Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề tài nghiên cứu khảo sát thói quen ăn sáng và sự thay đổi trong nhận thức về sức khỏe cơ thể của sinh viên quận thanh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.26 KB, 11 trang )

Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Khoa Lịch Sử
***

Tiểu luận kết thúc học phần:
Một số vấn đề lý luận văn hóa học và lịch sử văn hóa

Đề tài nghiên cứu: Khảo sát thói quen ăn sáng và sự thay đổi trong nhận
thức về sức khỏe cơ thể của sinh viên quận Thanh Xuân

Giảng viên: Đỗ Thị Hương Thảo
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
Mssv: 18031024

------------Hà Nội – 2021

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đa số sinh viên học đại học đều sơng xa gia đình và phải tự lập về trong
sinh hoạt, ăn uống.
Trong một ngày,cơ thể con người cần đáp ứng dinh dưỡng tối thiểu trong 3
bữa ăn: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Việc duy trì đầy đủ 3 bữa ăn với chế độ dinh


dưỡng phù hợp sẽ đem lại một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được
điều này. Hầu như mọi người đều ăn trưa và ăn tối đầy đủ cịn bữa sáng thì thường bị
bỏ qn. Điều này rất phổ biến và trở thành thói quen của nhiều sinh viên, đó là thói
quen bỏ bữa sáng.
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng vì nó cung cấp năng lượng cho cơ thể,bộ não
con người sau một đêm dài. Những chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt,
protein(đạm), chất xơ… nếu khơng được cung cấp vào bữa sáng thì các bữa ăn cịn
lại ít có khả năng đáp ứng được. Khi bỏ bữa sáng đồng nghĩa với việc cơ thể không
được đáp ứng dinh dưỡng sẽ khiến con người cảm thấy mệt mỏi, khơng có đủ tinh
thần và sức khỏe để làm việc, học tập,…
Hiện nay, hầu như mọi người đều có nhận thức về tầm quan trọng của bữa
sáng.. Nhưng việc duy trì thói quen ăn sáng vẫn còn rất nhiều rào cản. Đặc biệt là
những bạn sinh viên học xa nhà, có cuộc sống tự lập. Ngày nay, tầm quan trọng của
bữa sáng và tác hại của bỏ ăn sáng được tuyên truyền trên các phương tiện truyền
thơng, mạng xã hội,.. thì nhận thức của sinh viên sẽ được thay đổi thế nào? Những
thắc mắc trên là lý do để tôi thực hiện nghiên cứu này.
2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về thói quen ăn sáng và các vấn đề liên quan đến
bữa sáng. Dưới đây là các nghiên cứu, bài viết mà tơi chọn và tìm hiểu liên quan đến
đề tài:
- Các nghiên cứu của Keski-Rahkonen et al., 2003; Osako et al., 2005;

Samuelson, 2000; Song et al., 2005 chỉ ra nhiều sinh viên khơng có thói quen ăn
sáng.

TIEU LUAN MOI download :


-


Nghiên cứu Hành vi tiêu dùng thực phẩm của sinh viên thành phố

Cần Thơ của tác giả: Tống Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Cẩm Tú, Phan Thị Thánh
Quế, Đoàn Anh Dũng đã dùng phương pháp khảo sát về việc dùng bữa sáng
của sinh viên và chỉ ra được kết quả sau: trên 82% sinh viên ăn trên hai bữa
một ngày, có 4,8% sinh viên chỉ ăn 1 bữa/ngày. Những sinh viên dùng bữa từ
1-2 lần/ngày có xu hướng bỏ bữa sáng(chiếm 82%) và bữa tối (68,3%).
Nghiên cứu cũng đưa ra loại thực phẩm mà sinh viên thường dùng trong bữa
sáng:
Bánh mì thịt: 65%
Xôi, súp, cơm, bánh ngọt: 17-39%
Các loại trái cây và thức ăn nhanh như gà rán, snacks,… ít được sử
dụng
Các thức uống đi kèm đa dạng: trà đường, nước ép, trà sữa, café, trà
đá,nước lọc. Chiếm tỉ lệ cao nhất là nước lọc(56,6%)
-

Trong tài liệu “First, breakfast!"-2D animated short film about the

harmful of skipping breakfast (Doctoral dissertation, FPTU HCM) của tác giả
Mai Phương Thảo và Huỳnh Tuấn Dinh - đề xuất phim hoạt hình ngắn 2D về
tác hại của việc bỏ bữa sáng.
Tác giả đã chỉ ra được nhiều khía cạnh: vai trị của bữa sáng, lý do bỏ
bữa sáng, tác hại của việc bỏ bữa sáng
Bằng phương pháp khảo sát, nghiên cứu tìm hiểu được tại sao ngày
càng nhiều người bỏ bữa sáng. Khảo sát về thói quen ăn sáng của sinh viên đã
đưa ra được số liệu về tần suất ăn sáng/tuần của sinh viên
+ Always (7 lần/ tuần): 23,2%
+ Usually(4-5 lần/tuần): 30,1%
+ Sometimes(2-3 lần/ tuần): 42,1%

+ Never(0 lần/ tuần): 4,6%

Số liệu này cho thấy sinh viên ăn sáng 2-3 lần/ tuần chiếm tỉ lệ cao nhất
có nghĩa là sinh viên vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc ăn sáng.

TIEU LUAN MOI download :


Dự án được thực hiện sẽ là 1 video hoạt hình ngắn sẽ tiếp cận được đến
mọi lứa tuổi, giúp mọi người dễ tiếp nhận thơng tin từ đó hiểu được tầm quan
trọng của bữa sáng, tác hại của việc bỏ bữa sáng và sẽ có nhân thức rộng hơn
về sức khỏe cơ thể.
-

Theo "Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt

Nam", do Gojek phối hợp thực hiện Kantar. Bản khảo sát được tiến hành vào
quý 4 năm 2019. Khảo sát được thực hiện bằng phương pháp bảng hỏi trực
tuyến với gần 4.000 người trong độ tuổi từ 15-45. Kết quả cho thấy bữa sáng
không được thật sự chú trọng như bữa trưa và bữa tối. Bữa sáng dễ bị bỏ qua,
chỉ có khoảng hơn 70% người dân được hỏi cho biết có duy trì bữa sáng.
-

Nghiên cứu “Skipping breakfast is correlated with obesity” của

Watanabe, Yoko, et al, đã nghiên cứu được thực hiện với đối tượng người Nhật
đã chỉ ra rằng Thời điểm các bữa ăn có liên quan đến bệnh béo phì. Việc bỏ
qua bữa sáng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số cơ thể BMI dẫn đến béo phì và thiếu
dinh dưỡng. bữa sáng là bữa ăn quan trọng, xu hướng bỏ bữa sáng dẫn đến
giảm thể chất và thành tích học tập của sinh viên.

-

Nghiên cứu "Adolescent breakfast skipping: an Australian

study." Adolescence 33.132 (1998): 851-861 của Shaw và Mary E đã chỉ ra các
nguyên nhân bỏ bữa sáng của người lớn và trẻ em là do vấn đề muốn giảm cân
để đạt được hình dáng cơ thể mong muốn, đa số bỏ bữa sáng là do khơng có
thời gian và khơng cảm thấy đói vào buổi sáng bằng phương pháp khảo sát.
Trong bài nghiên cứu này có 2 quan điểm mâu thuẫn nhau. Một là cho rằng
nhịn ăn sáng ảnh hưởng đến nhận thức hoạt động, tình trạng cơ thể. Ngược lại
là quan điểm cho rằng bữa sáng không ảnh hưởng đến hoạt động trí óc. Bên
cạnh đó, điều kiện kinh tế xã hội cũng tác động đến thói quen ăn sáng của
những đối tượng được nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu là bảng hỏi, tư đó
đưa ra bảng số liệu và phân tích dữ liệu.
-

Nghiên cứu “Skipping breakfast adversely affects menstrual

disorders in young college students” của Fujiwara, Tomoko, et al.

TIEU LUAN MOI download :


Nghiên cứu đã dùng phương pháp bảng hỏi để khảo sát về mối qun hệ
giữa thói ăn kiêng và rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ trẻ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy bỏ bữa sáng ảnh hưởng xấu đến rối loạn kinh nguyệt, chức năng sinh
sản ở sinh viên dại học.
-

Nghiên cứu “ Skipping breakfast is associated with reproductive


dysfunction in post-adolescent female college students." Của Fujiwara,
Tomoko, and Rieko Nakata(2010)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp bảng hỏi để khảo sát về mối quan hệ
giữa việc bỏ bữa sáng và chức năng sinh sản ở nữ sinh viên đại học từ 18-20
tuổi. Cuộc điều tra được tiến hành trong thờ gian dài và đưa ra kết quả việc bỏ
ăn sáng có liên quan đến tình trạng thể chất của nữ sinh viên đại học. Việc bỏ
ăn sáng cần được đánh giá lại từ góc độ chức năng sinh sản trong tương lai.
-

Bài viết “Tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của bữa sáng” được

đăng trên trang Elite Symbol đã khẳng định bữa sáng là bữa quan trọng nhất
trong ngày, khái quát về vai trò cửa bữa sáng hợp lý, đầy đủ dnh dưỡng đối
với cơ thể: tăng cường hiệu quả làm việc, học tập; bảo vệ hệ tiêu hóa; kiểm
sốt tăng cân; ngăn ngừa bệnh mãn tính.
-

Bài viết “Tầm quan trọng của bữa sáng” của bác sĩ CK1 Trần Thị

Minh Nguyệt(Thành viên HĐQT Cơng ty NutiFood) trên trang Sài Gịn giải
phịng online đã nêu ra các lợi ích khi ăn sáng đầy đủ và tác hai nếu bỏ ăn sáng
hoặc bữa sáng không đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cơ
thể con người.
-

“Bữa sáng có phải bữa ăn quan trọng nhất?” được đăng tải trên trang

web của bệnh viện Vinmec cho rằng bữa sáng có tác dụng tạo dựng những
thói quen lành mạnh để xây dựng lối sống lành mạnh. Bữa sáng được xem là

bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì đáp ứng năng lượng cho mọi hoạt động
diễn ra trong ngày. Đồng thời đưa ra những lưu ý khi chọn thực phẩm ăn
sáng. Bữa sáng nên chọn các loại thực phẩm có carbohydrate, protein, chất
béo lành mạnh, chất xơ… và tránh các loại bánh ngọt và đồ dầu mỡ…

TIEU LUAN MOI download :


3. Mục đích nghiên cứu
-

Mục tiêu nghiên cứu: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng và ăn sáng không phải
là điều xa lạ với mọi người. Tôi chọn hướng tiếp cận đến thói quen và nhận
thức của các bạn sinh viên để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bữa sáng
đối với giới trẻ hiện nay cụ thể là các bạn sinh viên như nào?

-

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, nêu ra được tầm quan trọng của bữa sáng
Hai là, tìm hiểu được hiện trạng các loại bệnh do thói quen bỏ ăn sáng gây

ra.
Ba là, chỉ ra được thói quen ăn sáng cũng như các yếu đố quyết định đến
việc ăn sáng của các bạn sinh viên đại học
Bốn là, nhìn nhận được nhận thức của sinh viên hiện nay về vai trị của bữa
sáng. Từ đấy cần có những giải pháp và biện pháp tuyên truyền tích cực đến việc
duy trì thói quen ăn sáng.

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu chính là bàn về thói quen ăn bữa sáng của sinh viên
đại học tại quận Thanh xuân.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài, về không gian là quận Thanh Xuân, Hà
Nội. Về thời gian là tiến hành nghiên cứu trong thời gian 15/10/202115/11/2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ được mục đích nghiên cứu, tôi áp dụng các phương pháp
nghiên cứu: phỏng vấn, bảng hỏi, quan sát
- Bảng hỏi là bộ câu hỏi được thiết kế sẵn với nội dung bao gồm 2 câu

hỏi liên quan đến đặc điểm nhân khẩu(giới tính, tuổi, bậc học) và 6 câu hỏi liên
quan đến thói quen ăn sáng và nhận thức về vai trò bữa sáng: thói quen ăn sáng,
tần suất ăn sáng, loại thực phẩm thường dùng trong ăn sáng, lí do bỏ bữa sáng).
Mỗi câu hỏi có một hoặc nhiều phương án trả lời nhằm đáp ứng sự lựa

TIEU LUAN MOI download :


chọn phù hợp với mỗi cá nhân. Bảng hỏi được gửi đến những người trả lời ẩn
danh. Đối tượng hướng đến là sinh viên quận Thanh Xuân, Hà Nội. Các số liệu
được xử lý bằng bảng thống kê đếm hoặc thống kê phân loại. Ưu điểm của
phương pháp này là thu được kết quả trong khoảng thời gian ngắn
- Phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn các bạn sinh viên tại các trường đại

học quận Thanh Xuân. Mỗi trường phỏng vấn 3-5 sinh viên ngẫu nhiên. Đồng
thời phỏng vấn các chủ quán ăn cạnh các trường đại học. Từ đây biết được tần
suất ăn sáng của và thời gian ăn sáng các bạn sinh viên.
- Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát các quán ăn sáng cạnh

trường đại học trong thời gian từ 6h30-10h. Quan sát sẽ nhằm mục đích tìm
hiểu thời gian ăn sáng, thực phẩm ăn sáng sinh viên lựa chọn. Kết hợp phương

pháp phỏng vấn với quan sát sẽ thu được kết quả đa dạng, khách quan hơn
6. Nguồn tư liệu sử dụng cho nghiên cứu

Nguồn tư liệu được sử dụng cho bài nghiên cứu bao gồm:
-

Nguồn tư liệu sơ cấp: kết quả từ người nghiên cứu thông qua bảng

hỏi, phỏng vấn, quan sát
-

Nguồn tư liệu thứ cấp: các nghiên cứu khoa học đi trước, các bài báo

đăng trên tạp chí khoa học, các bài báo internet,..
-

Tư liệu tiếng nước ngoài: các tài liệu, bài nghiên cứu viết bằng tiếng

Anh “First, breakfast!"-2D animated short film about the harmful of skipping
breakfast”, “Skipping breakfast is correlated with obesity”, “Adolescent
breakfast skipping: an Australian study”, “Skipping breakfast adversely affects
menstrual disorders in young college students”, Skipping breakfast is associated
with reproductive dysfunction in post-adolescent female college students.
NỘI DUNG
7. Dự kiến nội dung nghiên cứu
1. Chương 1: Bữa sáng đối với sức khỏe

1.1. Vai trò của bữa sáng đối với cơ thể con người

TIEU LUAN MOI download :



1.2.

Thực phẩm ăn sáng ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng và sức
khỏe

1.3.

Các bệnh lý do việc bỏ bữa sáng gây ra

2. Chương 2: Hiện trạng thói quen ăn sáng của sinh viên quận Thanh Xuân

2.1.Thời gian dành cho bữa sáng
2.2.Thực phẩm được sử dụng cho ăn sáng
2.3.Nguyên nhân sinh viên bỏ bữa sáng
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan
3. Chương 3: Nhận thức của sinh viên về vai trò của bữa sáng đối với sức khỏe

cơ thể
4.1. Quan điểm của sinh viên về bữa sáng
4.2. Nhận thức của sinh viên về bữa sáng và tác hại của việc bỏ bữa sáng
4.3. Giải pháp cải thiện thói quen ăn sáng và chất lượng bữa sáng để tăng
cường sức khỏe
4. Chương 4: Kết quả và đánh giá

4.1.

Kết quả nghiên cứu


4.2.

Đánh giá, nhận xét

KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
8. Tài liệu tham khảo(liên quan đến vấn đề nghiên cứu)

Tài liệu trong nước:
1. Gojeck, Kantar (2019) "Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm

thực Việt Nam"
2. Mai Phương Thảo, Huỳnh Tuấn Dinh (2021), “First, breakfast!"-2D

animated short film about the harmful of skipping breakfast (Doctoral
dissertation, FPTU HCM)

TIEU LUAN MOI download :


3. Tống Thị Ánh Ngọc, Nguyễn cẩm Tú, Phan Thị Thánh Quế, Đoàn Anh

Dũng(2020), Hành vi tiêu dùng thực phẩm của sinh viên thành phố Cần
Thơ.
Tài liệu tiếng anh
4. Fujiwara, Tomoko, et al. "Skipping breakfast adversely affects menstrual

disorders in young college students." International journal of food sciences
and nutrition 60.sup6 (2009): 23-31.

5. Fujiwara, Tomoko, and Rieko Nakata. "Skipping breakfast is associated

with reproductive dysfunction in post-adolescent female college
students." Appetite 55.3 (2010): 714-717.
6. Shaw, Mary E. "Adolescent breakfast skipping: an Australian

study." Adolescence 33.132 (1998): 851-861.
7. Sun, Juan, et al. "Factors associated with skipping breakfast among Inner

Mongolia Medical students in China." BMC public health 13.1 (2013): 1-8.
8. Yoko Watanabe, Isao Saito,Ikuyo Henmi, Kana Yoshimura , Hirotatsu

Maruyama, Kanako Yamauchi, Tatsuhiro Matsuo ,Tadahiro Kato ,Takeshi
Tanigawa , Taro Kishida and Yasuhiko Asada(2014,2887) “Skipping
breakfast is correlated with obesity”, Journal of Rural Medicine
Tài liệu internet
9. An An, />
sang-gay-hai-suc-khoe-nguoi-viet-nao-cung-mac-503809.html
10. Bình An, “Khảo sát thói quen ăn uống của người Hà Nội và Sài Gòn”, từ

/>11. Breakfast,Better Health Channel, từ

/>12. Elite Symbol , “Tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của bữa sáng”,từ

/>
TIEU LUAN MOI download :


fbclid=IwAR3pye_7yR9nSi8EZ2Z4vW_a0JchDPp8Akf7hR0HxmvCCWDj
syVtG4cE2tI

13. Trần Thị Minh Nguyệt(2013), “Tầm quan trọng của bữa sáng” từ

/>fbclid=IwAR3vxUB80JpvBWKuZnDKYLdytHD2046EBEi5XofgtjQS_x8hhcR5CCtYlQ
14. “Bữa sáng có phải là bữa quan trọng nhất”, từ

/>fbclid=IwAR0YhfzBb12Wd4zC6E7EfWunbekOo8TO30RXhWd7rgRyw6
Y8S1Y-S8CHZyc

TIEU LUAN MOI download :



×