TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT
-------***-------
TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài: Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
cơng nghiệp 4.0.
GVHD: TS.Mai Lan Hương
Họ tên: Nông Việt Quang
Lớp: Luật kinh tế 62A
Khóa: 62
MSV: 11203301
Lớp học phần: KTCT Mác-Lênin(220)_25
Hà Nội - 2021
I, lời nói đầu :
Ngày nay, thế giới đang bước sang một thời đại mới - thời đại của nền kinh tế tri
thức. Sự phát triển mạnh mẽ và kỳ diệu của công nghệ trong cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi không chỉ lực lượng sản xuất, cách thức trao
đổi thông tin, mà còn làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, biến đổi sâu sắc
nhiều mặt đời sống xã hội. Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự tham gia
của các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và mỗi người dân Việt Nam, chúng
ta đã và đang xây dựng cơ chế, chính sách để mọi đối tượng trong xã hội có thể
đóng góp và hưởng thụ thành quả mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.
Qua đó ta thấy tầm quan trọng của cuộc cách mạng cơng nghiêp 4.0, đặc biệt là
cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh này. Mỗi chúng ta sau
này sẽ là những người thụ hưởng và xây dựng đóng góp cho cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa này. Vì vậy em chọn đề tài về cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa ở việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 để hiểu rõ về công cuộc
đổi mới tại Việt Nam cũng như tầm quan trọng của nó.
II, Nội Dung
a, Lý thuyết
1 khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
Về mặt lịch sử cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp
và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp
4.0). cụ thể:
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa
thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.
Tiền đề cho cuộc cách mạng này là xuất phát từ sự trưởng thành về lực lượng sản
xuất cho phép tạo ra bước phát triển đột biến về tư liệu lao động, trước hết trong
lĩnh vực dệt vải sau đó lan tỏa ra các ngành kinh tế khác của nước Anh.
Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao
động thủ cơng thành lao dộng nhờ máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng
việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng này là: phát minh
máy móc trong ngành dệt như thoi của John Kay (1733), xe kéo sợi Jenny (1764),
máy dệt của Edmund Cartwright (1785),… làm cho ngành công nghiệp dệt phát
triển mạnh mẽ. Phát minh máy động lực đặc biệt là máy hơi nước của James Watt
là mốc mở đầu q trình cơ giới hóa sản xuất. Các phát minh trong công nghiệp
luyện kim của Henry Cort, Henry Bessemer về lị luyện gang, cơng nghệ luyện sắt
là những bước tiến lớn đáp ứng cho nhu cầu chế tạo máy móc. Trong ngành giao
thơng vận tải, sự ra đời và phát triển của tàu hỏa, tàu thủy … đã tạo điều kiện cho
giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ.
Nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C.Mác đã khái quát tính
quy luật của công nghiệp qua ba giai đoạn phát triển là: hiệp tác giản đơn, công
trường thủ công và đại công nghiệp. C.Mác khẳng định đó là ba giai đoạn tăng
năng suất lao động xã hội; ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất tư bản
chủ nghĩa; đồng thời cũng là ba giai đoạn xã hội hóa lao động và sản xuất diễn ra
trong quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn,
tập chung , hiện đại.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu
thế kỷ XX.
Nội dung của cách mạng công nghiệp lần thứ hai được thể hiện ở việc sử dụng
năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây truyền sản xuất có tính chun
mơn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện-cơ khí và sang
giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự tiếp nối cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất, với những phát minh về công nghệ và sản phẩm mới được ra
đời và phổ biến như điện, xăng dầu, động cơ đốt trong. Kỹ thuật phun khí nóng,
cơng nghệ luyện thép bessemer trong sản xuất sắt thép đã làm tăng nhanh sản
lượng, giảm chi phí và giá thành sản xuất. Ngành sản xuất giấy phát triển kéo theo
sự phát triển của ngành in ấn và phát hành sách, báo. Ngành chế tạo ô tô, điện
thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển nhanh. Sự ra đời của những phương
pháp quản lí sản xuất tiên tiến của H.For và Taylor như sản xuất theo dây chuyền,
phân cơng lao động chun mơn hóa được ứng dụng rộng rãi trong các doanh
nghiệp đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ hai cũng đã tạo ra sự phát triển vượt bậc trong giao thông vận tải và thông tin
liên lạc.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) bắt đầu từ khoảng những năm
đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX.
Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là sử dụng công nghệ thơng tin, tự
động hóa sản xuất. Cách mạng cơng nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ về
hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất
bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và
1980) và Internet (thập niên 1990), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đưa
tới những tiến bộ kỹ thuật công nghệ nổi bật trong giai đoạn này là: hệ thống
mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử được sử dụng công nghệ số và robot công
nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)được đề cập lần đầu tiên tại hội
chợ triển lãm cơng nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ
Đức đưa vào “ế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012.
Gần đây tại Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử
dụng thuật ngữ cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay đổi về
chất trong lực lượng sản xuất nền kinh tế thế giới. cách mạng cơng nghiệp lần thứ
tư được hình thành dựa trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ
biến cả Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet ị Things-IoT). Cách mạng cơng
nghiệp lần thứ tư có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính
đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D…
=> Như vậy, mỗi cuộc cách mạng cơng nghiệp xuất hiện có những nội dung cốt
lõi về tư liệu lao động. sự phát triển của tư liệu lao động đã thúc đẩy sự phát triển
của văn minh nhân loại. theo nghĩa đó, vai trị của cách mạng cơng nghiệp có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong vai trị thúc đẩy phát triển.
3 Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp lần thứ tư (4.0)
3.1 Quan điểm về cơng nghiệp hóa hiện đại Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
- Thứ nhất, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn lực
Ngày nay, q trình cơng nghiệp hóa hiện địa hóa của tất cả các nước đều chịu sự
tác dộng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là thách thức đồng
thời cũng là cơ hội đối với tất cả các nước, đặc biệt là các nước cịn kém phát triển.
Do đó, phải tích cực, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần hiết để có thể thực hiện
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa thích ứng được với tác động của cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, coi đây là điểm xuất phát.
- Thứ hai, các biện pháp thích ứng phải được thực hiện đồng bộ, phát huy sức
sáng tạo của toàn dân.
Để thực hiện thành cơng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với trình độ phát triển như ở nước ta hiện
nay là cơng cuộc mang tính thách thức lớn. Do đó, địi hỏi phải thực hiện rất nhiều
giải pháp; vừa có những khâu phải tuần tự, song phải vừa có những khâu phải có lộ
trình tối ưu. Để thành công, những giải pháp phải được thực hiện một cách đồng
bộ, có sự phối hợp của tất cả các chủ thể trng nền kinh tế - xã hội, phát huy sức
mạnh sảng tạo của tồn dân.
3.2 Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng cơng
nghiệp lần thứ tư (4.0).
Để thích ứng với tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công
nghiệp hóa, hiện dại hóa ở Việt Nam cần thực hiện những nội dung chủ yếu
sau:
Thứ nhất, hoàn thiện thể ché, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tàng
sáng tạo.
Xây dựng hệ thống đồi mới sáng tạo quốc gia để nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả. Đồi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động,
thúc đẩy nghiên cứu và triển khai. Cải thiện khung pháp lý cho đổi mới sáng
tạo. Tăng nguồn vốn con người cho đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh đổi mới
sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp. Thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo.
Phát huy vai trò của các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu có chất
lượng cao ở trong nước, đồng thời kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu.
Thứ hai, nắm bắt và đẳỵ mạnh việc ứng dụng những thành tựu của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).
Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực của Nhà nước, của toàn dân
và nguồn lực quốc tế phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành
tựu cùa cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 vào
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Để thích ứng với cuộc cách mạng cồng nghiệp 4.0 và nâng cao sức
cạnh tranh của doanh nghiệp, địi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu hố mơ
hình kinh doanh, với việc xây dựng dây truyền sản xuất hướng tới tự động
hoá ngày càng cao, tin học hoá quản lý, triển khai những kỹ năng mới cho tổ
chức và cá nhân, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, đảm bảo an ninh
mạng.
Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác
động tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Trong đó cần thực
hiện các nhiệm vụ:
- Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và
truyền thông, chuẩn bị nền tảng kỉnh tế số.
Cần huy động các nguồn lực khác nhau bao gồm Nhà nước, doanh
nghiệp, người dân và nước ngoài để phát triển nhanh chóng hạ tầng cơng
nghệ thơng tin và truyền thông.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả
các lĩnh vực của nền kinh tế. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lượng
nguôn nhân lực công nghệ thông tin. Coi phát triên và ứng dụng công nghệ
thông tin là khâu đột phá trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Tập trung phát triển tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực
công nghệ thông tin, truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và đàm bảo
an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện bình đẳng cho người dân và doanh
nghiệp khi tiếp cận thông tin và nội dung số.
Việt Nam cần triển khai các giải pháp để phát triền ngành cơng nghệ
thơng tin thích ứnệ với cách mạng công nghiệp 4.0 như: cảm biến - bộ cảm
biên, hệ thông đicu khiên các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng,
thu thập thơng tin, dữ liệu để hình thành hệ thống dư liệu lớn làm cơ sở cho
việc phân tích và xừ lý dữa liệu đề đưa ra những quyết định đúng đắn, có
hiệu quả nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Thực hiện chuyển đổi so nền kinh tế và quản trị xã hội
Chuyển đổi số nền kinh tế trên cơ sở nền tảng số hóa đối với phát triển
các lĩnh vực quan trọng như: Phát triển cơng nghiệp năng lượng, cơng nghiệp
hố chất, điện tử, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hàng tiêu dùng. Phát
triển công nghiệp chế biến các sản phâm từ nông, lâm, ngư nghiệp nhằm
nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.
Phát triền có chọn lọc một số ngành, lĩnh vực cơng nghiệp hiện đại và
có khả năng tạo tác động lan tỏa trong nền kinh tế. Tiếp tục xây dựng và phát
triền các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phâm.
Xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, phù hợp với điều
kiện và khả năng thực tế đe tạo điều kiện, cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng
dụng công nghẹ mới. Thiện hiện số hóa quản trị quốc gia và địa phương.
- Đẩy mạnh cơng nghiệp hoả, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn
Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào
sản xuất nông nghiệp, để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phát
triền nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nhằm khai thác và
phát huy tiềm năng, hiệu quả của các ngành này. Thông qua phát triền nông,
lâm, ngư nghiệp để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực cho xã hội, đồng
thời cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, gia tăng giá trị
hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường, đẩy mạnh phân công lao động xã hội,
giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xây
dựng nơng thơn mới.
Ngồi ra, để thực hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn địi hỏi phải ứng dụng công nghệ sinh học vào
sàn xuất, thực hiện cơ giới hố, điện khí hố, thuỷ lợi hố, số hóa, phát triển
công, thương nghiệp và dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, từng
bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để thực hiên thích ứng được với tác động của cách mạng công nghiệplần thứ tư
(4.0) trong thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phải do con người
quyết đinh. Do đó, phát triển nhân lực là nội dung đặc biệt quan trọng.
Nhằm dáp ứng được những yêu cầu của cách mạng công nghiệp trên
cơ sở đổi mới, nâng cao trình độ đào tạo, sừ dụng nhân lực, nhân tài với các
giải pháp cơ bản như: (1) Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ lĩnh vực giáo dục,
đào tạo theo hướng coi trọng chất lượng, hiệu quả và coi trọng phát triển
phẩm chất, năng lực của người học. (2) Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo
dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triền kinh tế - xã
hội và phát triển nguồn nhân lực. (3) Tăng cường đâu tư cho phát triên nguồn
nhân lực, mà trực tiếp nhất là đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, coi giáo
dục là nền tảng và là phương thức tạo ra nguồn lực phát triền. (4) Tổ chức
nghiên cứu khoa học và đào tạo phải thay đổi cơ bản phương thức hoạt động,
nâng cao cơ sở, trang thiết bị nghiên cứu, gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo
với doanh nghiệp theo cơ chế hợp tác cùng có lợi, đưa nhanh các tiến bộ
khoa học vào sản xuất và kinh doanh.
Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài. Có chính sách đãi
ngộ thỏa đáng đối với người tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, là điều
kiện tiên quyết để phát triển đất nước trong thời đại khoa học công nghệ mới.
- phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ
Xây dựng và chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ phù hợp với tiềm năng và lợi thế
của vùng, từng bước tham gia vào phân công lao động, hợp tác trong và ngoài
nước. Liên kết, hỗ trợ các vùng trong nước để phát triển một số vùng kinh tế trọng
điểm, làm động lực cho sự phát triển của các vùng khác. Tạo cơ chế đặc thù để
phát triển một số vùng lãnh thổ nhằm khai thác thế mạnh của vùng lãnh thổ, đồng
thời phù hợp với lợi ích chung của quốc gia. Đảm bảo cho người dân được hưởng
những thành quả của sự phát triển vùng lãnh thổ.
- phát huy những lợi thế trong nước để phát triển du lịch, dịch vụ.
Khai thác những tiềm năng và lợi thế trong nước để phát triển du lịch, đặc biệt là
du lịch sinh thái, du lịch xanh. Đồng thời, phát triển các dịch vụ hàng khơng, hàng
hải, bưu chính-viễn thơng, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, pháp lý, bảo hiểm… và
các dịch vụ, nâng cao đời sống người dân. Từng bước đưa nước ta trở thành trung
tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực.
- tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Trước hết cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài vào
phát triển kinh tế trong nước, đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và quản lý. Phát
huy lợi thế so sánh ở trong nước để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước
tham gia vào phân công lao động quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Mở rộng quan
hệ quốc tế trong lĩnh vực an ninh, quốc phịng, du lịch, văn hóa. Thực hiện đầy đủ
các quy định và cam kết với các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu như ASEAN,
APEC, ASEM, WTO, CPTTP… Đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương đa
phương trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tơn trọng độc lập chủ quyền và không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
b, Thực trạng
1, một số thành tựu về cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta thời gian qua.
- Về khoa học công nghệ:
+Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát triển
Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ qua,
chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở
lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16
nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu cơng nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34
nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KHCN thuộc khu vực nhà
nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KHCN của đất nước. Thực
tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri
thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực.
Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KHCN với trên
1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có
gần 500 tổ chức ngoài nhà nước; 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30
trường ngồi cơng lập. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu,
các phịng thí nghiệm, các trung tâm thơng tin khoa học công nghệ, thư viện, cũng
được tăng cường và nâng cấp.Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh. Mặc dù ngân sách
nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước, từ năm 2000 tỷ
lệ chi ngân sách nhà nước cho KHCN đã đạt 2%, đánh dấu một mốc quan trọng
trong q trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KHCN của Đảng và Nhà
nước.
+ Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới
Hệ thống quản lý nhà nước về KHCN được tổ chức từ trung ương đến địa
phương đã đẩy mạnh phát triển KHCN , góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển
KT - XH của ngành và địa phương. Thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các
chương trình, đề tài, dự án KHCN đã bám sát hơn nhiệm vụ phát triển KT - XH.
Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN đã bước đầu được
thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai.
Hoạt động của các tổ chức KHCN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến
sản xuất và dịch vụ KHCN . Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động KHCN bước đầu được tăng cường. Quyền tự chủ về hợp tác quốc tế của tổ
chức, cá nhân hoạt động KHCN được mở rộng. Vốn huy động cho KHCN từ các
nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất - kinh doanh, tín dụng ngân hàng, tài trợ
quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng kể nhờ chính sách đa dạng hố nguồn vốn
đầu tư cho KHCN. Đã cải tiến một bước việc cấp phát kinh phí đến nhà khoa học
theo hướng giảm bớt các khâu trung gian. Việc phân công, phân cấp trong quản lý
nhà nước về KHCN từng bước được hồn thiện thơng qua các quy định về chức
năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học cơng nghệ của nhân dân ngày càng
được nâng cao.
Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tíchcực
củacác tổ chức KHCN, các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và công tác phổ biến,
tuyên truyền rộngrãi về tác độngcủa KHCN đếnsản xuất và đờisống, nhận thức và
khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KHCN của người dân trong thời gian qua đã
tăng lên rõ rệt. Hoạt động KHCN ngày càng được xã hội hoá trên phạm vi cả nước.
- Về cơ cấu kinh tế:
+ Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch khá
rõ. Trước hết là trong cơ cấu GDP, tỷ trọng khu vực Nhà nước đã giảm xuống còn
dưới 1/3; của khu vực tập thể cịn rất thấp (5,05%); của khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi đã chiếm gần 20%; cịn khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên dưới 11%...
Vốn đầu tư đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác các nguồn lực của các thành
phần kinh tế ở trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước đã giảm xuống
còn 39,3% (thời kỳ 2011-2013); của khu vực ngoài Nhà nước tăng lên 38,1%; của
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 22,6% (thời kỳ 2011-2013). Về tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tỷ trọng kinh tế Nhà nước
giảm xuống còn 10,2% năm 2013; tỷ trọng của khu vực ngoài Nhà nước tăng lên
86,7%, trong đó của kinh tế tập thể giảm cịn 1%, của kinh tế tư nhân đã chiếm trên
dưới 1/3; tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,1%...
+ Cơ cấu vùng kinh tế: Đã xây dựng được một cơ cấu vùng hợp lý theo hướng phát
huy lợi thế từng vùng. Hiện nay cả nước có sáu vùng KT - XH và bốn vùng kinh tế
trọng điểm. Sáu vùng KT - XH bao gồm: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tây
Bắc và ĐôngBắc), vùng ĐồngbằngsôngHồng, vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam
Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Bốn vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh và Quảng Ninh; vùng kinh tế trọng điểm phíaNam gồm 8 tỉnh, thành phố: Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh,
Long An, Tiền Giang; vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố:
Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; vùng Kinh tế
trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang,
Cà Mau và Kiên Giang.
+ Cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu các ngành kinh tế đãcó sựdịch chuyểntíchcực theo
hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng ngành nơng nghiệp trong GDP giảm xuống còn
18,9% năm 2010 và ở mức 18,12% năm 2014. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây
dựng trong GDP tăng lên 38,5% năm 2014. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP
đã tăng lên 42,88% năm 2010 và khoảng 43,38% năm 2014. Quá trình chuyển dịch
cơ cấu trongtừng ngành cũng đãgắn nhiều hơn với các yêu cầu về CNH, HĐH.
Trongcơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của cơng nghiệp khai
khống giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng. Các
ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất
và đời sống.
+ Cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực. Gắn liền với
q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH, HĐH. Tỷ
trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh xuống khoảng 47% năm 2014.
Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục, trong đó,
ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng lên 20,8% năm 2014; ngành dịch vụ tăng lên
32,2% năm 2014. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên khoảng 40% năm 2010 và
đến năm 2014 là 49%.
2, Một số hạn chế của q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta thời
gian qua.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động diễn ra chậm: Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động đã “chững lại” trong
nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp. Các ngành dịch vụ sử dụng tri
thức, KHCN phát triển còn chậm. Nếu như trong giai đoạn đầu của q trình CNH,
HĐH, cơ cấu kinh tế có tốc độ chuyển dịch khá, cơ cấu ngành nông nghiệp trong
GDP giảm mạnh xuống 19,3% năm 2005, thì từ năm 2006 đến nay, tỷ trọng ngành
nông nghiệp trong GDP giảm không đáng kể. Năm 2014, ngành nông nghiệp vẫn
chiếm hơn 18% GDP, năm 2018 là 14,57%, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng ngành
nông nghiệp trong GDP của các nước xung quanh.
- Cơ cấu vùng kinh tế còn nhiều bất cập: Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại
từ liên kết vùng, thực tế cũng cho thấy quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng
và quy hoạch ngành theo vùng hiện nay của nước ta chưa thực sự là công cụ hữu
hiệu để định hướng, điều phối, phân bổ ngân sách, thu hút nguồn lực, đầu tư, quản
trị không gian KT-XH, đặc biệt là thực hiện vai trò liên kết nội vùng. Các vùng
kinh tế trọng điểm chưa thực sự phát huy vai trò đầu tàu, thiếu tác dụng lan tỏa,
hiệu quả đầu tư chưa vượt trội; các vùng khó khăn phát triển thiếu bền vững,
khoảng cách giữa các vùng chưa được thu hẹp; liên kết vùng còn yếu, nhất là giữa
các tỉnh và thành phố. Trong khi đó, vai trị vĩ mơ của Nhà nước trong việc xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng kinh tế; tập trung các nguồn lực
quốc gia và xã hội phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế vùng và tăng cường liên
kết vùng còn hạn chế. Hiện nay, vẫn còn tồn tại tình trạng hầu hết các tỉnh, thành
và các vùng đều có những dấu hiệu “thu nhỏ” của quốc gia, nên quy hoạch, kế
hoạch chưa làm rõ được tính đặc thù, thế mạnh của mỗi địa phương và liên kết nội
vùng.
- Một số hạn chế về khoa học công nghệ:
+ Thứ nhất, tổng chi quốc gia cho nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ
cịn thấp trong tương quan so sánh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế
giới. Theo Điều tra nghiên cứu và phát triển 2014, tỷ trọng tổng chi quốc gia cho
KHCN/GDP năm 2013 là 0,87%, trong đó chi cho nghiên cứu và phát triển chiếm
43%. Như vậy, năm 2013, tỷ lệ chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển/GDP đạt
0,37%. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển/GDP của Việt Nam so với các nước
là rất thấp. Điều đáng nói là trong tổng chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển,
ngân sách Nhà nước chiếm hơn một nửa (56,7%), nguồn đầu tư từ doanh nghiệp
đạt 41,8%, còn lại chỉ có 1,5% là từ nguồn vốn nước ngồi.
+ Thứ hai, đội ngũ cán bộ KHCN của Việt Nam tuy tăng về số lượng nhưng so với
tổng dân số thì tỷ lệ này còn thấp so với các nước trong khu vực. Bình quân cán bộ
nghiên cứu trên vạn dân năm 2013 tính theo đầu người của Việt Nam là 14,3
người. Tỷ lệ này thấp hơn của Trung Quốc năm 2012 (15,3); bằng 1/5 của Nhật
Bản (70,2), 1/6 của Hàn Quốc (82,0) và gần 1/5 của Singapore (74,8). Bên cạnh
đó, chất lượng nguồn nhân lực nghiên cứu của Việt Nam chưa cao, thiếu hụt nhiều
cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chun gia về cơng nghệ.
+ Thứ ba, trình độ cơng nghệ thấp, không đồng bộ và chậm được đổi mới. Tỷ lệ
ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống cịn hạn chế. Theo kết quả điều tra
“Cơng nghệ và cạnh tranh ngành chế biến, chế tạo giai đoạn 2009-2012”, chỉ có
khoảng 11% số doanh nghiệp đã phát triển những loại hình cơng nghệ mới. Riêng
hoạt động nghiên cứu phát triển, chỉ có 8% số doanh nghiệp có hoạt động và
khoảng 5% chỉ là cải tiến cơng nghệ sẵn có. Đáng lưu ý, 84% doanh nghiệp cho
biết là không hề có bất cứ chương trình cải tiến hoặc phát triển công nghệ nào.
Mức độ sẵn sàng về công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin được coi là
nền tảng của phương thức phát triển mới.
c, giải pháp
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp
lý và hiệu quả.
Đây là nội dung cốt lõi của chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Phải xác
định định hướng của việc chuyển dịch, trong đó xác định rõ đặc trưng phát triển và
vị trí của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế, trên cơ sở đó xác định các chính sách
phát triển. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên sự đánh giá chính xác
những lợi thế của đất nước, phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường trên cơ sở khai
thác có hiệu quả khả năng (chứ khơng phải xuất phát từ khả năng), phải có dự báo
triển vọng cạnh tranh của sản phẩm, của ngành kinh tế trên thị trường trong nước
và quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải bảo đảm khả năng thích nghi
nhanh với sự biến đổi của mơi trường trong nước và quốc tế, trước hết và chủ yếu
là tiến bộ khoa học và công nghệ dưới tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp
lần thứ tư, chi phí cho điều chỉnh cơ cấu kinh tế thấp. Cụ thể là:
+ Ngành công nghiệp: tập trung nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các
sản phẩm; phát triển các sản phẩm cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có khả năng
tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, ưu tiên phát triển những sản
phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch,
sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc chuyển dịch
cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh công nghiệp chế biến, chế
tạo, cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại. Các ngành công nghiệp nền tảng được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu về tư
liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp, cần hướng vào phát triển
nền nơng nghiệp nhiệt đới có năng lực cạnh tranh cao và thương hiệu tốt. Phát triển
nơng nghiệp tồn diện, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm;
phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và sinh thái của mỗi vùng, mỗi địa
phương. Tập trung đầu tư khâu nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi,
nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học. Thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành
các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các “cánh đồngmẫu lớn”; các trang trại nuôi
trồng thủy, hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn; phát triển sản xuất gắn với bố
trí, chuyển đổi hiệu quả cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Trong những năm
trước mắt, đẩy nhanhcơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn bằng
cách đổi mới đào tạo nhân lực, đưa tri thức sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học
công nghệ đến với người nông dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá
trị các mặt hàng nơng-lâm-thủy sản. Gắn bó chặt chẽ q trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
hợp lý, hiệu quả, bảo đảm cơ sở cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới.
+ Ngành dịch vụ: cần được đẩy mạnh phát triển, nhất là các dịch vụ có giá trị,
hàm lượng tri thức cao, tiềm năng lớn, có lợi thế và có sức cạnh tranh, như du lịch,
hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế; hình thành một số
trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Hiện đại hóa và mở rộng
các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics,
dịch vụ phát triển phần mềm công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
khác. Đẩy mạnh tham gia mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống
phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngồi nước; xây dựng
thương hiệu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.
- Đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng kinh tế Vùng kinh tế: Vùng kinh tế được xác
định là một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế xã hội tiêu
biểu, thực hiện sự phân công lao động xã hội trên phạm vi cả nước. Đây là loại
vùng có qui mơ diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định các chiến
lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát
triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước. Hiện nay, cơ cấu kinh tế vùng ở
nước ta được xác định bao gồm 6 vùng kinh tế lớn và 4 vùng kinh tế trọng điểm.
Ngoài ra, việc xác định cơ cấu kinh tế vùng ở nước ta cịn dựa trên vị trí lãnh thổ
theo chiều dọc đất nước và theo đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy mỗi
vùng kinh tế có đặc điểm riêng, nhưng chúng đều là những bộ phận cấu thành nền
kinh tế quốc dân thống nhất.
- Phát triển khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao năng lực sáng tạo,
chất lượng nguồn nhân lực: Đây là những yếu tố then chốt, tạo ra sự phát triển đột
phá, là đặc trưng của phương thức phát triển mới trong nền kinh tế tri thức - thông
minh. Tăng cường đầu tư của toàn xã hội, của Nhà nước, của các doanh nghiệp,
các tổ chức trong và ngoài nước cho phát triển KHCN; đổi mới phương thức quản
lý hoạt động KHCN; thực hiện quyền tự chủ đầy đủ cho các tổ chức nghiên cứu,
ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN; gắn kết chặt chẽ hoạt động KHCN với thực
tiễn cuộc sống, với nhu cầu phát triển, đổi mới của các ngành, lĩnh vực. Phát triển
thị trường KHCN để trao đổi, mua bán, đưa các thành tựu nghiên cứu KHCN vào
sản xuất. Định hướng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào những lĩnh vực
trung tâm, mũi nhọn của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như trí tuệ nhân tạo,
điện tử, tin học, công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ
vật liệu mới, công nghệ năng lượng tái tạo... Xây dựng những viện nghiên cứu,
phịng thí nghiệm hiện đại cho các lĩnh vực quan trọng này. Khuyến khích, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty, các
doanh nghiệp lớn nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN; khuyến khích mọi ý tưởng
đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp, trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, kinh tế,
xã hội...
- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa: Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trong những năm tới đòi hỏi tập trung vào tạo khung pháp luật đầy đủ, đồng
bộ cho những ngành, lĩnh vực mới, những tổ chức, phương thức sản xuất, kinh
doanh mới, những thị trường sản phẩm mới; đưa vào sử dụng những loại vật liệu
mới, những sản phẩm mới. Cần phải có những cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ,
khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, các
sản phẩm côngnghệ cao, đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát
triển nền công nghiệp thông minh, nông nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh;
thúc đẩy việc đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Việc đổi mới,
hoàn thiện thể chế phải thúc đẩy hình thành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi
mới, sáng tạo, để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi
nghiệp, chuyển những ý tưởng sáng tạo mới thành sản phẩm cung cấp cho thị
trường; thúc đẩy, hỗ trợ đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân,
hình thành những tập đồn kinh tế lớn tham gia, có vị trí vững chắc trong chuỗi giá
trị tồn cầu; thu hút có chọn lọc FDI, ưu tiên thu hút những dự án đầu tư có công
nghệ cao ở những lĩnh vực mũi nhọn của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, liên
kết, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội cho doanh
nghiệp trong nước tiếp cận, tiếp thu những thành tựu mới của khoa học - công
nghệ, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.
- Đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, quản trị thơng minh:
Trong đổi mới quản trị nhà nước thì vấn đề trực tiếp nhất, quan trọng nhất là đổi
mới quản trị của chính phủ, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ quản trị thông
minh.
+ Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cơng nghệ thơng tin, hệ thống mạng kết nối
chính phủ tới tất cả các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn
vị, thậm chí tới từng hộ gia đình, từng người dân; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
về từng người dân, từng hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị, tới tất cả các ngành, các
địa phương; tất cả các văn bản chỉ đạo, các báo cáo, số liệu về tình hình của các
cấp, các ngành, các địa phương...
+ Cần đổi mới tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hợp lý, phù hợp với yêu cầu, chức năng,
quản lý nhà nước nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và với điều
kiện hệ thống quản lý đã được tin học hóa, được trang bị những thiết bị thơng tin,
hệ thống mạng hồn chỉnh, hiện đại cho phép mở rộng khả năng theo dõi, nắm bắt
tình hình, phân tích, đánh giá thơng tin.
+ xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước có
phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý cao. Đặc
biệt, trong bối cảnh mới, công chức, viên chức phải làm chủ được các công cụ,
phương tiện hiện đại trong hoạt động quản lý; nhạy bén với cái mới, ủng hộ cái
mới và có ý tưởng đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác của
mình.
d, Kết luận
Q trình CNH, HĐH ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các đặc
điểm khác nhau. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu
to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thúc đẩy
cơng tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đã đạt được,
quá trình thực hiện CNH, HĐH thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế, đó
là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp so với nhiều nước trong
khu vực và chậm được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, hệ thống kết
cấu hạ tầng cịn chậm phát triển. Để đẩy nhanh q trình CNH, HĐH đất nước
trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam cần có những giải
pháp đồng bộ, trong đó phải thực hiện quyết liệt q trình chuyển đổi mơ hình kinh
tế; nâng cao hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể
chế về tài chính, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh trên các cấp
độ quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm; tăng cường hiệu quả phân bổ, sử
dụng nguồn lực, trong đó, nâng cao vai trị định hướng của nguồn lực tài chính nhà
nước trong đầu tư phát triển KT - XH gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân,
tạo cơ chế tài chính để các địa phương thu hút các nguồn lực cho phát triển; hình
thành các chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố tiền đề
CNH, HĐH.
III, Tư liệu tham khảo:
1, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
2, />fbclid=IwAR3r5Sa2V2wc6VEdjCayv64kUCEUnRC96ZUNoMsKcrr5FdVQudX6
I03T4pw