Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Đề tài Tìm hiểu về hoạt động của một cảng hàng không quốc tế. Trong vai trò người giao nhận và dựa trên 1 bộ chứng từ thực tế, hãy trình bày quy trình xuất nhập khẩu và giải thích n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.25 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA
QUỐC TẾ
Đề tài
Tìm hiểu về hoạt động của một cảng hàng không quốc tế. Trong vai trò người
giao nhận và dựa trên 1 bộ chứng từ thực tế, hãy trình bày quy trình xuất nhập
khẩu và giải thích những cơng việc đã làm với các bên liên quan (khách hàng,
hãng vận chuyển, đại lý...) > loại hình Air nhập

Nhóm thực hiện: Nhóm
4 Lớp HP:
2153ITOM1511
1


Hà Nội – 2021

2


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép nhóm 4 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu
sắc đối với Trường Đại Học Thương Mại đã tạo điều kiện để chúng em có thể học tập thật tốt
mơn học của mình. Bên cạnh đó cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Vũ Anh
Tuấn - giảng viên học phần Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế, đã trực tiếp
hướng dẫn chúng em trong quá trình làm bài. Đó là những trải nghiệm và bài học quý báu đối
với chúng em.
Trong quá trình làm bài thảo luận, các thành viên ln cố gắng thấu hiểu và hồn thành


thật tốt nhiệm vụ của mình để cùng hướng tới mục tiêu chung. Tuy nhiên, do kiến thức cũng
như kinh nghiệm thực tiễn vẫn còn hạn chế nên bài thảo luận khó có thể tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, nhóm chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của thầy và các bạn để
bài thảo luận của nhóm được hồn chỉnh hơn.
Nhóm 4 xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn rất nhiều!


NỘI DUNG
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 4
I. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG HÀNG KHƠNG QUỐC TẾ NỘI BÀI................5
1.1. Q trình hình thành và phát triển................................................................................ 5
1.2. Chức năng.................................................................................................................... 6
1.2.1. Cung cấp dịch vụ vận chuyển................................................................................. 6
1.2.2. Cung cấp dịch vụ Logistics.................................................................................... 6
1.2.3. Một số dịch vụ khác............................................................................................... 7
1.3. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................................. 8
1.4. Tình hình phương tiện thiết bị...................................................................................... 8
1.5. Cơ sở vật chất của cảng hàng không quốc tế Nội Bài................................................... 9
1.6. Đánh giá thuận lợi, khó khăn...................................................................................... 11
1.6.1. Thuận lợi.............................................................................................................. 11
1.6.2. Khó khăn.............................................................................................................. 11
II. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHƠNG................................................................................................................................ 13
2.1. Giới thiệu cơng ty FDI Co., Ltd.................................................................................. 13
2.1.1. Sự hình thành và phát triển................................................................................... 13
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ........................................................................................ 13
2.1.3. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................... 14
2.1.4. Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị...................................................................... 15
2.2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa trong vai trị người giao nhận (Cơng ty FDI Co., Ltd)
........................................................................................................................................16

2.2.1. Nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải................................................... 16
2.2.2. Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu............................................................. 20
2.2.3. Nhận hàng hóa tại điểm quy định......................................................................... 20
2.2.4. Quyết tốn chi phí................................................................................................ 20
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 23


LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập xu thế toàn cầu là một xu thế tất yếu mà bất kỳ một quốc gia nào muốn tồn tại
và phát triển đều phải chấp nhận và thực hiện. Khi các chính phủ bắt đầu mở cửa hội nhập nền
kinh tế, thị trường trong nước sẽ ngày càng trở nên chật chội, việc tìm kiếm thị trường nước
ngồi là cần thiết để mở rộng quy mơ của mỗi doanh nghiệp. Nhu cầu thương mại tăng kéo theo
nhu cầu về lưu thơng hàng hóa ngày càng cao. Do đó các hình thức vẫn chuyển cũng ngày càng
đa dạng và phát triển để đáp ứng như cầu của doanh nghiệp. Trong đó có phương thức giao
nhận hàng hóa bằng đường hàng không. Riêng đối với Việt Nam, sau khi gia nhập Tổ Chức
Thương Mại Thế Giới (WTO) gần đây nhất Việt Nam đã kí kết hiệp định EVFTA, mở ra nhiều
cơ hội cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đây chính là cơ hội để cải thiện chất lượng phục vụ tại
cảng hàng không, nâng cao giá trị hàng hóa, thúc đầy sản xuất trong nước, đem lại nhiều ngoại
tệ cho quốc gia bằng phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng. Nhận thức được
tầm quan trọng, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của cảng hàng
khơng quốc tế. Trong vai trị người giao nhận và dựa trên một bộ chứng từ thực tế hãy trình bày
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng khơng và giải thích các việc cần làm với các
bên liên quan”.


I. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG HÀNG KHƠNG QUỐC TẾ
NỘI BÀI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được thành lập ngày 28/2/1977 theo Quyết định số
239/QĐ –TC, ngày 28 tháng 2 năm 1977 của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, nhằm đáp

ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế, phục vụ cho công tác tái thiết đất nước sau chiến
tranh và thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã
hội chủ nghĩa.
Sân bay quốc tế Nội Bài (IATA: HAN, ICAO: VVNB), tên giao dịch chính thức: Cảng
hàng không quốc tế Nội Bài, tiếng Anh: Noi Bai International Airport là cảng hàng không quốc
tế lớn nhất của miền Bắc Việt Nam, phục vụ chính cho Thủ đơ Hà Nội và vùng lân cận, thay thế
cho sân bay Gia Lâm cũ. Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines,
VietJet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways và trước kia có Indochina Airlines, Air
Mekong.
Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội 35 km theo
tuyến đường bộ về phía Tây Bắc. Khoảng cách này đã được rút ngắn còn 27 km khi cầu Nhật
Tân và tuyến đường nối đầu cầu này với Nội Bài được hoàn thành trong năm 2015, ngồi ra cịn
có thể đi theo quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với quốc lộ 2 để vào sân
bay. Sân bay quốc tế Nội Bài còn nằm gần các thành phố thuộc các tỉnh lân cận như Vĩnh
Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh.
Tên sân bay được đặt theo tên của làng Nội Bài, một làng thuộc tổng Ninh Bắc, huyện
Kim Anh, tỉnh Phúc Yên trước kia, do phần lớn đất sân bay nằm trên địa phận làng này.
+ Năm 1995 nhà ga hành khách T1 được xây dựng và tới tháng 10 năm 2001 thì khánh
thành.
+ Ngày 29 tháng 12 năm 2013, nhà ga T1 hoàn tất xây dựng thêm sảnh E và mở cửa, nối
liền với sảnh A, giúp sân bay giảm tải lưu lượng hành khách.
+ Ngày 25 tháng 12 năm 2014, nhà khách VIP và nhà ga T2 được khánh thành.
+ Nhà ga T2 chính thức trở thành nhà ga phục vụ các chuyến bay quốc tế và nhà ga T1 cũ
được chuyển đổi chuyên phục vụ các chuyến bay nội địa.


+ Ngày 4 tháng 1 năm 2015, nhà ga quốc tế T2 được khánh thành cùng thời điểm với cầu
Nhật Tân.
1.2. Chức năng
1.2.1. Cung cấp dịch vụ vận chuyển

Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCTS), là đơn vị thành viên của Tổng công
ty Hàng không Việt Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/05/2005
với gần 30 hãng hàng không trong và ngoài nước đang khai thác tại sân bay Quốc tế Nội Bài,
trên 400 công ty, đại lý giao nhận hàng hoá
Các dịch vụ phục vụ hoạt động giao nhận tại cảng Nội Bài:
- Hàng xuất:
+ Chất xếp, bốc dỡ hàng hóa
+ Kiểm tra, chấp nhận và xuất vận đơn hàng khơng
+ Thiết lập danh sách hàng hóa chuyến bay
- Hàng nhập:
+ Thông báo hàng đến
+ Xử lý tài liệu
+ Làm thủ tục hải quan
+ Dịch vụ chuyển phát nhanh
+ Dịch vụ phát hàng lẻ
1.2.2. Cung cấp dịch vụ Logistics
Dịch vụ Ga hàng hóa tại sân bay Nội Bài là dịch vụ trọng tâm của chuỗi logistic hàng
không ALS. Để bảo đảm chất lượng và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa hàng khơng, nhà
ga hàng hóa ALS (ALSC) được thiết kế và xây dựng hiện đại bậc nhất tại Sân bay quốc tế Nội
Bài. Nhà ga ALS cung cấp các các dịch vụ phục vụ hàng hóa hàng khơng và thư tín bao gồm
nhưng khơng giới hạn bởi các điều khoản đã được nhắc đến trong hướng dẫn phục vụ hàng hóa
của Hiệp hội vận tải hàng khơng quốc tế.
Cơng suất phục vụ của Ga hàng hóa ALS lên đến 15.000 m2 diện tích mặt bằng và
30.000 m2 diện tích vận hành. Hệ thống quản lý, vận hành, công nghệ đều được trang bị hiện
đại và tiên tiến nhằm tối đa hóa hiệu quả và mang lại dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế cho khách
hàng.


Phục vụ hàng hóa thơng thường: Dịch vụ xử lý hàng hóa xuất-nhập khẩu 24/7 cho 11
hãng hàng khơng quốc tế kèm theo dịch vụ xử lý hàng nhanh đảm bảo thời gian cung ứng dịch

vụ tốt nhất cho khách hàng.
Phục vụ hàng đặc biệt: Ga hàng hóa ALS có những khu vực riêng biệt kèm theo trang
thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phục vụ hàng hóa đặc biệt
Phục vụ hàng nguy hiểm: Khu vực lưu trữ hàng nguy hiểm có diện tích 120m2 theo
tiêu chuẩn IATA.
Phục vụ hàng giá trị cao: Hàng giá trị cao được lưu trữ trong 02 VAL container 2 lớp
khóa và quy trình an ninh nghiêm ngặt (Đội ngũ an ninh hộ tống, CCTV giám sát chuyển động)
đảm bảo các lô hàng giá trị cao luôn được giữ an tồn trong mọi tình huống.
Phục vụ hàng động vật sống: Khu vực riêng biệt kèm theo quy trình chăm sóc tiêu chuẩn
đảm bảo các động vật sống được thoải mái nhất khi nằm trong ga hàng hóa ALS.
Phục vụ kho lạnh: Các kho lạnh có tổng dung tích 130m3 tùy chỉnh dải nhiệt độ linh hoạt
( từ -20 độ C đến 20 độ C) tạo điều kiện bảo quản tốt nhất cho hàng hóa.
1.2.3. Một số dịch vụ khác
Cảng đã đầu tư mới gần 5.000 xe đẩy đồng bộ để phục vụ hành khách tại các đảo hành lý
riêng tại hai nhà ga. Từ năm 2015 đến nay, cảng đã triển khai dịch vụ xe buýt shuttle chuyên
dùng miễn phí cho hành khách có chuyến bay nối chuyến, di chuyển giữa hai nhà ga T1 và T2,
thân thiện với người khuyết tật, thời gian hoạt động từ 6 giờ ngày hôm trước đến 1 giờ ngày
hôm sau, tần suất từ 10 đến 15 phút/lượt. Trước đây, khi chỉ có nhà ga T1, nếu chuyển tàu bay,
người khuyết tật có xe phục vụ chuyên dùng trong sân đỗ, nhưng khi nhà ga T2 đi vào hoạt
động, khách nối chuyến phải đi ra bên ngoài, đối với người khuyết tật gặp nhiều khó khăn.
Phương tiện xe buýt shuttle đã tạo thuận lợi và an tồn với người khuyết tật, nhân viên hàng
khơng chỉ cần hỗ trợ đẩy xe lăn, đưa khách lên xuống xe dễ dàng.
Dịch vụ y tế khẩn nguy sân bay và y tế cấp cứu phục vụ hành khách cho các hãng hàng
không và hành khách qua Cảng HKQT Nội Bài với đội ngũ bác sỹ, y sỹ có trình độ và trách
nhiệm, phương tiện và trang thiết bị hiện đại, cơ số thuốc đầy đủ, chế độ trực 24/24h, 03 phòng trực
cấp cứu trải đều các nhà ga hành khách…


1.3. Cơ cấu tổ chức


Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Đứng đầu là ban giám đốc gồm ông ông Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Cảng hàng không
quốc tế Nội kể từ ngày 15/01/2020.
Văn phịng hành chính: đảm nhiệm các cơng việc liên quan đến thủ tục hành chính và lễ
tân đón khách, tổ chức công tác văn thư lưu trữ hỗ trợ cho tồn thể nhân viên, ngồi ra cịn có
thể tư vấn pháp lý cho lãnh đạo nếu cần thiết.
Văn phòng kế hoạch tài chính: tham mưu các giải pháp và kế hoạch tự chủ tài chính,
nâng cao khả năng tự chủ tài chính, quản lý thu, chi tập trung; xây dựng các phương án quản lý,
cân đối nguồn chi theo hướng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả.
Các phòng ban quản lý về an ninh, kĩ thuật, phục vụ mặt đất sẽ làm việc liên quan đến an
ninh sân bay, sửa chữa hỏng hóc máy bay, hỏng hóc ở khu bay hay các vấn đề kỹ thuật liên
quan đến nền sân bay,…
1.4. Tình hình phương tiện thiết bị
Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay
đến sân bay quốc tế Nội Bài, và nhiều hãng hàng không quốc tế cũng đang xem xét mở mạng
bay đến đây như Czech Airlines, Jet Airway, Finnair cuối cùng là Air Astana.


Phí sân bay cho các chuyến bay quốc tế là 16 USD. Sân bay có hai đường băng song song,
trong đó đường băng hướng 11L/29R dài 3.200 m rộng 45m, đường băng 11R/29R dài 3.800m
rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay, thích ứng với cả
những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747, Boeing 777-200/300, Airbus A340300/500/600, Airbus A330-200/300, Boeing 767, McDonnell Douglas MD-11 và máy bay chở
khách lớn nhất thế giới là Airbus A380 cho đến những phi cơ tầm trung như Airbus
A318/319/320/321, ATR-72, Boeing 787 Dreamliner.
Năm 2015 cảng hàng không này đã phục vụ khoảng 17,2 triệu lượt khách. Con số này
tăng dần theo các năm và cho đến năm 2019 thì đã phục vụ 29 triệu lượt hành khách. Dự báo
rằng năm 2030 cảng hàng không này tiếp nhận 35 triệu khách và sau năm 2030 là 50 triệu
khách.
Trong đợt dịch covid vừa qua, sau khi TP. Hà Nội áp dụng giãn cách theo Chỉ thị số 17 của
UBND Thành phố, đồng thời các địa phương lân cận áp dụng các biện pháp phòng dịch đối với

người trở về từ Hà Nội, nhiều hành khách từ các địa phương về Hà Nội gặp nhiều khó khăn khi
đến và đi từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài dù không vào trung tâm Thành phố. Với tình
trạng này, Cục Hàng khơng Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên
quan bổ sung phương tiện đón/đưa khách đến từ Cảng hàng khơng quốc tế Nội Bài là đối tượng
ưu tiên vào “luồng xanh” khi xuất trình các giấy tờ đi lại của hành khách.
1.5. Cơ sở vật chất của cảng hàng không quốc tế Nội Bài
* Nhà ga quốc nội (T1): Nhà ga hành khách quốc nội (T1) được đưa vào hoạt động từ
tháng 10 năm 2001 với thiết kế ban đầu gồm 04 khu vực: Sảnh A, Sảnh B, Sảnh C, Sảnh D
với tổng diện tích mặt bằng 90.000 m2. Cuối năm 2013, sảnh E (phần mở rộng của nhà ga
hành khách T1) được đưa vào sử dụng, nâng tổng diện tích mặt bằng lên 115.000 m2.
* Nhà ga quốc tế (T2): Chính thức đi vào khai thác từ tháng 12/2014, nhà ga T2 giúp
giảm tải cho nhà ga nội địa T1 với tổng diện tích mặt bằng khoảng 139.216m2, cơng suất
phục vụ 10 triệu lượt khách mỗi năm và có thể mở rộng hơn nữa. Nhà ga T2 cũng có 4 tầng
nổi và 1 tầng hầm giống nhà ga T1 bao gồm khu vực chính giữa và hai bên cánh. Hệ thống
thơng báo hiện đại với 283 màn hình hiển thị thông tin chuyến bay được lắp đặt tại tất cả các
vị trí cần thiết như sảnh chung, quầy làm thủ tục, phòng chờ, cửa tàu bay…giúp việc đi lại
của hành khách dễ dàng hơn.
* Hệ thống đường bay


Cảng HKQT Nội Bài có 02 đường CHC song song là 11L/29R và 11R/29L; tim cách nhau
250m, không sử dụng cho việc cất hạ cánh cùng một thời điểm.
* Đường lăn
Cảng HKQT Nội Bài có hai hệ thống đường lăn nằm ở hai bên sườn của đường cất hạ
cánh 11L/29R (phía Bắc) và 11R/29L (phía Nam).
- Hệ thống đường lăn phía Bắc đường CHC 11L/29R (dùng cho quân sự):
Gồm 01 đường lăn chính và các đường lăn nhánh. Đường lăn chính chạy song song với
đường CHC 11L/29R, cách mép đường CHC 212m, có kích thước 2.800m x 14m, mặt phủ bê
tông nhựa Polymer; sức chịu tải: PCN = 54/R/C/W/U.
Đường lăn chính được nối liền với đường CHC 11L/29R bằng 05 đường lăn vng góc,

mặt phủ bê tơng nhựa Polymer, sức chịu tải: PCN = 54/R/C/W/U, đánh số thứ tự từ N1 đến N5
theo hướng từ Tây sang Đông.
- Hệ thống đường lăn phía Nam đường CHC 11L/29R (dùng cho hàng không dân dụng):
Chạy song song với đường CHC 11R/29L gọi là đường lăn S1: Kích thước: 3.900m x
23m, lề có kích thước 2 x 10,5m, sức chịu tải PCN = 60/R/C/W/U.
Trong đó có 136,5m tính từ lề đường CHC 11L/29R tới lề đường CHC 11R/29L có bề mặt
phủ bê tơng nhựa Polymer, đoạn 3.763,5m cịn lại là bê tơng xi măng.
* Sân đỗ tàu bay:
Tại sân đỗ bên ngoài nhà ga T2 có tổng 24 vị trí đỗ tàu bay, trong đó 14 vị trí đỗ có sử
dụng cầu hành khách, 10 vị trí khơng dùng cầu hành khách là vị trí 25, 26, 26A, 27, 27A, 27B,
28, 29, 52 và 53. Hệ thống thiết bị dẫn sân đỗ cũng được đầu tư hiện đại với 18 thiết bị dẫn tự
động, 22 bảng chỉ dẫn vị trí đỗ tàu bay. Đặc biệt, trên sân đỗ còn lắp đặt các hố van để nạp
nhiên liệu ngầm cho tàu bay.
* Nhà ga hàng hóa
Nhà ga hàng hóa Cảng hàng khơng quốc tế Nội Bài có tổng diện tích 44.000m2, cơng suất
phục vụ theo thiết kế là 203.000 tấn hàng hóa/năm. Thời gian những năm gần đây, thị trường
vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng tăng trưởng mạnh, trung bình khoảng 15%/năm.


Hiện tại có nhiều hãng chuyên chở hàng hóa lớn, thường xuyên sử dụng dịch vụ hàng hóa
tại Cảng HKQT Nội Bài như: Cargolux, FedEx, Emirates Cargo, Korean Air Cargo, China Airlines
Cargo...
Bên cạnh đó, cảng cịn có khu vực riêng dành cho tàu bay đang sửa chữa, bảo dưỡng và
sân đỗ cách ly được sử dụng khi có tình huống khẩn cấp như tàu bay mang chất gây nổ, tàu bay
có những dấu hiệu bất thường…tùy điều kiện, hồn cảnh thực tế.
1.6. Đánh giá thuận lợi, khó khăn
1.6.1. Thuận lợi
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay từ
Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình dương - vùng kinh
tế đang phát triển đầy tiềm năng.

Là cảng hàng khơng có quy mơ lớn nhất Việt Nam, với sân bay đat cấp 4E theo tiêu
chuẩn đánh giá ICAO, Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Nội Bài tiếp tục được vinh danh
trong top 100 sân bay tốt nhất thế giới năm 2020, đây là năm thứ 5 liên tiếp Nội Bài giành được
vị trí này (2016 - 2020).
Được trang bị các thiết bị hiện đại từ hệ thống đường sân bay, hệ thông giao thông, hệ
thống soi an nin h, hệ thống cung cấp điện và cấp thốt nước,..
1.6.2. Khó khăn
Cơng tác quản lý các trang thiết bị nhà ga: cơ chế quản lý khai thác chưa phù hợp dẫn đến
chồng chéo và sơ hở. Cùng một thiết bị mà nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý khai thác nên
khi xảy ra hư hỏng, mất mát khó xác định trách nhiệm thuộc về đơn vị nào.
Các trang thiết bị Cụm cảng đầu tư và quản lý nhưng được giao cho các đơn vị cung ứng
vận hành nên không đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm kỹ thuật của thiết
bị, ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như khả năng đảm bảo hoạt động thường xuyên của thiết bị,
không đảm bảo chất lượng của dịch vụ kỹ thuật.
Mặt khác, các đơn vị vận hành chịu trách nhiệm sửa chữa nhỏ, thay thế các chi tiết, vật tư
mau hỏng (kinh phí do cụm cảng thanh tốn theo hợp đồng chọn gói) đơi khi đơn vị vận hành vì
mục đích giảm chi phí đã không sữa chữa thay thế kịp thời, hoặc thay thế vật tư không đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật nên cũng gây ảnh hưởng đến thiết bị và đến chất lượng dịch vụ công cộng.


Đối với các hệ thống máy tính sử dụng làm thủ tục check- in và thơng báo màn hình, việc
phân chia giới hạn trách nhiệm quản lý thiết bị khó khăn giữa khái niệm đảm bảo hệ thống phần
cứng của đơn vị cho thuê và quản lý phần mềm của đơn vị thuê sử dụng.
Khai thác thương mại và cung ứng dịch vụ: hình thức dịch vụ chưa đa dạng, chưa có hệ
thống tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ kiểm tra, kiểm soát nên chất lượng chưa thực sự thoả mãn
yêu cầu của hành khách. Chưa khai thác hết các tiềm năng thương mại sẵn có của nhà ga, nhiều
nhu cầu cịn bỏ ngỏ hoặc khai thác cầm chừng.
Cơng tác điều hành phối hợp: chưa phân định rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn giữa chủ thể
quản lý với chủ thể khai thác, giữa sở hữu vận hành, giữa quản lý nàh nước và tổ chức sản xuất
kinh doanh. Chưa phát huy được chức năng quản lý Nhà nước tại Cảng hàng khơng, chưa nâng

cao được vị trí chủ trì phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị khai
thác kinh doanh tại Cảng.
Nhân lực: lực lượng lao động phổ thông hoặc công nhân bậc thấp chiếm đa số. Các kỹ sư
chuyên môn, tay nghề cao đều bị thiếu. Các đơn vị không chủ động tuyển dụng , đào tạo một
cách hợp lý để đáp ứng yêu cầu vận hành cũng như bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống thiết bị


II. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG
2.1. Giới thiệu cơng ty FDI Co., Ltd
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Cơng ty TNHH Thương mại và Dịch vụ giao nhân hàng hóa F.D.I được thành lập năm
2003 với mục đích duy nhất là trở thành cơng ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng
hóa tại Việt Nam. Ln ln đáp ứng u cầu của khách hàng và đối tác bằng dịch vụ giao nhận
vận tải chuyên nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi với phương châm “Chúng tôi luôn
đồng hành cùng các bạn ”. Bên cạnh đó, với hệ thống các văn phòng trải tại hầu hết các sân bay,
cảng biển quốc tế chính của Việt Nam (Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng), FDI
cam kết đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng ở khắp mọi miền đất nước.
FDI hiện có khoảng 240 nhân viên chính thức năng động, được đào tạo bài bản, kỹ năng
tốt. Từ năm 2003, công ty đã được cấp phép họat động như một đại lý môi giới hải quan. FDI
Co.,Ltd có thể phục vụ khách hàng dịch vụ khai thuê hải quan với tất cả loại hình hải quan hiện
có.
2/7/2004: F.D.I tham gia Liên minh hàng hóa thế giới (WCA)
16/3/2005: F.D.I trở thành thành viên của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA)
1/4/2010: F.D.I sát nhập với Kenrry Logicstics Network
2007-2013: F.D.I liên tục mở rộng các chi nhánh tại HN, Hải Phòng, Đà Nẵng.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Với vai trị là một cơng ty giao nhận quốc tế, công ty FDI thực hiện các dịch vụ mà khách
hàng yêu cầu. Công ty sẽ đứng ra với tư cách đại diện cho bên mua hoặc bên bán thực hiện q
trình giao nhận hàng hóa từ tay người mua đến tay người bán. Các dịch vụ mà công ty cung cấp

bao gồm:
Vận chuyển hàng không: FDI là đại lý bán hàng của hầu hết các hãng Hàng không hoạt
động tại Việt Nam, chuyên cung cấp dịch vụ khai báo hàng hóa nguy hiểm, hàng có chứa pin,
đóng gói vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng có chứa pin bằng đường hàng không (ngoại trừ một
số loại pin bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không)


Vận chuyển bằng đường biển: Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container
( FCL), hàng không đủ container (LCL), dịch vụ RO/RO đến và đi từ tất cả các nơi trên thế giới
Dịch vụ thơng quan hàng hóa: xử lý tất cả các thủ tục hải quan cho hàng đường hàng
không, đường biển và nội địa từ đầu đến cuối.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa: phục vụ vận chuyển hàng hóa tới mọi tỉnh thành
trong cả nước với những loại hình đa dạng về kích cỡ xe tải, loại container, vận chuyển bằng
đường sắt, đường hàng không hay đường biển.
Dịch vụ chuỗi cung ứng: Cung cấp dịch vụ kho bãi ở một tầm vóc mới bằng cách quản lý
tồn bộ quy trình dịch vụ, cùng với những nhân viên lành nghề, và hệ thống và mạng lưới vận
chuyển để thực hiện công việc chuỗi cung ứng rộng khắp thế giới.
Tổng đại lý cho hãng hàng không.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
a. Sơ đồ bộ máy tổ chức

Hội đồng quản trị

Bộ phận kinh doanh
Bộ phận tổ chức, hành chính
Bộ phận kế tốn Bộ phận Giao nhận

Cơng ty hoạt động theo mơ hình trực tuyến – chức năng. Mơ hình tổ chức nhân sự này
giúp cho công ty thuận lợi trong việc phân chia nhiệm vụ rõ ràng và thích hợp với lĩnh vực từng
cá nhân được đào tạo

b. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận
 Hội đồng quản trị:
- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động giao nhận của công
ty. Bên cạnh đó, Giám đốc cịn đứng ra định hướng phát triển, hoạch định chiến lược và là


người chịu tồn bộ trách nhiệm về cơng ty trước Pháp luật. Đồng thời ra có qut định về phân
cơng, bổ nhiệm cấp dưới, khen thưởng, kỷ luật các nhân viên trong cơng ty
- Phó giám đốc: là người thừa lệnh Giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động của
công ty theo đúng chức năng nhiệm vụ và các mục tiêu chiến lược mà Giám đốc đề ra. Dưới
Phó giám đốc là các bộ phận, trưởng các bộ phận sẽ báo cáo trực tiếp với Phó giám đốc về
hoạt động của phịng ban mình
 Bộ phận tổ chức hành chính:
Được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, tham mưu cho Hội đồng quản trị về
công tác tổ chức nhân sự và quản lý hành chính của cơng ty. Ngồi ra, Bộ phận tổ chức hành
chính cịn lưu trữ hồ sơ, tài liệu của công ty và chịu trách nhiệm lập lịch công tác cho Hội Đồng
quản trị
 Bộ phận Kế toán:
Được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc; Quản lý việc thu chi, câm đối tài chính, lập
các Báo cáo tài chính, hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính chuyên ngành của Nhà nước. Giái
quyết các vấn đề tài chính phát sinh; tính toán và phản ánh trung thực, chnsh xác, kịp thời toàn
bộ tài sản vs
 Bộ phận kinh doanh:
Là bộ phận quan trọng trong việc thực hoạt động kinh doanh của công ty; bộ phận kinh
doanh sẽ tổ chức công tác tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ của cơng ty cho khách hàng, tìm
hiểu thị trường, sự biến động của tình hình thị trường thực tế bên ngồi, dự báo những xu
hướng của thị trường dựa vào đó công ty đưa ra những quyết định kịp thời để ứng phó theo
chiều hướng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty, cập nhật giá cước vận chuyển,
đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi việc thực hiện lô hàng
 Bộ phận giao nhận:

- Tổ chứng từ: Liên hệ với khách hàng để biết thêm chi tiết hàng hóa, đặt chỗ với hãng
tàu, chuẩn bị mọi thứ liên quan đến hàng hóa, quản lý và lưu trữ hồ sơ
- Tổ hiện trường: Làm thủ tục hải quan, nhận hàng và kiểm hàng
2.1.4. Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị
FDI hiện tại có 4 văn phịng trải tại hầu hết các sân bay, cảng biển quốc tế chính của
Việt Nam : Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Tại các văn phòng đều được trang


bị các trang thiết bị và các thiết bị hỗ trợ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ giao nhận
trực tuyến hiện nay.
Ngồi ra, FDI cịn sở hữu hệ thống kho bãi với quy mô rộng lớn, chất lượng cao, được
quản lý tồn bộ quy trình dịch vụ và được trang bị các thiết bị và phương tiện hiện đại.
Cơng ty sở hữu đa dạng về kích thước xe tải, loại container, ... và được giám sát 24/24.
2.2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa trong vai trị người giao nhận (Cơng ty FDI Co.,
Ltd)
2.2.1. Nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải
Thơng tin các bên tham gia
Người xuất khẩu: SCHMIDT BIOMEDTECH (H.K) LIMITED
Người nhập khẩu: TAI LOC TECHNOLOGY SERVICE AND TRADING CO., LTD
Đại lý hãng hàng không: MENTFIELD UK LTD
Hãng hàng không: EVA AIRWAYS CORPORATION
Người giao nhận: FDI CO., LTD – HA NOI BRANCH OFFICE
Điều kiện giao hàng: CIP Noi Bai Airport, Vietnam
Cảng xếp hàng: London - Hearthrow, England Airport
Cảng dỡ hàng: Noi Bai Airport, Vietnam
Thông tin chuyến bay:
Chuyến bay số: 6201
Hãng hàng không: EVA AIRWAYS CORPORATION
Ngày khởi hành: 23/11/2013
Ngày đến: 27/11/2013

Thông tin lô hàng:
Tên hàng: Trang thiết bị y tế
Mơ tả hàng hóa: BEDFONT SCIENTIFIC, 1 SET OF NOXBOX SYSTEM AND
ACCESSORIES
Trọng lượng cả bì: 80,00 kg


Kích thước: 190x66x74 cm
Trọng lượng tính cước: 155 kg
Số lượng: 1 kiện
Tổng giá trị lơ hàng: 39.000 USD
Theo hóa đơn thương mại (Invoice) công ty TAI LOC nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện
CIP NOI BAI AIRPORT, VIET NAM.
Theo điều kiện này có thể áp dụng với vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng,
trách nhiệm của hai bên như sau:
Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng CIP:
- Trucking đầu xuất
- Thơng quan hàng xuất khẩu
- Đóng thuế xuất khẩu (Nếu có)
- Local charge đầu xuất
- Mua bảo hiểm cho lô hàng
- Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
- Chịu tồn bộ chi phí từ khi giao hàng cho người vận tải đầu tiên đến khi hàng hóa
được giao tại điểm chỉ định thuộc nước người mua
Trách nhiệm của người mua (TAI LOC) khi áp dụng điều kiện CIP:
- Thơng quan hàng nhập khẩu
- Đóng thuế nhập khẩu
- Chịu tồn bộ chi phí kể từ khi nhận hàng tại điểm chỉ định về kho của mình, chi phí
về hàng hóa, phí dỡ hàng.
Theo điều kiện CIP thì rủi ro chuyển giao khi người xuất khẩu giao cho phương tiện vận

tải đầu tiên (người bán chỉ định) nhưng chi phí mà người bán phải chịu sẽ kéo dài đến khi hàng
tới nơi được chỉ định (ở nước nhập khẩu).
* Quy trình trình nhập khẩu hàng hóa của các bên tham gia


BêTn hxuấtPkThVẩuT(Shipper):
SCHMIDT (PHILIPPINES)
INC.

Hợp xuất khẩu
hóa

Đại lý hàng khơng: MENTFIELD UK

đồng nhập hàn
(2)(3)

NGÂN HÀNG
THÔNG BÁO BÊN

(1)

DONG DO TECHCOMBANK

Bên nhập khẩu (Consignee): TAI LOC TECHNOLOGY SERVICE AND TRADING CO., LTD.
(1)
(2)
(3)

FDI CO., LTD – HANOI BRANCH OF


Theo như quy trình trên ta có thể thấy được trách nhiệm của FDI cụ thể như sau:
Bước 1: Theo thỏa thuận đã ký kết giao hàng theo điều kiện CIP, Bên xuất khẩu
SCHMIDT (PHILIPPINES) INC có trách nhiệm thuê phương tiện vân tải là đại lý hàng
khơng MENTFIELD UK LTD. Theo đó đại lý này sẽ có trách nhiệm th máy bay để vận
chuyển và thơng báo với phía bên forwarder của người nhập khẩu là FDI CO., LTD – HANOI
BRANCH OFFICE. Fowarder của người nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp thơng tin khách
hàng để làm booking với đại lý hàng không bao gồm:
- Tên người nhận hàng: TAI LOC TECHNOLOGY SERVICE AND TRADING CO.,
LTD.
- Thông tin ngân hàng mở L/C: DONG DO TECHCOMBANK (do thanh tốn bằng L/C
do vậy sau đó ngân hàng DONG DO này sẽ bảo lãnh cho TAI LOC nhận hàng).
- Cảng đến: Cảng Nội Bài
Bước 2: FDI nhận thông báo về chuyến bay, hàng hóa, kho giữ hàng và những yêu cầu về
các chứng từ cần thiết để nhận hàng hóa do đại lý hàng khơng gửi, với thơng tin và thông


báo với TAI LOC để Tai Loc làm yêu cầu bảo lãnh từ ngân hàng để cho Forwarder được nhận
hàng:
- MAWB: 695-59620794
- HAWB: 00047830
- Chuyến bay: 6201
- Hãng hàng không: EVA Airways Corporation
- Ngày hàng đến: 27/11/2013
- Lịch trình chuyến bay: từ cảng London-Heathrow, England Airport tới cảng Sân bay
quốc tế Đào Viên Đài Loan bằng EVA sau đó chuyển tới cảng hàng không Nội Bài, Việt
Nam bằng EVA AIR (BR). Cụ thể hàng được xếp lên tại cảng LonDon và dỡ tại cảng Nội
Bài.
- Thơng tin lơ hàng
Nếu có sai sót phải báo lại với bên xuất khẩu để sửa đổi và bổ sung kịp thời.

Bước 3: Sau khi nhận được bảo lãnh nhận hàng từ Ngân hàng TECHCOMBANK DONG
DO do TAI LOC gửi thì FDI- Forwarder của bên nhập khẩu theo ủy quyền của chủ hàng, làm
thủ tục hải quan nhập khẩu, và các công việc sau:
- Đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí lệnh giao
hàng (DO), phí làm hàng (handling), phí lao vụ (labor fee) ... và nhận bộ chứng gửi kèm
theo hàng hóa.
- Thu lại vận đơn gốc (HAWB bản số 2 màu hồng, dành cho người nhận hàng, được
gửi cùng lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng.)
- Làm thủ tục nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi khoản cước thu sau, làm
thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng khơng.
- Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục hải quan cho hàng Air nhập khẩu.
- Làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng.
- Làm thủ tục thanh tốn tồn bộ chi phí liên quan với TAI LOC để giao trả hàng hóa.
Và phát trả House Bill cho TAI LOC để phục vụ việc thanh tốn cho phía nhà xuất khẩu.


2.2.2. Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu
Công ty FDI CO., LTD – HANOI BRANCH OFFICE sẽ nhận các thông tin về lô hàng
thông qua pre-alert và bản chụp chứng từ từ phía đại lý MENTFIELD UK LTD, in chứng từ ra,
gửi cho khách hàng để kiểm tra đối chiếu HBL(s)/HAWB(s) xem các chi tiết có khớp nhau
khơng. Nếu có khác biệt giữa HBL(s)/HAWB(s) thì viết mail báo ngay cho đại lý, yêu cầu họ
kiểm tra và chỉnh sửa sao cho đúng, nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và uy tín của cơng
ty.
Sau khi đối chiếu bên công ty FDI CO., LTD – HANOI BRANCH OFFICE sẽ tiến hành
khai Cargo Manifest trên cổng thông tin một cửa quốc gia.
Đồng thời, sau khi nhận chứng từ từ phía đại lý MENTFIELD UK LTD, nhân viên của
công ty FDI CO., LTD – HANOI BRANCH OFFICE sẽ gửi giấy báo hàng sẽ được gửi đến cho
người nhận hàng (trong đó có ghi rõ chi tiết lơ hàng như: số vận đơn, chuyến bay, tên người
gửi, tên hàng hóa, trọng lượng, số tiền phải thanh tốn,..).
Khi FDI nhận được thơng báo hàng đến (Arrival Notice) từ công ty MENTFIELD UK

LTD, FDI sẽ xuất trình cho nhân viên cơng ty MENTFIELD UK LTD các loại giấy tờ sau để
lấy D/O và đóng lệ phí: Giấy giới thiệu (Original Letter of Recommendation), Giấy báo hàng
đến (Arrival Notice) và giấy ủy quyền của ngân hàng thả hàng cho consignee.
Ngoài ra, đối với mặt hàng trang thiết bị y tế, để FDI có thể lấy hàng từ phía hãng bay thì
khơng chỉ cần có các loại chứng từ như Airway Bill, Invoice, Packing List mà cần có thêm các
loại chứng từ khác như: Giấy phép nhập khẩu, Công bố trang bị thiết bị y tế hoặc phân loại
trang thiết bị y tế. Các loại chứng từ này bên FDI sẽ yêu cầu phía TAILOC cung cấp (hoặc tư
vấn cho phía TAILOC thực hiện chuẩn bị những loại chứng từ này).
2.2.3. Nhận hàng hóa tại điểm quy định
Thời gian vận chuyển bằng máy bay thường diễn ra nhanh chóng, nên cơng ty ln cập
nhật thời gian máy bay hạ cánh cho khách hàng để cân đối thời gian mở tờ khai hải quan và
thời gian lấy hàng hợp lý. Khi hàng hóa đã về đến sân bay, thông báo hàng đến sẽ được gửi cho
khách hàng.
Đây là trường hợp khách hàng yêu cầu người giao nhận mang hàng đến kho nên người
giao nhận ở đây là FDI-Forwarder sẽ phụ trách khai báo hải quan, mang chứng từ cần thiết đến
sân bay, bên giao nhận sẽ phải làm các thủ tục sau:


- Nhận hồ sơ (được gửi kèm theo hàng gồm có: vận đơn gốc (HAWB bản số 2 màu

hồng, dành cho người nhận hàng, được gửi cùng lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho
người nhận khi giao hàng).
- Tại kho hàng và nộp các khoản phí liên quan (phí xử lý hàng hóa, phí lưu kho nếu
có…).
- Làm thủ tục hải quan giám sát, làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho và điều phương

tiện để đưa hàng về kho của khách hàng.
Dưới đây là mẫu mà công ty giao nhận công ty TNHH FDI – chi nhánh Hà Nội gửi cho
người nhập khẩu là công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Công nghệ Tài Lộc vào ngày
25/11/2013 để thông báo việc hàng nhập của công ty dự kiến sẽ đến vào ngày 27/11/2013 như

đã thông báo


2.2.4. Quyết tốn chi phí
Người giao nhận quyết tốn chi phí với nhà cung cấp:
Nhà cung cấp dịch vụ gửi Debit note để kiểm tra thông tin và xác nhận. Cơng ty FDI cung
cấp thơng tin hố đơn để phía cung cấp dịch vụ phát hành hoá đơn.
Trên cơ sở debit note và hóa đơn, cơng ty FDI thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp tuân
thủ theo yêu cầu trên Thông báo hàng đến ( arrival notice ) như về tài liệu cần có khi đến nhận
hàng ( Giấy giới thiệu, giấy báo hàng đến), về phương thức thanh tốn (thực hiện thanh tốn
bằng L/C chuyển khoản tới phịng giao dịch ngân hàng Techcombank Chi nhánh Đông Đô, Khu
đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội).
Người giao nhận quyết tốn chi phí với khách hàng:
Sau khi nhận hàng hóa, cơng ty giao nhận phát hành Debit note và hóa đơn cho khách
hàng (Cty Schmidt BioMedTech H.K LTD.) và theo dõi thanh tốn.
Chi phí này có thể khoản trả trực tiếp cho người giao nhận như tiền cơng thực hiện các
khoản phí mà người giao nhận thay mặt chủ hàng trả trước cho bên thứ ba (như phí xử lý hàng
hóa tại sân bay, phí lưu kho – nếu có, chi phí khác như xin các loại giấy phép, chứng nhận..).
Cty FDI theo dõi để thu được đầy đủ các khoản công nợ của khách, sau khi khách hàng hoàn
thành các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thì cơng ty sẽ trả lại tờ khai gốc cho khách hàng.


KẾT LUẬN
Từ những nội dung nghiên cứu trên đây cũng như những kiến thức có được từ thực tiễn,
có thể thấy quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty FDI
Co., Ltd được thực hiện một cách chặt chẽ, và phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan tới
công ty. Đồng thời cảm nhận được hoạt động xuất nhập khẩu ở cảng hàng không sôi động như
thế nào và hiểu hơn về những thủ tục cần làm khi muốn nhập khẩu hàng hóa là như thế nào.
Đây là một quá trình gồm nhiều giai đoạn và đặc biệt khơng được có sai sót ở một giai đoạn
nào. Vì thế người đảm nhiệm cơng việc liên quan đến giao nhận luôn luôn phải cập nhật, nắm

rõ kiến thức, trau dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, giao nhận và ngoại thương. Và đó
cũng là cơng việc mà từng thành viên trong nhóm nói riêng, các bạn sinh viên cùng ngành nói
chung cần phải nắm rõ khi đi theo con đường này.



×