BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BO Y TE
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIÊU DƯỠNG NAM ĐỊNH
ĐOÀN THỊ NGA
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CHĂM SÓC VÉT THƯƠNG
CUA DIEU DUONG TAI BENH VIEN TRUNG UONG
THAI NGUYEN NAM 2018
LUAN VAN THAC Si DIEU DUONG
NAM ĐỊNH - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BO Y TE
TRUONG DAI HOC DIEU DUONG NAM DINH
DOAN THI NGA
DANH GIA THUC TRANG NANG LUC CHAM SOC VET THUONG
CUA DIEU DUONG TAI BENH VIEN TRUNG UONG
THAI NGUYEN NAM 2018
LUAN VAN THAC SI DIEU DUONG
Chuyên ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 8720301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.Trần Quang Huy
Nam Định - 2018
TĨM TẮT
Nghiên cứu “thực trạng năng lực chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với mục tiêu: (1) Mô tả kiễn thức, thái độ và
thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
năm 2018. (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành
chăm sóc vết thương của điều dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được
thực hiện trên 64 điều dưỡng làm việc tại khoa Ngoại - Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên từ tháng 11/2017 đến tháng 9/2018.
Kết quả: 59,4% điều đưỡng có kiến thức về chăm sóc vết thương. Điều
dưỡng có kiến thức chăm sóc vết thương sạch đạt tỷ lệ cao nhất 89,1% và thấp nhất
là kiến thức chăm sóc vết thương có dẫn lưu 9,4%. Điều dưỡng có thái độ tích cực
trong chăm sóc vết thương 48,4%. Thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng
có tý lệ đạt 54,7%. Các yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc vết thương của
điều dưỡng gồm nhóm tuổi (OR=2,86; p<0,05) và thâm niên cơng tác (OR=2,89;
p<0,05). Điều dưỡng có tham gia hội nghị, hội thảo chăm sóc vết thương có mối
liên quan với thái độ CSVT
(OR=3,87; p<0,05).
Thâm
niên công tác (ORE=7,85;
p<0,001) và tham gia hội nghị - hội thảo chăm sóc vết thương (OR=8,69; p<0,01)
có mối liên quan với thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng. Kiến thức và
thái độ có mối liên quan với thực hành chăm sóc vết thương (p<0,001). Điều dưỡng
có kiến thức đạt trong chăm sóc vết thương có thái độ tích cực cao gấp 4,65 lần so
với nhóm điều dưỡng có kiến thức chăm sóc vết thương khơng đạt (p<0,01).
Kết luận: kiễn thức chăm sóc vết thương của điều dưỡng thấp. Điều dưỡng
chưa có thái độ tích cực cịn cao. Thực hành chăm sóc vết thương của điều đưỡng
đạt ở mức thấp. Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi và
thâm niên cơng tác với kiến thức chăm sóc vết thương, giữa tham gia hội nghị hội
thảo với thái độ trong chăm sóc vết thương, giữa thâm niên công tác và tham gia hội
nghị hội thảo với thực hành chăm sóc vết thương. Kiến thức, thái độ và thực hành
chăm sóc vết thương có mỗi liên quan tương hỗ lần nhau.
LOI CAM ON
Với lịng thành kính và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các
Thây trong Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm cùng các giảng viên Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và ln hỗ trợ,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS.Trần Quang Huy — Giám đốc Điều
Dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là người thầy đã trực tiếp dành nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình cho tơi để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Thây, cô trong Ban Giám hiệu và Khoa Điều
dưỡng Trường Đại học Y Dược Thai Nguyên đã động viên, giúp đỡ, dành thời gian
cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp
những cộng tác viên đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đao Bênh viên va cac nhân
viên y tế trong Khoa Ngoại Bệnh viên Trung ương Thai Nguyên đã giúp đỡ tơi
trong q trình nghiên cứu và thu thập số liệu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Gia đình, bố mẹ và chồng con đã tạo điều
kiện và luôn ở bên tơi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên tôi trong
suốt thời gian làm nghiên cứu và hoản thành luận văn.
Thai Nguyên, ngày 20 tháng 6 năm 2018
Tác giả
Đoàn Thị Nga
LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Đồn
Thị Nga, học viên lớp cao học Khóa
03, chuyên ngành Điều
dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan:
Đây là luận văn do chính tôi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của TS.Trần Quang Huy — Giám Đốc Điều Dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Quốc
tế Vinmec.
Cơng trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác
đã được công bố ở Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực hiện
việc thu thập số liệu.
Thai Nguyên, ngày 20 tháng 6 năm 2018
Tác giả
Đoàn Thị Nga
DANH MUC CAC CHU VIET TAT
BVTWTN
Bénh vién Trung wong Thai Nguyén
BVHNVĐ
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
CS
Chăm sóc
CSDD
Chăm sóc điều dưỡng
CSNB
Chăm sóc người bệnh
CSVT
Chăm sóc vết thương
DD
Điều dưỡng
DTNC
Đối tượng nghiên cứu
NB
Người bệnh
NC
Nghiên cứu
VT
Vết thương
DANH MỤC CÁC BÁNG
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
2.1.
3.1.
3.2.
3.3.
Các biến số nghiên cứu 25
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n = 64) 33
Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc vết thương 35
Thái độ của điều dưỡng về chăm sóc vết thương
37
Bảng 3.4. Vết thương trên người bệnh
38
Bảng 3.5. Đánh giá đau trên người bệnh 39
Bang 3.6. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với kiến thức chăm sóc vết
thương của điều đưỡng
4l
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với thái độ chăm sóc vết
thương của điều dưỡng
42
Bang 3.8. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với thực hành chăm sóc vết
thương của điều đưỡng
43
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành chăm sóc vết thương
của điều dưỡng
44
Bảng 3.10. Mỗi liên quan giữa kiến thức và thái độ chăm sóc vết thương của điều
dưỡng 44
DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỎ, SƠ ĐỎ, HINH VE
Hình 1.1. Các giai đoạn liền vếtthương 6
Sơ đồ 1.1. Quy trình thay băng vết thương
9
Sơ đồ 1.2. Khung lý thuyết CSVT 21
Biểu đồ 3.1. Phân bố điều đưỡng theo giới (n=64)
34
Biểu đồ 3.2. Đánh giá chung kiến thức điều đưỡng chăm sóc vết thương (n = 64)
36
Biêu đồ 3.3. Đánh giá chung thái độ điều dưỡng chăm sốc vết thương (n = 64)
38
Biểu đồ 3.4. Thực hành của điều dưỡng về chăm sóc vết thương
39
Biều đồ 3.5. Đánh giá chung năng lực thực hành chăm sóc vết thương của điều
dưỡng (n = 64)
40
MỤC LỤC
TÓM TẮT
i
LỜI CẢM ƠN
LOI CAM DOAN
ii
ii
DANH MUC CAC CHU VIET TAT _ iv
DANH MUC CAC BANG vi
DANH MUC CAC BIEU DO, SO DO, HINH VE
MUCLUC
1
DAT VAN DE
1
MUC TIEU NGHIEN CUU
3
Chuong 1:TONG QUAN TAILIEU
1.1.
1.2.
1.3.
của
1.4.
1.5.
_s=—vii
4
Dai cuong về chăm sóc vết thương
4
Chăm sóc vêt thương
8
Một số nghiên cứu trong và ngồi nước về thực trạng chăm sóc vết thương
điều dưỡng
13
Yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc vết thương
17
Khung ly thuyét
21
1.6. Một số nét về địa bàn nghiên cứu 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
22
2.1. Đối tượng nghiên cứu
22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu 22
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.5. Phương pháp thu thậpsốlệu
2.6. Các biến số nghiên cứu
24
22
23
2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá
2.8. Phương pháp phân tíchsốlệu
2.9. Vẫn đề đạo đức của nghiên cứu
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục
28
31
31
32
Chương 3: KÉT QUÁ
33
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
33
3.2. Thực trạng chăm sóc vết thương của diéu duéng nim 2018
3.3. Một số yếu tô liên quan đến CSVT của điều dưỡng
41
Chương4:BÀNLUẬN
45
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
45
4.2. Thực trạng chăm sóc vết thương 47
4.3. Những yếu tố liên quan đến CSVT của điều dưỡng
KÉT LUẬN 60
5.1. Kiến thức, thái độ và năng lực thực hành CSVT 60
5.2. Một số yếu tố liên quan đến CSVT
KHUYEN NGHI
62
TAI LIEU THAM KHAO
PHU LUC
60
52
35
PHU LUC 1: BAN DONG THUAN
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI
-
a
PHU LUC 3: DANH SACH DOI TUGNG THAM GIA NGHIEN CUU
11
DAT VAN DE
Điều dưỡng có vai trị quan trọng trong q trình chăm sóc người bệnh, giúp
thúc đây cải thiện và góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Trong các lĩnh vực
chăm sóc của điều dưỡng, chăm sóc vết thương được coi là một trong những kỹ
thuật cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị của người bệnh [4]. Vết
thương chậm liền, nhiễm trùng, hoại tử...đo chăm sóc vết thương khơng tốt sẽ kéo
theo chỉ phí cao trong điều trị, kéo đài thời gian nằm viện, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Theo thống kê tại Mỹ mỗi
năm có 3 đến 6 triệu người phải điều trị đài ngày với vết thương mạn tính và đất
nước họ phải chi 3 tỷ đô la mỗi năm cho dich vu CSVT [38]. Tại Anh CSVT chiếm
tới 3% tông ngân sách chi cho dịch vụ y tế ước tính khoảng 2 đến 3 tỉ bảng Anh mỗi
năm [23]. Ở Việt Nam nhiễm khuẩn vết mỗ đứng thứ hai trong các nhiễm khuẩn
bệnh viện. Tại Việt Đức năm 1991 tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mô là 22,6%, năm 2008 là
8,5% [4], [10].
Bên cạnh khoa học kỹ thuật công nghệ trong chân đoán, điều trị ngày càng
phát triển, sử dụng kháng sinh an tồn hợp lý, cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn
tốt...thì việc quản lý và chăm sóc vết thương đóng vai trò rất quan trọng. Dé lam
được điều này điều dưỡng cần có kiến thức thái độ và năng lực thực hành tốt. Do
đó vẫn đề cập nhật kiến thức, thực hành về CSVT là rất cần thiết [1]. Tuy nhiên,
nhiều nghiên cứu chỉ ra rang kiến thức và kỹ năng thực hành CSVT của ĐD còn
hạn chế. Theo nghiên cứu của Ngô Thị Huyền (2012) về đánh giá kiến thức,
thực hành thay băng vết m6 cua điều đưỡng. Kết quả cho thấy: 52,5% điều dưỡng
có kiến thức về quy trình thay băng nhưng chỉ 38,9% điều dưỡng thực hành đúng
quy trình thay băng, có đến 61,1% điều dưỡng thực hành sai ít nhất một trong các
bước của quy trình thay băng [Š]. Nghiên cứu của Lê Đại Thanh (2008) trên 200
lần thay băng, khơng có lần nào ĐD thực hiện đúng toàn bộ các bước trong quy
trinh thay băng [13|.
Đánh giá CSVT tại các cơ sở y tế cũng như Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên hiện nay chủ yếu dựa vào bảng kiểm quy trình kỹ thuật thay băng. Việc sử
dụng bảng kiểm có ưu điểm là đơn giản, thời gian đánh giá ngắn. Tuy nhiên do
thiếu kiến thức trong nhận định, đánh giá chăm sóc và quản lý vết thương nên điều
dưỡng chưa xác định được loại vết thương, chưa kiểm sốt nhiễm khuẩn trong
CSVT, chưa có phương pháp giảm đau hợp lý cũng như chưa giao tiếp và tư vấn
12
cho từng người bệnh cụ thể...Do đó chưa mang lại hiệu quả, hài lịng trong chăm
sóc và điều trị bệnh.
Khoa Ngoại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên với số lượng bệnh nhân
phẫu thuật ngày càng tăng va DD thực hiện chăm sóc hang trăm vết thương khác
nhau trong ngày. Như vậy vấn đề quản lý và chăm sóc vết thương cần phải được
chú trọng hơn nữa nhằm giảm số lần thay băng, giảm tỷ lệ biến chứng vết thương và
giảm chỉ phí, thời gian nằm viện. Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018”. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả của
nghiên cứu này giúp xác định đúng thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành CSVT
của điều dưỡng và các yếu tố liên quan để từ đó tìm ra giải pháp để cải thiện dịch vụ
CSVT với chất lượng cao, đảm bảo an toàn và góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc người bệnh.
13
MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc vết thương của điều
dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành
chăm sóc vết thương của điều dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
14
Chương 1
TONG QUAN TAI LIEU
1.1. Đại cương về chăm sóc vết thương
1.1.1. Khái niệm vết thương
1.1.1.L. Khải niệm về da
Da phủ bên ngoài cơ thể. Là cơ quan lớn nhất của cơ thê, điện tích da trên cơ
thể của người lớn khoảng 2m?, với tổng trọng lượng khoảng 15 — 20% trọng lượng
cơ thê. Da có 3 lớp: lớp biểu bì, lớp hạ bì và mơ dưới da, có chức năng bảo vệ, cảm
giác và điều hoà thân nhiệt. Sự phá vỡ tình trạng ngun vẹn của da có thể gây trở
ngại những chức năng quan trọng này. Khả nang cua co thé dé bảo vệ chính nó khỏi
tác động của mơi trường phụ thuộc phân lớn vào tình trạng ngun vẹn của hệ da.
Da cịn góp phần vào các hoạt động chuyên hoá và giữ một phần quan trọng trong
su hang định nội môi. Việc nhắc lại câu trúc và chức năng của da cung cấp một kiến
thức cơ bản cho việc hiểu biết về tầm quan trọng của việc chăm
sóc da và vết
thương của người điều dưỡng [15], [51].
1.1.1.2. Định nghĩa vết thương
Vết thương là sự mất liên tục của đa, có thể là hậu quả của tơn thương do tắc
nhân vật lý, cơ học hay nhiệt học, cũng có thể xuất phát từ những rỗi loạn sinh lý
hay bệnh nội khoa tiềm ẩn. Vết thương có thê là vết thương hở hay vết thương phần
mém hay tôn thương phần cứng [3].
1.1.1.3. Vết thương cấp tính
Vết thương cấp tính là kết quả của tốn thương do phẫu thuật và do chấn
thương, xảy ra nhanh và trong thời gian ngắn. Chăm sóc vết thương cấp tính với
mơi trường tốt thì khả năng liền vết thương sau 4 — 14 ngày. Vết thương cấp tính
thường dễ nhiễm khuẩn, chảy máu, vết thương nứt nẻ, vết thương hở, rị sẽ có nguy
cơ chậm lành vết thương [3].
15
1.1.1.4. Vết thương mạn tính
Vết thương mạn tính là những VT không lành theo một trật tự thời gian
tương đối để mang lại sự toàn vẹn về giải phẫu và chức năng. Có đặc trưng chung là
sự hiện diện bệnh lý nền và thường liên quan đến quá trình viêm đai dắng, gây kéo
dài hay ngăn cản quá trình liền thương. Những VT này liền thơng qua q trình liền
thương thứ phát có sự xuất hiện của mơ hạt, ví dụ: loét đo tì đè, loét chân [3], [21].
1.1.1.5. Vết thương phân mêm
Căn cứ vào cơ chế và các yếu tơ bên ngồi tạo nên, vết thương phần mềm
được chia thành bốn loại theo mức độ tôn thương: Đụng dap (bam tim), mai mon
(trầy xước da), rách (xé rách) và rạch. Về mặt lý thuyết VT còn được phân loại theo
cơ chế, theo nguyên nhân và thời gian [11]. Tuy nhiên trong thực hành lâm sang,
vết thương được phân thành những loại sau: Vết thương sạch, vết thương sạch
nhiễm, vết thương nhiễm khuẩn và vết thương bẩn [3], [5].
* Vết thương sạch: một số vết thương xảy ra không bị vi khuẩn xâm nhập,
khơng có sự hiện điện của vi khuẩn lên vết thương, vết thương dạng này không cần
dùng thuốc, vết thương có thê tự khỏi và thơng thường khơng có biến chứng sau khi
vết thương lành.
* Vết thương sạch nhiễm: thường xảy ra do tai nạn, có vi sinh vật gây bệnh
và các vật thể lạ bám vào vết thương. Với vết thương dạng này nên làm sạch vùng
da bị tôn thương, loại bỏ dị vật bám vào vết thương.
* Vết thương nhiễm khuẩn: Bao gồm các loại VT gây ra do tai nạn, dập nát,
vết mồ trên bệnh lý nhiễm khuẩn. Ví dụ: viêm ruột thừa, chấn thương ruột v.v...
* Vết thương bẩn: vết thương hoặc vết mỗ đã có mủ, tổ chức hoại tử và có
nguồn
ốc bân từ trước. Ví dụ: viêm phúc mạc, áp xe...
1.1.1.6. Các giai đoạn của quá trình liên thương
Quá trình liền thương là một phản ứng phục hồi tự nhiên đối với những tôn
thương nhằm thay thế mô chết bằng mô lành như một sự tiếp tục của hoạt động tăng
trưởng bình thường trong cơ thể. Quá trình liền thương diễn biến theo 2 chiều
hướng đó là loại bỏ vật lạ có hại và tải tạo mơ mới [3 |, [1 1].
16
Quá trình liền thương là một quá trình phức tạp được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn cầm máu, ø1ai đoạn viêm, g1a1 đoạn tăng sinh và giai doan tai tao (hinh 1):
Cam
mau
Hinh 1.1. Cac giai doan lién vét thuong [4]
* Oud trinh cam mau
Cầm máu là quá trình tập hợp các yếu tố giúp ngăn cản máu chảy ra khỏi
thành mạch khi có tổn thương. Cầm máu bao gồm các giai đoạn co mạch, hình
thành nút tiêu cầu, đơng máu và tan cục máu đông. Các giai đoạn này xảy ra đều
được đáp ứng cùng với sinh lý của cơ thể [3], [11].
* Giai đoạn viêm
Giai đoạn này điễn ra do có sự can thiệp của bạch cầu đa nhân trung tính
có nhiệm vụ dọn dẹp những vật thể lạ xâm nhập vào vết thương bằng hiện tượng
thực bào, q trình diễn ra trong vịng 24 - 48h. Sau đó những đại thực bào do
bạch cầu đơn nhân sẽ thay thế cho bạch cầu đa nhân trung tính ở trên vừa có tác
dụng loại bỏ những vật ngoại lai cịn lại vừa có tác dụng thúc đây các yếu tố tăng
trưởng (một trong những yếu tố quan trọng trong q trình liền vết thương). Khi
cơ thê có dấu hiệu suy giảm hệ thống miễn dịch làm số lượng đại thực bào bị suy
giảm, từ đó suy yếu q trình loại bỏ vật thể lạ cũng như làm chậm quá trình lành
vết thương [3], [11].
17
* Giai đoạn tăng sinh
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 21 các đại thực bào, nguyên bào sợi, collagen,
mạch máu tăng sinh và bắt đầu quá trình hình thành mơ hạt. Mơ hạt tốt có màu đỏ
lấp đây VT, khác với mô hạt nhiễm khuẩn màu xám. Nếu sự sản sinh vượt trội hơn
sự thối hố sẽ hình thành mơ sẹo q phát (hay sẹo phì đại, sẹo lỗi) [3], [11].
* Giai đoạn tải cấu trúc
Là giai đoạn cuối cùng của sự liền vết thương. Giai đoạn này bắt đầu từ ngày
21 và có thể kéo dài đến 1,5 năm. Đây là giai đoạn giúp khơi phục lại tính tồn vẹn
và chức năng của mơ. Nó khơng những giúp vết thương liền nhanh hơn, bền vững
hơn mà còn quyết định tới hình dạng vết thương sau quá trình lành hoàn thiện. Nếu
giai đoạn này diễn ra nhanh và mạnh có thể làm vết thương hình thành sẹo lỗi và
ngược lại [3], [11].
1.1.2. Khái niệm chăm sóc điều dưỡng
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Chăm sóc điều dưỡng bao gồm các hoạt động
chăm sóc, phối hợp chăm sóc với các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình và cộng
đồng, người bệnh hay người khỏe và trong mọi tình huống. Chăm sóc điều dưỡng
bao gồm thúc đây sức khỏe, phịng ngừa bệnh tật, chăm sóc người ốm, người tàn tật
và chăm sóc khi người bệnh tử vong [53].
Theo Hội đồng điều dưỡng quốc tế: Chăm sóc điều dưỡng bao gồm chăm sóc
và phối hợp chăm sóc với các cá nhân ở mọi lứa ti, gia đình và cộng đồng, người
bệnh hay người khỏe và trong mọi tình huống. Điều dưỡng bao gồm thúc đây sức
khỏe, phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc người ốm,
người tàn tật và chăm sóc khi tử
vong. Vận động, thúc đây một mơi trường an tồn, nghiên cứu tham gia hoạch định
chính sách y tế, quản lý hệ thống y tế và giáo dục cũng là vai trị của hoạt động
chăm sóc điều dưỡng [3l|.
Theo Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ: Chăm sóc điều dưỡng là sự bảo vệ, thúc đây
và tối ưu hóa sức khỏe và khả năng phịng ngừa bệnh tật và thương tích, giảm đau
thơng qua chân đốn và điều chỉnh các phản ứng của con người, vận động sự chăm
sóc từ các cá nhân, gia đình, cộng đơng và xã hội [16].
18
1.1.3. Khái niệm chăm sóc vết thương
Thuật ngữ chăm sóc vết thương lần đầu tiên được miêu tả cách đây 3 nghìn
năm, từ đó những ngun tắc khác nhau của việc CSVT đã được truyền từ đời này
sang đời khác. Trong khoảng 100 năm trở lại đây có rất nhiều cải tiễn trong CSVT
nhưng những cải tiến vượt bậc mang lại hiệu quả điều trị cao lại thuộc về những
năm trở lại đây.
Chăm sóc vết thương là kĩ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh của điều
dưỡng. Việc nâng cao chất lượng chăm sóc vết thương là việc làm hết sức cần thiết,
chăm sóc vết thương tốt giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, kiểm sốt được vấn
đề vơ trùng, giảm thời gian nằm viện và chỉ phí điều trị sẽ được rút ngăn, tăng niềm
tin của người bệnh vào nhân viên y tế [5], [10].
Chăm sóc vết thương bao gồm chăm sóc các loại vết thương từ đơn giản đến
phức tạp như chăm sóc vết thương sạch, vết thương nhiễm khuẩn, hoại tử, loét ép,
vết thương có dẫn lưu, vết thương ghép da...Bên cạnh đó người điều dưỡng cần
phải có kỹ năng sử dụng các loại băng gạc chăm sóc vết thương để che chở và bảo
vệ vết thương giúp cho sự lành vết thương diễn ra một cách tốt nhất.
1.2. Chăm sóc vết thương
1.2.1. Kỹ thuật chăm sóc vết thương
Các kỹ thuật trong chăm sóc vết thương gồm: đánh giá người bệnh, đánh giá vết
thương, đánh giá mơi trường chăm sóc và thực hiện quy trình thay băng vết thương. Việc
chăm sóc vét thương có thê từ đơn giản đến phức tạp và để chăm sóc vết thương tốt thì
địi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức về chăm sóc vết thương [4], [5].
* Đảnh giá người bệnh: cần thực hiện đánh giá người bệnh toàn diện, chính
xác và có hệ thống. Điều dưỡng cần tìm hiểu một số vẫn đẻ về tuôi, tổng trạng, thân
nhiệt, dinh dưỡng, bệnh lý kèm theo, thuốc đang sử dụng...
* Đánh giá vết thương: cần đánh giá toàn điện và chính xác về vị trí, loại vết
khâu, nguyên nhân gây ra vết thương, thời gian xảy ra, loại chỉ khâu, chân chỉ, màu
sắc, tình trạng vết thương sưng, nóng, đỏ, đau. Số lượng, màu sắc tính chất dịch tiết,
tình trạng da xung quanh vết khâu...
19
* Danh gia moi trường chăm sóc: mơi trường chăm sóc an tồn và hiệu quả
khơng. Điều dưỡng có tn thủ các yêu cầu về phòng chống nhiễm khuẩn và xử lý
chất thải, dụng cụ và rác đúng quy định, thu đọn dụng cụ đúng cách....
* Thực hiện quy trình thay băng: Thay băng là quá trình làm sạch vết thương và
ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho người bệnh. Kỹ thuật thay băng được tiễn hành đúng
nguyên tắc vô khuẩn, an tồn, các thao tác phải đảm bảo vơ khuẩn, nhẹ nhàng, khơng
thơ bạo. Q trình thay băng giúp theo dõi đánh giá tình trạng vết thương, bảo vệ vết
thương và thúc đây quá trình liền thương. Điều dưỡng cần giải thích rõ mục đích,
động viên người bệnh trong suốt quá trình thực hiện quy trình thay băng.
+
<
A
A
1.2.2. Sơ đồ quy trình thay băng vất thương
+
+
Sơ đỗ 1.1. Quy trình thay băng vết thương [5j
1.2.3. Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc vết thương
Vai trị của điều đưỡng trong chăm sóc vết thương lần đầu tiên được mơ tả từ
những năm 1980 tại Anh. Kể từ đó vai trị của điều đưỡng được mô tả trên nhiều
lĩnh vực khác nhau và theo nhiều cách khác nhau. Điều đưỡng có vai trị trong chăm
sóc người bệnh cấp tính, mạn tính, chăm sóc sức khoẻ tinh thần, cộng đồng và chăm
sóc lâu dài...
20
Theo nghiên cứu của Huynh.T (2005) về đánh giá vai trị của điều dưỡng
trong q trình liền thương tại Bệnh viện phục hồi chức năng ở Canada cho thấy
điều dưỡng đóng vai trị như chun gia trong việc giám sát vết thương và duy trì
sự tồn vẹn của da. Điều dưỡng có liên quan đến các bước trong chăm sóc và điều
trị vết thương bao gồm: đánh giá người bệnh, xử lý vết thương, đánh giá tình trạng
của vết thương và điều trị vết thương [30]. Theo một điều tra và phân tích về chất
lượng chăm sóc của điều dưỡng trong mơi trường chăm sóc từ chính quan điểm của
người bệnh bị loét bàn chân. Tất cả người bệnh bị lt bàn chân ở 15 trung tâm
chăm sóc ở phía nam Thụy Điển được đánh giá, họ nhận thay rang chat lượng chăm
sóc của điều dưỡng rất cao, điều dưỡng có vai trị tích cực trong điều trị lt chân.
Tuy nhiên người bệnh cho rằng cần có sự chăm sóc liên tục và giảm đau tốt hơn
[50]. Tại Việt Nam điều đưỡng có vai trị quan trọng trong chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ người bệnh trong đó có chăm sóc vết thương. Muốn làm tốt cơng việc điều
dưỡng phải có kiến thức chun mơn, đưa ra quyết định, tự tin, không ngừng học
tập để trau đồi năng lực chuyên môn cũng như nghiên cứu cải thiện chất lượng CS
cho bản thân và đồng nghiệp, thường xuyên cập nhật và rèn luyện về kỹ năng giao
tiếp, tinh thần thái độ, kiến thức chun mơn và y đức...Phối hợp hài hồ mọi mặt
trong cơng tác chăm sóc người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tại bệnh viện [2|. Trong chăm sóc vết thương
điều dưỡng cần làm tốt 2 vai trị chính [4]:
Thúc đấy quá trình liên thương: đánh giá phân loại vết thương, thu thập số
liệu liên quan đến vết thương, lựa chọn băng gạc chăm sóc vết thương phù hợp,
cũng như tư vẫn dinh dưỡng hợp lý, chế độ nghỉ ngơi và giáo dục sức khỏe cho NB.
Có thê thấy răng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ cải thiện liền thương trong một tuần
[35]. Dinh dưỡng đóng một vai trị thiết yếu trong q trình liền vết thương và góp
phần nâng cao chất lượng thực hành chăm sóc vết thương, hỗ trợ dinh đưỡng cần
phải được coi là một phần cơ bản của việc quản lý vết thương. Chế độ dinh dưỡng
kém trước hoặc trong quá trình chữa bệnh có thé lam chậm q trình chữa bệnh và