Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giá trị văn hóa của chợ viềng (huyện vụ bản, tỉnh nam định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CHỢ VIỀNG
( HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH)

Mã số đề tài: ĐTSV.2022.57

Chủ nhiệm đề tài

: Nguyễn Tài Lộc

Thành viên tham gia : Đinh Mai Hƣơng
Lớp
Cán bộ hƣớng dẫn

: 1805QLVA
: ThS. Nguyễn Thị Kim Chi

Hà Nội - 2022


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CHỢ VIỀNG
( HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH)



Mã số đề tài: ĐTSV.2022.57

Chủ nhiệm đề tài

: Nguyễn Tài Lộc

Thành viên tham gia : Đinh Mai Hƣơng
Lớp
Cán bộ hƣớng dẫn

: 1805QLVA
: ThS. Nguyễn Thị Kim Chi

Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học: “Giá trị văn hóa
của chợ Viềng (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định)” là cơng trình của chúng tôi
tự viết, không sao chép của bất cứ ai. Các số liệu sử dụng trong bài nghiên
cứu là trung thực và chính xác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2022.
Tác giả
Nguyễn Tài Lộc


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Nhóm tác giả đề
tài xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản lý xã hội và đặc biệt là.

ThS. Nguyễn Thị Kim Chi - Giảng viên hướng dẫn, đã quan tâm, chỉ bảo tận
tình, hướng dẫn chúng tơi trong suốt q trình hồn thành đề tài nghiên cứu
khoa học.
Đồng thời Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị
cán bộ Phịng Văn hóa - Thơng tin huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) đã nhiệt
tình tạo mọi điệu kiện giúp đỡ Nhóm tác giả trong suốt q trình nghiên cứu
và xác thực tài liệu, số liệu tại địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn đề tài khơng tránh khỏi sai sót,
Nhóm tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy
cơ để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2022.
TM Nhóm tác giả
Nguyễn Tài Lộc


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................... 6
7. Bố cục của đề tài.................................................................................... 6
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ
CHỢ VIỀNG (HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH) ............................... 7
1.1. Cơ sở lý luận chung ........................................................................... 7
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................... 7

1.1.2. Các giá trị văn hóa của chợ truyền thống Việt Nam.................... 12
1.2. Khái quát về huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định ................................ 17
1.2.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 17
1.2.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 18
1.2.3. Đặc điểm xã hội ............................................................................. 19
1.3. Khái quát về chợ Viềng truyền thống ............................................ 20
1.3.1. Nguồn gốc, tên gọi của chợ Viềng ................................................ 20
1.3.2. Hoạt động của chợ Viềng truyền thống........................................ 23
Tiểu kết chƣơng 1.................................................................................... 24
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA
CHỢ VIỀNG HIỆN NAY ............................................................................. 25
2.1. Thực trạng hoạt động của chợ Viềng hiện nay ............................. 25
2.1.1. Các hoạt động của chợ Viềng ....................................................... 25
2.1.2. Công tác quản lý hoạt động chợ Viềng ......................................... 38


2.2. Đánh giá các giá trị văn hóa của chợ Viềng .................................. 46
2.2.1. Giá trị trao đổi kinh tế, quảng bá sản phẩm của địa phương ..... 46
2.2.2. Giá trị tâm linh ............................................................................... 46
2.2.3. Giá trị giao lưu cộng cảm .............................................................. 47
2.2.4. Giá trị bảo tồn văn hóa truyền thống ............................................ 48
2.2.5.Giá trị quảng bá hình ảnh địa phương .......................................... 48
Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................... 49
Chƣơng 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHỢ
VIỀNG HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH........................................... 50
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa của chợ Viềng....................................................................... 50
3.1.1. Vấn đề thương mại hóa ảnh hưởng đến giá trị văn hóa của chợ
Viềng truyền thống .................................................................................. 50
3.1.2.Vấn đề nguồn nhân lực làm công tác quản lý chợ Viềng ............ 51

3.1.3. Vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa đi đơi với phát triển kinh tế.. 51
3.2. Các giải pháp để khai thác giá trị văn hóa chợ Viềng .................. 54
3.2.1. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, định hướng chiến
lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ Viềng .............................. 54
3.2.2. Tăng cường đào tạo đội nguồn lực nhân lực làm cơng tác quản lý
văn hóa nói chung và chợ Viềng nói riêng............................................. 55
3.2.3. Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa chợ Viềng gắn với phát triển du
lịch ............................................................................................................ 56
Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 65


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Chợ truyền thống của Việt Nam không chỉ là nơi trao đổi, buôn bán các
loại hàng hóa, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, thúc đẩy giao thương,
phát triển kinh tế mà còn là nơi tụ họp, giao lưu của cư dân nội vùng, tạo nên
những giá trị văn hóa đặc trưng cho một địa phương hoặc một vùng miền nhất
định. Nhiều chợ nổi tiếng đã đi vào ký ức của người dân được nhắc đến như:
chợ Bưởi ở Hà Nội, chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn, chợ Thị Cầu ở Bắc Ninh,...Và
đặc biệt không thể không nhắc tới một khu chợ nổi tiếng không chỉ ở xứ Sơn
Nam Hạ xưa mà với cả tồn miền Bắc. Đó chính là chợ Viềng (huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định).
Chợ Viềng họp vào tối ngày mùng bảy, rạng sáng ngày mùng tám
tháng Giêng. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần duy nhất vào dịp đầu xuân năm
mới. Dù có xa xơi, bận rộn đến mấy thì người dân ở Nam Định nói riêng cũng
như người dân trên tồn miền Bắc nói chung cũng dành thời gian để đến du
xuân, tham gia vào phiên chợ, xin tài, xin lộc, mua may bán rủi đầu năm. Đây

chính là ý nghĩa văn hóa, tâm linh độc đáo của chợ Viềng mà khơng phải chợ
nào cũng có được.
Chợ Viềng tại huyện Vụ Bản là một giá trị văn hóa, sản phẩm, là địa
điểm, là đứa con tinh thần được đúc kết từ những gì tinh túy nhất, chắt lọc
nhất từ vùng đất cổ Kim Thái. Nó phản ánh một cách rõ nét nhất về tính giá
trị văn hóa và tính lịch sử. Phiên chợ Viềng được mở ra vào đầu xuân năm
mới gắn liền với tiềm thức của mỗi người dân nơi đây từ khi họ được sinh ra
và lớn lên việc đi chợ Viềng vào đầu xuân là một thói quen khơng thể thiếu.
Tuy nhiên trong cuộc sống bộn bề lo toan như hiện nay, không phải ai
cũng biết tới chợ Viềng và hiểu rõ những nét độc đáo vốn có của phiên chợ
này. Hơn nữa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNH - HĐH quy mô, mức
độ của phiên chợ cũng được nâng lên, nhiều nét đẹp, giá trị truyền thống vẫn
còn được giữ nhưng một số thì lại bị lai tạp, mai một theo thời gian, nhiều
1


hoạt động ở phiên chợ vẫn giữ nguyên được giá trị và phát huy rất tốt theo
Nghị quyết trung ương 5 về việc “Xây dựng và phát triển một nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Chính vì thế việc giữ gìn và phát huy các
giá trị của chợ Viềng càng trở nên quan trọng. Theo thời đại 4.0 hiện nay
trong điệu kiện mới, đất nước hội nhập quốc tế sẽ có đơi chút đan xen, pha
trộn của những yếu tố mới đem lại cũng có rất nhiều cái lợi và cái hại đi song
hành với nhau. Là một người con của Nam Định đồng thời là một sinh viên
chuyên ngành Quản lý văn hóa, được học và chắt lọc rất nhiều những kiến
thức để để vận dụng cho công việc, cho niềm đam mê với văn hóa và có trách
nhiệm nâng tuyên truyền nâng cao tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong
xã hội. Chính vì thế nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “Giá trị văn hóa của
chợ Viềng (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định)” làm đề tài nghiên cứu khoa học
năm 2022.
2. Lịch sử nghiên cứu

Là chợ nổi tiếng không chỉ ở đất Nam Định (xứ Sơn Nam Hạ) xưa mà
còn với cả nước, chợ Viềng đã được rất nhiều tài liệu sớm đề cập đến. Có thể
kể đến các cơng trình tiêu biểu:
Tác giả Nguyễn Như tự Ôn Ngọc, Hiệu Nhuệ Khê trong cuốn Nam
Định tỉnh địa dư chí lược tân biên (1893) đã nói và đề cập đến rất nhiều địa
danh của tỉnh Nam Định, trong đó có huyện Thiên Bản (tức huyện Vụ Bản
ngày nay) và chợ Viềng ở xã Kim Thái [7]. Trong cuốn Khảo sát thực trạng
văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (2001), của
tác giả Nguyễn Quang Lê đã nghiên cứu khảo sát thực trạng lễ hội Phủ Dày,
thông qua đó giới thiệu chợ Viềng, chợ được ví như là một ngày hội lớn cho
vùng đất Vụ Bản cổ giàu tính lịch sử và bản sắc dân tộc.[5]
Năm 2003, trong cuốn Lễ hội cổ truyền ở Nam Định, tác giả Hồ Đức
Thọ đã nêu nổi bật lên được quá trình hình thành, phát triển lễ hội ở tỉnh Nam
Định quảng bá và giới thiệu được rất nhiều các lễ hội lớn nhỏ mang đậm bản
sắc văn hóa như: lễ hội phủ Dầy, lễ hội đền Trần, chùa Đại Bi,… Trong đó
2


khi nhắc về hội chợ Viềng, tác giả đã phân tích và giải nghĩa cho ý nghĩa và
sự thành hành tên của hội chợ Viềng, từ đó tiến hành việc mô tả những đặc
điểm, đặc trưng của chợ và các trị chơi dân gian mang ý nghĩa phồn thực tốt
lên được những dấu ấn rõ nét về con người Thành Nam cổ.[11]
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nam định kết hợp cùng với HĐND đã chỉ
đạo và nghiên cứu, biên soạn cuốn Địa chí Nam Định (2003), là cơng trình
nghiên cứu tổng quan và khái quát chung nhất về địa giới, lịch sử, văn hóa,
kinh tế, xã hội và con người của tỉnh Nam Định qua các cột mốc lịch sử, trong
đó cũng có đề cập đến Vụ Bản và giới thiệu tổng quan về hội chợ Viềng trong
phần Văn hóa.[9]
Qua tiến trình của thời gian, Bùi Văn Tam tác giả cuốn Văn hóa làng
trên đất Thiên Bản vùng đồng bằng Sông Hồng (2010) [8] đã tập trung đi sâu

vào văn hóa của huyện Vụ Bản một nơi có lịch sử lâu đời nằm ở phía nam của
đồng bằng sơng Hồng. Hội chợ Viềng được nhắc đến và được đặc cách nằm
trong những hội lớn trong đầu xuân năm mới của làng Tiên Hương và Vân
Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, mở ra vào tối ngày mùng 7 rạng sáng ngày
mùng 8 tháng Giêng, dấu hiệu mở đầu cho một mùa nông nghiệp của vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
Trong cuốn Huyền tích Thánh mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa lễ hội
Phủ Dày (2010) của tác giả Hồ Đức Thọ, chợ Viềng được đề cập là một sinh
hoạt văn hóa dân gian rất được nâng niu và trân trọng của những người dân
tỉnh Nam Định, đây tuy chỉ là một phần rất nhỏ trong nội dung chung của
cuốn sách nhưng đã đưa ra những giả thuyết và nguồn gốc, sự ra đời của chợ
Viềng một cách rất chi tiết và đầy đủ đồng thời đã nêu nổi bật lên được phong
tục tập quán của vùng đất Cổ Kim Thái - Vụ Bản.[12]
Ngồi các cuốn sách, các cơng trình nghiên cứu do các tác giả nghiên
cứu và xuất bản. Chợ Viềng cũng được rất nhiều các tạp chí và các nhà văn
hóa có chun mơn về mỗi lĩnh vực riêng biệt trong văn hóa đã góp phần làm
tăng giá trị cho hội chợ Viềng trong đó tiêu biểu phải kể đến: “Chợ viềng
3


xuân, nét đẹp văn hóa vùng Thiên Bản (Vụ Bản) xưa” tác giả Đức Linh đăng
báo năm 1966 trên báo Nam Hà xưa; “Thú chơi chợ Viềng ở Vụ Bản và hội
chợ Viềng” (2006) của tác giả Bùi Văn Tam tại tạp chí Văn hóa nghệ thuật;
“Bảo tồn tinh hoa văn hóa cộng đồng”(đăng 08/02/2019) của tác giả Nguyễn
Kiên tạp chí Thương hiệu cơng luận (Cơ quan trung ương của hiệp hội
VATAP); “Ký ức chợ Viềng”(đăng ngày 06/02/2022) của tác giả Minh Thuận
đăng trên báo Nam Định và rất nhiều bài viết trên các phương tiện thông tin
đại chúng khác như truyền hình, phát thanh, các trang báo mạng, website,..
Tuy nhiên, tất cả các nguồn tài liệu trên mới chỉ dừng lại ở mức đưa
thông tin về hoạt động của chợ Viềng ở các mức độ khác nhau chứ chưa đi

sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu giá trị văn hóa tâm linh của chợ Viềng. Vì vậy
đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm tác giả được thực hiện, mong muốn là
cơng trình đầu tiên đi sâu làm rõ giá trị văn hóa của chợ Viềng (huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về giá trị văn hóa và bảo tồn, phát huy về di sản văn
hóa nói chung và Chợ Viềng nói riêng, đề tài đã khảo sát, phân tích, đánh giá
các giá trị văn hóa của chợ Viềng huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Từ đó tìm
ra các ngun nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý, bảo tồn và gìn giữ nét đẹp truyền thống độc đáo của chợ Viềng
(huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài hệ thống các cơ sở lý luận về văn hóa, giá trị và giá trị văn hóa.
Qua đó có cái nhìn tổng quan về giá trị văn hóa của chợ Viềng (huyện Vụ
Bản ,tỉnh Nam Định).
- Đánh giá nhận định và đưa đề xuất những giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả cơng tác quản lý bảo tồn và phát huy các giá trị của chợ Viềng
( huyện Vụ Bản , tỉnh Nam Định).
4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Giá trị văn hóa của chợ Viềng (huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định).
4.2.Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu khảo sát của đề tài là
chợ Viềng được diễn ra trên phạm vi địa bàn hai xã Kim Thái và Trung Thành,
(huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định)
- Phạm vi thời gian: Chợ Viềng là chợ truyền thống của huyện Vụ Bản,

tỉnh Nam Định, có từ xa xưa và được lưu truyền cho đến ngày nay. Chợ được
mở thường xuyên vào dịp đầu xuân hàng năm. Trong phạm vi đề tài, nhóm
tác giả lựa chọn thời gian khảo sát từ năm 2018 cho đến nay. Đây là giai đoạn
nhóm tác giả có điều kiện tham dự trải nghiệm trực tiếp tại chợ Viềng, đồng
thời cũng là giai đoạn có nhiều biến động, đặc biệt là đại dịch covid 19 ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của chợ Viềng, đồng thời cũng bộc lộ nhiều vấn
đề về nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân thông qua việc tạm dừng hoạt
động của chợ phục vụ phòng chống dịch.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành triển khai thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để có những thơng tin, dữ liệu
tham khảo cho đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành tổng hợp, khai thác các tư
liệu liên quan đến đề tài tại thư viện như các loại sách liên quan đến lý luận
văn hóa, giá trị văn hóa, các tài liệu,sách, báo, đề tài nghiên cứu về chợ Việt
Nam nói chung và chợ Viềng nói riêng. Trên cơ sở đó làm cứ liệu cho tổng
quan tình hình nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp điền dã là phương pháp chính của đề tài. Thực hiện
phương pháp nghiên cứu này, nhóm tác giả đề tài đã trực tiếp trải nghiệm
thực tế tại chợ Viềng, tiến hành quan sát trực tiếp, ghi chép, quay phim, chụp
ảnh, phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý chợ, phỏng vấn du khách. Từ đó
5


tổng hợp, ghi chép các thông tin, dữ liệu từ thực địa phục vụ cho việc triển
khai đề tài.
- Phương pháp phân tích: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, nhóm tác
giả đề tài tiến hành xử lý, phân tích, làm nổi bật thực trạng hoạt động và giá
trị văn hóa của chợ Viềng, từ đó đưa ra những khuyến nghị cho việc bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa của chợ Viềng trong bối cảnh hiện nay.

6. Đóng góp của đề tài
- Đóng góp về mặt lý luận: Thơng qua nghiên cứu giá trị văn hóa của
chợ Viềng (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), đề tài góp phần bổ sung vào hệ
thống lý luận về giá trị văn hóa của chợ truyền thống Việt Nam.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài đã chỉ ra được các giá trị văn hóa
của phiên chợ Viềng tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Từ đó góp phần nâng
cao nhận thức của cán bộ làm công tác quản lý và người dân về các giá trị
truyền thống, nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa của chợ
Viềng (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa của phiên chợ Viềng (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể làm tài liệu tham
khảo cho cán bộ làm công tác quản lý văn hóa tại địa bàn nghiên cứu và giảng
viên, sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội về công tác bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa chợ Viềng (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của đề tài có bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung và khái quát về chợ Viềng
(huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định)
Chương 2: Thực trạng hoạt động và giá trị văn hóa của chợ Viềng hiện nay
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ Viềng huyện Vụ
Bản tỉnh Nam Định
6


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI QUÁT
VỀ CHỢ VIỀNG (HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH)
1.1. Cơ sở lý luận chung

1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng lớn, bao trùm mọi hoạt động của xã
hội và sự sáng tạo của con người. Chính vì vậy cho đến nay, trên thế giới và
Việt Nam có rất nhiều khái niệm về văn hóa được đưa ra. Theo UNESCO:
“Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị,
những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng
suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật
đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý.
Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết
mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu
của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên
những cơng trình vượt trội lên bản thân”. [15, tr23, 24]. Như vậy theo
UNESCO, văn hóa khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt mà là tổng thể tất cả
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, đồng thời mang
bản sắc của mõi cộng đồng, dân tộc.
Ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. [6, tr.431]. Đây là
khái niệm mô tả mang nghĩa rộng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa được
7


hiểu là toàn bộ phát minh, sáng tạo của loài người để phục vụ mục đích của
cuộc sống và lẽ sinh tồn.

Năm 1994, tác giả Ngơ Chính Vinh, trong cuốn Đại cương lịch sử văn
hóa Trung Quốc có đưa ra khái niệm “Văn hoá mà chúng ta thường dùng
trong nghiên cứu, lí luận lại chỉ những thức có quan hệ đến văn minh tinh
thần như triết học, sử học, văn học, mĩ học, âm nhạc và cả tôn giáo, v.v... Có
một khái niệm rộng hơn về văn hố, đó là tất cả những gì lồi người sáng tạo
ra, là tổng hoà của văn minh vật chất và văn minh tinh thần, bao gồm các chế
độ điển chương trong đời sống chính trị, sự trao đổi sản xuất trong đời sống
kinh tế, việc ăn mặc trong đời sống xã hội, .v.v... Nghĩa là tất cả những gì con
người bằng lao động thể xác và lao động trí não tạo nên. Lại cịn có cái gọi là
văn hố tầng sâu, chỉ kết tinh của tinh thần dân tộc được hình thành trong
những điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử nhất định, cũng có nghĩa là đặc
trưng văn hố và bộ mặt tinh thần của một dân tộc.” [13, tr.16] . Ở đây tác giả
chỉ ra rằng nghĩa bao trùm của văn hóa đó là “tất cả những gì lồi người sáng
tạo ra”, “là tổng hoà của văn minh vật chất và văn minh tinh thần…”.
Trong cuốn Văn hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm (2000), tác giả Trần
Quốc Vượng quan niệm: “Văn hoá, theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được biến
đổi bởi con người, bao hàm cả kĩ thuật, kinh tế,... để từ đó hình thành một lối
sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên
nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với hệ thống
những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm ... tạo
nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người” [16, tr. 35- 36]. Ở
đây, tác giả Trần Quốc Vượng đã nhấn mạnh đến sự sáng tạo của con người
với tư cách là chủ thể của văn hóa trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và
quan hệ với chính bản thân mình để hình thành nên những giá trị văn hóa.
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
(1997) cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
8



trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình”.[10, tr.27]. Khái niệm này của Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra bốn đặc
trưng cơ bản của văn hóa là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính
lịch sử.
Như vậy có thể thấy tùy từng mục đích khác nhau mà các nhà nghiên
cứu đưa ra hoặc sử dụng những quan niệm về văn hóa khác nhau. Mặc dù có
nhiều quan niệm về văn hóa nhưng các quan niệm khơng chống nhau, mà góp
phần bổ sung cho nhau để làm sáng rõ hơn định nghĩa văn hóa. Và điểm
chung của các quan niệm đó là văn hóa là tất cả những sản phẩm và giá trị do
con người sáng tạo nên, đồng thời văn hóa phải thúc đẩy sự nhân văn tiến bộ
của nhân loại.
1.1.1.2. Khái niệm giá trị
Giá trị là một phạm trù rất riêng của con người, liên quan trực tiếp đến
lợi ích vật chất cũng như tinh thần của con người. Giá trị gắn liền với nhu cầu
con người. Mà nhu cầu của con người lại rất phong phú và đa dạng, được biểu
hiện dưới nhiều góc độ, hình thức khác nhau
Cho đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về giá trị,
xuất phát từ những góc độ tiếp cận khác nhau.
Nhà triết học cổ điển Đức E. Căng giải thích: “Vật nào có thể đem trao
đổi được đều có một giá, duy có một số vật khơng lấy gì thay thế được thì có
một giá trị. Ví dụ như chiếc đồng hồ có một giá, cịn tình bạn, tình u, lịng
u nước, tinh thần hi sinh vì đại nghĩa, kiệt tác nghệ thuật, tín ngưỡng, thần
linh…là những cái vô giá - tức là những giá trị xã hội” [14].
Su - nê - sa - bu - ra Ma - ki - gu - chi (Tsunesabura makiguchi) - người
sáng lập ra Hội giáo dục giá trị của Nhật Bản, đã đưa ra định nghĩa: “Giá trị là
sự thể hiện có tính định hướng về mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối
tượng của sự đánh giá” [14]
Nhà nghiên cứu văn hóa của Hoa Kỳ C. Cơ - lắc - khôn cho rằng:
“Giá trị mang trong nó những quan niệm thầm kín hoặc bộc lộ về cái ao
9



ước riêng của một cá nhân hay của một nhóm. Những quan niệm ấy chi
phối sự lựa chọn trong các phương thức, phương tiện và mục đích khả thể
của hành động” [14].
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tập thể tác giả Viện
điển sử Lai - xích (Liên Xơ cũ) đưa ra định nghĩa: “Giá trị như là những điểm
tích tụ của tư tưởng một giai cấp nhất định hoặc một chế độ xã hội nhất định.
Tức là, các giá trị thể hiện một cách lịch sử, cụ thể các mục tiêu, quy tắc, lý
tưởng của lợi ích xã hội, các yêu cầu của mỗi chế độ xã hội và của mỗi giai
cấp nhất định. Và do đó, giá trị trong nhiều trường hợp là định hướng phát
triển cơ bản của đời sống tinh thần, nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất
định” [14].
Các quan niệm trên dù có những điểm khác nhau nhưng có điểm gặp
gỡ chung là ở chỗ tất cả đều xem giá trị như một kết quả của hoạt động đánh
giá từ phía chủ thể (con người). Dù cơng khai hay ngầm ẩn, con người thường
quy các sự vật, hiện tượng vào những giá trị tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, đáng
trọng - đáng khinh…Hơn thế các hành động của con người đều mang tính
hướng đích, tức là hướng đến các giá trị mà mỗi cá nhân tôn thờ. Giá trị xã
hội mang tính cộng đồng, là sở thích của cộng đồng nảy sinh trong một bối
cảnh xã hội nhất định và đóng vai trị điều tiết hành vi của mỗi cá nhân trong
cộng đồng ấy.
1.1.1.3. Khái niệm giá trị văn hóa
Giá trị văn hóa khơng phải là cái chủ quan hay bị áp đặt mà nó mang
tính khách quan, gắn liền với dân tộc giai cấp và nhân loại, cho nên, giá trị
văn hóa cũng mang tính phổ biến.
Giá trị văn hóa là sự đánh giá mang tính cộng đồng đối với các hiện
tượng, sản phẩm văn hóa do con người tạo ra trong bối cảnh xã hội nhất định.
Những giá trị đó được coi là tốt đẹp, là có ích, đáp ứng nhu cầu của con người
trong mọi thời đại. Một khi những giá trị đó được hình thành và được định

hình thì nó có tác dụng chi phối những nhận thức, quan niệm, hành vi, tình
10


cảm của con người trong mỗi cộng đồng ấy. Giá trị văn hóa về thực chất là sự
khẳng định của con người đối với sự tồn tại vật chất và tinh thần trong đời
sống xã hội, quan hệ, trật tự của mình, hành vi, thái độ của mình, khích lệ con
người sống và phát triển theo thang giá trị mà cộng đồng xã hội tôn vinh.
Bên cạnh những giá trị tổng quát (yêu nước, cộng đồng, cần cù, hiếu
học) còn tồn tại giá trị bộ phận. Giá trị này được thể hiện trong từng lĩnh vực
hoạt động của con người như: Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong
ăn uống, đi lại, phong tục tập quán, lễ hội... Những giá trị bộ phận không phải
là những thực thể riêng biệt mà chúng góp phần chung đúc nên giá trị văn hóa
tổng quát và ngược lại.
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
cho rằng “Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ
nhân bản của xã hội và con người” [10, tr.23]. Về phân loại giá trị, tác giả
Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng: “Các giá trị văn hóa theo mục đích có thể
chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần
(phục vụ cho nhu cầu tinh thần). Theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử
dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ (chân, thiện, mỹ). Theo thời gian có
thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời” [10,tr.23,24].
Vận dụng quan điểm trên, nhóm tác giả xem xét hoạt động của chợ
Viềng từ góc độ giá trị văn hóa tinh thần. Mặc dù chợ là nơi buôn bán, trao
đổi hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người, nhưng với chợ
Viềng ở huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định), giá trị về tinh thần, về tâm linh là
yếu tố nổi bật và chủ đạo được đề cao chứ không phải giá trị kinh tế.
1.1.1.4. Khái niệm về chợ
Chợ là nơi, trung tâm diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và
dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật (hàng đổi hàng, hoặc quy đổi tiền lấy hàng).

Đây cũng có thể là nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu, giới thiệu, quảng
cáo, tiếp thị sản phẩm - dịch vụ, một điểm rất đặc trưng của cư dân Việt Nam
chính vì thế mà cũng có rất nhiều các khái niệm chợ được nghiên cứu và ra
11


đời để phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như trong đời sống xã hội.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt (2003): “Chợ là nơi tụ hợp giữa người
mua và người bán để trao đổi hàng hóa, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi
hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)” [3].
Bên cạnh nghĩa đơn thuần về chợ thì cịn có một khái niệm nữa đó
chính là chợ truyền thống sẽ được hiểu một cách rất thuần Việt. Chợ truyền
thống là một khái niệm đơn thuần chỉ một số loại hình thức kinh doanh được
phát triển và kế thừa dựa trên những yếu tố hoạt động có tính cổ truyền, lưu
giữ và nối tiếp mang tính thương mại, kinh tế lợi nhuận trong đó, được tổ
chức tại một địa điểm cố định và có chu kỳ lặp đi lặp lại theo tuần, theo
tháng; Đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa - dịch vụ và cả về nhu
cầu đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư tại đó.
1.1.2. Các giá trị văn hóa của chợ truyền thống Việt Nam
1.1.2.1. Giá trị trao đổi kinh tế, quảng bá sản phẩm của địa phương
Chợ truyền thống của Việt Nam mang rất nhiều giá trị văn hóa trong đó.
Mộc mạc, đơn giản về cách nghĩ, thơ sơ giản về hình thức chỉ có vài mái lợp
rơm rạ hay mái lá, cả người bán lẫn người mua đã có thể tao ra một tụ điểm
chợ để trao đổi buôn bán. Mặc dù bé nhưng đem lại hiệu quả rất cao về mặt
doanh thu cũng như quảng bá các sản phẩm nổi bật của địa phương từng vùng.
Ở phiên chợ có đủ các mặt hàng, thường là rau, củ quả trong vườn nhà tự
trồng để ăn thừa thì mang ra chợ kiếm đồng cải thiện cuộc sống; Có được hay
những con gà, con vịt nhà chăm, để đem ra chợ bán lấy lời, chỗ thì bán nơng
cụ phục vụ cho nơng nghiệp sinh hoạt thường ngày, chỗ thì bán những món
q vặt như: Xơi, chè, ngơ nướng hay mấy món bánh q giản dị vừa túi tiền,

ai thấy ưng thì mua về làm quà, hay cứ ngồi xuống ăn thoải mái vô tư khơng
suy nghĩ về giá cả. Cả phiên chợ tốt lên cái giản dị, thường ngày rất đặc
trưng cho chợ truyền thống của Việt Nam.
Một phiên chợ đông ứng trừng khoảng vài trăm người, khơng khí thân
mật hiền hịa bởi đa phần là người quen với nhau trong cùng một làng, xã;
12


Hay là bạn bè cùng nhau ra vui chơi. Hình như mọi người ai cũng thích đi chợ,
khơng mua gì thì cứ đi ngắm, đi chơi. Đơng người nhất chắc là ở các quán
nước chè đầu chợ dưới gốc đa, gốc đề, người ta gặp nhau, vừa uống nước chè
vừa hỏi thăm nhau. Đây cũng chính là nơi, bàn bạc xôi nổi về các loại mặt
hàng, giá cả so kè tính ít nhiều về giá trị có tương đương với vật mà họ mua
hay không. Chỉ những thứ đơn thuần, rất riêng như vậy thôi đã tạo nên giá trị
vô hình cho sự quảng bá, trao đổi về cả mặt vật chất lẫn tinh thần theo một
nghĩa truyền thống.
Dù còn mang nặng tính tự cung, tự cấp nhưng chợ truyền thống khơng
vì thế mà đơn điệu, lạc lõng với thế giới ở bên ngoài. Người mua, kẻ bán, tất
cả mọi người đều xởi lởi, vui vẻ. Đối với người “Nhà quê”, những phiên
truyền thống là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, là
một cái gì đó gần gũi đến thân thương lạ kỳ, đã đi vào tiềm thức của mỗi
người dân Việt Nam. Những hình ảnh hết sức mộc mạc, thân quen và cũng rất
tự nhiên như tâm hồn, bản tính của người Việt… Bởi chợ truyền thống là nơi
lưu giữ được những nét văn hóa cũng như tục lệ của người dân vùng đó.
1.1.2.2. Giá trị tâm linh
Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy “Tâm linh là cái thiêng liêng
cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống
tín ngưỡng, tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được
đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [2, tr.11]. Giá trị tâm linh ở
những phiên chợ truyền thống như một nét văn hóa khơng thể thiếu trong đời

sống của người dân Việt Nam. Giá trị tâm linh được biểu hiện qua ba khía
cạnh chính như sau:
Thứ nhất, tâm linh trong tiềm thức của mỗi cá nhân: Trong tiềm thức
của mỗi cá nhân thì họ chỉ mang một niềm tin thiêng liêng duy nhất vào
những vị thần, vị thánh mà họ cho rằng và tin là có sức ảnh hưởng, che chở và
bảo trợ cho họ về mặt tinh thần. Tâm linh rất phong phú và đa dạng nhưng
không phải lúc nào con người chúng ta cũng thường trực trong đời sống tâm
13


linh, mà tâm linh phải gắn liền với hoàn cảnh, môi trường phù hợp.
Thứ hai, tâm linh trong các mối quan hệ gia đình, dịng họ: Trong mỗi
gia đình, dịng họ thì bàn thờ tổ tiên là biểu tượng, tượng trưng cho sự linh
ứng, tin vào những gì mà người thân của mình dù đã khuất nhưng họ vẫn hiện
hữu ngay bên cạnh chúng ta để đó là nơi hội thụ, đồn tụ, sum họp, nhớ về cội
nguồn duy trì những giá trị thiêng liêng chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ
khác trong gia đình “Ơng, Bà, Cha, Mẹ” rồi đến “Cơ Chú Anh Chị em”, Ở
dịng họ thì trao cho “Trưởng họ” đó là một nét tâm linh rất đặc trưng của
Việt Nam.
Thứ ba, Tâm linh trong cộng đồng - xã hội: Tâm linh trong cộng đồng
xã hội là một thuật ngữ được dùng để chỉ một loại hình văn hố tâm linh tinh
thần đặc thù của cộng đồng người Việt lấy đối tượng là sự bày tỏ tình cảm
linh thiêng, niềm tin linh thiêng, sự tri ân của những người đang sống đối với
những người thân đã mất, đối với những vị anh hùng dân tộc, những liệt sĩ
được tôn làm Thần, làm Thánh, làm Thành hồng làng,… diễn ra trong một
khơng gian và thời gian mang tính thiêng nhất định. Từ xa xưa, trong các hoạt
động văn hoá truyền thống dân tộc, người Việt Nam đều có tổ chức các hoạt
động văn hố tâm linh, hoặc do cộng đồng làng, xã tổ chức theo những lễ
nghi trang trọng, uy nghiêm, với sự tham gia một cách thành kính, tự nguyện
của nhân dân đến với các vị Thần, Thánh, nghi thức tế đối Tổ tiên, dòng họ

nhằm mục đích cầu cho quốc thái, dân an, cho mọi người nhà nhà đều được
hạnh phúc ấm no.
Ở Việt Nam, trong truyền thống, chợ ngoài giá trị trao đổi kinh tế còn
hàm chứa cả giá trị tâm linh, thể hiện khía cạnh tâm linh trong đời sống cộng
đồng của người dân quê. Cụ thể nhiều ngôi chợ họp không phải chỉ để trao
đổi hàng hóa thơng thường mà cịn để thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Ví dụ như
chợ Âm Dương tại làng Ó (tức Xuân Ổ) xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh họp mỗi năm một lẫn vào đêm mùng 4, rạng sáng ngày mùng 5
tháng Giêng. Tương truyền nơi đây có nhiều người tử nạn, nên phải tổ chức
14


họp chợ âm dương để linh hồn người chết giao cảm với người sống. Cả người
mua và người bán đều rất trung thực, khơng tính đắt, rẻ, khơng kỳ kèo giá cả,
khơng đếm tiền. Đầu chợ có đặt một chậu nước để thử tiền âm hay dương. Có
người sáng ra chỉ nhận được vỏ hến hoặc lá đa, nhưng không ai phàn nàn mà
coi đó là dịp ban phúc cho người khác. Khi trời còn tối, mọi người đã ra về.
Họ mời nhau uống nước, ăn trầu, hát quan họ cho tới sáng mới về nhà. Và đặc
biệt với chợ Viềng cũng vậy, chợ họp mỗi năm một lần vào đếm ngày mùng 7,
rạng sáng ngày mùng 8 tháng Giêng. Mọi người đến chợ khơng chỉ trao đổi
hàng hóa thơng thường mà mục đích cốt để mua may bán rủi, cầu tài cầu lộc
cho cả một năm. Nội dung này sẽ được nhóm tác giả làm rõ trong chương 2
của đề tài.
1.1.2.3. Giá trị giao lưu cộng cảm
Chợ là nơi lưu giữ được những nét đặc trưng nhất về cấu trúc xã hội là
nơi giao lưu chia sẻ về văn hóa, tín ngưỡng, làng nghề truyền thống của vùng,
ẩm thực và các loại nghệ thuật truyền thống mang đậm bản chất thuần túy của
một nền văn minh lúa nước. Song bên cạnh đó lại cịn mang một giá trị cộng
cảm rất riêng biệt, khác hoàn toàn với hàng trăm, hàng nghìn phiên chợ trên
thế giới.

Để hiểu, cảm nhận rồi lan tỏa của cả một vùng rộng lớn, sau đó là nổi
lên sự khác biệt ở giá trị cộng cảm. Ngoài những lợi ích chung thì chợ cũng là
nơi giúp những con người vốn chưa gặp nhau lần nào, tiếp xúc với nhau bao
giờ lại trở lên thân quen nhờ vào cái giá trị cộng đồng, cảm thông chia sẻ lại
được đẩy lên rất nhiều thông qua những phiên chợ truyền thống ở Việt Nam
mới có được.
Ở mỗi vùng, miền trên đất nước Việt Nam, hình thức tổ chức chợ có
thể khác nhau, mang hơi thở, dấu ấn đặc sắc riêng và gắn liền đời sống tâm
linh của đồng bào mỗi vùng miền như: Chợ tình Sa Pa (Lào Cai), chợ Viềng
(Nam Định), phiên chợ Âm dương (Bắc Ninh), chợ nổi miền Tây Nam Bộ…
Những nét đặc trưng của một phiên chợ truyền thống, chợ không những đơn
15


thuần là nơi trao đổi, mua - bán, mà còn là nơi để anh em, bạn bè, gia đình,
chịm xóm, những người tình cờ đến để gặp gỡ, giao lưu tình cảm, trao đổi
thơng tin, tạo sự gắn kết với nhau.
Điển hình như các phiên Chợ tình Sa Pa (Lào Cai), chợ tình Khâu Vai
(Hà Giang),…. một số phiên chợ khác của vùng cao Tây Bắc chỉ diễn ra
những ngày nhất định trong năm, ở các phiên chợ đó khơng bán không đổi,
không tấp nập kẻ mua người bán, mà chỉ có những hành động đẹp trao gửi
những tình cảm nồng nhiệt nhất, cháy bỏng nhất và có cả những tiếc nuối của
những chàng trai, cô gái... Hay như những dịp đầu Xuân, mọi người đến với
chợ Viềng (Nam Định) khơng chỉ để trao đổi mua bán mà cịn để “Cầu may,
cầu phúc, cầu bình an”.
Như vậy giá trị giao lưu cộng cảm ở các chợ truyền thống Việt Nam là
một hướng nhìn và suy nghĩ khá mới. Khơng đơn thuần chỉ mang nghĩa “Chợ”
mà nó cịn nói và tốt lên sự hài hịa, tính cộng đồng chia ngọt, sẻ bùi thể hiện
rất đậm nét qua những biểu hiện, đặc trưng nhất định.
1.1.2.4. Giá trị bảo tồn văn hóa truyền thống

Bảo tồn văn hóa truyền thống của những phiên chợ ở Việt Nam đã trở
thành nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy các giá trị cốt bên trong và đều
nêu bật lên được các giá trị, cái chất rất riêng của các phiên chợ truyền thống.
Chợ truyền thống đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nó là
một hiện tượng - văn hóa - xã hội, bao gồm rất nhiều yếu tố như: Tư tưởng
tình cảm, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của người
dân được hình thành trong điều kiện tự nhiên và được bảo tồn qua năm tháng
trong đời sống cả vật chất lẫn tinh thần.
Bên cạnh đó chợ truyền thống cịn góp phần lưu tồn, gìn giữ những gì
q giá, là cốt cách, nền tảng cho sự phát triển, cho sự đi lên của cả một cộng
đồng,….Từ những mặt này thì chợ truyền thống ln mang ý nghĩa giá trị tích
cực, là chỗ dựa khơng thể thiếu của các giá trị mới sau này. Tiếp theo là bảo
tồn văn hóa truyền thống chợ cũng cịn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự
16


dung dưỡng, duy trì và làm sống lại những nét đẹp vốn có của chợ truyền
thống Việt Nam để mai sau có những lớp, thế hệ tiếp nối và tiếp tục phát huy
các giá trị tốt đẹp đó.
Giữ gìn nét đẹp văn hóa chợ truyền thống là bảo vệ, tơn tạo cả một
cơng trình văn hóa, đồng thời nó cịn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đến thế hệ
trẻ về việc bảo tồn các giá trị và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt
đẹp của Việt Nam.
1.2. Khái quát về huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
1.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sơng Hồng, diện
tích: 1671,6 km2, chiếm khoảng 0,6% diện tích tồn quốc, đứng thứ 51 trong
64 tỉnh, thành phố và có dân số đơng: 1.975.181 người, chiếm khoảng 2,37%
dân số cả nước, đứng thứ 8 trong 64 tỉnh và thành phố. Trong đó dân số nam:
978.986 người, chiếm 48,45% dân số toàn tỉnh, dân số nữ: 1.018.212 người,

chiếm 51,55%. mật độ dân số trung bình: 1.197 người/ km2. Dân số của tỉnh
phân bố không đều. Khu vực thành thị chiếm 16,07%, khu vực nông thôn
chiếm 83,93% (theo số liệu thống kê năm 2013).
Huyện Vụ Bản có vị trí địa lý nằm ở phía tây bắc của tỉnh Nam Định,
cách thành phố Nam Định 15km và có địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi để
phát triển nền kinh tế - văn hóa – mơi trường và xã hội.
- Phía bắc huyện Vụ Bản giáp huyện Mỹ Lộc và huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam
- Phía đơng huyện Vụ Bản giáp thành phố Nam Định và huyện Nam Trực
- Phía tây huyện Vụ Bản và phía nam của huyện giáp huyện Ý n.
Huyện Vụ Bản có diện tích 152,82 km2, dân số năm 2018 là 156.908
người, mật độ dân số đạt 900 người/km2. Huyện Vụ Bản thuộc vùng đất cổ,
đất đai tương đối ổn định. Dọc phía tây huyện có các dãy núi đất lẫn đá chạy
từ Bắc xuống Nam với sáu ngọn núi: Núi Ngăm, núi Tiên Hương, núi Báng,
núi Lê, núi Gôi và núi Hổ... Vụ Bản nằm ở giữa sông Đào và sông Sắt. Sông
17


Đào một đầu quan trọng nối với Sông Hồng, đầu kia đổ ra sông Đáy. Sông
Sắt nối liền với sông Châu và sơng Đáy. Mảnh đất này chính là do phù sa
sông Hồng và sông Đáy bồi tụ lên.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Ngày 24/09/1998, Thành phố Nam Định nhận quyết định số: 183/1998/QĐ
-TTg công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại II. Trải qua chặng đường phấn
đấu phát triển, sau 13 năm kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận thành
phố Nam Định là đơ thị loại II, thành phố Nam Định đã đạt các tiêu chí của đơ thị
loại I tại Quyết định số: 2106/QĐ -TTg ngày 28/11/2011 công nhận thành phố
Nam Định là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh.
Với thuận lợi như thế tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vụ Bản trong
những năm gần đây có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh

doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất;
Các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế đã khẳng định
được vị trí của huyện Vụ Bản nhằm trong top đầu của tỉnh về mức kinh tế
phát triển, … song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như:
Thiên tai, dịch bệnh gia súc; Giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều
tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên,
ảnh hưởng không nhỏ đến sự cạnh tranh; Kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ
tầng khu vực nông thôn tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn thiếu và xuống cấp, …
Song với chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng, các cấp các ngành và nhân dân
toàn thành phố nền tình hình kinh tế - xã hội đã thu được kết quả đáng kể,
kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng tích cực.
Trong 5 năm 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Vụ Bản
tăng trưởng khá ổn định bình quân đạt 11,9%/năm; tổng giá trị tăng thêm
(GDP) chiếm bình qn 18,5%/năm so với tồn tỉnh. tổng vốn đầu tư phát
triển trên địa bàn đạt bình qn 45,5%/năm so tồn tỉnh; Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình qn đạt 46,8%/năm so tồn tỉnh.
Năm 2018 giá trị sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn đạt 5.928 tỷ, chiếm
18


12,5% toàn tỉnh. Các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện Vụ Bản hoạt
động khá ổn định với 112 doanh nghiệp (trong đó số doanh nghiệp thuộc
thành phần kinh tế hỗn hợp ngoại quốc doanh là 87 doanh nghiệp (chiếm
89,28%). Đời sống người lao động cơ bản được đảm bảo. Lao động với thu
nhập bình quân 4.5 triệu đồng/ người/tháng; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt
14,55 tỷ đồng, tăng 1,05% so cùng kỳ năm ngoái.
Mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2030 của huyện Vụ Bản là: Tập trung phấn đấu đưa nền kinh tế của
thành phố tăng trưởng với mức hợp lý, hiệu quả và bền vững. Huy động tối đa
và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh. Thực

hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh giảm nghèo. Củng
cố quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự - an tồn xã hội.
Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2030 của huyện Vụ Bản là:
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng từ 10% đến 15% trở lên. Giá trị sản
xuất của ngành nông, lâm, tăng 2,5%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng
15%. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 10% trở lên. Đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách đạt 120 tỷ đồng.
1.2.3. Đặc điểm xã hội
Huyện Vụ Bản với sự ổn định về chính trị - xã hội đang từng bước
vững chắc, khẳng định vị thế, kết quả đã được trong xuất những năm qua của
huyện Vụ Bản và được xác định dựa theo Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày
14/9/2005 của Bộ Chính trị và Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 19/5/2006
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thành phố thành Trung
tâm phía Nam vùng đồng bằng Sơng Hồng và mới đây nhất là Nghị quyết số
06-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về tập trung xây dựng, phát
triển, hình thành rõ nét một số chức năng trung tâm vùng Nam đồng bằng
sông Hồng đã tạo nhiều cơ hội mới thuận lợi mới rất quan trọng cho sự
nghiệp xây dựng và phát triển của huyện Vụ Bản nói riêng và chiến lược phát
triển sự nghiệp nói chung của tỉnh Nam Định.
19


×