Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

PHÂN TÍCH CÁI ĐẸP THEO QUAN ĐIỂM MĨ HỌC BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.11 KB, 19 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁI ĐẸP THEO QUAN ĐIỂM MĨ HỌC
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Mĩ học đại cương
Mã phách:………………………

HÀ NỘI, 2021

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 2
5. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................ 2
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 3
1. Phân tích bản chất của cái đẹp qua ví dụ cụ thể ...................................... 3
1.1. Bản chất của cái đẹp ......................................................................... 3
1.2. Phân tích bản chất của cái đẹp qua tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ”
của họa sĩ Tô Ngọc Vân. ........................................................................... 6
2. Đặc điểm của cái đẹp trong nghệ thuật ................................................... 8
2.1. Tính điển hình .................................................................................. 9
2.2. Tính biểu cảm ................................................................................ 10
2.3. Tính thống nhất giữa nội dung và hình thức ................................... 11


3. Cái đẹp trong xã hội qua các ví dụ........................................................ 12
3.1. Đặc điểm cái đẹp trong xã hội ........................................................ 12
3.2. Những ví dụ cụ thể về cái đẹp trong xã hội .................................... 13
KẾT LUẬN .................................................................................................. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 17

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mĩ học là khoa học nghiên cứu toàn bộ quy luật, hiện tượng thẩm mỹ
trong hoạt động của đời sống con người. Trong đó, cái đẹp là phạm trù cơ bản
và trung tâm của mĩ học. Cái đẹp mang trong nó nhiều giá trị thẩm mĩ và có
vai trị to lớn đối với đời sống tinh thần của con người. Cái đẹp có mặt khắp
mọi nơi, tồn tại xung quanh con người trong mỗi bước đi, mỗi việc làm, mỗi
hành vi ứng xử. Ở đâu có cuộc sống của con người là ở đó có cái đẹp. Cái đẹp
mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt
qua mọi thử thách. Cái đẹp được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến
nhất, là điểm tựa trung tâm để con người đánh giá về mặt thẩm mĩ. Tuy nhiên,
trong cuộc sống nhiều người vẫn hay lầm tưởng một suy nghĩ hạn hẹp rằng
cái đẹp chỉ được biểu hiện trong những bức tranh hay cảnh vật trước mắt mà
quên những đi cái đẹp tồn tại ngay trong xã hội. Nguyên nhân là do chưa tìm
hiểu một cách kĩ càng về khái niệm cũng như bản chất của cái đẹp, từ đó
khơng thể nhận biết được hết được cái đẹp trong cuộc sống. Vì vậy, em chọn
chủ đề “Phân tích cái đẹp theo quan điểm mĩ học” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Đi sâu nghiên cứu về cái đẹp với tư cách là phạm
trù trung tâm của mĩ học từ đó nâng cao vốn hiểu biết của bản thân, biết cảm
thụ cái đẹp tích cực và say mê cái đẹp và vận dụng các kiến thức đó vào cuộc

sống, học tập, nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích được bản chất của cái đẹp qua ví dụ cụ
thể; làm rõ đặc điểm của cái đẹp trong nghệ thuật; và liên hệ cái đẹp trong xã
hội qua những ví dụ cụ thể.

1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các vấn đề của cái đẹp
Phạm vi nghiên cứu: được xác định trong việc phân tích và đánh giá
về cái đẹp, bản chất của cái đẹp, đặc điểm của cái đẹp trong nghệ thuật và
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích
tổng hợp tài liệu có sẵn như: sách báo, tạp chí, báo cáo, bài luận văn, truy vấn
thông tin qua internet,.... Kết hợp cùng phương pháp thu thập và xử lí thơng tin
em đã tổng hợp được những dữ kiện cần thiết để hoàn thành bài tập lớn này.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu cái đẹp để làm cơ sở để nghiên cứu các
quy luật khác của đời sống thẩm mĩ. Đóng góp thêm kho tàng kiến thức về cái
đẹp và bài tập này sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên có nhu cầu tìm hiểu
về vấn đề.
Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp thêm những kiến thức về cái đẹp, từ đó
có thể ứng dụng vào đời sống cũng như học tập, nghiên cứu.

2


PHẦN NỘI DUNG
1. Phân tích bản chất của cái đẹp qua ví dụ cụ thể

1.1.

Bản chất của cái đẹp
Cái đẹp tồn tại khắp mọi nơi xung quanh cuộc sống chúng ta, được biểu

hiện qua các sự vật, hiện tượng với các kích thước, hình dạng, màu sắc khác
nhau. Ta có thể nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy bằng các giác
quan. Cái đẹp trong thiên nhiên với ảnh quan sông núi, cây cỏ, chim thú, cái
đẹp của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông,… hay những cái đẹp do bàn tay con
người tạo ra như đường phố, nhà cửa, xe cộ, vật dụng,… và cả những cái đẹp
tiềm ẩn trong đời sống con người biểu hiện qua văn hoá ứng xử, cái đẹp của
tâm hồn, đạo đức, trí tuệ,… Đặc biệt, trong nghệ thuật cái đẹp được thể hiện
qua các bức tranh, pho tượng, bộ phim, cuốn sách,… Như vậy, chúng ta có
thể bắt gặp cái đẹp ở bất cứ đâu trong cuộc sống, cái đẹp rất gần gũi với mỗi
con người trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cái đẹp là phạm trù phức
tạp, từ xưa tới nay con người luôn gặp phải trở ngại trong việc khái quát chân
lí phổ biến về cái đẹp bởi gặp phải trở ngại về hai vấn đề chủ quan và khách
quan. Và khi mĩ học Mác – Lênin xuất hiện đã khắc phục được những thiếu
sót trong những quan điểm siêu hình của tư tưởng mĩ học duy vật trước đó.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
mĩ học Mác-Lênin khẳng định rằng: Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất
biện chứng giữa hai nhân tố khách quan và chủ quan.
Về cơ sở khách quan: Cái đẹp xuất phát từ phẩm chất thẩm mĩ tồn tại
khách quan bên trong sự vật phù hợp với quan niệm của con người và có khả
năng gợi lên ở con người thái độ thẩm mỹ tích cực, sự sảng khối, thích thú.
Thơng qua những kết cấu của sự vật được kết hợp với nhau tạo thành sự hợp
lí về tỉ lệ nhất định giữa các bộ phận, mảng khối, kích thước, màu sắc, giữa
3



nội dung và hình thức trong một chỉnh thể tạo nên sự cân đối và hài hòa.
Chẳng hạn như tỉ lệ vàng trong tương quan tỉ lệ của hai cạnh trong các hình
chữ nhật là 1/1,61. Đây là chỉ số tối ưu nhất cho sự cân đối, tạo sự hài lịng thị
giác trong các loại hình chữ nhật nói chung, từ kích thước cửa sổ, cửa ra vào
đến khung ảnh, bàn ghế, v.v...
Sự kết hợp hài hoà giữa các kết cấu, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
của sự vật dẫn đến thống nhất tồn vẹn. Và những gì đạt tới sự phát triển toàn
vẹn nhất cũng thường gợi cái đẹp, đưa đến những cảm giác thẩm mĩ. Chẳng
hạn như “Vẻ đẹp của người thiếu nữ độ trăng tròn” để miêu tả về cái đẹp của
người thiếu nữ khi ở đổ tuổi đẹp nhất, độ tuổi phát triển về hình thể lẫn tâm
hồn, chất chứa một sự trong sáng, tươi mới, rạng rỡ của tuổi trẻ. Và chỉ khi sự
vật được nằm chỉnh thể nhất định thì cái đẹp mới phát huy hết vẻ đẹp của nó.
Như vậy, cấu trúc hài hoà, toàn vẹn, cân đối là những phẩm chất quan trọng
khách quan tạo nên cái đẹp.
Về cơ sở chủ quan: Tuy nhiên có thể nhận thấy bản thân cái hài hịa
khơng đơn thuần chỉ gắn liền với phẩm chất khách quan của sự vật mà còn
liên quan đến quan niệm chủ quan của con người. Bởi khi chưa đặt trong mối
quan hệ với chủ thể thì bản thân sự vật chưa thể gọi là hài hịa hay khơng hài
hịa. Sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hồn thiện, hài
hịa, cân cứng; phù hợp với ước mơ, mong muốn của con người về những cái
có tính lý tưởng; phù hợp với quan niệm của con người về cái “chân” và cái
“thiện” thì được coi là cái đẹp. Chân là sự đúng đắn, tính chân thực của cuộc
sống; thiện là tính nhân bản, nhân văn tốt đẹp. Chân lí, điều thiện, cái đúng,
cái tốt bao giời cũng là cái đẹp. Từ lâu người ta đã có quan niệm cho rằng
chân - thiện - mĩ là hệ giá trị cao nhất trong đời sống tinh thần của con người
cái mà con người cần phải vươn đến; phải đạt được để khẳng định sự hoàn
4


thiện và phát triển của con người. Quả thực cái giả không thể đẹp; cái xấu

không thể đẹp. Cái đẹp dựa trên cái thật; cái tốt; nhưng có những cái thật cái
tốt chưa phải là cái đẹp; chúng chỉ trở thành đẹp khi hiện ra trong hình tượng
cảm tính – cụ thể và là một giá trị thẩm mỹ được xã hội thừa nhận.
Tuy nhiên, quan niệm về cái đẹp chỉ mang tính tương đối vì bị quy định,
chi phối bởi những yếu tố lịch sử - xã hội. Trong xã hội, có sự phân chia giai
cấp, mỗi giai cấp gắn với địa vị và lợi ích khác nhau nên có những tiêu chuẩn
về cái đẹp khơng giống nhau. Chẳng hạn, những người nông dân ở những
vùng nông thôn lao động chân tay nên tiêu chuẩn về cái đẹp của người con
gái phải là những cơ gái có thân hình khỏe khoắn, cịn những người sống nơi
thành thị có cuộc sống nhàn rỗi vì thế họ thấy con gái có ngoại hình mảnh
mai, yểu điệu mới là đẹp. Tuy nhiên, khơng có sự phân chia rách rịi về quan
niệm cái đẹp ở các giai cấp, đơi khi có những giai cấp khác nhau, đối nghịch
nhau vẫn có tiếng nói chung, khi đó quy định về cái đẹp khơng cịn liên quan
đến quyền lợi của các giai cấp.
Ngoài ra, quan niệm về cái đẹp được quy định bởi tính dân tộc. Bởi mỗi
dân tộc có lãnh thổ riêng, ngơn ngữ riêng, phong tục tập quán, lối sống không
giống nhau, điều này chi phối đến quan niệm về cái đẹp của từng dân tộc là
khác nhau. Những sự vật, hiện tượng, lý tưởng, hành vi, nếp sống,… được
xem là đẹp phụ thuộc rất lớn vào bản sắc riêng đó.
Tuy nhiên, quan niệm cái đẹp khơng phải là bất biến. Nó tùy thuộc vào
điều kiện sống, các quan điểm thực tiễn – xã hội khác nhau mà mỗi thời đại
có quan niệm về cái đẹp khác nhau. Có những cái đẹp chỉ trong chốc lát hơm
nay đẹp, nhưng ngày mai rất có thể bị coi là lỗi thời như một kiểu tóc, một
mốt quần áo, mốt nhà cửa; hay thực tế như những năm giữa thế kỉ XX ở Việt
Nam ưa chuộng những thể loại nhạc kháng chiến, chiến đấu, nhạc đỏ, nhạc
5


quê hương da diết, nhưng đến những năm gần đây dần được thay bằng những
loại nhạc sôi động hơn, tiết tấu mạnh và nhanh, mang hơi hướng phương Tây

như rap, pop, rock, EDM,…
Nhưng dù quan niệm về cái đẹp có bị thay đổi theo thời gian thì cũng
khơng thể vượt ra khỏi những chuẩn mực chung của cái đẹp mà mọi thời đại
đều chấp nhận và nhân loại đều hướng tới, đó là những cái đẹp mang giá trị
chân – thiện – mĩ. Chứng minh điều đó cho sự trường tồn đó phải kể đến là
những tác phẩm kinh điển như truyện Kiều của Nguyễn Du, những vở kịch
nổi tiếng của Sechxpia (Romeo và Juliet, Macbét…), những tác phẩm văn học
của Victohuygo sẽ tồn tại mãi mãi trường cửu với thời gian.
Cuối cùng, quan niệm về cái đẹp bị chi phối bởi yếu tố cá nhân. Bởi
mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, có tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính , mơi
trường sống và giáo dục, trình độ văn hóa riêng nên dẫn đến có những sở thích
khác nhau, liên quan đến thị hiếu của mỗi cá nhân. Song khơng thể tách rời
với những chuẩn mực có ý nghĩa xã hội.
1.2.

Phân tích bản chất của cái đẹp qua tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa

huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Bức “Thiếu nữ bên hoa Huệ” là một tác phẩm tranh sơn dầu do họa sĩ
Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943. Tác phẩm được coi là bức tranh tiêu
biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân và là đại diện tiêu
biểu nhất cho nền mỹ thuật Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Bức tranh biểu hiện mối quan hệ của hai đối tượng: người thiếu nữ và
hoa huệ. Thiếu nữ với nét tân thời duyên dáng cùng hình thể, động thái gợi
lên sức sống tươi trẻ của tuổi đôi mươi và hoa huệ trắng - loài hoa được coi là
biểu tượng của sự trong sáng, thuần khiết. Nhìn nhận qua hình thức của bức
tranh, dường như khơng hồn tồn gợi lên một chân dung nhân vật cụ thể mà
6



nó như ấn chứa trong đó một nội dung sâu sắc, nhằm thể hiện sự trong sáng,
trữ tình, thanh cao, bình lặng của người thiếu nữ Hà Thành.
Tác phẩm mơ tả sinh động chân dung của một người thiếu nữ mặc áo
dài trắng đang nghiêng đầu một cách tự nhiên về phía bình hoa huệ trắng.
Hình dáng cơ gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một
hình khối đơn giản, tốt lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng. Điều đáng
nói tới đó là bố cục được bày vẽ tinh tế, tỉ lệ hợp lý cùng với sự chuyển động
hình thể, hình tượng người thiếu nữ nằm trọn trong đường xoắn ốc vàng, đó
là tỉ lệ vàng được sử dụng rất nhiều trong hội họa, kiến trúc. Dáng người tạo
thành hình vịng cung như ơm lấy những bông hoa trắng, trông tĩnh mà động
khiến cho ta cảm nhận được tâm trạng ưu tư , day dứt của cô gái. Bố cục theo
đường xoắn ốc vàng tạo nên hiệu quả thẩm mỹ của tác phẩm, tỉ lệ vàng quy
định độ mở của đường xoắn ốc tạo nên tổng thể hài hòa, cân đối, tạo cho người
xem cảm giác thuận mắt.
Màu xanh được sử dụng chủ đạo với nhiều sắc độ khác nhau kết hợp
cùng với màu trắng, màu hồng ngả xanh, tạo cho người xem cảm giác trầm
ngâm và tĩnh lặng. Sự xắp xếp cân đối các mảng theo những đường lượn
phong phú trên nhân vật và những đóa hoa đã tạo nhịp điệu cho bố cục bức
tranh. Sự hài hòa giữa các mảng màu xanh, xanh lục trên khơng gian, lá, bình
hoa, lan tỏa ở tà áo dài cho thấy sự chuyển động tinh tế. Hòa cùng sắc xanh,
cô gái hơi nghiêng người, đầu ngả trên cánh tay ngắm hoa, bàn tay trái nhẹ
nhàng vén nghiêng mái tóc, bàn tay phải nâng niu cánh hoa một cách dịu dàng.
Những bông huệ nổi bật bởi màu trắng tinh khiết như mang theo hương sắc,
cùng cái thanh tao của lồi hoa này.
Với bố cục hồn hảo, Tơ Ngọc Vân đã tạo cho thị giác người xem sự
chuyển động vịng khép kín, làm gương mặt thiếu nữ trở thành điểm nhấn
7


trung tâm của bức tranh. Kết hợp với cách sử dụng màu điêu luyện, Tô Ngọc

Vân đã tạo dựng lên hình ảnh thiếu nữ mơ mộng, đài các nhưng cũng đầy ưu
tư trước cuộc sống. Ánh sáng đến từ bên trái, tỏa khắp mặt tranh cho thấy một
sức sống tươi trẻ và trong sáng của người thiếu nữ. Vệt sáng rực rỡ trải dài
trên trang phục và khuôn mặt cô gái, ơm lấy những bơng hoa trắng bên phía
phải tạo sự thăng bằng cho thị giác người xem. Đặc biệt, với sự hoàn thiện kỹ
thuật vẽ tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân, bức tranh diễn đạt được vẻ đẹp nền
nã, duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Hà thành thời chiến.
Với bút pháp tả hiện thực đầy lãng mạn, nét đẹp của người phụ nữ Việt
Nam với tà áo dài cách tân trong tranh của Tô Ngọc Vân như đã gỡ bỏ một số
định kiến của xã hội đương thời. Đặt bức tranh trong bối cảnh đất nước bị ảnh
hưởng nhiều từ nền văn hóa các nước phương Tây, càng tôn thêm giá trị và ý
nghĩa sâu xa. Hình ảnh chiếc áo dài, người phụ nữ Việt với gam màu trắng
tinh khiết chủ đạo càng làm tôn lên phẩm chất con người Việt và khơi gợi tình
u, lịng tự hào dân tộc. Áo dài trắng tinh khôi thể hiện nét đẹp duyên dáng,
đa sắc màu phụ nữ Việt, có những lúc thuần khiết, cao sang khi lại mang dáng
vẻ dịu dàng. Với nét vẽ chân thực, sinh động, kết cấu hài hòa cùng nội dung
truyền tải sâu sắc bức tranh trở nên gần gũi với mọi người, nó phù hợp với
những ước mong của con người, mang những nét đẹp truyền thống dân tộc,
về những giá trị chân thực và tốt đẹp, xóa bỏ đi những định kiến của xã hội
đương thời. Vì vậy mà tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ” được xem là tác
phẩm nổi tiếng nhất và gây được nhiều tiếng vang nhất của ông, cả trong nước
lẫn quốc tế.
2.

Đặc điểm của cái đẹp trong nghệ thuật
Cái đẹp trong nghệ thuật phản ánh một cách chân thực những cái đẹp

trong cuộc sống. Cái đẹp trong nghệ thuật và cái đẹp trong cuộc sống có mối
8



quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau nhưng hồn tồn khơng đồng
nhất. Những gì của tự nhiên, của cuộc sống đều được nghệ sĩ phản ánh lại một
cách mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn. Nghệ thuật là thế giới của cái đẹp nó thể hiện
tập trung của mọi quan hệ thẩm mỹ và nghệ thuật là hình thái cao nhất, tập
trung nhất của quy luật sáng tạo cái đẹp trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ
và nhu cầu tinh thần nói chung của con người. Cái đẹp trong nghệ thuật đó
chính là sản phẩm đặc biệt của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần được thể
hiện qua các tác phẩm nghệ thuật, đó là kết quả của hoạt động mang tính sáng
tạo của người nghệ sĩ.
Những tác phẩm hội họa của Tơ Ngọc Vân nói chung, được xem như
những viên gạch đầu tiên tạo dựng nền móng vững chắc cho nền mỹ thuật của
dân tộc Việt Nam, định hình một phong cách sơn dầu đậm bản sắc dân tộc và
thời đại.
2.1.

Tính điển hình
Đặc điểm riêng của cái đẹp trong nghệ thuật trước hết được thể hiện ở

tính điển hình của nó. Cái đẹp trong nghệ thuật tồn tại như một chỉnh thể thống
nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng; trong đó cái chung được cá biệt
hóa; cái cá biệt được khái quát hóa; điển hình hóa. Những hình ảnh đời thường
ngồi cuộc sống qua bàn tay và khối óc sáng tạo của người nghệ sĩ những điều
tưởng như bình thường lại được nhào nặn trở thành những cái đẹp nên thơ,
hấp dẫn, cái đã đẹp lại trở lên đẹp hơn. Nghệ sĩ cô đọng, chắt lọc, trưng cất nó
trở thành những cái đẹp hoàn chỉnh, chứa đựng những nét chủ yếu, bản chất,
đặc sắc, tiêu biểu nhất cho những cái đẹp cùng loại ngồi cuộc sống. Mỗi hình
tượng nghệ thuật là một cái riêng độc đáo; là sự không lặp lại bất lỳ cái riêng
nào khác được thể hiện bằng các thủ pháp nghệ thuật khác nhau như: hư cấu,
tưởng tượng, ước lệ. Đó lí do mà tạo nên sức hấp dẫn của nghệ thuật, đưa cái

9


đẹp trong nghệ thuật sống mãi với thời gian, đem lại niềm vui, sự thích thú
cho con người, trong khi cái đẹp trog tự nhiên và xã hội chỉ là nhất thời. Qua
các tác phẩm nghệ thuật bất hủ của nhân loại như: bức tượng “Nữ thần Venus”
của Velatxke. Những tác phẩm bản nhạc tuyệt vời: Sonata Ánh trăng của
Beethocven, Swan Lake của Tchaikovsky. Tác phẩm Đôn Kihôtê của Miguel
de Cervantes Saavedra, Romeo và Juliet của Shakespeare hay truyện Kiều của
Nguyễn Du được nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh khẳng định: “Truyện Kiều còn,
tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” đây là những minh chứng hùng hồn
cho lời khẳng định của nghệ sĩ Xêrop “Thời gian đành phải bất lực trước cái
đẹp chân chính trong nghệ thuật”.
2.2.

Tính biểu cảm
Một mặt khác làm lên đặc trưng của cái đẹp trong nghệ thuật đó là tính

biểu cảm. Đó là khi cái đẹp trong nghệ thuật được miêu tả và tái hiện gắn liền
với một thái độ, cảm xúc, tình cảm mà người nghệ sĩ gửi gắm vào đó. Nhờ
tính biểu cảm đó, chỉ một đơi câu Kiều của Nguyễn Du miêu tả về cảnh sắc
thiên nhiên mà ta cảm nhận cả một mùa xuân đang bừng dậy mãnh liệt:
“Cỏ non xanh tận chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Ngay cả khi miêu tả cái đẹp của tự nhiên, người nghệ sĩ cũng khơng thể
khơng đặt vào đó tâm hồn, tình cảm của mình. Hay nói cách khác, nghệ sĩ đã
thổi hồn mình vào đối tượng, làm cho cái đẹp khi được mơ tả, tái hiện thì cũng
gắn liền với nó là một cảm xúc, thái độ, tình cảm của người nghệ sĩ.
Hay như lời chia sẻ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Tôi chỉ là người
hát rong đi qua mảnh đất này để hát lên linh cảm của mình về những giấc mơ

đời. Những giấc mơ, mà ở đó mỗi bài hát của tơi là một lời tỏ tình với cuộc
sống, một lời nhắn nhủ thầm kín và những nỗi niềm tuyệt vọng, và cũng là
10


một nỗi lịng tiếc nuối khơn ngi đối với buổi chia lìa (một ngày nào đó)
cùng mặt đất mà tơi đã một thời chia sẻ những buồn vui cùng mọi người.”,
Những tác phẩm nghệ thuật của ông đều gửi gắm những tình cảm sâu lắng
nhất, những cảm xúc, khát vọng chân thành nhất, mãnh liệt nhất về con người
và về cuộc đời.
2.3. Tính thống nhất giữa nội dung và hình thức
Vẻ đẹp trong tác phẩm nghệ thuật do người nghệ sĩ tạo ra không đơn
thuần chỉ nằm ở vẻ đẹp hình thức, mà hàm chứa trong đó cả một nội dung sâu
sắc, có dụng ý. Đó là tính thống nhất giữa nội dung và hình thức của cái đẹp
trong nghệ thuật.
Nội dung là cái được miêu tả trong nghệ thuật, nội dung chứa đựng
những lý tưởng sống được phản chiếu một cách sâu sắc, có thể đi sâu vào tâm
hồn con người, giúp định hướng hành động của con người. Cịn hình thức sẽ
biểu hiện nội dung hay là cách thể hiện nội dung. Hình thức bao gồm hình thái
tổ hợp cấu trúc và vật chất cái bản chất bên trong của nội dung bằng một ngoại
hình có sức cuốn hút mỹ cảm. Do vậy, bất cứ yếu tố hình thức nào cũng liên
quan đến nội dung, góp phần biểu hiện, bộc lộ nội dung. Ví dụ những loại
tranh khắc gỗ sẽ thường được sử dụng cho những tác phẩm có nội dung mộc
mạc, xưa cũ, khỏe khắn,… cịn tranh lụa được vẽ bằng màu nước trên nền lụa
tơ tằm Hà Đông nên ưa và hợp với các nội dung về tứ thời, thiếu nữ, trẻ em,
người mẹ, tĩnh vật – những đề tài đậm chất thơ, thanh nhã, trữ tình… Vì vậy,
mỗi chất liệu tranh khác nhau đều gắn chức năng biểu hiện một nội dung nhất
định nên chỉ thay đổi một yếu tố của hình thức thì sẽ kéo theo sự thay đổi về
nội dung.
Có thể nói rằng, khơng ở đâu lý tưởng, khát vọng, ý chí vươn lên của

con người lại được thể hiện độc đáo mà đầy sức sống như trong cái đẹp nghệ
11


thuật. Ở đây đời sống tinh thần của loài người được sử dụng và phản chiếu
bởi muôn vàn màu sắc cuộc sống .Vì vậy cái đẹp trong nghệ thuật cũng là một
loại thông điệp chứa đựng những thông tin về đời sống.
Như vậy, cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp phản ánh hiện thực cuộc
sống; đó là vẻ đẹp của tự nhiên; của xã hội, của con người qua bàn tay và khối
óc của người nghệ sỹ mà sáng tạo và biểu đạt bằng các cấp độ khác nhau của
hình tượng nghệ thuật bằng tính điển hình, tính biểu cảm và tính thống nhất giữa
nội dung và hình thức. Cái đẹp trong nghệ thuật là một giá trị tổng hợp của giá
trị thẩm mỹ; chính trị; đạo đức; văn hoá và hàm chứa những khát vọng, lý tưởng
của con người về cuộc đời.
3.
3.1.

Cái đẹp trong xã hội qua các ví dụ
Đặc điểm cái đẹp trong xã hội
Cái đẹp trong xã hội là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người,

và vì hoạt động thực tiễn của con người rất phong phú nên cái đẹp trong xã
hội được biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng, đa chiều, đa diện, trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ta có nhìn thấy cái đẹp ở bất kì đâu, từ
những cái nhỏ bé, bình thường đến những cơng trình xây dựng đồ sộ do bàn
tay và khối óc con người tạo ra theo thước đo về sự hoàn thiện và lý tưởng.
Hay từ những hoạt động thường ngày của con người từ vui chơi giải trí đến
học tập, lao động sản xuất và ngay cả những hành vi, cử chỉ của cá nhân. Ở
đây cái đẹp bị chi phối bởi các quan điểm chính trị, lý tưởng đạo đức, lối sống
và không xa rời những tiêu chuẩn của xã hội. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội

mà chủ nghĩa nhân đạo thấm sâu vào các mỗi con người, nó trở thành văn hố
và văn minh xã hội. Mà con người chính là tổng hịa của cái đẹp bên ngoài lẫn
bên trong nên là nhân tố quan trong làm nên cái đẹp xã hội. Vì vậy, mỗi con
người - chủ thể trong xã hội phải phấn đấu trở thành một con người phát triển
12


toàn diện, hài hoà giữa vẻ đẹp nội dung và hình thức, biểu hiện qua văn hố
nói và văn hố hành động góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp.
3.2.

Những ví dụ cụ thể về cái đẹp trong xã hội
Cái đẹp trong xã hội dễ dàng nhận thấy nhất đó là những hoạt động

thiện nguyện giúp đỡ những người nghèo, người vô gia cư, người khuyết
tật,… hay xem trên báo đài có những chương trình truyền hình như “Vượt lên
chính mình”, “Vì bạn xứng đáng”. Đó là những điều lớn lao mà chúng ta đều
biết, nhưng có những cái đẹp diễn ra thường ngày mà chúng ta khơng nhận
ra: là tình làng nghĩa xóm giúp nhau thu thóc khi trời mưa xuống, nhặt rác bỏ
vào thùng, Cịn rất nhiều những biểu hiện tốt đẹp giữa con người với con
người nữa mà chúng ta sẽ chẳng thể nào kể hết. Những điều cái đẹp đó vẫn
đang tồn tại hằng ngày xung quanh chúng ta. Để hiểu rõ hơn về cái đẹp trong
xã hội cùng đi đến với ví dụ cụ thể:
Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp,
ảnh hưởng đến việc làm cũng như thu nhập của nhiều người. Vì lý do này mà
anh Nguyễn Ngọc Tân (sinh năm 1993, quê ở Quảng Ngãi) hiện đang quản lý
3 khu phòng trọ ở những địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố như
K54/27 Nguyễn Thành Hãn (quận Hải Châu), 402G Lê Văn Hiến (quận Ngũ
Hành Sơn) và một khu ở quận Cẩm Lệ đã quyết định miễn, giảm tiền phòng
trọ cho sinh viên và người lao động nghèo. Được biết, anh vốn xuất thân trong

một gia đình thuần nơng nên anh thấu hiểu được những khó khăn của các bạn
sinh viên cũng như người lao động nghèo trong thời điểm dịch bệnh này. Vì
vậy, bắt đầu từ tháng 2 đến nay, anh Tân quyết định giảm giá phòng. Nếu dịch
bệnh kéo dài, anh Tân sẽ điều chỉnh giá phòng ở mức thấp nhất để có thể hỗ
trợ cho người thuê.

13


Ngay sau khi hành động của anh được chia sẻ lên mạng xã hội, nhiều
sinh viên đã vào bình luận không ngớt bằng những lời khen ngợi chân thành
và tỏ ra cảm kích trước hành động đẹp của anh cũng như cảm ơn vì tấm lịng
cao cả của anh. Hành động khiến cho các bạn sinh viên cũng như người lao
động nghèo cảm thấy ấm lịng. Và hành động đó đã lan tỏa đến những người
chủ trọ khác và cái đẹp được liên tiếp diễn ra ở các khu trọ khác.
Như vậy, hành động của anh là một nghĩa cử cao đẹp, có ích cho cộng
đồng cụ thể là những bạn sinh viên hay những người lao động nghèo đỡ phần
nào việc lo tồn tiền trọ trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Việc làm
đó xuất phát từ đạo đức, từ lòng thương người cũng như sự thấu hiểu của anh
đối với các sinh viên và người lao động nghèo.
Hay từ hành động hiến máu cứu người là một cái đẹp trong xã hội thể
hiện sự tương thân thương ái, thương người như thể thương thân của dân tộc ta.
Là hành động giúp đỡ những người bệnh đang cần những giọt máu quý giá để
duy trì sự sống. “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, chỉ qua đó thơi
chúng ta có thể thấy được vai trị to lớn của hành động mang tính nhân văn sâu
sắc này. Hiến máu là hành động cho đi những giọt máu trong cơ thể chúng ta
một cách tự nguyện, nhằm giúp đỡ những người cần đến nó. Hiến máu cứu
người chính là một nghĩa cử cao đẹp. Khi ta trao đi những giọt máu, tuy chỉ là
một phần nhỏ nhưng đem lại hi vọng cho những người cần máu gấp như các
bệnh nhân gặp tai nạn giao thông, các ca ghép tạng cần rất nhiều máu, hay các

em bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh… Những giọt máu chúng ta cho đi đã đem
lại niềm tin, hi vọng sống cho họ và cho cả những người thân của họ.
Chúng ta phải cảm thấy hạnh phúc khi biết rằng đâu đó trong cuộc đời
này dịng máu của chúng ta đang hòa chung vào sự sống, vào nhịp thở của
những người đã được ta cứu sống bằng chính giọt máu của mình. Lúc đó ta biết
14


rằng mình vừa làm một điều có ích cho xã hội và cho cuộc đời tươi đẹp này.
Với những ý nghĩa đó, hiến máu nhân đạo cịn hơn cả một nghĩa cử cao đẹp.
Ngày nay, hiến máu nhân đạo không còn là trách nhiệm bổn phận riêng của một
cá nhân cụ thể nào mà rất cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, giúp cho
cuộc sống tươi đẹp tràn đầy tình yêu thương cao cả.
Đặc biệt là câu chuyện đã khiến rung cảm cả thế giới khi mà một cụ già
khuyết tật đi qua đường không may làm rơi túi hoa quả trong khi đó đèn đỏ chỉ
cịn lại 10 giây. Ngay sau đó tất cả tài xế trên xe có mặt ở đó đều xuống xe giúp
đỡ cụ và anh cảnh sát đã cố tình làm chậm thời gian của đèn tín hiệu. Chỉ một
hành động rất nhỏ đã thu hút sự quan tâm của hàng triệu người trên thế giới.

15


KẾT LUẬN
Cái đẹp được xem là phạm trù cơ bản và trung tâm của mĩ học. Cái đẹp
là một hiện tượng thẩm mĩ vô cùng đa dạng và phức tạp. Bản chất của cái đẹp
được nằm trong sự thống nhất hai mặt khách quan và chủ quan. Một sự vật hiện
tượng được xem là đẹp khi nó mang trong mình những phẩm chất hài hoà, cân
đối, toàn vẹn và đáp ứng được hệ tiêu chí: Chân - Thiện - Mỹ và tính giai cấp,
tính dân tộc, tính thời đại và quan niệm của cá nhân. Cái đẹp thể hịn ở trong
mọi lĩnh vực cuộc sống, trong đó nghệ thuật là nơi cái đẹp được thể hiện một

cách toàn diện và sinh động nhất, đó là kết quả của trình lao động sáng tạo của
người nghệ sĩ, và cái đẹp trong nghệ thuật mang những nét riêng biệt mà chỉ
trong nghệ thuật mới có, đó là tính điển hình, tính biểu cảm và sự thống nhất
giữa nội dung và hình thức. Ngồi ra cái đẹp cịn được thể hiện qua trong đời
sống xã hội, qua những cử chỉ, hành vi, phẩm chất, tư tưởng của con người. Như
vậy, cái đẹp tồn tại xung quanh cuộc sống chúng ta, là cái con người ln tìm
đến đẻ đáp ứng về nhu cầu tinh thần, cái đẹp giúp con người cảm thấy vui vẻ,
giúp đỡ con người trong lúc khó khăn. Đặc biệt, con người chính là một tổng
hịa của cái đẹp bên ngồi lẫn bên trong, vì vậy, cần khơng ngừng hồn thiện từ
ngoại hình đến tâm hồn. Có như vậy, con người mới xứng đáng với vị trí tiên
phong trong lĩnh vực văn hố tư tưởng. Phát hiện, bảo vệ, tơn vinh cái đẹp, cái
tốt; phê phán, đấu tranh chống lại cái xấu, cái tiêu cực về một cuộc sống cơng
bằng, bình dẳng, vì sự văn minh và tiến bộ của xã hội./.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Mĩ học đại cương(2003), Nxb Bộ giáo dục

2.

Trần Thanh Hiền, Cái đẹp trong nghệ thuật, 123docz.net, xem

tại: cập
nhật ngày 11/04/2013.
3.


Tôn Việt Thảo, Bản chất cái đẹp, timtailieu.vn, xem tại:

cập nhật ngày 04/03/2016.
4.

Nguyễn Thanh Tùng, Phân tích tác phẩm thiếu nữ bên hoa huệ -

Tô Ngọc Vân, hufa.hueuni.edu.vn, xem tại: />
cập

nhật

ngày

02/12/2018.
5.

Đỗ Thị Thanh Tuyết, Bàn về phạm trù “cái đẹp” và ý nghĩa của

nó trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay, 123docz.net, xem tại:
cập
nhật ngày 25/12/2015.
6.

Phạm Như Yến, Bài tiểu luận mỹ học đại cương, 123docz.net,

xem tại: cập nhật ngày 09/03/1016.

17




×