BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐÌNH CƠ
Q TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ THỜI
CHÚA NGUYỄN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG
YẾU TỐ QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐÌNH CƠ
Q TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ THỜI
CHÚA NGUYỄN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG
YẾU TỐ QUỐC TẾ
Chuyên ngành
: Lịch sử Việt Nam
Mã số
: 62220313
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
HD1: PGS. TS. NGÔ MINH OANH
HD2: PGS.TS TRẦN THỊ MAI
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1
2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................2
2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận ............................................................................2
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................5
4.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................5
5. Đóng góp mới của Luận án...........................................................................5
6. Ngu n tài liệu nghiên cứu .............................................................................5
7. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án .......................................................6
7.1. Về thuật ngữ “Đàng Trong”.......................................................................6
7.2. Về thuật ngữ “Nam Bộ”.............................................................................7
7.3. Về thuật ngữ “Ngƣời Hoa” ........................................................................8
7.4. Về thuật ngữ “Đông Nam Á” ....................................................................9
8. Bố cục Luận án ...........................................................................................11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................12
1.1. Tình hình nghiên cứu về cơng cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ.............12
1.2. Những cơng trình viết về yếu tố quốc tế tác động đến công cuộc khai phá
vùng đất Nam Bộ ....................................................................................................22
1.2.1. Những cơng trình viết về dịng thƣơng mại biển Đơng ........................22
1.2.2. Những cơng trình viết về tác động của quan hệ giữa Đàng Trong với
các vƣơng quốc Đông Nam Á .................................................................................29
1.2.3. Những cơng trình viết về tác động của dịng di dân ngƣời Hoa ...........32
1.3. Những kết quả đạt đƣợc từ những cơng trình đã cơng bố .......................37
1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ....................41
1.4.1. Nghiên cứu về tác động của quan hệ giữa chính quyền Đàng Trong với
các nƣớc trong khu vực tới công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ........................41
1.4.2. Nghiên cứu về tác động của hoạt động thƣơng mại trên biển Đông tới
công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII-XVIII .....................................42
1.4.3. Nghiên cứu về dòng di dân ngƣời Hoa và tác động của nó tới cơng cuộc
khai phá vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII-XVIII ......................................................42
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TRÊN BIỂN
ĐÔNG VỚI CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ THẾ KỶ XVIIXVIII .......................................................................................................................44
2.1. Các nền thƣơng mại lớn của Châu Âu tham gia vào hoạt động thƣơng
mại trên biển Đông ..................................................................................................44
2.1.1. Sự thâm nhập của Chủ nghĩa Tƣ bản Phƣơng Tây vào khu vực Đông
Nam Á .....................................................................................................................44
2.1.2 Các công ty Đông Ấn và hoạt động thƣơng mại trên biển Đông ..........46
2.2. Quá trình hội nhập của Đàng Trong vào hoạt động thƣơng mại quốc tế
trên biển Đông .........................................................................................................51
2.3. Sự phát triển của ngoại thƣơng ở Nam Bộ thế kỷ XVII – XVIII ............56
2.3.1. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở Nam Bộ thế kỷ XVII-XVIII ......58
2.3.2. Thƣơng nhân đến bn bán ở Nam Bộ .................................................61
2.3.3 Trao đổi hàng hóa ở khu vực Nam Bộ ở thế kỷ XVII-XVIII ................64
2.3.4. Các loại hàng hoá trao đổi ....................................................................67
2.4. Những tác động của hoạt động thƣơng mại trên biển Đông đến công cuộc
khai phá vùng đất Nam Bộ ......................................................................................71
2.4.1. Tạo nên quá trình giao lƣu tiếp xúc kinh tế - văn hóa ..........................71
2.4.2. Hình thành các trung tâm kinh tế ..........................................................80
2.4.3. Thay đổi diện mạo của vùng đất Nam Bộ ............................................92
2.4.4. Thúc đẩy quá trình mở rộng khai phá các vùng đất mới, xác lập chủ
quyền ở vùng đất Nam Bộ.......................................................................................94
Tiểu kết chƣơng 2 ...........................................................................................97
CHƢƠNG 3: QUAN HỆ GIỮA ĐÀNG TRONG VÀ CÁC NƢỚC .............99
TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VỚI CÔNG CUỘC KHAI PHÁ ........99
VÙNG ĐẤT NAM BỘ THỜI CHÚA NGUYỄN (THẾ KỶ XVII-XVIII) ...99
3.1. Tình hình khu vực Đông Nam Á thế kỷ XVII-XVIII ..............................99
3.1.1. Sự khủng hoảng của Chân Lạp .............................................................99
3.1.2. Vƣơng quốc Ayuthaya (Xiêm) thế kỷ XVII-XVIII ........................... 100
3.1.3. Tình hình các nƣớc Đơng Nam Á khác ở thế kỷ XVII-XVIII .......... 104
3.2. Quan hệ Đàng Trong – Chân Lạp - Xiêm thế kỷ XVII-XVIII ............ 106
3.2.1. Quan hệ tay ba trong vấn đề tranh chấp vùng đất Hà Tiên ............... 106
3.2.2. Tranh chấp ảnh hƣởng giữa Xiêm và Đàng Trong ở Chân Lạp ........ 114
3.3. Quan hệ giữa Đàng Trong với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á tác
động tới công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ................................................... 123
3.3.1. Quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn diễn ra thuận lợi
và nhanh chóng .................................................................................................... 123
3.3.2. Tƣơng tác quyền lực trong khu vực với việc khẳng định chủ quyền của
chúa Nguyễn ở Nam Bộ ....................................................................................... 128
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 132
CHƢƠNG 4: DI DÂN NGƢỜI HOA VỚI CÔNG CUỘC KHAI PHÁ..... 134
VÙNG ĐẤT NAM BỘ THỜI CHÚA NGUYỄN (THẾ KỶ XVII-XVIII) 134
4.1. Tình hình Trung Quốc ở thế kỷ XVII và q trình ngƣời Hoa di cƣ xuống
Đơng Nam Á ........................................................................................................ 134
4.1.1. Tình hình chính trị - xã hội của Trung Quốc ở thế kỷ XVII ............. 134
4.1.2. Ngƣời Hoa di cƣ đến các nƣớc Đông Nam Á.................................... 138
4.2. Những điều kiện thu hút lực lƣợng ngƣời Hoa đến vùng đất Nam Bộ... 143
4.2.1. Tính mở của kinh tế - xã hội Đàng Trong ......................................... 143
4.2.2. Nhu cầu nhân lực cho công cuộc khẩn hoang ................................... 150
4.3. Di dân ngƣời Hoa và tác động tới quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ
.............................................................................................................................. 152
4.3.1. Các nhóm ngƣời Hoa di dân vào Nam Bộ ......................................... 152
4.3.2. Sự tham gia của di dân ngƣời Hoa trong hoạt động khai phá đất đai,
thành lập thôn ấp ở Nam bộ ................................................................................. 161
4.3.3. Ngƣời Hoa tham gia bảo vệ vùng đất mới khai phá .......................... 171
4.3.4.Đóng góp của ngƣời Hoa trong việc hình thành nên các trung tâm bn
bán sầm uất ........................................................................................................... 176
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 184
KẾT LUẬN.................................................................................................. 186
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................ 194
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 196
PHỤ LỤC .................................................................................................... 209
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mở rộng lãnh thổ, xác lập chủ quyền ở Nam Bộ là đóng góp lớn của các
chúa Nguyễn đối với Việt Nam trong các thế kỷ XVII-XVIII. Vấn đề khai phá
vùng đất Nam Bộ thời chúa Nguyễn đã thu hút sự chú ý của rất nhiều học giả, các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc với nhiều nhận thức, nhiều kết luận, nhiều
cách tiếp cận khác nhau, cung cấp nhận thức ngày càng khoa học và tiệm cận hơn
với thực tiễn vận động, phát triển của vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, nghiên cứu về
thời kỳ các chúa Nguyễn cũng nhƣ công cuộc mở đất ở Nam Bộ trong các thế kỷ
XVII – XVIII đặt trong giác độ khu vực học, trong sự vận động và tác động của
những nhân tố quốc tế, nhân tố thời đại để có một cái nhìn tồn diện hơn thì chƣa
có nhiều cơng trình triển khai.
Trong cơng cuộc mở cõi về phƣơng Nam, các chúa Nguyễn không chỉ phát
huy mạnh mẽ thế mạnh từ yếu tố nội lực (thế và lực đang hƣng thịnh của chính
quyền, tiềm lực kinh tế - quốc phòng, vai trò năng động của các cộng đ ng dân
cƣ), mà còn khéo léo tận dụng thành công những yếu tố khu vực, quốc tế (chuyển
biến tƣơng quan thế và lực giữa các quốc gia Đơng Nam Á lục địa, làn sóng di dân
ạt của các nhóm ngƣời Hoa xuống Đơng Nam Á, lu ng thƣơng mại biển Đông
sôi động gắn với sự bành trƣớng của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây). Nhãn quan
chính trị nhạy bén, cùng kinh nghiệm tích lũy đƣợc trong quá trình khai mở vùng
đất Nam Trung bộ đã đƣợc các chúa Nguyễn triển khai thận trọng nhƣng không
kém hiệu quả vào thực tiễn tận dụng các yếu tố khu vực, quốc tế trong cơng cuộc
mở đất Nam Bộ. Từ đó, biến các thách thức thành cơ hội, biến những yếu tố ngoại
sinh thành sức mạnh nội sinh. Thực tế chứng minh những yếu tố khu vực, quốc tế
đã có tác động thúc đẩy nhanh quá trình khai phá, thiết lập thơn xóm của lƣu dân
và q trình sáp nhập lãnh thổ của chính quyền chúa Nguyễn.
Có nhiều ý kiến cho rằng: thế kỷ XVI-XVIII là giai đoạn khủng hoảng của
chế độ phong kiến Việt Nam. Thực tế có phải nhƣ vậy không? Tuy thời kỳ này đất
nƣớc bị chia cắt về chính trị và lãnh thổ, nhƣng ngƣợc lại kinh tế đã có những sự
khởi sắc, đặc biệt là kinh tế ngoại thƣơng. Trong các thế kỷ XVI-XVIII do nhiều
2
yếu tố, cả chính quyền Đàng Ngồi và Đàng Trong đều có những chính sách để thu
hút thƣơng nhân ngoại quốc (phƣơng Đông và phƣơng Tây) đến buôn bán. Hầu hết
các nền hải thƣơng lớn của thế giới đều tiếp xúc, buôn bán và đặt thƣơng điếm ở
Đại Việt. Đặc biệt Đàng Trong là vùng đất mới khai phá và đang không ngừng mở
rộng, các chúa Nguyễn đã thực thi những chính sách tƣơng đối khống đạt, với
mục tiêu nhanh chóng nâng cao tiềm lực của mình trong thế đối sánh với Đàng
Ngoài. Trong quan hệ với các nƣớc lân bang tuy về danh nghĩa là một vùng lãnh
thổ thuộc quốc gia Đại Việt, nhƣng chính quyền Đàng Trong đã kế thừa thế và lực
trong quan hệ đối ngoại của Đại Việt để có những chính sách tự cƣờng cao, tạo vị
thế lớn trong khu vực.
Việc nghiên cứu những yếu tố khu vực và quốc tế tác động đến công cuộc
khai phá vùng đất Nam Bộ sẽ đƣợc đặt trong cái nhìn đa chiều nhằm cung cấp cái
nhìn tồn diện hơn về cơng cuộc mở cõi về phía Nam ở các thế kỷ XVII-XVIII.
Công cuộc khai phá, mở rộng đất đai thời chúa Nguyễn sẽ đƣợc soi chiếu dƣới một
cái nhìn tồn diện khi kết hợp giữa phƣơng pháp tiếp cận lịch sử với phƣơng pháp
tiếp cận liên ngành và phƣơng pháp khu vực học.
Về mặt thực tiễn, Luận án cung cấp một cái nhìn tồn diện trong nghiên
cứu, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay.
Vì những lí do trên, tơi quyết định chọn vấn đề “Quá trình khai phá
vùng đất Nam Bộ thời chúa Nguyễn dưới tác động của những yếu tố quốc tế”
làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, mã số 62 22 03 13 tại
trƣờng ĐHSP Thành Phố H Chí Minh.
2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án nghiên cứu vấn đề dựa trên phƣơng pháp luận của sử học Mác xít,
cụ thể là chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử để phân tích,
làm rõ mối quan hệ và tác động của những yếu tố quốc tế đến quá trình khẩn hoang
vùng đất Nam Bộ trong các thế kỷ XVII-XVIII.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên hai phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong
3
nghiên cứu lịch sử là phƣơng pháp Lịch sử và phƣơng pháp Logic.
Phƣơng pháp Lịch sử là phƣơng pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ
của sự vật, hiện tƣợng theo đúng trình tự thời gian và khơng gian nhƣ nó đã từng
diễn ra (q trình ra đời, phát triển, tiêu vong). Bằng phƣơng pháp lịch sử, Luận án
trình bày các yếu tố quốc tế và khu vực ở thế kỷ XVII-XVIII cùng những sự tác
động của nó tới công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ. Tác giả Luận án dựa trên
những sự kiện lịch sử đƣợc các sử gia phong kiến ghi lại, đối sánh với các tƣ liệu
của các nhà truyền giáo phƣơng Tây thời kỳ này, cũng nhƣ biên niên sử của một số
nƣớc khu vực và cả những tác phẩm sử học hiện đại để phục dựng 3 yếu tố quốc tế
một cách chân thực, tiệm cận với lịch sử nhất. Luận án cũng sử dụng phƣơng pháp
phân kỳ lịch sử trong nghiên cứu phác họa quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ
theo diễn tiến thời gian, đ ng thời cũng làm rõ sự hình thành, xâm nhập và tác
động của các yếu tố quốc tế đối với quá trình này.
Phƣơng pháp Logic là phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát, giúp Luận án có
thể rút ra đƣợc bản chất của hiện tƣợng. Những tƣ liệu ghi chép về các yếu tố quốc
tế tác động đến quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ giai đoạn này khơng nhiều và
nhiều chỗ cũng khơng có sự đ ng nhất, bằng sự phân tích logic, dựa vào bối cảnh
lúc bấy giờ, trên cơ sở đối sánh các tƣ liệu với nhau, tác giả sẽ có sự đánh giá một
cách khách quan.
Ngồi ra, Luận án cịn sử dụng phƣơng pháp Liên ngành và phƣơng pháp
Khu vực học khi tiếp cận vấn đề, cụ thể phƣơng pháp Liên ngành giúp cho tác
giả có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khác (ngoại giao, kinh tế,
văn hóa...) phục vụ cho cơng việc của mình. Phƣơng pháp Khu vực học đặt
khơng gian văn hóa – xã hội Đàng Trong trong bối cảnh khơng gian văn hóa –
xã hội Đông Nam Á với những đặc điểm tƣơng đ ng về tự nhiên, lịch sử, chính
trị, kinh tế, văn hóa,… cùng những mối quan hệ tác động qua lại xuất phát từ
những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngồi khu vực. Từ đó xem xét, đánh giá
những tác động của khu vực đến Đàng Trong nói chung, Nam Bộ nói riêng.
Phƣơng pháp Khu vực học giúp tác giả đặt quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ
trong tác động của khu vực, với những quy luật chung, cũng nhƣ quy luật đặc
4
thù, để nhìn nhận vấn đề một cách tồn diện.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là những yếu tố quốc tế tác động đến
quá trình khai phá và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII).
Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về tác động của 3 yếu tố khu vực và quốc tế: ngƣời
Hoa, quan hệ giữa Đàng Trong với các nƣớc khu vực Đơng Nam Á, dịng thƣơng
mại biển Đơng đến cơng cuộc khai phá, xác lập chủ quyền ở khu vực Nam Bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận án nghiên cứu tác động của yếu tố quốc tế đến công
cuộc khai phá và xác lập chủ quyền của vùng đất ngày nay là Nam Bộ (bao g m cả
vùng đất liền và vùng biển đảo thuộc Nam Bộ hiện nay). Trong thế kỷ XVIIXVIII, vùng đất Nam Bộ mới chỉ là phủ Gia Định (đƣợc thành lập vào năm Mậu
Dần, 1698) bao g m 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, đến năm 1708 sáp nhập thêm
trấn Hà Tiên. Năm 1732, chúa Nguyễn sáp nhập thêm châu Định Viễn vào phủ Gia
Định. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát chia lại địa giới hành chính, Nam Bộ
có 3 dinh (Trấn Biên dinh, Phiên Trấn dinh và Long H dinh) và 1 trấn là Hà Tiên.
Về thời gian, Luận án giới hạn nghiên cứu trong thời kỳ chúa Nguyễn từ thế kỷ
XVII đến thế kỷ XVIII. Đầu thế kỷ XVII đã có những ngƣời Việt tìm đến vùng Nam
Bộ khai phá đất đai một cách tự phát. Dần dần từng bƣớc, các chúa Nguyễn đã sáp
nhập và xác lập chủ quyền ở các vùng đất thuộc Nam Bộ vào lãnh thổ quản lý của
mình. Đến năm 1757, triều đình Chân Lạp rối loạn do tranh giành quyền lực. Vua
Nặc Tôn của Chân Lạp dựa vào thế lực của chúa Nguyễn để lên ngôi. Chân Lạp đã
dâng vùng đất Tầm Phong Long cho chính quyền Đàng Trong để trả ơn và đƣợc
chúa Nguyễn Phúc Khoát sáp nhập vào dinh Long H , đánh dấu quá trình “mở
đất” của chúa Nguyễn ở Nam Bộ về cơ bản đã hoàn thành.
Về nội dung: Luận án sẽ tập trung làm rõ bối cảnh quốc tế; sự xâm nhập của
các yếu tố quốc tế và tác động của các yếu tố đó đến cơng cuộc khai phá vùng đất
Nam Bộ ở thế kỷ XVII – XVIII.
5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ quá trình xâm nhập và tác động của những yếu tố quốc tế
qua đó sẽ có cái nhìn tồn diện hơn về cơng cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ thời
chúa Nguyễn nói riêng và cơng cuộc mở cõi về phía Nam nói chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận án tìm hiểu một số yếu tố từ bên ngồi (khu vực Đơng Nam Á, Đơng Á
và thế giới) để làm rõ thêm về một công cuộc kiến tạo kỳ vĩ đƣợc các cộng đ ng cƣ
dân nơi đây và chính quyền Đàng Trong tiến hành trong suốt hai thế kỷ XVII-XVIII.
- Luận án làm rõ quá trình chuyển biến từ những yếu tố “ngoại sinh” dần
dần trở thành những yếu tố “nội sinh”, một bộ phận trong sức mạnh của toàn dân
tộc Việt Nam trong công cuộc khai phá vùng đất phƣơng Nam.
- Luận án đánh giá tƣơng đối tồn diện về cơng cuộc khai phá vùng đất
Nam Bộ thời chúa Nguyễn nói riêng và lịch sử Nam Bộ nói chung khi đặt dƣới góc
nhìn khu vực và quốc tế.
5. Đóng góp mới của Luận án
Về mặt lý luận, luận án góp phần làm rõ thêm quan điểm lịch sử cụ thể, tính
khách quan và cái nhìn tồn diện khi đặt cơng cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ thời
chúa Nguyễn trong sự vận động chung của bối cảnh khu vực, quốc tế, làm rõ tính
tƣơng tác của những yếu tố quốc tế và chính sách mở cõi của các chúa Nguyễn.
Qua đó cung cấp thêm những nhận định đánh giá khách quan về vai trị của các
chúa Nguyễn nói riêng và lịch sử Nam Bộ nói chung trong dịng chảy lịch sử Việt
Nam.
Về mặt thực tiễn, Luận án cung cấp một cái nhìn tồn diện trong nghiên cứu
phục vụ mục tiêu phát triển Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay.
Luận án tập hợp, hệ thống tƣ liệu về những yếu tố khu vực quốc tế tác động
đến công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ, bổ sung vào những tƣ liệu về công cuộc
khai phá Nam Bộ, cũng nhƣ lịch sử Nam Bộ và lịch sử dân tộc.
6. Ngu n tài liệu nghiên cứu
Luận án khai thác, kế thừa các ngu n tƣ liệu chủ yếu sau:
6
- Những bộ sử của triều Lê -Trịnh và triều Nguyễn; Những du kí, ghi chép
của các nhà truyền giáo, các thƣơng nhân phƣơng Tây có mặt ở Đại Việt ở thế kỷ
XVI-XVIII; Một số gia phả, bi kí và minh chung tại các đền chùa, nhà thờ,… là
ngu n tài liệu cần thiết đƣợc khai thác. Đây là ngu n tƣ liệu cấp 1 quan trọng để
chúng tôi khai thác.
- Sách chun khảo, các cơng trình nghiên cứu cũng nhƣ báo cáo, tham luận
khoa học từ các hội thảo khoa học đƣợc tổ chức ở trong và ngoài nƣớc liên quan
đến đề tài này; Các bài viết đăng trên các tạp chí nhƣ: Nghiên cứu lịch sử; Xưa &
Nay, Nghiên cứu Trung Quốc; Nghiên cứu Đông Nam Á; Khoa học xã hội, ... đề
cập hoặc liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Ngồi ra luận án cịn kế thừa những Luận Án, Luận văn đã bảo vệ thành
công ở các trƣờng có liên quan đến chủ đề của Luận án.
7. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án
7.1. Về thuật ngữ “Đàng Trong”
Đàng Trong là khái niệm dùng để chỉ vùng đất thuộc quản lý của chúa
Nguyễn, đối nghịch với Đàng Ngoài của chúa Trịnh. Theo Đỗ Bang (2020): các
nƣớc dùng tên gọi “Đàng Trong” để chỉ vùng đất cai trị của chúa Nguyễn ở thế kỷ
XVII-XVIII, mà sử sách ngƣời Việt đƣơng thời gọi là Nam Hà (tr.20).
Về tên gọi “Đàng Trong”, hầu nhƣ khơng thấy cơng trình nào đề cập tên gọi
này xuất hiện từ khi nào. Ở thế kỷ XVII vùng đất từ Thuận Hóa trở vào Nam đƣợc
gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Các giáo sĩ Phƣơng Tây khi qua lại truyền đạo
buôn bán với vùng đất này thƣờng gọi nhiều tên gọi: Cochinchine, Cochinchina,
Cauchy China... Theo Aurousseau những tên gọi đó bắt ngu n từ cách gọi của
ngƣời B Đào Nha: Cochin. Nhƣng họ sợ bị nhầm lẫn với vùng đất Cochin thuộc
Ấn Độ là thuộc địa của họ, nên ngƣời B đã thêm vào thành tố Chine (hoặc China,
gần Trung Quốc) để phân biệt. Một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng từ Cochin
có thể là do cách ngƣời Nhật đọc từ Giao Chỉ của tiếng Hán. Tuy nhiên, Li Tana
(1999) cho rằng ở đầu thế kỷ XVI ngƣời Nhật chƣa bn bán nhiều với Đàng
Trong nên giả thuyết này khó đứng vững (tr. 19). Ngồi ra thời kì này các thƣơng
nhân khu vực và quốc tế đến buôn bán với Đàng Trong còn dùng các tên gọi khác
7
nhƣ: Quảng Nam quốc, An Nam Quốc... Chúa Nguyễn trong các văn bản ngoại
giao, gửi cho chính phủ Nhật, đại diện cơng ty Đơng Ấn, các thƣơng nhân lúc thì
xƣng quốc vƣơng An Nam, lúc thì lấy tƣớc hiệu của vua Lê phong (Đơ ngun
sối, Quốc cơng).
Tóm lại, dù nhiều tên gọi khác nhau thì tất cả đều để chỉ vùng đất từ Thuận
Hóa (nam sơng Gianh) trở vào Nam (cực Nam của trấn Hà Tiên lúc bấy giờ) thuộc
quyền quản lí của chúa Nguyễn ở thế kỷ XVII-XVIII. Tác giả Luận án không tập
trung làm rõ về các tên gọi mà dùng tên gọi Đàng Trong để chỉ vùng đất này cho
có sự thống nhất.
7.2. Về thuật ngữ “Nam Bộ”
“Nam Bộ” là thuật ngữ mới đƣợc sử dụng từ thập niên 40 của thế kỷ XX,
dùng để chỉ vùng lãnh thổ phía Nam của đất nƣớc Việt Nam thống nhất.
Nam Bộ là một vùng đất cổ, địa bàn sinh sống của con ngƣời từ cách đây
khoảng 4000 năm. Từ khoảng cách ngày nay 3000-2500 năm, cƣ dân nơi đây đã
biết sử dụng công cụ bằng đ ng thau, sắt, dù công cụ bằng đá vẫn phổ biến. Trên
cơ sở đó văn hóa Ĩc Eo đã nảy sinh và phát triển rực rỡ ở Nam Bộ. Từ nền văn
hóa Ĩc Eo đã hình thành nên vƣơng quốc cổ Phù Nam với địa bàn chính là khu vực
Nam Bộ (Việt Nam) và lan tỏa ra hạ lƣu sông Mekong, kinh đô đặt ở vùng Angkor
Borei (Nguyễn Quang Ngọc, 2017, tr.26). Từ thế kỷ VII do nhiều nguyên nhân,
vƣơng quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp (Tchenla, vốn là thuộc quốc) thơn
tính. Theo sử Trung Quốc, đến thế kỷ VIII, Chân lạp bị chia làm hai nƣớc: Lục Chân
Lạp (lãnh thổ Camphuchia hiện nay, một phần nƣớc Lào) và Thủy Chân Lạp (Nam
Bộ hiện nay).
Về danh nghĩa, Nam Bộ trong các thế kỷ VII - XVI, cơ bản tƣơng thích với
Thủy Chân Lạp, vùng đất Chân Lạp giành đƣợc nhờ triệt hạ Phù Nam (Phan Huy
Lê, 2017, tr.42). Tuy nhiên, sự quản lí của Chân Lạp đối với vùng đất này hết sức
lỏng lẻo. Nam Bộ là một vùng đất hoang vu, chƣa đƣợc khai phá, gần nhƣ là vô
chủ. Năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu
Cảnh vào kinh lí đất phƣơng Nam, phủ Gia Định (g m hai dinh Trấn Biên và
Phiên Trấn) đƣợc thành lập. Năm 1708, phủ Gia Định có thêm trấn Hà Tiên sáp
8
nhập vào (nhƣng có tính tự trị tƣơng đối cao). Năm 1732, chúa Nguyễn sáp nhập
thêm châu Định Viễn vào phủ Gia Định mở rộng thêm vùng đất Nam Bộ. Năm
1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xƣng vƣơng chia lại địa giới hành chính. Đàng
Trong có 12 dinh, thì khu vực nay là Nam Bộ có 3 dinh (Trấn Biên dinh, Phiên
Trấn dinh và Long H dinh) và 1 trấn là Hà Tiên1.
Nhƣ vậy có thể thấy dƣới thời kỳ chúa Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII), Nam
Bộ là một vùng đất vừa mới khai phá, tên gọi chƣa có sự thống nhất: lúc gọi là phủ
Gia Định, có lúc gọi là xứ Đ ng Nai... Thật khó để lấy một tên gọi có thể bao trùm
hết cả vùng đất này ở thế kỷ XVII-XVIII, vì vậy tác giả lấy tên gọi Nam Bộ (dù
xuất hiện sau) nhƣng có tính chất bao trùm đƣợc cả vùng đất Phƣơng Nam để sử
dụng trong Luận án của mình.
7.3. Về thuật ngữ “Người Hoa”
Theo cách gọi của các tƣ liệu thành văn thời phong kiến: thƣờng gọi tên
ngƣời Hoa theo tên của triều đại cầm quyền, triều Hán thì tƣơng ứng là ngƣời Hán,
triều Đƣờng thì gọi là ngƣời Đƣờng, triều Tống thì có ngƣời Tống, triều Minh,
Thanh thì gọi là ngƣời Minh, ngƣời Thanh... (Châu Hải, 2006, tr.31).
Ở thế kỷ XVII-XVIII, những ngƣời Hoa di cƣ vào vùng đất Nam Bộ gắn với
hai tên gọi đặc trƣng: Minh Hƣơng và Thanh Hà. Hai tên gọi này xuất phát từ những
biến động của tình hình chính trị Trung Quốc ở thế kỷ XVII. Nhà Minh bị lật đổ,
nhà Thanh thành lập (năm 1644). Làn sóng di dân của lực lƣợng ngƣời Hoa “phản
Thanh phục Minh” đến Đàng Trong và Nam Bộ diễn ra một cách
ạt. Tên gọi Minh
Hƣơng (明香) có nghĩa là “những ngƣời gìn giữ hƣơng hỏa nhà Minh” và theo
Gustave Hue ghi trong Dictionnaire Annamite - Chinois - Francais, Minh Hƣơng
có nghĩa là những ngƣời trung thành với triều Minh chạy trốn sang Việt Nam tránh
1
“Buổi quốc sơ, bờ cõi một ngày một mở mang, chia đặt cả cõi làm 12 dinh : ở Ái Tử gọi là Cựu dinh, ở An
Trạch gọi là Quảng Bình dinh, ở Võ Xá gọi là Lưu Đồn dinh, ở Thổ Ngõa gọi là Bố Chính dinh, ở Quảng
Nam gọi là Diên Khánh, Bình Khang gọi là Bình Khang dinh, ở Bình Thuận gọi là Bình Thuận dinh, ở
Phước Long gọi là Trấn Biên dinh, ở Tân Bình gọi là Phiên Trấn dinh, ở Định Viễn gọi là Long Hồ dinh.
Các dinh đều đặt trấn thủ, cai bạ và ký lục để cai trị. Duy hai phủ Quảng Ngãi và Quy Nhơn lệ thuộc vào
dinh Quảng Nam, thì đặt riêng chức tuần phủ và chức khám lý để cai trị. Hà Tiên lại biệt làm một trấn,
thuộc chức đơ đốc. Phú Xn thì gọi là Chính dinh, nay chúa đã lên ngôi vương, mới đổi làm đô thành như
thế” (Quốc sử quán nhà Nguyễn, 2002, tr.134 - 135).
9
sự chiếm đóng của nhà Thanh. Cịn “Thanh Hà” (青 河) chỉ những ngƣời Hoa đến
sau khi nhà Thanh thi hành chính sách “Triển hải lệnh” cho phép dân chúng đƣợc
tự do đi ra hải ngoại (1685). Một bộ phận lớn ngƣời Hoa đã đến Đàng Trong và
Nam Bộ thời kỳ này, đã họp thành những khu phố sầm uất ở Thuận Hóa, Hội An,
Gia Định. Tên gọi Thanh Hà khơng cịn bao hàm nội dung liên quan đến chính trị
(phản Thanh) nhƣ ngƣời Minh Hƣơng nữa.
Có thể thấy mỗi thời kỳ tên gọi dùng để chỉ ngƣời Trung Quốc di cƣ tới
nƣớc ngồi (chủ yếu là Đơng Nam Á) có sự khác nhau. Thuật ngữ “ngƣời Hoa”
mới xuất hiện sau, nhƣng có tính chất đại diện hơn cả.
Theo Châu Thị Hải, ngƣời Hoa là: “Những người có nguồn gốc Hán di cư
từ đất nước Trung Hoa kể cả các dân tộc ở phía Nam Trung Quốc đã bị Hán hóa
đến các nước trong khu vực Đơng Nam Á và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại
khu vực này, họ đã mang quốc tịch bản địa và trở thành cơng dân của nước này,
nhưng vẫn cịn lưu giữ những giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thống như tiếng
nói, chữ viết, phong tục tập qn, ln tự nhận mình là người Hoa” (Châu Hải,
2006, tr.39).
Nhƣ vậy từ định nghĩa trên có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của ngƣời
Hoa nhƣ sau:
- Có ngu n gốc Hán hoặc đã bị Hán hóa;
- Sống ổn định và thƣờng xuyên ngoài lãnh thổ Trung Hoa;
- Đã nhập quốc tịch và trở thành công dân nƣớc sở tại;
- Vẫn cịn bảo lƣu đƣợc những đặc trƣng văn hóa Trung Hoa truyền thống;
- Vẫn tự nhận mình là ngƣời Hoa.
Trong Luận án của mình, tác giả sử dụng thuật ngữ người Hoa để chỉ những
ngƣời từ lãnh thổ Trung Quốc di cƣ sang Việt Nam cho có sự thống nhất, tuy nhiên
ở từng thời điểm cụ thể sẽ có sự linh hoạt các tên gọi để có sự phù hợp với từng
thời gian và đặc trƣng của ngƣời Hoa trong giai đoạn đó.
7.4. Về thuật ngữ “Đơng Nam Á”
Ý niệm về Đông Nam Á nhƣ là một khu vực địa lý - lịch sử riêng biệt đã có
từ lâu. Tuy nhiên cùng với thời gian, khái niệm này ngày càng đƣợc hoàn thiện
10
một cách đầy đủ và chính xác. Ngƣời Trung Quốc dùng từ “Nam Dƣơng” để chỉ
những vƣơng quốc nằm ở vùng biển phía Nam của mình (Đơng Nam Á hải đảo).
Ngƣời Nhật thì gọi là “Nan Yo”. Những thƣơng nhân Ả Rập khi đến bn bán ở
vùng này thì gọi là “Qumr” có khi thì gọi là “Waq-Waq” hay “Zabag”. Còn ngƣời
Ấn Độ từ thời kỳ cổ xƣa đã giao thiệp buôn bán và truyền giáo với vùng đất này thì
gọi là “Suvarnabhumi” (đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng). Tuy nhiên đối
với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á đƣợc nhìn nhận là một vùng thần bí,
nơi sản xuất hƣơng liệu gia vị và những sản vật quí hiếm khác, nơi có những con
ngƣời can đảm và thành thạo nghề đi biển (Donald G.Mc.Cloud, 1986, tr.10).
Đông Nam Á một khu vực vừa có sự đa dạng ở từng quốc gia dân tộc, nhƣng vừa
có sự thống nhất trong một chỉnh thể chung.
Tên gọi Đông Nam Á đƣợc các nhà nghiên cứu chính trị, qn sự Đơng Nam
Á đƣa ra từ những năm đầu khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (19391942).Tuy nhiên tên gọi này chính thức đi vào lịch sử với tƣ cách là một khu vực địa
chính trị - quân sự đƣợc bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Franhlin D.Roosevelt và Thủ
tƣớng Anh Winston Churchill tại hội nghị Quebec lần thứ nhất vào tháng 8 năm
1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đ ng Minh ở Đông Nam Á. Lúc bấy
giờ cũng có sự khác nhau về cách viết từ Đông Nam Á bằng tiếng Anh. Một số nhà
nghiên cứu nhƣ Victor Purcell, E.G.H. Dobby, dùng từ Southeast thay cho South
East hay South-East, vốn đƣợc dùng từ lâu. Bộ tƣ lệnh tối cao Đông Nam Á (SEAC)
vẫn dùng từ Southeast (D.G.E.Hall, 1997, tr. 19). Nhƣ thế có thể thấy rằng từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, thuật ngữ "Đơng Nam Á" mới xuất hiện trên bản đ
chính trị thế giới nhƣ một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Song
nếu nhƣ trƣớc đây, ngƣời ta mới chỉ nhìn thấy tính chất khu vực Đơng Nam Á thể
hiện ở vị trí địa lý - chính trị và qn sự của nó thì đến nay nhiều ngƣời đã khẳng
định rằng ít nhất cho đến thế kỉ XVI, Đông Nam Á đã nổi lên nhƣ một trong những
trung tâm văn minh, một khu vực địa lý - lịch sử - văn hóa truớc khi trở thành một
khu vực địa lý - chính trị.
7.5. Về thuật ngữ khai phá
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thong: “khai phá” có nghĩa đầy đủ là làm cho
11
“vùng đất hoàng vu trở thành đất đai sử dụng đƣợc vào sản xuất” (Hoàng Phê, 2003,
tr.490). Nhƣ vậy khai phá đ ng nghĩa với từ khai khẩn. Tuy nhiên trong thực tế,
chính quyền Đàng Trong và các lƣu dân ngƣời Việt không chỉ: làm cho vùng đất
hoang vu ở Nam Bộ thành đất đai sử dụng đƣợc vào sản xuất. Ngƣời Việt ở Nam Bộ
đã khai mở đất đai, lập thơn xóm, phát triển tồn diện kinh tế, văn hóa, xã hội đ ng
thời sớm tiến hành thục đắc lãnh thổ, xác lập và công bố chủ quyền, đ ng thời tổ
chức quản lý, bảo vệ khai thác các tiềm năng của vùng đất Nam Bộ.
Nhƣ vậy có thể thấy từ “khai phá” không bao hàm hết những nội dung trình
bày trong Luận án về tác động của những yếu tố quốc tế đến công cuộc khai phá
vùng đất Nam Bộ thời chúa Nguyễn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một đề tài
Luận án tác giả vẫn dùng từ “khai phá” nhƣng mở rộng nội hàm của nó, khơng chỉ
khai khẩn đất đai mà bao g m cả việc phát triển vùng đất, xác lập, khẳng định chủ
quyền ở vùng đất mới (Nam Bộ) dƣới thời chúa Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII).
8. Bố cục Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận
án đƣợc trình bày trong 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Hoạt động thƣơng mại quốc tế trên biển Đông với công cuộc
khai phá vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII-XVIII
Chƣơng 3: Quan hệ giữa Đàng Trong và các nƣớc trong khu vực Đông Nam
Á với công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ thời chúa Nguyễn thế kỷ XVII-XVIII
Chƣơng 4: Di dân ngƣời Hoa với công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ thời
chúa Nguyễn thế kỷ XVII-XVIII
12
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về cơng cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ
Vấn đề khai phá vùng đất Nam Bộ thời chúa Nguyễn thế kỷ XVII –
XVIII đã có nhiều tác phẩm sử học thời phong kiến đề cập đến ở những khía
cạnh khác nhau.
Tác phẩm đầu tiên có đề cập đến vùng đất Nam Bộ là: “Chân Lạp phong
thổ ký” của Chu Đạt Quan vào thế kỷ XIII. Chu Đạt Quan (1266-1346) là sứ giả
thời Nguyên Thành Tông. Năm 1296, ông đƣợc cử đi sứ sang Chân Lạp và ở lại
kinh đô Angkor cho đến năm 1297 mới trở về Trung Quốc. Trong thời gian ở đất
Cao Miên hơn 1 năm, ông đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe về cuộc du hành
đi qua vùng đất Nam Bộ ngày nay và mọi phƣơng diện sinh hoạt của ngƣời bản xứ.
Năm thứ nhất niên hiệu Đại Đức nhà Minh (1297), ơng trở về và hồn thành tác
phẩm này trƣớc năm 1312. “Chân Lạp phong thổ ký” là một tƣ liệu quý đối với
những nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về lịch sử Cao Miên trong giai đoạn này.
Đ ng thời qua ghi chép của Chu Đạt Quan giúp chúng ta phần nào có thể nắm bắt
đƣợc cảnh quan và con ngƣời vùng đất Nam Bộ ngày nay trƣớc khi ngƣời Việt đặt
chân đến khai phá, một vùng đất còn hoang sơ, quản lý lỏng lẻo, gần nhƣ “vô chủ”
khi chính quyền Angkor khơng thể với tay tới quản lý.
Cơng trình có nhiều tƣ liệu về q trình khai phá đất đai, thiết lập thôn ấp ở
vùng đất Đ ng Nai - Gia Định ở cuối thế kỷ XVIII là “Phủ biên tạp lục” (đƣợc viết
vào khoảng năm 1776). Kế thừa kho tƣ liệu của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Lê
Quý Đôn đã biên soạn bộ “Phủ biên tạp lục”, với nhiều tƣ liệu về công cuộc Nam
tiến ở thế kỷ XVI-XVIII. Dù nội dung chủ yếu Lê Quý Đôn đề cập là vùng đất
Thuận - Quảng, nhƣng trong “Phủ Biên tạp lục” vẫn ghi chép khá nhiều về các sự
kiện, các nhân vật, tên đất, tên làng, về quá trình hình thành của nhiều vùng đất ở
Trấn Biên và Phiên Trấn. Đây là những tƣ liệu quý giúp chúng ta phần nào có thể
khảo cứu chính xác hơn về quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ giai đoạn này.
“Đại Nam thực lục” là bộ chính sử lớn nhất và quan trọng nhất của nhà
Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong hơn 80 năm tính từ lúc bắt
đầu (Minh Mạng năm thứ 2, 1821) cho tới khi hoàn thành và khắc in xong (Duy
13
Tân năm thứ 3, 1909). Tác phẩm ghi chép các sự kiện từ lúc Nguyễn Hoàng lên
đƣờng đi trấn thủ xứ Thuận Hóa (1558) cho đến thời trị vì của vua Đ ng Khánh
(1888). “Đại Nam thực lục” bao g m 2 phần: Tiền biên và Chính biên. Phần đầu
“Đại Nam thực lục tiền biên” (còn gọi là: Liệt thánh thực lục tiền biên) ghi chép về
sự nghiệp của 9 chúa Nguyễn, bắt đầu từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ
Thuận Hóa cho đến khi chúa Nguyễn Phúc Thuần băng hà (1777). Trong đó các sử
gia triều Nguyễn đã phác họa tƣơng đối rõ nét về quá trình Nam tiến nói chung
cũng nhƣ q trình khai phá và xác lập chủ quyền ở Nam Bộ nói riêng của các
chúa Nguyễn.
“Đại Nam nhất thống chí” là bộ dƣ địa chí (địa lý lịch sử) viết bằng chữ
Hán do Quốc sử quán biên soạn dƣới triều vua Tự Đức. Các triều đại sau tiếp tục
bổ sung, hoàn thiện. Nguyên bản bộ sách đƣợc biên soạn dƣới triều Tự Đức, có 28
tập với 31 quyển, mỗi quyển chép 1 tỉnh, bao g m: Kinh sƣ, phủ Thừa Thiên, Hà
Nội, Hƣng Yên, Sơn Tây, Hƣng Hóa, Bắc Ninh, Quảng Yên, Tuyên Quang, Cao
Bằng, Lặng Sơn, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Dƣơng, Nam Định, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long, Gia Định,
Biên Hòa, An Giang, Định Tƣờng, Hà Tun, Khánh Hịa, Bình Thuận, Phú n.
Cuốn sách đã đƣợc các sử gia nhà Nguyễn ghi chép khá đầy đủ về địa lý, lịch sử
hình thành, các di tích…ở các tỉnh, trong đó có các tỉnh ở Nam Bộ. Tuy nhiên nhìn
chung các sử gia chỉ nói về thời kỳ nhà Nguyễn là chủ yếu, thời kỳ các chúa Nguyễn
ít đƣợc nhắc đến.
“Đại Nam liệt truyện” là một bộ sách có quy mơ khá đ sộ trong kho tàng
thƣ tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên
soạn vào giữa thế kỷ XIX dƣới thời trị vì của vua Tự Đức. “Đại Nam liệt truyện”
chia làm 2 phần: Tiền biên và Chính biên, ghi chép khá đầy đủ về sự tích cơng
trạng các công thần, liệt nữ, danh tăng…, gia phả nhà Nguyễn trƣớc và sau khi
“Gia Long lập quốc”. Bộ sách đƣợc Viện Sử học phối hợp với nhà xuất bản Thuận
Hóa nghiên cứu biên dịch và sắp xếp lại thành 4 tập: Tập 1: Tiền biên, từ cuốn đầu
tiên đến cuốn 6; Tập 2: Chính biên (Sơ tập), từ cuốn đầu đến cuốn 25; Tập 3: Chính
biên (Nhị tập), từ cuốn đầu đến cuốn 25; Tập 4: Chính biên (Nhị tập), từ cuốn 26
14
đến cuốn 46. Trong đó Tập 1: Tiền biên (từ cuốn 1 đến cuốn 6) ghi chép gia phả của
các chúa Nguyễn, cũng nhƣ chép truyện của một số bề tôi đã cung cấp nhiều trang
sử liệu quý về lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII-XVIII. Một số công
trạng của các chúa Nguyễn cũng nhƣ một số bề tôi trong công cuộc Nam tiến ở Nam
Bộ đã đƣợc bộ sử của nhà Nguyễn ghi chép là ngu n tƣ liệu quý phục vụ cho quá
trình nghiên cứu.
Kế tục Lê Quý Đôn, đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hồi Đức đã tập hợp tƣ liệu và
bằng tình u đối với vùng đất quê hƣơng, cho ra đời một tác phẩm địa phƣơng
chí, viết về vùng đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay) từ khi Lễ thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh lập nên dinh Trấn Biên, Phiên Trấn (1698) cho đến những năm đầu thế
kỷ XIX. Bộ “Gia Định thành thơng chí” là một cơng trình có giá trị cao về lịch sử,
địa lý và văn hóa của vùng đất Lục tỉnh. Nội dung tập sách ghi chép khá đầy đủ và
tỉ mỉ về núi sơng, khí hậu, việc thành lập các trấn, thành trì, cũng nhƣ về phong tục
tập quán, tính cách và sinh hoạt của ngƣời dân Nam Bộ. Cho đến nay bộ sách vẫn
đƣợc xem là một trong những sử liệu quan trọng nhất đối với những nhà nghiên
cứu và những ai muốn tìm hiểu về lịch sử vùng đất phƣơng Nam. Về lịch sử khai
phá vùng đất Nam Bộ, “Gia Định thành thơng chí” cũng có thể coi là tác phẩm có
giá trị lớn cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ về lịch sử hình thành của các địa danh,
các vùng đất ở Nam Bộ thời chúa Nguyễn ở thế kỷ XVII-XVIII. Tuy nhiên nhìn
chung Trịnh Hoài Đức vẫn chú trọng nhiều về lịch sử vùng đất này trong giai đoạn
vƣơng triều Nguyễn (thế kỷ XIX) hơn là thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII –
XVIII).
Tác phẩm đầu tiên thời Cận đại có đề cập đến công cuộc khai phá vùng đất
Nam Bộ là cuốn “Việt Nam sử lược” của sử gia Trần Trọng Kim (1882-1953),
đƣợc soạn xong vào năm 1919 và ấn hành lần đầu vào năm 1920. Cuốn sách là tác
phẩm đầu tiên viết về lịch sử Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ
lịch sử nƣớc Việt từ năm 1902 trở về trƣớc. Tuy có một số hạn chế về quan điểm,
nhƣng nhìn chung đây là một cuốn sử có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu,
là một ngu n tài liệu bổ ích cho những ngƣời muốn tìm hiểu, nghiên cứu về Lịch
sử Việt Nam. Trần Trọng Kim đã chia lịch sử Việt Nam làm 5 thời đại: Thƣợng cổ
15
thời đại, Bắc thuộc thời đại, Tự chủ thời đại, Nam Bắc phân tranh, Cận Kim thời
đại. Trong đó ở thời kỳ Nam Bắc phân tranh, có 2 chƣơng: Chương VI. Công việc
họ Nguyễn làm ở Miền Nam và Chương VII người Châu Âu sang nước Nam, học
giả Trần Trọng Kim đã trình bày và có những đánh giá khá sắc sảo về “công việc”
mở đất của chúa Nguyễn ở đất Nam Bộ ở các thế kỷ XVII-XVIII.
“Việt sử xứ Đàng Trong” của nhà nghiên cứu Phan Khoang xuất bản lần đầu
năm 1967 là một bộ sử tƣơng đối đầy đủ về lịch sử Đàng Trong từ giữa thế kỷ XVI
đến cuối thế kỷ XVIII. Với ngu n tƣ liệu tƣơng đối phong phú, cách nhìn khá tồn
diện, tác giả đã làm rõ nhiều khía cạnh của vùng đất mới: bối cảnh vùng đất Thuận
Quảng trƣớc khi Nguyễn Hoàng vào Nam; thành quả mà chúa Nguyễn đạt đƣợc
trong hơn 2 thế kỷ (chiến tranh với họ Trịnh bảo vệ vùng đất, Nam tiến mở rộng
lãnh thổ, tổ chức chính quyền, giao thiệp với lân bang); và cuối cùng là phác họa
đời sống nhân dân Đàng Trong (kinh tế, xã hội, văn hóa). Trong bức tranh chung
đó, nhà nghiên cứu Phan Khoang cũng đã nhắc tới và làm rõ nhiều vấn đề về công
cuộc mở đất Nam Bộ: từ lúc Chúa Nguyễn gây ảnh hƣởng trên đất Chân Lạp, đến
khi những lớp cƣ dân Việt đến đây khai khẩn, r i xác lập dần vùng đất đó vào lãnh
thổ Đàng Trong. Tác giả cũng đã phần nào đề cập đến một số yếu tố quốc tế tác
động đến công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong thời kỳ này đó là: các nhóm di
dân ngƣời Hoa và đóng góp của họ (Dƣơng Ngạn Địch, Trần Thƣợng Xuyên, Mạc
Cửu); quan hệ của chính quyền Đàng Trong với một số quốc gia trong khu vực
(Xiêm, Nhật Bản, Trung Quốc) và hoạt động buôn bán với các nƣớc Châu Âu. Tuy
nhiên do phạm vi của cuốn sách đề cập là cả vùng đất Đàng Trong nên tác giả chỉ
nói chung và chủ yếu trình bày làm rõ các yếu tố chứ ít nói đến tác động của nó tới
vấn đề khai phá nhƣ thế nào.
Tiếp theo là một biên khảo của Sơn Nam “Lịch sử khẩn hoang Miền Nam”
đƣợc xuất bản lần đầu vào năm 1973 khai mở cho việc nghiên cứu chuyên sâu về
công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ. Nhiều sự kiện, tên đất, tên ngƣời cũng nhƣ
quá trình hình thành của nhiều vùng đất ở Nam Bộ thời chúa Nguyễn đã đƣợc nhà
văn Sơn Nam phục dựng lại là những sử liệu quý cho độc giả và những nhà nghiên
cứu. Tuy nhiên nhƣ lời trần tình của tác giả do là ngƣời khai mở, trong điều kiện
16
ngu n tƣ liệu chƣa thật sự đầy đủ vì vậy tác phẩm mới chỉ dừng lại là một “bản
khởi thảo” về lịch sử khẩn hoang Miền Nam nói chung, đặc biệt công cuộc khai
phá vùng đất này trong giai đoạn chúa Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII) chƣa đƣợc tác
giả chú trọng nhiều. Ở phần thứ nhất: Nhu cầu phát triển xứ Đàng Trong phục
quốc và củng cố quốc gia nhà văn Sơn Nam có đề cập đến một số thành quả khẩn
hoang vùng đất Nam Bộ thời chúa Nguyễn tuy nhiên chƣa thật đầy đủ và hệ thống.
Ngoài ra nhà nghiên cứu Sơn Nam cịn có một số tác phẩm biên khảo khác
có đề cập đến cơng cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ thời chúa Nguyễn, nhƣ: “Đất
Gia Định xưa” xuất bản năm 1993, “Đất Gia Định Bến Nghé xưa & Người Sài
Gịn” xuất bản năm 1999, “Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An Giang” xuất
bản năm 2005… tuy nhiên những biên khảo này mang đậm tính văn hóa nhiều hơn
là tính lịch sử, q trình khai phá Nam Bộ đặc biệt là giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII
ít đƣợc nhà văn nhắc đến.
Tiếp nối Sơn Nam, nhóm nghiên cứu do Huỳnh Lứa chủ biên đã tập hợp tƣ
liệu, khảo sát thực tế ở địa phƣơng và cho ra một cuốn sách chuyên khảo “Lịch sử
khai phá vùng đất Nam bộ” xuất bản năm 1987. Cuốn sách chia ra làm 4 chƣơng,
trong đó Chương hai: Cơng cuộc khai phá trong các thế kỷ XVII, XVIII đƣợc các
tác giả tập trung làm rõ về quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ thời các chúa
Nguyễn: từ các lớp cƣ dân tới định cƣ, phân bố dân cƣ, đến phƣơng thức khai phá,
các khu vực khai phá, thành quả khai phá… Nhìn chung so với cuốn biên khảo của
nhà văn Sơn Nam, “Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ” đã có sự dày dặn hơn về
mặt sử liệu và bố cục cũng khoa học hơn. Tuy nhiên, cuốn sách trên cũng chỉ mới
là bƣớc đầu khai mở một số vấn đề về công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ nói
chung, nhất là trong thời gian thế kỷ XVII-XVIII nói riêng. Những yếu tố ngoại
sinh tác động đến q trình khai phá các tác giả đề cập cịn rất hạn chế.
Cơng trình “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ thế kỷ XVII, XVIII, XIX”
của Huỳnh Lứa là một trong những cơng trình hiếm hoi có đề cập về sự phát triển
của bức tranh kinh tế - xã hội Nam Bộ trong thời chúa Nguyễn. Tác phẩm đã đề
cập đến công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ dƣới nhiều khía cạnh: cuộc di
chuyển dân cƣ và khai thác vùng đất mới ở Đ ng Nai – Gia Định, sự hình thành
17
làng xã thôn ấp, sự ra đời của các đô thị và vai trị của nó, một số nhân vật có cơng
với sự nghiệp mở mang vùng đất Nam Bộ…
Vào thập niên cuối của thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỉ XXI, trong
xu thế đổi mới cách đánh giá về chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn trong giới Sử
học Việt Nam, vấn đề khai phá vùng đất Nam Bộ đƣợc thúc đẩy nghiên cứu trên
nhiều phƣơng diện, với nhiều phát hiện mới.
Năm 2006, Hội khoa học Lịch sử phối hợp với bộ Khoa học và công nghệ
tổ chức hội thảo: “Lịch sử vùng đất Nam bộ đến cuối thế kỷ XIX”, năm 2009, Nxb
Thế giới đã xuất bản kỷ yếu của hội thảo. Các tham luận khoa học tại hội thảo
đƣợc chia làm 3 phần chính: Phần thứ nhất: Một số vấn đề về địa lý tự nhiên vùng
đất Nam bộ; Phần thứ hai: Vùng đất Nam bộ trước thế kỷ XVII; và nội dung trọng
tâm nằm ở Phần thứ ba: Vùng đất Nam bộ từ thế kỷ XVII đến nữa cuối thế kỷ XIX.
Hội thảo đã phác dựng đƣợc bối cảnh của vùng đất Nam bộ trƣớc thế kỷ XVII
chuyển tiếp từ văn hóa Ĩc Eo – vƣơng quốc Phù Nam đến Chân Lạp. Ở nội dung
trọng tâm phần ba, những bài tham luận của các nhà nghiên cứu đã dựng nên đƣợc
bức tranh quá trình khai phá vùng đất Nam bộ từ khi ngƣời Việt đặt chân đến khẩn
hoang, lập làng, hình thành các tụ điểm dân cƣ và từng bƣớc chính quyền chúa
Nguyễn đã xác lập chủ quyền và sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong. Một số yếu tố
quốc tế tác động đến quá trình khai phá cũng đƣợc một số nhà nghiên cứu bƣớc
đầu đề cập: đó là mối quan hệ tƣơng tác trong khu vực (bài của Nguyễn Văn Kim
“Xứ Đàng Trong trong các mối liên hệ và tương tác quyền lực khu vực”, Nguyễn
Sỹ Tuấn “Nam bộ trong mối quan hệ giữa chúa Nguyễn với Chân Lạp và Xiêm từ
thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX”), đó là yếu tố ngƣời Hoa (bài của Phan An “Vai trò
của cộng đồng người Hoa trên vùng đất Nam bộ”). Tuy nhiên, những thành quả từ
sự tác động động này tới công cuộc khai phá vùng đất Nam bộ thời chúa Nguyễn
chƣa đƣợc các tác giả phân tích cụ thể.
Năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và hội Khoa học Lịch sử phối
hợp tổ chức một hội thảo khoa học quốc gia tại Thanh Hóa: “Chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”. Với 91
bài báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngồi nƣớc (trong đó có 27
18
báo cáo về thời kỳ chúa Nguyễn) đã tạo ra một bƣớc ngoặt lớn trong nhận thức về
chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn trong lịch sử nói chung, cũng nhƣ công cuộc
khai phá vùng đất Nam bộ thời chúa Nguyễn nói riêng. Tuy nhiên, nhìn chung
những tham luận trong hội thảo này vẫn chƣa chú ý nhiều đến công cuộc khai phá
vùng đất phƣơng Nam ở các thế kỷ XVII-XVIII, ngu n sử liệu chƣa nhiều, đặc
biệt những yếu tố quốc tế tác động đến quá trình khai phá hầu nhƣ khơng đƣợc đề
cập đến.
Cơng trình do Vũ Minh Giang chủ biên, xuất bản năm 2008: “Lược sử vùng
đất Nam Bộ” trình bày khá hệ thống về các thời kỳ lịch sử của Nam Bộ. Nhóm tác
giả biên soạn trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học liên quan nhƣ sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học…ở trong và ngồi
nƣớc về vùng đất Nam Bộ. Tác phẩm khái quát sự hình thành và phát triển của
vùng đất Nam Bộ thành 5 giai đoạn, trong đó 2 giai đoạn đầu: từ thế kỷ I đến thế
kỷ VII và từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI cung cấp cho chúng ta một cái nhìn sơ lƣợc
về vùng đất này trƣớc khi ngƣời Việt đặt chân đến khai phá. Giai đoạn từ đầu thế
kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII đã khái lƣợc những sự kiện cơ bản trong quá trình
khai phá, xác lập chủ quyền ở Nam bộ. Tuy nhiên giống nhƣ tên gọi của cuốn sách
“Lược sử”, tác phẩm chỉ đề cập đến công cuộc khai phá vùng đất này một cách rất
ngắn gọn, các yếu tố quốc tế và khu vực chƣa đƣợc chú ý nhiều.
Tác phẩm “Nguyễn Hoàng – Người mở cõi” do Phan Huy Lê và Đỗ Bang
đ ng chủ biên, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế là cơ quan tổ chức bản thảo,
tập hợp gần 30 bài nghiên cứu đƣợc lựa chọn từ hội thảo khoa học: “Quảng Trị Đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (1558 – 1613)” và một số bài viết đăng
trên tạp chí Huế - Xưa và nay. Đây là một cơng trình khoa học cung cấp nhiều tƣ
liệu và nhận thức mới về chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Bên cạnh nội dung trọng tâm
là vai trị của Nguyễn Hồng với tƣ cách là “ngƣời mở cõi” vùng đất Đàng Trong,
cuốn sách đã đề cập nhiều nội dung liên quan đến q trình khai phá vùng đất
Đàng Trong nói chung, và vùng đất Nam Bộ nói riêng, nhiều vấn đề về quan hệ
giữa chính quyền Đàng Trong và các nƣớc trong khu vực, cũng nhƣ hoạt động
buôn bán với các thƣơng nhân nƣớc ngồi của chính quyền chúa Nguyễn cũng
19
đƣợc tác phẩm đề cập. Tuy nhiên do chỉ tập trung vào phác họa vai trò của vị chúa
đầu tiên, địa bàn chủ yếu ở Thuận – Quảng, vì vậy những tƣ liệu liên quan đến
vùng đất Nam Bộ không nhiều.
Cơng trình nghiên cứu cấp Bộ do Trần Thị Mai (trƣờng ĐHQG thành phố
H Chí Minh) làm chủ nhiệm đề tài: “Vai trị của cộng đồng người Việt trong cơng
cuộc khai phá vùng đất đồng bằng sông Cửu Long thế kỷ XVII-XIX” lại cung cấp
một góc nhìn khác, đó là quá trình lƣu dân ngƣời Việt di cƣ tới vùng đ ng bằng
sông Cửu Long khai phá đất đai, lập làng, thiết lập hệ thống hành chính… trong
thời gian từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX. Trên cơ sở viện dẫn rất nhiều tài liệu
nghiên cứu trƣớc đó, các tài liệu gia phả của địa phƣơng, cũng nhƣ kết quả khảo
sát, nhóm nghiên cứu đã làm rõ nhiều khía cạnh về q trình khai phá của ngƣời
Việt ở vùng đất màu mở này: từ nguyên nhân họ đặt chân lên vùng đất mới, các
thành phần xã hội, cho đến phƣơng tiện và cách thức di chuyển, cách thức khai
phá, các tên đất tên làng… Tuy cơng trình nghiên cứu về nhân tố nội lực (vai trò
ngƣời Việt) và chỉ tìm hiểu về đ ng bằng sơng Cửu Long, nhƣng những tƣ liệu đề
tài cung cấp cũng giúp ích rất nhiều cho tác giả Luận án để hoàn thành tốt đề tài
của mình.
Cơng trình của Đỗ Quỳnh Nga: “Cơng cuộc mở đất Tây Nam bộ thời chúa
Nguyễn” tƣơng đối dày dặn tƣ liệu về công cuộc khai phá vùng đất Tây Nam Bộ
dƣới thời các chúa Nguyễn. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày khá cơng phu
về công cuộc khai phá vùng đất Tây Nam bộ với một ngu n sử liệu phong phú
đƣợc sắp xếp một cách khoa học. Cuốn sách đã làm rõ bối cảnh lịch sử, tiến trình
mở đất Tây Nam bộ thời chúa Nguyễn bắt đầu bằng những bƣớc đi đầu tiên cho tới
việc ra đời của Mỹ Tho đại phố, trấn Hà Tiên, Dinh Long H và cuối cùng là tổng
kết phƣơng thức tiến hành, hệ quả của công cuộc mở đất Tây Nam bộ thời chúa
Nguyễn. “Công cuộc mở đất Tây Nam bộ thời chúa Nguyễn” là một cơng trình
tham khảo có giá trị đối với những nhà nghiên cứu cũng nhƣ những ai muốn tìm
hiểu về cơng cuộc khai phá vùng đất Nam bộ ở thế kỷ XVII-XVIII. Tuy nhiên,
trong cơng trình của mình, Đỗ Quỳnh Nga chủ yếu tập trung làm rõ quá trình khai
phá ở vùng đ ng bằng Sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) và tập trung làm rõ vai trò