Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng hệ thống IOT phục vụ giám sát cảnh báo cháy cho hộ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.85 MB, 68 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
---------------------------------------

HỒNG NGỌC PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG IOT PHỤC VỤ GIÁM SÁT
CẢNH BÁO CHÁY CHO HỘ GIA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI-2021


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
---------------------------------------

HỒNG NGỌC PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG IOT PHỤC VỤ GIÁM SÁT
CẢNH BÁO CHÁY CHO HỘ GIA ĐÌNH
CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
MÃ SỐ: 8.52.02.08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG HIẾU

HÀ NỘI-2021


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống IoT
phục vụ giám sát cảnh báo cháy cho hộ gia đình” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình !
Tác giả luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN
Học viên xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Trung Hiếu, người Thầy đã
luôn tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ học viên trong suốt quá trình chuẩn bị đề
cương đến khi xây dựng chương trình, và hồn thiện nội dung luận văn “Nghiên cứu xây
dựng hệ thống IoT phục vụ giám sát cảnh báo cháy cho hộ gia đình”.
Học viên cũng xin dành tình cảm sâu sắc đến các Thầy Cô giáo trong Khoa quốc
tế và đào tạo sau đại học, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng, các Thầy Cơ ln
nhiệt tâm giảng dạy và chia sẻ những kinh nghiệm quý báo cho học viên những năm học
vừa qua.
Do thời gian hoàn thành luận văn có hạn, đồng thời diễn biến dịch Covid-19 phức
tạp, cho nên những suy nghĩ cũng như khả năng diễn đạt ý tưởng trong luận văn không
tránh khỏi những điểm cần chỉnh sửa thêm. Học viên rất mong được sự động viên và
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn học viên quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT CẢNH BÁO CHÁY .................... 3
1.1

Tổng quan tình hình cháy nổ trên thế giới và ở Việt Nam .......................................... 3

1.1.1

Tình hình cháy nổ trên thế giới ............................................................................ 4

1.1.2

Tình hình cháy nổ tại Việt Nam ........................................................................... 5

1.2

Hệ thống giám sát cảnh báo cháy ................................................................................ 6

1.2.1

Mơ hình chung của các hệ thống giám sát, cảnh báo cháy ................................... 6

1.2.2


Một số hệ thống giám sát cảnh báo cháy phổ biến ............................................... 8

1.2.3

Một số hệ thống cảnh báo cháy ở trong vào ngoài nước .................................... 12

1.3

Xu thế phát triển của hệ thống giám sát cảnh báo cháy ............................................. 14

1.4

Kết luận ...................................................................................................................... 17

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG IOT PHỤC VỤ GIÁM SÁT CẢNH
BÁO CHÁY CHO HỘ GIA ĐÌNH .......................................................................................... 18
2.1

Tổng quan về hệ thống IoT ........................................................................................ 18

2.1.1

Xu hướng và đặc điểm của hệ thống IoT ........................................................... 20

2.1.2

Một số chuẩn IoT hiện hành ............................................................................... 22

2.2


Hệ thống IoT trong giám sát cảnh báo cháy .............................................................. 26

2.2.1

Mơ hình hệ thống IoT trong giám sát cảnh báo cháy ......................................... 26

2.2.2

Kết nối trong hệ thống IoT giám sát cảnh báo cháy ........................................... 27

2.3

Chuẩn giao tiếp không dây phổ biến ......................................................................... 28

2.4

Một số phương thức trao đổi dữ liệu trong hệ thống IoT .......................................... 34

2.4.1

Giao thức Mysensor............................................................................................ 34

2.4.2

Giao thức MQTT ................................................................................................ 36

2.4.3

Giao thức Domoticz............................................................................................ 37


2.5

Nền tảng xây dựng ứng dụng Node RED .................................................................. 37

2.6

Kết luận ...................................................................................................................... 41

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG IOT PHỤC VỤ GIÁM
SÁT CẢNH BÁO CHÁY CHO HỘ GIA ĐÌNH ..................................................................... 42


iv
3.1

Thiết kế hệ thống ....................................................................................................... 42

3.1.1

Lựa chọn cảm biến môi trường........................................................................... 42

3.1.2

Vi điều khiển ESP8266 ...................................................................................... 45

3.1.3

Lập trình phần mềm hệ thống ............................................................................. 45


3.2

Xây dựng ứng dụng giám sát cảnh báo cháy trên Node RED ................................... 47

3.3

Thử nghiệm hệ thống và đánh giá.............................................................................. 50

3.3.1

Thử nghiệm hệ thống .......................................................................................... 51

3.3.2

Đánh giá .............................................................................................................. 52

3.4

Kết luận ...................................................................................................................... 53

KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 55
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 56


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADC

Analog to Digital Converter

Bộ chuyển đối tương tự sang số

DMA

Direct Memory Access

Truy cập bộ nhớ trực tiếp

IoT

Internet of Thing

Vạn vật kết nối

DNS

Domain Name System

Hệ thống tên miền

GSI


Global Standards Initiative

Sáng kiến tiêu chuẩn toàn cầu

HVAC

Heating, Ventilating, and Air

Hệ thống sưởi ấm, thơng gió và

Conditioning

điều hồ khơng khí

Message Queue Telemetry

Giao thức truyền nhận bản tin xác

Transport

thực

HTTP

HyperText Transfer Protocol

Giao thức truyền siêu văn bản

LAN


Local Area Network

Mạng cục bộ

M2M

Machine to Machine

Máy tới máy

LPC

Linear Predictive Coding

Mã hóa dự đốn tuyến tính

PAM

Pulse Amplitude Modulation

Điều chế biên độ xung

PCM

Pulse Code Modulation

Điều chế mã xung

RF


Radio Frequency

Tần số vô tuyến

SNR

Signal to noise ratio

Tỉ số tín hiệu trên nhiễu

SPI

Serial Peripheral Interface

Giao tiếp ngoại vi nối tiếp

WAN

Wide High Frequency

Mạng diện rộng

MQTT


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Dữ liệu thống kê tình hình cháy nổ trên thế giới (2016-2020) .................................. 4

Bảng 2.7: Lịch sử hình thành cơng nghệ Bluetooth ................................................................. 29
Bảng 3.1: Giá trị cảm biến MQ135 trong thiết bị đo được…………………………………...51


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tình hình cháy nổ ở nước ta giai đoạn (2015-2019) .................................................. 5
Hình 1.2: Sơ đồ chung của hệ thống giám sát cảnh báo cháy .................................................... 6
Hình 1.3: Hệ thống cảnh báo cháy tự động ................................................................................ 7
Hình 1.4: Thiết bị của hệ thống Cerberus-FIT của Siemens ...................................................... 9
Hình 1.5: Thiết bị cảnh báo F220-B6 ......................................................................................... 9
Hình 1.6: Thiết bị Simplex 4010ES ......................................................................................... 10
Hình 1.7: Thiết bị cảnh báo ALN-V ......................................................................................... 10
Hình 1.8: Mơ hình hệ thống Intergral IP của Schrack Seconet ................................................ 12
Hình 1.9: Mơ tả hệ thống cảnh báo cháy qua camera AVIOTECH IP 8000............................ 13
Hình 1.10: Xu thế của hệ thống giám sát cảnh báo cháy.......................................................... 14
Hình 2.1: Sự đa dạng phát triển của hệ thống IoT .................................................................... 19
Hình 2.2: Mơ hình cơ bản của hệ thống IoT............................................................................. 20
Hình 2.3: Kit phát triển STM32 F103 giá 1 đơ la .................................................................... 22
Hình 2.4: Định nghĩa của ITU-T về chiều kết nối .................................................................... 25
Hình 2.5: Sơ đồ khối cơ bản của mơ hình IoT trong giám sát, cảnh báo cháy ......................... 26
Hình 2.6: Cảm biến khói và lửa kết nối bằng Bluetooth .......................................................... 28
Hình 2.7: Cấu hình phần cứng của chip Bluetooth................................................................... 30
Hình 2.8: Cấu trúc phân lớp mạng giao thức Lora ................................................................... 34
Hình 2.9: Định dạng giao thức Mysensor................................................................................. 35
Hình 2.10: Mơ hình giao thức MQTT ...................................................................................... 36
Hình 2.11: Giao diện điều khiển của Domoticz ....................................................................... 37
Hình 2.12: Ứng dụng của Node RED trong IoT....................................................................... 38

Hình 2.13: Cài đặt thành cơng gói Node RED ......................................................................... 39
Hình 2.14: Màn hình làm việc chính của Node RED ............................................................... 41
Hình 3.1: mơ hình hệ thống IoT thời gian thực ứng dụng trong giám sát, cảnh báo cháy tại hộ
gia đình ..................................................................................................................................... 42
Hình 3.2: Cảm biến MQ135 ..................................................................................................... 43
Hình 3.3: Đặc điểm cấu trúc của cảm biến MQ135 ................................................................. 43
Hình 3.4: Module đo nhiệt độ độ ẩm DHT11 .......................................................................... 44
Hình 3.5: Kit phát triển wifi ESP8266 ..................................................................................... 45
Hình 3.6: Kết nối cảm biến nhiệt độ độ ẩm với wifi ESP8266 ................................................ 46
Hình 3.7: Kết nối cảm biến MQ135 với wifi ESP8266............................................................ 46
Hình 3.8: khởi tạo MQTT in .................................................................................................... 47
Hình 3.9: khai báo các trường của node cảm biến nhiệt độ ..................................................... 48
Hình 3.10: cấu hình các trường của biểu đồ hiển thị ................................................................ 48
Hình 3.11: Cấu hình node cảm biến và biểu đồ, đồ thị ............................................................ 49


viii
Hình 3.12: Kết quả xây dựng ứng dụng giám sát cảnh báo cháy ............................................. 51
Hình 3.13: Thiết bị giám sát cảnh báo lắp vào hộp .................................................................. 52
Hình 3.14: Kịch bản tạo đám cháy giả ..................................................................................... 52
Hình 3.15: Giá trị ppm của cảm biến khói ........................................................................ .…..53


1

MỞ ĐẦU
Trong những cập nhật trên phương diện khách quan của ngân hàng thế giới
Worldbank đã chỉ ra rằng, sự phát triển của Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua đã
đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế từ năm 1986, đã thúc đẩy
kinh tế phát triển nhanh, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị

trường đã giúp nước ta từ một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trở thành một quốc
gia năng động nhất Đơng Á Thái Bình Dương. Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi
nhanh chóng về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm
2019 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019 [5], 55,5% dân số có độ tuổi
dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương
đương trong khu vực. Cùng với sự phát triển của dân số là tỉ lệ độ thị hóa cao, đặc biệt
ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, mật độ dân số tăng
cao, đồng nghĩa với mật độ nhà ở cũng tăng theo. Theo số liệu của Bộ Xây Dựng công
bố, thị trường bất động sản cả nước trong mười năm qua (2009-2019), đã có 5.000 dự
án nhà ở với 3.774.000 căn nhà, bình quân mỗi 5 năm phát triển được khoảng 787.000
căn nhà [6]. Cùng với việc tăng nhanh về số lượng nhà ở nhưng lại chưa hoàn thiện quy
hoạch, cùng với đó là ý thức của một số bộ phận người dân chưa cao, đã dẫn tới những
bất cập và đặc biệt là sự mất an toàn trong phịng chống cháy nổ. Chỉ tính riêng 8 tháng
đầu năm 2020 [7], trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 268 vụ cháy , 1 vụ nổ, gây thiệt hại về
tài sản ước tính hơn 6,2 tỷ khiến 6 người chết, 23 người bị thương. Nếu thống kê xa hơn,
Thành phố Hồ Chí Minh trong năm năm 2015-2020, xảy ra hơn 4800 vụ cháy, làm chết
75 người thiệt hại hơn 450 tỷ đồng. Chỉ bằng các thống kê rất nhỏ cũng có thể thấy rằng
tình hình mất an tồn trong phòng chống cháy nổ là rất nguy cấp và cần một giải pháp
để cải thiện.
Dự đoán 75 tỷ thiết bị IoT được lắp đặt vào năm 2025, gấp 5 lần so với năm 2015,
đồng thời tỷ lệ sử dụng thiết bị IoT tăng từ 13% lên 25% trong giai đoạn từ năm 20142019, chi phí cho hệ sinh thái liên quan đến IoT được dự báo sẽ tăng từ 726 tỷ USD vào
năm 2019 lên 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2023 [9](dữ liệu từ McKinsey & Company
một công ty hàng đầu thế giới về tư vấn quản lý tồn cầu có trụ sở tại NewYork, Hoa
Kỳ). Có thể nói IoT có mặt và tác động đến mọi phương diện của đời sống, trong tiến


2

trình phát triển nhà thơng minh (Smarthome), đến tịa nhà thông minh (SmartBuilding),

cho đến đô thị thông minh không thể thiếu vắng sự có mặt của các hệ thống IoT. Theo
báo cáo của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông
Internet kết nối vạn vật ở Việt Nam tuy đạt được một số thành tựu bước đầu nhưng hệ
sinh thái IoT ở nước ta vẫn tồn tại một số bất cập như: chưa có ứng dụng IoT nào có tầm
ảnh hưởng đến đời sống xã hội, như cầu của thị trường cao do kinh tế phát triển và thị
hiếu của người tiêu dùng mong muốn thụ hưởng những tiện ích cơng nghệ tiên tiến,
nhưng nhà cung cấp phần cứng và phần mềm đều là các đối tác nước ngoài. Xét trên
phương diện dân cư và nhà ở hộ gia đình nói chung, nhu cầu có một hệ thống tích hợp
để quản lý, giám sát, phát hiện và cảnh báo sớm những rủi ro liên quan đến cháy nổ là
hết sức cần thiết. Đặc biệt, nhu cầu này hiện hữu rõ ràng nhất ở các thành phố lớn, nơi
có mật độ dân cư đơng đúc. Đứng trên tinh thần kiến tạo một nền khoa học kĩ thuật do
người Việt làm chủ, cần nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử nghiệm để từng bước nắm
vững các công nghệ của một hệ thống IoT phục vụ cảnh báo rủi ro cháy nổ cho nhà ở
hộ gia đình là hồn tồn cấp thiết.
Vì các lý do trên em xin chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là "Nghiên cứu xây dựng
hệ thống IoT phục vụ giám sát cảnh báo cháy cho hộ gia đình".
. Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu cũng như thực hiện các thử nghiệm nhất
định, học viên đã xây dựng luận văn với kết cấu gồm 3 phần chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống giám sát cảnh báo cháy
Chương 2: Xây dựng mơ hình hệ thống IoT phục vụ giám sát cảnh báo cháy
cho hộ gia đình
Chương 3: Thiết kế chế tạo thử nghiệm hệ thống IoT phục vụ giám sát cảnh
báo cháy cho hộ gia đình
Do hạn chế về kiến thức của bản thân cũng như thời gian nghiên cứu, trong luận
văn không thể tránh khỏi những điểm thiết xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của Thầy Cô giáo cũng như các bạn Học viên quan tâm đến đề tài để luận văn được hoàn
thiện hơn.


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT
CẢNH BÁO CHÁY
Chương 1 của luận văn học viện sẽ trình bày sơ lược về tình hình cháy nổ trên
thế giới và ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu các mơ hình giám sát cảnh báo cháy phổ
biến cũng như xu hướng phát triển hệ thống này.

1.1 Tổng quan tình hình cháy nổ trên thế giới và ở Việt Nam
Các hệ thống IoT ngày càng có vai trị quan trọng trong sản xuất kinh doanh và
mọi mặt của cuộc sống đang thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu trên toàn thế giới
với mục tiêu kết nối vạn vật, trong đó việc giám sát, thu thập thông tin là một phần quan
trọng của hệ thống IoT. Việc nghiên cứu, xây dựng và làm chủ được một hệ thống IoT
thời gian thực cả về phần cứng, phần mềm, phương thức kết nối, truyền tin rất có ý nghĩa
trong khoa học cơng nghệ, từ đó làm tiền đề cho việc xây dựng các ứng dụng phục vụ
cuộc sống. Việc phát hiện, cảnh báo các nguy cơ cháy hiện nay được hầu hết các nước
trên thế giới quan tâm và xác định là một việc quan trọng bởi việc phát hiện càng sớm
thì càng góp phần giảm thiểu nguy cơ lan rộng của đám cháy, thiệt hại về người và của
do đám cháy sinh ra. Việc giám sát, cảnh báo cháy trên thế giới được thực hiện đối với
các tòa nhà, khu dân cư, cho đến các cánh rừng với các phương thức từ thủ công cho
đến tự động, đặc biệt trong thời điểm hiện nay với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ
thuật thì việc ứng dụng các bộ cảm biến, hệ thống IoT, big data trong việc giám sát, cảnh
báo cháy trở nên thuận lợi hơn. Tuy vậy, dù áp dung nhiều biện pháp khoa học tiên tiến
thì việc cảnh báo cháy ở các hộ gia đình, tịa nhà lớn cịn gặp nhiều khó khăn vì nguy
cơ phát sinh nguồn cháy phong phú, đa dạng, mỗi đất nước khác nhau thì người dân có
thói quy sinh hoạt khác nhau nên mơ hình của các nước chỉ có thể tham khảo khi thực
thi tại nước bản địa. Các vụ hỏa hoạn thường để lại nhiều hậu quả lớn cả về người và
của, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, đất nước không chỉ ở cả Việt
Nam và trên cả thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, việc giám sát và cảnh báo cháy đang
nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp quản lý cũng như nhân dân đặc biệt sau các
tác động tiêu cực từ những vụ hỏa hoạn đã xảy ra thời gian gần đây. Các công việc giám

sát, cảnh báo cháy hiện nay hầu như đang thực hiện giản đơn thông qua thiết bị cảm
biến khói, nhiệt độ thuần túy và thường chỉ báo động khi đám cháy đã lớn hoặc lan rộng
(để tham số giám sát vượt ngưỡng của thiết bị cảm biến), phục vụ chữa cháy. Biện pháp


4

này không phải là một giải pháp tối ưu, do không phải lúc nào điều kiện chữa cháy cũng
là thuận lợi. Tiếp đến, vị trí địa lý, thời gian trong ngày có thể gây khó khăn cho khí tài
và nhân sự cứu hỏa tiếp cận đám cháy. Ngoài ra, hoàn cảnh và nguyên nhân cháy có thể
tăng tốc độ hoặc sự lan truyền đám cháy.

1.1.1Tình hình cháy nổ trên thế giới
Kinh tế ngày càng phát triển cùng với tốc độ đơ thị hóa nhanh, cùng với đó là sự
chuyển dịch cơ cấu của chuỗi cung ứng toàn cầu tạo cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho
các quốc gia đang phát triển, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với những rủi ro đặc biệt
là rủi ro đến từ cháy nổ bởi vây quanh chúng ta ngày nay toàn bộ là các thiết bị điện tử.
Các lục địa già hay các quốc gia thịnh vượng có mật độ dân cư ổn định và hạ tầng không
biến động sẽ gặp phải hạn chế khó tiếp cận hiện trường khi hỏa hoạn xảy ra cũng như
khó lắp đặt các thiết bị cảnh báo sớm. Những điểm trên đều chỉ ra một thực tế rằng các
vụ cháy nổ đã và đang ra tăng trên bình diễn trung của thế giới. Theo số liệu thống kê,
trung tâm số liệu về các vụ cháy trên thế giới thuộc Hiệp hội quốc tế về các dịch vụ cứu
hỏa [8], trong nhiều năm qua qua các đám cháy xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới và
để lại những hậu quả nặng nề.
Số vụ
Tổng
Số người chết
Số
cháy
Năm

dân số,
nước
(nghìn người)
(tỉ/inch) (triệu vụ)

Số vụ cháy
trung bình
mỗi 1000
inch

Số người chết trung bình
Mỗi 100000
inch

Mỗi 100
vụ

2016

40

3.5

3.2

21.2

1.4

2.3


1.4

2017

34

2.2

2.5

22.3

2.8

2.2

1.5

2018

35

2.3

2.7

20.7

2.3


1.9

0.8

2019

31

1.1

3.5

18.4

3.5

1.8

0.5

2020

39

1.1

3.0

18.0


2.7

1.6

0.6

Bảng 1.1: Dữ liệu thống kê tình hình cháy nổ trên thế giới (2016-2020)

Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng thiệt hại về người của các vụ cháy nổ
trên thế giới có dấu hiệu giảm, tuy nhiên số vụ cháy lại có xu hướng tăng lên. Phản ánh
đúng thực trạng rằng đại bộ phận người dân đều có ý thức rõ ràng về cháy nổ nhưng
việc để dẫn đến cháy nói chung và cháy ở khu vực dân cư đơng đúc đặc biệt là hộ gia
đình, nơi người dân khó có thể có các thiết bị cảnh báo sớm là một bài toán hiện hữu và
đáng quan tâm giải quyết. Tại Bỉ, vào khoảng thời gian từ 2014-2015, xảy ra tổng cộng


5

20,414 vụ cháy hộ dân, 103 vụ gây chết người với 128 người thiệt mạng. Tại Estonia,
từ 2013 tới 2017, xảy ra tổng cộng 3,824 vụ cháy hộ dân, 195 vụ gây chết người với 228
người thiệt mạng. Ở Hà Lan, khoảng 4200 vụ cháy hộ dân được báo cáo mỗi năm. Trong
vòng 10 năm (2008-2017), 287 vụ cháy hộ dân chết người đã xảy ra khiến 311 người
chết [10].

1.1.2 Tình hình cháy nổ tại Việt Nam
Tháng 8/2021, tồn quốc xảy ra 431 vụ cháy và sự cố cháy (trong đó 171 vụ cháy
theo quy định thống kê và 209 vụ sự cố chập cháy trên cột điện, thiết bị điện trong nhà
dân cháy cỏ, rác và 51 vụ cháy rừng) làm chết 06 người, bị thương 21 người, thiệt hại
về tài sản ước tính 11,6 tỷ đồng và 94,94 ha rừng. So với tháng 7/2021, số vụ cháy và

sự cố cháy giảm 66 vụ, giảm 13,2% số người chết giảm 01 người, giảm 14,2% số người
bị thương tăng 16 người, tăng 320% thiệt hại về tài sản giảm 17,98 tỷ đồng. So với cùng
kỳ năm 2020, số vụ cháy và sự cố cháy giảm 60 vụ, giảm 21,27% số người chết tăng 05
người (06/01) số người bị thương tăng 11 người, tăng 110% thiệt hại về tài sản giảm
11,24 tỷ đồng, giảm 49,2%.

Hình 1.1: Tình hình cháy nổ ở nước ta giai đoạn (2015-2019)

Về nguyên nhân các vụ cháy, sự cố theo số liệu của trang chủ cảnh sát phịng
cháy chữa cháy 99/222 vụ (chiếm 44,6%), trong đó: Do sự cố hệ thống, thiết bị điện 46
vụ (chiếm 20,7%) do sơ xuất bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 46 vụ (chiếm
20,7%); do sự cố kỹ thuật 01 vụ (chiếm 0,45%) do vi phạm quy định an toàn phòng cháy
chữa cháy 01 vụ (chiếm 0,45%) 01 vụ do tự cháy (chiếm 0,45%) do tai nạn giao thông
01 vụ (chiếm 0,45%) và 03 vụ do nguyên nhân khác (chiếm 1,35%) đang tiếp tục điều
tra 123 vụ (chiếm 55,4%). Trong tháng 8/2021, xảy ra 263 vụ cháy và vụ sự cố cháy tại
khu vực thành thị, chiếm 61,02% tổng số vụ, số vụ cháy tại hộ gia đình cịn diễn biến
phức tạp (53 vụ cháy nhà dân chiếm 12,3% tổng số các vụ cháy). Điển hình, ngày













×