BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HANOI LAW UNIVERSITY
BÀI TẬP NHĨM
MƠN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Đề số 03: Đặc điểm và ảnh hưởng của nghệ thuật Trung
Quốc thời cổ trung đại.
NHÓM 03
LỚP: N05.TL1
Hà Nội - 2021
PHẦN THƠNG TIN
1. Câu hỏi bài tập nhóm
Đề số 03: Đặc điểm và ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc thời cổ trung đại.
2. Thơng tin thành viên thực hiện
Nhóm: 03
Lớp: N05.TL1
1
STT
HỌ VÀ TÊN
MSSV
1
Trần Minh Tin
451201
2
Nguyễn Thu Trang
451204
3
Dương Thị Ngát
451205
4
Quách Thu Trang
451208
5
Đỗ Duy Phú
451212
6
Phạm Huy Hùng
451217
7
Thiều Hải Lam
451220
8
Nguyễn Bích Ngọc
451224
9
Nguyễn Trung Hiếu
451226
10
Vũ Thu Thảo
451229
MỤC LỤC
1. Đặc điểm của nghệ thuật Trung Quốc thời cổ đại..........................................3
1.1. Tính đa dạng của nghệ thuật Trung Quốc.................................................3
1.1.1. Về văn học..............................................................................................3
1.1.2. Về nghệ thuật sân khấu - diễn xướng.....................................................3
1.1.3. Về âm nhạc.............................................................................................3
1.1.4. Về hội họa...............................................................................................3
1.2. Tính dân tộc.................................................................................................3
1.3. Tính lịch sử..................................................................................................4
1.4. Tính tương tác, giao thoa............................................................................5
1.5. Chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng tôn giáo......................................................5
1.5.1. Ảnh hưởng của đạo giáo đến nghệ thuật...............................................5
1.5.2. Ảnh hưởng của nho giáo đến nghệ thuật...............................................6
1.5.3. Ảnh hưởng của phật giáo đến nghệ thuật..............................................6
2. Ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc thời cổ trung đại............................6
2.1. Kiến trúc.......................................................................................................6
2.2. Điêu khắc.....................................................................................................7
2.3. Âm Nhạc......................................................................................................8
2.4. Nghệ thuật sân khấu...................................................................................9
2.5. Nghệ thuật vẽ trên đồ gốm........................................................................10
2.6. Nghệ thuật vẽ tranh...................................................................................11
PHỤ LỤC...............................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................18
2
1. Đặc điểm của nghệ thuật Trung Quốc thời cổ đại
1.1. Tính đa dạng của nghệ thuật Trung Quốc
1.1.1. Về văn học
Tiêu biểu nhất phải kể đến thơ ca Trung Quốc. Người Trung Quốc luôn tự hào
họ là “thi ca nhi chi bang” (đất nước của thơ ca), niềm tự hào của họ là có căn cứ ở
kho tàng đồ sộ thi gia và thi phẩm của họ. Văn học Trung Quốc còn một thể loại
nổi tiếng đến tận ngày nay như Tam quốc diễn nghĩa, Tây Du Kí, Truyện Thủy
hử… – Tiểu thuyết Minh – Thanh.
1.1.2. Về nghệ thuật sân khấu - diễn xướng
Nghệ thuật sân khấu của Trung Quốc gọi là hí hay kịch, hay hí kịch. Thuật ngữ
này bao trùm cả kịch, trò vui, nhào lộn (tạp kỹ), hát, nói, âm nhạc, diễn câm, v.v… 1
Nghệ thuật múa Trung Quốc gọi là vũ đạo, có từ thời xa xưa, không chỉ phục vụ
sinh hoạt lao động mà cịn cho nghi lễ tơn giáo nữa.
1.1.3. Về âm nhạc
Âm nhạc là yếu tố rất quan trọng trong nghi lễ, và người Trung Quốc cổ đại
cho rằng âm nhạc là công cụ giao tiếp giữa con cháu với tổ tiên, giữa vua với trời.
Thi kinh, một tuyển tập các bài hát từ thế kỷ XI đến VII TCN với các chủ đề giao
duyên hay phúng thích chính trị, đã cho ta biết đến 29 loại nhạc khí thuộc bộ kích
phát (chiêng, trống, khánh,…), bộ gió (sáo, địch, tiêu,…), và bộ dây (các loại
đàn).2
1.1.4. Về hội họa
Hội hoa Trung Hoa thường chia làm năm loại chính là bình, sách, quyền, trục
phiến .
1.2. Tính dân tộc
Nghệ thuật Trung Quốc mang tính dân tộc sâu sắc. Là quốc gia có thành phần
dân tộc phức tạp, song đại đa số cư dân là người người Hoa Hạ. Họ là tổ tiên của
người Hán hiện đại đã khai sinh ra nền văn minh Trung Quốc. Những loại hình
nghệ thuật có xu hướng ra đời gắn với hoạt động sản xuất của cư dân Trung Quốc
1 Lê Anh Minh, “Tổng quan về nghệ thuật biểu diễn của người Trung Quốc”, ra ngày 17/04/2020, nguồn:
truy cập ngày 09/07/2021.
2 Lê Anh Minh, Tổng quan về nghệ thuật biểu diễn của người Trung Quốc, ra ngày 17/04/2020, nguồn:
truy cập ngày 09/07/2021.
3
cổ đại: ni tằm, dệt vải,... Với bề dày ít nhất 2000 năm đến 3000 năm lịch sử, thêu
được coi là một môn nghệ thuật dân gian truyền thống lâu đời tại Trung Quốc. 3
Cũng có nhiều loại hình nghệ thuật có nền tảng phát triển dựa trên những thành tựu
văn minh của người Hán cổ đại: giấy, kĩ thuật in,… Từ việc phát minh chữ viết của
tổ tiên, dần dần trở thành thư pháp, thư pháp là sự tổng hợp của chữ viết và nghệ
thuật, một môn nghệ thuật tao nhã của các tao nhân và người có học. 4 Người Trung
Quốc vốn luôn nổi tiếng về sự hiếu học, chú trọng tu dưỡng cả về nhân cách và trí
tuệ. Trung Quốc cũng nổi tiếng từ sớm với những bức tranh phong cảnh. Có hai kỹ
thuật riêng biệt phổ biến ở Trung Quốc cổ đại. Ở miền Bắc, những bức tranh vẽ
những ngọn núi cao chót vót đã nổi tiếng, được vẽ bằng mực rửa, đường nét đen và
nét chấm phá sắc nét. Ở miền Nam, tranh vẽ sông và đồi núi phổ biến hơn. Các
nghệ sĩ ở mỗi khu vực muốn miêu tả quê hương thông qua những tác phẩm của
họ.5
1.3. Tính lịch sử
Thời nhà Hạ, bức tượng đồng được cho là thuộc giai đoạn này có niên đại từ
khoảng 2000 năm TCN, người ta cũng tìm thấy những bình gốm có chữ viết. Thời
nhà Thương, đồ đồng đã được dùng phổ biến, đạt trình độ chế tác cao, người ta tìm
thấy đồ trang sức cá nhân được chôn cùng theo nhà vua. Về kiến trúc, những ngôi
nhà cổ nhất thuộc giai đoạn này xuất hiện từ thế kỷ 16 TCN. Nghệ thuật múa đã trở
thành một thành phần chính của các nghi lễ liên quan đến cầu nguyện và thờ cúng.
Thời Chiến Quốc, tranh vẽ bằng lụa tơ tằm đã xuất hiện. Người ta tìm thấy hai bức
Bạch họa tại Trường Sa tỉnh Hồ Nam có tên gọi là Long phượng sỹ nữ đồ và Ngự
long nhân vật đồ thuộc giai đoạn này.6 Thời Tần, Vạn Lý Trường Thành được xây
là cơng trình kiến trúc nổi bật, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN, sau
đó được Tần Thủy Hồng ra lệnh nối lại và cho xây thêm từ năm 220 TCN đến
năm 200 TCN. Người ta cũng tìm thấy nhiều bức tượng vũ nữ, quần thần bằng
gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Thời Hán, nghệ thuật chịu ảnh hưởng sâu sắc
bởi nho giáo. Các nhạc cụ trở nên phổ biến, nhất là đàn tì bà được truyền bá rộng
rãi. Thời Đường, nghệ thuật đạt tới thời kì hồng kim. Ca múa đã có sự đón nhận,
thừa kế được những giá trị tinh túy nhất từ nhạc vũ phương tây. Nhà vua Đường
3 Nguyễn Duy Chính, “Hội họa Trung Hoa cổ (phần 1)”, ra ngày 04/03/2016, nguồn:
truy cập ngày 09/07/2021.
4 Wkipedia, “Nhà Minh”, nguồn: truy cập ngày 09/07/2021.
5 Xem PL1.
6 Xem PL2.
4
Thái Tông vô cùng coi trọng nghệ thuật thư pháp. Điêu khắc cùng với bích họa đã
phát triển rất thành công trong triều đại này. Thời Tống, quan điểm mỹ học và triết
học tiến một bước khá dài, muốn tìm đến chỗ thoát ly hiện thực và trong hội họa
điều này được thể hiện qua đề tài thủy mặc sơn thủy. Thời Minh, đồ sứ tráng men
hoặc đồ sơn mài chạm khắc có những thiết kế phối cảnh phức tạp như trong tranh,
cùng với lụa thêu, cổ ngọc, ngà voi và pháp lam, nổi bật nhất là sứ Thanh Hoa. 7
Thời Thanh, đồ thủ cơng trang trí từ chối các thiết kế ngày càng lặp đi lặp lại, mặc
dù các kỹ thuật, đáng chú ý là chạm khắc ngọc bích, đạt đến trình độ cao. Trong
âm nhạc, sự phát triển đáng chú ý nhất của triều đại có lẽ là sự phát triển của kinh
kịch.8
1.4. Tính tương tác, giao thoa
Văn học, hội họa, âm nhạc cùng nhiều bộ môn nghệ thuật khác có sự gắn bó
chặt chẽ. Lâu nay chúng ta thường quen thuộc với những nhận xét như: trong thơ
có họa, trong họa có thơ, thơ là nhạc điệu của tâm hồn… từ đó dễ dàng tìm thấy
được sự giao thoa giữa các loại hình nghệ thuật. 9 Tranh thủy mặc là sự kết hợp hài
hòa của: thơ, thư, họa, ấn.10 Tác giả thường cân nhắc khi nào đề thơ bên cạnh, điểm
xuyến thêm dịng thư pháp, đóng một dấu gây ấn tượng. Trong giới họa sĩ, người ta
gọi: “thơ là hồn của họa, thư pháp là cốt của họa” ngụ ý rằng thơ là cả một linh hồn
của một bức họa, còn thư pháp là khung xương của bức tranh. 11 Nếu nhìn riêng về
thơ thì thời nhà Đường, thơ là một phần trong các kỳ thi để trở thành quan và làm
việc cho triều đình. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Việt Nam đã học hỏi
rất nhiều từ thơ Đường.
1.5. Chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng tôn giáo
1.5.1. Ảnh hưởng của đạo giáo đến nghệ thuật
Khuynh hướng của dòng tranh "Thủy mặc" hay "Tranh sơn thủy" thể hiện sự
cân bằng giữa Âm - Dương. Thuật phong thủy chỉ rõ cách chọn hướng, cách thiết
kế môi trường xây dựng theo một hệ thống phối hợp các yếu tố quan trọng của
7 Wikipedia, “Nhà Thanh”, nguồn: truy cập ngày 9/7/2021.
8 Wikipedia, “Nhà Thanh”, nguồn: truy cập ngày 9/7/2021.
9 Giang Lam, “Mối giao thoa của các loại hình nghệ thuật”, Tuyên Quang Online, 14/11/2020.
10 Xem PL3.
11 Tiếng Trung Thanh Mai HSK,“Tranh thủy mặc Trung Quốc cổ – nghệ thuật độc đáo của người Tàu”,
nguồn: />ngày ra 26/09/2020, ngày truy cập 9/7/2021.
5
không gian và thời gian nhằm mang lại sự hài hòa tối đa trong mọi tương tác giữa
con người và thiên nhiên.
1.5.2. Ảnh hưởng của nho giáo đến nghệ thuật
Đặc điểm của hội hoạ Trung Quốc là sự nhân cách hố bối cảnh hay vật thể để
thơng qua đó thể hiện đạo đức và giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống,
phong phú và đặc sắc bao gồm các thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung
điện, lăng mộ, đàn miếu… Những kiến trúc này tạo thành một hệ thống khép kín
độc lập, có giá trị thẩm mỹ và hàm chứa ý nhân văn sâu sắc. Một số cơng trình
kiến trúc của Trung Quốc nổi bật như: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành,…
1.5.3. Ảnh hưởng của phật giáo đến nghệ thuật
Kiến trúc chùa chiền ở Trung Quốc càng chú trọng mỹ quan tinh tế, trang
nghiêm hùng vĩ. Đặc biệt kiến trúc các tháp Phật ở Trung Quốc càng tiêu biểu cho
tinh thần kiên nghị Phật Giáo, đem lại cho mọi người cảm giác thiêng liêng, cao cả.
Ví dụ: Đền Phật giáo, chùa Phật giáo, hang động.12
Hội họa và điêu khắc: nghệ thuật điêu khắc hang động: chạm trổ, trang trí, vẽ
bích họa, biến hang đá thành điện miếu thờ tơn giáo. Ví dụ: tượng Phật Đại Nhật
tại chùa Phụng Tiên được điêu khắc theo khuôn mặt của Võ Tắc Thiên đến nay vẫn
tồn tại và trở thành một trong những vùng thánh tích của Phật giáo Trung Hoa thời
hiện đại. Lạc sơn đại phật- tượng phật bằng đá cao nhất thế giới.13
2. Ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc thời cổ trung đại
2.1. Kiến trúc
Kiến trúc là một bộ phận của nền văn hóa Trung Quốc phát triển từ rất sớm và
rất độc đáo, bao gồm các thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện,
lăng mộ, đàn miếu,...
Kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại chủ yếu được cấu thành từ gỗ và đá kết cấu
“tứ hợp diện”. Những kiến trúc này sinh ra và lớn lên trong nền văn hóa truyền
thống Trung Quốc đã hình thành một hệ thống khép kín độc lập, có giá trị thẩm mĩ
và trình độ cơng nghệ cao hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nghệ thuật kiến trúc
12 Xem PL4.
13 Nguyễn Hải Hoành, “Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc”, ra ngày 18/5/2019, nguồn:
truy cập ngày
9/7/2021.
6
Trung Quốc cổ trung đại là hệ thống nghệ thuật độc đáo có lịch sử lâu dài nhất,
phân bố địa vực rộng lớn nhất, phong cách rõ rệt nhất trên thế giới, ảnh hưởng trực
tiếp đối với kiến trúc cổ Nhật, Triều Tiên và Việt Nam. Nghệ thuật kiến trúc Trung
Quốc đặt nền tảng bởi triết lí về vũ trụ, phong thủy và nhân sinh, trong mỗi cơng
trình phải hài hịa với thiên nhiên. Người xây dựng ln ln phải nắm lấy cái hình
thể tồn cảnh của vùng đất.
Khi nói đến thành tựu kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại, ta có thể kể đến một
số cơng trình tiêu biểu như Vạn Lí Trường Thành. Đây là một cơng trình kiến trúc
vĩ đại nhất, là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc, và là
niềm tự hào của dân tộc này. Vạn Lí Trường Thành dài 6700km trải dài từ Đông
sang Tây, băng qua sa mạc, đồng cỏ, núi non và là chứng nhân lịch sử, văn hóa, sự
phát triển trong suốt hơn 2400 năm lịch sử của Trung Quốc. 14 Thành tựu thứ 2 là
Tử Cấm Thành, đây là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ đại quy mơ lớn nhất, hồn
chỉnh nhất hiện cịn trên thế giới. Tử Cấm Thành hình vng, bố cục lấy tuyến giữa
chính Nam, chính Bắc đối xứng, xung quanh là con sông hộ thành rộng và tường
cao 9 mét. Trong thành bố trí một cách đối xứng cơng điện, cửa, viện, sơng nhỏ và
đình viên. Sau năm 1949, đổi thành Viện bảo tàng Cố cung. Đây là hoàng cung của
chế độ phong kiến Trung Quốc suốt 500 năm, quy mô lớn, phong cách đẹp mắt,
kiến trúc rộng lớn, bày biện sang trọng. Kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại có ảnh
hưởng rất lớn đến các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.
Việt Nam qua sự giao lưu với văn hóa Trung Quốc, là đất nước có vị trí gần kề
Trung Quốc, hơn nữa lại trải qua gần nghìn năm dưới chế độ đơ hộ của phong kiến
Trung Quốc. Vì vậy, nghệ thuật kiến trúc của Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của kiến trúc Trung Quốc. Có thể kể đến một số kiến trúc như: kiến trúc cung đình
(Cố đơ Huế), kiến trúc thành cổ (Thành Thăng Long - Hà Nội), thành Huế, Cổng
Ngọ Môn, kiến trúc Nho giáo (Văn Miếu Quốc Tử giám). Cũng như kiến trúc
Trung Quốc, kiến trúc cổ truyền Việt Nam sử dụng kết cấu khung gỗ, ngồi ra cịn
kết hợp các loại vật liệu bổ trợ khác như gạch đá, ngói, đất, tre,... bên cạnh đó cịn
chịu ảnh hưởng bởi những quan niệm, học thuyết tư tưởng của các nhà hiền triết;
ảnh hưởng bởi nền mĩ thuật.
2.2. Điêu khắc
14 Xem PL5.
7
Cùng với việc xây dựng các cơng trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc cũng
phát triển với nhiều thể loại tượng Phật, tượng thờ, tượng sư tử và các bức phù điêu
thể hiện đề tài lịch sử. Tượng phật Trung Quốc rất to lớn: Phật Đại Lư ở Xá Long
Môn cao 17m bằng chất liệu đá, tỉ lệ đẹp; ở Nhạc Sơn có tượng Phật đứng cao
36m; tượng Phật Di Lặc ngồi cao 71m tại vùng Lạc Sơn được tạc vào đời Đường.
Việt Nam qua sự giao lưu, tiếp xúc với nền văn hóa Trung Quốc cũng chịu ảnh
hưởng rất nhiều bởi nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc. Tiêu biểu như Điêu khắc
thời Lý: Đại Việt trở thành quốc gia độc lập, hùng cường sau khi Lý Công Uẩn lên
ngôi và dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Phật giáo trở thành quốc đạo phát triển
tới mức, như sử gia Lê Văn Hưu nói: "nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ
nào cũng có chùa chiền". Các trung tâm Phật giáo ở Quảng Ninh, Hà Nam Ninh và
đặc biệt ở Bắc Ninh, quê hương Nhà Lý được xây dựng đồ sộ, kéo theo một nền
điêu khắc Phật giáo. Các chùa thời Lý thường có 4 cấp, ăn sâu và cao dần theo
triền núi, hoặc có mặt bằng hình vng, hình trịn, trung tâm là tháp cao có tượng
Phật đặt trong.
2.3. Âm Nhạc
Khi nghiên cứu về âm nhạc cổ đại, nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc học của Hàn
Quốc đã tìm những nguồn thơng tin từ những nghiên cứu lịch sử của Trung Quốc.
Trong lịch sử Trung Quốc, ở mỗi thời đại lại tìm thấy những chi tiết, ghi chép về
các vương quốc cổ đại của Hàn Quốc: Sự thống trị của triều đại Silla (668–935)
trùng khớp với thời kỳ hoàng kim của triều đại nhà Đường Trung Quốc (619–907),
và các triều đại Goryeo (918–1392) và Joseon (1392–1910) tiếp theo cũng có xu
hướng trùng khớp với các thời kỳ của Trung Quốc. Do đó, truyền thống âm nhạc
cung đình của Hàn Quốc có xu hướng phản ánh truyền thống của Trung Quốc. Một
số nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc có sự tương đồng và được cho là lấy cảm
hứng từ nhạc cụ truyền thống Trung Quốc, ví dụ như: Đàn Komungo và đàn tranh
cổ 7 dây, đàn Kayagum và đàn tranh, đàn Haegeum và đàn nhị, sáo Taegum và sáo
Dizi,...
Thời kỳ trung cổ của Hàn Quốc có thể nói là kéo dài từ triều đại Goryeo (9181392) đến giữa thời đại Joseon (1392-1910). Các hoạt động âm nhạc quan trọng
nhất trong thời kỳ này diễn ra liên quan đến các sự kiện quốc gia mà trọng tâm là
cung đình, và trong số này, đặc biệt đáng chú ý là sự du nhập của âm nhạc nghi lễ
Nho giáo (aak) từ Trung Quốc. Một loại nhạc khác, tangak, được du nhập từ Trung
8
Quốc cùng thời với aak. Tangak này ban đầu là một hình thức âm nhạc và thơ ca
phổ biến ở Trung Quốc triều đại nhà Tống (960-1125). Trong thời gian đầu khi đến
Hàn Quốc, nó đã được biểu diễn ở dạng nguyên bản, nhưng sau này đã được người
Hàn Quốc biến đổi lại hoàn toàn và được bảo tồn cho đến ngày nay. 15 Chúng ta đều
biết, Nhạc lễ cung đình của Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên đều bắt nguồn từ
Trung Hoa, mà trong tên gọi cũng cịn có sự liên quan ít nhiều: YaYueh (Trung
Hoa), Nhã nhạc (Việt Nam), Aak (Triều Tiên), Gagaku (Nhật Bản). Tuy vậy, mỗi
nước đã tiếp thu ở Trung Hoa vào những thời kỳ khác nhau. Nhật Bản tiếp thu từ
Nhã nhạc nhà Đường ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ VII, có sự kết hợp với âm nhạc
của ba nước Triều Tiên cổ (Tam Hàn) cùng với âm nhạc.
Ở Việt Nam, sử liệu cho biết tên gọi Nhã nhạc được du nhập vào dưới thời nhà
Hồ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Thiệu Thành thứ 2, (1402) có sự kiện Hồ
Hán Thương tổ chức lễ Tế giao không thành. Nhà vua đã “Đặt nhã nhạc, lấy con
quan văn làm kinh vĩ lang, lấy con quan võ làm chỉnh đốn lang, tập điệu múa văn,
võ”. Đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Ánh lên ngơi hồng đế, Huế trở thành kinh đơ của
nước Việt Nam. Trong lĩnh vực âm nhạc, chi phối bởi quan điểm mỹ học giáo điều
cổ đại Trung Hoa: Lễ là cái trật tự, Nhạc là cái điều hòa; âm nhạc liên thơng với
chính sự; nghe nhạc có thể biết được sự thịnh suy của một nước (Thẩm nhạc dĩ tri
chính). Vì vậy, các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói
riêng, đã phải rất coi trọng nhạc lễ cung đình, vì nó là bộ mặt quốc gia, đại diện
cho cả một vương triều.16
2.4. Nghệ thuật sân khấu
Nhắc đến cái tên nghệ thuật diễn tuồng sân khấu đối với nhiều người thì khá là
lạ lẫm, nhưng cái tên “Hý kịch” (cách gọi từ thời nhà Đường trở về trước) thì có lẽ
quen thuộc hơn nhiều. Đây là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa (ngâm khúc
kèm theo nghệ thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kỹ pha trộn như kể
chuyện, các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào
lộng và võ thuật. Hý khúc – cách gọi hý kịch truyền thống, để phân biệt với hý
kịch hiện đại ngày nay của Trung Quốc, bắt nguồn từ thời nhà Tần – Hán. Qua
dòng lịch sử phát triển lâu dài, dần dần đã hình thành nên Trung Quốc Ngũ đại Hý
khúc, tức năm nhánh hý khúc lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm Kinh kịch, Việt
15 Byung-ki Hwang, “Korean Music and its Chinese Influences”, Ewha Womans University, nguồn:
ngày truy cập: 9/7/2021.
16 Bùi Ngọc Phúc, “Sự kế thừa và phát triển của Nhã nhạc Triều Nguyễn”, Học viện âm nhạc Huế.
9
kịch, Hồng Mai kịch, Bình kịch và Dự kịch. Trong đó Kinh kịch, hay gọi là tuồng
Bắc Kinh là thể loại có tính đại biểu nhất, vì thế tuồng Bắc Kinh còn được gọi là
"quốc kịch". Các thể loại kịch của Trung Quốc cũng như các loại hình biểu diễn
sân khấu tương tự tại các nước trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam
thường lấy các sự tích câu chuyện những vị anh hùng trong dân gian và lịch sử làm
đề tài chủ đạo.
Nghệ thuật tuồng của Trung Quốc cổ trung đại 17 có ảnh hưởng lớn đến các
quốc gia xung quanh, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình lịch sử hình thành và
phát triển, tuồng Việt Nam được cho là xuất phát từ ca vũ dân tộc Việt, song trong
quá trình phát triển ấy tuồng Việt Nam đã tiếp nhận nhiều hình thức biển diễn và
hóa trang của hý kịch. Sử sách ghi rằng vào thời Tiền Lê năm 1005, một kép hát
người Hoa tên là Liêu Thủ Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành
bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy
cung nữ ca hát trong cung. Tiếp nhận ảnh hưởng sâu sắc từ nghệ thuật tuồng Trung
Quốc thời cổ trung đại, cho đến ngày nay, ta vẫn cịn thấy cách hóa trang và phục
sức của diễn viên tuồng Việt Nam còn nhiều nét tương đồng với tuồng Trung Quốc
thời cổ trung đại như cách trang điểm mặt trắng, phục trang có mão lông trĩ, cờ
lệnh sau lưng, vạt che trước… Kinh đơ Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của chèo
được sáng lập bởi bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh.
Lúc ấy, chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, đến khi Lý Nguyên Cát đưa
nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam, do ảnh hưởng của nghệ thuật
đó, chèo bắt đầu có thêm phần hát.
2.5. Nghệ thuật vẽ trên đồ gốm
Đồ gốm Trung Quốc cổ trung đại có ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật làm đồ
sứ trên thế giới, nổi bật nhất là những bình gốm trắng với nét vẽ màu xanh. Những
tàn tích được tìm thấy của triều đại nhà Thương (khoảng thế kỷ 16 đến thế kỷ 11
TCN) là bằng chứng sớm nhất về việc con người biết làm gốm. Năm 1004, Hoàng
đế Zhenzong của nhà Tống (960-1279) đặt tên thị trấn là Jingde - được đặt theo
biệt danh được đặt cho thời kỳ trị vì của ơng - để ghi nhận những thành tựu của thị
trấn trong việc sản xuất đồ sứ chất lượng cao. Kể từ đó, "các lị nung ở Jingdezhen
đã bùng cháy trong hơn 1.000 năm, nơi tạo dựng danh tiếng là thủ đô đồ sứ của thế
giới".
17 Xem PL7.
10
Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu đồ sứ bằng đường biển vào thế kỷ thứ VI. Qua
nhiều thế kỷ, kỹ thuật làm đồ sứ được mở rộng sang bán đảo Triều Tiên và Nhật
Bản. Vào thế kỷ 17, đồ sứ Imari Nhật Bản sản xuất đã được Công ty Đông Ấn của
Hà Lan vận chuyển từ cảng Imari đến châu Âu. Đồ sứ từ Trung Quốc, và sau đó là
Nhật Bản, trở nên rất phổ biến trong các cung đình của châu Âu. August der Starke
(1670-1733), vua của Ba Lan và đại thần của Sachsen ở Đức, là một người rất hâm
mộ đồ sứ Trung Quốc. Dưới sự chỉ dẫn của ông, nhà giả kim Johann Friedrich
Bottger đã giải mã được bí quyết chế tạo đồ sứ và vào năm 1710 dây chuyền sản
xuất đồ sứ đầu tiên ở Meissen (Đức) đã được thành lập, Meissen sớm trở thành quê
hương của đồ sứ ở châu Âu.
2.6. Nghệ thuật vẽ tranh
Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 – 6000 năm, thời Chiến Quốc (481 – 221
TCN) có các bức tranh trên lụa hoặc tranh mai táng trên tường đá, tường gạch hoặc
các khối đá, với chủ yếu là các dạng hình học thơ sơ miêu tả các sinh vật thần
thoại, phong cảnh, cảnh lao động hoặc các hình ảnh nguy nga với các vị quan trên
triều đình. Trải qua từng thời kì, đặc điểm về nét vẽ, màu sắc dần có những thay
đổi. Tuy nhiên ban đầu các hoạ sĩ chỉ được xem như một kiểu nghệ nhân, thợ vẽ
tranh phục vụ cho quý tộc, sĩ nhân tiêu khiển. Nhưng đến thời Tống, hội hoạ đã trở
thành một môn trong khoa cử, các sĩ tử phải vẽ một bức tranh dựa vào một bài thơ
nào đó. Hội hoạ Trung Quốc nổi tiếng với các loại hình như: bạch hoạ, bản hoạ,
bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mặc, có ảnh hưởng sâu sắc tới các
nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm đơ hộ, Việt Nam
khơng chỉ kế thừa mà cịn có sự phát triển, giao thoa cùng với đặc trưng nghệ thuật
của người Việt, phù hợp với tính cách của người Việt để tạo nên những di sản nghệ
thuật như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…
11
PHỤ LỤC
PL1: Tính dân tộc – Hội hoạ kết hợp với thư pháp
PL2: Tính lịch sử - Tranh Bạch hoạ
Long phượng sỹ nữ đồ -----
được khai quật năm 1949, cao
31.2cm, rộng 23.2cm, có niên
đại ước tính vào hậu kỳ Chiến
quốc, tức khoảng thế kỷ thứ
IV đến thế kỷ thứ III trước
cơng ngun. Tác phẩm này
khắc họa hình tượng một
người phụ nữ áo rộng váy dài,
phía trên đầu là hai linh vật
được cho là rồng và phượng.
12
Có niên đại tương đương là bức Ngự long nhân vật đồ - - - - , cao 28cm, rộng
37.5cm, cũng được vẽ trên vải dệt từ tơ tằm, khai quật năm 1973. Trong tranh khắc
họa hình tượng một người đàn ông thắt lưng mang kiếm, cưỡi trên lưng rồng. Cả
hai bức tranh này đều thuộc thể loại Minh tinh -- , một hình thức tranh vẽ táng
theo người chết với nguyện vọng cầu cho linh hồn người quá cố được thăng thiên.
PL3: Tính tương tác giao thoa – Tranh thuỷ mặc
PL4:
hưởng
tưởng
– Lạc
Phật
Lạc Sơn
Chịu
bởi tư
tôn
Sơn
ảnh
Đại
Phật,
tên cũ là
Lăng
Vân
13
giáo
Đại
Đại
Phật
do
bức
tượng được tạc vào
vách đá Thê Loan ở
núi Lăng Vân. Xưa
kia, vùng ngã ba sơng
này nước sơng dữ dội,
dịng chảy hỗn loạn,
thuyền thường bị mất
lái đập vào vách núi,
thương vong vơ số.
Thấy bi kịch này, các
thiền sư đã xin qun
góp và kêu gọi những
người thợ đến để khắc
một bức tượng Phật
Di Lặc, với mong
muốn làm dịu đi cơn
giận của Thủy quái. Pho tượng này được tạc ròng rã trong gần 100 năm, từ những
năm đầu tiên thời nhà Đường (khoảng năm 713) và hoàn thành vào năm 19 thời
nhà Nguyên (năm 803).18
PL5: Kiến trúc – Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành
18 Ngọc Thúy, “Lạc Sơn Đại Phật – Phật đá cao nhất thế giới”, Kỳ nghỉ Đông Dương, nguồn:
/>ngày truy cập 9/7/2021.
14
PL6: Âm nhạc – Nhã nhạc Hàn Quốc, nhã nhạc Trung Quốc, nhã nhạc Nhật
Bản, nhã nhạc Cung Đình Huế
15
Nhã nhạc Hàn Quốc (aak)
Nhã nhạc Trung Quốc (YaYueh)
Nhã nhạc Nhật Bản (Gagaku)
Nhã nhạc Cung Đình Huế
PL7: Nghệ thuật sân khấu – Nghệ thuật tuồng.
16
PL8: Nghệ thuật vẽ trên đồ gốm – Bình gốm thời nhà Tống
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
Giáo trình
1. Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới, Nxb
Giáo dục Việt Nam.
Bài viết, tạp chí
1. Lê Anh Minh, “Tổng quan về nghệ thuật biểu diễn của người Trung Quốc”,
ra ngày 17/04/2020, nguồn: truy cập ngày 09/07/2021.
2. Lê Anh Minh, Tổng quan về nghệ thuật biểu diễn của người Trung Quốc, ra
ngày 17/04/2020, nguồn: truy cập ngày 09/07/2021.
3. Nguyễn Duy Chính, “Hội họa Trung Hoa cổ (phần 1)”, ra ngày 04/03/2016,
nguồn: truy cập
ngày 09/07/2021.
4. Wkipedia, “Nhà Minh”, nguồn: truy cập
ngày 09/07/2021.
5. Wikipedia, “Nhà Thanh”, nguồn: truy
cập ngày 9/7/2021.
6. Giang Lam, “Mối giao thoa của các loại hình nghệ thuật”, Tuyên Quang
Online, 14/11/2020.
7. Tiếng Trung Thanh Mai HSK,“Tranh thủy mặc Trung Quốc cổ – nghệ thuật
độc đáo của người Tàu”, nguồn: ngày ra 26/09/2020,
ngày truy cập 9/7/2021.
8. Nguyễn Hải Hồnh, “Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc”,
ra ngày 18/5/2019, nguồn: truy cập ngày 9/7/2021.
9. Byung-ki Hwang, “Korean Music and its Chinese Influences”, Ewha
Womans University, nguồn:
ngày truy cập: 9/7/2021.
10. Bùi Ngọc Phúc, “Sự kế thừa và phát triển của Nhã nhạc Triều Nguyễn”,
Học viện âm nhạc Huế.
11. Ngọc Thúy, “Lạc Sơn Đại Phật – Phật đá cao nhất thế giới”, Kỳ nghỉ Đông
Dương, nguồn: ngày truy cập 9/7/2021.
Các website
1. Kênh chia sẻ tri thức cộng đồng: />2. Nghệ thuật xưa:
18
3.
4.
5.
19
Tuyên Quang Online: />Nghiên cứu quốc tế: />Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội: />