi Khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh trung học được Bộ Giáo
dục và Đào tào chính thức triển khai và tổ chức từ năm học 2012-2013. Cuộc thi
được tiến hành từ cấp trường, cấp tỉnh đến cấp quốc gia. Đối tượng tham gia cuộc
thi là những học sinh đang theo học ở các trường phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12.
Mục đích của cuộc thi nhằm: Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu,
sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải
quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ
chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết
quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các
cơ sở giáo dục trung học. Qua đó, tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết
quả ghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình tới tất cả các thầy cơ, bạn bè, cộng
đồng. Mục đích xa hơn nhằm giới thiệu những sáng kiến trên tới các nhà khoa
học, những cơ quan,đơn vị chuyên môn để học sinh trung học được giúp đỡ, đào
tạo, rèn luyện, phát huy khả năng sáng tạo, ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Những
sáng kiến xuất sắc trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học- kỹ thuật cấp quốc gia được
đưa đi tham gia các cuộc thi cấp khu vực, cấp quốc tế. Đây là cơ hội lớn để quảng
bá hình ảnh học sinhViệt Nam, giáo dục Việt Nam tới bạn bè quốc tế nhằm tăng
cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục…Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho
học sinh trung học đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo tổ
chức từ năm học 2012-2013, từ cấp trường,cấp tỉnh đến cấp quốc gia. Đây cũng
là nội dung được đưa vào nhiệm vụ năm học từ đầu năm học đối với tất cả các
trường phổ thông. Việc triển khai, thực hiện khoa học, bài bản đã đã đạt được
nhiều kết quả khả quan và nhậ được sự quan tâm sâu sắc của học sinh, giáo viên
và của toàn xã hội. Sau 7 năm tổ chức cuộc thi, nhiều tài năng trẻ được phát hiện.

Không chỉ những học sinh học chun về cơng nghệ, kỹ thuật mới có những sáng
kiến Khoa học - kỹ thuật hay mà ngay cả những học sinh học chuyên về xã hội
cũng chứng tỏ được đam mê, khả năng sáng tạo khoa học - kỹ thuật xuất sắc.
Những học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi cấp quốc gia được xét tuyển
thẳng vào các trường đại học.Với những lí do trên, tơi quyết định chọn giải pháp:
“ Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh THPT nghiên cứu khoa học đạt
hiệu quả tại trường THPT Thọ Xuân 5” như là một giải pháp giúp đồng nghiệp,
các đơn vị có thêm kinh nghiệm trong công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh đạt
kết quả tốt hơn, đồng thời lan tỏa niềm đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật đến
với đồng nghiệp và các em học sinh.
3

TIEU LUAN MOI download :


1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ những khó khăn bỡ ngỡ của chính bản thân, đồng nghiệp và của học
sinh khi tham gia nghiên cứu khoa học, làm đề tài KHKT mà chưa có một tài liệu
nào hướng dẫn một cách chi tiết cụ thể do vậy tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục
đích đưa ra những hướng dẫn cụ thể chi tiết cho việc hướng dẫn học sinh nghiên
cứu khoa học. Trong khuôn khổ của sáng kiến này tôi cũng nhấn mạnh những
công việc mà người giáo viên hướng dẫn phải làm, đặc biệt nhấn mạnh những
kinh nghiệm hướng dẫn học sinh ở những công đoạn cụ thể của quá trình hướng
dẫn học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong sáng kiến này đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các đề tài nghiên
cứu khoa học kỹ thuật của học sinh mà tôi đã từng tham gia hướng dẫn qua các
năm từ 2016 đến năm 2019, chúng tôi cũng nghiên cứu các đề tài khoa học mà
các đồng nghiệp trong trường THPT Thọ Xuân 5 và các trường trong tỉnh hướng
dẫn học sinh, ngồi ra chúng tơi cịn nghiên cứu các công văn hướng dẫn các tài

liệu tham khảo về cuộc thi KHKT của bộ giáo dục và sở giáo dục đào tạo Thanh
Hóa, đặc biệt là các cuộc hội thảo về hướng dẫn, định hướng học sinh làm khoa
học của Bộ giáo dục và đào tạo mà tôi đã may mắn được tham gia.

1.4. Phương pháp nghiên cứu [3]
Để thực hiện sáng kiến này khoa học và hiệu quả tơi đã sử dụng các phương
pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại
những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và
khoa học. Ngồi ra tơi cịn sử dụng phương pháp quan sát khoa học là phương
pháp quan sát trực tiếp và gián tiếp hoặc phân thành quan sát theo thời gian và
không gian . Đối với những nghiên cứu với quay mô lớn nên chia thời gian nghiên
cứu theo từng giai đoạn để thu thập được nguồn thơng tin chính xác nhất với vấn
đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, tơi cịn sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học.
Đối với các công trình khoa học cần đến sự đóng góp giúp đỡ của chuyên gia tác
giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia .
1.5. Những điểm mới của SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm này đã nghiên cứu từ thực tiễn của quá trình hướng
dẫn học sinh làm khoa học trong một khoảng thời gian tương đối dài, đúc rút
4

TIEU LUAN MOI download :


những kinh nghiệm của bản thân tác giả và của đồng nghiệp trong trường và trong
tỉnh cũng như từ các cuộc thi KHKT cấp quốc gia.
Sáng kiến này sẽ trình bày chi tiết cụ thể của những bước những công đọan
hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.
Sáng kiến không chỉ trình bày một cách khái quát quá trình nghiên cứu khoa
học của học sinh mà cịn đưa ra ví dụ cụ thể, phân tích chi tiết từng bước tiến hành
của một dự án khoa học của học sinh.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm [4]
- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (NCKH) là một hoạt động trải nghiệm bổ ích,
thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn lao động sản xuất.
- Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thi Sáng tạo Khoa học- kỹ thuật cấp
quốc gia học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
- Các văn bản chỉ đạo Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm về việc
Hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi Khoa
học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học.
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo qua các năm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp phát huy, khích lệ, định hướng, tiếp lửa,
khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của các em học sinh. Đặc biệt, hoạt
động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật còn rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, tự
nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm... Mặt khác, qua việc định
hướng, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu, giáo viên được nâng cao năng lực
của bản thân về những kiến thức có liên quan đến các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Kết quả đạt được của Cuộc thi ở cấp tỉnh và cấp quốc gia qua nhiều năm học
2015-2016 đến năm học 2017-2018 cũng như tỷ lệ các học sinh được xét tuyển
thẳng vào các trường đại học, cao đẳng.
- Các dự án, sản phẩm tham gia dự thi của học sinh ở cấp trường, cấp tỉnh cũng
như cấp quốc gia qua ba năm do tôi trực tiếp hướng dẫn đã đạt những thành cơng
nhất định; từ năm học 2015-2016 có 2 học sinh đạt giải nhì tỉnh và được chọn đi
thi vịng thi KHKT cấp quốc gia đạt giải khuyến khích, năm 2016-2017 có 2 học
sinh dự thi cấp tỉnh và đạt giải ba, năm 2017-2018 tôi tiếp tục hướng dẫn 2 học
sinh thi KHKT và đạt giải nhất cấp tỉnh và 2 giải đặc biệt cấp quốc gia.
- Sự quan tâm của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, các nhà khoa
học trên địa bàn tỉnh vào các dự án mà các em tham gia.

5

TIEU LUAN MOI download :


- Số các đơn vị tham gia dự thi cấp tỉnh và sự quan tâm đầu tư của các nhà khoa
học, của các tổ chức vào việc nghiên cứu khoa học của học sinh
2.3. Tổ chức thực hiện các sáng kiến để đạt hiệu quả cao
2.3.1. Lựa chọn đề tài: [5]
Muốn lựa chọn được một đề tài cần phải có ý tưởng tốt. Các thầy cô giáo
hướng dẫn các đề tài khoa học ở trường THPT Thọ Xuân 5 rất chú trọng vào việc
giúp học sinh hình thành những ý tưởng khoa học kỹ thuật. Để làm được điều này,
khi triển khai cuộc thi về từng lớp, mỗi giáo viên cần đưa ra một số gợi ý, định
hướng cho học sinh về các lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với điều kiện, hồn cảnh
kinh tế, xã hội của gia đình và địa phương; gợi ý cho học sinh phát triển ý tưởng
từ một số dự án đã được thực hiện trước đó. Trên cơ sở những định hướng từ giáo
viên, học sinh sẽ tư duy và tìm tịi những ý tưởng, giải pháp mới, gắn liền với thực
tiễn cuộc sống, từ đó hình thành nên dự án khoa học, kỹ thuật. Thời gian để học
sinh hình thành dự án và đưa ra được những kế hoạch nghiên cứu ban đầu có thể
cần khoảng 6 tháng đến 8 tháng.
Sau khi thu thập các ý tưởng của học sinh, giáo viên sẽ nghiên cứu và lựa
chọn những dự án có tính mới, tính khả thi để triển khai hướng dẫn học sinh
nghiên cứu.
Lưu ý, với một số lĩnh vực học sinh gặp khó khăn trong việc tự thực hiện
ý tưởng, giáo viên hướng dẫn có thể nhờ sự giúp đỡ từ các nhà khoa học chuyên
ngành đến từ các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, hoặc những người
có chuyên môn về lĩnh vực mà các em đang nghiên cứu.
Các đề tài về khoa học kỹ thuật càng gắn liền với yêu cầu thực tiễn của
cuộc sống học sinh hoặc xung quanh nơi các em sinh sống càng tốt. Nói cách khác
đề tài có tính cấp thiết với đời sống xã hội của địa phương thì hiệu quả càng cao.

Cần chọn các nguyên vật liệu dễ kiếm, giá thành không cao càng tốt, hoặc tận
dụng những vật liệu sắn có, hoặc tái chế càng tốt.
Ví dụ minh họa: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cuộc sống em Lê Việt
Anh trường THPT Thọ Xuân 5 đã đưa ra ý tưởng làm một “Hệ thống tưới nước
thông minh cho khu vườn trồng rau sạch trên sân thượng và khu vườn trồng
hoa lan”

6

TIEU LUAN MOI download :


2.3.2. Lập kế hoạch thực hiện
Mỗi dự án khác nhau, mỗi lĩnh vực khác nhau có kế hoạch nghiên cứu khác
nhau, cần phân biệt và xác định rõ dự án của học sinh là đề tài khoa học hay đề
tài kỹ thuật để xây dựng kế hoạch nghiên cứu một cách triệt để.
Việc lập kế hoạch nghiên cứu nhằm quản lí tốt quỹ thời gian cũng như kiểm
sốt được tiến độ thực hiện một cách khoa học. Kế hoạch này cũng có vai trị như
sợi chỉ dẫn đường, có tính linh động và dễ dàng điều chỉnh chứ không phải là bất
di bất dịch. Độ dài ngắn của từng giai đoạn cịn phụ thuộc vào điều kiện, hồn
cảnh thực tế của mỗi học sinh và thời hạn kết thúc đề tài.
Trong kế hoạch thực hiện giáo viên hướng dẫn nên gợi ý cho học sinh lập
kế hoạch theo tuần hoặc ngày, tháng cụ thể cần thực hiện những công việc gì.
Giáo viên hướng dẫn cũng nên hướng dẫn học sinh tìm các nhà tài trợ và cách xin
tài trợ cho dự án của mình, qua đây cũng giúp các em phát triển kỹ năng thuyết
trình và diễn thuyết để đến khi đi thi các em tự tin hơn trong quá trình thuyết minh
bài thi của mình. Những dự án lớn phức tạp các em cũng có thể mời các nhà khoa
học và chuyên gia hợp tác giúp đỡ.
2.3.3. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng giả thuyết
Xuất phát từ ý tưởng của học sinh người giáo viên hướng dẫn cần phải làm

tốt trong một đề tài nghiên cứu là tìm kiếm tài liệu. Để học sinh làm tốt công việc
này, giáo viên hướng dẫn cần định hướng cho học sinh tìm những tài liệu gì, tìm
ở đâu và sắp xếp chúng như thế nào. Giáo viên cũng có thể cung cấp tài liệu và
yêu cầu học sinh nghiên cứu, sắp xếp những thơng tin có được một cách khoa học
(theo dàn ý lập sẵn) nếu những tài liệu đó khó tìm kiếm. Giáo viên cũng cần lưu
ý cho học sinh những thơng tin tìm kiếm được phải xuất phát từ các nguồn tin
chính thống (các bài báo, sách, tạp chí) có tác giả rõ ràng. Khi muốn lấy thông tin
từ tài liệu nào, học sinh cần lưu tên tác giả, tên bài (báo, sách), nơi xuất bản, năm
xuất bản, số thứ tự trang tài liệu, …
Việc xây dựng giả thuyết khoa học (mục đích nghiên cứu) là rất quan trọng,
nó thể hiện mong muốn của tác giả về những thành quả sẽ đạt được từ dự án, thể
7

TIEU LUAN MOI download :


hiện mức độ, phạm vi nghiên cứu của dự án. Việc xây dựng giả thuyết khoa học
cần có sự thảo luận, thống nhất giữa chủ dự án và người hướng dẫn.
Sau khi nghiên cứu tài liệu và xây dựng giả thuyết, học sinh sẽ tiến hành viết đề
cương nghiên cứu (tổng quan tài liệu) dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2.3.4. Thu thập số liệu, xử lí thơng tin, tiến hành thực nghiệm
Đây là công việc trọng tâm của một dự án khoa học kỹ thuật. Từ kế hoạch
nghiên cứu đã lập ra, học sinh bắt đầu tiến hành các giai đoạn thực nghiệm, thử
nghiệm.
Để học sinh làm tốt công việc này, giáo viên hướng dẫn cần đề ra các bước
làm cụ thể, hướng dẫn học sinh cách thu thập số liệu thực nghiệm, cách xử lí số
liệu và phải yêu cầu học sinh ghi chép kết quả thực nghiệm một cách chi tiết, tỉ
mỉ và cẩn thận vào một cuốn sổ, gọi là sổ tay thực nghiệm. Việc thu thập số liệu
thực nghiệm cần có hệ thống, có quy luật chặt chẽ, nêu ra các yếu tố ảnh hưởng
giá trị của số liệu thực nghiệm.

Từ tập hợp số liệu thu thập được, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích
bằng tốn học thống kê dựa trên cơ sở của lý thuyết xác suất để tìm ra quy luật,
cơng thức chung hoặc tìm ra giá trị thực nghiệm tốt nhất.
Đối với các dự án thuộc lĩnh vực KHKT cần quá trình thực nghiệm nhiều
lần thì việc ghi chép các thơng số mỗi lần tiến hành là rất quan trọng, nó giúp quá
trình tinh chỉnh điều chỉnh sản phẩm lần sau hiệu quả hơn.
Trong thời gian tiến hành thực nghiệm vai trò của người giáo viên hướng
dẫn là rất quan trọng. Giáo viên phải nắm rõ được lý thuyết của lĩnh vực mà học
trị của mình đang nhiên cứu, đồng thời cũng là người có phương pháp thực hành
tốt để có thể hướng dẫn học trị của mình thực hiện các bước kỹ thuật một cách
chính xác để đạt được kết quả như mong muốn.
Q trình thực nghiệm hay cịn gọi là quá trình tiến hành các giải pháp khoa
học là thời gian vô cùng lý thú của học sinh. Thời gian này học sinh được hiện
thực hóa những ý tưởng của mình, tuy nhiên trong thời gian này cũng là thời gian
khó khăn nhất đối với học sinh vì có thể các em gặp nhiều khó khăn trong các
bước tiến hành, thực nghiệm. Hơn lúc nào hết người giáo viên hướng dẫn lúc này
vừa đóng vai trị là người thầy hướng dẫn tận tình, vừa là vai trị của phụ huynh
chăm sóc các em và hơn hết có thể là người bạn chia sẻ những khó khăn vất vã ,
những thất bại với các em, động viên các em trong q trình nghiên cứu để đi đến
các đích cuối cùng của đề tài khoa học.
Hình ảnh minh họa các bước hướng dẫn tiến hành nghiên cứu đề tài khoa
học “Hệ thống tưới nước thông minh cho khu vườn trồng rau sạch trên sân
thượng và khu vườn trồng hoa lan.” Đề tài đạt giải khuyến khích cuộc thi
KHKT cấp quốc gia năm học 2016-2017

8

TIEU LUAN MOI download :



2.3.5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Đây là công việc cuối cùng để hoàn thiện một dự án khoa học kỹ thuật trước
khi dự án được gửi để tham gia cuộc thi. Một báo cáo tốt sẽ thể hiện được những
kết quả đã đạt được của dự án, mức độ, phạm vi của dự án và sự cố gắng của
những người thực hiện dự án. Đa số học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc viết báo
cáo kết quả nghiên cứu, vì vậy cần có sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên. Một
giáo viên có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn các đề tài nghiên cứu KHKT của
học sinh thường khuyến khích học sinh nên viết báo cáo song hành với quá trình
nghiên cứu và các bước thực nghiệm trên thực tế sản phẩm.

9

TIEU LUAN MOI download :


Hình ảnh học sinh viết báo cáo song hành với quá trình thực nghiệm đề tài khoa
học dự án “Hệ thống tưới nước thông minh cho khu vườn trồng rau sạch
trên sân thượng và khu vườn trồng hoa lan.”
2.3.6. Báo cáo và trưng bày sản phẩm
Một dự án khi được tham gia cuộc thi cấp tỉnh trở lên cần có:
- Sản phẩm hoàn chỉnh (nếu là dự án kỹ thuật) hoặc một báo cáo dự án hồn chỉnh
- Tóm tắt báo cáo dự án: được viết sau khi dự án hồn thành. Đó là một bản tóm
tắt ngắn gọn (thường trong 01 trang giấy) để thông báo cho người đọc những gì
dự án đã thực hiện được. Cấu trúc của tóm tắt dự án gồm:
+ Mục tiêu của dự án hay giả thuyết khoa học
+ Thiết kế thí nghiệm, phác thảo mô tả các phương pháp tiến hành thực nghiệm
+ Tóm tắt kết quả thu được
+ Kết luận
- Tóm tắt này tốt nhất là được trình bày theo sơ đồ hợp lý để người xem có thể dễ
dàng hình dung nắm bắt được ý tưởng và kết quả đạt được của dự án.

- Poster và các hình ảnh giới thiệu dự án: Khơng có một mẫu poster nào là cố định
với mọi dự án. Một poster bắt mắt sẽ giúp người xem tập trung vào dự án. Trong
các dự án mà tơi hướng dẫn tơi đã khuyến khích học sinh sử dụng các phần mềm
mà học sinh thông thạo để thiết kế poster cho đề tài của mình, dự án đầu tiên sử
dụng phần mềm photoshop để thiết kế. Phần mềm này có ưu thế là thiết kế được
poster đẹp bắt mắt, nhưng điểm hạn chế của việc sử dụng phần mềm này là khó
sử dụng yêu cầu học sinh phải có kỹ năng và kiến thức sâu về cách sử dụng phần
mềm, các bước tiến hành tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên nếu học sinh mà sử dụng
thành thạo phần mềm này thì sau này ra trường các em có thể có thêm được một
nghề tay trái để làm, đó là thiết kế và làm quảng cáo. Trong những lần hướng dẫn
học sinh các dự án của các năm sau tôi nhận thấy thiết kế poster trên phần mềm
word là dễ sử dụng nhất mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao do vậy tơi đã
hướng dẫn học sinh thiết kế trên phần mềm word sau đó chuyển sang định dạng
PDF để cố định nội dung sau đó đưa ra cửa hàng in quảng cáo sử dụng phần mềm
coreldraw để in. Dù là dự án khoa học hay dự án kỹ thuật, trên poster cần thể hiện
được các nội dung sau:
10

TIEU LUAN MOI download :


+ Tên dự án, tên lĩnh vực, tên tác giả, tên trường ( tùy thuộc vào yêu cầu của cuộc
thi, có thể khơng cần thiết nếu thể lệ cuộc thi không yêu cầu)
+ Lý do chọn dự án
+ Mục tiêu của dự án
+ Phương pháp, cách tiến hành thực nghiệm
+ Kết quả thực nghiệm (bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh quá trình thực nghiệm của
học sinh, …)
+ Kết luận
+ Hướng phát triển của dự án

* Trưng bày dự án : các thí sinh dự thi muốn thu hút và giới thiêu dự án. Hãy tạo
thuân lợi cho những khán giả quan tâm và ban giám khảo tiếp cận dự án và những
kết quả mà nhóm nghiên cứu thu được. Thí sinh dự thi muốn thu hút sự chú ý của
ban giám khảo và thuyết phục họ là nghiên cứu của nhóm có giá trị và đáng được
xem xét kỹ hơn nữa. Hầu hết các gian trưng bày thường được đặt trên bàn. Hầu
hết giám khảo có thể nhìn vào poster trưng bày trước khi phỏng vấn. Tận dụng tối
đa diện tích sử dụng phần minh họa rõ ràng chính xác. Tựa đề của dự án KHKT
là một hình thức rất quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm. Một tựa đề hay
nên thể hiện một cách đơn giản và chính xác dự án nghiên cứu của học sinh và
tính chất của nó. Tựa đề cũng phải khiến cho người xem phải muốn tìm hiểu thêm.
Nhiều dự án kèm theo những yếu tố có thể khơng an tồn nếu trưng bày tại hội
thi, nhưng lại là một phần quan trọng của dự án thì học sinh có thể chụp ảnh, quay
videos những phần quan trọng đó để giới thiệu tới ban giám khảo. Nhìn chung
phần trưng bày phải có bố cục rõ ràng mạch lạc, có thể sử dụng những biểu đồ,
sơ đồ để cụ thể hóa q trình nghiên cứu để người xem dễ nắm bắt hơn. Cũng cần
chú ý đến những quy định của cuộc thi khi không được trưng bày một số sản phẩm
và chất không cho phép. Lưu ý không tiêu tốn quá nhiều tiền vào việc trang trí
gian trưng bày vì ban giám khảo khơng đánh giá cao việc này.
Hình ảnh bố cục thiết kế poster trưng bày của một dự án khoa học phải theo logic
rõ ràng mạch lạc

11

TIEU LUAN MOI download :


Hình ảnh thiết kế poster cho dự án KHKT tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia

12


TIEU LUAN MOI download :


- Bài thuyết trình về dự án: Việc học sinh thuyết trình về quá trình thực hiện và
kết quả của dự án là rất quan trọng, một bài thuyết trình tốt là cách nhanh nhất để
đưa người xem đến gần hơn với dự án của tác giả. Sau đây là một số điểm chính
để có một bài thuyết trình tốt:
+ Chuẩn bị tâm lí tích cực và tự tin trước khi thuyết trình
+ Hiểu rõ và sâu sắc về dự án của mình hoặc nhóm mình thực hiện
+ Luyện tập thuyết trình nhiều lần trước cuộc thi, đặc biệt người hướng dẫn phải
là người trực tiếp chỉnh sửa nội dung thuyết trình cho học sinh, đặt ra một số câu
hỏi tình huống để học sinh tập trả lời
+ Cố gắng thoát li kịch bản
13

TIEU LUAN MOI download :


+ Thuyết trình có ngữ điệu, có trọng tâm, tránh dàn trải
+ Mặc trang phục thích hợp, gọn gàng
+ Giữ liên lạc bằng mắt với người nghe trong suốt thời gian trình bày
+ Trả lời tất cả các câu hỏi từ giám khảo nếu có thể, nếu khơng chắc chắn về một
câu trả lời nào đó, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh cách trả lời, ví dụ như:
“Mặc dù khơng chắc chắn, nhưng chúng em nghĩ có thể là…”. Nếu không trả lời
được câu hỏi cũng không nên mất bình tĩnh, bởi vì mỗi lần tham gia cuộc thi là
một lần học sinh được trải nghiệm, được học hỏi và đó là những gì q báu nhất
mà học sinh và giáo viên có được sau mỗi cuộc thi.
+ Để thực hiện tốt bước thuyết trình trước các cuộc thi cấp trường và cấp tỉnh
cũng như cấp quốc gia thì người giáo viên hướng dẫn cần phải hướng dẫn học
sinh của mình tập thuyết trình đề tài của mình trước gương một mình, rồi sau đó

thuyết trình trình bày trước giáo viên hướng dẫn cũng như các bạn trong lớp. Bước
tiến hành này là rất quan trọng nó giúp học sinh tự tin hơn khi trình bày trước
cơng chúng và ban giám khảo.
+ Người giáo viên hướng dẫn cũng cần đặt ra những câu hỏi về lĩnh vực mà học
sinh mình nghiên cứu, đặt mình vào vai trị của ban giám khảo cuộc thi để đưa ra
những câu hỏi dự đốn mà cuộc thi có thể hỏi, nếu như có thể có thể thu thập
những câu hỏi của đồng nghiệp và của những chuyên gia, thậm chí là những người
mà có quan điểm trái chiều hay khơng thích lĩnh vực mà học sinh của mình đang
tiến hành nghiên cứu. Cơng việc này giúp cho q trình hồn thiện sản phẩm của
học sinh tốt hơn, tạo cho học sinh tâm lí tự tin trước mọi câu hỏi khó của ban giám
khảo sau này.
2.3.7. Các lĩnh vực trong cuộc thi gồm có 17 lĩnh vực là:
1. Khoa học động vật
2. Khoa học xã hội và hành vi
3. Hoá sinh
4. Sinh học tế bào và Phân tử
5. Hoá học
6. Khoa học máy tính
7. Khoa học Trái đất và hành tinh
8. Vật liệu và công nghệ sinh học
9. Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí
10. Năng lượng và vận tải
11. Khoa học mơi trường
12. Quản lý mơi trường
13. Tốn học
14. Y khoa và khoa học sức khoẻ
15. Vi trùng học
16. Vật lý và thiên văn học
17. Khoa học thực vật
14


TIEU LUAN MOI download :


2.3.8. khái quát chung quá trình nghiên cứu bằng sơ đồ cụ thể.

1.Ý tưởng đưa ra đề tài
nghiên cứu

2. Ngiên cứu tổng quan

3. Xác định yêu cầu

4.Đề xuất các giải pháp

5.Lựa chon giải pháp

6.Hoàn thiện giải pháp

7.Xây dựng mẫu

8.Đánh giá và hoàn thiện

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng
thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của Ban giám hiệu đã
giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc hướng dẫn học sinh tham gia NCKH
thể hiện ở các kết quả sau:
Giúp học sinh hiểu được mục đích, vai trị của của cuộc thi. Lơi cuốn được
rất nhiều học sinh quan tâm và giáo viên mong muốn được tham gia hướng dẫn.

Học sinh đã hiểu, nắm được các nội dung cơ bản khi tham gia cuộc thi. Tác động
tích cực của cuộc thi đến cả học sinh và giáo viên trong việc dạy và học. Chất
lượng giáo dục được tăng lên rõ rệt.
Chất lượng sản phẩm các cơng trình nghiên cứu được tăng lên sau mỗi năm
nhờ vào sự nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, sự quan tâm và chỉ
đạo và động viên kịp thời từ ban lãnh đạo nhà trường.
Sau cuộc thi giá trị của người thầy hướng dẫn được nâng nên rõ rệt. Học
sinh tin tưởng, giáo viên đồng thuận, cha mẹ học sinh hết sức ủng hộ, được các
cấp ngành và ban lãnh đạo quan tâm, động viên khích lệ.
Sức lan tỏa tinh thần sáng tạo khoa học, ham học hỏi của học sinh và giáo
viên trong nhà trường cũng như trong khu vực được đẩy lên một tầm cao mới.
Những cơng trình nghiên cứu và sáng tạo khoa học kỹ thuật đã được ứng
dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, vượt ra khỏi ranh giới nhà trường trở
thành các sản phẩm thương mại.
Các cơng trình nghiên cứu của học sinh, các tài liệu báo cáo cùng các loại
hồ sơ cuả các cơng trình nghiên cứu khoa học là tài liệu tham khảo cho những học
15

TIEU LUAN MOI download :


sinh và giáo viên đam mê nghiên cứu khoa học trong trường cũng như trong tỉnh
làm tài liệu tham khảo.
Cụ thể: Các nhóm học sinh dự thi KHKT do tơi hướng dẫn đã đạt được các giải
như sau:
Nhóm tác giả Lê Việt Anh đã hoàn thiện được sản phẩm ““Hệ thống tưới
nước thông minh cho khu vườn trồng rau sạch trên sân thượng và khu vườn
trồng hoa lan.”. Tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh đạt giải nhì vào năm học 20162017 và đạt giải khuyến khích cuộc thi KHKT cấp quốc gia vào năm 2017, cũng
vào năm 2017 dự án cũng đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo do hội liên hiệp các nhà
khoa học tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

Nhóm tác giả Hắc thị Yến Nhi và Nguyễn Thanh Hà đã hoàn thiện sản
phẩm “Cải tạo nhà vệ sinh truyền thống thành nhà vệ sinh thông minh bằng
hệ thống điều khiển tự động.” Tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh và đạt giải 3
vào năm học 2017-2018, cũng vào năm 2018 dự án đạt giải 3 cuộc thi sáng tạo
thanh thiếu niên do Tỉnh Đoàn và hội liên hiệp các nhà khoa học tổ chức.
Nhóm tác giả Trịnh Lê Quốc Cường đã hoàn thiện sản phẩm “ Tận dụng
rác thải điện tử để thiết kế lắp ráp thành hệ thống điện năng lượng mặt trời
thông minh” . Tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh đạt giải nhất vào năm học 20182019 và đạt 2 giải đặc biệt kỳ thi KHKT cấp quốc gia, ngoài ra đề tài cũng đạt gải
nhì cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên do Tỉnh Đoàn và Hội liên hiệp các nhà khoa
học trao vào năm 2019.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
3.1.1. Ý nghĩa của sang kiến
Giúp giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKH có những định hình
hợp lý các việc phải làm. Từ đó tư vấn cho học sinh thực hiện sản phẩm đạt kết
quả cao nhất. Giúp một chút công sức cùng ban lãnh đạo nhà trường tổ chức cuộc
thi NCKH dành cho học sinh có hiệu quả.
3.1.2. Bài học kinh nghiệm
Để hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức Hội thi khoa học kỹ thuật
cho học sinh trung học đạt kết quả tốt cần có một số yếu tố sau đây:
Ban Giám hiệu các trường phải quan tâm tạo mọi điều kiện cho học sinh
trong học tập và nghiên cứu, phải chỉ đạo các tổ chuyên môn cử giáo viên có năng
lực hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong q trình tìm tịi và nghiên cứu các đề
tài.
Cần phải thành lập Hội đồng khoa học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên giám sát quá trình nghiên cứu từng đề tài cụ thể và thành viên đó chịu
trách nhiệm phản biện đề tài. Khâu đánh giá đúng mục đích và ý nghĩa của Hội
thi.
16


TIEU LUAN MOI download :


Nêu cao vai trò hoạt động của các câu lạc bộ theo sở thích. Từ đó tìm ra
được các học sinh có cùng niềm đam mê, phát huy tối đa sự sáng tạo của các em.
Giáo viên hướng dẫn phải tâm huyết, nhiệt tình, sang tạo và ham học hỏi.
Phải tập huấn sớm cho học sinh về phương pháp nghiên cứu Khoa học, để các em
có định hướng và phương pháp nghiên cứu ngay từ đầu khi thực hiện đề tài.
Hãy đặt niềm tin ở khả năng của học sinh, xác định rằng tổ chức Hội thi để
đạt được mục đích về rèn luyện của giáo viên và học sinh.
Cơng tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: xem hình ảnh Hội thi,
lồng ghép triển khai hội nghị chuyên môn, sử dụng CNTT để tuyên truyền về đề
tài dự thi.
Phải biết huy động và kêu gọi các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh hỗ
trợ cho học sinh về vật chất và động viên các em tạo điều kiện tốt nhất để các em
thực hiện ý tưởng của mình.
Chia kế hoạch thành các giai đoạn nhỏ để thực hiện và tham gia cuộc thi,
điều này giúp cho người tham gia thấy đơn giản và không bị băn khoăn vướng
mắc trong qúa trình thực hiện, đây là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của
cuôc thi.
Để các đề tài đi đến thành cơng, thì cần phải có ý tưởng độc đáo, kết luận
vững chắc, phương pháp khoa học, bài trình bày rõ ràng và tổ chức tốt, hiểu rõ
nền tảng thơng tin và có thể giải thích kết quả một cách chắc chắn.
3.2. Kiến nghị đề xuất
Nhà Trường nên chỉ đạo, khuyến khích mọi giáo viên trong nội dung báo
cáo cần có một phần báo cáo của cá nhân về hiệu quả trong hướng dẫn học sinh
NCKH thuộc bộ mơn của mình.
NCKH là một cuộc thi cần thiết giúp giáo viên và học sinh dễ dàng đổi mới
phương pháp dạy và học từ đó biến các kiến thức sách vở thành các sản phẩm
thực tế. Nên cần bồi dưỡng thường xuyên công tác hướng dẫn cho giáo viên

NCKH một cách chuyên nghiệp.
Trên đây là một vài ý kiến của tơi trong q trình hướng dẫn học sinh tham
gia NCKH. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt cùng các
đồng nghiệp .
Xin trân trọng cám ơn!
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 7 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
ĐƠN VỊ
khơng sao chép nội dung của người khác.

(Ký và ghi rõ họ tên)
Lê Viết Mạnh

17

TIEU LUAN MOI download :


4. Tài liệu tham khảo
[1]. Các công văn hướng dẫn về cuộc thi khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh hóa
[2]. Các cơng văn hướng dẫn về cuộc thi khoa học kỹ thuật của Bộ Giáo Dục &
Đào Tạo
[3].“Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì”
/>[4]. “Tài liệu hướng dẫn cuộc thi khoa học kỹ thuật cẩm nang học sinh ”
/>AF%E1%BB%9ANG_D%E1%BA%AAN_CU%E1%BB%98C_THI_KHOA_
H%E1%BB%8CC_K%E1%BB%B8_THU%E1%BA%ACT_C%E1%BA%A8
M_NANG_H%E1%BB%8CC_SINH
[5]. Tài liệu hội thảo “ Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong
trường trung học khu vực phía bắc” ngày 10 tháng 3 năm 2019


18

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Viết Mạnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên ; THPT Thọ Xuân 5

TT

1.

2.

3.

4.

5.

Tên đề tài SKKN

The methods help the
studens at Tho xuan 5 high
school do reading

comprehension exercises
effectively
Hệ thống tưới nước thông
minh cho khu vườn trồng
rau sạch (KHKT)
“ The effective methods to
encourage the students in
basic classes 10 to reading
lesson through unit 16 in
Tiếng Anh 10 at Tho Xuan 5
Hight school ”
Hệ thống tưới nước thông
minh cho khu vườn trồng
hoa lan (KHKT)

"Designing the game"
Obstacle Race - vượt chướng
ngại vật "- version of Road
to Olympia at the Warm-up
section for Reading English
10 at Tho Xuan 5 High
School".

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá

xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

SỞ GD&ĐT

B

2016-2017

A
B

2016-2017
2017-2018

A

2018-2019

B

2018-2019

Cấp Tỉnh
(Hội LH các

nhà KH)

SỞ GD&ĐT

Cấp tỉnh
( Liên
NgànhCSTĐ cấp
tỉnh)

SỞ GD&ĐT

19

TIEU LUAN MOI download :


Phụ lục: phần này sẽ đính kèm một số hình ảnh của các sản phẩm cơng trình
nghiên cứu tham gia các cuộc thi đã đạt được các giải cao. Phần này cũng đính
kèm các thiết kế poster , tóm tắt ngắn gọn của các đề tài khoa học đạt gải cao, xem
như đây là những minh chứng .

Đề tài của em Lê Việt Anh đạt giải KK cấp quốc gia, đề tài của em Trịnh Lê Quốc
Cường đạt 2 giải đặc biệt cấp quốc gia.

20

TIEU LUAN MOI download :




×