Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

tiểu luận chủ đề cầu lông lịch sử cầu lông thế giới lợi ích của việc chơi cầu lông quy luật bay của cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.13 KB, 11 trang )

Mục Lục
Lịch sử cầu lông thế giới............................................................................................................1
Giải thi đấu.................................................................................................................................1
Lịch sử cầu lơng Việt Nam........................................................................................................1
Lợi ích của việc chơi cầu lơng...................................................................................................2
Quy luật bay của cầu.................................................................................................................2
Các giai đoạn của động tác đánh cầu.......................................................................................2
Cách cầm cầu.............................................................................................................................3
Cách cầm vợt..............................................................................................................................3
Sân bãi, dụng cụ tập luyện........................................................................................................4
Luật chọn sân, chọn cầu............................................................................................................4
Cách tính điểm...........................................................................................................................5
Giao cầu đúng............................................................................................................................5
Lỗi giao cầu................................................................................................................................5
Lỗi................................................................................................................................................5
Giao cầu lại.................................................................................................................................5
Cầu ngoài cuộc...........................................................................................................................6
Thi đấu liên tục, lỗi tác phong, đạo đức và hình phạt............................................................6
Trọng tài và khiếu nại...............................................................................................................6
Phương pháp đấu loại...............................................................................................................6
Phương pháp đấu loại 1 lần thua.............................................................................................6
Phương pháp thi đấu vòng tròn...............................................................................................7
Phương pháp thi đấu vòng tròn đơn........................................................................................7
Phương pháp thi đấu vòng tròn kép........................................................................................7
Phương pháp thi đấu vòng tròn chia bảng..............................................................................7
Phương pháp thi đấu hỗn hợp..................................................................................................7
Công tác tổ chức thi đấu...........................................................................................................8
Điều lệ thi đấu............................................................................................................................8
Bốc thăm xếp lịch thi đấu..........................................................................................................9
Những yêu cầu đối với trọng tài Cầu lông...............................................................................9
Thành phần trọng tài.................................................................................................................9




KỸ THUẬT GIAO CẦU...........................................................................................................9
Lịch sử cầu lông thế giới
- Năm 1872 nhóm sĩ quan người Anh tại thị trấn Badminton => môn cầu lông được gọi là
Badminton.
- Năm 1874 ở nước Anh , người ta đã biên soạn ra những luật thi đấu đầu tiên của môn cầu lông.
- Năm 1877, những luật thi đấu đầu tiên mới được hoàn thiện và ra mắt người chơi.
- Năm 1893, Hội cầu lông nước Anh được thành lập - tổ chức xã hội đầu tiên trên thế giới để
quản lý và tổ chức môn cầu lông.
- Năm 1899, hội này đã tiến hành tổ chức Giải cầu lơng tồn nước Anh lần thứ nhất và sau đó cứ
mỗi năm giải được tổ chức một lần và duy trì cho tới nay.
- Năm 1887, sau 13 năm ra đời thì luật Cầu lơng đầu tiên được hoàn chỉnh và áp dụng vào luật
thi đấu.
- Cuối TK 19, do sự phát triển của môn cầu lông nên lan ra các nước khác trong châu Âu.
- Đầu TK 20, môn cầu lông được các nước ở khu vực khác chơi.
- 5/7/1934 Liên đồn cầu lơng thế giới được thành lập viết tắt là (IBF) International Badminton
Federation, trụ sở tại Ln Đơn. Từ đó giải Cầu lông thế giới đầu tiên được tổ chức ở MAlmo Thuỵ Điển.
- Năm 2006, Liên đồn cầu lơng thế giới đổi tên thành Badminton. World Federation viết tắt là
BWF.
- Năm 1988 tại Olympic Seoul (Hàn quốc), cầu lông được đưa vào chương trình biểu diễn của
đại hội.
- Năm 1992 tại Barcelona, cầu lơng được đưa vào mơn thi đấu chính thức của Đại hội thể thao
Olympic, Đại hội lớn nhất.
- Năm 1992 Ủy ban Olympic thế giới (IOC) đã công nhận Cầu lơng là mơn thể thao được thi đấu
chính thức tại các thế vận hội Olympic mùa hè.
Giải thi đấu
- Cúp Thomas tức là Giải Vô địch Cầu lông đồng đội nam của thế giới. Cúp Thomas (do Chủ
tịch đầu tiên của Liên đồn Cầu lơng – Cơng tước Thomas hiến tặng năm 1939). Cúp này trước
đây được quy định 3 năm tổ chức 1 lần, hiện nay đổi lại 2 năm tổ chức 1 lần và tổ chức vào giữa

2 năm. Nội dung gồm đánh đơn 3 trận và đánh đôi 2 trận.
- Cúp Uber là do một nữ VĐV cầu lông ưu tú của nước Anh tên là Uber tặng, cúp này bắt đầu tổ
chức thi đấu từ năm 1956. Phương pháp thi đấu cơ bản giống thi đấu Cúp Thomas.
- Cúp Sudirman là cuộc thi đấu cầu lông đồng đội hỗn hợp của thế giới được bắt đầu từ năm
1980. Cứ hai năm tiến hành 1 lần vào các năm lẻ. Thi đấu gồm 5 nội dung: Đơn nam, đơn nữ,
đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ hỗn hợp.
Lịch sử cầu lông Việt Nam
- Cầu lông được du nhập vào Việt Nam bằng 2 con đường thực dân hoá và Việt kiều về nước
- Năm 1960 mới xuất hiện 1 vài CLB ở các thành phố lớn như: Hà nội, TPHCM
- Năm 1980 giải vô địch Cầu lơng tồn quốc lần thứ nhất được tổ chức thi đấu tại Hà nội đánh
dấu 1 bước ngoặt của Cầu lông Việt nam trên đà phát triển.
- Năm 1990 Liên đoàn CL VN được thành lập (VBF), Vietnamese Badminton Federation.
- Năm 1994 LĐCLVN trở thành thành viên chính thức của LĐCL thế giới “IBF”


- Vận động viên tiêu biểu: Nguyễn Tiến Minh - 2 tháng 2, 1983 (38 tuổi): là vận động viên cầu
lông người Việt Nam. Thứ hạng cao nhất của anh từng đạt được là hạng 4 trên thế giới theo Bảng
xếp hạng của Liên đồn cầu lơng thế giới.
Lợi ích của việc chơi cầu lông
Tác dụng đối với sức khỏe thể chất
- Đối với thế hệ trẻ: (Thanh thiếu niên nhi đồng) Có tác dụng phát triển tồn diện các năng lực
thể chất, các tố chất thể lực như: Sức nhanh , sức mạnh , sức bền, sự khéo léo và các năng lực
chun mơn, ngồi ra cịn có tác dụng rèn luyện phẩm chất đạo đức, tâm lý, nhân cách con
người.
- Đối với người cao tuổi: Có tác dụng tăng cường sức khỏe, chống sự già nua, thoái hoá của các
bộ phận cơ thể, thơng qua tập luyện có thể phòng chống một số bệnh như : suy nhược cơ thể, cao
huyết áp..
- Đối với người làm việc trí óc (các công chức cán bộ nhà nước) Sau thời gian lao động căng
thẳng mệt mỏi, việc tập luyện thi đấu Cầu lơng có tác dụng thay đổi trạng thái từ mệt mỏi sang
hưng phấn, tạo được cảm giác thoải mái rễ chịu, bớt căng thẳng sau 1 ngày làm việc.

- Đối với người dân lao động: Tập luyện Cầu lơng có tác dụng củng cố sức khoẻ, tăng cường sức
mạnh cơ bắp, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt, chuẩn bị cho cơ thể bước vào lao động với hiệu
quả cao.
Tác dụng đối với sức khỏe tinh thần
- Có cơ hội giao lưu, trò chuyện, tương tác với những người cùng chơi tạo nên một khơng
khí vui vẻ, tinh thần sảng khối trong, từ đó làm giảm những căng thẳng và mệt mỏi tích tụ
trong suốt cả ngày làm việc.
- Làm cơ bài tiết mồ hôi, đào thải những chất độc tồn đọng trong cơ thể, từ đó làm thay
đổi trạng thái tinh thần từ mệt mỏi sang hưng phấn.
Tác dụng đối với việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội
- Tạo ra những mối quan hệ mới trong xã hội
- Tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
công tác chuyên môn cũng như giúp đỡ nhau những công việc khác trong cuộc sống.
Quy luật bay của cầu
- Luôn bay theo một quy luật nhất định đó là phần đế cầu bay trước, phần cánh cầu bay sau.
0
- Khi cầu bay song song với mặt sân thì VĐV tiếp xúc quả cầu với góc độ mặt vợt là 90 .
- Khi cầu bay đến có hướng rơi chếch xuống với mặt sân thì góc độ mặt vợt tiếp xúc cầu là từ
o
o
130 - 145 .
o
- Khi cầu rơi tự do có hướng vuông góc với mặt sân thì góc độ mặt vợt tiếp xúc cầu là từ 160 o
175 .
Các giai đoạn của động tác đánh cầu
(Rút vợt, lăng vợt, tiếp xúc cầu, dừng vợt, về TTCB ban đầu)
1) Rút vợt: Là giai đoạn được bắt đầu từ TTCB ban đầu đưa vợt ra phía sau điểm tiếp súc cầu
đến khi vợt được dừng lại ở điểm xa cầu nhất. Giai đoạn này lực phát sinh chủ yếu từ vai và các



động tác xoay thân mình. Các động tác đánh cầu càng cần sử dụng lực lớn bao nhiêu thì biên độ
của cánh tay và xoay thân càng lớn bấy nhiêu. Cuối giai đoạn này là thời điểm vợt được dừng lại
và mặt vợt ở phía sau bàn tay cầm.
2) Lăng vợt: Đây là giai đoạn được thực hiện tiếp theo kể từ lúc vợt được dừng lại ở điểm xa
cách điểm tiếp xúc cầu nhất đến khi tiếp xúc cầu. Giai đoạn này vợt ln được đưa từ phía sau
tới phía trước theo hướng cùng với hướng đánh cầu. Mặt vợt luôn đi sau bàn tay cầm vợt cho đến
cuối giai đoạn được sử dụng lực gập cổ tay để chuyển mặt vợt đi nhanh hơn về phía trước nhắm
tạo lực đánh cầu đột biến đồng thời để điều chỉnh đường cầu bay theo ý muốn.
3) Tiếp xúc cầu: Đây là giai đoạn ngắn nhất nhưng lại quan trọng hơn cả so với các giai đoạn
khác. Để có thể đánh cầu theo đúng ý đồ chiến thuật, giai đoạn này gần như một lúc đờng thời
vừa phải tính tốn đến góc độ mặt vợt đến khi tiếp xúc cầu vừa phải tính tốn đến lực sử dụng
lực đánh vào cầu. Cả hai yêu cầu trên đòi hỏi người tập sử dụng thành thạo sự điều khiển vợt
bằng cổ tay hết sức tinh tế và chính xác. Các động tác giả đánh lừa đới phương có hiệu quả hay
khơng cũng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này. Muốn đánh cầu xa hay gần, cao hay thấp, chéo
hay thẳng đề phải tiếp xúc cầu một cách chuẩn xác.
4) Dừng vợt: Là giai đoạn được tính từ sau khi tiếp xúc với cầu cho đến khi vợt được dừng hẳn.
Giai đoạn này càng dài khi sử dụng lực đánh cầu càng mạnh do lực quán tính của động tác càng
lớn. Tuy nhiên do cấu tạo trọng lượng của vợt cầu lông không lớn, đồng thời lực phát sinh khi
đánh cầu phụ thuộc rất lớn vào lực gập cổ tay bởi vậy người tập thường cần chủ động dừng vợt
để chuẩn bị cho quả đánh cầu tiếp theo.
5) Về TTCB ban đầu: Là giai đoạn cuối cùng của một chuỗi hành động kỹ thuật. Sự phát triển
của cầu lông hiện đại đồng thời với việc hồn thiện kỹ thuật tồn diện và tớc độ đánh cầu ngày
càng cao. Bởi vì vậy đưa vợt về TTCB ngay sau mỗi lần đánh cầu là yếu tố không thể thiếu được
trong các hành động của kỹ thuật và chỉ có như vậy các cầu thủ mới có thể chủ động thực hiện
các kỹ thuật tiếp theo liên tục śt q trình tập luyện và cũng như thi đấu cầu lông. Việc trở về
TTCB ban đầu phải được hồn thiện nh̀n nhũn trong bất cứ tình h́ng thực hiện kỹ tthuật
nào.
Cả 5 giai đoạn trên được hình thành như một chu kỳ kép kín trong mỡi lần thực hiện đánh cầu.
Chúng diễn ra kế tiếp nhau, liên tục và lặp đi lặp lại trong suốt thời gian cầu cịn đang ở trong
cuộc đấu. Sự chưa hồn thiện của bất cứ một giai đoạn nào của kỹ thuật cũng sẽ làm ảnh hướng

xấu đến hiệu quả của động tác đánh cầu và ngược lại.
Cách cầm cầu
- Cầm cầu ở phần đầu cánh cầu: Dùng hai ngón tay, ngón trỏ và ngón cái cầm nhẹ ngay phần đầu
của cánh cầu. Sử dụng khi phát cầu trái tay.
- Cầm ở phần thân cầu: Dùng ngón trỏ, ngón giữa cùng ngón cái cầm vào phần giữa cánh cầu 2
bên thân cầu. Được sử dụng khi phát cầu thuận tay.
- Cầm ở phần đế cầu: khơng dùng trong hiện đại vì dễ phát vào tay, nếu phát tay trái thì khó phát
cầu.
Cách cầm vợt
- Cầm vợt thuận tay: Khép các ngón ơm nhẹ quanh cán vợt, ngón cái đặt tựa trên cán vợt, đầu
ngón cái hướng thẳng về cán vợt, cầm vào giữa cán vợt, ngón trỏ cao hơn các ngón cịn lại, khi
đánh thì gập cổ tay.
- Cầm vợt trái tay: Để cầm vợt cầu lông trái tay, khi đưa tay vào cán vợt, thay vì tư thế bắt tay
như cầm vợt thuận tay. Thì ngón cái đè lên cán vợt và có thể tập trung hết lực lên cán vợt.


Kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay: khi vợt tiếp xúc cầu ở vị trí từ 1h đến 3h.
Kỹ thuật đánh cầu cao trái tay: khi vợt tiếp xúc cầu ở vị trí từ 9h đến 11h.
Kỹ thuật đánh cầu thấp thuận tay: khi vợt tiếp xúc cầu ở vị trí từ 4h đến 5h.
Kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay: khi vợt tiếp xúc cầu ở vị trí từ 7h đến 8h.
Kỹ thuật đánh cầu trên đầu thuận tay, trên đầu trái tay, đánh cầu cao chính diện thuận tay, trái
tay: khi vợt tiếp xúc cầu ở vị trí 12h.
Kỹ thuật đánh cầu thấp chính diện trái tay: khi vợt tiếp xúc cầu ở vị trí 6h.
Sân bãi, dụng cụ tập luyện
Sân
- Dài 13m40
- Rộng: sân đơn 5m18, sân đôi 6m10
- Đường biên rộng 4cm
- Sân thường là thảm nhựa màu xanh lá, bề mặt nhám, có độ dày từ 4,5-5mm
- Cột lưới cao 1,55 ở giữa trùng 1m524.

- Lưới được làm từ sợi nylon mềm màu đậm, các mắt lưới khơng <15mm và khơng >20mm, có
độ dày đều nhau. Rộng 760mm, dài 6,7m.
Cầu
- Làm từ chất liệu thiên nhiên, hoặc tổng hợp nhưng phải có đường bay tương tự với cầu làm từ
chất liệu thiên nhiên, đế bằng Lie phủ da mỏng
- Có 16 cánh, mỗi cánh dài 62-70mm được buộc lại bằng chỉ hoặc vật liệu thích hợp.
- Thân được nối lại bằng chỉ có bơi keo
- Núm làm bằng thân cây bần
- Đế cầu đường kính 25-28mm
- Thân cầu đường kính 58-68mm
- Chiều dài từ 62-70mm tính từ đỉnh lơng mũi đến đế cầu
- Cân nặng từ 4,74-5,5g
- Sai số tối đa 10%
Vợt
- Bao gồm: cán vợt, thân vọt, cổ vợt (khớp nối chữ T), khung đan lưới.
- Dài không quá 68cm
- Rộng không quá 23cm
- Cán dài không quá 40cm
- Nặng 95-120g
- Không được gắn thêm vào các vật dụng làm vợt nhô ra, ngoại trừ những vật dụng chỉ dùng để
ngăn sự mài mòn hay chấn động như quấn ván, bọc đầu vợt.
Luật chọn sân, chọn cầu
- Trước mỗi trận đấu bắt đầu, trọng tài sẽ tung đồng xu và một trong hai bên sẽ được chỉ định
chọn quyền giao cầu hay chọn sân trước, bên còn lại sẽ lựa chọn phần còn lại.
- Trong các giải phong trào, giải học sinh, trọng tài. sẽ đặt úp giữa quả cầu cân bằng lên mép lưới
trên sân, cầu rơi bên phần sân của ai trước người đó sẽ được chỉ định quyền chọn sân hay chọn
cầu, bên còn lại sẽ chọn phần còn lại.


Cách tính điểm

- Một trận đấu chuẩn theo thể thức BO3, tức đánh 3 set thắng 2. Bên nào cán mốc 21 điểm trước
sẽ là người chiến thắng ở set cầu đó.
- Nếu tỷ số 20 đều, bên nào ghi liên tiếp 2 điểm cách biệt sẽ chiến thắng. Nếu tỷ số 29 đều, bên
nào ghi điểm thứ 30 trước sẽ chiến thắng. Bên thắng sẽ giao cầu trước ở set đấu tiếp theo.
Đổi sân
- Khi kết thúc mỗi ván đấu, các VĐV sẽ đổi sân cho nhau. Nếu có ván thứ 3, một bên ghi điểm
11 sẽ đổi sân.
Giao cầu đúng
- Người giao và nhận cầu đứng chéo nhau trong phạm vi ô sân mà không được chạm đường biên.
- Một phân hai chân của người giao và nhận đều phải chạm đất trước khi quả cầu được đánh đi.
- Khi đánh cầu, thân vợt của người giao cầu phải luôn hướng xuống dưới.
- Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục từ lúc bắt đầu giao cầu cho đến lúc đánh đi
- Đường đi của cầu sẽ từ dưới vượt qua lưới và rơi vào ô nhận cầu.
- Khơng bên nào trì hỗn, cả hai bên đều sẵn sàng. Khi đầu vợt chuyển động về phía sau của
người giao cầu.
Lỗi giao cầu
- Phát cầu cao tay, cao hơn 1m15
- Chân dẫm vạch
- Phát cầu không được nhấc chân
- Phát cầu 2 nhịp, làm động tác giả
- Phát cầu, đầu vợt cao hơn cán vợt
- Phát cầu mặt vợt tiếp xúc với cánh cầu trước
Lỗi
- Nếu giao cầu không đúng luật hoặc quả cầu bị mắc, giữ lại trên lưới hay được đánh bởi đồng
đội
- Nếu cầu rơi ngoài các đường biên, bay xuyên qua hoặc dưới lưới, không qua lưới, chạm trần,
chạm vào người hoặc quần áo VĐV.
- Quả cầu bị dính trên vợt, được đánh hai lần liên tiếp bởi cùng một VĐV (quả cầu chạm vào đầu
vợt và khu vực đan lưới với cùng một cú đánh thì khơng coi là lỗi). Cầu được đánh hai lần bởi
một VĐV và đồng đội hoặc chạm vào vợt mà không bay qua phần sân đối phương.

- Nếu một VĐV chạm vợt, thân, quần áo vào lưới hoặc các vật đỡ lưới. Xâm phạm sân đối
phương bằng vợt hay thân. Xâm phạm sân đối phương ở lưới khiến đối phương mất tập trung
hoặc cản trở đối phương.
- Làm đối phương mất tập trung bằng cử chỉ hoặc la hét hay bất kỳ hình thức nào khác làm ảnh
hưởng đến tiến độ trận đấu, gián đoạn trận đấu.
Giao cầu lại
- Được trọng tài chính quyết định, hoặc một VĐV thực hiện khi người giao cầu giao trước khi
người nhận sẵn sàng. Cả 2 bên đều phạm lỗi khi giao cầu. Sau khi cầu được đánh trả, quả cầu bị
mắc trên lưới và bị giữ lại.


- Quả cầu bị bung ra, đế và cầu tách rời hoàn toàn. Một trong hai VĐV bị mất tập trung bởi HLV
của đối phương, hoặc một trường hợp không lường trước.
- Khi một pha giao cầu lại được thực hiện, lần giao cầu vừa rồi sẽ khơng tính, VĐV nào vừa giao
cầu sẽ giao cầu lại.
Cầu ngoài cuộc
- Là khi cầu chạm vào lưới hay cột lưới và bắt đầu rơi xuống mặt sân phía bên này lưới của
người đánh. Chạm mặt sân hoặc sảy ra một "Lỗi" hay "Giao cầu lại"
Thi đấu liên tục, lỗi tác phong, đạo đức và hình phạt
- Thi đấu phải liên tục từ quả giao cầu đầu tiên cho đến khi trận đấu kết thúc. Các quảng nghỉ
không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm. Không quá 120 giây giữa các
ván đấu (trừ trường hợp trận đấu phát sóng tuỳ theo thời lượng chương trình).
- Ngừng thi đấu: Khi tình thế bắt buộc khơng nằm trong kiểm sốt của VĐV haocwj trường hợp
đặc biệt, trọng tài chính cho ngừng thi đấu một khoảng thời gian để xuy xét. Lúc này tỷ số hiện
có giữ nguyên và sẽ tiếp tục lại ở tỷ số đó.
- Trì hỗn trận đấu: Chỉ có trọng tài chính được quyền quyết định trì hỗn, khơng được dùng
quyền này để giúp VĐV hồi phục thể lưucj hay nhận sự chỉ đạo của HLV.
Trọng tài và khiếu nại
- Là người có quyết định nhiều nhất trong mỗi trận đấu. Nghiệm vụ của họ là thi hành và duy trì
luật cầu lơng, kịp thời hơ "Lỗi" hoặc "Giao cầu lại". Đưa ra quyết định về bất cứ khiếu nại nào

liên quan đến điểm tranh chấp. Đảm bảo cho VĐV và khán giả được thông tin đầy đủ của trận
đấu. Được phép bổ nghiệm hay thay đổi trọng tài biên và trọng tài giao cầu sau khi hộ ý với
Tổng trọng tài.
- Ghi nhận và báo cáo với tổng trọng tài về tất cả vấn đề "Lỗi" hay "Xử phạt". Trình cho tổng
trọng tài tất cả các khiếu nại chưa giải quyết ổn thoả.
- Trong mỗi trận đấu sẽ có tổng trọng tài, trọng tài chính, trọng tài biên và trọng tài giao cầu. (12
trọng tài)
- Tổng trọng tài chịu trách nghiệm toàn diện cho một giải pháp thi đấu hoặc một nội dung thi đấu
cụ thể.
Phương pháp đấu loại
- Là một trong hai phương pháp thi đấu chính của cầu lơng, áp dụng cho cả thi đấu đơn, đơi và
đồng đội. Tuỳ theo mục đích, tính chất và thời gian cho phép mà Ban tổ chức có thể lựa chọn
một trong hai phương pháp thi đấu loại một lần thua hay hai lần thua.
- Ưu điểm: Thời gian tổ chức giải nhanh và có thể áp dụng cho những giải có số lượng VĐV thi
đấu nhiều
- Nhược điểm: Chưa đánh giá được chính xác thực chất năng lực và trình độ của từng VĐV. Vẫn
cịn xảy ra chuyện may rủi thông qua bốc thăm thi đấu.
Phương pháp đấu loại 1 lần thua
- Là phương pháp thi đấu mà VĐV (hoặc đội) chỉ thua 1 lần là đã bị loại khỏi giải.
- Tổng số trận đấu theo phương pháp này được tính bằng đúng số VĐV (hoặc số đội) tham gia
thi đấu (nếu giải chỉ lựa chọn một giải ba).


- Trường hợp nếu lấy hai giải ba (đồng giải ba) thì tổng số trận đấu của giải được tính theo cơng
thức: Y = a-1
Trong đó: Y là tổng số trận đấu của giải, a là tổng số VĐV (hoặc số đội) tham gia giải.
- Trường hợp nếu tổng số VĐV của giải bằng 2^n thì tất cả các VĐV tham gia đều phải thi đấu
ngay từ vòng đầu.
- Trường hợp nếu tổng số VĐV tham gia giải không đúng với 2^n thì bắt buộc phải có một số
VĐV tham gia thi đấu ngay từ vòng đầu. Số VĐV này có thể lựa chọn bằng cách bốc thăm và

được tính theo công thức: X = 2(a-2^n) Với đk 2n < a
Trong đó: X là số VĐV phải thi đấu đợt đầu; a là tổng số VĐV tham gia giải; n là số tự nhiên sao
cho 2^n là số lớn nhất gần với a.
Phương pháp thi đấu vòng tròn
- Là phương pháp mà mỗi đội sẽ thi đấu lần lượt với nhau 1 lần (đối với thi đấu vòng tròn đơn)
hoặc 2 lần (đối với phương pháp thi đấu vòng tròn kép).
- Ưu điểm: Có thể xác định chính xác trình độ của các đội (VĐV) để xếp hạng một cách công
bằng.
- Nhược điểm là số trận đấu nhiều, nên thời gian tổ chức kéo dài, chỉ nên áp dụng cho những giải
có số VĐV tham gia ít.
- Được tiến hành theo 2 loại: Vòng tròn đơn và vòng tròn chia bảng.
Phương pháp thi đấu vòng tròn đơn
- Là phương pháp thi đấu mà tất cả các VĐV trong giải đều phải gặp nhau một lần thi đấu. Để bố
trí thời gian và xếp lịch thi đấu chính xác theo phương pháp này, cần tính trước tổng số trận đấu
và vong đấu.
- Tính tổng số trận đấu: Y = a(a-1)/2
Trong đó Y là tổng số trận đấu, a là số VĐV tham gia thi đấu
- Cách tính vịng thi đấu: Nếu tổng số VĐV tham gia thi đấu là số chẵn thì số vịng đấu bằng số
VĐV - 1. Nếu tổng số VĐV tham gia thi đấu là số lẻ thì số vòng đấu bằng số VĐV.
Phương pháp thi đấu vòng tròn kép
- Cách xác định thứ tự trận đấu, vòng đấu cũng giống như thi đấu vòng tròn đơn, nhưng mỗi đội
(VĐV) gặp nhau 2 lần (một lượt đi và một lượt về).
Phương pháp thi đấu vòng tròn chia bảng
- Sử dụng phương pháp này trong tường hợp số VĐV tương đối lớn, nhưng yêu cầu của giải lại
đòi hỏi phải đánh giá chính xác thành tích của họ trong khoảng thời gian hạn chế.
- Khi sử dụng phương pháp thi đấu vòng trong chia bảng cần hết sức chú ý đến lựa chọn hạt
giống của giải để phân đều cho các bảng, để tránh trường hợp trình độ của các VĐV không đồng
đều làm ảnh hưởng đến chất lượng của giải và khơng đánh giá đúng được thành tích của mỗi
VĐV.
Phương pháp thi đấu hỗn hợp

- Là phương pháp tổ chức cho các VĐV thi đấu vòng loại bằng phương pháp thi đấu vòng tròn
bảng và thi đấu vòng chung kết bằng phương pháp thi đấu loại trực tiếp.
- Phát huy được ưu điểm và hạn chế nhược điểm của các phương pháp thi đấu trên.


- Được chia làm 2 giai đoạn riêng biệt:
+ Giai đoạn 1: các đội (VĐV) được chia thành nhiều bảng đấu, các đội sẽ thi đấu vòng tròn để
chọn đội nhất, nhì ở các bảng vào thi đấu ở giai đoạn 2.
+ Giai đoạn 2: các đội (VĐV) sẽ thi đấu loại trực tiếp từ vòng tứ kết (8 đội), bán kết (4 đội) hoặc
chung kết (2 đội) để xác định đội (VĐV) vô địch.
Công tác tổ chức thi đấu
1. Chuẩn bị tổ chức thi đấu
Giai đoạn 1: Trước khi thành lập Ban tổ chức giải cần giải quyết các công việc:
- Lập kế hoạch tổ chức giải
- Dự kiến thành lập Ban tổ chức giải bao gồm: thành phần Ban tổ chức, phân công nghiệm vụ
cho các thành viên, chuẩn bị điều lệ giải.
Giai đoạn 2: Được tính từ khi thành lập Ban tổ chức đến khi khai mạc giải bao gồm các nghiệm
vụ:
- Soạn thảo điều lệ thi đấu chính thức của giải và gửi cho các đơn vị tham gia thi đấu.
- Thành lập các tiểu ban của giải và phân công nhiệm vụ cụ thể.
- Tổ chức tiến hành thông tin tuyên truyền về giải.
- Chuẩn bị giải thưởng cũng như cơ sở vật chất cho giải như: sân bãi, dụng cụ, âm thanh, ánh
sáng, các thiết bị chuyên dụng...
- Chuẩn bị và đón tiếp các đoàn tham dự giải.
- Tổ chức tập huấn trọng tài: phổ biến thông qua các quy định của điều lệ giải. Thống nhất về
luật và những điểm luật chưa nêu rõ ràng. Phân công các tổ trọng tài (trọng tài chính, trọng tài
biên...)

Điều lệ thi đấu
- Các cuộc thi đấu tranh giải Cầu Lông ở bất kỳ cấp nào đều phải có điều lệ. Điều lệ thi đấu do

Ban tổ chức giair biên soạn có tính chất pháp lý, bao gồm những nguyên tác, quy ước cuộc thi
mà mọi thành viên tham gia đều phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh
- Sau khi biên soạn điều lệ. Ban tổ chức thi đấu cần phải gửi cho các đơn vị có thể tham gia giải
ít nhất là 3 tháng trước khi thi đấu, để các đoàn và vận động viên sớm có kế hoạch chuẩn bị và
đăng ký thi đấu
- Nội dung bao gồm:
a) Tên giải: Tuỳ theo hình thức và tính chất của cuộc thi mà có thể xác định tên gọi của giải.
b) Mục đích ý nghĩa của giải: Ghi rõ mục đích và ý nghĩa của giải được tổ chức bao gồm:
+ Về chính trị tư tưởng: Nhân dịp chào mừng các ngày lễ, thành công của đại hơi, mừng cơng,
hồn thành kế hoạch, động viên phong trào,...


+ Về chun mơn: Kiểm tra, đánh giá trình độ của VĐV, chất lượng phong trào tập luyện Cầu
Lông, nhằm tuyển chọn các đội đại biểu các cấp, tham gia giải cấp cao hơn,..
c) Đối tượng tham gia giải: Quy định cụ thể những đối tượng được tham gia, thành phần các đội.
Tiêu chuẩn quy định cho các VĐV: Trình độ, tuổi tác, sức khoẻ,...
d) Địa điểm, thời gian bốc thăm và thi đấu: Thời gian đăng ký tham gia giải. Ngày giờ, địa điểm
điểm bốc thăm xếp lịch thi đấu. Thời gian và địa điểm thi đấu.
e) Phương pháp thi đấu: Cần sự kiến số lượng vận động viên có thể tham gia thi đấu và thời gian
cho phép tiến hành tổ chức giải mà quy định cụ thể về phương pháp thi đấu ngay trong điều lệ
giải. Có thể lựa chọn một hoặc hai, ba phương pháp như đã trình bày phần trước để áp dụng cho
một giải thi đấu Cầu Lông cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương cơ sở.
f) Khen thưởng kỷ luật: Xác định cụ thể việc khen thưởng như trao cúp, huy chương, giải thưởng
và các hình thức khen thưởng khác cho các đối tượng nhất, nhì, ba tuỳ theo quy định của giải.
g) Những quy định khác:
+ Đăng ký thi đấu
+ Quy định về cầu, luật thi đấu
+ Quy định về khiếu nại của VĐV
+ Cần thơng báo cho các đồn biết tên, địa chỉ, sđt của Ban tổ chức giải để tiện liên hệ khi cần
thiết

+ Cần quy định rõ những khoản phí như đi lại, ăn ở,... do ai chịu trách nghiệm.
Bốc thăm xếp lịch thi đấu
- Là nghiệm vụ quan trọng của công tác tổ chức giải
- Tiến hành trước ngày thi đấu từ 1-2 ngày.
- Thành phần bốc thăm bao gồm Ban tổ chức giải, đại diện các đoàn về tham dự giải, đại diện
trọng tài,...
Những yêu cầu đối với trọng tài Cầu lơng
- Có tư tưởng đạo đức tốt
- Nắm vững và khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của bản thân
- Có sức khoẻ tốt
- Có bản lĩnh vững vàng và tác phong nghiêm túc
- Điều quan trọng nhất là phải nhớ rằng "Tận đấu vì các đấu thủ"
Thành phần trọng tài
- 1 Tổng trọng tài
- 1 Tổng thư ký
- Các tổ trọng tài của mỗi sân đấu
- Một số nhân viên thư ký
Các trọng tài (12 trọng tài)
- 1 Trọng tài chính
- 1 Trọng tài phát cầu
- 1 Trọng tài lật sổ
- Từ 2 đến 10 trọng tài biên


KỸ THUẬT GIAO CẦU
1. Kỹ thuật giao cầu thuận tay (giao cầu bằng mặt phải của vợt)
- Thường được sử dụng nhiều trong thi đấu đơn.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, mũi chân trước thẳng hướng phát cầu, mũi chân
sau mở góc 45 độ, tọng tâm dồn vào chân trước. Đỉnh vợt cao ngang mặt, điểm chiếu của cầu
cách chân trước khoảng 40-50cm.

- Yếu lĩnh động tác: Khi giao cầu, đồng thời với tay trái thả cầu hoặc tung cầu, thì tay phải nhanh
chóng đưa vợt từ trên xuống dưới, từ sau ra trước. Lúc này trọng tâm chuyển từ chân sau lên
chân trước. Điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt ở chếch tước bên phải cách thân người 60-70cm,
nhưng không được cao quá thắt lưng. Góc độ mặt vợt khi tiếp xúc được mở theo ý đồ chiến thuật
giao cầu.
- Kết thúc động tác: Giao cầu xong nhan chóng dừng cổ tay và trở về tư thế chuẩn bị để đánh tiếp
quả cầu sau khi đối phương đánh trả.
2. Kỹ thuật giao cầu trái tay
- Thường được áp dụng trong thi đấu đôi
- Tư thế chuẩn bị: Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau. Hai chân cách nhau khoảng một
bàn chân, trọng tâm cao, dồn vào chân trước, thân người quay thẳng theo hướng giao cầu. Tay
trái cầm cầu ở phần cánh, tay phải cầm vợt đặt hơi chúc xuống ở phía dưới, mặt vợt ở bên trái
phía sau quả cầu. Cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc 90 độ, khuỷu tay nâng cao đưa ra
trước.
- Yếu lĩnh động tác: Đồng thời với tay trái thả cầu thì tay phải kéo vợt từ trái qua phải ra trước.
Điểm tiếp xúc cầu ở phía trước thân người khoảng 40cm dưới thắt lưng. Khi tiếp xúc cầu cần
dùng lực cổ tay, đồng thời mở góc độ vợt tuỳ theo ý đồ giao cầu để điều khiển cầu đi đúng
hướng.
- Kết thúc động tác: Giao cầu xong, nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để đỡ những quả cầu đối
phương phải trả.
3 kiểu đường cầu chính: giao cầu thấp gần, giao cầu lao xa, giao cầu cao xa
Những sai lầm thườn mắc trong tập luyện giao cầu:
- Tư thế chuẩn bị sai
- Sử dụng lực cổ tay đột ngột
- Hướng đưa vợt sai
- Mặt vợt khi tiếp xúc cầu sai
- Điểm tiếp xúc cầu cao quá thắt lưng
Cách sửa
- Cho tập lặp lại các bài tập mô phỏng
- Tập giao cầu vào tường




×