Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài tập tình huống vi phạm hợp đồng luật thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.89 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC …….
KHOA …….

BÀI TẬP MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI

Họ và tên sinh viên

: ……………………..

Mã số sinh viên

: ……………………..

Lớp, hệ đào tạo

: ………………………

CHẤM ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ

HÀ NỘI - NĂM 2021

1


ĐỀ BÀI
Công ty cổ phần Nguyễn Long (bên A) ký hợp đồng mua bán máy tính
với Cơng ty TNHH Minh Bảo (bên B). Trong đó có một số điều khoản sau:
- Bên A bán 100 máy tính để bàn HP Pavilion 590-P0108D cho bên B với
giá 7.990.000 đồng/máy;


- Bên A giao hàng vào ngày 3/6/2020 tại trụ sở chính của bên B;
- Bên B có quyền kiểm tra hàng hố khi bên A giao hàng đến trụ sở chính
của bên B. Nếu hàng hóa có khiếm khuyết thì phải thơng báo cho bên A trong
thời hạn 02 ngày kể từ thời điểm kiểm tra hàng hoá;
- Bên B phải thanh toán đầy đủ tiền hàng trong thời hạn 07 ngày kể từ khi
nhận đủ hàng;
- Bên có hành vi vi phạm sẽ phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng:
1. Ngày 3/6/2020, bên A giao cho bên B 80 chiếc máy tính với giá
7.990.000 đồng/máy và 20 chiếc máy tính với giá 8.490.000 đồng (do bên A
không đủ hàng để giao nên phải nhập hàng từ công ty khác dẫn đến giá bị cao
hơn). Tuy nhiên, bên B từ chối nhận 20 chiếc máy tính giá cao hơn.
a. Hỏi bên B có vi phạm nghĩa vụ nhận hàng khơng?
b. Hãy tư vấn cách thức xử lý tình huống này?
BÀI LÀM
1.
a. Hỏi bên B có vi phạm nghĩa vụ nhận hàng không?
- Cơ sở pháp lý: Luật thượng mại năm 2005
- Nội dung: Theo thơng tin tình huống cung cấp, Cơng ty Cổ phần
Nguyễn Long (bên A) và công ty TNHH Minh Bảo (bên B) có ký hợp đồng mua
bán 100 máy tính để bàn HP Pavilion 590-P0108D, do hai cơng ty là thương
nhân, đều là pháp nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên
nên hợp đồng mua bán giữa bên A với bên B là quan hệ mua bán thương mại
2


và sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại, căn cứ pháp lý tại Điều 1 và Điều
2 Luật thương mại năm 2005.
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật
này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
3. Hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch
với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi
đó chọn áp dụng Luật này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật
này.
2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể
việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.”
Ngày 3/6/2020, bên A giao cho bên B 80 chiếc máy tính với giá 7.990.000
đồng/máy và 20 chiếc máy tính với giá 8.490.000 đồng/máy (do bên A không đủ
hàng để giao nên phải nhập từ công ty khác dẫn đến giá bị cao hơn). Có thể xảy
ra hai trường hợp
TH1: nếu bên A đã gửi thông báo về việc nhập 20 chiếc từ công ty khác
dẫn đến giá bị cao hơn cho bên B thì việc bên B từ chối khơng nhận 20 chiếc
máy tính giá cao hơn là vi phạm nghĩa vụ nhận hàng.
Bởi: Theo Điều 56 Luật thương mại 2005 bên mua có nghĩa vụ nhận hàng
theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng.
Theo thoả thuận trong hợp đồng thì bên B có nghĩa vụ nhận hàng khi bên A đưa
3


hàng đến địa điểm quy định và đặt hàng dưới sự định đoạt của bên B thì bên B
phải thực hiện nghĩa vụ của mình là tiếp nhận hàng.

TH2: nếu bên A không thông báo cho bên B biết việc nhập 20 chiếc từ
cơng ty khác có giá cao hơn cho bên B thì việc bên B từ chối khơng nhận 20
chiếc máy tính giá cao hơn là khơng vi phạm nghĩa vụ nhận hàng.
Bởi: Theo Khoản 1 Điều 34 Luật thương mại 2005 quy định: “1. Bên bán
phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất
lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng”.
Trong tình huống trên Bên A đang vi phạm nghĩa vụ của bên bán vì giao hàng
khơng đủ số lượng và giá cả theo thoả thuận trong hợp đồng. Bên B ký kết với
bên A là mua của bên A 100 chiếc máy tính HP với giá là 7.990.000 đồng/máy.
Sau đó bên A khơng có đủ số lượng cung cấp cho bên B nên đã tự ý thay đồi
nguồn hàng dẫn đến giá hàng hoa bị tăng không phù hợp với hợp đồng đã thoả
thuận ban đầu.
b. Hãy tư vấn cách thức xử lý tình huống này?
Theo quy định tại (Điều 317 Luật Thương mại 2005) thì có 04
phương thức giải quyết tranh chấp:
1. Các bên tự thương lượng với nhau.
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các
bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết các tranh
chấp phát sinh giữa các bên mà không cần sự hỗ trợ của bên thứ ba.
TH1: nếu bên A đã gửi thông báo về việc nhập 20 chiếc từ công ty khác
dẫn đến giá bị cao hơn cho bên B thì Bên A có quyền u cầu bên B thanh toán
và nhận hàng (Điều 50 Luật thương mại 2005).
TH2: nếu bên A không thông báo cho bên B biết việc nhập 20 chiếc từ
cơng ty khác có giá cao hơn thì bên B có thể thảo thuận với nhau về nghĩa vụ
thanh tốn. Nếu Bên B khơng chấp nhận 20 chiếc máy tính giá cao hơn ban
đầu thì bên B có thể yêu cầu bên A là chỉ thanh toán tiền hàng như đã thoả
thuận trong hợp đồng ban đầu cho bên A (Theo Điều 50 Luật thương mại
2005), do bên A không cung cấp đúng hàng, việc số tiền chênh lệch do bên
4



A nhập ở công ty khác bên A phải chịu chi phí đó (Điều 41 Luật thương
mại năm 2005).
2. Hịa giải do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa
thuận chọn làm trung gian hòa giải;
Bên A và bên B có thể giải quyết tranh chấp bằng hồ giải. Hịa giải
thương mại là là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa
thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết
tranh chấp (khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP).
3. Tòa án
Trong trường hợp hai bên A và B khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc
có nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Hoặc nếu thỏa thuận trọng tài thuộc
các trường hợp không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 4 Nghị
quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật
trọng tài thương mại thì Tịa án sẽ có thẩm quyền xét xử.
4. Trọng tài thương mại
Theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì tranh
chấp thương mại giữa các bên là thương nhân được giải quyết bằng Trọng
tài nếu các bên có thảo thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được
lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Như vậy, nếu hai bên không tự
thoả thuận được thì có thể đưa ra trọng tài thương mại để giải quyết.

5



×