Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.12 KB, 2 trang )
Hội nhồi với tục rước Bà Đống (Bắc Ninh)
Làng Hòa Đình xưa tên chữ là Lồi Đình, tên nôm làng
Nhồi, nay thuộc xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Từ
lâu, làng Nhồi đã là trung tâm giao lưu kinh tế-văn hóa và
nổi tiếng “Hội Nhồi” vào mồng 7 tháng Giêng (âm lịch)
với tục rước “Bà Đống”.
Làng Nhồi có quần thể di tích đình, đền, chùa cổ kính
nằm ở phía Tây làng, ngay sát quốc lộ 1A. Tương truyền,
xưa kia Thành hoàng làng Nhồi là “Bà Đống”, ngự tại một gò đất ngoài đồng (Đống Cả)
thuộc làng Đống Cao. Mỗi khi vào hội làng, dân làng tổ chức rước Thành hoàng về đình
và chùa. Lễ rước được tiến hành như sau:
Tối ngày mồng 6, đám con gái làng Nhồi gồm 12 cô chưa chồng, xinh đẹp, nết na tụ tập
“ngủ bọn” tại một nhà. Đến quá nửa đêm, khi chuông chùa làng thỉnh, các cô gái lập tức
cùng ông Tiên Chỉ rước kiệu Bà Đống đến gò Đống Cả làng Đống Cao, rước Thành
Hoàng làng về. Sau khi ông Tiên Chỉ đốt hương khấn vái xin rước Bà Đống, các cô gái
ngả kiệu kính cẩn rước Bà Đống về làng. Kiệu rước làm bằng tre tươi, trang trí bằng lá
cây tươi và các loại hoa thơm. Đòn khiêng kiệu dán giấy ngũ sắc. Đi đầu đám rước là hai
cô gái khiêng một trống cái, một cô đi bên vừa đi vừa đánh nhịp ba. Theo sau trống là hai
cô gái khiêng chiêng đánh phối với nhịp trống. Kế đến là các cô gái rước kiệu Thành
hoàng.
Khi chiêng trống nổi lên thì đám trai làng Đống Cao cũng 12 người chạy ra giằng kiệu.
Bên đó đã chuẩn bị sẵn một số đòn lao nhỏ, nhẹ, dán giấy ngũ sắc. Trong khi hai bên
giằng co ra vẻ quyết liệt, thì đám trai làng Đống Cao dùng đòn lao dí vào rốn các cô gái
làng Nhồi. Cuộc “giao tranh” chỉ kết thúc khi đám con gái làng Nhồi ra khỏi địa phận
làng Đống Cao. Đám rước Bà Đống về đến làng Nhồi cũng là lúc trời tảng sáng, người ta
rước Bà Đống vào trong đình và sang chùa. Bên trong đình, chùa quan Đám làm lễ thờ
Thành hoàng làng. Bên ngoài các “bọn” Quan họ cất tiếng hát ca ngợi công đức của