Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự hình thành và phát triển của Nghị viện Anh (thế kỉ XIII - thế kỉ XVII)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.1 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 78 (08/2021)
No. 78 (08/2021)
Email: ; Website: />
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỊ VIỆN ANH
(THẾ KỈ XIII - THẾ KỈ XVII)
The foundation and development of British Parliament (13th - 17th centuries)
ThS. Nguyễn Trà My
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
TĨM T T
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, nước Anh có một vị thế nhất định trên trường quốc tế. Một trong
những thành tựu quan trọng mà cư dân Anh quốc cống hiến cho nền chính trị nhân loại là cơ quan Nghị
viện. Ngày nay, Nghị viện ở nhiều đất nước có nguồn gốc từ thể chế Nghị viện ở Anh nhưng có nhiều
điều chỉnh cho phù hợp với thời đại. Việc tìm hiểu về những bước đi đầu tiên trong lịch sử ra đời của cơ
quan này là rất cần thiết, có giá trị khoa học và thực tiễn cao trong tình hình thế giới hiện nay. Bài báo
được thực hiện với phương pháp nghiên cứu lịch sử và logic nhằm khái quát được sự ra đời, phát triển
và vai trò của Nghị viện với lịch sử Anh giai đoạn thế kỉ XIII - XVII.
Từ khóa: chính trị, nghị viện, thể chế
ABSTRACT
In the process of historical development, Great Britain has an important position in the world. One of
the major achievements that British people have contributed to human politics is the Parliament. Today,
parliaments in many countries have their roots in the British Parliamentary Institution, but with many
adaptations to the times. It is necessary to learn about the first steps in this institution's history with high
scientific and practical values in the current world situation. The article is conducted with historical and
logical research methods to generalize the foundation, the development, and the role of Parliament in
British history in the 13th - 17th centuries.


Keywords: politics, parliament, institution

rất hãnh diện “Mặt trời không bao giờ lặn
trên đất Anh” ra đời từ đó. Quốc đảo Anh
cũng là nơi đã diễn ra cuộc cách mạng
công nghiệp đầu tiên trên thế giới vào thế
kỉ XVIII, đồng thời đây là quốc gia xác lập
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào loại
sớm nhất. Một trong những yếu tố thúc đẩy
sự phát triển mạnh mẽ của nước Anh, vượt
qua nhiều quốc gia đương thời, chính là sự
ra đời sớm của một cơ quan có tính chất

1. Mở đầu
Nước Anh là một trong những quốc
gia được biết đến nhiều nhất trên thế giới
bởi tiếng Anh được sử dụng phổ biến trên
toàn cầu. Trong lịch sử, thông qua việc
bành trướng chủ nghĩa thực dân vào cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nước Anh đã
chiếm được hệ thống thuộc địa rộng lớn ở
khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Úc.
Câu thành ngữ nổi tiếng mà người Anh vốn
Email:

95


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 78 (08/2021)

thời Anglo - Saxon hội đồng cố vấn có tên
Witenagemot. Nhà nghiên cứu Bùi Đức
Mãn (2008) cho biết mục đích của hội
đồng là cố vấn cho vua các vấn đề mà vua
cần tham khảo ý kiến. Thành phần tham dự
là đại quý tộc, chức sắc tôn giáo như các
giáo sĩ. Tuy nhiên việc hoạt động của hội
đồng đều bị ràng buộc với nhà vua bởi mối
quan hệ phong kiến. Đối với hội đồng
trong giai đoạn William I, do vua là công
tước xứ Normandy (nằm phía Đơng Bắc
nước Pháp ngày nay), vùng đất được vua
Pháp ban cho người Northman để bảo vệ
Pháp nên dù cầm quyền ở Anh từ 1066,
ông thường xuyên vắng mặt ở Anh. Trong
những lúc quay về Normandy để cai trị
lãnh địa của mình, William I đã tổ chức hội
đồng cố vấn gọi là Concilium nhằm quản lí
Vương quốc Anh khi ơng vắng mặt.
Sau khi William I mất, nước Anh trải
qua giai đoạn cai trị lần lượt của William
II, Stephen I và Henry II. Giai đoạn cầm
quyền của Henry II (1154 - 1589) được
xem là một trong những giai đoạn phát
triển nhất về hệ thống tư pháp ở nước Anh
với sự xuất hiện của những tịa án lưu động
của hồng gia được vận hành trên khắp
nước Anh. Để xử án ở những vùng khác

nhau, các quan tịa và thẩm phán hồng gia
phải căn cứ vào một bộ luật có thể áp dụng
chung cho cả nước. Bộ luật chung - The
Common Law ra đời, là sự kế thừa luật của
người Anglo - Saxon và người Normandy,
đặt nền tảng cho sự phát triển của luật và
hệ thống pháp lý của Anh. Sự phát triển
này, đã phần nào mang đến sự ý thức về
quyền, vai trò của luật pháp cho người dân
sinh sống trên đảo Anh thời bấy giờ, đặc
biệt là những giai tầng có quyền lực và của
cải bên dưới vua.
Sau giai đoạn Henry II, chế độ quân
chủ suy yếu dưới thời vua Richard the Lion

lập pháp: Nghị viện - Parliament, mà bản
chất ban đầu của nó mới chỉ liên quan đến
những hoạt động mang tính thương lượng,
đàm phán. Hiện nay, dù thể chế chính trị ở
mỗi nước khác nhau, nhưng dấu ấn Nghị
viện Anh tồn tại trong bộ máy công quyền
của khá nhiều quốc gia trên thế giới. Bài
nghiên cứu này sẽ góp phần trả lời cho câu
hỏi: mơ hình Nghị viện Anh được hình
thành như thế nào? Tiến trình phát triển
của Nghị viện Anh ra sao trong giai đoạn
từ khi ra đời cho đến thế kỉ XVII, khi thế
lực của Nghị viện Anh dần vượt qua chế độ
quân chủ, trở thành cơ quan nắm quyền lực
lớn nhất trong bộ máy Nhà nước Anh?

2. Nội dung
2.1. Lịch sử hình thành Nghị viện Anh
2.1.1. Về Nguồn gốc của từ “Parliament”
Ngày nay ở nhiều quốc gia phương
Tây, từ Parliament (tiếng Việt có nghĩa là
Nghị viện) được dùng để chỉ các cơ quan
lập pháp trong hệ thống chính trị. Trong tài
liệu “A short history of Parliament”, Faith
Thompson đã đề cập nguồn gốc và ý nghĩa
của từ Parliament. Đó là từ có nguồn gốc
tiếng Pháp là parler (có nghĩa là nói hay
đàm phán). Cũng theo ơng, ở Anh, từ
“parliament” được tìm thấy trong các điều
khoản chính thức trong các Tài liệu kín
(Close Roll) vào năm 1242, trong các Bản
ghi nhớ (Memoranda Rolls) của Bộ tài
chính (Exchequer) vào năm 1248 và được
sử dụng trong các cuộc đàm phán ngoại
giao giữa Alexander II xứ Scotland và vua
Richard (Thompson, 1953).
2.1.2. Những nền móng của Nghị
viện Anh
Nền móng ra đời cho cơ quan này còn
là sự xuất hiện của các hội đồng cố vấn
trong giai đoạn người Anglo - Saxons cai
trị đảo Anh từ thế kỉ V - XI và dưới thời
William I xứ Normandy từ thế kỉ XI. Dưới
96



TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

NGUYỄN TRÀ MY

những vấn đề liên quan đến thuế. Mơ hình
nghị viện dần xuất hiện rõ rệt ở nước Anh.
Cũng trong năm 1258, nước Anh thất bại
trong cuộc chiến tranh với nước Pháp và
Henry III buộc phải gánh khoản nợ khổng
lồ của Giáo hồng trong chiến tranh ở
Sicily. Một nhóm q tộc, đứng đầu là
Simon de Montfort - Bá tước Leicester đã
nổi dậy tiếm quyền. Năm 1264, Henry III
bị bắt, Simon de Montfort đã thiết lập một
bộ máy chính phủ chặt hơn với nhiều quý
tộc tham gia.
Để hạn chế quyền lực của các quý tộc
lớn trong vương triều của mình, Simon đã
lập nên một hệ thống nghị viện diễn ra đều
đặn hơn thời Henry III. Nghị viện này có
thêm đại diện là những hiệp sĩ, những Nam
tước và thị dân từ các địa phương được lựa
chọn. Hoàng tử Edward I, con vua Henry
III thoát khỏi sự vây hãm của Bá tước
Montfort và lên ngơi vào năm 1272, ơng là
vị vua có tư tưởng thống nhất các khu vực
trên đảo Britain. Chỉ trong vòng 5 năm lên
ngôi, ông đã tiến hành xâm lược xứ Wales,
can thiệp Scotland. Cần tiền để tiến hành
chiến tranh và bình ổn những khu vực đã

chiếm được, Edward I đã dùng Nghị viện
như một phương tiện để tăng thuế. Nhà vua
xem việc thuyết phục một tập thể người có
quyền thế thơng qua thuế có lẽ dễ dàng hơn
việc ơng ta phải tăng thuế bằng việc ban
hành các sắc lệnh của Hoàng gia Anh. Đổi
lại sự đồng ý tăng thuế của Nghị viện, một
số vấn đề của đất nước hay quyền lợi của
các thành viên Nghị viện Anh đề ra được
vua Edward I chấp thuận. Với mục đích
như vậy, từ năm 1295, Edward I đã triệu
tập quý tộc phong kiến, giáo sĩ cấp cao,
hiệp sĩ và thị dân tham gia vào Nghị viện
Anh. Ngồi thơng qua thuế, Nghị viện Anh
cũng là cơ quan cố vấn cho nhà vua khi cần
và lắng nghe những kiến nghị, tố cáo sự sai

Heart (Richard Tim Sư tử) và John
Lackland (John Không đất), hai vị vua này
mải mê với các cuộc Thập tự chinh và
chiến tranh với các nước lân cận. Đặc biệt
dưới thời vua John, ông đã tăng thuế đối
với người dân để phục vụ cho cuộc chiến
tranh Anh - Pháp (1202 - 1214), tiến hành
gả con gái của quý tộc cho những gia đình
thương gia giàu có để thu tiền. Điều này
dẫn đến sự mở rộng giới quý tộc và gây bất
mãn trong các gia đình quý tộc vì họ cho
rằng nhà vua đã làm giảm đi danh dự của
các quý tộc. Cuộc chiến với Pháp thất bại,

Anh mất nhiều vùng đất đã sở hữu từ thời
William I, Henry II và nhất là vùng
Normandy về tay Pháp, uy tín của vua John
sụt giảm nghiêm trọng. Lúc này giới quý
tộc nổi dậy, buộc vua phải kí Hiệp ước
Magna Carta vào 1215. Với 63 điều khoản,
Đại Hiến chương (Magna Carta) đã phần
nào hạn chế quyền lực của Hoàng gia Anh,
bảo vệ quyền lợi của giới quý tộc, thay vì
cai trị một cách chuyên chế như trước, giờ
đây các vị vua phải cai trị đất nước tuân
theo luật lệ chung nước Anh.
2.1.3. Sự ra đời của Nghị viện Anh
Vua John mất khơng lâu sau khi kí
Magna Carta. Con trai ông Henry III (1216
- 1272) cầm quyền khi mới lên 9 tuổi. Một
hội đồng nhiếp chính được lập nên để giúp
vua cai trị đất nước. Khi trưởng thành,
Henry III tiếp tục đối đầu với Pháp và thất
bại nặng nề. Năm 1258 với Hòa ước Paris,
Henry III trở thành chư hầu của Pháp.
Henry III rất sùng đạo, phụ thuộc Giáo
hồng và đam mê các hoạt động nghệ
thuật. Ơng cần tài chính để có thể xây dựng
và tài trợ cho việc phát triển nghệ thuật ở
Anh. Henry III đã gửi các trát triệu tập đến
những người quyền quý và giáo sĩ cấp cao
theo tinh thần của Magna Carta, tập hợp họ
lại trong một hội đồng lớn để thông qua
97



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 78 (08/2021)

ba tuần (Thompson, 1953).
Thời kì cai trị của Edward III (1327 1377), nước Anh bước vào “Cuộc chiến
tranh Trăm năm” với nước Pháp (kéo dài từ
năm 1337 đến năm 1453). Chiến tranh diễn
ra chủ yếu trên đất Pháp, các vua Anh tham
chiến, công việc trong nước do các quan
chức triều đình phụ trách. Do cần một số
tiền lớn cho chiến tranh, Edward III buộc
phải đề cao vai trò của Nghị viện Anh.
Nghị viện vẫn tiến hành họp theo lệnh của
nhà vua nhưng có vai trị chủ động hơn
trong triều đình. Sau 1327, Nghị viện Anh
họp nhiều hơn và đại diện của các thành
phố bắt đầu được mời tham dự nhiều và
thường xuyên hơn trước, do nước Anh cần
huy động số tiền lớn hơn nữa cho chiến
tranh và buộc phải nhờ vào nguồn tài chính
của các thành phố. Chiến tranh, bệnh dịch
Hắc tử xảy ra trong các năm 1348, 1349
làm cho khoảng 1/3 dân số Anh bị thiệt
mạng, những than phiền và thỉnh cầu xuất
hiện ở nhiều nơi trên nước Anh. Từ đó,
Nghị viện Anh tách thành lưỡng viện:
Thượng viện hay còn gọi là Viện Quý tộc

(House of Lords) và Hạ viện hay Viện thứ
dân (House of Commons), trong đó Hạ viện
là nơi tiếp nhận những thỉnh cầu hay những
phàn nàn của người dân. Đến năm 1376,
trong Hạ viện Anh bắt đầu thường xuyên
lựa chọn đại diện truyền đạt quan điểm của
họ về một số vấn đề liên quan đến vua và
quý tộc. Những người phụ trách việc truyền
đạt ý kiến của Hạ viện lên nhà vua được gọi
là Người phát ngơn (The Speakers). Việc
trình bày các kiến nghị này thậm chí có thể
phát triển thành những luật mới.
Nghị viện thời kì Edward phát triển cả
về số lượng thành viên và chất lượng với
sự gia tăng quyền lực. Nghị viện đã sử
dụng chức năng ban hành luật để bảo vệ
các thành viên trong Nghị viện. Một trong

trái, bất công xảy ra trong đất nước. Đây
được xem là “Nghị viện kiểu mẫu” đầu tiên
của Anh, có những nét tương đồng với
Nghị viện ngày nay (Thompson, 1953).
Nhiều nhà sử học đã chọn mốc năm 1295
là năm cho sự ra đời của Nghị viện Anh.
Tóm lại, những chính sách của các
vua Anh, đặc biệt dưới thời vua William I,
Henry II đã dẫn tới xuất hiện những nền
móng cho sự ra đời Nghị viện của nước
Anh như Hội đồng cố vấn, sự cải thiện hệ
thống tư pháp, những đặc điểm quý tộc

Anh và Đại hiến chương Magna Carta năm
1215. Sự hình thành “Nghị viện kiểu mẫu”
năm 1295 đã đánh dấu bước ngoặt quan
trọng trong lịch sử nước Anh, từ đây Nghị
viện xuất hiện, can dự và tạo ra sự thay đổi
cấu trúc quyền lực chính trị của nước Anh.
Trong nhiều thế kỉ sau đó, vai trị Nghị
viện trong hệ thống chính trị của nước Anh
ngày càng cao và bắt đầu ngăn cản sự
chuyên chế và độc đoán của các vị vua.
2.2. Sự phát triển của Nghị viện Anh
từ thế kỉ XIV - XVII
Từ khi chính thức ra đời vào cuối thế
kỉ XIII, Nghị viện đã có những bước phát
triển rõ rệt từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVII.
2.2.1. Giai đoạn thế kỉ XIV - XV
Nghị viện trong triều đại Edward I
không được triệu tập một cách thường
xuyên và thường do nhà vua tiến hành.
Mục tiêu chủ yếu trong giai đoạn đầu của
việc triệu tập Nghị viện là nhằm giải quyết
chiến phí cho nhà vua. Theo Thompson,
đến năm 1362 có qui định về thời gian
triệu tập nghị viện và mục đích của việc
triệu tập đó là khắc phục những sai sót
khiếu nại xảy ra trong cuộc sống hằng
ngày. Vua Anh còn là người quyết định
thành phần triệu tập, phân nhiệm kì hay
giải thể nghị viện. Thời gian họp nghị viện
kéo dài nhiều tháng và có khi chỉ từ hai đến

98


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

NGUYỄN TRÀ MY

mãn trong các thành viên của viện này. Từ
đó, Hạ viện Anh tìm cách củng cố lại
quyền lực và dần trở thành cơ quan lập
pháp riêng biệt. Theo Way (n.d), quyền lực
chính trị cuối thời Elizabeth đã được chia
sẻ cho các cơ quan riêng biệt: Hoàng gia –
Thượng viện – Hạ viện.
2.2.3. Giai đoạn thế kỉ XVI - XVII
Khác với các Quốc vương triều đại
Tudor, James I cai trị đất nước một cách
chuyên chế tuyệt đối, đề cao thuyết
“Quyền thiêng liêng của các vị vua”. Chính
điều này đã gây nên mâu thuẫn giữa Hoàng
gia và thành viên trong Nghị viện, đưa
nước Anh rơi vào tình trạng bất ổn suốt thế
kỉ XVII. Mâu thuẫn gay gắt đã dẫn đến
cuộc nội chiến giữa lực lượng của nhà vua
và lực lượng của Nghị viện.
Nối ngơi James I là vua Charles I, ơng
có thái độ cực đoan hơn đối với Nghị viện
Anh. Sau khi Nghị viện Anh từ chối các
khoản kinh phí vua đề xuất, Charles I tuyên
bố giải tán Nghị viện trong hai năm (1625 1626). Vua Charles đã sử dụng “Thiết quân

luật để thi hành” các khoản thuế, tự xét xử
thường dân. Ông buộc phải triệu tập Nghị
viện Anh trở lại vào năm 1628 nhưng mâu
thuẫn giữa vua và Nghị viện vẫn không thể
dung hòa. Vua Charles I tuyên bố giải tán
Nghị viện Anh (1629) và cai trị nước Anh
mà không cần đến Nghị viện trong suốt 11
năm.
Sự đối đầu giữa Nghị viện và Hoàng
gia cuối cùng đã dẫn tới chiến tranh. Vào
ngày 22 - 8 - 1642, cuộc xung đột quân sự
đã diễn ra giữa quân đội của nhà vua và
những người ủng hộ Nghị viện, kết quả là
sự thất bại của Hoàng gia Stuart. Nghị viện
Anh đã dẫn chứng lại Magna Carta nhằm
hình thành cơ sở pháp lí luận tội nhà Vua,
Charles I đã bị cáo buộc tội danh phản
quốc, chống lại luật pháp và tự do của

những đạo luật nổi bật mà Nghị viện đề
xuất, thông qua và ban hành là Luật Lao
động (The Statute of Laborers) vào 1351.
Đây là bộ luật quy định việc kiểm soát mức
tiền lương trả cho người lao động theo
hướng có lợi cho chủ đất, cũng như bắt
buộc những ai có khả năng lao động phải
tham gia lao động.
Sau thời vua Edward III, chiến tranh
giữa nước Anh với nước Pháp vẫn tiếp
diễn. Nghị viện Anh họp thường xuyên

hơn. Năm 1399, Nghị viện Anh phế truất
vua Richard II vì tự ý tăng các khoản thuế
mà chưa có sự cho phép của Nghị viện.
2.2.2. Giai đoạn thế kỉ XVI - XVII
Điểm nổi bật trong giai đoạn này,
Nghị viện được xem là nơi thảo luận và
thông qua các luật mà theo Wesley Royle
(2016) quá trình này diễn ra 3 cơng đoạn:
(1) Đưa dự luật ra trình bày trước các thành
viên của Nghị viện, (2) Tiến hành tranh
luận và sửa đổi các dự luật, (3) Kiểm tra và
tổng kết những ý kiến trước khi bỏ phiếu
diễn ra (tr.66). Nhìn chung, Hồng gia Anh
vẫn có quyền lực rất lớn trong hệ thống
chính trị tại Anh. Tuy nhiên thay vì sử
dụng quyền lực chuyên chế, các vua triều
Tudor thường có xu hướng vừa hợp tác và
vừa tìm cách kiểm sốt Nghị viện Anh.
Chính điều này đã khiến cho quyền lực
hồng gia thời kì Tudor này càng gia tăng.
Đặc biệt trong giai đoạn cải cách tôn giáo
của Henry VIII (1529 - 1536), Nghị viện
được triệu tập thường xuyên hơn, vua đã sử
dụng Nghị viện Anh để hợp thức hóa mục
tiêu kinh tế, điều này một phần đã giúp
Nghị viện dần trở thành cơ quan quyền lực
chính trị cao nhất tại Anh. Trong giai đoạn
này, theo Adams (1904) đã có 4 đạo luật
thơng qua trong 7 lần triệu tập. Sang đến
thời Elizabeth I, sự can thiệp quá sâu của

Nữ hoàng vào Hạ viện đã gây những bất
99


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 78 (08/2021)

mở đầu cho thời kỳ bất ổn chính trị của
nước Anh. Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ
mà Nghị viện Anh đã có những bước tiến
cự kỳ quan trọng trong việc khẳng định sự
độc lập về tư pháp. Trước sự cai trị độc
đoán của James I và Charles I, Nghị viện
Anh đã thoát khỏi sự kiểm sốt của hồng
gia, trở thành một cơ quan riêng biệt, độc
lập và sau đó đứng lên chống lại nhà vua,
biến nước Anh từ một nước quân chủ
chuyên chế chuyển sang một nước quân
chủ lập hiến theo con đường Tư bản chủ
nghĩa với sự lãnh đạo của Nghị viện.
3. Kết lu n
Đảo Anh ngày nay là nơi ra đời của
thể chế Nghị viện vào thế kỉ XIII. Sự hình
thành Nghị viện Anh là một dấu ấn nổi bật
trong nền chính trị Anh và có ảnh hưởng
đến bộ máy nhà nước ở nhiều nước trên
thế giới.
Vào thời kì ban đầu, Nghị viện Anh
chưa có ảnh hưởng lớn đến quyền lực

chính trị của nước Anh. Tuy vậy, sự xuất
hiện của cơ quan này đã hạn chế quyền lực
chuyên chế của các nhà vua Anh. Trong
thế kỉ XIV, XV, nước Anh bước vào các
cuộc chiến tranh, Nghị viện họp nhiều hơn
và vai trò lập pháp ngày càng tăng. Hạ viện
Anh với sự chi phối của giai tầng Gentry
trở thành thế lực lớn mạnh trong Nghị viện.
Triều đại Tudor là nơi những cuộc tập
dượt quan trọng cho Nghị viện với nhiều
cuộc họp, nhiều dự luật được đưa ra, bàn
thảo và phê duyệt. Vào cuối thời trị vì của
nữ hồng Elizabeth I, Nghị viện Anh đã
dần thốt khỏi sự kiểm sốt của hồng gia
và trở thành cơ quan lập pháp riêng biệt.
Khác với các quốc vương triều đại Tudor,
các vua triều đại Stuart đã cai trị đất nước
một cách chuyên chế, đề cao thuyết
“Quyền thiêng liêng của các vị vua”. Điều
này đã gây nên mâu thuẫn giữa Hoàng gia

Vương quốc Anh (20 - 1 - 1649) và bị xử
tử sau đó. Với tội danh gần như tương tự,
Nghị viện đã bỏ phiếu phế truất con thứ
của Charles I là James II (22 - 1 - 1689) và
thay thế bằng William III. Nghị viện Anh
buộc nhà vua mới cam kết tôn trọng sự độc
lập về tư pháp, bầu cử, tự do ngôn luận của
Nghị viện và các điều khoản trong Tuyên
ngôn nhân quyền (Bill of Right, 1689).

2.3. Vai trò của Nghị viện Anh với lịch
sử nước Anh giai đoạn thế kỉ XIII - XVII
Từ khi ra đời cho đến thế kỉ XVII,
Nghị viện Anh không ngừng phát triển thế
lực, tạo những nền tảng căn bản và vững
chắc trong nền chính trị ở Anh. Thời kì
Henry III, và các vua Edward I, II, III,
Nghị viện Anh là cơ quan giúp đỡ nhà vua
giải quyết vấn đề tài chính, tiếp nhận
những kiến nghị hoặc thỉnh cầu của dân
chúng. Nghị viện Anh cịn đóng vai trị như
tịa án xét xử một số sự việc. Bước sang
thời kì Tudor, Nghị viện là công cụ đắc lực
cho các vị quân chủ. Tuy vậy, Nghị viện
Anh thời kì này khơng đơn thuần chỉ là
công cụ phê chuẩn hoặc ban hành luật. Sự
phát triển của Nghị viện Anh thể hiện ở:
việc tập dợt thường xun hơn vai trị lập
pháp của nó qua việc xem xét, góp ý và
thơng qua các dự luật; sự lớn mạnh của Hạ
viện với sự nổi lên về địa vị kinh tế, chính
trị của các thành viên trong viện như tầng
lớp quý tộc Gentry hay những thị dân giàu
có. Từ đó, ý thức về sức mạnh của Nghị
viện Anh trong bộ máy cai trị được củng cố
và dần trở thành những nền tảng truyền
thống để các Nghị viên truyền lại cho các
thế hệ tiếp sau. Bước sang thời kì Stuart,
dưới sự cai trị của James I và những năm
đầu của Charles I, tình hình chính trị của

nước Anh biến chuyển một cách nhanh
chóng với sự đối đầu giữa quyền lực của
nhà Vua và Nghị viện, chính điều này đã
100


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

NGUYỄN TRÀ MY

chun chế, mở đường cho chế độ quân
chủ lập hiến với quyền lực nằm trong tay
Gentry và tư sản.

và Nghị viện, dẫn đến cuộc cách mạng tư
sản Anh vào thế kỉ XVII. Kết quả của cuộc
cách mạng này là sự lật đổ nền quân chủ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Adams, G. (1904). English Constitutional History. USA: The Macmillan company.
Bùi Đức Mãn (2008). Lược sử nước Anh. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh.
Royle, W. (2016). Elizabethan England 1568 - 1603. UK: Hodder Education.
Thompson, F. (1953). A Short History of Parliament. USA: University of Minnesota.
Way, A. (n.d.). The American System of Government: Government & Politics in the
U.S.A.Part Four: The American Constitutional System: English Origins Political
Developments during the Reign of Elizabeth I: 1558 - 1603. Truy xuất từ:
/>Ngày nhận bài: 05/5/2021

Biên tập xong: 15/8/2021


101

Duyệt đăng: 20/8/2021



×